Ôn tập ĐƯờng Lối Cách mạng

26 717 2
Ôn tập ĐƯờng Lối Cách mạng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ôn tập ĐƯờng Lối Cách mạng

1 CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN I: Câu 1: CM sự ra đời của ĐCSVN là 1 tất yếu khách quan? Trả lời ĐCSVN ra đời là kết quả chuẩn bị công phu về tư tưởng, chính trị và tổ chức của đồng chí NAQ và của các chiến sĩ cách mạng tiền bối, đáp ứng nhu cầu lịch sử của đất nước ta đầu thế kỷ XX, phù hợp xu thế phát triển của thời đại. Những chuyển biến cơ bản về tình hình trong nước và thế giới cuối TK XIX – đầu TK XX đã tác động, ảnh hưởng đến sự ra đời của ĐCSVN, khiến nó ra đời như một tất yếu khách quan. 1. Hoàn cảnh quốc tế cuối TK XIX – đầu TK XX a. Sự chuyển biến của CNTB và hậu quả của nó Từ cuối TK XIX, CNTB đã chueyern từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (đế quốc chủ nghĩa). Các nước TB đế quốc, bên trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa. b. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin Vào giữa TK XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lí luận khoa học với tư cách là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống CNTB. Trong hoàn cảnh đó, chủ nghĩa Mác ra đời, về sau được Leenin phát triển và trở thành chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra Đảng CS. Sự ra đời của Đảng CS là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống áp bức, bóc lột. Tuyên ngôn của ĐCS (1848) xác định: những nhiệm vụ có tính qui luật mà chính đảng của giai cấp công nhân cần thực hiện là: tổ chức, lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân để thực hiện mục đích giành lấy chính quyền và xây dựng XH mới. Đảng phải luôn đứng trên lập trường của giai cấp công nhân. Đảng phải đại biểu cho quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã lay chuyển, lôi cuốn quần chúng nhân dân và cả những phần tử ưu tú, tích cực ở các nước thuộc địa vào phong trào cộng sản. Kể từ khi chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở VN. NAQ đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn CM VN, sáng lập ra ĐCSVN. Chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng của ĐCSVN. c. Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga Năm 1917, CM Tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Với thắng lợi này, chủ nghĩa Mác – Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, đồng thời mở đầu một thời đại mới “thời đại CM chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. Cuộc CM này cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước. Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng dân tộc bị áp bức. “Cách mệnh Nga dạy chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải lấy dân chúng (công nông) làm gốc, phải có Đảng vững mạnh, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất”. d. Sự ra đời của Quốc tế CS và hàng loạt các ĐCS ở các nước trên thế giới Thắng lợi của cuộc CMT10 Nga là một trong những động lực thúc đẩy sự ra đời của nhiều ĐCS: ĐCS Đức, Hunggari (1918), ĐCS Mỹ (1919), ĐCS Anh, Pháp (1920), ĐCS Trung Quốc, Mông Cổ (1921), ĐCS Nhật Bản (1922) . Tháng 3-1919, Quốc tế CS (Quốc tế III) được thành lập. Sự ra đời của Quốc tế CS có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin được công bố tại Đại hội II Quốc tế CS vào năm 1920 đã chỉ ra 2 phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức trên lập trường cách mạng vô sản. Đối với VN, Quốc tế CS có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và thành lập ĐCSVN. NAQ không những đánh giá cao sự kiện ra đời của Quốc tế CS đối với phong trào cách mạng TG, mà còn nhấn mạnh vai trò của tổ chức này đối với CM VN. “An Nam muốn cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế”. 2. Hoàn cảnh trong nước: a. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp *Chính sách cai trị của thực dân Pháp Năm 1858, TD Pháp nổ súng xâm lược VN, sau đó từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở VN. - Chính trị: áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền PK nhà Nguyễn; thực hiện chuyên chế chính trị, chia để trị: chia VN thành 3 xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng; đàn áp tất cả các cuộc đấu tranh. - Kinh tế: thực hiện chính sách vơ vét, bóc lột nặng nề: duy trì nề sản xuất PK (nông nghiệp, nhỏ lẻ, manh mún, lạc hậu), tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp; xây dựng hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ cho khai thác thuộc địa của TD Pháp. - Văn hóa: thực hiện chính sách nô dịch, ngu dân; dung túng, duy trì các thủ tục lạc hậu , đầu độc dân ta bằng rượu cồn, thuốc phiện ., không cho dân ta có quyền tự do học tập, bắt dân ta phải sống trong cảnh ngu dốt tăm tối. * Hệ quả của chính sách cai trị đó đối với VN - Kinh tế: làm cho nền KT nước ta ngày càng lạc hậu, què quặt, hoàn toàn lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp. - Xã hội: làm thay đổi tính chất xã hội, làm mâu thuẫn mới nảy sinh. - Giai cấp: làm kết cấu giai cấp cũ bị phá vỡ, hình thành thêm các giai cấp mới: công nhân, tư sản • Địa chủ: đại đa số câu kết với Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nông dân, tuy nhiên, cũng có 1 bộ phận có lòng yêu nước, căm thù TD • Nông dân: là lực lượng đông đảo nhất trong XH, bị TD và PK áp bức, bóc lột nặng nề, do đó, tích cực tham gia đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do. • Công nhân: ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, đa số xuất thân từ nông dân, bị PK, đế quốc bóc lột. Đặc điểm nổi bật của giai cấp này là: “ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc VN, và vừa lớn lên nó đã sớm tiếp thụ ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhanh chóng trở thành một lực lượng chính trị tự giác, thống nhất khắp Bắc Trung Nam .” • Tư sản: gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp , bị tư sản Pháp cạnh tranh, chèn ép và không đủ điều kiện để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công. • Tiểu tư sản: gồm học sinh, trí thức, viên chức và những người làm nghề tự do Đây là lực lượng có lòng yêu nước, căm thù đế quốc, thực dân, lại chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào, vì vậy, có tinh thần cách mạng cao.  Chính sách thống trị của TD Pháp đã tác động mạnh mẽ đến XH VN trên tất cả các lĩnh vực. Trong XH VN lúc này, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ PK, đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là: mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân VN với TD Pháp xâm lược. Tính chất của XH VN là XH thuộc địa, nửa PK. Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối TK XIX – đầu TK XX Trước sự xâm lược của TD Pháp, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng PK và tư sản diễn ra mạnh mẽ, tiêu biểu là: 3 - Phong trào Cần Vương (1885 – 1896): ngày 13-7-1885, vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. Phong trào phát triển mạnh ở nhiều địa phương. 1-1-1888, vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào đi vào thời kì thoái trào. - Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913): đã đánh thắng Pháp nhiều trận và gay cho chúng nhiều khó khăn, thiệt hại. Cuộc KN diễn ra rất sôi nổi, nhiệt thành nhưng còn mang nặng cốt cách phong kiến, không nhận thức được tính chất thời đại thay đổi, vì vậy, không có được con đường, cách thức, biện pháp, phương pháp, đặc biệt là giai cấp lãnh đạo phù hợp Trong Chiến tranh TG lần I (1914 – 1918), các cuộc KN vũ trang chống Pháp vẫn tiếp diễn nhưng đều không thành công. Các thất bại đó đã chứng tỏ giai cấp PK và hệ tư tưởng PK không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước, giải quyết thành công nhiệm vụ dân tộc ở VN. Ngoài ra, đầu TK XX, phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu tiến bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản cũng diễn ra sôi nổi. - Phan Bội Châu là đại diện của xu hướng bạo động với phong trào Đông du. Ông chủ trương dùng biện pháp bạo động để đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục nền độc lập cho dân tộc. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của ông là chủ trương dựa vào Nhật để đuổi Pháp. Sau này, trong tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Trần Dân Tiên đã nhận xét con đường đó chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Chính vì vậy, con đường cứu nước của Phan Bội Châu đã không thành công. Mặc dù, vào nửa đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XX, Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng của CMT10 Nga, “Ông cũng có cảm tình với nước Nga Xô viết, CNXH và có ý đặt hy vọng vào NAQ”. NAQ đánh giá “Phan Bội Châu là tiêu biểu cho chủ nghĩa quốc gia” - Phan Châu Trinh là đại biểu cho xu hướng cải cách với phong trào Duy tân, chủ trương vận động cải cách văn hóa, xã hội; động viên lòng yêu nước trong nhân dân; đả kích bọn vua phong kiến thối nát, đề xướng tư tưởng dân chủ tư sản; thực hiện khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, mở mang dân quyền; phản đối đấu tranh vũ trang và cầu viện nước ngoài. Hạn chế lớn của Phan Châu Trinh là đường lối cải lương phản đối bạo động (“bạo động tắc tử”) và muốn dựa vào Pháp để chống phong kiến. Con đường cứu nước của Phan Châu Trinh đã thất bại, vì sai lầm chẳng khác gì “xin giặc rủ lòng thương” . Lòng yêu nước và gương hoạt động của hai cụ Phan đã cổ vũ nhân dân ta qua nhiều thế hệ. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm giống nhau là chưa tiếp cận được xu thế của thời đại mới, do đó không tìm ra con đường cứu nước mới, con đường giành độc lập triệt để do nhân dân lao động làm chủ đất nước, lấy sức ta mà tự giải phóng cho ta. Ngoài ra, trong thời kì này cũng có nhiều phong trào đấu tranh khác như: Đông kinh nghĩa thục (1907), phong trào “tẩy chay Khách trú” (1919), phong trào chống đọc quyền xuất khẩu ở Sài Gòn (1923) . Thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã nói lên một sự thật: con đường dân chủ tư sản cũng không cứu được nước. Ở nước thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam, giai cấp tư sản dân tộc có vai trò nhất định trong sự nghiệp cứu nước, nhưng họ chỉ có thể phát huy vai trò đó đối với sự giúp đỡ của Đảng, của giai cấp công nhân. Mặc dù thất bại, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước cuối TK XIX đầu TK XX có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất vì độc lập tự do của dân tộc VN và chính sự phát triển của phong tào yêu nước đã tạo cơ sở XH thuận lợi cho việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm cách mạng HCM. Phong trào yêu nước trở thành một trong ba nhân tố (nguồn gốc) dẫn đến sự ra đời của ĐCSVN. Sự thất bại của các phong trào đấu tranh cuối TK XIX - đầu TK XX đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng PK và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc. Cách mạng VN lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo. Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm một con đường cách mạng mới, với một giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộc CM dân tộc, dân chủ đi đến thành công. Vì vậy, 1911, NAQ ra đi tìm đường cứu nước. 4 - 7/1920: NAQ đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Người tìm thấy trong đó lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân VN. Kể từ đây, NAQ đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin - 12/1920: NAQ bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế CS và tham gia thành lập ĐCS Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người – từ người yêu nước trở thành người cộng sản và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Và cũng từ việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, Người đã học được một bài học rất quan trọng mà NAQ cho rằng cần phải thực hiện ngay: một phong trào muốn thành công, trước hết phải có Đảng CM. Đảng có vững thì CM mới mạnh. Vì lẽ đó, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào công sản quốc tế, NAQ xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, vạch phương hướng chiến lược cách mạng VN và chuẩn bị điều kiện để thành lập ĐCSVN. Câu 2: Vì sao NAQ lại lựa chọn con đường CM vô sản? CM 3 bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động CM 1917 – 1920 Trả lời Trên lộ trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã trải qua những bước ngoặt lớn. Một là: Nhận ra hạn chế của các nhà yêu nước đương thời NAQ rất khâm phục tinh thần yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám, nhưng không đồng ý đi theo con đường của một người nào. Trong khi nhiều người còn ngưỡng mộ CM tư sản, Người đã vượt qua sự hạn chế tầm nhìn của họ, đi tìm con đường cứu nước khác Nhận xét về con đường cứu nước của các bậc tiền bối: - Phan Bội Châu là đại diện của xu hướng bạo động. Ông chủ trương dùng biện pháp bạo động để đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục nền độc lập cho dân tộc. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của ông là chủ trương dựa vào Nhật để đuổi Pháp. Sau này, trong tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Trần Dân Tiên đã nhận xét con đường đó chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Chính vì vậy, con đường cứu nước của Phan Bội Châu đã không thành công. Mặc dù, vào nửa đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XX, Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng của CMT10 Nga, “Ông cũng có cảm tình với nước Nga Xô viết, CNXH và có ý đặt hy vọng vào NAQ”. NAQ đánh giá “Phan Bội Châu là tiêu biểu cho chủ nghĩa quốc gia” - Phan Châu Trinh là đại biểu cho xu hướng cải cách, với chủ trương vận động cải cách văn hóa, xã hội; động viên lòng yêu nước trong nhân dân; đả kích bọn vua phong kiến thối nát, đề xướng tư tưởng dân chủ tư sản; thực hiện khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, mở mang dân quyền; phản đối đấu tranh vũ trang và cầu viện nước ngoài. Hạn chế lớn của Phan Châu Trinh là đường lối cải lương phản đối bạo động (“bạo động tắc tử”) và muốn dựa vào Pháp để chống phong kiến. Con đường cứu nước của Phan Châu Trinh đã thất bại, vì sai lầm chẳng khác gì “xin giặc rủ lòng thương” Lòng yêu nước và gương hoạt động của hai cụ Phan đã cổ vũ nhân dân ta qua nhiều thế hệ. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm giống nhau là chưa tiếp cận được xu thế của thời đại mới, do đó không tìm ra con đường cứu nước mới, con đường giành độc lập triệt để do nhân dân lao động làm chủ đất nước, lấy sức ta mà tự giải phóng cho ta. Thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã nói lên một sự thật: con đường dân chủ tư sản cũng không cứu được nước. Ở nước thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam, giai cấp tư sản dân tộc có vai trò nhất định trong sự nghiệp cứu nước, nhưng họ chỉ có thể phát huy vai trò đó đối với sự giúp đỡ của Đảng, của giai cấp công nhân. Hai là: Tìm ra chỗ hạn chế của cách mạng dân chủ tư sản là những cuộc cách mạng không giải phóng được công nông và quần chúng lao động, nói cách khác cách mạng dân chủ tư sản là cuộc cách mạng không triệt để. Ngày 6-7-1911, Nguyễn Tất Thành đến cảng Mácxây. Nước Pháp lúc đó nổi tiếng với cuộc cách mạng tư sản Pháp thành công, với khẩu hiệu đề ra là tự do – bình đẳng – bác ái. Và nước Pháp tuyên bố với thế giới 5 sang để bảo hộ Việt Nam, sang khai hóa cho người Việt Nam. Nhưng liệu điều đó có đúng không? Nhưng khi đặt chân lên bến cảng Mácxây, những cảnh tượng đầu tiên mà Người nhìn thấy là những cảnh lầm than, cơ cực, lao động vất vả của những người dân nghèo trên bến cảng Mácxây. Điều đó khiến Nguyễn Ái Quốc buộc lòng phải đặt ra câu hỏi: “Tại sao người Pháp không “khai hóa” đồng bào của họ trước khi đi “khai hóa” chúng ta?” Làm thuê trên chiếc tàu đi vòng quanh châu Phi, tận mắt trông thấy những cảnh khổ cực, chết chóc của người da đen dưới roi vọt của bọn thực dân, Nguyễn Tất Thành nghĩ: Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu. Giữa tháng 12-1912, Nguyễn Tất Thành tới nước Mỹ, Người dành một phần thời gian để lao động kiếm sống, còn phần lớn thời gian dành cho học tập, nghiên cứu Cách mạng tư sản Mỹ năm 1776, và đặc biệt là Bản Tuyên ngôn độc lập với khẩu hiệu: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể chối bỏ. Khi thăm pho tượng Nữ thần Tự do, Nguyễn Tất Thành ghi vào đó một câu nói rất hay: Nữ thần Tự do đứng ở trên cao, vươn tầm mắt ra xa, tỏa ánh hào quang rực rỡ, liệu có trông thấy những cảnh lầm than, cơ cực, rách rưới cho người dân da đen, da vàng dưới chân mình không? Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành từ Mỹ sang Anh và cuối năm 1917 trở lại Pháp. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) giết hại biết bao sinh mạng, phá hủy vô vàn của cải (16 triệu người chết và mất tích, 21 triệu người bị thương, chiến phí gần 200 tỉ đôla). Qua đó, NAQ càng hiểu thêm bản chất của CNTB. Qua quá trình nghiên cứu, xem xét Cách mạng tư sản Mỹ (1776) và Cách mạng tư sản Pháp (1789) đã giúp NAQ học hỏi được nhiều điều. Tuy vậy, Người vẫn đánh giá những cuộc cách mạng tư sản là “những cuộc cách mạng không đến nơi”, “không triệt để”, tiếng là tự do, độc lập nhưng trong thì bóc lột công nông, ngoài thì bóc lột thuộc địa. Cho nên, các cuộc cách mạng đó thành công nhiều năm rồi, nhưng công nhân, nông dân vẫn muốn làm thêm một cuộc cách mạng nữa để giải phóng cho mình. Chiến tranh kết thúc, các nước thắng trận họp Hội nghị hòa bình ở Vécxây (Pháp) để chia phần. Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước, NAQ gửi đến Hội nghị bản yêu sách 8 điểm. Trong khi chờ đợi giải quyết vấn đề dân tộc tự quyết, Người chỉ đề cập những yêu sách “tối thiểu” và “cấp thiết”. Tổng thống Mỹ Uynxơn (Wilson), tác giả chương trình 14 điểm với chiêu bài dân tộc tự quyết cũng có mặt ở Hội nghị. Nhưng những yêu sách dù khiêm tốn của Người không được Hội nghị đáp ứng. Sự kiện này đã giúp NAQ hiểu rõ “chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp bợm lớn ” Các dân tộc thuộc địa muốn giải phóng cho mình thì phải tự đem sức ra mà giải phóng cho mình. Những lời tuyên bố tự do của nhà chính trị tư sản trong lúc chiến tranh thực ra chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc. Muốn giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình. Đầu năm 1919, NAQ gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một đảng tiến bộ hồi bấy giờ, Người có dịp tiếp xúc, hoạt động với nhiều nhà chính trị nổi tiếng ở Pháp. NAQ tìm hiểu và hoạt động trong phong trào công nhân, liên lạc và hoạt động cùng với nhiều nhà cách mạng ở nhiều thuộc địa Pháp. Ba là: Đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga, đi theo Quốc tế Cộng sản. Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi là sự kiện chính trị lớn nhất của thế kỷ XX, mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới, thời đại thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười đặt ra sự lựa chọn mới đối với những người cách mạng Việt Nam: độc lập dân tộc cho một số ít người hay cho đại đa số người? Độc lập dân tộc đi lên CNTB hay độc lập dân tộc đi lên CNXH? Câu 3: Vì sao khi tìm ra con đường cứu nước, NAQ lại bắt tay ngay vào việc thành lập ĐCS? Trả lời Khi mà tìm ra con đường cứu nước, đặc biệt là thời gian tiếp thu và chịu ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, có một bài học rất quan trọng mà NAQ cho rằng cần phải thực hiện ngay. Đó là để làm cho con 6 đường CM vô sản đi đến thắng lợi được thì điều kiện đầu tiên, tiền đề đầu tiên để có thắng lợi là phải có sự lãnh đạo của ĐCS. Hay nói cách khác, đối với một phong trào, một hoạt động thì vấn đề tổ chức vô cùng quan trọng. Người tự mình đặt ra câu hỏi: Cách mạng muốn thành công trước hết phải có cái gì? Bác trả lời: Cách mạng muốn thành công trước hết phải có Đảng CM. Đảng có vững thì CM mới mạnh. Cũng giống như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Ngay từ khi tìm được chủ nghĩa Mác – Lênin, NAQ đã nắm vững quy luật, Đảng có vững cách mệnh mới thành công. Muốn cho Đảng vững phải làm cho trong Đảng ai cũng hiểu, ai cũng theo chủ nghĩa ấy (chủ nghĩa Mác – Lênin). Đảng không có chủ nghĩa như người không có trí khôn. Câu 4: Khó khăn lớn nhất trong Hội nghị thành lập Đảng? Trả lời: Trước khi có Hội nghị thành lập Đảng, thì có sự ra đời của 3 tổ chức CS Đảng. Và từ 3 tổ chức CS này thì ĐCSVN ra đời. Trước khi NAQ bắt tay vào hợp nhất 3 tổ chức này thì trên thực tế 3 tổ chức này đã ngồi với nhau rồi. Tuy nhiên, mặc dù đã bàn bạc, thảo luận, trao đổi rồi nhưng vẫn không thể hợp nhất được bởi vì cái khoảng cách lớn nhất giữa họ lúc này đó là: cái sự cứng nhắc và bảo thủ. Ba tổ chức với tuyên ngôn, cương lĩnh, điều lệ khác nhau. - Đông Dương CS Đảng: tuyên ngôn nêu rõ: Đảng CS Đông Dương tổ chức đại đa số và thực hành công nông liên hiệp mục đích để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa; đánh đổ TBCN; diệt trừ chế độ PK; giải phóng công nông; thực hiện XH bình đẳng, tự do, bác ái, tức là XH Cộng sản. - An Nam CS Đảng: Điều lệ của Đảng có viết: “Ai tin theo chương trình của Quốc tế CS, hăng hái phấn đấu trong một bộ phận đảng, phục tùng mệnh lệnh đảng và góp nguyệt phí, có thể cho vào đảng được - Đông Dương CS Liên đoàn: Tuyên đạt của Đảng nêu rõ: “Đông Dương Cộng sản Liên đoàn lấy chủ nghĩa cộng sản làm nền móng, lấy công, nông, binh liên hiệp làm đối tượng vận động cách mệnh để thực hành vận động cách mệnh cộng sản trong xứ Đông Dương, làm cho xứ sở của chúng ta hoàn toàn độc lập, xóa bỏ nạn người bóc lột áp bức người, xây dựng chế độ công nông chuyên chính tiến lên cộng sản chủ nghĩa trong toàn xứ Đông Dương”. Nhưng tổ chức nào cũng muốn giữ nguyên tên của mình, điều lệ của mình, tuyên ngôn, cương lĩnh của mình và yêu cầu các tổ chức còn lại phải gia nhập vào tổ chức của mình. Chính vì vậy không thể hợp nhất được với nhau. Mặc dù đều giương cao ngọn cờ chống đế quốc, phong kiến, xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở VN, nhưng ba tổ chức cộng sản trên đây hoạt động phân tán, chia rẽ đã ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng ở Việt Nam lúc này. Những người cộng sản của ba tổ chức này đã đánh giá nhau không đúng và chưa nhận thức được hiện tượng phân tán và chia rẽ về tổ chức của phong trào cộng sản sẽ dẫn đến những nguy cơ gì. Vì vậy, việc khắc phục sự chia rẽ, phân tán giữa các tổ chức cộng sản là yêu cầu khẩn thiết của cách mạng nước ta, là nhiệm vụ cấp bách trước mắt của tất cả những người cộng sản VN. Đó cũng là khó khăn lớn nhất cho NAQ trong việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản nói trên. Qua đó, ta cũng thấy được vai trò to lớn của NAQ đối với sự ra đời của ĐCSVN. Trong một thời gian rất ngắn mà Người đã làm được những việc hết sức to lớn. Có lẽ phải có một tầm trí tuệ, một ý chí quyết tâm và phải có một tầm ảnh hưởng rất lớn mới có thể làm được những việc như vậy trong một thời gian rất ngắn. Câu 5: Vì sao lấy tên ĐCSVN mà không phải là ĐCS Đông Dương? Trả lời: - Thiếu cơ sở thực tế: tại Lào và Campuchia, phong trào CM vô sản chưa có và chưa phát triển. Còn ở Việt Nam để chuẩn bị cho sự ra đời của ĐCSVN đã phải trải qua một quá trình chuẩn bị lâu dài, kĩ càng về tư tưởng – chính trị, tổ chức, cho sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Leenin vào VN. - Về mặt quốc tế: theo nguyên tắc, những người hoạt động CM trên phạm vi toàn cầu phải luôn luôn tôn trọng quyền tự quyết của tất cả các dân tộc. Nhưng trong khi đó, trong Hội nghị thành lập Đảng không 7 có sự tham gia của đại biểu Lào và Campuchia mà chỉ có đại biểu của VN. Cho nên, không có lí do gì để thành lập Đảng CS Đông Dương mà NAQ vẫn quyết định thành lập ĐCSVN Câu 6: Phân tích sự sáng tạo của NAQ trong Cương lĩnh? Trả lời: Tính đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh được thể hiện ở những vấn đề sau: Về cơ sở lí luận: Cương lĩnh đã dựa trên nền tảng lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, một hệ thống lí luận tiến bộ đúng đắn và khoa học. Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn cách mạng này kế tiếp nhau, không có bức tường nào ngăn cách. Cương lĩnh chủ trương: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Qua đó, ta thấy rằng: ngay từ đầu, Đảng ta đã nhận thức rõ con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là kết hợp và gương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đây là điều hoàn toàn đúng đắn vì nó phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của lịch sử nước ta. Đồng thời, chúng ta cũng thấy được sự vận dụng sáng tạo và hợp lí lí luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Cương lĩnh khẳng định, nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là chống đế quốc và chống phong kiến. Điều này cũng thể hiện tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh. Tính đúng đắn và sáng tạo thể hiện ở chỗ Cương lĩnh đã giải quyết đúng hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó là: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược; mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Cách mạng Việt Nam muốn đi đến thắng lợi phải giải quyết thành công hai mâu thuẫn đó, nghĩa là phải hoàn thành hai nhiệm vụ mà Cương lĩnh đã đề ra. Về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ trên, Cương lĩnh đã đề cao vấn đề dân tộc hơn vấn đề đấu tranh giai cấp và chống phong kiến là đúng đắn và sáng tạo. Vì: Xã hội Việt Nam lúc đó có hai mâu thuẫn như vừa nêu trên, nhưng mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp là mâu thuẫn bao trùm, chi phối việc giải quyết các mâu thuẫn khác, vấn đề giải phóng dân tộc là vấn đề bức xúc nhất. Về lực lượng cách mạng, Cương lĩnh xác định, ngoài giai cấp công nhân, thì cách mạng “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức và trung nông…để kéo họ về phe vô sản giai cấp. Còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa lộ rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho trung lập”. Như vậy, ngoài công nhân và nông dân là hai lực lượng chính của cách mạng, Cương lĩnh chủ trương phải tranh thủ các lực lượng khác: tư sản dân tộc, tiểu tư sản, trung tiểu địa chủ các loại. Điều đó hoàn toàn phù hợp với thực tế của lịch sử Việt Nam. Vì các giai cấp khác ngoài công nhân và nông dân, có một số bộ phận khác cũng có tinh thần yêu nước, như: Tư sản dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ yêu nước…, vì thế, cần phải tranh thủ kéo họ về phe cách mạng. Đó cũng là vấn đề thể hiện sự ưu tiên hơn cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc của Cương lĩnh, điều hoàn toàn hợp lí và đúng đắn. Cương lĩnh đã xác định đúng đắn vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng: Cách mạng muốn thắng lợi phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, một chính đảng của giai cấp công nhân. Cương lĩnh khẳng định, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Đây cũng là một nội dung thể hiện tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh. Vì: giai cấp tư sản ở các nước, trong thực tế đã cấu kết với nhau để đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở chính quốc và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Cho nên cách mạng ở các nước thuộc địa muốn thắng lợi thì nhân dân các nước thuộc địa phải đoàn kết với nhau và đoàn kết với giai cấp vô sản trên thế giới. Tóm lại Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn sâu sắc. Câu 7: Tính phổ biến và đặc thù trong quá trình ra đời ĐCSVN? Trả lời: 8 Trên thế giới, sự ra đời của ĐCS là sự kết hợp của hai yếu tố: CN Mác – Lênin và phong trào công nhân. Nhưng ĐCSVN ra đời là sản phẩm của sự kết hợp CN Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đây chính là điểm đặc thù trong quá trình ra đời ĐCSVN. *CN Mác - Lênin Sau khi đã tìm được con đường yêu nước đúng đắn cho dân tộc, từ năm 1921, Người tiếp tục học tập để bổ sung hoàn thiện tư tưởng cứu nước, đồng thời tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam nhằm chuẩn bị tiền đề về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời chính đảng tiên phong ở Việt Nam. - Tháng 4/1922, Hội xuất bản báo Người cùng khổ (Le Paria) để tuyên truyền, vận động cách mạng ở các nước thuộc địa. Tờ báo đã tạo “một luồng gió mới thổi đến nhân dân các nước bị áp bức”, “đã làm cho nước Pháp chân chính biết rõ những sự việc xảy ra trong các thuộc địa”, “đã thức tỉnh đồng bào chúng ta”, “khiến cho đồng bào chúng ta nhận rõ nước Pháp, nước Pháp tự do, bình đẳng, bác ái”.Ngoài việc viết bài cho báo Người cùng khổ, Nguyễn Ái Quốc còn tổ chức các buổi diễn thuyết, viết bài cho báo Nhân Đạo, Người cùng khổ, Đời sống công nhân, . - Đồng thời, đây cũng là khoảng thời gian Người thu thập tư liệu để viết tác phẩm nổi tiếng “Bản án chế độ thực dân Pháp” nhằm vạch trần bản chất chủ nghĩa đế quốc và kêu gọi “dân bản xứ không cam chịu nhục được mãi, phải vùng lên”. Đây là tác phẩm có giá tri lớn về mặt lý luận, thực tiễn, đồng thời có giá trị văn học. Đến năm 1925, Bản án chế độ thực dân Pháp (Procès de la colonisation française), được xuất bản lần đầu tiên ở Pari. - Nhưng đáng kể nhất trong số những sự chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, lý luận cho quá trình thành lập Đảng là những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ ở Quảng Châu được tập hợp thành cuốn Đường Kách Mệnh. Nội dung cơ bản của tác phẩm như sau: • Một là: Chỉ có cách mạng vô sản là cách mạng triệt để, vì lợi ích của đại đa số dân chúng. Tác phẩm cũng xác định rõ tính chất của cách mạng Việt Nam là dân tộc cách mạng và giai cấp cách mạng. Người cho rằng phải làm dân tộc cách mạng vì thực dân Pháp bắt dân ta làm nô lệ, nên toàn dân tộc phải hiệp lực đánh đuổi bọn xâm lược. Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ. Việt Nam cũng phải làm giai cấp cách mạng vì chủ tư bản Tây bóc lột công nhân Việt Nam, chủ đồn điền Tây chiếm đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam nên công nông phải đứng lên làm cách mạng để đánh đuổi tư bản thực dân. Đây chính là điểm vận dụng sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trên cơ sở ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và cách mạng Tháng Mười Nga. • Hai là: Mục tiêu và con đường đi lên của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa xã hội, muốn xóa bỏ chế độ người bóc lột người, muốn có tự do, hạnh phúc, bình đẳng thực sự thì phải qua hai cuộc cách mạng: cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai cuộc cách mạng này có quan hệ mật thiết với nhau. • Ba là: Về lực lượng cách mạng, công nông là gốc của cách mệnh, học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn của công nông. Cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai người. • Bốn là: Về phương pháp cách mạng, quan điểm của Nguyễn Ái Quốc là quan điểm cách mạng bạo lực, “phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng” • Năm là: Đoàn kết quốc tế • Sáu là: Cách mạng trước hết phải có Đảng cách mạng. Đảng có vững cách mệnh mới thành công. Muốn cho Đảng vững phải làm cho trong Đảng ai cũng hiểu, ai cũng theo chủ nghĩa ấy (chủ nghĩa Mác – Lênin). Đảng không có chủ nghĩa như người không có trí khôn.  Sáu điểm trên đây là tư tưởng cốt lõi trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Thông qua hàng loạt các tác phẩm chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá rộng rãi trong quần chúng nhân dân, làm cho phong trào công nhân và các phong trào yêu nước Việt Nam chuyển biến mạnh mẽ. Các phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào cách mạng vô sản. Vào thời kì này, phong trào công nhân và nông dân đã 9 hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống thực dân, phong kiến chứ không còn hoạt động riêng lẻ, rời rạc như các thời kì trước nữa. *Phong trào công nhân Từ đầu TK XX, cùng với sự phát triển của phong trào dân tộc trên lập trường tư sản, phong trào công nhân chống lại sự áp bức bóc lột của tư sản thực dân diễn ra từ rất sớm. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, đội ngũ công nhân VN có khoảng mười vạn người. Các cuộc đấu tranh chống bọn chủ của công nhân VN được diễn ra dưới nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ phá giao kèo, bỏ việc đến bãi công, đình công. Họ biết liên kết công nhân nhiều xí nghiệp cùng đấu tranh và liên hệ với công nhân Pháp và công nhân Trung Quốc. Tháng 8-1925, cuộc bãi công tiêu biểu của hơn 1000 công nhân binh xưởng Ba Son (Sài Gòn) do Tôn Đức Thắng lãnh đạo đã giành thắng lợi lớn. Ông đã tổ chức Công hội ở Sài Gòn và gây cơ sở ở nhiều xí nghiệp. Trong hai năm 1926-1927, có 17 cuộc đấu tranh của công nhân trong cả nước. Tiêu biểu là các cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định (7-1926), đồn điền Cam Tiên (12-1926), đồn điền Phú Riềng (8,9- 1927). Năm 1928, bãi công đã nổ ra tại mỏ than Mạo Khê, nhà máy nước đá Laruy (Larue) ở Sài Gòn (19-2), các nhà máy xay Chợ Lớn (23-2), sở dầu Hải Phòng (13-3), đồn điền cao su Lộc Ninh (8-4), nhà máy cưa Bến Thủy (11-4), nhà máy tơ Nam Định (23-11). Trong năm 1929, bãi công của công nhân nhà máy chai Hải Phòng (23- 4), nhà máy xe lửa Tràng Thi ở Vinh (16-5), nhà máy sửa chữa ô tô Aviat ở Hà Nội (28-5), sở dầu Hải Phòng (23-9), nhà máy xi măng Hải Phòng (22-10) . Các cuộc đấu tranh đã thể hiện rõ rệt tinh thần đoàn kết giai cấp, ý thức tổ chức của công nhân. Báo chí của thực dân Pháp phải thừa nhận: “Từ đây, hành động tập thể của những người lao động đã thay thế cho những vụ âm mưu của các hội kín”. Trong những năm 1926-1929, phong trào công nhân đã có sự lãnh đạo của các tổ chức như Hội VN CM thanh niên, Công hội đỏ và các tổ chức cộng sản ra đời từ năm 1929. Ở giai đoạn này nhiều cuộc bãi công của công nhân diễn ra. Từ năm 1928 đến năm 1929, có khoảng 40 cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra trong toàn quốc. Các cuộc đấu tranh của công nhân VN trong những năm Câu 8: Vì sao phong trào yêu nước đóng vai trò quan trọng với sự ra đời ĐCSVN? Trả lời: Xuất phát từ tình hình Việt Nam đang là một nước thuộc địa nửa PK, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, HCM thấy rằng việc ra đời của ĐCS ở đây, nếu chỉ kết hợp chủ nghĩa Mác – Leenin với phong trào công nhân thì chưa đủ, vì giai cấp công nhân còn nhỏ bé, phong trào công nhân còn non yếu. Do đó phải kết hợp cả với phong trào yêu nước rộng lớn của các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân; phong trào này đã diễn ra liên tiếp, từ rất lâu trước khi có giai cấp công nhân và phong trào công nhân. Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc VN đã có từ rất lâu đời. Mỗi khi đất nước bị ngoại xâm, phong trào yêu nước đều dâng cao, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân, toàn thể dân tộc đứng lên chống kẻ thù chung để giành lại và bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời sau khi thực dân Pháp thiết lập nền thống trị của chúng trên đất nước ta, nhất là qua hia lần khai thác thuộc địa. Phong trào công nhân mới phát triển từ những năm 20 của thế kỷ XX. Trong một nước thuộc địa, kinh tế lạc hậu như VN, phong trào yêu nước vẫn là phong trào rộng lớn nhất, lôi cuốn giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số. Tham gia phong trào yêu nước còn có những giai cấp và tầng lớp khác: giai cấp tiểu tư sản, tầng lớp trí thức, tư sản dân tộc, những nhân sĩ yêu nước, một bộ phận quan lại PK có tinh thần dân tộc chống đế quốc thực dân. Đây là điều khác biệt, không giống với các nước phương Tây. Ở đây, phong trào công nhân dù có tiên tiến nhất, nhưng nếu không gắn bó với phong trào yêu nước, trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước, thì cũng không mở rộng được cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi. 10 [...]... thì phải qua hai cuộc cách mạng: cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa Hai cuộc cách mạng này có quan hệ mật thiết với nhau • Ba là: Về lực lượng cách mạng, công nông là gốc của cách mệnh, học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn của công nông Cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai người • Bốn là: Về phương pháp cách mạng, quan điểm của... Ái Quốc là quan điểm cách mạng bạo lực, “phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng • Năm là: Đoàn kết quốc tế • Sáu là: Cách mạng trước hết phải có Đảng cách mạng Đảng có vững cách mệnh mới thành công Muốn cho Đảng vững phải làm cho trong Đảng ai cũng hiểu, ai cũng theo chủ nghĩa ấy (chủ nghĩa Mác – Lênin) Đảng không có chủ nghĩa như người không có trí khôn  Sáu điểm trên đây... lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ ở Quảng Châu được tập hợp thành cuốn Đường Kách Mệnh Nội dung cơ bản của tác phẩm như sau: • Một là: Chỉ có cách mạng vô sản là cách mạng triệt để, vì lợi ích của đại đa số dân chúng Tác phẩm cũng xác định rõ tính chất của cách mạng Việt Nam là dân tộc cách mạng và giai cấp cách mạng Người cho rằng phải làm dân tộc cách mạng vì thực dân Pháp bắt dân ta làm nô lệ, nên toàn... cấp làm CM chỉ có nông dân và công nhân Luận cương đã chỉ rõ, giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, vừa là giai cấp lãnh đạo cách mạng Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là động lực mạnh của cách mạng Tư sản thương nghiệp thì đứng về phe đế quốc và địa chủ chống lại cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao... phải làm giai cấp cách mạng vì chủ tư bản Tây bóc lột công nhân Việt Nam, chủ đồn điền Tây chiếm đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam nên công nông phải đứng lên làm cách mạng để đánh đuổi tư bản thực dân Đây chính là điểm vận dụng sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trên cơ sở ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và cách mạng Tháng Mười Nga • Hai là: Mục tiêu và con đường đi lên của cách mạng Việt Nam là chủ... địa trong cách mạng ở Đông Dương Trong văn kiện “Chung quanh vấn đề chính sách mới” công bố tháng 10-1936, Đảng đã nêu một quan điểm mới: “Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa Nghĩa là không thể nói rằng: muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa thì cần phải đánh đổ đế quốc Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng”... VN là: “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” - Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa CM: • Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn PK; làm cho nước VN được hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông • Về kinh tế: thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân... (11/1940) và Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 8 (5/1941) đã chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng tư sản dân quyền” Nội dung chủ yếu của chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng như sau: • Xác định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc này là dân tộc giải phóng • Tập trung giải quyết nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là đánh đổ đế quốc và tay sai, giành độc lập dân tộc, vì chiến tranh đã thúc đẩy các... chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông • Về kinh tế: thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng ) của trư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp;... trùm và các thuận lợi, khó khăn nêu trên là cơ sở để Đảng ta phân tích, hoạch định đường lối chiến lược chung cho cách mạng cả nước trong giai đoạn mới Để giải quyết vấn đề này, tháng 12-1957, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13, đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng được xác định: “Mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay là: Củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến . 1 CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN I: Câu 1: CM sự ra đời của ĐCSVN là 1 tất yếu khách quan? Trả lời ĐCSVN ra đời là kết quả chuẩn bị công phu về tư tưởng,. mạng, công nông là gốc của cách mệnh, học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn của công nông. Cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải

Ngày đăng: 04/11/2013, 10:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan