Giấcmơvà chiến lượclãnhđạo Trong suốt thế chiến hai, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã có một câu nói được đóng khung tại bàn làm việc là: "Sẽ không bao giờ là đủ khi nói rằng: chúng ta đang làm việc với khả năng tốt nhất của mình. Chúng ta phải thành công khi làm những việc cần thiết". Thế giới đòi hỏi các kết quả. Một trong những cách tốt nhất cho bất kỳ một lãnhđạo nào để đạt được kết quả, đó chính là tận dụng một chiếnlược - một kế hoạch, một cách thức hoặc một loạt các hành động để đạt được các mục tiêu hoặc kết quả cụ thể. Bất kể công việc của bạn là gì và bạn đang lãnhđạo bao nhiêu người, nếu như bạn không nắm vững các thách thức trong việc phát triển và thực hiện các chiến lược, bạn đang hạn chế các khả năng của mình để đạt được các kết quả. Có thể hiểu rằng, các chiếnlược chính là những tờ giấy ghi nợ, và việc trả tiền dựa trên yêu cầu. Chiếnlượclãnhđạo - bạn đã nghe về điều này chưa? Trước tiên là, chiếnlược này không được dạy tại các trường kinh doanh. Điều nữa là, thậm chí trong một trường hợp khác, có thể bạn đã nghe nói và biết chiếnlượclãnhđạo là gì, thì bạn vẫn có thể không biết thực hiện chúng bằng cách nào. Chiếnlượclãnhđạo có thể còn quan trọng hơn nhiều so với chiếnlược của tổ chức. Trong khi chiếnlược của tổ chức cố gắng sắp xếp các chức năng trong tổ chức quanh các khái niệm chung, thì chiếnlượclãnh đạo, theo một cách khác, lại cố gắng đạt được, thiết lập và nhằm vào cam kết của những người thực hiện chiếnlược của tổ chức. Chiếnlược của tổ chức là cánh buồm. Còn chiếnlượclãnhđạo là đối trọng giữ cân bằng cho cánh buồm đó. Không có chiếnlượclãnh đạo, hầu hết các chiếnlược kinh doanh bị lật nhào. Để hiểu được chiếnlượclãnhđạo là gì, hãy nhìn vào các hoạt động lãnhđạo của bạn trước đó. Chia trang giấy làm hai cột A và B. Tại phía trên của cột A ghi "các chiếnlược của tổ chức". Phía trên cùng của cột B ghi "các chiếnlượclãnh đạo" - nói theo cách khác, các chiếnlược nào đã được sử dụng để đạt được các cam kết của mọi người nhằm thực hiện các chiếnlược của tổ chức? Suy nghĩ về các chiếnlược mà tổ chức của bạn đã phát triển trong suốt những năm qua. Đó có thể là các chiếnlược về sản phẩm, về dịch vụ, về tăng trưởng, doanh thu, marketing. Bạn không cần phải giải thích một cách chi tiết, chỉ cần đưa ra một vài cụm từ chính trong mỗi chiến lược. Liệu các phần kê khai trong cột A tương ứng với cột B? Lỗ hổng giữa bảng liệt kê giữa bảng A và B chính là một lỗ hổng chết người. Và khi điều đó xảy ra thì các kết quả trở nên tồi tệ. Cho dù bạn là lãnhđạo của bao nhiêu người, hay bạn là giám đốc kinh doanh, hoặc là giám sát viên, nhà quản lý marketing hoặc COO, hoặc CFO, hoặc CEO, bạn đều cần tới một chiến lượclãnh đạo. Và nếu bạn không nghĩ là bạn cần tới một loại chiếnlược nào, hãy nghĩ lại đi. Bất kể bạn đang làm công việc gì, nó đều cần tới suy nghĩ ở tầm chiến lược. Trên thực tế, thói quen nhìn vào mọi thứ mà bạn làm trong các điều kiện chiếnlược đem lại cho bạn một lợi thế lớn trong thăng tiến sự nghiệp. Các gốc rễ của từ "chiến lược" xuất phát từ tiếng Đức, nghĩa thứ nhất là cắm quân hoặc mở rộng quân đội và nghĩa thứ hai là "điều khiển". Hầu hết các lãnhđạo đều xuất sắc trong việc phát triển chiếnlược của tổ chức. Họ được học tại các trường đào tạo về quản lý, kinh doanh. Nhưng họ lại rất ít biết về chiếnlượclãnh đạo. Các chiến lượclãnhđạo không được giảng dạy tại các trường kinh doanh bởi vì các chiếnlược như vậy hầu như không được tìm thấy trong các hệ thống lý thuyết hoặc các bài học tình huống, mà nó chỉ được có thể học được thông qua kinh nghiệm thực tiến, các quá trình và mối quan hệ. Và nếu như bạn không hề nghĩ tới chiến lượclãnhđạo từ trước, bây giờ là lúc bạn nghĩ tới nó, bởi vì nó có thể thăng tiến cho sự nghiệp của bạn theo rất nhiều cách khác nhau. Hầu hết các lãnhđạo phát triển các chiếnlược của họ một cách biệt lập. Một cách vô thức, họ rơi vào trạng thái "ảo tưởng về sự trao đổi tự động" - niềm tin cho rằng sự tận tâm của họ đối với sự nghiệp được những người mà họ dẫn dắt đền đáp một cách tự động. Đó chỉ là sự ảo tưởng, bởi vì sự có đi có lại đó không hề tự động. Nó càng không thể bị ra lệnh. Nó phải được nuôi dưỡng. Dưới đây là 4 bước phát triển chiếnlượclãnhđạo 1. Hiểu rõ chiếnlược kinh doanh 2. Nhận thức các giấcmơ về sự nghiệp lãnhđạo của bạn Tại sao lại là "giấc mơ"? Các giấcmơ là những nguyên liệu làm nên các kết quả rõ ràng và có thể đo lường được. Các lãnhđạo xuất sắc nhất không ra lệnh cho nhân viên của họ làm việc, mà họ tạo ra động lực cho nhân viên của họ muốn làm việc. Vấn đề chính là quá nhiều lãnhđạo không tìm tòi các khía cạnh sâu xa trong động cơ của con người, và do đó, họ không thể tạo ra động lực cho nhân viên của họ làm việc hiệu quả. Xuyên suốt các mục tiêu và các mục đích, và khát vọng, và bạn sẽ chạm tới nền tảng của động cơ, giấc mơ. Rất nhiều lãnhđạo đã không tính đến tầm quan trọng của việc này. Các giấcmơ không phải là các mục tiêu hay mục đích. Các mục tiêu chính là kết quả mà các nỗ lực hướng vào. Việc nhận thức rõ giấcmơ có thể chứa đựng cả mục tiêu - thứ có thể trở thành bàn đạp trên con đường hiện thực hóa giấc mơ. Nhưng việc thực hiện một mục tiêu lại không nhất thiết là kết quả của việc hiện thực hóa giấcmơ đó. Chẳng hạn, Martin Luther King không nói rằng: "Tôi có một mục tiêu", hoặc "Tôi có một mục đích". Sức mạnh của bài diễn văn đó nằm trong câu: "Tôi có một giấc mơ". Các giấcmơ không phải là ước nguyện hay tham vọng. Ước nguyện và tham vọng là sự khao khát để đạt được điều gì đó. King không nói rằng ông có tham vọng hay ước nguyện là " . một ngày nào đó đất nước này sẽ trỗi dậy và sống với đúng tín điều của nó: "Chúng ta tin vào chân lý hiển nhiên là: tất cả mọi người đều được sinh ra một cách bình đẳng"". Ông đã nói rằng: ông có một giấc mơ. Nếu như bạn là một lãnh đạo, bạn đang nói với ước nguyện và tham vọng của mọi người, bạn đang nói với một điều gì đó tạo động lực cho họ. Đúng như vậy, nhưng bạn không cần thiết phải nắm vào tâm cốt động lực của họ. Xét cho cùng, một người đều có thể khao khát hoặc có tham vọng để đạt được một giấc mơ. Nhưng khao khát hoặc tham vọng đó cũng có thể liên quan tới những thứ kém quan trọng hơn một giấc mơ. Một giấcmơ bao gồm những điều mong mỏi ấp ủ trong lòng. Nó thể hiện các cảm xúc, ý nghĩ của chúng ta. Chúng ta chỉ thấy thỏa mãn khi thực hiện được giấc mơ, bởi vì đó là bản tính của con người. Nếu như các lãnhđạo lảng tránh mơ ước của mọi người, nếu như lãnhđạo chỉ đơn thuần là đặt ra các mục tiêu (cũng như tầm quan trọng của các mục tiêu), họ sẽ đánh mất những cơ hội tốt nhất để giúp đỡ mọi người hoạt động một cách hăng hái để đạt được các kết quả lớn lao. Để đưa cả tổ chức đạt được "nhiều thành quả chắc chắn hơn một cách liên tục", lãnhđạo phải hiểu được giấcmơ của những nhân viên mà họ đang lãnh đạo. 3. Tạo ra một giấcmơ được chia sẻ Nếu như tầm nhìn của bạn về một "nơi nào đó mà bạn muốn tổ chức đi tới", và "giấc mơ của cả tổ chức về nơi mà họ muốn tới" có sự chia sẻ, bạn có thể gọi đó là Chia sẻ giấc mơ. Hơn nữa, bạn không thể thực hiện bước tiếp theo trừ khi bạn Chia sẻ giấc mơ. Hãy nhìn theo hướng này: vấn đề then chốt của chiếnlượclãnhđạo không phải là động cơ của các lãnh đạo. Khi là lãnh đạo, bạn phải có động cơ. Nếu như bạn không có động cơ, bạn không nên lãnhđạo người khác. Vấn đề then chốt là: bạn có thể truyền động cơ của bạn sang cho mọi người, và do đó, họ cũng có động cơ như bạn hay không? (Cũng nhân đây, Chia sẻ giấcmơ không phải là chiến thuật "cùng thắng" (win/win). Bạn sẽ thấy rằng, không giống như chiến thuật "cùng thắng", chia sẻ giấcmơ có mối quan hệ sâu sắc hơn và phong phú hơn. Đó là một tiến trình quan hệ tiếp diễn từ những điều bắt nguồn từ sự trông đợi và giải pháp có lợi cho các bên) 4. Biến việc chia sẻ giấcmơ thành chiến lượclãnhđạoChiếnlượclãnhđạo chính là việc hiện thực hóa Giấcmơ được chia sẻ thông qua một kế hoạch hành động. Trong kế hoạch hành động đó, hãy phác họa các mốc quan trọng đưa bạn tới Giấcmơ chung đó. Cột mốc đầu tiên có thể là việc xác định toàn diện và nghiêm túc về các nhu cầu của các lãnh đạo, và làm thế nào để các nhu cầu đó ăn khớp chặt chẽ với chiếnlược kinh doanh. Churchill đã đúng: " .chúng ta phải thành công trong việc làm những gì cần thiết". Và một trong những biện pháp tốt nhất đối với bất kỳ một lãnhđạo nào để khiến cho mọi người thành công trong việc làm những gì cần thiết chính là sự kết hợp giữa chiếnlược của tổ chức với một chiếnlượclãnh đạo. K. Minh Theo Refresher . Không có chiến lược lãnh đạo, hầu hết các chiến lược kinh doanh bị lật nhào. Để hiểu được chiến lược lãnh đạo là gì, hãy nhìn vào các hoạt động lãnh đạo của. triển chiến lược lãnh đạo 1. Hiểu rõ chiến lược kinh doanh 2. Nhận thức các giấc mơ về sự nghiệp lãnh đạo của bạn Tại sao lại là " ;giấc mơ& quot;? Các giấc