Giấcmơvànhữnglýgiảikhoahọc
Ngủ mơ là một hiện
tượng rất bình thường
và xảy ra khá phổ biến
với tất cả mọi người.
Tuy nhiên, đằng sau
hiện tượng tưởng
chừng rất quen thuộc
này, là cả một bí mật
mà từ lâu các nhà
khoa học đã bỏ nhiều
công sức nghiên cứu, lý giải.
Giấc mơ - tấm gương phản chiếu cuộc sống thực
của con người
Nhiều giả thuyết của các nhà khoahọc từng cho rằng
giấc mơ thực chất là một hiện tượng phản ánh những
suy nghĩ vànhững gì xảy ra trong cuộc sống thực của
con người. Khi ngủ mơ, con người vẫn nhận thức
được những tình huống xảy ra với mình, nói cách
khác, ngủ mơ là trạng thái mà người ta vẫn thức
trong khi ngủ. Những người ngủ mơ dạng này có thể
nhận thức và kiểm soát được những gì diễn ra với
mình (trong giấc mơ). Tuy nhiên, cũng trong giấc mơ,
bản chất, cá tính và tâm lý của con người được bộc lộ
rõ.
Giáo sư LaBerge là một chuyên gia nghiên cứu về
trạng thái ngủ mơ của con người và đã từng tham gia
nhiều nghiên cứu liên quan về vấn đề này trong nhiều
năm tại trường đại học Stanford, Anh. Bằng những
kiến thức và kinh nghiệm của mình, giáo sư LaBerge
cho biết: sở dĩ người ngủ mơ vẫn duy trì được khả
năng nhận thức trong khi mơ là bởi một hiện tượng
mà khoahọc vẫn gọi là REM (rapid eyes movement)
tức một trạng thái thức trong mơ.
Nhìn chung, theo giả thuyết mà giáo sư LaBerge đưa
ra, thì con người hoàn toàn có khả năng kiểm soát
giấc mơ của mình. Thậm chí còn có thể tập cách chủ
động điều khiển tư duy của mình trong giấc mơ.
Giấc mơ nói lên bạn là ai
Có vẻ khó tin, song giấc mơ, đặc biệt là những cơn
ác mộng "nightmares" có thể giúp nói lên bản chất
con người bạn. Từ những sự kiện xảy ra trong giấc
mơ, các nhà khoahọc đã phân tích và phát hiện ra
những yếu tố tạo nên ác mộng của một người chính
là những yếu tố dễ gây stress và khủng hoảng cho
người đó trong cuộc sống. Điều này cũng khá dễ
hiểu. Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi các
nhà khoahọc thuộc các trường đại học California và
Santa Cruz, Mỹ vào năm 2001, người ta đã thử điều
tra và so sánh số người mơ gặp ác mộng của hai
nhóm người thuộc hai đảng phái chính trị khác nhau
tại Mỹ (đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, lúc này
đảng Cộng hòa đang chiếm ưu thế và giữ những vị trí
quan trọng trong quốc hội Mỹ). Kết quả là những
thành viên thuộc nhóm của đảng Cộng hòa từng mơ
gặp ác mộng nhiều gấp 3 lần so với những thành viên
thuộc đảng Dân chủ.
Giải thích cho vấn đề này, các nhà khoahọc Mỹ cho
biết, đó là do họ thường xuyên phải căng thẳng trong
việc lo lắng, giải quyết những vấn đề chính trị mà
đảng của họ đang bận rộn gánh vác. Chính những lo
lắng hàng ngày vànhững điều bạn thường xuyên
phải suy nghĩ đã khiến bạn gặp phải ác mộng. Còn
cách xử lý các tình huống, diễn biến trong giấcmơ lại
chính là cách mà bạn sẽ thực hiện khi đối mặt với rắc
rối đó theo bản năng của mình trong thực tế.
Phụ nữ dễ gặp ác mộng hơn nam giới
Nhà nghiên cứu Jennifer Parker trong một nghiên cứu
mới của mình đã tập trung phân tích sâu vào các loại
ác mộng phổ biến mà con người thường gặp phải.
Chiếm nhiều nhất là những ác mộng liên quan đến sự
tồn tại của một người thân thiết mà ta yêu quý, chẳng
hạn như ác mộng bị mất đi người thân. Những loại ác
mộng kiểu này xảy ra khá thường xuyên ở phụ nữ.
Trung bình phụ nữ mơ gặp ác mộng nhiều hơn nam
giới tới 12% (cứ 193 người thường xuyên gặp ác
mộng khi ngủ, thì có hơn 100 trường hợp là phụ nữ).
Nguyên nhân là vì phụ nữ thường nhạy cảm hơn và
mềm yếu hơn nam giới khi gặp phải những vấn đề
khó khăn trong cuộc sống. Khả năng chịu đựng của
phụ nữ đối với những thử thách và nỗi đau cũng kém
hơn hẳn.
Tác động có ích của việc ngủ mơ đối với con
người
Theo bác sĩ Cartwight - một chuyên gia tâm lýhọc
người Mỹ - thì giấcmơvànhững cơn ác mộng có thể
mang lại tác động rất tích cực đối với những bệnh
nhân bị mắc chứng lãnh cảm hoặc trầm cảm.
Bà đã thử sử dụng phương pháp "thay đổi" giấcmơ
để điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân từng là
nạn nhân của các vụ cưỡng hiếp hay bị ám sát hụt.
Những bệnh nhân này thường xuyên mơ gặp ác
mộng tương tự như nhữngtai nạn mà họ đã gặp phải
và bị rơi vào trạng thái lãnh cảm, hoặc trầm cảm trong
một thời gian dài. Bác sĩ Cartwright đã sử dụng liệu
pháp tâm lý, động viên và giúp những bệnh nhân này
tập làm quen với những cơn ác mộng. Từ đó, bà đã
giúp cho bệnh nhân của mình tự hình thành nên khả
năng thích nghi, tự kiểm soát và thậm chí là chủ động
thay đổi được những gì xảy ra trong giấcmơ của họ.
Cũng theo bác sĩ Cartwright thì việc thường xuyên
mơ thấy ác mộng không hẳn là điều không tốt cho
bệnh nhân. Trái lại, nó cũng có tác dụng giống như là
vaccin phòng bệnh. Nhờ nó, bệnh nhân sẽ trở nên
không còn hoảng sợ trước những cơn ác mộng
tương tự như vậy nữa. Và cũng bởi ác mộng cũng chỉ
là giấc mơ, do đó nó không hề gây tổn hại gì cho con
người trong đời sống thực.
. Giấc mơ và những lý giải khoa học
Ngủ mơ là một hiện
tượng rất bình thường
và xảy ra khá phổ biến
với tất cả mọi. có thể
nhận thức và kiểm soát được những gì diễn ra với
mình (trong giấc mơ) . Tuy nhiên, cũng trong giấc mơ,
bản chất, cá tính và tâm lý của con người