Thắpsánggiấcmơtuổithầntiên Ngày cập nhật: 31/07/2011 10:10:31 SA (QT) - Sân chơi dành cho thiếu nhi của cô Thái Thị Sao Mai, giáo viên trường THPT thị xã Quảng Trị được các em nhỏ yêu mến gọi là “khu vườn tuổithần tiên”. Ở trong khu vườn đó, các em được mặc sức vui chơi, đùa nghịch với nhiều trò chơi hấp dẫn, bổ ích và không phải canh cánh lo âu với những cạm bẫy rình rập xung quanh. Dành hết số tiền có được để đầu tư xây dựng khu vui chơi cho trẻ, việc làm của cô giáo Mai không chỉ mang đến niềm vui cho các em thơ mà còn khiến cho các bậc phụ huynh có cảm giác yên tâm khi con mình có một sân chơi an toàn Đi tìm sân chơi cho trẻ Sau nhiều năm bận rộn, lo toan cho học tập và công việc, giờ đây tôi mới có dịp trở về thăm cô, người đã dìu dắt tôi suốt những năm tháng học trò. Hình ảnh cô giáo với vầng trán rộng, đôi mắt cương nghị đã trở nên thân quen quá đỗi với lũ học trò chúng tôi. Hơn 30 năm đứng trên bục giảng, cô đã truyền đạt bao kiến thức bổ ích để thế hệ học sinh như chúng tôi trưởng thành và ngày một khôn lớn hơn. Ngôi nhà nhỏ của cô nằm khiêm tốn khép mình trong một con hẽm nhỏ. Chỉ khác trước là khu vườn rợp bóng xoan đào ngày xưa, nơi lũ học trò chúng tôi thường ngồi quầy quần lắng nghe cô hướng dẫn từng bài toán giờ đã trở thành sân chơi cho trẻ em-một sân chơi quy mô với nhiều trò mới lạ, kích thích sự phát triển của trẻ. Hơn 30 năm đứng trên bục giảng, cô giáo tôi chỉ mong muốn làm được một việc gì đó có ích cho thế hệ trẻ quê nhà. Bây giờ mong muốn đó đã thành hiện thực. Cô giáo Sao Mai hướng dẫn các em nhỏ cách phối màu tô tượng. “Em thấy cô già đi nhiều không? Hơn 10 năm rồi còn gì nữa. Nhưng từ giờ trở đi, bọn trẻ sẽ làm cho cô trẻ lại. Mấy đứa nhỏ thích các trò chơi lắm em ạ, đêm nào cũng có gần trăm cháu được bố mẹ dẫn đến đây. Nhìn chúng đùa vui thỏa thích, cô thấy tiếc vì không có điều kiện để đầu tư cho sân chơi này sớm hơn”, cô nói bằng chất giọng truyền cảm như đang giảng bài. Tốt nghiệp trường Đại học sư phạm Toán năm 1979, cô Mai được phân công về giảng dạy tại trường THPT thị xã Quảng Trị. Gắn bó với ngôi trường này hơn 30 năm, cô đã đem hết kiến thức, bầu nhiệt huyết để truyền thụ cho bao thế hệ học sinh của trường. Ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, từ lâu cô Mai vẫn hằng ấp ủ ý tưởng xây dựng một sân chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện ngay từ nhỏ. Các nhà khoa học đều cho rằng, trẻ em phát triển và hình thành thể chất, trí tuệ, nhân cách toàn diện một phần nhờ tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí phù hợp. Vậy nhưng, sân chơi cho các em nhỏ trên địa bàn thị xã Quảng Trị còn quá ít. Hàng ngày, cô thường chứng kiến cảnh các em nhỏ bất chấp hiểm nguy, tụm năm tụm ba đá banh trên vỉa hè. Những khoảnh ruộng vừa gặt xong còn vương vãi rơm rạ cũng trở thành sân bóng, sân thả diều của lũ trẻ. Nguy hiểm hơn, vì thiếu sân chơi, nhiều em nhỏ khác đành tìm đến với ao hồ hoặc các trò chơi nguy hiểm khác. Khát sân chơi lành mạnh và thiếu sự quản lý chặt chẽ của người lớn, không ít trẻ đã chọn internet làm sân chơi khiến việc học hành bị xao nhãng…Ý tưởng hình thành một sân chơi cho trẻ lớn dần và trở thành động lực để cô Mai phấn đấu suốt những năm tháng đứng trên bục giảng. Muốn có một sân chơi lành mạnh, điều quan trọng nhất là phải tìm hiểu, lựa chọn những trò chơi phù hợp và có cách tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi hợp lý. Sau một thời gian nghiên cứu các tài liệu, điểm đầu tiên cô Mai hướng đến là thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung nhiều sân chơi, trung tâm giải trí dành cho tuổi thiếu nhi. Hành trình tìm sân chơi cho các em bắt đầu từ mùa hè năm ngoái. Lang thang khắp các sân chơi lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều lúc cô cảm thấy mệt rã rời nhưng mỗi khi nghe tiếng cười đùa của các em thơ, ngắm nhìn các em thích thú khám phá các trò chơi mới, cô lại chạnh lòng nghĩ đến sự thiệt thòi của các em nhỏ ở quê và tự nhủ: “Phải quyết tâm mang sân chơi về cho các cháu”. Một em nhỏ thích thú trước tác phẩm do chính tay mình tạo ra. Cô tìm hiểu rõ từng món đồ chơi, từ tính năng đến cách thực hiện, trong đó ưu tiên lựa chọn những đồ chơi thông minh, kích thích phát triển tư duy của trẻ. Sân chơi cho trẻ đã hình thành trong ý tưởng, các trò chơi cũng đã lựa chọn xong nhưng nguồn kinh phí thì sao? Im lặng một lúc, ngước nhìn lũ trẻ đang chăm chú cầm bút lông quệt từng vệt màu lên những bức tượng ngộ nghĩnh, cô Mai bộc bạch: “Nói thật, từ trước đến nay ở thị xã này chưa ai tính đến chuyện đem hàng trăm triệu đồng đi mua đồ chơi cho trẻ con. Vì vậy, khi thấy cô dốc hết tiền túi đầu tư sân chơi cho trẻ, không ít người ái ngại, khuyên can, sợ cô “ném tiền qua cửa sổ”. Có người bảo cô liều, mà ngẫm lại cô thấy mình cũng liều thật Nhưng cũng nhờ cái sự liều ấy mà cuối cùng cô đã xây dựng được một sân chơi bổ ích, mỗi ngày đem lại niềm vui và tiếng cười cho bọn trẻ. Mọi người cũng dần hiểu và ủng hộ việc làm của cô. Điều đó khiến cô thực sự hạnh phúc”. “Khu vườn tuổithần tiên” Đầu tháng 5/2011, một sân chơi mang tên “Khu vườn tuổithần tiên” được chính quyền địa phương cấp giấy phép hoạt động tại phường 3, thị xã Quảng Trị, trong khuôn viên rộng gần 500 m2 của cô giáo Thái Thị Sao Mai. Tiêu chí đầu tiên của sân chơi này là an toàn, vệ sinh và giúp trẻ thông minh hơn, hoàn toàn không sử dụng đồ chơi điện. Sân chơi được chia làm hai phần, phần trò chơi dành cho trẻ hiếu động gồm nhà hơi, bể bóng, cầu trượt, xích đu, câu cá…và phần trò chơi thông minh với các trò tô tượng, ghép hình, vẽ tranh trên cát dành cho trẻ từ 3 -15 tuổi. “Khu vườn tuổithần tiên” bắt đầu mở cửa từ 18 giờ 30 và kết thúc lúc 21 giờ, mỗi đêm đón trên dưới 100 cháu nhỏ đến vui chơi, giải trí. Ngoài những em thiếu nhi trên địa bàn thị xã Quảng Trị, những bậc phụ huynh ở các xã Triệu Đại, Triệu Độ, thị trấn Ái Tử (Triệu Phong), Hải Thượng, Hải Phú, Hải Lâm, thị trấn Hải Lăng (Hải Lăng) …cũng đem con em đến chơi. Cầm trên tay bộ đồ chơi ghép hình thông minh được nhiều em nhỏ yêu thích, cô Mai phấn khởi cho biết: “Thành công ngoài mong đợi em ạ. Sân chơi đã thu hút các trẻ nhỏ ngay từ buổi đầu tiên. Và điều cô phấn khởi nhất là sự đồng tình của các bậc phụ huynh, họ rất vui và yên tâm khi tìm được một sân chơi lành mạnh cho con trong dịp hè. Đến đây, các em được thỏa thích lựa chọn những trò chơi theo ý thích, những trò ghép hình, tô tượng, vẽ tranh được nhiều cháu lựa chọn và rất đam mê”. Như chợt nhớ ra một điều gì đó, cô Mai chạy đến bên giá tượng, rút cho tôi xem một bức tượng được tô rất khéo và khoe: “Đây là tác phẩm của cô bé con của một người phụ nữ khuyết tật, chị ấy mang cháu đến đây trên chiếc xe lăn. Sau khi ngắm cô bé chăm chú vẽ từng vệt màu lên bức tượng trắng, người mẹ ngồi trên xe lăn kia đã bật khóc. Thấy vậy, cô xin lại bức tượng này, cất giữ cẩn thận để nhắc nhở mình phải làm một điều gì đó có ích hơn cho thế hệ trẻ”. Đi vào hoạt động gần 2 tháng, “Khu vườn tuổithần tiên” của cô đón gần 1.000 lượt phụ huynh và cháu nhỏ đến vui chơi, giải trí. Để đảm bảo an toàn cho trẻ và hướng dẫn các cháu vui chơi đúng cách, cùng tham gia với cô Mai còn có thêm hai cô hướng dẫn khác, trong đó có một nhân viên y tế. Thấy tôi thắc mắc về những bức tranh cát, bức tượng được tô vẽ cẩn thận đặt trang trọng trên giá khung chính giữa sân chơi, cô Mai giải thích thêm: “Đây chính là những tác phẩm đạt giải của các em trưng bày. Để kích thích tư duy các cháu phát triển, phát hiện ra những tài năng hội họa, hàng tuần cô đều tổ chức cuộc thi “Sáng tạo với màu sắc” dành cho các em đam mê vẽ tranh, tô tượng. Ai thắng cuộc sẽ được nhận phần thưởng là những bức tượng, bức tranh do mình tạo nên hoặc một dụng cụ học tập bổ ích. Cuộc thi luôn thu hút các em tham gia, ai cũng háo hức muốn trổ hết tài năng để có những bức tượng thật đẹp”. Nhìn nụ cười luôn rạng rỡ trên nét mặt mới biết cô rất vui trong công việc mới này. Tôi tò mò hỏi: “Cô đầu tư bao nhiêu để hoàn thành sân chơi này?”. “Trên 300 triệu đồng, trong đó của cô chỉ có một phần thôi, phần còn lại vay mượn từ bạn bè, người thân”. “ Đầu tư số tiền lớn như vậy, mỗi đêm cô thu được bao nhiêu?”. Cô cười hiền lành: “Đủ chi phí cho hai nhân viên và một người bảo vệ, số còn lại trả tiền điện và nước uống. Niềm vui của trẻ thơ và sự động viên, ủng hộ của các phụ huynh chính là khoản “lãi” lớn nhất mà cô đã thu được”. Tôi hiểu đó là những tâm sự rất thật lòng của cô giáo mình. “Cô ơi, con rùa này tô màu gì vậy cô?”, một em nhỏ thắc mắc cắt ngang câu chuyện của chúng tôi. Cô vội vàng quay sang hướng dẫn các em tô màu. Nhìn dáng vẻ chăm chú và nhiệt tình của cô giáo, tôi biết rằng cô rất tâm huyết với việc hướng các em nhỏ đến với những trò chơi lành mạnh, cũng giống như việc cô đứng trên bục giảng, say sưa truyền thụ cho chúng tôi những kiến thức bổ ích. Cô đang từng ngày thắpsánggiấcmơ trong mỗi tâm hồn thơ trẻ- giấcmơ tuổi thần tiên. “Sang năm đến tuổi nghỉ hưu, cô dự định sẽ mở rộng quy mô sân chơi này, bổ sung thêm một số trò chơi mới, kéo dài thời gian hoạt động từ sáng đến tối. Cũng có thể cô phối hợp với Nhà văn hóa trung tâm thị xã để mở thêm sân chơi cho trẻ. Tạo cho các em một sân chơi lý thú, bổ ích chính là cách để hướng các em đến lối sống lành mạnh, phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ”, cô Mai tâm sự. Bài, ảnh: LỆ NHƯ “Sang năm đến tuổi nghỉ hưu, cô dự định sẽ mở rộng quy mô sân chơi này, bổ sung thêm một số trò chơi mới, kéo dài thời gian hoạt động từ sáng đến tối. Cũng có thể cô phối hợp với Nhà văn hóa trung tâm thị xã để mở thêm sân chơi cho trẻ. Tạo cho các em một sân chơi lý thú, bổ ích chính là cách để hướng các em đến lối sống lành mạnh, phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ”, cô Mai tâm sự. . triển của trẻ. Hơn 30 năm đứng trên bục giảng, cô giáo tôi chỉ mong muốn làm được một việc gì đó có ích cho thế hệ trẻ quê nhà. Bây giờ mong muốn đó đã thành hiện thực. Cô giáo Sao Mai hướng dẫn. dành cho tuổi thiếu nhi. Hành trình tìm sân chơi cho các em bắt đầu từ mùa hè năm ngoái. Lang thang khắp các sân chơi lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều lúc cô cảm thấy mệt rã rời nhưng mỗi. ghép hình thông minh được nhiều em nhỏ yêu thích, cô Mai phấn khởi cho biết: “Thành công ngoài mong đợi em ạ. Sân chơi đã thu hút các trẻ nhỏ ngay từ buổi đầu tiên. Và điều cô phấn khởi nhất