1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰCTRẠNGHOẠTĐỘNGXÂYDỰNGCHIẾNLƯỢCKINHDOANHTẠI NHCTVN

16 151 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 91,52 KB

Nội dung

THỰCTRẠNGHOẠTĐỘNGXÂYDỰNGCHIẾNLƯỢCKINHDO ANHTẠI NHCTVN 1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng công thương Việt Nam 1.1. Giới thiệu khái quát về NHCTVN Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là một trong bốn Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam, Incombank có tổng tài sản chiếm hơn 20% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của Incombank luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/1 năm, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước. Có mạng lưới kinh doanh trải rộng toàn quốc với 2 Sở Giao dịch, 114 chi nhánh và 500 điểm giao dịch. Có 03 Công ty hạch toán độc lập là Công ty cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản và 02 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Đào tạo. Là thành viên sáng lập của các Tổ chức Tài chính Tín dụng: - Sài Gòn Công thương Ngân hàng; - Indovinabank (Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam); - Công ty cho thuê Tài chính quốc tế - VILC (Công ty cho thuê Tài chính quốc tếđầu tiên tại Việt Nam); - Công ty Liên doanh Bảo hiểm châu Á - NHCTVN. - Công ty chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam Là thành viên chính thức của: - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA); - Hiệp hội các ngân hàng châu Á (ABA); - Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng (SWIFT); - Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. - Hiệp hội các Định chế tài chính cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC. - Hiệp hội các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Đã ký 8 Hiệp định tín dụng khung với các quốc gia Bỉ, Đức, Hàn quốc, Thụy Sĩ và có quan hệđại lý với 600 ngân hàng lớn của 50 nước trên khắp các châu lục. Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. 1.2. Sản phẩm dịch vụ Nhận tiền gửi: - Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. - Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm tích lũy… - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu… Cho vay và bảo lãnh - Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. - Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. - Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. - Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dựán lớn, thời gian hoàn vốn dài. - Cho vay tài trợ, ủy thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung. - Thấu chi, cho vay tiêu dùng. - Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán. Thanh toán và Tài trợ thương mại - Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. - Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). - Chuyển tiền trong nước và quốc tế. - Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc - Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM. - Chi trả Kiều hối… Dịch vụ ngân quỹ - Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…). - Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…) - Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ… Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử. - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. - Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). - Internet Banking, Telephone Banking, Mobile Banking. Hoạt động đầu tư - Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế. - Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. Dịch vụ khác - Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ. - Tư vấn đầu tư và tài chính. - Cho thuê két sắt; Quản lý vàng bạc, đá quý, giấy từ có giá, bằng phát minh sáng chế. - Cho thuê tài chính thông qua Công ty Cho thuê tài chính. - Môi giới, lưu ký, tư vấn, đại lý thanh toán, phát hành chứng khoán thông qua Công ty TNHH Chứng khoán; Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ thông qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản. Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, Ngân hàng Công thương Việt Nam luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập trung ở 3 lĩnh vực: - Phát triển nguồn nhân lực; - Phát triển công nghệ; - Phát triển kênh phân phối. 1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của NHCTVN Cùng với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳđổi mới, hd kinh doanh của NHCTVN đã có những bước phát triển khả quan, đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng, huy động vốn, lợi nhuận, trích lập dự phòng rủi ro. Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng hoạt động kinh doanh tại NHCTVN Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005- NHCTVN Sau hơn mười tám năm xây dựng và trưởng thành, NHCTVN đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đi tiên phong trong cơ chế thị trường, phục vụ và góp phần tích cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước; không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định được vị trí là một trong những NHTM hàng đầu ở Việt Nam, có bước phát triển và tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh - dịch vụ ngân hàng; phát triển đồng đều cả kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại. Nguồn vốn của NHCTVN đã không ngừng tăng trưởng trong thời gian qua với tốc độ bình quân 40%/năm. Đến hết 31/12/2006, tổng nguồn vốn của NHCTVN đạt 123.966 tỷđồng (khoảng 13,5% tổng nguồn vốn huy động của các NHTM tại Việt Nam), trong đó vốn bằng ngoại tệ quy VNĐ là 21.216 tỷ chiếm 17,11%. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng của NHCTVN cũng phát triển về cả quy mô, loại hình và chất lượng. Tính tới hết ngày 31/12/2006, tổng dư nợ cho vay vàđầu tư của NHCTVN đạt 125.170 tỷđồng (tăng 21%). Biểu đồ 2.2. Thị phần cho vay vàđầu tư tại NHCTVN hiện nay Nguồn : Trang tin điện tử (website) - NHCTVN Các hoạt động dịch vụ khác của NHCTVN cũng không ngừng được nâng cao về số lượng, chất lượng nhằm phục vụ các nhu cầu khác nhau của nhiều đối tượng khách hàng. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ tuy vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của NHCTVN nhưng đãđạt 350 tỷ vào năm 2006, tăng 75% so với năm 2005. Sau 18 năm xây dựng và trưởng thành, NHCTVN đã vượt qua nhiều khó khăn và trở thành một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam. Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCTVN từ năm 1990 đến năm 2005 Năm Dư nợ cho vay đến 31/12 Tổng doanh thu Doanh thu từ hoạt động cho vay Tổng chi phí Chi phí huy động vốn Lợi nhuận sau thuế Số tiền % Tổng doanh thu Số tiền % Tổng chi phí 1990 1.864 221 210 95 177 103 58 44 1995 11.972 2.440 2.362 97 2.056 1.463 71 383 2000 34.984 2.566 2.390 93 2.434 1.603 66 133 2001 37.500 3.722 3.481 94 3.567 2.446 69 153 2002 47.121 4.452 4.175 94 4.275 2.707 63 175 2003 62.414 5.966 5.498 92 4.874 3.628 74 221 2004 64.159 6989 6.678 96 5.327 3.965 74 207 2005 75.886 8950 8.334 93 6.943 4.808 69 403 Biểu đồ 2.3. Dư nợ cho vay tại NHCTVN. Đơn vị tỷđồng Biểu đồ 2.4. Doanh thu và chi phí hoạt động của NHCTVN Biểu đồ 2.5. Lợi nhuận sau thuế của NHCTVN.Đơn vị tỷđồng Nguồn : Báo cáo thường niên của NHCTVN năm 2005 2.THỰCTRẠNGXÂYDỰNGCHIẾNLƯỢCKINHDOANHTẠI NHCTVN 2.1.Hoạt động xây dựng chiến lược của NHCT trong thời gian qua. Kể từ khi thành lập đến trước thời điểm năm 2005, NHCTVN chưa chính thức xây dựng và theo đuổi một chiến lược kinh doanh tổng thể cũng như chiến lược kinh doanh cho từng nhóm sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng.Tuy nhiên, trong nhiều tài liệu đãđề cập vàđưa ra các mục tiêu chiến lược và phương pháp thực hiện, ví dụ trong đềán tái cơ cấu NHCTVN giai đoạn 2001-2010 đãđưa ra mục tiêu chiến lược là “ Xây dựng Ngân hàng công thương Việt Nam trở thành một Ngân hàng thương mại chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa chức năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam, xếp loại BB trên thị trường quốc tế”. Thời gian vừa qua đứng trước yêu cầu thực tế của hoạt động kinh doanh trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết với các tổ chức tài chính quốc tế về việc mở của thị trường tài chính và Ngân hàng của Việt Nam.Do đó Ngân hàng nhà nước đã chỉđạo các Ngân hàng xây dựng chiến lược theo đề cương hướng dẫn của Vụ chiến lược Ngân hàng nhà nước. Trên cơ sở của các yêu cầu đó NHCT Việt Nam đã tập trung xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2005-2010. 2.2.Quan điểm chỉđạo xây dựng và thực hiện chiến lược • Thay đổi hình thức sở hữu theo hướng đa dạng hoá cơ cấu chủ sở hữu với mục tiêu đổi mới cơ chế quản trị, điều hành và bổ sung vốn chủ sở hữu. • Hoạt động kinh doanh dựa trên các nguyên tắc thương mại và thị trường • áp dụng các thông lệ và công nghệ tốt nhất trong quản trịđiều hành • Đảm bảo tính minh bạch trong mọi hoạt động • Phát triển theo hướng kinh doanh đa năng, trở thành siêu thị tài chính • Tạo ra sức cạnh tranh cao cho các sản phẩm dịch Ngân hàng ở các thị trường mục tiêu • Xác định nguồn nhân lực là “Tài sản vốn” quan trọng nhất để có chính sách đào tạo, phát triển và sử dụng phù hợp. • Xác định công nghệ thông tin là yếu tố then chốt để cạnh tranh và phát triển kinh doanh. Quán triệt quan điểm nêu trên, các chiến lược hoạt động của NHCTVN đề ra từ năm 2005 đến năm 2010 sẽđược xây dựng trên tinh thần tập trung vào một sốđịnh hướng chính sau: o Tái cơ cấu tài chính o Tổ chức quản trịđiều hành o Phát triển nguồn nhân lực o Phát triển sản phẩm và dịch vụ o Phát triển công nghệ-thông tin o Cải tiến hoạt động marketing và nâng cao năng lực của hệ thống hỗ trợ kinh doanh 2.3.Nội dung và phương pháp thực hiện 2.3.1.Quy trình xây dựng chiến lược tại NHCTVN 2.3.1.1- Phân tích môi trường kinh doanh Thứ nhất: Phân tích môi trường kinh doanh Phân tích môi trường vĩ mô  Môi trường kinh tế  Mức độ phát triển của thị trường tài chính Việt Nam-Nhu cầu và xu hướng xã hội về dịch vụ tài chính  Môi trường pháp luật có liên quan.  Môi trường công nghệ thông tin  Môi trường kinh tế quốc tế và triển vọng Môi trường vi mô  Điều kiện cạnh tranh và sự hấp dẫn của ngành Ngân hàng  Dự báo mức độ cạnh tranh trong nghành Ngân hàng  Dự báo thay đổi cơ cấu khách hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng ở Việt Nam  Triển vọng của ngành Ngân hàng Thứ hai: Xác định các cơ hội và thách thức đối với NHCTV Cơ hội: - NHCTVN có nhiều cơ hội, điều kiện để mở rộng thị trường, phát triển vàđưa ra các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đa dạng hơn, tiện ích hơn,hoạt động an toàn và hiệu quả hơn. - Cơ hội để NHCTVN có thể cơ cấu lại khách hàng, nâng cao chất lượng dah mục tài sản. - Cơ hội để có thể tiếp nhận công nghệ Ngân hàng tiên tiến nhất. - Cơ hội để cải thiện năng lực cạnh tranh - Cơ hội để chuyển sang hoạt động theo nguyên tắc thị trường thực sự, cạnh tranh trong một sân chơi bình đẳng. Thách thức: - Thị phần kinh doanh đang có nguy cơ bị thu hẹp, mất khách hàng tốt. - Sức cạnh tranh còn hạn chế do năng lực tài chính và trình độ quản lý còn bất cập, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, mưc độứng dụng công nghệ thông tin còn thấp kém so với các Ngân hàng nước ngoài - Tình trạng chảy máu chất xám - Nền kinh tế còn yêú, thị trừơng tài chính kém phát triển. - Rủi ro của quá trình chuyển đổi kinh tế và cải cách Ngân hàng. 2.3.1 2.Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng công thương Thứ nhất: Phân tích thực trạng  Năng lực tài chính  Phân tích hoạt động o Thu hút nguồn vốn o Cấp tín dụng o Đầu tư và kinh doanh khác  Nguồn nhân lực  Cơ cấu tổ chức bộ máy và hệ thống quản trịđiều hành  Công nghệ thông tin và hệ thống thông tin quản lý  Chiến lược kinh doanh hiện tại Thứ hai: Xác định điểm mạnh vàđiểm yếu của NHCTVN NHCTVN tiến hành đánh giáđiểm mạnh vàđiểm yếu ở tất cả các mặt, các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng.Nội dung các đánh giá này rất cụ thể và chi tiết. Không cóđánh giá mang tính tổng thể. 2.3.1.3. Kết hợp phân tích môi trường bên trong bên ngoài với mong muốn, kỳ vọng của lãnh đạo ( quan điểm chiến lược) 2.3.1.4. Hình thành sứ mệnh và mục tiêu chiến lược  Tầm nhìn chiến lược  Các mục tiêu chiến lược 2.3.1.5. Hình thành các phương án chiến lược  Các quan điểm lựa chọn chiến lược  Phân tích các phương án chiến lược 2.3.1.6.Chiến lược kinh doanh đến năm 2010  Chiến lược kinh doanh tổng thể.  Các chiến lược hoạt động chủ yếu, giải pháp thực hiện chiến lược. 2.3.1.7. Tổ chức và phân công thực hiện chiến lược. Có thể tóm tắt lại quy trình xây dựng chiến lược tại NHCTVN bằng một sơđò như sau: Sơđồ 2.1: Quy trình xây dựng chiến lược tại NHCTVN 1.Phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh bên ngoài 3.Các quan điểm, mong muốn, kỳ vọng của lãnh đạo doanh nghiệp 2.Đánh giá và phán đoán đúng môi trường bên trong của doanh nghiệp [...]... tài chính • Tổ chức và thực hiện chiến lược 3.ĐÁNHGIÁHOẠTĐỘNGXÂYDỰNGCHIẾNLƯỢCTẠI NHCTVN 3.1.Những kết quả • Bước đầu đã xây dựng được một chiến lược tương đối toàn diện Chiến lược này đã bao gồm tổng quát các hoạt động kinh doanh của NHCTVN • Bước đầu đã hình thành nên quy trình xây dựng chiến lược Chiến lược kinh doanh của NHCTVN đãđược xây dựng trên một quy trình phù hợp với quy trình xây dựng chiến... ra đãđáp ứng được các yêu cầu về mục tiêu khi xây dựng chiến lược 3.2 Tồn tại và nguyên nhân 3.2.1.Tồn tại Đây là lần đầu tiên chiến lược được xây dựng một cách bàn bản tại NHCTVN chính vì vậy quá trình xây dựng chiến lược của NHCTVN vẫn còn bộc lộ một số tồn tại: • Chiến lược được xây dựng trên rất nhiều báo cáo và sự phân tích thực trạng do dựán AFD (Dựán của Ngân hàng nhà nước do chínhphủ Pháp tài... đến các cổđông, hạn chế này tồn tại do bối cảnh NHCTVN xây dựng chiến lược khi lộ trình cổ phần hoá các NHTMNN chưa có thời điểm cụ thể • Trong quá trình xây dựng chiến lược chưa có một nghiên cứu tổng thể về chiến lược của các đối thủ cạnh tranh vìđây cũng là lần đầu tiên Ngân hàng nhà nước yêu cầu các Ngân hàng thương mại nhà nước xây dựng chiến lược • NHCTVN chưa xây dựng vàáp dụng quy trình phân... chính sách chưa thực sự hoàn thiện là một khó khăn trong quá trình xây dựng các dự báo • NHCTVN chưa có bộ phận chuyên trách xây dựng chiến lược và chưa cóquy trình phân tích đối thủ cạnh tranh do đó gây khó khăn cho quá trình xây dựng chiến lược 3.2.2.2.Nguyên nhân khách quan - Thứ nhất, trong một thời gian dài, NHCTVN hoạt động cơ chế cũ với những ưu đãi không nhỏđối với các NHTM Nhà nước (NHTM quốc... xuất hiện một cách định tính vàđược phân tích trên một mô hình duy nhất, chưa có quá trình nghiên cứu vàáp dụng các mô hình, ma trận khác mang tính định lượng cao hơn • Việc thiết lập các mục tiêu của NHCTVN vẫn chủ yếu dựa vào các số liệu trong quá khứ sự phán đoán và kỳ vọng của ban xây dựng chiến lược, chưa thực sựđược áp dụng với một mô hình mang tính định lượng • Tầm nhìn chiến lược được tuyên... thống chiến lược khá toàn diện và Trình độ hoạch địch chiến lược đãđược nâng lên phù hợp với định hướng thị trường • Trong quá trình xây dựng đãđánh giá một cách toàn diện môi trường kinh doanh và nội bộ NHCTVN trên cơ sởđó nhận thức rõđược cơ hội, nguy cơ vàđiểm manh, điểm yếu của mình, từđóđề ra được những giải pháp chiến lược tương đối đối đầy đủ và toàn diện phù hợp với hệ thống mục tiêu đãđề ra •... 6.Lựa chọn chiến lược tối ưu phù hợp với phương pháp sử dụng 7.Tổ chức và phân công hiện chiến lược 4 - Sứ mệnh -Mục tiêu 2.3.2.Một số nội dung chính của chiến lược Sau khi thực hiện đầy đủ các bước trên NHCTVN hình thành nên chiến lược kinh doanh đến năm 2010 , Bao gồm các phần sau: • Sứ mệnh • Mục tiêu chiến lược • Chiến lược chung đến năm 2010 • Chiến lược chức năng cho các lĩnh vực cụ thể:  Chiến... pháp, xu thế hội nhập và thành tựu công nghệđã làm gia tăng những mạnh mẽ các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng - tài chính cũng tạo nên áp lực cạnh tranh mới: đa dạng hơn, phức tạp hơn và trình độ cao hơn NHCTVN bắt đầu buộc phải đối phó với những thay đổi này Thứ hai, tình hình chung của các NHTM có sự hạn chế trong hoạt động theo cơ chế thị trường nên chưa có sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thành . trưởng hoạt động kinh doanh tại NHCTVN Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005- NHCTVN Sau hơn mười tám năm xây dựng và trưởng thành, NHCTVN đã vượt qua nhiều khó. Thị phần cho vay vàđầu tư tại NHCTVN hiện nay Nguồn : Trang tin điện tử (website) - NHCTVN Các hoạt động dịch vụ khác của NHCTVN cũng không ngừng được nâng

Ngày đăng: 02/11/2013, 15:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCTVN - THỰCTRẠNGHOẠTĐỘNGXÂYDỰNGCHIẾNLƯỢCKINHDOANHTẠI NHCTVN
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCTVN (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w