1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phương pháp đánh giá lựa chọn giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thi công dựa trên các chỉ tiêu chất lượng, thời gian và chi phí trong điều kiện xây dựng ở việt nam

166 43 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 166
Dung lượng 2,6 MB

Nội dung

Nghiên cứu phương pháp đánh giá, lựa chọn giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thi công gọi tắt là phương án tổ chức xây dựng công trình dựa trên ba chỉ tiêu chất lượng, thời gian và

Trang 1

Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-

NGUYỄN QUỐC BÌNH

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG DỰA TRÊN CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG, THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ – TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG Ở

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS NGÔ QUANG TƯỜNG

Chữ ký : ………

Cán bộ chấm nhận xét 1 :

Chữ ký : ………

Cán bộ chấm nhận xét 2 :

Chữ ký : ……… Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN

THẠC SĨ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày tháng năm 2006

Trang 3

Tp HCM, ngày tháng năm 2006

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: NGUYỄN QUỐC BÌNH Phái: nam Ngày, tháng, năm sinh: 22-09-1980 Nơi sinh: Quảng Ngãi Chuyên ngành: Công nghệ và Quản lý xây dựng MSHV: 00804191

I- TÊN ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu phương pháp đánh giá lựa chọn giải pháp kỹ thuật vàbiện pháp tổ chức thi công dựa trên các chỉ tiêu chất lượng, thời gian và chi phí – Trong điều kiện xây dựng ở Việt Nam II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

Chương 1 : Mở đầu

Chương 2 : Phương pháp đánh giá các phương án kỹ thuật về mặt kinh tế

Chương 3 : Quan điểm, thực trạng và phân loại đánh giá các phương án kỹ thuật về mặt kinh tế

Chương 4 : Khảo sát và thu thập số liệu

Chương 5 : Phương pháp đánh giá, lựa chọn giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức Chương 6 : Áp dụng phân tích dự án điển hình

Chương 7 : Kết luận, kiến nghị

III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS NGÔ QUANG TƯỜNG

TS NGÔ QUANG TƯỜNG TS NGÔ QUANG TƯỜNG

Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua

Ngày tháng năm 2006

TRƯỞNG PHÒNG ĐT – SĐH TRƯỞNG KHOA QL NGÀNH

Trang 4

Xin chân thành cảm ơn đến :

Thầy giáo T.S Ngô Quang Tường, người thầy đáng kính đã tận tình hướng dẫn, hổ trợ và truyền dạy tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án

Thầy giáo Th.S Nguyễn Văn Cự - Trường đại học xây dựng Hà Nội, đã góp ý cho nội dung đề tài và cung cấp tài liệu tham khảo giúp tôi hoàn thành luận án này

Các thầy cô và các bạn học viên K.14 và K.15 ngành Công Nghệ và Quản Lý Xây Dựng

đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận án trong thời gian vừa qua

Trân trọng

TP Hồ Chí Minh, ngày 30 – 9 – 2006

Trang 5

Đối với nhà thầu xây dựng giai đoạn thi công là quan trọng nhất trong quá trình thực hiện một dự án Việc lựa chọn phương án “Giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thi công” của nhà thầu hiện nay chỉ dừng ở mức độ so sánh thời gian và chi phí, luôn cho rằng

“chất lượng” là cái luôn đạt được trong quá trình thực hiện

Nghiên cứu này đề xuất một phương pháp đánh giá lựa chọn các phương án “Giải pháp

kỹ thuật và biện pháp tổ chức thi công” khác nhau dựa trên 3 chỉ tiêu thời gian , chi phí

và chất lượng Nhận thức được rằng, “Chất lượng” không phải là hiển nhiên mà đạt được

Để đạt được “Chất lượng” phải tốn một chi phí nhất định Phương án được chọn là phương án phải đảm bảo về mặt kinh tế, thời gian và chất lượng với chi phí cho một đơn

vị chất lượng là thấp nhất

ABSTRACT

With respect to contractor in construction of working phase is the process of performing

of great importance for the project As per the option of project “ technology solution and method statement” of contractor is now just stop compare level in the time and the cost,

to be think that “ quality” is naturally obtainment in process of performing

This research proposed an method in order to assess the option for various plans “ technology solution and method statement” on three norms as time, cost and quality To

be aware that, “quality” is not naturally to obtain In order to obtain “ quality” must pay for fixed cost Selected plan must be a plan to ensure economic, time and quality, the cost

of qualitative unit is the lowest

Trang 6

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ vi

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU 1.1 Cơ sở nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3 Các vấn đề cần nghiên cứu 4

1.4 Tầm quan trọng của nghiên cứu 4

1.5 Các giả thuyết cho luận văn 5

1.6 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 6

1.7 Giới hạn nghiên cứu 6

1.8 Phương pháp nghiên cứu 6

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT VỀ MẶT KINH TẾ 2.1 Khái niệm 9

2.2 Phân loại các phương pháp đánh giá các phương án kỹ thuật về mặt kinh tế 9

2.3 Phương pháp dùng một vài chỉ tiêu tài chính kinh tế tổng hợp hết hợp với hệ chỉ tiêu bổ sung 11

2.4 Phương pháp dùng một chỉ tiêu không đơn vị đo để xếp hang phương án 15

2.5 Phương pháp giá trị - Giá trị sử dụng 31

2.6 Phương pháp toán quy hoạch tối ưu 36

CHƯƠNG 3 : QUAN ĐIỂM, THỰC TRẠNG VÀ PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ CÁC PHUƠNG ÁN KỸ THUẬT VỀ MẶT KINH TẾ 3.1 Quan điểm 39

3.2 Phân loại 40

3.3 Thực trạng 52

CHƯƠNG 4 : THU THẬP SỐ LIỆU VÀ TIẾN HÀNH KHẢO SÁT 4.1 Phương pháp thu thập số liệu và nguồn gốc số liệu thống kê .60

4.2 Phương pháp và nội dung thu thập số liệu bằng bảng câu hỏi 62

4.3 Phương pháp thống kê và phân tích 64

Trang 7

5.1 Tổng quan 67

5.2 Phương pháp đánh giá 80

5.3 Các bước thực hiện bài toán .92

CHƯƠNG 6 : ÁP DỤNG PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐIỂN HÌNH 6.1 Giới thiệu về dự án 94

6.2 Phân tích lựa chọn giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức 99

CHƯƠNG 7 : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

Bảng 2.7 : Kết quả làm mất đơn vị đo

Bảng 2.8 : Kết quả tính toán chỉ tiêu tổng hợp

Bảng 2.9 : Kết quả so sánh phần trăm các phương án

Bảng 2.10 : Số liệu ví dụ

Bảng 3.1 : Mô tả các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng

Bảng 3.2 : Phân loại các trường hợp đánh giá các phương án giải pháp kỹ thuật

và biện pháp tổ chức

Bảng 4.1 : Các danh nghiệp được khảo sát trên địa bàn Tp Hổ Chí Minh

Bảng 4.2 : Phân loại theo cấp quản lý

Bảng 4.3 : Phân loại theo năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng

Bảng 6.1 : Dự toán trúng thầu

Bảng 6.2 : Bảng tổng hợp giá thi công Coppha

Bảng 6.3 : Bảng tổng hợp giá thi công Bê tông

Bảng 6.4 : Bảng giá Bê tông

Bảng 6.5 : Công xuất thi công của máy vận thăng và cẩu tháp

Bảng 6.6 : Các phương án điển hình

Bảng 6.7 : Bảng tổng hợp chi phí cho từng phương án

Bảng 6.8 : Tổng hợp kết quả của từng phương án

Bảng 6.9 : Kết quả tính ma trận vuông Warkentin

Bảng 6.10 : Xác định chất lượng tổng hợp cho từng phương án

Trang 9

Họ và tên: NGUYỄN QUỐC BÌNH

Ngày, tháng, năm sinh: 22 – 09 - 1980 Nơi sinh: Quảng Ngãi

Địa chỉ liên lạc: Thị trấn Châu ổ - Huyện Bình sơn – Quảng Ngãi

Điện thoại : 0909 202 689

QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

Từ năm 1997 – 2002 : Sinh viên Đại học bách khoa TP HCM

Ngành : Xây dựng DD&CN

Từ năm 2004 – 2006 : Học viên cao học Đại học bách khoa TP HCM

Ngành : Công nghệ và Quản lý xây dựng

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Từ năm 2002 đến 2004 : Trung tâm KĐ CLCTXD – SXD tỉnh Long An

Từ năm 2004 đến 2005 : Công ty Xây dựng & Thương mại Phúc Thịnh

TP Hồ Chí Minh

Từ năm 1/ 2006 đến nay : Công ty Cổ phần nước và môi trường WACO

TP Hồ Chí Minh

Trang 10

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU:

Trong hoạt động xây dựng Chủ đầu tư, Tư vấn, Nhà thầu lúc nào cũng quan

tâm đến chất lượng, thời gian và chi phí đặt biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay

của nước ta và thế giới, ngành xây dựng đặt mình trước nhiệm vụ to lớn và chịu tác

động mạnh mẽ từ tất cả các nền kinh tế khác Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh

để khẳng định vị trí là không thể tránh khỏi, mặt khác trong điều kiện cung nhiều hơn

cầu như vậy thì chỉ tiêu chất lượng, thời gian và chi phí lúc nào cũng đặt lên đầu và

cần phải đảm bảo

Trên thực tế cho thấy đối với mỗi giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thi

công khác nhau sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố chất lượng, thời gian, chi phí là khác

nhau Nghiên cứu phương pháp đánh giá, lựa chọn giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ

chức thi công (gọi tắt là phương án tổ chức xây dựng công trình) dựa trên ba chỉ tiêu

chất lượng, thời gian và chi phí sẽ giúp ta giải quyết những vấn đề sau:

Các phương án tổ chức xây dựng được hình thành và lựa chọn mang tính chất ý

tưởng trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật và sẽ được cụ thể trong giai đoạn triển khai thi

công công trình sao cho phù hợp với điều kiện năng lực của đơn vị thi công và đáp

ứng được những yêu cầu của chủ đầu tư cũng như yêu cầu của công trình thông qua

hợp đồng xây dựng và những yêu cầu mang tính chất xã hội của công trình Việc đánh

giá, lựa chọn các phương án tổ chức xây dựng có ý nghĩa và mục tiêu cụ thể đối với

từng thành phần tham gia dự án

Cơ quan quản lý nhà nước : Là cơ sở khoa học trong việc xét duyệt thiết kế,

lựa chọn phương án đầu tư xây dựng

Chủ đầu tư : Việc lựa chọn giúp nhà đầu tư hình dung được quy mô của công

trình cũng như các yêu cầu về kỹ thuật thi công, nhờ đó có định hướng cho việc lựa

Trang 11

chọn nhà thầu hợp lý trước khi thi công, có kế hoạch giám sát, giao nhận khối lượng

và thanh toán, quyết toán kịp thời cho nhà thầu xây dựng

Nhà thầu xây dựng : Công tác lập và lựa chọn giải pháp kỹ thuật và biện pháp

tổ chức thi công trước khi triển khai công trình, hay khi hoàn thành hồ sơ dự thầu có

thể tuyển chọn phương án để tham gia đấu thầu, là bước cụ thể hóa các nhiệm vụ, tính

toán và lập kế hoạch sao cho phù hợp với các điều kiện cụ thể của mình Nhà thầu sẽ

lựa chọn phương án gồm những giải pháp công nghệ thích hợp với khả năng và kinh

nghiệm của mình, có cách tổ chức quá trình thi công và bố trí mặt bằng hợp lý, có

điều kiện chủ động đảm bảo các nhu cầu về vốn, nguồn lực…

Bên cạnh đó hiện nay chúng ta chưa có một phương pháp nào xem xét toàn

diện theo các quan điểm lợi ích khác nhau của chủ đầu tư, nhà thầu cũng như xã hội

Chưa có một phương pháp nào dùng để so sánh các phương án khác nhau dựa trên một

mặt bằng chất lượng, thời gian và chi phí khác nhau Trên thực tế các phương pháp lựa

chọn phần lớn dựa trên hai chỉ tiêu chi phí và chất lượng luôn giả thiết rằng chất lượng

lúc nào cũng đảm bảo và cũng chưa xây dựng được mô hình lựa chọn dựa trên ba chỉ

tiêu chất lượng , thời gian và chi phí

Một phương án về “Giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thi công” phải đáp

ứng được các yêu cầu sau :

- Về công nghệ : Phải đề xuất các giải pháp công nghệ phù hợp với đặc điểm

của công trình, quy mô công việc và điều kiện thi công

- Về kỹ thuật : Phải phù hợp với quy trình, quy phạm, qua việc lựa chọn máy

móc, thiết bị thi công với các thông số kỹ thuật hợp lý, đảm bảo cho biện pháp thi

công phù hợp với yêu cầu về chất lượng công trình, với điều kiện tổ chức, điều kiện tự

nhiên, đảm bảo năng xuất đồng thời phải đảm bảo về nguồn cung cấp, nguồn lực, đầy

đủ, chất lượng, kịp thời, đồng bộ, đảm bảo cho quá trình thi công liên tục …

- Về tổ chức : Phương án thể hiện mục tiêu của đơn vị thi công hướng tới hiệu

quả cao hơn trong việc phân chia và phối hợp các quy trình trên công trường trong thời

Trang 12

gian ngắn nhất có thể, tổ chức cung ứng và phục phụ thi công phù hợp với năng lực

của đơn vị thi công, điều kiện tự nhiện và mặt bằng xây dựng Ngoài ra phải đưa ra

các biện pháp đảm bảo an toàn công trình, an toàn lao động và vệ sinh môi trường

- Về mặt kinh tế : Phương án phải đảm bảo giá thành thực hiện từng công việc

cũng như toàn bộ công trình là thấp nhất, trên cơ sở đảm bảo các điều kiện khác

- Về mặt kiểm tra, điều chỉnh, phòng ngừa : Phương án phải đảm bảo các yêu

cầu sau :

+ Là văn bản định hướng chung cho quá trình thi công

+ Làm căn cứ để đánh giá kết quả qua từng công đoạn, giai đoạn thi công

+ Tạo điều kiện để điều chỉnh các quyết định

+ Làm cơ sở để phòng ngừa rủi ro

Vấn đề so sánh, đánh giá và lựa chọn lựa chọn giải pháp kỹ thuật và biện pháp

tổ chức thi công nhằm mục đích quản lý tốt chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí, an

toàn làm giảm đáng kể thất thoát trong đầu tư xây dựng công trình

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thi công là xác định về một giải pháp

tổng thể, khả thi nhằm biến kế hoạch đầu tư và bản thiết kế công trình thành hiện

thực đưa vào sử dụng phù hợp với những mong muốn về chất lượng, tiến độ thực hiện

và tiết kiện chi phí và an toàn lao động theo yêu cầu đặt ra trong giai đoạn chuẩn bị

cho đến khi thi công xây dựng công trình Theo phương diện tổ chức thi công thì Giải

pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thi công là một tổ hợp các biện pháp về mặt công

nghệ, kỹ thuật, tổ chức, kinh tế và xã hội, thể hiện tổng hợp nhiều phương pháp khác

nhau để thực hiện công việc một cách hợp lý nhất trong điều kiện cho phép

Đây là nghiên cứu ứng dụng Mục tiêu của đề tài là xây dựng một mô hình toán

hổ trợ việc lựa chọn Giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thi công sao cho tìm

Trang 13

được phương án tối ưu về mặt chất lượng với thời gian thực hiện thấp nhất và chi phí

là ít nhất Nâng cao hiệu quả kinh tế đầu tư và tác động tốt đến các yếu tố xã hội

1.3 CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu đánh giá , lựa chọn “Giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ

chức thi công” bao gồm các vấn đề cụ thể như sau:

+ Định rõ phương hướng thi công tổng quát, bố trí thứ tự khởi công và hoàn

thành các công việc, hạng mục

+ Lựa chọn các phương án kỹ thuật, công nghệ và các biện pháp tổ chức thi

công chính

+ Lựa chọn thiết bị, máy móc và các phương tiện thi công thích hợp

+ Thiết kế tiến độ thi công

+ Xác định các nhu cầu về vật tư, kỹ thuật phù hợp với tiến độ thi công đã lập

+ Xác định hiệu quả đem lại thời gian và chi phí cho từng phương án

+ Xác định ảnh hưởng của từng phương án kỹ thuật, công nghệ và các biện

pháp tổ chức đối với chất lượng của công trình

+ Phương pháp đánh giá lựa chọn giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức

+ Đưa ra kết luận và đề xuất kiến nghị đối với nhà thầu hti công và các thành

phần liên quan phục vụ cho các nghiên cứu về sau

1.4 TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHIÊN CỨU

Quyết định lựa chọn thiết bị, công nghệ, biện pháp tổ chức thi công là một vấn

đề không phải nhà thầu nào cũng quan tâm Hiệu quả đem lại thành công của dự án

phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề trên :

Kết quả nghiên cứu này sẽ:

- Giúp cho nhà thầu hiểu rõ vai trò của việc lựa chọn giải pháp kỹ thuật và biện

pháp thi công

Trang 14

- Tạo cho nhà thầu có thêm phương pháp giải quyết trong việc lựa chọn các

giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thi công sao cho phù hợp với điều kiện của

mình mà vẫn đảm bảo được chất lượng của công trình theo yêu cầu, trong thời gian và

chi phí thấp nhất

- Tăng vị thế cạnh tranh của nhà thầu trong nền kinh tế thị trường

- Có tác động tốt về mặt xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư của công trình, mang

lại hiệu quả kinh tế –xã hội cao

- Cơ sở cho nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chính sách định

hướng nâng cao hiệu quả quản lý và đầu tư

- Bên cạnh đó còn góp phần vào thực hiện chủ trương của nhà nước về đảm

bảo chất lượng công trình xây dựng, vấn đề mà trước nay ít được quan tâm

1.5 CÁC GIẢ THUYẾT CHO LUẬN VĂN

Luận văn này sử dụng nhiều tài liệu và số liệu từ các doanh nghiệp kinh doanh

xây dựng trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh như giá vật tư, giá thuê mua thiết bị,

giá thuê mua máy xây dựng, giá cung cấp vật liệu, giá nhân công, thiết bị, công

nghệ… Có sử dụng định mức dự toán xây dựng cơ bản, đơn giá vật liệu xây dựng từ

nguồn Sở Tài chính Tp.HCM

Ngoài ra luận văn còn sử dụng số liệu từ các dự án đầu tư xây dựng để phục vụ

cho ví dụ minh họa và các dự án này đã được duyệt nên các số liệu trong dự án xem

như chính xác

Với giả thuyết là nguồn tài chính, vật tư, nhân lực, máy móc thiết bị là không

giới hạn trong quá trình triển khai dự án, không xét tới hai mục tiêu an toàn lao động

và môi trường Các vấn đề liên quan đến chất lượng, thời gian, chi phí của công trình

không được nêu trong đề tài như ảnh hưởng của Thiết kế tổng mặt bằng, các rủi ro

trong quá trình thi công… Xem như không ảnh hưởng

Trang 15

1.6 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Phạm vi nghiên cứu: Trường hợp nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn cho các

công trình chung cư cao tầng, hoặc các công trình có tính chất tương tự, xây dựng trên

địa bàn TP Hồ Chí Minh Tuy nhiên trên cơ sở của nghiên cứu có thể mở rộng để thực

hiện cho các công trình có tính chất khác

Đối tượng nghiên cứu: Các dự án chung cư nhà cao tầng, các giải pháp kỹ thuật,

công nghệ, các biện pháp tổ chức,

1.7 GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU

Giai đoạn thi công là giai đoạn mà chi phí của nhà đầu tư bỏ ra là nhiều nhất

đồng thời là giai đoạn quyết định chất lượng và thời gian hoàn thành dự án như tác

động về mặt xã hội của công trình là lớn nhất Vì vậy trong giới hạn của đề tài, tác

giả chỉ giải quyết vấn đề dưới góc độ lợi ích của nhà thầu thi công trong giai đoạn

công trình đã được phê duyệt thiết kế kỹ thuật và chuẩn bị triển khai giai đoạn thi

công

Kết quả phương pháp nghiên cứu này chỉ phù hợp cho các chung cư nhà cao tầng

hay những công trình nhà cao tầng có tính chất tương tự trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Minh và chỉ đứng trên giác độ lợi ích của nhà thầu thi công Những trường khác cần

phải được nghiên cứu điều chỉnh

Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tính toán cho một dự án cụ thể

1.8 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khảo sát và thu thập các thông tin, dữ liệu bao gồm :

- Bảng giá vật liệu xây dựng của Sở Tài Chính Vật Giá Tp.HCM

- Bảng giá thuê mua coppa, máy xây dựng, vật tư, thuê công nghệ… thị truờng

thành phố Hồ Chí Minh

- Dự án dầu tư xây dựng Cụm Chung cư Phường 21 – BìnhThạnh – Tp.HCM

Trang 16

- Các văn bản chính sách quản lý nhà nước như :

Nghị định 66/2003/ND-CP – Bổ sung một số điều của quy chế đấu thầu của

nghị định 88/1999/ND-CP

Luật xây dựng số 26/2003/QH-11 – 2003

Nghị định 07/2003/ND-CP – Bổ sung “Quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ

bản” của nghị định 52/1999/ND-CP và 12/2000/ND-CP

Nghị định 16 /2005/ND-CP – Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình –

7/2/2005

Nghị định 209/2004/ND-CP – Quản lý chất lượng công trình xây dựng –

16/12/2004

- Dùng phiếu khảo sát lấy ý kiến các chuyên gia về chất lượng công trình xây

dựng và các vấn đề khác

- Các thuật toán phương pháp được sử dụng như : Phương pháp giá trị, giá trị sử

dụng, Phương pháp Pattern, Phương pháp ma trận vuông Warkentin

- Các phần mềm được sử dụng như : Lập tiến độ MS Project, Excell, Các phần

mềm dự toán

Trang 17

Mô hình nghiên cứu

NĂNG LỰC NHÀ THẦU

THƠNG BÁO TRÚNG THẦU

HỢP ĐỒNG THI CƠNG

YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG TRONG HỒ

SƠ MỜI THẦU

HỆ THỐNG VĂN BẢN QLCL CÙA NHÀ NƯỚC

THỜI GIAN HỒN THÀNH

GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG

CHẤT LƯỢNG YÊU CẦU

THƯỞNG PHẠT HĐ

HỆ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG

Ý KIẾN CHUYÊN GIA THỐNG KÊ, PHÂN TÍCH

KHẢ NĂNG CUNG CẤP CƠNG NGHỆ

QUY MƠ, LOẠI CƠNG TRÌNH

CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC

CÁC CƠNG NGHỆ THI CƠNG

CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CƠNG

Trang 18

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG ÁN KỸ

THUẬT VỀ MẶT KINH TẾ

2.1 KHÁI NIỆM

Như ta đã biết đầu tư có hai hình thức : đầu tư vào các đối tượng vật chất và

đầu tư tài chính Hình thức đầu tư thứ nhất luôn luôn gắn liền với một phương án kĩ

thuật nhất định như thiết bị và máy cho dây chuyền công nghệ, các giải pháp xây

dựng cho dự án đầu tư Vì vậy việc đánh giá các phương án kĩ thuật về mặt kinh tế là

rất cần thiết

Phương pháp hiện hành về mặt đánh giá các dự án đầu tư cho các đối tượng

vật chất chỉ là một trong những các phương pháp đánh giá các phương án kĩ thuật về

mặt kinh tế quan trọng nhất, nhưng ở đó mới đi sâu vào các chỉ tiêu tài chính và kinh

tế tổng quát, mà chưa đi sâu vào các chỉ tiêu đánh giá các giải pháp bộ phận kĩ thuật

2.2 PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG ÁN KĨ

THUẬT VỀ MẶT KINH TẾ

2.2.1 Đánh giá phương án về mặt định tính và mặt định lượng

Để giải quyết tốt một vấn đề gì, phải chú ý giải quyết một số vấn đề quan

trọng nhất, đó là các vấn đề: định tính, định hướng, định hình và định lượng của vấn

đề nêu ra cần giải quyết

Phân tích định tính chủ yếu dựa trên các cơ sở lí luận khoa học đã được đúc kết

qua kinh nghiệm thực tiễn và được bổ sung bằng các dự báo trong tương lai để giải

quyết vấn đề Phân tích định tính đóng vai trò rất quan trọng, vì ngay từ đầu nó đã xác

định khuôn khổ tổng thể của một phương án, giúp cho việc lựa chọn phương án có

hiệu quả chưa cần đi vào phân tích định lượng một cách vất vả và tốn kém

Tuy nhiên nếu phân tích các phương án chỉ dừng lại ở mức phân tích định tính

mà chưa được hoàn thiện và bổ sung bằng phân tích định lượng thì cơ sở khoa học của

Trang 19

việc lựa chọn phương án vẫn chưa được đảm bảo, và trong thực tế vẫn có thể tiến

hành thực hiện được Nhiều khi các tính toán về mặt định lượng có thể làm ta thay đổi

chủ trương ban đầu đặt ra, vì qua tính toán định lượng có thể phát hiện ra các nhu cầu

quá lớn về nguồn lực để thực hiện phương án, mà các nguồn lực này không thể đáp

ứng

Vì vậy, trong thực tế phải luôn kết hợp hai phương pháp phân tích định tính và

phân tích định lượng để lựa chọn phương án Phương pháp phân tích định lượng hiện

nay gồm các phương pháp chính sau:

- Phương pháp dùng một vài chỉ tiêu tài chính, kinh tế tổng hợp kết hợp với một

hệ chỉ tiêu bổ sung

- Phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để xếp hạng phương án

- Phương pháp giá trị – giá trị sử dụng

- Phương pháp toán quy hoạch tối ưu

2.2.2 Sơ đồ phân loại phương pháp đánh giá phương án

Các phương pháp đánh giá phương án có thể phân loại theo hình 2.1:

Các phương pháp đánh giá các phương án kỹ thuật về mặt kinh tế

Phương pháp định

tính

Phương pháp định lượng

Phương pháp kết hợp định tính và định lượng

Các phương pháp khác

Phương pháp dùng

một vài chỉ tiêu kinh

tế tổng hợp, kết hợp

với một hệ chỉ tiêu

Trang 20

2.3 PHƯƠNG PHÁP DÙNG MỘT VÀI CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH KINH TẾ TỔNG

HỢP KẾT HỢP VỚI MỘT HỆ CHỈ TIÊU BỔ SUNG

2.3.1 Khái niệm

Phương pháp dùng một vài chỉ tiêu tài chính kinh tế tổng hợp kết hợp với một

hệ chỉ tiêu bổ sung lấy chỉ tiêu tài chính kinh tế tổng hợp làm chỉ tiêu chính để lựa

chọn phương án, còn hệ chỉ tiêu bổ sung chỉ có vai trò phụ Phương pháp này lấy chỉ

tiêu tài chính, kinh tế tổng hợp là chính để lựa chọn phương án vì chỉ có loại chỉ tiêu

này mới có thể phản ánh khái quát phương án một cách tương đối toàn diện các mặt

kinh tế, tài chính, kĩ thuật và xã hội của phương án, còn các chỉ tiêu kĩ thuật không có

khả năng này

Phương pháp đánh giá các phương án mà các chỉ tiêu tài chính, kinh tế tổng

hợp ở đây, như ở phần sau sẽ rõ, nằm ở mục phân tích tài chính và phân tích kinh tế –

xã hội của phương án, còn hệ chỉ tiêu bổ sung nằm một phần ở mục đánh giá lựa chọn

các giải pháp công nghệ và xây dựng của dự án, một phần nằm ở mục phân tích tài

chính và kinh tế – xã hội

2.3.2 Những ưu, nhược điểm của phương pháp

Những ưu điểm cơ bản của phương pháp dùng một vài chỉ tiêu tài chính, kinh tế

tổng hợp kết hợp với một hệ chỉ tiêu bổ sung là:

- Chỉ tiêu tài chính kinh tế có khả năng phản ánh khái quát mọi mặt kinh tế, kĩ

thuật và xã hội của dự án đầu tư, một khả năng mà các loại chỉ tiêu khác không thể có

hoặc có ở những mức thấp hơn

Ví dụ: Chỉ tiêu vốn đầu tư, giá thành sản phẩm và lợi nhuận có thể phản ánh

khái quát mọi mặt của dự án Cụ thể là khi trình độ kĩ thuật của phương án càng cao

thì suất vốn đầu tư càng cao, nhưng năng suất càng lớn và giá thành đơn vị sản phẩm

lại hạ và lợi nhuận có thể càng cao Khi các chỉ tiêu xã hội về cải thiện điều kiện làm

việc cho công nhân, bảo vệ môi trường càng cao thì suất vốn đầu tư của dự án càng

Trang 21

cao, giá thành sản phẩm do đó có thể bị nâng cao theo và lợi nhuận có thể bị hạ

xuống Tuy nhiên, việc cải thiện điều kiện làm việc vừa làm tăng vốn đầu tư, nhưng

lại có thể làm tăng năng suất và góp phần hạ giá thành sản phẩm cũng như nâng cao

lợi nhuận

Trong khi đó nếu ta chỉ lấy một chỉ tiêu kĩ thuật nào đó làm chỉ tiêu chính để

lựa chọn phương án thì có thể không toàn diện Ví dụ : Chỉ tiêu kĩ thuật về mức cơ

giới hóa có thể phản ánh các mặt kinh tế và xã hội của phương án nhưng vẫn chưa

hoàn toàn, vì mức cơ giới hoá càng cao thì suất vốn đầu tư thường càng cao, mức cải

thiện điều kiện lao động càng cao, nhưng chưa chắc đã làm cho việc bảo vệ môi

trường tốt hơn (độ thải chất độc, tiếng ồn…)

- Phương pháp này phản ánh toàn bộ phương án, vừa theo tổng thể vừa theo các

chi tiết, do đó giúp ta lựa chọn phương án được tốt hơn

- Phương pháp này có thể giúp ta lựa chọn phương án vừa tốt hơn về mặt kinh

tế, lại vừa tốt hơn về mặt kĩ thuật

- Phương pháp này phù hợp nhất với thực tế sản xuất kinh doanh vì nó lấy các

chỉ tiêu lợi nhuận, giá thành vốn đầu tư… để lựa chọn phương án Các chỉ tiêu này

phản ánh lợi ích trực tiếp và thiết thân của nhà đầu tư

Những nhược điểm cơ bản của phương pháp này :

- Các chỉ tiêu tính toán chịu sự biến động của giá cả và chính sách giá cả của

nhà nước, cho nên cùng một giải pháp kĩ thuật như nhau nhưng lại có thể có các chỉ

tiêu kinh tế khác nhau Cái đó làm khó khăn cho việc phân tích phương án

- Các chỉ tiêu tính toán chịu sự tác động của tỉ giá hối đoái, điều này nhiều khi

làm cho các chỉ tiêu tính toán không phản ánh đúng bản chất kĩ thuật của phương án,

hoặc gây lợi hại không lường trước được cho phương án

- Các chỉ tiêu tính toán chịu sự tác động của quan hệ cung cầu, nên các chỉ tiêu

này không phản ánh được bản chất ưu việt về kĩ thuật của phương án

Trang 22

- Hai phương án có trình độ kĩ thuật như nhau nhưng có thể có khả năng thu lợi

nhuận khác nhau, có giá cả sản phẩm khác nhau do quan hệ cung cầu gây nên

2.3.3 Hệ chỉ tiêu đánh giá phương án

Hệ chỉ tiêu đánh giá các phương án kĩ thuật về mặt kinh tế bao gồm các nhóm

chỉ tiêu sau:

2.3.3.1 Nhóm chỉ tiêu tài chính và kinh tế - xã hội

a Nhóm chỉ tiêu hệ quả tài chính và kinh tế - xã hội :

Các chỉ tiêu hệ quả tài chính

Các chỉ tiêu này đóng vai trò các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh lợi ích trực

tiếp của các doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu như lợi nhuận một sản phẩm, mức

doanh lợi một đồng vốn, thời hạn thu hồi vốn, hiệu số thu chi (NPW), suất thu lợi nội

tại (IRR), tỉ số thu chi…

Khi quyết định phương án chủ đầu tư chỉ dùng một trong các chỉ tiêu trên, các

chỉ tiêu còn lại chỉ để tham khảo

Các chỉ tiêu hệ quả kinh tế - xã hội

Các chỉ tiêu này phản ánh lợi ích toàn bộ nền kinh tế quốc dân và của toàn xã

hội, như mức đóng góp hàng năm cho ngân sách nhà nước của dự án, giải quyết thất

nghiệp, bảo vệ môi trường…

b Nhóm chỉ tiêu chi phí

- Chỉ tiêu giá cả sản phẩm

- Chỉ tiêu chi phí bao gồm:

+ Chi phí đầu tư bỏ ra một lần

+ Chi phí vận hành và khai thác thường xuyên

+ Nhu cầu ngoại tệ và vật tư hiếm Quý…

Trang 23

2.3.3.2 Nhóm chỉ tiêu về công năng (giá trị sử dụng) và trình độ kĩ thuật

a.Các chỉ tiêu về công năng, bao gồm:

- Với phần máy móc, thiết bị, đó là các chỉ tiêu công suất, tuổi thọ, độ tin cậy,

tính chống xâm thực của môi trường, mức nhiệt đới hoá, tính bảo tồn, chất lượng và

chủng loại sản phẩm, tính đa năng và chuyên dùng, chế độ vận hành theo thời gian và

tải trọng, tính công nghệ, phạm vi áp dụng… của máy móc

- Với phần xây dựng, đó là các chỉ tiêu : Các hệ số đánh giá giải pháp hình

khối và mặt bằng của công trình, tổng diện tích sàn và diện tích xây dựng, các chỉ tiêu

về vật lí kiến trúc, cấp công trình, về độ bền và độ chịu lửa, tuổi thọ công trình, độ ổn

định, sự phù hợp với day chuyền công nghệ, tính đa năng và dễ thay đổi của mặt bằng

công trình, tính công nghệ của các giải pháp xây dựng

b Các chỉ tiêu về trình độ kĩ thuật

- Với phần dây chuyền công nghệ đó là các chỉ tiêu: Mức cơ giới hoá, tự động

hoá, hệ số sử dụng nguyên liệu xuất phát, độ lâu chu kì công nghệ, mức nhiệt đới hoá,

tỉ lệ phần giá trị máy móc so với tổng giá trị xây dựng công trình, thế hệ kĩ thuật…

- Với phần kiến trúc xây dựng, đó là các chỉ tiêu: Mức áp dụng các loại vật liệu

và kết cấu xây dựng hiện đại, khả năng áp dụng các giải pháp công nghệ xây dựng

hiện đại…

2.3.3.3 Nhóm chỉ tiêu về mức tiện nghi và xã hội

Trong nhóm chỉ tiêu này gồm có:

- Các chỉ tiêu về điều kiện vệ sinh trong lao động như : ánh sáng, thông gió,

nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, từ trường, độ bụi, độ phóng xạ, độ thải chất độc hại, âm

thanh, rung động…

- Các chỉ tiêu về nhân trắc, biểu hiện sự phù hợp của kích thước con người đối

với máy móc và công trình

- Các chỉ tiêu về tâm sinh lí và tâm lí

Trang 24

- Các chỉ tiêu về an toàn kĩ thuật và an toàn lao động như : trình độ áp dụng các

biện pháp bảo đảm an toàn về chống cháy nổ, chống tai nạn lao động, chống động đất

thiên tai, tính vững chắc của máy móc, công trình…

- Các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường

Với khâu xây dựng, đó là các chỉ tiêu về bảo vệ đất đai, rừng cây, các công

trình hiện có xung quanh, hoa màu, đường xá và mức độ ô nhiễm môi trường do thi

công xây dựng gây nên

Với khâu khai thác và vận hành đó là các chỉ tiêu về mức thải các chất độc hại

của công trình làm hư hỏng mùa màng, sức khoẻ và tài nguyên thiên nhiên

- Các chỉ tiêu về thẩm mĩ công nghiệp và kiến trúc

- Các chỉ tiêu có liên quan đến quốc phòng

2.4 PHƯƠNG PHÁP DÙNG MỘT CHỈ TIÊU TỔNG HỢP KHÔNG ĐƠN VỊ ĐO

ĐỂ XẾP HẠNG PHƯƠNG ÁN

2.4.1 Khái niệm

Ở các phương pháp đánh giá các phương án hiện hành thường dùng một hệ chỉ

tiêu có các đơn vị đo khác nhau Trong quá trình so sánh khi dùng một hệ chỉ tiêu

người ta thường gặp khó khăn, như : một phương án này hơn phương án kia theo một

số chỉ tiêu, nhưng lại kém thua so với một số chỉ tiêu khác Ví dụ: một phương án có

suất vốn đầu tư lớn nhưng lại có giá thành một sản phẩm thấp, có mức cơ giới hoá cao

hơn nhưng suất vốn đầu tư cũng lớn hơn… Do đó, có một số tác giả đã nảy ra ý nghĩ

cần tìm một phương pháp tính gộp tất cả các chỉ tiêu cần so sánh có các đơn vị đo

khác nhau vào một chỉ tiêu duy nhất để xếp hạng phương án Muốn vậy thì các chỉ

tiêu phải được làm mất đơn vị đo mới có thể tính gộp vào nhau được Vì vậy, phương

án dùng chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để xếp hạng phương án đã ra đời

2.4.2 Các ưu, nhược điểm của phương pháp

Ưu điểm của phương pháp :

Trang 25

- Có thể tính gộp tất cả các chỉ tiêu có các đơn vị đo khác nhau vào một chỉ tiêu

duy nhất để xếp hạng các phương án nhờ một phương pháp làm mất đơn vị đo nhất

định của các chỉ tiêu Việc xếp hạng phương án ở đây như vây rất đơn giản và thống

nhất

- Có thể lôi cuốn nhiều chỉ tiêu vào so sánh, chỉ tiêu tổng hợp có thể phản ánh

trực tiếp và hội tụ nhiều chỉ tiêu

- Có tính đến tầm quan trọng của mỗi chỉ tiêu bị đưa vào so sánh bằng cách hỏi

ý kiến các chuyên gia

- Có thể biểu diễn các chỉ tiêu thường được diễn tả bằng lời (ví dụ các chỉ tiêu

về thẫm mĩ, về tâm lý…) thông qua bình điểm của các chuyên gia để đưa vào so sánh

Nhược điểm của phương pháp :

- Dễ mang tính chất chủ quan khi hỏi ý kiến của các chuyên gia

- Dễ che lấp mất chỉ tiêu chủ yếu nếu các chỉ tiêu đưa vào so sánh quá nhiều

- Dễ phản ánh trùng lặp các chỉ tiêu nếu việc lựa chọn các chỉ tiêu vào so sánh

không hợp lí

- Ít được dùng cho việc lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh thực tế, mà

ở đây người ta chỉ cần quan tâm đến một vài chỉ tiêu chủ yếu như lợi nhuận, nhu cầu

về vốn đầu tư và thời gian hoàn vốn…

2.4.3 Lĩnh vực áp dụng của phương pháp

Phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp sau:

- Khi phân tích dự án phần kết của kinh tế - xã hội, mà ở đây có nhiều chỉ tiêu

quan trọng như : mức đóng góp cho ngân sách, giải quyết nạn thất nghiệp, bảo vệ môi

trường… mà việc cân nhắc chúng để đánh giá phương án đều quan trọng gần như nhau

- Khi đánh giá các dự án không mang tính chất kinh doanh thu lợi nhuận, nhất

là các dự án phúc lợi công cộng (nhà nghỉ, bệnh viện công, công trình bảo vệ môi

trường…) mà ở đây chất lượng phục vụ được đề cao

Trang 26

- Khi định giá dịch vụ dựa trên chất lượng dịch vụ, ví dụ giá thuê phòng khách

sạn phụ thuộc vào mức tiện nghi của các phòng

- Cho việc thi các phương án thiết kế, để đánh giá lựa chọn nhà thầu mua sắm

vật tư

Các chỉ tiêu được đưa vào so sánh có thể là các chỉ tiêu giá trị (chi phí, giá cả,

vốn đầu tư…) hay là các chỉ tiêu giá trị sử dụng (công suất, tuổi thọ, mức cơ giới hoá,

trình độ tiện nghi…) hay là phối hợp cả hai loại chỉ tiêu trên

Các chỉ tiêu bị đưa vào so sánh có thể là có đơn vị đo, hoặc là không có đơn vị

đo (ví dụ mức cơ giới hoá, điểm số của chuyên gia đã cho…)

2.4.4 Một số phương pháp cụ thể

2.4.4.1 Phương pháp đơn giản nhất

Phương pháp đơn giản nhất chỉ dựa vào thang điểm cho trước và các điểm số đo

các chuyên gia thực hiện, các chỉ tiêu với các đơn vị đo cụ thể và trị số cụ thể vắng

mặt (chỉ có tên các chỉ tiêu là có mặt)

Phương pháp được minh hoạ bởi ví dụ sau:

Trong một dự án đầu tư người ta cần so sánh hai loại vật liệu : thép và sợi thủy

tinh để chế tạo sản phẩm của dự án Việc so sánh được tiến hành theo 8 chỉ tiêu: tính

chống ăn mòn, độ bền chắc, khả năng hàn nối, khả năng tạo hình linh hoạt, giá vật

liệu, chi phí gia công và độ hấp dẫn đối với thị trường

Mỗi chỉ tiêu được quy định một thang điểm tối đa là 10 Sau đó cần tiến hành

hỏi ý kiến của chuyên gia về mức đáp ứng yêu cầu của loại vật liệu đang xét đối với

đòi hỏi của các chỉ tiêu đang xét, cũng như đòi hỏi của sản phẩm đối với chỉ tiêu đang

xét (tức là tầm quan trọng của chỉ tiêu đang xét đối với sản phẩm) Tổng số các tích

số của hai điểm số do các chuyên gia thực hiện này sẽ giúp ta lựa chọn phương án tốt

nhất (xem bảng 2.1)

Các số điểm ở cột 3,4,5 là do hỏi ý kiến chuyên gia Với bảng tổng kết thì ở

các cột đó là số điểm trung bình của tất cả các chuyên gia

Trang 27

Từ bảng 2.1 ta thấy, ví dụ với chỉ tiêu tính chống ăn mòn, đòi hỏi của sản phẩm

định chế tạo của dự án đối với chỉ tiêu này rất cao (9 điểm), trong khi đó vật liệu thép

chỉ đáp ứng được với mức rất thấp là 2 điểm (vì thép dễ bị ăn mòn), còn vật liệu sợi

thuỷ tinh lại đáp ứng với mức rất cao (8 điểm),vì sợi thuỷ tinh có tính chống ăn mòn

rất tốt Ta cũng có thể giải thích một cách tương tự cho các dòng còn lại

Bảng 2.1

Mức đáp ứng của vật liệuđang xét cho chỉ tiêu đang xét

Các chỉ tiêu về tiêu

chuẩn lựa chọn

Số điểm cực đại của một chỉ tiêucho phép

Đòi hỏi của sản phẩm đối với chỉ tiêu đang xét(tầm quan trọng của chỉ

tiêu) Thép Sợi tinh thuỷ

1) Tính chống ăn

mòn

2) Độ bền chắc

3) Khả năng hàn nối

4) Khả năng tạo hình

linh hoạt

5) Giá vật liệu

6) Chi phí vật liệu

7) Độ hấp dẫn đối

Từ bảng 2.1 ta có thể rút ra kết quả cho điểm tổng cộng có tính đến tầm quan

trọng của chỉ tiêu ở bảng 2.2 như sau:

1 Tính chống ăn mòn

2 Độ bền chắc

3 Khả năng hàn nối

4 Khả năng tạo hình linh hoạt

5 Giá vật liệu

6 Chi phí gia công

Trang 28

7 Độ hấp dẫn đối với thị trường

Các số ở cột 2 và 3 là do tích số của các điểm số của cột 4 với cột 3 cũng như

của cột 5 với cột 3 ở bảng 2.1 Từ bảng ta thấy phương án vật liệu thép vẫn tốt hơn vì

251 > 227

2.4.4.2 Phương pháp Pattern

Theo phương pháp này trình tự tính toán như sau :

a Lựa chọn các chỉ tiêu để đưa vào so sánh :

Ở bước này cần chú ý không được đưa các chỉ tiêu trùng lặp nhau vào so sánh

Ví dụ không nên đưa vào so sánh chi phí sửa chữa, nếu đã đưa vào so sánh chỉ tiêu giá

thành sản phẩm, vì trong chỉ tiêu này đã có chi phí sửa chữa rồi Tuy nhiên với một số

chỉ tiêu về vật liệu hiếm quý ta vẫn có thể vừa tính trong chỉ tiêu giá thành vừa có thể

đưa vào thành một chỉ tiêu riêng dưới dạng đơn vị đo hiện vật

b Xác định hướng của các chỉ tiêu và làm cho các chỉ tiêu đồng hướng

Ở bước này trước hết phải xác định chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo (hàm

mục tiêu) là cực đại hay cực tiểu là tốt nhất Nếu hàm mục tiêu là cực tiểu thì các chỉ

tiêu về chi phí được để nguyên, còn các chỉ tiêu về hiệu quả và một số các chỉ tiêu về

giá trị sử dụng nói chung là phải đổi thành số nghịch đảo của chúng để đưa vào tính

toán Ví dụ chỉ tiêu lợi nhuận, năng suất, mức cơ giới hoá… phải thay bằng số nghịch

đảo của chúng (đem 1 chia cho các trị số của các chỉ tiêu đó)

c Làm mất đơn vị đo của các chỉ tiêu

Hiện nay có nhiều phương pháp làm mất đơn vị đo như phương pháp Pattern,

phương pháp giá trị nhỏ nhất, phương pháp giá trị lớn nhất, phương pháp giá trị định

mức, phương pháp dùng chỉ tiêu phương sai, phương pháp 0-1, phương pháp trị số tốt

nhất hay tiêu chuẩn, phương pháp so sánh cặp đôi các chỉ tiêu, trong đó phương pháp

Pattern và phương pháp so sánh cặp đôi thường hay được dùng hơn cả

Trang 29

Nếu dùng phương pháp Pattern ta làm mất đơn vị đo của chỉ tiêu Cij nào đó như

ij ij

C

C

P (2.1)

Trong đó:

Pij : Trị số không đơn vị đo của chỉ tiêu Cij tức là của chỉ tiêu i của phương án j

Cij : Trị số ban đầu có đơn vị đo của chỉ tiêu i phương án j

n : số phương án

d Xác định tầm quan trọng của mỗi chỉ tiêu

Hiện nay có nhiều phương pháp xác định tầm quan trọng của các chỉ tiêu đều

bằng cách cho điểm của chuyên gia, như: phương pháp ma trận vuông của Warkentin,

phương pháp cho điểm theo thang điểm cho trước, phương pháp trị số bình dân,

phương pháp nữa ma trận, phương pháp cây… trong đó phương pháp ma trận vuông

Warkentin thường được dùng hơn cả (sẽ trình bày cụ thể ở phần ví dụ)

e Xác định chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo của mỗi phương án để xếp hạng phương

Trong đó: Wi : Trong số chỉ tầm quan trọng của chỉ tiêu i được xác định ví dụ

theo phương pháp Warkentin Trị số Wi giống nhau cho mọi phương án

m : Là số lượng chỉ tiêu bị đưa vào so sánh Tuỳ theo hàm mục tiêu là cực đại

hay cực tiểu mà ta chọn trị số V nào là của phương án tốt nhất

Trang 30

Ví dụ 2.2:

Hãy so sánh 3 phương án đầu tư mua máy với các chỉ tiêu sau của mỗi phương

án theo phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để xếp hạng phương án

(xem bảng 2.3)

Chú ý: Ở bảng trên, khi chi phí lao động sống và xăng dầu đã được phản ánh

trong chỉ tiêu G, nhưng vì xăng dầu ở đây giả dụ là vật liệu hiếm quý và lao động

sống là một nhân tố quan trọng của sản xuất nên vẫn đưa chúng vào so sánh dưới

dạng chỉ tiêu hiện vật Trong trường hợp chung nhất một khi đã đưa vào so sánh chỉ

tiêu G thì thôi không cần đưa vào so sánh chỉ tiêu L và S

Bảng 2.3

đo P.án 1 P.án 2 P.án 3

1 Suất vốn đầu tư mua máy (ký hiệu là V)

2 Chi phí sử dụng máy cho một sản phẩm

300

15

30

8 0,6

400

10

20

6 0,8

Các bước tính toán như sau:

a) Xác định mục tiêu so sánh

Ở đây lấy hàm mục tiêu là cực tiểu (bé nhất là tốt nhất)

b) Lựa chọn các chỉ tiêu để đưa vào so sánh

Ở ví dụ này tạm lấy 5 chỉ tiêu để so sánh Trong thực tế có thể đưa vào nhiều

hơn như các chỉ tiêu tuổi thọ, độ thải chất độc, độ ồn, độ lâu thời gian khởi động máy,

độ bụi, từ trường, năng suất của máy, độ chống ăn mòn…5 chỉ tiêu được ký hiệu là V,

G, L, S, M

c) Làm cho các chỉ tiêu đồng hướng

Trang 31

Ở đây các chỉ tiêu V, G, L, S giữ nguyên, nhưng chỉ tiêu mức cơ giới hoá phải

lấy trị số nghịch đảo của nó là 1/0,4 = 2,5; 1/0,6 = 1,66 và 1/0,8 = 1,25 để tính toán, vì

mức cơ giới hoá phải càng lớn càng tốt, trong khi đó hàm mục tiêu lại lấy là cực tiểu

d) Làm mất đơn vị đo của các chỉ tiêu

Ở ví dụ này có 5 chỉ tiêu (I = 1,2…5) và 3 phương án (j = 1,2,3) Theo công thức

2.1 ta có:

P11 = 100 22,22

400300200

++

P12 = 100 33,33

400300200

++

P13 = 100 44,45

400300200

+

+

Ta tiếp tục tính toán cho các chỉ tiêu còn lại ( xem ở bảng kết quả 2.5)

e) Xác định trọng số theo phương án ma trận vuông của Warkentin

Các bước tính như sau :

- Lập một bảng ma trận vuông (xem bảng 2.4) ở dòng đầu của bảng ta đặt các

chỉ tiêu so sánh theo thứ tự :

BK1… BKj… BKm

Ở cột đầu ta đặt các chỉ tiêu:

BK1… BKi… BKm

Ở đây j là ký hiệu cột, i là ký hiệu của dòng và đều biến thiên từ 1 cho đến m vì là ma

trận vuông (chú ý ký hiệu i và j ở đây không phải là ký hiệu cho chỉ tiêu i và phương

án j)

Các chuyên gia tuỳ theo quan điểm của mình về tầm quan trọng của mỗi chỉ

tiêu sẽ tiến hành cho để bằng cách so sánh từng cặp các chỉ tiêu theo các ô của ma

trận vuông theo thang điểm từ 0 đến 4 theo các quy định sau:

Nếu BKi << BKj thì cho Hij = 0

Nếu BKi < BKj thì cho Hij = 1

Trang 32

Nếu BKi = BKj thì cho Hij = 2

Nếu BKi > BKj thì cho Hij = 3

Nếu BKi >> BKj thì cho Hij = 4

Ở đây Hij là điểm số chỉ tầm quan trọng của một chỉ tiêu BKi nào đó ở cột đầu

so với một chỉ tiêu BKj nào đó ở dòng đầu của bảng

Ký hiệu << là rất kém ý nghĩa hơn;

< là kém ý nghĩa hơn;

= là bằng nhau về ý nghĩa;

> là có ý nghĩa hơn;

>> là rất có ý nghĩa hơn

Nếu một chỉ tiêu BKi nào đó ở cột đầu kém ý nghĩa hơn ( kém quan trọng hơn)

so với một chỉ tiêu BKj nào đó ở dòng đầu, thì ta ghi vào ô gặp nhau của dòng và cột

của cặp chỉ tiêu này một trị số Hij = 1

Các trị số của Hij phải đảm bảo quy luật sau đây:

m- số dòng hay cột của ma trận vuông

Việc so sánh tầm quan trọng theo từng cặp chỉ tiêu cho từng ô được tiến hành

theo từng dòng

Một khi đã cho điểm xong dòng thứ nhất của bảng thì quan điểm cho điểm này

phải quán xuyến cho tất cả các dòng còn lại một cách thống nhất và ăn khớp với

nhau, tuyệt đối không thể cho điểm tuỳ tiện mỗi dòng một khác

Ở bảng 2.4 sau đây là kết quả cho điểm của một chuyên gia nào đó (còn kết

quả chung của nhiều chuyên gia thì phải lấy số trung bình)

Trang 33

Có thể giải thích vài trị số ở bảng trên như sau:

- Khi so sánh V(i =1) của cột đầu với V (j = 1) của dòng đầu ta cho vào ô gặp

nhau của cặp chỉ tiêu này ở một trị số Hij = 2 = H, vì hai chỉ tiêu này là một nên lẽ dĩ

nhiên chúng phải có ý nghĩa bằng nhau

- Khi so V (i = 1) ở cột đầu với G (j = 2) ở dòng đầu ta cho 3 vì quan niệm rằng

V quan trọng hơn G

- Khi so V (i =1) ỏ cột đầu với L (j = 3) ta cho 4 điểm vì cho rằng V rất có ý

nghĩa hơn so với L Một cách tương tự ta cho các ô còn lại của dòng đầu là 2 và 3

Nếu bây giờ chuyển sang giải thích các số ở dòng thứ 2 ta có:

- Nếu so G (i =2) với V (j=1) ta phải cho vào ô gặp nhau của chúng là 1(tức là

G kém ý nghĩa hơn so với V) vì ở dòng đầu ta đã cho V có ý nghĩa hơn G (3 điểm)

- Nếu so G (i =2) với G (j=2) thì ta phải cho vào ô gặp nhau 2 điểm vì đó chỉ là

một chỉ tiêu mà thôi (nên ý nghĩa bằng nhau)

Trang 34

- Nếu so G (i =2) với L (j=3) thì ta phải cho vào ô gặp nhau của chúng 3 điểm

với quan niệm rằng G quan trọng hơn L, vì ở dòng đầu ta đã cho V rất quan trọng hơn

L và quan trọng hơn G, như vậy G phải quan trọng hơn L

Một cách tương tự ta cho điểm các ô còn lại

Nếu nhận xét các trị số ở bảng, ta thấy tổng số của 2 trị số của 2 góc đối nhau

của một ô vuông nào đó luôn bằng tổng của 2 trị số của 2 góc đối nhau còn lại của ô

vuông

g Xác định trị số Sij theo công thức (2.2)

Trị số Sij là tích số giữa Pij và Wi của từng chỉ tiêu, ta có:

S11 = P11 W1 = 22,22 x 0,28 = 6,22

S12 = P12 W1 = 33,33 x 0,28 = 9,33

S13 = P13 W1 = 44,45 x 0,28 = 12,44 v.v…

h Xác định chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo của từng phương án

Dựa trên công thức 2.2 ta có, ví dụ trị số Vj của phương án 1 là (xem bảng 2.5):

1

1 11

m

i

W P S

Từ đó ta thấy phương án 3 là tốt nhất, vì 30,02 = min

Kết quả tính toán được trình bày ở bảng 2.5

Trang 35

2.4.4.3 Phương pháp dựa trên cách làm mất đơn vị đo của các chỉ tiêu bằng so

sánh cặp đôi

Trình tự tính toán của phương pháp này cũng giống như ở phương pháp đã trình

bày Chỉ có cách làm mất đơn vị đo của các chỉ tiêu và cách lựa chọn phương án cuối

cùng là có điểm khác Sau đây là cách tính cho từng cặp chỉ tiêu một (trong so sánh

thường có nhiều cặp)

a Cách làm mất đơn vị đo của các chỉ tiêu

Nếu ký hiệu i là chỉ tiêu i, a và b là phương án a, b, đại diện cho 2 chỉ tiêu phải

so sánh cằp đôi với nhau, ta có công thức làm mất đơn vị đo của các chỉ tiêu như sau:

ib

ia ia

B

B

D = (2.4) Trong đó:

Dia : chỉ tiêu không đơn vị đo của chỉ tiêu i của phương án a so với chỉ tiêu i của

phương án b

Dib : chỉ tiêu không đơn vị đo của chỉ tiêu i của phương án b so với chỉ tiêu i của

phương án a

Trang 36

BB ia, Bib : chỉ tiêu i ban đầu với một đơn vị đo cụ thể nào đó của phương án a, b

Ví dụ : Nếu có 3 chỉ tiêu bị đưa vào so sánh, thì ta phải:

- So chỉ tiêu 1 với chỉ tiêu 2

- So chỉ tiêu 1 với chỉ tiêu 3

- So chỉ tiêu 2 với chỉ tiêu 1

- So chỉ tiêu 2 với chỉ tiêu 3

- So chỉ tiêu 3 với chỉ tiêu 1

- So chỉ tiêu 3 với chỉ tiêu 2

Mỗi một cặp chỉ tiêu như trên hình thành 2 phương án a và b như đã trình bày ở

công thức trên

Theo ý kiến của một vài tác giả phương pháp này khắc phục được nhược điểm

của phương pháp hiện có là các kết quả tính toán của nó bị thay đổi theo cách chọn trị

số cơ sở làm mất đơn vị đo cũng như vào cách lựa chọn hướng của chỉ tiêu

b Cách xác định chỉ tiêu tổng hợp không đơn vi đo để xếp hạng phương án

Chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo của phương án a và b khi so sánh từng cặp

chỉ tiêu một được ký hiệu là Va và Vb tính theo công thức sau:

m i ; (2.5)

i ia

i ib

Wi : Trọng số của chỉ tiêu

m : Số lượng các chỉ tiêu được đưa vào so sánh

Trong bài toán thực tế sẽ có nhiều phương án bị so sánh, do đó sẽ có nhiều cặp

phương án bị so sánh a và b được tính toán theo công thức trên

Hai trị số Va và Vb được xác định theo (2.5) và sau đó sẽ được tính theo phần

trăm so với nhau, trong đó phương án nào cho trị số V lớn hơn được cho là 100%

Ví dụ: Nếu có 3 phương án a, b, c ta sẽ phải tính các cặp trị số phần trăm như

sau:

- Phần trăm của Va so với Vb cũng như của Va so với Vc

Trang 37

- Phần trăm của Vb so với Va cũng như của Vb so với Vc

- Phần trăm của Vc so với Va cũng như của Vc so với Vb

Nếu hàm mục tiêu là cực đại thì trước hết phải chọn ở ba tổ hợp so sánh kể trên một

trị số % nhỏ nhất của mỗi phương án nào đó so với 2 phương án kia Sau đó giữa các

% nhỏ nhất này ta chọn lấy một % lớn nhất tương ứng với phương án tốt nhất, tức là

lựa chọn phương án theo nguyên tắc minimax (hay quy tắc bi quan, tức là chọn trị số

lớn nhất trong các trị số bé nhất)

Ví dụ 4.4:

So sánh 3 phương án máy theo phương pháp làm mất đơn vị đo của các chỉ tiêu

bằng cách so sánh cặp đôi với các chỉ tiêu cụ thể ở bảng 2.7, trong đó trọng số Wi đã

được tính theo phương pháp ma trận vuông của Warkentin

Phương án j=2

Phương án j=3

1 Mức tự động hoá

2 Năng suất năm (tấn)

3 Vốn đầu tư (tỉ đồng)

0,35 0,25 0,40

0,4

110 2,40

Các bước tính toán:

a) Xác định hàm mục tiêu: Ở đây lấy lớn nhất là tốt nhất (cũng có thể lấy bé nhất là

tốt nhưng khi đó hai chỉ tiêu đầu phải thay bằng số nghịch đảo của chúng)

b) Làm cho các chỉ tiêu đồng hướng

Ở đây các trị số của chỉ tiêu thứ ba phải thay bằng số nghịch đảo của chúng, tức

là:

Trang 38

0.5

2

1 = , 0.44

25,

21 = , 0.42

4,

21 = c) Làm mất đơn vị đo của các chỉ tiêu theo công thức (2.3) và (2.4)

Ở đây các ký hiệu a và b của các công thức trên là các phương án 1, 2, 3 khi bị so

sánh cặp đôi Trong ví dụ này phải so:

- Phương án 1 với phương án 2;

- Phương án 2 với phương án 1;

- Phương án 1 với phương án 3;

- Phương án 3 với phương án 1;

- Phương án 2 với phương án 3;

- Phương án 3 với phương án 2;

Mỗi cặp trị số trên khi so sánh sẽ tương ứng với phương án a và b của công thức

(2.3) và (2.4)

Khi so sánh phương án 1 với phương án 2 theo 3 chỉ tiêu ta có phương án 1 tương

đương với phương án a và phương án 2 tương đương với phương án b Theo (2.3) và

(2.4) ta có:

-Với chỉ tiêu 1:

0 913

6 , 0

5 , 0

B

B D

5 , 0

6 , 0

B

B D

Trang 39

Một cách tương tự ta so sánh phương án 2 với phương án 1, phương án 1 với

phương án 3 v.v… theo 3 chỉ tiêu (xem bảng 2.7)

Các kết quả làm mất đơn vị đo được trình bày ở bảng 2.7 :

Phương án

2 (so với PA)

Phương án

1 (so với PA)

Phương án

3 (so với PA)

Phương án

2 (so với PA)

Phương án

3 (so với PA)

D (a, b)

D (a, b)

D (a, b)

0,913 0,834 1,066

1,095 1,200 0,938

1,118 0,775 1,091

0,894 1,290 0,917

1,225 0,929 1,024

0,816 1,076 0,977

d) Tính các tích số Dia Wi và Dib Wi theo (2.5)

Các kết quả tính toán được trình bày ở bảng 2.8 sau:

Phương án

Cáchỉ tiêu

Dij ,Wi

Phương án 1 (so với PA2)

0,383 0,300 0,375 1,058 100%

0,391 0,194 0,4436 1,021 100%

0,313 0,323 0,367 1,003 98,2%

0,429 0,232 0,410 1,071 100%

0,286 0,269 0,391 0,946 88,3%

e) So sánh lựa chọn phương án:

Các kết quả % khi so sánh cặp đôi được liệt kê ở bảng 2.9 (từ các kết quả ở bảng 2.8)

Bảng 2.9

Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3

Trang 40

Phương án 1

Phương án 2

Phương án 3

- 100%

98,2%

90,3%

- 88,3%

100%

100%

- Cách đọc:

- Phương án 1 đối với phương án 1, không có so sánh

- Phương án 1 đối với phương án 2 bằng 90,3% (bảng 2.9)

- Phương án 1 đối với phương án 3bằng 100% (bảng 2.9)

Với dòng còn lại ta đọc một cách tương tự

Để lựa chọn phương án tốt nhất ta chọn ở bảng 2.10 ở mỗi dòng một trị số % bé

nhất, tức là: 90,3% ở dòng 1; 100% ở dòng 2; 88,3% ở dòng 3 trong 3 trị số % nhỏ

nhất theo dòng này ta chọn một số % lớn nhất (theo quy tắc minimax) Số đó ở đây là

100%

Vậy phương án 2 là tốt nhất và phương án 3 là xấu nhất

2.5 PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ – GIÁ TRỊ SỬ DỤNG

2.5.1 Khái niệm

Mỗi phương án kĩ thuật luôn luôn được đặc trưng bằng các chỉ tiêu giá trị và

các chỉ tiêu giá trị sử dụng

Các chỉ tiêu giá trị được biểu diễn bằng tiền như: vốn đầu tư, giá thành sản

phẩm, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và kinh tế

Các chỉ tiêu giá trị được biểu diễn theo các đơn vị đo khác nhau (như công suất,

tuổi thọ, chất lượng sản phẩm, trình độ kĩ thuật…

Mặt khác, theo khoa học về so sánh, khi chúng ta muốn so sánh một nhân tố

nào đó thì chỉ có nhân tố đó thay đổi, còn các nhân tố còn lại phải như nhau và giữ

nguyên Khi so sánh các phương án về mặt chỉ tiêu giá trị thì các chỉ tiêu về giá trị sử

dụng của các phương án phải như nhau, nhất là phải có cùng một công suất và chủng

Ngày đăng: 10/02/2021, 23:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w