Việt Nam sẽ phải “chơi” sòng phẳng với Mỹ trong TPP
Trang 1Việt Nam sẽ phải “chơi” sòng phẳng với Mỹ trong TPP? Có thể còn quá sớm khi khẳng định về những điều Việt Nam “được” và “mất” khi tham gia Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) Nhưng chừng nào, Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường thì TPP sẽ là một cuộc đầy mạo hiểm và thách thức Từ câu chuyện xuất xứ hàng hóa
Từ 13/11/2010, Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán hiệp định TPP Trong tổng số 9 thành viên tham gia đàm phán hiệp định này, Mỹ là “đối tác khó tính” nhất để Việt Nam đạt được các thỏa thuận “tốt” trong TPP.
Cho tới nay, các đàm phán trong TPP chưa có kết quả cụ thể, song, chỉ xét riêng ở lĩnh vực thương mại hàng hóa, Mỹ ra những điều kiện khá bất lợi đối với một nước nhỏ như Việt Nam Cơ hội để hưởng lợi ích từ việc cắt giảm thuế quan, thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ đối với hàng hóa Việt Nam không phải là “dễ dàng cho lắm”.
Điều này có thể thấy rõ ở 4 nhóm ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang vào Mỹ hiện nay là dệt may, da giày, thủy sản và gỗ.
Ông Jay L.Eizenstat, luật sư cao cấp về chính sách của Miller & Chevallier, người từng tham gia các cuộc đàm phán FTA của Mỹ ký với các nước cho biết, trong TPP, Mỹ có thể áp dụng khung thuế từ 0-6% đối với thủy sản, từ 0-32% đối với dệt may, từ 0-37,5% đối với da giày và miễn thuế đối với đồ gỗ.
Tuy nhiên, hiện nay, thủy sản và đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đều đã được miễn thuế rồi.
Hai nhóm hàng chủ lực còn lại của Việt Nam là dệt may và da giày, hiện đang chịu thuế suất cao khi vào Mỹ nhưng, cơ hội hưởng lợi ích giảm thuế trong TPP lại rất mong manh.
Da giày của Việt Nam vào Mỹ phải có xuất xứ từ nước thành viên TPP
mới được hưởng ưu đãi trong TPP (ảnh: Phạm Huyền) Như luật sư Jay cho biết, Mỹ có thể áp dụng nguyên tắc về xuất xứ hàng hóa rất chặt: hàng nhập vào Mỹ phải có nguyên liệu vải, sợi xuất xứ từ các nước thành viên TPP Nếu dệt may, da giày của Việt Nam có nguồn gốc sợi, vải từ nước thứ 3, không phải là thành viên TPP thì sẽ không được hưởng ưu đãi thuế trong TPP.
Ông Jay cho hay, trong số nước thứ 3 ở đây, có thể hiểu ngay là Trung Quốc.
Rõ ràng, với thực tế nguồn vải Việt Nam chủ yếu nhập từ Trung Quốc, Việt Nam sẽ khó mà tận dụng được ưu đãi thuế như vậy trong TPP.
Ngành có thể được giảm thuế khi vào Mỹ thì vốn đã giảm thuế rồi Ngành còn lại, hi vọng được
Trang 2giảm thuế thì lại bị hạn chế bởi điều kiện về nguồn gốc xuất xứ Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang, Ban Pháp chế, VCCI cho rằng, đó chỉ là một ví dụ nhỏ để thấy, đối với Việt Nam, TPP sẽ không thể mang lại lợi ích tuyệt vời nếu như, chúng ta không đạt được những điều kiện thỏa thuận nhất định.
Thách thức khi chơi với nước lớn
TS Nguyễn Thị Thu Trang nhấn mạnh: “Ai cũng biết rằng, Mỹ đang áp dụng các biện pháp hàng rào kỹ thuật rất chặt Thuế thì thấp như thế đấy, nhưng có tận dụng được không lại là chuyện khác Nếu tiêu chuẩn kỹ thuật hàng hóa của ta không không đáp ứng được và thỉnh thoảng, Mỹ lại có thêm quy định tiêu chuẩn kỹ thuật mới thì tác dụng của TPP sẽ bị vô hiệu quá.”
“Giả sử, chúng ta đáp ứng đủ được các tiêu chuẩn, được hưởng thuế 0% và hi vọng tăng lượng xuất khẩu vào Mỹ, thì doanh nghiệp Việt Nam còn đứng trước một một nguy cơ lớn, đó là bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp Nguy cơ đó luôn rình rập và sẽ phát sinh bất kỳ khi nào mà lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ tăng đột biến lên”, bà Trang nói.
Trong khi đó, Việt Nam lại không được hưởng qui chế nền kinh tế thị trường theo qui định của Mỹ, nếu vướng vào một vụ kiện chống bán phá giá, khả năng thua là cầm chắc.
Về điều này, luật sư Jay cũng thẳng thẳn xác nhận, TPP không giúp hạn chế nguy cơ điều tra chống bán phá giá của Mỹ đối với Việt Nam, trừ khi, Việt Nam đạt các chuẩn của nền kinh tế thị trường.
“Chưa kể, quan điểm của Mỹ là không có 2 chế độ trong hiệp định TTP này Lộ trình mở cửa cũng là duy nhất cho mọi thành viên TPP, hoặc có thể là đồng hành với lộ trình mở cửa ở các hiệp định song phương mà Mỹ đã ký trước đó”, ông Jay nói.
Với lời cảnh báo của ông Jay, cho thể hiểu rằng, dù cho Việt Nam là một nước đang phát triển, năng lực kinh tế yếu kém hơn nhưng vào TPP, sẽ không có đối xử nào đặc biệt, khác biệt so với các thành viên khác Nói cách khác, Việt Nam sẽ phải chơi sòng phẳng với nước lớn.
96% ý kiến ủng hộ Việt Nam tham gia TPP
Mặc dù, thách thức lớn là vậy, nhưng cuộc khảo sát nhanh mới đây của VCCI về việc tham gia đàm phán TPP của Việt Nam cho kết quả khá “đồng nhất”.
Trả lời cho câu hỏi, Việt Nam nên hay không nên tham gia TPP, khoảng 96% ý kiến đồng tình tham gia hiệp định này.
Đặc điểm nổi bật là, ở nhiều phiếu đánh dấu “có”, luôn kèm theo chữ “nhưng” như: nhưng cần thận trọng, cần kiên quyết, cần cân nhắc kỹ… trong đàm phán.
Kết quả cũng cho thấy, xu hướng ý kiến ủng hộ Việt Nam tham gia TPP nhưng, TPP không phải là một giải pháp chắc thắng cho Việt Nam trong hội nhập quốc tế và phải có những điều kiện nhất định, TPP mới phát huy hiệu quả.
Trang 3Một bài học lớn dễ nhận thấy là, đàm phán TPP không nên chỉ chỉ tập trung việc cắt giảm thuế quan mà còn phải có những đấu tranh quyết liệt về hàng rào kỹ thuật khác.
Với thương mại hàng hóa, TPP có thể không mang lại dấu cộng lớn cho nền kinh tế Nhưng tổng hòa chung, TPP có thể sẽ mang lại nhiều dấu cộng nhỏ Còn nếu không vào TPP, thì chẳng có dấu cộng nào Việt Nam.
Bên cạnh đó, ở những lĩnh vực như đầu tư, dịch vụ, nhiều ý kiến đều cho rằng, Việt Nam sẽ có cơ hội tốt để tiếp cận sản phẩm chất lượng tốt, thu hút công nghệ nguồn từ nước Mỹ với giá rẻ, thay vì, phải nhập khẩu công nghệ lạc hậu từ các nước láng giếng.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, chúng ta có thể đặt vấn đề với Mỹ việc công nhận nền kinh tế thị trường cho Việt Nam, một điều rất khó có thể đạt được nếu Việt Nam đàm phán song phương với Mỹ.
Đây là một trong các bài toán hóc búa mà chỉ ở một diễn đàn đa phương như đàm phán TPP mới có thể có kết quả Trong các nước thành viên tham gia đàm phán TPP hiện nay, cũng đã có nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và Việt Nam hoàn toàn có thể tranh thủ được điều này.
Vì sao Mỹ thúc giục Việt Nam tham gia TPP?
Tuy nhiên, đâu sẽ là “thế” cho Việt Nam khi phải đàm phán với nước lớn này?
TPP đối với Mỹ là một hiệp định thế kỷ Bởi nó gần như là “kênh” hữu dụng nhất để Mỹ không còn bị “bỏ rơi” trong bối cảnh các hiệp định thương mại FTA ngày càng gia tăng trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương mà lại không có sự tham gia của Mỹ.
Đồng thời, TPP cũng là giải pháp tốt nhất để Mỹ gia tăng các lợi ích của mình trong chính sách kinh tế và đối ngoại với Đông Nam Á Đặc biệt, chỉ thông qua TPP, Mỹ mới có thể củng cố được thế “đối trọng” tốt hơn với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới.
Nhìn lại trong các nước thành viên TPP hiện nay, Chile, Peru, Singapore và New Zealand đều đã có FTA với Mỹ nên khi đàm phán TPP, 4 quốc gia này không phải là “mục tiêu đàm phán” của Mỹ Australia có quan hệ thương mại với Mỹ không nhiều.
Theo các chuyên gia kinh tế, nhìn đi nhìn lại, Việt Nam vẫn là một đối tác lớn nhất về đàm phán thương mại, đặc biệt là khi chưa có Malaysia.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng, nếu nói về lợi ích kinh tế thì kim ngạch thương mại Việt Nam trong tổng giá trị thương mại của Mỹ là không lớn.
Trong khi đó, Mỹ lại là nước thúc giúc Việt Nam tham gia đàm phán TPP rất “nhiệt tình” Điều này thể hiện ở các chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Phó đại diện cơ quan thương mại Mỹ cũng như của bà Ngoại trưởng Hilary Clinton.
Trang 4Có thể thấy, Việt Nam có thể là một “cái đích” không nhỏ đối với Mỹ trong việc đàm phán và đi đến các thỏa thuận trong TPP Hơn nữa, với bối cảnh trên, vị thế của Việt Nam trong TPP khá là “khác biệt” so với vị thế của các nước mà Mỹ đã ký kết FTA trước đó.
TS Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Ủy ban Tư vấn về chính sách thương mại quốc tế, VCCI, khẳng định, mặc dù, Việt Nam có nỗ lực vượt qua sự hạn chế về năng lực kinh tế, nhưng quan điểm của chúng ta là có phương sách khi tham gia đàm phán TPP.
Trong TPP, sẽ phải có quy chế phù hợp, thích ứng với mức độ chịu đựng của nền kinh tế hiện nay Không phải chúng ta tham gia vô điều kiện.
Vài nét về Hiệp định TPP
Tính đến nay, 28/11/2010, Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (Trans- Pacific Partnership Negotiations-TPP) đã có 9 nước chính thức tham gia đàm phán, bao gồm: Brunei, Chile, New Zealand, Singapore, Australia, Hoa Kỳ, Peru, Việt Nam, Malaysia.
5 quốc gia có thể tham gia đàm phán TPP trong thời gian tới là Canada, Nhật Bản, Thái Lan, Philippines, Indonesia.
Nền tảng của hiệp định TPP là Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans - Pacific Economic Strategic Partnership Agreement) được ký kết năm 2005 với 4 quốc gia là Brunei, Chile, New Zealand và Singapore, còn gọi là Hiệp định P-4.
Năm 2007, Mỹ bắt đầu tiếp cận và tham gia thảo luận với các quốc gia P-4 về các dịch vụ tài chính và đầu tư.
Năm 2008, ý tưởng thiết lập hiệp định TPP được Mỹ khởi xướng đầu tiên, với động thái chính thức thông báo dự định đàm phán một hiệp định thương mại tự do toàn diện với nhóm P-4.
Với mức độ mở cửa toàn diện và sâu rộng hơn hẳn so các hiệp định thương mại khác, Mỹ có tham vọng thúc đẩy TPP là một mô hình hiệp định thương mại tự do tiêu biểu của thế kỷ 21 TPP sẽ không dừng lại ở các cam kết về thương mại hàng hóa, mà còn lại các cam kết về dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ , các cam kết trong các lĩnh vực phi thương mại như lao động, công đoàn, môi trường
Tháng 3/2010, vòng đàm phán TPP đầu tiên đã diễn ra ở Australia Các vòng đàm phán tiếp theo đã diễn ra ở Hoa Kỳ, Brunei và vòng đàm phán thứ 4 sẽ diễn ra vào tháng 12/2010 tại New Zealand Năm 2011, TPP sẽ tiếp tục có thêm 5 vòng đàm phán Dự kiến, TPP sẽ đạt được thỏa thuận cơ bản vào quí IV/2011 hoặc đầu năm 2012.