1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo đảm quyền của người khuyết tật ở Việt Nam

238 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 238
Dung lượng 2,32 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu luận án Người khuyết tật (NKT) có ở tất cả các nước trên thế giới và là một bộ phận dân cư trong xã hội loài người. Theo thống kê gần đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổng số NKT vào khoảng 650 triệu người, tương đương gần 10% dân số thế giới. Mặc dù chỉ chiếm 10% tổng số nhân loại, song NKT chiếm đến 19% số người học vấn thấp và 20% số người nghèo trên thế giới, ngoài ra có đến 90% trẻ em khuyết tật ở các nước đang phát triển không được đến trường, 1/3 trong tổng số NKT đang ở độ tuổi lao động kiếm được việc làm, 30% thanh thiếu niên phải kiếm sống trên đường phố là do khuyết tật. Ở Việt Nam, thống kê của Bộ Lao động và thương binh xã hội cho thấy hiện có khoảng 6,2 triệu NKT tương đương 7% dân số, tỷ lệ này tương đối cao so với các quốc gia khác. NKT được coi là một trong những nhóm thiểu số lớn nhất thế giới và cũng là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất (bên cạnh các nhóm người dễ bị tổn thương khác như: phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số...), vì tình trạng khuyết tật khiến họ phải chịu những thiệt thòi trên các phương diện của đời sống xã hội. Dù ở bất kỳ đâu, NKT nào cũng có nhu cầu và quyền lợi giống như những người không khuyết tật, các quyền này thuộc các nhóm và lĩnh vực khác nhau, từ dân sự, chính trị, kinh tế tới văn hoá và xã hội. Nếu như trước đây, người ta chỉ quan tâm đến quyền của NKT ở mức độ đảm bảo cho họ có được mức sống tối thiểu và được chăm sóc về y tế, thì hiện nay, trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hơn, việc chăm lo đến quyền của NKT còn là việc chống phân biệt đối xử và phải tạo điều kiện thuận lợi cho họ có thể thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng và tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội. Dưới góc độ quyền con người, NKT thuộc nhóm xã hội đặc biệt dễ bị tổn thương, vì vậy việc bảo đảm quyền cho họ có ý nghĩa không chỉ về phương diện nhân văn mà còn về cả các phương diện khác như chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia. Câu chuyện về NKT bị lợi dụng trở thành công cụ kiếm tiền của những kẻ bất lương là hiện trạng chúng ta có thể thấy hàng ngày. Tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đặc biệt tại các địa điểm du lịch, các khu chợ đông đúc, các ngã tư nhộn nhịp, những NKT với bộ dạng bẩn thỉu, nhếch nhác, đáng thương được tung ra để xin tiền. Đây là một trong những chiêu trò lợi dụng lòng thương hại của mọi người và cơ thể khiếm khuyết của NKT để trục lợi của một số cá nhân hành nghề “chăn dắt”. Điều này không những làm mất mĩ quan đường phố, ảnh hưởng đến ngành du lịch mà còn hạ nhục nhân phẩm, danh dự của NKT. Đây rõ ràng là hai mặt của một vấn đề, từ chỗ không được đảm bảo quyền làm việc đến bị lợi dụng và trà đạp lên danh dự, nhân phẩm để kiếm tiền. Bên cạnh đó, tình trạng NKT gặp rào cản trong việc hoà nhập còn có thể kể đến như các thiết kế công cộng thường chỉ dành cho những người có các chức năng được thực hiện bình thường, vì vậy NKT khó tiếp cận các dịch vụ giao thông, công cộng, giáo dục, việc làm… dẫn đến việc họ bị cô lập hoặc bị loại trừ kh i những sinh hoạt cộng đồng. Hơn nữa, những quy định và cơ chế đã được thiết lập nhằm bảo đảm quyền cho NKT không đầy đủ, đúng mức cũng vô tình lại biến thành rào cản làm cho NKT không thể tham gia hay ít khả năng tham gia vào các sinh hoạt bình thường và trở thành cơ sở để sự phân biệt đối xử tồn tại. Ví dụ như việc quy định NKT được làm việc trong thời gian ngắn hơn hay cấm NKT làm thêm giờ vô hình chung làm mất đi nhiều cơ hội làm việc của họ. Do tầm quan trọng của bảo vệ, bảo đảm quyền của NKT, đến nay, Liên hợp quốc (LHQ) và các tổ chức quốc tế đã ban hành nhiều văn kiện liên quan đến quyền của NKT, trong đó có Công ước Quốc tế về Quyền của NKT (CRPD) được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 13/12/2006 tại kỳ họp lần thứ 61 và chính thức có hiệu lực vào ngày 03/5/2008 sau khi được quốc gia thành viên thứ 20 phê chuẩn. Sự ra đời của CRPD là một khung pháp lý vững chắc để các nước tiến hành những chương trình, dự án liên quan đến việc tăng cường và củng cố quyền của NKT trên phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Ở Việt Nam, quyền của NKT đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ từ lâu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại trong việc bảo đảm quyền này trên thực tế. Hiến pháp năm 2013 được xem là bản Hiến pháp có nhiều quy định mới về quyền con người, đặc biệt là nguyên tắc “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” (Điều 16), đặt nền tảng pháp lý cho việc bảo vệ quyền của những người thuộc nhóm yếu thế, trong đó có NKT. Đặc biệt việc Việt Nam tham gia CRPD vào năm 2014 cũng đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về quyền của NKT ở nước ta. Ở nước ta lâu nay đã có một số công trình nghiên cứu về quyền của NKT, tuy nhiên hầu hết được thực hiện trước Hiến pháp năm 2013 và trước khi tham gia CRPD nên những phân tích, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những khía cạnh chung mà chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích một cách toàn diện, chuyên sâu những yêu cầu đặt ra với việc bảo đảm quyền này ở Việt Nam từ các quy định của Hiến pháp 2013 và việc tham gia Công ước. Bối cảnh trên cho thấy, cần có thêm những nghiên cứu về việc bảo đảm quyền của NKT ở nước ta. Đó chính là lý do để Nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn đề tài “Bảo đảm quyền của người khuyết tật ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học. Việc nghiên cứu đề tài vừa có tính cấp thiết, vừa có ý nghĩa về mặt lý luận và mang lại giá trị thực tiễn trong giai đoạn Việt Nam đang thực thi Hiến pháp 2013 nhằm bảo đảm và bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền của NKT. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn Việt Nam về việc bảo đảm quyền của NKT, từ đó góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về quyền và bảo đảm quyền của NKT ở Việt Nam dưới góc độ tiếp cận đa ngành, liên ngành. Trong đó, tập trung vào cơ sở lý luận, khuôn khổ pháp luật và cơ chế bảo đảm quyền của NKT ở Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền và điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nước ta;

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THU TRANG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2021 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết việc nghiên cứu luận án Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu luận án 3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu luận án 4 Phương pháp luận phương pháp nghiên cứu luận án 5 Những đóng góp luận án Ý nghĩa khoa học thực tiễn luận án 10 Kết cấu luận án 10 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1 Những nội dung công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án 11 1.2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu 32 Kết luận chƣơng 35 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT 36 2.1 Khái niệm, đặc điểm bảo đảm quyền người khuyết tật 36 2.2 Nguyên tắc, nội dung, phương thức bảo đảm quyền người khuyết tật 51 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền người khuyết tật 57 2.4 Cơ sở pháp lý quốc tế bảo đảm quyền người khuyết tật kinh nghiệm bảo đảm quyền người khuyết tật số quốc gia giới 60 Kết luận chƣơng 69 i Chƣơng 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY 70 3.1 Tình hình người khuyết tật yếu tố tác động đến bảo đảm quyền người khuyết tật Việt Nam 70 3.2 Thực trạng bảo đảm số quyền người khuyết tật Việt Nam 94 3.3 Đánh giá chung yêu cầu đặt với việc bảo đảm quyền người khuyết tật Việt Nam 118 Kết luận chƣơng 122 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 123 4.1 Quan điểm bảo đảm quyền người khuyết tật phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với đường lối, chủ trương Đảng, sách pháp luật Nhà nước quyền người khuyết tật 123 4.2 Các giải pháp bảo đảm quyền người khuyết tật Việt Nam thời gian tới 126 Kết luận chƣơng 147 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 172 ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tỷ lệ số NKT theo dạng tật mức độ khó khăn 72 Bảng 3.2: Tỷ lệ nam nữ dạng khuyết tật 72 Bảng 3.3: Phân bố tuổi NKT theo dạng tật 72 Bảng 3.4: Tháp dân số NKT người không KT người KT nặng 73 Bảng 3.5: Tỷ lệ NKT theo vùng 73 Bảng 3.6: Tỷ lệ trẻ khuyết tật lĩnh vực giáo dục 74 Bảng 3.7: Tỷ lệ NKT tham gia lực lượng lao động việc làm 74 Bảng 3.8: Tỷ lệ thất nghiệp theo tình trạng khuyết tật khu vực 74 Bảng 3.9: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo tình trạng khuyết tật giới tính 75 Bảng 3.10: Tỷ lệ điều kiện sống NKT 75 Bảng 3.11: Tỷ lệ học trẻ khuyết tật trẻ không khuyết tật theo cấp học [106] 101 v MỞ ĐẦU Tính cấp thiết việc nghiên cứu luận án Người khuyết tật (NKT) có tất nước giới phận dân cư xã hội loài người Theo thống kê gần Tổ chức Y tế giới (WHO), tổng số NKT vào khoảng 650 triệu người, tương đương gần 10% dân số giới Mặc dù chiếm 10% tổng số nhân loại, song NKT chiếm đến 19% số người học vấn thấp 20% số người nghèo giới, ngồi có đến 90% trẻ em khuyết tật nước phát triển không đến trường, 1/3 tổng số NKT độ tuổi lao động kiếm việc làm, 30% thiếu niên phải kiếm sống đường phố khuyết tật Ở Việt Nam, thống kê Bộ Lao động thương binh xã hội cho thấy có khoảng 6,2 triệu NKT tương đương 7% dân số, tỷ lệ tương đối cao so với quốc gia khác NKT coi nhóm thiểu số lớn giới nhóm dễ bị tổn thương (bên cạnh nhóm người dễ bị tổn thương khác như: phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số ), tình trạng khuyết tật khiến họ phải chịu thiệt thòi phương diện đời sống xã hội Dù đâu, NKT có nhu cầu quyền lợi giống người không khuyết tật, quyền thuộc nhóm lĩnh vực khác nhau, từ dân sự, trị, kinh tế tới văn hố xã hội Nếu trước đây, người ta quan tâm đến quyền NKT mức độ đảm bảo cho họ có mức sống tối thiểu chăm sóc y tế, nay, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hơn, việc chăm lo đến quyền NKT việc chống phân biệt đối xử phải tạo điều kiện thuận lợi cho họ thực bình đẳng quyền trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phát huy khả để ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng tham gia hoạt động văn hóa, xã hội Dưới góc độ quyền người, NKT thuộc nhóm xã hội đặc biệt dễ bị tổn thương, việc bảo đảm quyền cho họ có ý nghĩa không phương diện nhân văn mà cịn phương diện khác trị, kinh tế, xã hội quốc gia Câu chuyện NKT bị lợi dụng trở thành công cụ kiếm tiền kẻ bất lương trạng thấy hàng ngày Tại thành phố lớn Hà Nội TP Hồ Chí Minh, đặc biệt địa điểm du lịch, khu chợ đông đúc, ngã tư nhộn nhịp, NKT với dạng bẩn thỉu, nhếch nhác, đáng thương tung để xin tiền Đây chiêu trò lợi dụng lòng thương hại người thể khiếm khuyết NKT để trục lợi số cá nhân hành nghề “chăn dắt” Điều làm mĩ quan đường phố, ảnh hưởng đến ngành du lịch mà hạ nhục nhân phẩm, danh dự NKT Đây rõ ràng hai mặt vấn đề, từ chỗ không đảm bảo quyền làm việc đến bị lợi dụng trà đạp lên danh dự, nhân phẩm để kiếm tiền Bên cạnh đó, tình trạng NKT gặp rào cản việc hồ nhập cịn kể đến thiết kế cơng cộng thường dành cho người có chức thực bình thường, NKT khó tiếp cận dịch vụ giao thơng, cơng cộng, giáo dục, việc làm… dẫn đến việc họ bị cô lập bị loại trừ kh i sinh hoạt cộng đồng Hơn nữa, quy định chế thiết lập nhằm bảo đảm quyền cho NKT khơng đầy đủ, mức vơ tình lại biến thành rào cản làm cho NKT tham gia hay khả tham gia vào sinh hoạt bình thường trở thành sở để phân biệt đối xử tồn Ví dụ việc quy định NKT làm việc thời gian ngắn hay cấm NKT làm thêm vơ hình chung làm nhiều hội làm việc họ Do tầm quan trọng bảo vệ, bảo đảm quyền NKT, đến nay, Liên hợp quốc (LHQ) tổ chức quốc tế ban hành nhiều văn kiện liên quan đến quyền NKT, có Cơng ước Quốc tế Quyền NKT (CRPD) Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 13/12/2006 kỳ họp lần thứ 61 thức có hiệu lực vào ngày 03/5/2008 sau quốc gia thành viên thứ 20 phê chuẩn Sự đời CRPD khung pháp lý vững để nước tiến hành chương trình, dự án liên quan đến việc tăng cường củng cố quyền NKT phạm vi quốc gia, khu vực quốc tế Ở Việt Nam, quyền NKT pháp luật ghi nhận bảo vệ từ lâu Tuy nhiên, nhiều hạn chế tồn việc bảo đảm quyền thực tế Hiến pháp năm 2013 xem Hiến pháp có nhiều quy định quyền người, đặc biệt nguyên tắc “Mọi người bình đẳng trước pháp luật Khơng bị phân biệt đối xử đời sống trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” (Điều 16), đặt tảng pháp lý cho việc bảo vệ quyền người thuộc nhóm yếu thế, có NKT Đặc biệt việc Việt Nam tham gia CRPD vào năm 2014 đặt yêu cầu cấp thiết cần sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật quyền NKT nước ta Ở nước ta lâu có số cơng trình nghiên cứu quyền NKT, nhiên hầu hết thực trước Hiến pháp năm 2013 trước tham gia CRPD nên phân tích, nghiên cứu dừng lại khía cạnh chung mà chưa có cơng trình nghiên cứu phân tích cách tồn diện, chun sâu yêu cầu đặt với việc bảo đảm quyền Việt Nam từ quy định Hiến pháp 2013 việc tham gia Công ước Bối cảnh cho thấy, cần có thêm nghiên cứu việc bảo đảm quyền NKT nước ta Đó lý để Nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn đề tài “Bảo đảm quyền người khuyết tật Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học Việc nghiên cứu đề tài vừa có tính cấp thiết, vừa có ý nghĩa mặt lý luận mang lại giá trị thực tiễn giai đoạn Việt Nam thực thi Hiến pháp 2013 nhằm bảo đảm bảo vệ quyền người, có quyền NKT Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu luận án 2.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu luận án nghiên cứu vấn đề lý luận, pháp lý thực tiễn Việt Nam việc bảo đảm quyền NKT, từ góp phần hoàn thiện sở lý luận quyền bảo đảm quyền NKT Việt Nam góc độ tiếp cận đa ngành, liên ngành Trong đó, tập trung vào sở lý luận, khuôn khổ pháp luật chế bảo đảm quyền NKT Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nhân quyền điều kiện, hoàn cảnh thực tế nước ta; đánh giá khái quát thực trạng bảo đảm quyền NKT nước ta thời gian qua; tìm giải pháp hồn thiện pháp luật nâng cao hiệu thực pháp luật bảo đảm quyền NKT Việt Nam 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục đích nghiên cứu nói trên, luận án xác định nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: Thứ nhất, nghiên cứu góp phần làm sáng t vấn đề lý luận mơ hình tổng thể, toàn diện bảo đảm quyền NKT Việt Nam, bao gồm: khái niệm, đặc điểm bảo đảm quyền NKT, nguyên tắc, nội dung, phương thức, vai trò yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền NKT Thứ hai, nghiên cứu phân tích, đánh giá khái quát thực trạng bảo đảm quyền NKT Việt Nam theo mơ hình lý luận tổng thể nói thơng qua việc phân tích số quyền NKT thuộc nhóm quyền trị, dân nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hoá; kinh nghiệm bảo đảm quyền NKT số quốc gia học cho Việt Nam Thứ ba, luận giải quan điểm bảo đảm quyền NKT đề xuất giải pháp tăng cường bảo đảm quyền NKT nước ta Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu luận án 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu luận án thực trạng bảo đảm quyền NKT Việt Nam, bao gồm nhận thức lý luận, khung sách, pháp luật việc thực sách, pháp luật quyền NKT nước ta; kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật số quốc gia giới 3.2 Phạm vi nghiên cứu luận án Quyền NKT bảo đảm quyền họ vấn đề rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực nhiều ngành khoa học xã hội luật học, trị học, xã hội học, tâm lý học Với tính chất luận án tiến sĩ luật học, cơng trình giới hạn phạm vi nghiên cứu mức độ định Cụ thể là: Về không gian, luận án tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận thực tiễn bảo đảm quyền NKT Việt Nam Về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu bảo đảm pháp lý quyền NKT Việt Nam từ góc độ chuyên ngành Luật Hiến pháp Luật Hành Về thời gian, luận án tập trung nghiên cứu khung pháp luật thực tiễn bảo đảm quyền NKT Việt Nam khoảng thời gian kể từ Việt Nam có Luật NKT năm 2010 tham gia CRPD năm 2014 trở lại Việc đề cập đến khung pháp luật thực trạng bảo đảm quyền NKT Việt Nam trước giai đoạn năm 2010 mang tính khái qt nhằm mục đích có nhìn xun suốt, hệ thống vấn đề nghiên cứu Phƣơng pháp luận phƣơng pháp nghiên cứu luận án 4.1 Phương pháp luận nghiên cứu luận án Trong trình nghiên cứu, luận án dựa vào quan điểm, lý luận mang tính phương pháp luận sau đây: Thứ nhất, luận án sử dụng nguyên lý triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối chủ trương Đảng người, pháp luật, QCN nói chung hay quyền NKT nói riêng Lý thuyết QCN, bao gồm quan niệm QCN; giá trị QCN; lịch sử QCN; tính phổ quát tính đặc thù QCN; hệ QCN; bảo đảm QCN; chế bảo đảm, thúc đẩy bảo vệ QCN; QCN nhóm người dễ bị tổn thương vấn đề liên quan khác Thứ hai, luận án sử dụng lý thuyết tiếp cận dựa quyền gắn liền với khái niệm “phát triển người” mang tới cân yếu tố nội dung cách thức thực thi QCN Tiếp cận dựa quyền quan tâm tới việc đạt kết lẫn q trình thực sách liên quan đến QCN với mục đích để chủ thể quyền vừa tham gia, vừa hưởng lợi từ sách Đồng thời, mang đến nhiều giá trị lớn việc nghiên cứu quyền bảo đảm quyền NKT nhằm giúp NKT nhận giá trị, tiềm mạnh thân để thay đổi đời đóng góp cho phát triển xã hội Thứ ba, luận án sử dụng phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu, lý luận luật học thực định nhằm thống kê phân tích quy định pháp luật thực định bảo đảm quyền NKT, qua khái quát thực trạng có đánh giá thể chế pháp lý quy định bảo đảm quyền NKT Thứ tư, luận án sử dụng phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu khác gồm: lý luận xã hội học pháp luật, lý luận trị học, lý luận sách pháp luật Thơng qua phương pháp luận này, lý luận bảo đảm quyền NKT làm rõ bao gồm: quan niệm khuyết tật; nguyên tắc; nội dung bảo đảm quyền NKT; chủ thể có nghĩa vụ việc bảo đảm quyền NKT; hình thức phương pháp bảo đảm quyền NKT; nhân tố tác động đến bảo đảm quyền NKT vấn đề liên quan khác 4.2 Hướng tiếp cận nghiên cứu luận án Luận án thực dựa cách tiếp cận đa ngành liên ngành, cụ thể là: Hướng tiếp cận đa ngành liên ngành: bảo đảm quyền NKT nghiên cứu góc độ phối hợp khoa học luật học, khoa học phát triển, xã hội học, văn hoá học Hướng tiếp cận tổng thể dựa quyền: theo cách tiếp cận này, quyền NKT nhìn nhận cách tồn diện, chuyên sâu với tư cách QCN NKT Qua thấy khuyết tật khơng đơn sức khoẻ mà vấn đề QCN, NKT chủ thể bình đẳng phải tơn trọng; NKT có quyền dân sự, trị, kinh tế, xã hội, văn hoá để đảm bảo quyền thực thi thực tế cách hiệu địi h i phải có nỗ lực tham gia từ phía Nhà nước chủ thể khác có liên quan việc xố b rào cản tạo điều kiện thuận lợi cho NKT hòa nhập cộng đồng ... luận pháp lý bảo đảm quyền người khuyết tật Chƣơng 3: Thực trạng bảo đảm quyền người khuyết tật theo pháp luật Việt Nam Chƣơng 4: Quan điểm giải pháp bảo đảm quyền người khuyết tật Việt Nam 10 Chƣơng... PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY 70 3.1 Tình hình người khuyết tật yếu tố tác động đến bảo đảm quyền người khuyết tật Việt Nam 70 3.2 Thực trạng bảo đảm số quyền người khuyết tật Việt Nam ... PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT 2.1 Khái niệm, đặc điểm bảo đảm quyền ngƣời khuyết tật 2.1.1 Khái niệm bảo đảm quyền người khuyết tật 2.1.1.1 Khái quát khuyết tật Khuyết tật quan

Ngày đăng: 08/02/2021, 21:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Minh Anh (2015), Nhìn lại 5 năm thực hiện luật người khuyết tật, Tạp chí Lao động và xã hội, số 517/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại 5 năm thực hiện luật người khuyết tật
Tác giả: Nguyễn Minh Anh
Năm: 2015
2. Trần thị Tú Anh (2014), “Một số quy định của pháp luật về giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật”. <http://poi.htu.edu.vn/tin-tuc-su-kien/mot-so-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-giai-quyet-viec-lam-cho-nguoi-lao-dong-khuyet-tat.html&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số quy định của pháp luật về giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật
Tác giả: Trần thị Tú Anh
Năm: 2014
7. Nguyễn Thị Báo (2005) “Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của người khuyết tật trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 6/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của người khuyết tật trong pháp luật Việt Nam
8. Nguyễn Thị Báo (2007), Pháp luật về quyền của người khuyết tật và vai trò của nó trong việc thực hiện quyền của người khuyết tật, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về quyền của người khuyết tật và vai trò của nó trong việc thực hiện quyền của người khuyết tật
Tác giả: Nguyễn Thị Báo
Năm: 2007
9. Nguyễn Thị Báo (2008), “Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay”
Tác giả: Nguyễn Thị Báo
Năm: 2008
11. Vũ Ngọc Bình (2001), "Quyền con người và người tàn tật", Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền con người và người tàn tật
Tác giả: Vũ Ngọc Bình
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Năm: 2001
12. Vũ Ngọc Bình (2001), "Trẻ em tàn tật và quyền của các em", Nxb Lao động - Xã hội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trẻ em tàn tật và quyền của các em
Tác giả: Vũ Ngọc Bình
Nhà XB: Nxb Lao động - Xã hội
Năm: 2001
17. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2017), Tờ trình về việc gia nhập Công ước số 159 của Tổ chức Lao động quốc tế về phục hồi chức năng lao động và việc làm cho người khuyết tật (Dự thảo), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tờ trình về việc gia nhập Công ước số 159 của Tổ chức Lao động quốc tế về phục hồi chức năng lao động và việc làm cho người khuyết tật (Dự thảo)
Tác giả: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Năm: 2017
19. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2018) “Công tác hỗ trợ người khuyết tật cần sự chung tay góp sức của cả xã hội”.<http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?TinTucID=28065&page=7>, (21/09/2018) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Công tác hỗ trợ người khuyết tật cần sự chung tay góp sức của cả xã hội”
20. Bộ LĐTB&XH và Uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam và UNICEF tại Việt Nam (1999), Dự án "Phân tích đánh giá chính sách pháp luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”, năm 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích đánh giá chính sách pháp luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Tác giả: Bộ LĐTB&XH và Uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam và UNICEF tại Việt Nam
Năm: 1999
21. Nguyễn Hữu Chí (2013), Quyền của người khuyết tật tại Việt Nam dưới góc độ lịch sử pháp luật, Tạp chí Luật học, tháng 10/2013 (đặc san “pháp luật người khuyết tật”) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền của người khuyết tật tại Việt Nam dưới góc độ lịch sử pháp luật, " Tạp chí Luật học, tháng 10/2013 (đặc san “pháp luật người khuyết tật
Tác giả: Nguyễn Hữu Chí
Năm: 2013
25. Lê Bạch Dương, Đặng Nguyên Anh, Khuất Thu Hồng, Lê Hoài Trung và Robert Leroy Bách (2005), "Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam", Nhà xuất bản Thế giới, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam
Tác giả: Lê Bạch Dương, Đặng Nguyên Anh, Khuất Thu Hồng, Lê Hoài Trung và Robert Leroy Bách
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới
Năm: 2005
26. Lê Bạch Dương, Khuất Thu Hồng, Nguyễn Đức Vinh (2008), “Người khuyết tật ở Việt Nam: kết quả điều tra tại Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai”, Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Người khuyết tật ở Việt Nam: kết quả điều tra tại Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai”
Tác giả: Lê Bạch Dương, Khuất Thu Hồng, Nguyễn Đức Vinh
Năm: 2008
6. Báo cáo hội thảo Sống với khuyết tật và cái giá của sự kỳ thị, http://hvpnvn.edu.vn Link
43. Dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật: Cần chính sách bền vững và gắn kết hơn, http://sggp.org.vn/xahoi/2012/12/307836/ Link
48. Giao thông cho người khuyết tật, chuyển từ nhận thức sang hành động, trên https://www.baogiaothong.vn/giao-thong-cho-nguoi-khuyet-tat-chuyen-tu-nhan-thuc-sang-hanh-dong-d239076.html, 15/12/2015, truy cập 20/3/2019 Link
58. Nguyễn Đức Hoán (2017), Chăm sóc sức khoẻ và giáo dục cho người khuyết tật, 2017, http://cuutrotreemtantat.com.vn/hoi-cttett-viet-nam/cham-soc-suc-khoe-va-giao-duc-cho-nguoi-khuyet-tat.html Link
71. Mai Linh (2019), Quyền tiếp cận giao thông hàng không của người khuyết tật, http://congly.vn/xa-hoi/doi-song/quyen-tiep-can-giao-thong-hang-khong-cua-nguoi-khuyet-tat-303252.html, ngày 26/9/2019, truy cập 30/5/2019 Link
79. Quan điểm của Jim Taylor: We’re all disabled, Hufington Post, https://www.huffingtonpost.com/dr-jim-taylor/were-all-disabled_b_5207412.html,2017 Link
112. Trung tâm tin tức VTV24: 90% doanh nghiệp không mặn mà tuyển người khuyết tật, http://vtv.vn/90-doanh-nghiep-khong-man-ma-tuyen-nguoi-khuyet-tat-20151203221649084.htm Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w