Gần đây, Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2006 một lần nữa khẳng định: “Các quốc gia thành viên cam kết đảm bảo và thúc đẩy sự hiện thực hoá đầy đủ tất cả các quyền và
Trang 1
PGS.TS Th¸i VÜnh Th¾ng *
1 Đặt vấn đề
Theo Tuyên ngôn về quyền của người
khuyết tật năm 1975 thì người khuyết tật
được hiểu là bất cứ người nào mà không có
khả năng tự đảm bảo cho bản thân, toàn bộ
hay từng phần, những sự cần thiết của một
số sinh hoạt cá nhân bình thường hay cuộc
sống xã hội do sự thiếu hụt (bẩm sinh hay
không bẩm sinh) về những khả năng về thể
chất hay tâm thần của họ Nói cách khác,
người khuyết tật là những người bị khiếm
khuyết một hay nhiều bộ phận của cơ thể
hoặc những rối loạn về tâm, sinh lí hay một
chức năng nào đó của con người, không
phân biệt nguồn gốc gây ra, dẫn đến hạn chế
một phần hoặc mất khả năng lao động và
gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập,
hoà nhập cộng đồng
Việt Nam là đất nước đã trải qua nhiều
cuộc chiến tranh ác liệt, các cuộc chiến tranh
mặc dù đã đi qua nhưng những hậu quả của
nó vẫn còn nặng nề Một trong những hậu
quả nặng nề mà chiến tranh đã để lại là số
lượng không nhỏ những người khuyết tật.(1)
Việt Nam hiện nay có khoảng 5,3 triệu
người khuyết tật, chiếm 6,34% dân số.(2) Với
truyền thống nhân đạo, Đảng và Nhà nước
Việt Nam luôn luôn quan tâm đến những
người khuyết tật nhằm giúp đỡ những người
khuyết tật có cuộc sống bình thường, có thể
hoà nhập với cộng đồng Điều 3 Pháp lệnh
về người tàn tật năm 1998 của Việt Nam quy định: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện
thuận lợi cho người tàn tật thực hiện các quyền về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội
và phát huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hoà nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội Người tàn tật được nhà nước và xã hội trợ giúp, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật” Gần đây, Công ước quốc tế
về quyền của người khuyết tật năm 2006 một
lần nữa khẳng định: “Các quốc gia thành viên cam kết đảm bảo và thúc đẩy sự hiện thực hoá đầy đủ tất cả các quyền và tự do cơ bản của toàn bộ những người khuyết tật mà không có sự phân biệt nào dựa trên cơ sở khuyết tật” và “các quốc gia thành viên cần phải ngăn cấm tất cả những hình thức phân biệt dựa trên cơ sở khuyết tật và đảm bảo rằng, tất cả mọi người khuyết tật đều được bảo vệ bình đẳng và hiệu quả về pháp luật chống lại bất kì sự phân biệt đối xử nào” Pháp luật quốc gia và quốc tế đã quy định như vậy, tuy nhiên trong thực tế vẫn còn tình trạng người khuyết tật bị phân biệt đối xử, thậm chí bị lạm dụng, xa lánh hoặc lãng quên Có nhiều nguyên nhân để xảy ra tình
* Giảng viên chính Khoa hành chính - nhà nước Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 2trạng trên đây, một trong những nguyên
nhân cơ bản là hệ thống các quy định pháp
luật về quyền của người khuyết tật chưa đầy
đủ, thiếu đồng bộ và nhiều quy định còn
chung chung, thiếu tính khả thi Trong lĩnh
vực khoa học pháp lí, có rất ít công trình
nghiên cứu pháp luật về quyền của người
khuyết tật Trong ý thức của nhân dân, sự
hiểu biết pháp luật về quyền của người
khuyết tật còn sơ sài Vì vậy, việc nghiên
cứu và đưa vào chương trình giảng dạy pháp
luật về quyền của người khuyết tật là rất cần
thiết ở Việt Nam hiện nay
2 Pháp luật quốc tế về quyền của
người khuyết tật
Cộng đồng quốc tế coi pháp luật về
quyền của người khuyết tật là bộ phận không
thể thiếu của quyền con người và đã có
nhiều văn bản quy định về quyền của người
khuyết tật thể hiện dưới hình thức tuyên
ngôn, công ước hoặc các nguyên tắc, quy
tắc, tiêu chuẩn… Đó là các văn bản sau đây:
Tuyên ngôn về quyền của người khuyết tật
tâm thần năm 1971; Tuyên ngôn về quyền
của người khuyết tật năm 1975; nguyên tắc
bảo vệ người mắc bệnh tâm thần và nâng cao
chất lượng chăm sóc sức khoẻ tâm thần năm
1991; các quy tắc, tiêu chuẩn về bình đẳng
hoá các cơ hội cho người khuyết tật do Đại
hội đồng Liên hợp quốc ban hành ngày
20/12/1993; Công ước quốc tế về quyền của
người khuyết tật năm 2006 Hệ thống các
văn bản pháp luật quốc tế về quyền của
người khuyết tật ngày càng đầy đủ và hoàn
thiện hơn Xem xét một cách tổng quát có
thể thấy các văn bản pháp luật quốc tế trên
đây một mặt đã quy định quyền cho những
người khuyết tật, mặt khác đã xác định các
nghĩa vụ pháp lí mà các quốc gia cần phải làm để đảm bảo các quyền của người khuyết tật được thực hiện
Theo Tuyên ngôn về quyền của người khuyết tật năm 1975, người khuyết tật có các quyền sau đây:
- Được hưởng tất cả các quyền cơ bản của con người, không có sự phân biệt đối xử nào trong bất kì hoàn cảnh nào;
- Có quyền được tôn trọng nhân phẩm, quyền được hưởng cuộc sống đầy đủ, trọn vẹn;
- Có các quyền dân sự, chính trị như những người khác, chỉ bị hạn chế một số quyền theo luật định;
- Được quyền có những biện pháp nhằm giúp họ có khả năng tự mình kiếm sống;
- Được chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng; giáo dục, lao động việc làm; hoà nhập cộng đồng và tái hoà nhập cộng đồng;
- Có quyền được hưởng sự đảm bảo kinh
tế, xã hội và có mức sống đầy đủ;
- Có quyền có những nhu cầu đặc biệt được xem xét ở tất cả các giai đoạn của việc hoặch định kinh tế, xã hội;
- Có quyền sống cùng với gia đình, cha
mẹ, người bảo trợ, tham gia vào tất cả các hoạt động xã hội; không bị phân biệt đối xử;
- Được bảo vệ chống lại các hình thức bóc lột, những quy định và đối xử có tính chất phân biệt, lạm dụng hay giảm giá trị nhân phẩm;
- Được hưởng đầy đủ trợ giúp pháp lí cho việc bảo vệ bản thân và tài sản của họ;
- Các tổ chức của người khuyết tật có thể được tham khảo ý kiến một cách hữu ích tất
cả các vấn đề về quyền của người khuyết tật;
- Người khuyết tật, gia đình và cộng đồng của họ phải được thông báo đầy đủ
Trang 3bằng tất cả các biện pháp thích hợp về những
quyền có trong bản tuyên ngôn này.(3)
Theo các quy tắc, tiêu chuẩn về bình
đẳng hoá cơ hội cho người khuyết tật do Đại
hội đồng Liên hợp quốc ban hành ngày
20/12/1993, các quốc gia có các nghĩa vụ
đảm bảo các điều kiện sau đây để các quyền
của người khuyết tật được thực hiện:
- Cần nâng cao nhận thức trong xã hội về
người khuyết tật cùng những quyền, nhu
cầu, khả năng và sự đóng góp của họ;
- Cần đảm bảo chăm sóc y tế một cách
có hiệu quả cho người khuyết tật;
- Cần đảm bảo cung cấp dịch vụ phục
hồi chức năng cho người khuyết tật để họ đạt
được và duy trì mức độ độc lập và chức năng
tối đa;
- Cần đảm bảo phát triển và cung cấp
những dịch vụ trợ giúp, bao gồm dụng cụ trợ
giúp người khuyết tật nhằm giúp đỡ họ tăng
mức độc lập trong cuộc sống hàng ngày và
thực hiện các quyền của họ;
- Cần đề ra các chương trình hành động
để làm cho người khuyết tật có thể tiếp cận
thông tin và truyền thông;
- Cần thừa nhận các nguyên tắc bảo đảm
cơ hội bình đẳng trong giáo dục tiểu học,
trung học và đại học cho trẻ em, thanh niên,
người lớn bị khuyết tật trong những điều
kiện hoàn cảnh hội nhập; coi giáo dục người
khuyết tật là bộ phận hợp thành trong hệ
thống giáo dục;
- Cần thừa nhận nguyên tắc là người
khuyết tật phải được tạo quyền năng để thực
hiện những quyền con người của họ, đặc biệt
là trong lĩnh vực việc làm ở vùng đô thị và
nông thôn, họ phải có cơ hội bình đẳng trong
công việc có năng suất và thu nhập trong thị
trường lao động;
- Đảm bảo an toàn xã hội và duy trì thu nhập cho người khuyết tật;
- Cần phải khuyến khích người khuyết tật tham gia đầy đủ vào cuộc sống gia đình; đảm bảo luật pháp không phân biệt đối xử với người khuyết tật về các mối quan hệ tình dục, hôn nhân và việc làm cha, mẹ của họ;
- Đảm bảo cho người khuyết tật được hội nhập và có thể tham gia vào các hoạt động văn hoá trên cơ sở bình đẳng;
- Đảm bảo cho người khuyết tật cơ hội bình đẳng về giải trí và thể thao;
- Khuyến khích các biện pháp để người khuyết tật tham gia bình đẳng vào đời sống tôn giáo của họ;
- Đảm bảo hướng đến những khía cạnh khuyết tật trong khi hoạch định những chính sách và kế hoạch quốc gia có liên quan;
- Có trách nhiệm tài chính đối với những chương trình quốc gia và biện pháp để tạo cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật;
- Thiết lập và củng cố những uỷ ban phối hợp quốc gia hoặc những cơ quan tương tự làm đầu mối quốc gia về các vấn đề khuyết tật;
- Cần công nhận quyền của những tổ chức của người khuyết tật là để đại diện cho người khuyết tật ở cấp quốc gia, khu vực và địa phương; ghi nhận vai trò cố vấn của những tổ chức của người khuyết tật khi ra các quy định về những vấn đề khuyết tật;
- Đảm bảo đào tạo đủ cán bộ để tất cả các cấp có thể tham gia trong việc lập kế hoạch và tiến hành những chương trình dịch
vụ cho người khuyết tật;
- Các quốc gia (cả những quốc gia công nghiệp hoá và quốc gia đang phát triển) có trách nhiệm hợp tác và có biện pháp cải
Trang 4thiện điều kiện sống của những người khuyết
tật ở các quốc gia đang phát triển;
- Các quốc gia có nghĩa vụ tham gia tích
cực vào hợp tác quốc tế về những chính sách
bình đẳng hoá cơ hội cho người khuyết tật.(4)
Công ước quốc tế về quyền của người
khuyết tật năm 2006 đã xác định mục đích
của Công ước này là thúc đẩy, bảo hộ và bảo
đảm cho người khuyết tật được hưởng thụ
một cách đầy đủ và bình đẳng quyền con
người và các quyền tự do cơ bản, nâng cao
sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của người
khuyết tật Người khuyết tật bao gồm những
người có khiếm khuyết lâu dài về mặt thể
chất, trí tuệ, thần kinh hoặc giác quan mà khi
tương tác với các rào cản khác nhau có thể
cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của
họ trong xã hội trên nền tảng công bằng như
những người khác trong xã hội
Theo Công ước nói trên, các nguyên tắc
cơ bản của chế định quyền của người khuyết
tật là tôn trọng nhân phẩm; quyền tự quyết
cá nhân; không phân biệt đối xử; tham gia
đầy đủ, hiệu quả và hoà nhập cộng đồng; tôn
trọng sự khác biệt; bình đẳng trong cơ hội,
khả năng tiếp cận; bình đẳng giữa nam và
nữ; tôn trọng khả năng phát triển và quyền
bình đẳng của trẻ khuyết tật.(5)
Các văn bản pháp luật quốc tế quan
trọng trên đây là cơ sở pháp lí quan trọng để
Việt Nam xây dựng và hoàn thiện chế định
pháp luật về quyền của người khuyết tật
trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện
hành Đây cũng là cơ sở pháp lí để Việt
Nam tiến hành các hoạt động hợp tác với
nước ngoài trong lĩnh vực bảo vệ quyền của
người khuyết tật
3 Pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam
Pháp luật về quyền của người khuyết tật
ở Việt Nam là hệ thống các quy tắc xử sự được quy định trong các công ước quốc tế và các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước Việt Nam ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản của người khuyết tật trên các lĩnh vực dân
sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Quyền của người khuyết tật bao gồm các quyền và tự do cơ bản của con người, nhu cầu, lợi ích và phẩm giá vốn có của con người với tư cách là thành viên của cộng đồng nhân loại, được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt với tư cách là nhóm người đặc thù dễ bị tổn thương được thừa nhận và bảo hộ bởi pháp luật quốc
tế và pháp luật quốc gia Quyền của người khuyết tật cũng có tất cả các đặc điểm của quyền con người cộng với những đặc điểm đặc thù Đó là tính không thể chuyển nhượng, không thể chia cắt và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhóm quyền Ngoài ra, do đây là nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương nên họ có một số quyền ưu tiên đặc biệt
Pháp luật về quyền của người khuyết tật
là hệ thống các quy phạm pháp luật không những quy định về các quyền và tự do của người khuyết tật mà còn quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lí nhà nước về việc chăm sóc, bảo vệ nhằm đảm bảo việc thực hiện quyền của những người khuyết tật như ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của hội những người khuyết tật hoặc vì những người khuyết tật, công nhận tư cách pháp nhân của những tổ chức này; quy định quyền
Trang 5của người khuyết tật theo các nhóm quyền
dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội;
điều chỉnh các vấn đề về hợp tác quốc tế, các
hoạt động từ thiện của các tổ chức trong và
ngoài nước vì mục đích giúp đỡ, hỗ trợ nhân
đạo người khuyết tật Việt Nam; các quy định
về khen thưởng người có công lao đóng góp
giúp đỡ người khuyết tật và xử phạt đối với
các tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật về
quyền của người khuyết tật…
Vai trò của pháp luật về người khuyết tật
ở Việt Nam hiện nay thể hiện trên ba bình
diện chủ yếu sau:
- Pháp luật về quyền của người khuyết
tật là công cụ bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp của người khuyết tật;
- Pháp luật về quyền của người khuyết
tật là công cụ quan trọng để các cơ quan nhà
nước thực hiện quản lí nhà nước đối với
hoạt động nhằm đảm bảo các quyền của
người khuyết tật được thực hiện;
- Pháp luật về quyền của người của
người khuyết tật tạo điều kiện thuận lợi cho
việc hội nhập quốc tế và hợp tác trong lĩnh
vực bảo vệ quyền của người khuyết tật
Nhìn nhận một cách khách quan, ta có
thể thấy rằng pháp luật về người khuyết tật ở
Việt Nam hiện nay, đã đạt được những thành
tựu nhất định nhưng cũng còn những hạn chế
bất cập Về thành tựu, Đảng và Nhà nước
sau Cách mạng tháng Tám đã đề ra chính
sách nhân đạo đối với người khuyết tật thể
hiện trong quy định của Hiến pháp và các
văn bản pháp luật khác, trong các chủ
trương, chính sách về người khuyết tật; Nhà
nước đã nội luật hoá những nguyên tắc,
chuẩn mực quốc tế về quyền con người thể
hiện trong các điều ước quốc tế mà Việt
Nam đã phê chuẩn hoặc tham gia Pháp luật
về quyền của người khuyết tật từ năm 1945 đến nay luôn có sự kế thừa và phát triển, bổ sung, sửa đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn Điều 67 Hiến pháp Việt Nam hiện
hành quy định: “Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ”
Thực hiện các quy định của pháp luật, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc bảo đảm quyền được chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng của người khuyết tật Trong phạm vi cả nước đã hình thành hệ thống các cơ sở, trung tâm, khoa chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người khuyết tật Gần 100% các bệnh viện trung ương, 90% bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có khoa phục hồi chức năng, 74,1% gia đình có người khuyết tật được huấn luyện về phương pháp phục hồi chức năng, 46/64 tỉnh, thành phố với 215 huyện, quận, thị xã và 2.420 xã, phường triển khai thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng cho người khuyết tật Trên 10.000 người khuyết tật vận động được cung cấp xe lăn, xe đẩy, chân tay giả, hàng chục nghìn trẻ em được phẩu thuật chỉnh hình, trợ giúp phục hồi chức năng vận động, thần kinh, khiếm thị, phẫu thuật nụ cười…(6)
Về mặt hạn chế chúng ta có thể chỉ ra những điểm sau đây: Pháp luật về quyền của người khuyết tật còn thiếu đồng bộ, mâu thuẫn, chồng chéo, tản mạn, manh mún; pháp luật về quyền của người khuyết tật được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí chưa cao, chưa
có Luật về người khuyết tật; còn có nhiều
Trang 6hạn chế trong việc đảm bảo các quyền dân
sự, chính trị của người khuyết tật Ví dụ, do
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan,
việc thực hiện quyền bầu cử của người
khuyết tật chưa được thực hiện một cách
nghiêm túc, tình trạng bỏ phiếu hộ cho một
số người khuyết tật vẫn còn diễn ra Đặc
biệt, về quyền ứng cử, hầu như trên thực tế
chưa có người khuyết tật nào tự ứng cử vào
cơ quan quyền lực nhà nước tối cao Cho
đến nay Việt Nam vẫn chưa thành lập Hiệp
hội người khuyết tật Việt Nam (trong 59
nước và khu vực lãnh thổ châu Á - Thái
Bình Dương chỉ có Việt Nam và Myama là
chưa có tổ chức này) Trên thực tế có khoảng
35,83% người khuyết tật không biết chữ, chỉ
có khoảng 23% trẻ em khuyết tật được đến
trường.(7) Cán bộ quản lí người khuyết tật
còn thiếu và yếu về chuyên môn, cả nước
mới chỉ có khoảng 200 cán bộ quản lí cấp
tỉnh Quyền được tiếp cận giao thông và các
công trình công cộng cũng bị hạn chế Theo
kết quả điều tra năm 2005 của Tổ chức
khuyết tật quốc tế Pháp, khảo sát 137 toà nhà
công ở Hà Nội, chỉ có 11% trong số toà nhà
này có đủ tiêu chuẩn tiếp cận độc lập cho
người khuyết tật(8)…
Trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam
có quy định bị can, bị cáo có quyền dùng
ngôn ngữ của dân tộc mình, tuy nhiên chưa
có quy định cụ thể đối với người khuyết tật
như khuyết tật về thính giác (người không
nghe được), khuyết tật về mắt (không thấy
được), khuyết tật về ngôn ngữ (không nói
được hoặc nói ngọng) Cần phải có quy định
về việc dùng thủ ngữ đặc biệt dành riêng cho
họ để họ có thể thực hiện được quyền bình
đẳng của mình trước pháp luật và quyền
được xét xử công bằng Cần xây dựng Luật
về người khuyết tật thay thế cho Pháp lệnh
về người tàn tật năm 1998 vì tất cả các vấn
đề liên quan đến quyền công dân và quyền con người cần phải thể chế hoá bằng luật chứ không thể bằng văn bản dưới luật được Hoàn thiện pháp luật về người khuyết tật hiện nay là vấn đề cấp bách Trên cơ sở hoàn thiện pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam, cần phải gấp rút nâng cao nhận thức của toàn xã hội về quyền của người khuyết tật Để phục vụ mục đích này thiết nghĩ, các
cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam hiện nay cần xây dựng chuyên đề: “Pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay” làm chuyên đề tự chọn của môn luật hiến pháp trong chương trình đào tạo cử nhân luật
4 Nội dung cơ bản của chuyên đề pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam
Theo tôi, chuyên đề pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam với tư cách
là chuyên đề tự chọn của môn luật hiến pháp
có mục đích nghiên cứu, phổ biến, nâng cao nhận thức chung của toàn xã hội về quyền của người khuyết tật - chế định pháp luật quan trọng của quyền con người được thể hiện trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về cơ bản phải thể hiện ba nội dung
cơ bản sau đây:
- Trình bày những vấn đề lí luận cơ bản
về quyền của người khuyết tật - chế định quan trọng của quyền con người, được các công ước quốc tế thừa nhận và bảo vệ Từ đó hình thành quan điểm nhất quán về nghĩa vụ của các quốc gia trong việc gia nhập và thực hiện các công ước này
- Phân tích những thành tựu đạt được và
Trang 7những hạn chế của pháp luật Việt Nam về
quyền của người khuyết tật và thực tiễn
thực hiện quyền của người khuyết tật ở Việt
Nam hiện nay
- Phương hướng và giải pháp nhằm nâng
cao nhận thức của toàn xã hội về quyền của
người khuyết tật ở Việt Nam Trong phần
này cần lưu tâm đến việc nội luật hoá các
công ước quốc tế về quyền của người khuyết
tật mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia Tổ
chức nghiên cứu, phổ biến, tuyên truyền
pháp luật về người khuyết tật, tạo mọi điều
kiện thuận lợi để người khuyết tật có thể
thực hiện các quyền công dân và quyền con
người, loại bỏ mọi sự phân biệt đối xử để
người khuyết tật có thể tham gia vào mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội qua đó tạo cơ
hội cho người khuyết tật đóng góp trí tuệ, tài
năng của mình cho xã hội./
(1).Xem: “Báo cáo kết quả giám sát thực hiện chính
sách pháp luật về người cao tuổi, người tàn tật, dân
số” của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội khoá
XI, Nxb Lao động - xã hội 2006, tr 30, 31 thì người
khuyết tật vì chiến tranh ở Việt Nam chiếm 25,56%,
do bẩm sinh 35,8%, do bệnh tật 32,4%, do tai nạn lao
động 3,49% Trong số 5,3 triệu người khuyết tật có
khoảng 600.000 thương binh, 1,2 triệu là trẻ em
(2), (4).Xem: Vũ Ngọc Bình, “Trẻ em tàn tật và
quyền của các em”, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội
2001, tr 40, 41-43
(3).Xem: Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con
người, Trung tâm nghiên cứu về quyền con người,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr 214 - 217
(5) Nguồn: http://www.nccdvn.org.vn
(6).Xem: Kết quả thực hiện pháp luật về người tàn tật,
1998- 2006, http://www.nccdvn org.vn
(7).Xem: “Báo cáo kết quả giám sát thực hiện chính
sách pháp luật về người cao tuổi, người tàn tật, dân
số” của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội khoá
XI, Nxb Lao động - xã hội, 2006, tr 40
(8).Xem: “Báo cáo kết quả ”, Tlđd
QUYỀN THÀNH LẬP CÁC CÔNG TI
(tiếp theo trang 65)
“Người quản lí doanh nghiệp là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân thành viên hợp danh đối với công ti hợp danh, thành viên Hội đồng thành viên….” còn đến Luật doanh nghiệp
2005, tại khoản 13 Điều 4 lại quy định:
“Người quản lí doanh nghiệp là chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ti hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ti, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc hoặc giám đốc và các chức danh quản lí khác do điều lệ công ti quy định” Như vậy, theo tinh thần của Luật doanh nghiệp năm 2005 thì thành viên của hội đồng thành viên trong công ti TNHH không còn được coi là “người quản lí công ti” nữa Do đó, người chưa thành niên hoàn toàn
có thể tham gia vào đời sống pháp lí của các công ti TNHH theo pháp luật Việt Nam Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu về vấn đề quyền thành lập các công ti TNHH của người chưa thành niên trong pháp luật Cộng hoà Pháp, chúng tôi cho rằng pháp luật doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải có những sửa đổi phù hợp hơn về những vấn đề liên quan
Đó là cần có sự phân định rõ ràng hai quyền khác nhau liên quan đến đời sống pháp lí của các doanh nghiệp: quyền thành lập và quyền quản lí doanh nghiệp Trên cơ sở đó, chúng
ta nên mở rộng phạm vi đối tượng những người có quyền thành lập và tham gia thành lập các công ti TNHH ở Việt Nam, ví dụ như người chưa thành niên… Điều đó sẽ giúp cho pháp luật doanh nghiệp Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn và đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn đời sống xã hội./