Phân tích tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 34 - 39)

b) Dư nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp

3.3.2.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn

Số nợ quá hạn hộ sản xuất nông nghiệp có giảm qua các năm hay không? Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ Ngân hàng thương mại nào thì lợi nhuận luôn được quan tâm hàng đầu và kế đến là vấn đề về nợ quá hạn. Thật vậy, khi đánh giá chất lượng tín dụng thông thường chúng ta xem xét về nợ quá hạn, nơi nào có nợ quá hạn cao thì chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. Bên cạnh, chất lượng tín dụng cũng phải được đánh giá từ kinh tế xã hội, xem nó có phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội hay không, có phục vụ lợi ích của người dân hay không.

Nợ quá hạn là một vấn đề mà hầu hết Ngân hàng thương mại nào cũng quan tâm phân tích. Nếu có nợ quá hạn lớn rất có thể rủi ro cho Ngân hàng và đi đến phá sản. Vì thế nợ quá hạn là một vấn đề hết sức quan trọng có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Vì khi nguồn vốn tự có của Ngân hàng không đủ đáp ứng đầu tư tín dụng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

Bảng 16: Tổng nợ quá hạn qua các năm 2004, 2005, 2006

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Số 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 944 69,60 2.108 83,30 962 74,10 1.164 123,30 -1.146 -54,40 Trung hạn 412 30,40 424 16,70 337 25,90 12 2,90 -87 -20,50

Tổng 1.356 100,00 2.532 100,00 1.299 100,00 1.176 86,70 -1.233 -48,70

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2004, 2005, 2006 - Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)

Hình 11: Biểu đồbiến động nợ quá hạn qua các năm

Qua biểu đồ trên cho thấy nợ quá hạn tăng cao nhất vào năm 2005. Tổng nợ quá hạn vào năm 2005 là 2.532 triệu đồng tăng 1.176 triệu đồng so với năm 2004, trong đó nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng 83,3%, còn nợ quá hạn trung hạn là 424 triệu đồng chỉ tăng 2,9% so với năm 2004. Sang năm 2006, cả nợ quá hạn ngắn hạn và trung hạn đều giảm đáng kể đã tác động làm giảm tổng nợ quá hạn với tốc độ giảm là 48,7% so với năm 2005.

a) Nợ quá hạn ngắn hạn

Để có thể đưa ra biện pháp thiết thực nhằm hạn chế nợ quá hạn, trước tiên chúng ta cần đi sâu phân tích thực trạng, nguyên nhân cụ thể của từng khoản mục. Trước tiên là tình hình nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp.

Bảng 17: Nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005

Số tiền (%)TT Số tiền (%)TT Số tiền (%)TT Số tiền % Số tiền %

1. Trồng trọt 16 1,69 108 5,12 9 0,94 92 575,0 -99 -91,67 2. Chăn nuôi 7 0,74 118 5,60 55 5,72 111 1585,7 -63 -53,39 3. KTTH 921 97,56 1882 89,28 898 93,35 961 104,3 -984 -52,28

Tổng cộng 944 100,00 2108 100,00 962 100,00 1164 123,3 -1146 -54,36

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2004, 2005, 2006 - Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)

Hình 12: Biểu đồ biến động nợ quá hạn ngắn hạn qua các năm

Nhìn chung tình hình nợ quá hạn vẫn còn cao. Trong đó, nợ quá hạn của trồng trọt và chăn nuôi chiếm rất nhỏ trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn. Cụ thể, tỷ trọng trồng trọt là 1,69% và chăn nuôi là 0,74% tổng nợ quá hạn ngắn hạn. Đến năm 2005, nợ quá hạn của trồng trọt và chăn nuôi đều tăng lên, tốc độ tăng trưởng của chăn nuôi là 1585,7% so với năm 2004. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm làm nhiều hộ nông dân chăn vịt chạy đồng, nuôi gà bị nhiễm bệnh trắng tay; mặt khác, trong năm 2005, giá dê giống rất mắc, khoảng 500.000 đồng/ kg. Người dân đã chuyển từ chăn nuôi heo sang nuôi dê, bò. Nhưng đến thời điểm bán dê thịt thì trên thị trường giá dê giống đã xuống thấp. Thị trường biến động như vậy đã làm một bộ phận hộ chăn nuôi dê bị thua lỗ vì giá xuống thấp mà lại không tìm được đầu ra. Từ đó làm nợ quá hạn trong chăn nuôi ngắn hạn của Ngân hàng tăng lên. Bên cạnh, trong năm 2005, Ngân hàng có quy định về việc chuyển các khoản nợ thu không được từ lãi cho vay sang nợ quá hạn nên đã làm tăng nợ quá hạn năm 2005. Đến năm 2006, do tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát, giải quyết, hình thức Kinh tế tổng hợp dần được phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao nâng thu nhập của hộ sản xuất nên một phần đã giảm nợ quá

hạn; Mặt khác, sang năm 2006 thì quy định về nhập nợ lãi vào nợ gốc đã được hủy bỏ nên đã giảm đáng kể lượng nợ quá hạn trong năm.

Còn nợ quá hạn của Kinh tế tổng hợp tương đối cao, cụ thể, năm 2004, nợ quá hạn Kinh tế tổng hợp 921 triệu đồng, chiếm 97,56% nợ quá hạn. Sang năm 2005 nợ quá hạn Kinh tế tổng hợp lại tăng lên 1.882 triệu đồng, tức là tăng 961 triệu so với năm 2004, tương ứng tỷ lệ tăng 104,3%. Đến năm 2006, nợ quá hạn này có hướng giảm mạnh đến trên 50% so với năm trước, đạt 898 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 984 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân của sự biến động này cũng là do sự biến động giá của cá da trơn, cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở heo vẫn còn nhiều tiềm ẩn nên bà con nông dân vẫn chưa mạnh dạng đầu tư chăn nuôi, tiến độ khôi phục đàn vật nuôi vẫn chưa mạnh. Từ đó ta thấy rằng việc sản xuất của các hộ nông dân còn phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên và giá cả thị trường. Từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

b) Nợ quá hạn trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp

Bảng 18: Nợ quá hạn trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 0 0,00 8 1,89 46 13,65 8 0,00 38 475,00 2. Chăn nuôi 7 1,70 12 2,83 3 0,89 5 71,43 -9 -75,00 3. KTTH 0 0,00 30 7,08 0 0,00 30 0,00 -30 -100,00 4. Máy NN 405 98,30 374 88,21 288 85,46 -31 -7,65 -86 -23,00 5. Cho vay khác 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Tổng cộng 412 100,00 424 100,00 337 100,00 12 2,91 -87 -20,50

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2004, 2005, 2006 - Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)

Hình 13: Biểu đồbiến động nợ quá hạn trung hạn qua các năm

Qua bảng trên ta thấy nợ quá hạn trung hạn trong năm 2004, 2005 và cả năm 2006 tương đối ổn định và thấp hơn nhiều so với nợ quá hạn ngắn hạn. Tất yếu là do doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Nhưng đến năm 2005 nợ quá hạn trung hạn lại tăng, cụ thể là 424 triệu đồng, tăng 12 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 2,91% so với năm 2004. Nguyên nhân là do nợ quá hạn

máy nông nghiệp tăng cao so với năm trước. Nợ quá hạn cải tạo vườn từ 0 tăng lên 8 triệu đồng so với năm 2004, sang năm 2006 tăng 475% so với năm trước là do trong năm này giá của sầu riêng, măng cụt, chôm chôm… khi vào mùa đã bị dội chợ, giá rẽ, trái cây từ các tỉnh lân cận đổ về, từ đó làm giá cả giảm mạnh. Trong năm 2006, diện tích đất nông nghiệp giảm do chính sách phát triển kinh tế trọng điểm của Huyện (đầu tư phát triển các khu công nghiệp). Bên cạnh, do trong mùa vụ sản xuất lúa có nhiều đợt nắng nóng và mưa kéo dài không phù hợp theo từng thời kỳ tăng trưởng của cây lúa, đây lại là điều kiện để sâu bệnh phát triển, từ đó dẫn đến năng suất giảm gây ảnh hưởng đến năng suất chung của cả năm, chất lượng thu hoạch đạt thấp, thu nhập của nông dân bị giảm.

Đối với cho vay chăn nuôi, trong năm 2004 nợ quá hạn là 7 triệu đồng và đã tăng lên 12 triệu đồng trong năm 2005. Do năm 2004 nợ quá hạn còn tồn đọng cộng với nợ quá hạn phát sinh trong năm 2005 mà nguyên nhân là do chính sách về nợ quá hạn của Ngân hàng và do tình hình cúm gia cầm đã gây khó khăn nhất định đối với hộ chăn nuôi gia cầm, giá các mặt hàng từ thịt gia cầm không ổn định và giảm ảnh hưởng đến khả năng hoàn nợ của hộ sản xuất.

Nhưng đến năm 2006, nợ quá hạn trung hạn có chiều hướng giảm xuống chỉ còn 337 triệu đồng. Trừ nợ quá hạn trồng trọt, cải tạo vườn tăng còn các khoản nợ khác đều giảm trong năm 2006. Biến động nhiều nhất là nợ quá hạn trong cho vay máy nông nghiệp, giảm 86 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân là do trong năm 2006, doanh số cho vay trung hạn trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay trung hạn; Bên cạnh, số thu nợ trung hạn trong năm về đối tượng này lại chiếm tỷ trọng không cao, giá cả hàng nông sản không ổn định, thị trường tiêu thụ bấp bênh gây khó khăn cho người sản xuất nên đã ảnh hưởng đến nợ quá hạn của Ngân hàng.

Từ số liệu đã phân tích ở trên đã có thể trả lời cho câu hỏi: “Số nợ quá hạn hộ sản xuất nông nghiệp có giảm qua các năm hay không?” Nhìn chung, tình hình nợ quá hạn diễn biến không ổn định, tuy năm 2005 có tăng hơn năm trước nhưng sang năm 2006 thì nợ quá hạn dần được cải thiện nên đã giảm dần. Điều này cho thấy nền kinh tế Huyện nhà đã dần được thay da đổi thịt, phát triển cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng phát triển.

Để đánh giá đúng tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ngoài việc phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn thì phân tích các chỉ số là một phương pháp giúp ta phân tích hiệu quả tín dụng của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w