Lợi nhuận trên doanh thu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 42 - 43)

Bảng 24: Lợi nhuận trên doanh thu

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006

Lợi nhuận Triệu đồng 8.114 8.579 11.323

Doanh thu Triệu đồng 27.817 31.667 36.334

Lợi nhuận/doanh thu % 29,17 27,09 31,16

(Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)

Chỉ tiêu lợi nhuận/doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ này có hướng giảm trong năm 2005 nhưng sau đó lại tăng trở lại vào năm 2006 là 31,16%. Điều này chứng tỏ kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là khá tốt. Cụ thể, năm 2004 là 29,17% tức là cứ 100 đồng doanh thu thì sẽ tạo ra 29,17 đồng lợi nhuận, năm 2005 tỷ lệ này giảm xuống còn 27,09% và năm 2006 nó tăng trở lại đạt 31,16%. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của ngân hàng, ngân hàng cần có biện pháp giảm chi phí và tăng doanh thu để tăng chỉ số này vì chỉ số này càng cao thì hiệu quả ngân hàng được đánh giá càng tốt.

 Tóm lại, từ quá trình phân tích ta thấy mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách từ sự biến động của nền kinh tế cũng như tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nhưng tập thể NHNo & PTNT Long Hồ đã cùng nhau cố gắng và đạt được kết quả khả quan góp phần nâng cao uy tín và vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế của Huyện. Cụ thể là doanh số cho vay tăng liên tục qua 3 năm. Trong đó mô hình Kinh tế tổng hợp chiếm tỷ trọng cao nhất (> 80%). Điều đó giúp Ngân hàng tiết kiệm thời gian và chi phí vì giảm được thủ tục vay nhiều lần của hộ sản xuất trong cùng một hộ. Còn đối với hộ sản xuất nông nghiệp thì chủ động hơn, linh hoạt hơn trong việc sử dụng đồng vốn vay sao cho

đạt hiệu quả cao nhất. Cả Ngân hàng và khách hàng đều sẽ giảm được rủi ro trong đầu tư Kinh tế tổng hợp vì rủi ro được phân bổ không tập trung vào đối tượng nhất định nào. Từ đó cho thấy mô hình Kinh tế tổng hợp đang được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp cũng như sự quan tâm của chính quyền các cấp về loại hình sản xuất này giúp bà con nông dân của Huyện dần thoát nghèo vươn lên khá giàu, đời sống ngày càng ổn định và nâng cao theo đúng định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đề ra. Còn đối với doanh số cho vay trung hạn, mặc dù có biến động nhưng đến năm 2006 đang có chiều hướng tăng trở lại.

Đối với doanh số thu nợ, thu nợ ngắn hạn tăng dần qua 3 năm với tốc độ tăng trưởng là 1,49 lần trong năm 2005 và 1,05 lần trong năm 2006 và chiếm trên 77% tổng thu nợ.

Dư nợ Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, năm 2005 tăng 1,01 lần và sang năm 2006 đã tăng 1,02 lần so với năm trước. Qua số dư nợ cho thấy quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng lớn mạnh.

Nợ quá hạn tăng 1,87 lần trong năm 2005, đến năm 2006 nợ quá hạn đã dần ổn định và giảm xuống. Trong tổng nợ quá hạn thì chiếm tỷ trọng cao là nợ ngắn hạn, chiếm khoảng 70% tổng nợ quá hạn.

Nhìn chung hiệu quả tín dụng Ngân hàng tương đối tốt. Nhưng trong tương lai Huyện Long Hồ là nơi đầy tiềm năng phát triển kinh tế, là nơi tập trung phát triển của các khu công nghiệp làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã sản xuất rau sạch dần được thành lập và đi vào hoạt động nhưng còn hạn chế về vốn đầu tư như các hợp tác xã tại xã Phước Hậu, Thạnh Quới, hoạt động kinh doanh dịch vụ, mua bán ngày càng phát triển nên thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Do đó để có đủ sức cung cấp vốn cho khách hàng cũng như đủ sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trong khu vực thì Ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa để giữ vững vị trí của mình.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 42 - 43)