Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 30 - 32)

Nếu doanh số cho vay phản ánh kết quả hoạt động tín dụng thì dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng. Dư nợ cho vay tại ngân hàng phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay và thu nợ, nó thể hiện số vốn mà ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo.

Dư nợ là vấn đề rất được Ngân hàng quan tâm trong hoạt động kinh doanh của mình bên cạnh doanh số cho vay để có thể đánh giá đúng năng lực khách hàng. Muốn

vậy Ngân hàng phải chọn cho mình những khách hàng quen thuộc đảm bảo về mặt tài chính có dư nợ lớn nhưng có uy tín đối với Ngân hàng.

Bảng 13: Dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Số 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 142.964 84,60 154.703 90,21 164.975 94,07 11.739 8,21 10.272 6,64 Trung hạn 26.031 15,40 16.783 9,79 10.407 5,93 -9.248 -35,53 -6.376 -37,99 Tổng cộng 168.995 100,00 171.486 100,00 175.382 100,00 2.491 1,47 3.896 2,27

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2004, 2005, 2006 - Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)

Hình 10: Biểu đồbiến động dư nợ qua 3 năm 2004-2006

Qua bảng trên ta thấy, dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất trong năm 2004 là 142.964 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 84,60% tổng dư nợ. Còn dư nợ trung hạn đạt 26.031 triệu đồng, chiếm 15,40% tổng dư nợ. Sang năm 2005, dư nợ ngắn hạn tăng, đạt 154.703 triệu đồng, tăng 11.739 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 8,21%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh số cho vay là 30,06% và tốc độ tăng của doanh số thu nợ là 48,56% với tốc độ cao hơn nên đã ảnh hưởng đến dư nợ nhưng chỉ làm giảm tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn xuống với mức tăng trưởng 8,21% so với năm 2004. Nhưng dư nợ trung hạn lại giảm xuống, cụ thể là giảm 9.248 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 9,79% tổng dư nợ. Trong năm 2006, dư nợ ngắn hạn lại tiếp tục tăng lên, cụ thể tăng 10.272 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 6,64%. Nguyên nhân là do doanh số cho vay ngắn hạn chiếm đến 93,12% tổng doanh số cho vay cao hơn rất nhiều so với doanh số cho vay trung hạn; mặt khác, doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm 2006 lại giảm (12,95%). Còn dư nợ trung hạn lại tiếp tục giảm xuống. Cụ thể, giảm 6.376 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 37,99% so với năm 2004.

a) Dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp

Để trả lời câu hỏi “Dư nợ cho vay hộ sản xuất nông nghiệp có tăng qua các năm hay không?” Trước tiên, cần đi sâu tìm hiểu về dư nợ ngắn hạn để có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình dư nợ của cho vay hộ sản xuất nông nghiệp, việc phân tích được cụ thể qua bảng “Dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất” sau sẽ giúp ta hiểu rõ hơn.

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền % Số tiền % Trồng trọt 856 0,60 1.033 0,67 1.114 0,68 177 20,68 81 7,84 Chăn nuôi 7.062 4,94 18.804 12,15 26.378 15,99 11.742 166,27 7.574 40,28 KTTH 135.046 94,46 134.866 87,18 137.483 83,34 -180 -0,13 2.617 1,94 Tổng 142.964 100,00 154.703 100,00 164.975 100,00 11.739 8,21 10.272 6,64

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2004, 2005, 2006 - Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)

Trong năm 2004 dư nợ trồng trọt là 856 triệu đồng, chăn nuôi là 7.062 triệu đồng và dư nợ cao nhất là Kinh tế tổng hợp đạt 135.046 triệu đồng, chiếm lên đến 94,46% dư nợ ngắn hạn.

Đến năm 2005, chỉ có dư nợ Kinh tế tổng hợp giảm nhưng không đáng kể (0,13%), còn các khoản dư nợ khác đều tăng. Dư nợ trồng trọt tăng 177 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 20,68%, riêng dư nợ trong chăn nuôi tăng đáng kể với tốc độ tăng trưởng là 166,27% so với năm trước đạt 26.378 triệu đồng. Nguyên nhân dư nợ chăn nuôi tăng cao trong năm 2005 là do một phần doanh số cho vay ngắn hạn đối tượng này tăng cao và trong năm do dịch cúm gia cầm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của người sản xuất nên ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ từ đó làm tăng dư nợ về đối tượng này.

Sang năm 2006, tổng dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ tăng trưởng giảm lại (6,64%, so với tốc độ tăng trưởng của năm 2004 và 2005 là 8,21%). Nguyên nhân là do dư nợ ngắn hạn của các đối tượng đều tăng lên. Cụ thể, trồng trọt tăng 81 triệu đồng, chăn nuôi tăng với tốc độ cao nhất là 40,28% so với năm 2005, Kinh tế tổng hợp đã tăng trở lại đạt 137.483triệu đồng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w