1. Trang chủ
  2. » Mầm non - Tiểu học

skkn một số phương pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi tự làm đồ chơi trong các góc hoạt động

16 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 295 KB

Nội dung

PHÒNG GD – ĐT THANH OAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MN MỸ HƯNG Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2014 – 2015 SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên : Trịnh Thị Hương Giang Ngày tháng năm sinh : 16/03/1987 Năm vào ngành : 2010 Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường MN Mỹ Hưng Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm Hệ đào tạo : Từ xa Mục lục Sơ yếu lý lịch Mục lục A Phần mở đầu B Phần nội dung 1 Cơ sở lý luận 2 Cơ sở thực tế 3 Phạm vi thực hiện đề tài Quá trình thực hiện đề tài Tình hình thực tế khi chưa thực hiện đề tài Biện pháp thực hiện 1 Biện pháp 1 2 Biện pháp 2 3 Biện pháp 3 4 Biện pháp 4 Kết quả thực hiện Bài học kinh nghiệm Khuyến nghị A PHẦN MỞ ĐẦU Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo giục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của nền tảng giáo dục và đào tạo Vì vậy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non mà tốt sẽ có chất lượng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo do vậy giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm , đạo đức, thẩm mỹ,trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt Như Bác Hồ kính yêu đã viết: “Giáo dục tốt sẽ mở đầu cho nền giáo dục tốt ,vì vậy trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích cho xã hội Trong chương trình giáo dục mầm non, phương pháp giáo dục mầm non là tạo cơ hội cho trẻ được tham ra tích cực vào các hoạt động trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới hình thức đa dạng thông qua việc “học bằng chơi, chơ mà học ”việc tổ chức cho trẻ 4 -5 tuổi làm đồ chơi vừa là nội dung của hoạt tạo hình đồng thời là phương tiện có hiệu quả trong việc phát huy tính tích cực,chủ động, hăng hái say sưa, khả năng tưởng tượng sáng tạo… Hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ mầm non tự làm đồ dùng, đồ chơi, Vì vậy tôi luôn tìm tòi những biện pháp, phương pháp tốt nhất để giúp tre hoạt động tích cực trong hoạt động này B PHẦN NỘI DUNG I Cơ sở lý luận Trong trường Mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động nhiệt tình hơn Trong mỗi chúng ta ai cũng có một lần trải qua cái thời chơi đồ hàng bằng lá cây, bằng dây cuốn của các loại dây leo, lấy đất nặn để nặn thành nồi, chảo, bát, đĩa lấy rơm, dây tơ hồng hoặc dây len cuốn lại thành hình búp bê, … Và đối với trẻ nhỏ, đồ chơi là một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong cuộc sống nó cần cho trẻ như thức ăn, nước uống Bên cạnh đó tự làm đồ chơi còn hình thành và rèn luyện cho trẻ những phẩm chất tốt đẹp như tích cực, chủ động, kiên trì, sáng tạo, hăng hái, say sưa biết trân trọng những sản phẩm do mình tạo ra và những phẩm chất đó thì rất cần thiết đối với mỗi con người chúng ta Ngày nay trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kinh tế phát triển, đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại Trong số đó có những loại đồ chơi bổ ích có nhưng cũng không ít đồ chơi còn mang tính bạo lực, phi giáo dục, độc hại đối với trẻ em Những loại đồ chơi phù hợp để phát triển trí tuệ cho trẻ mang tính giáo dục càng được bổ xung phong phú, đa dạng bao nhiêu thì kích thích được tính tò mò, ham hiểu biết cùng khám phá của trẻ bấy nhiêu Trẻ Mầm non luôn có nhu cầu với đồ chơi mới, đặc biệt là trẻ 4-5 tuổi thích được tự tay tạo ra đồ chơi cho mình để thoả mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi giáo viên MN phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung giảng dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động II Cơ sở thực tiễn: Trong thực tế qua nhiều năm đứng lớp được tiếp xúc với trẻ, được xem trẻ chơi tôi nhận thấy được rằng trẻ nhỏ rất thích được chơi với đồ chơi mới lạ đặc biệt là những đồ chơi mà do tự tay trẻ làm ra Trong khi đó, những đồ chơi hiện có trong lớp lại mang tính phổ biến, hạn chế về số lượng và ít được thay đổi trong năm học và cũng có thể để từ năm này sang năm khác Vì vậy trẻ sẽ không phát huy được tính tích cực sáng tạo trong các hoạt động, nhưng bên cạnh đó , trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình thường có rất nhiều sản phẩm bị loại bỏ sau khi sử dụng, chẳng hạn như vỏ chai, dầu gội đầu, sữa tắm, lon bia, bìa lịch, đĩa CD, … Và đó là nguồn vật liệu rất phong phú và đa dạng, có thể tận dụng làm những việc hữu ích Nếu như chúng ta có ý thức thu gom, chọn lọc từ nguồn phế thải đó và có ý tưởng làm các đồ dùng, đồ chơi thì có thể biến những chiếc hộp, bìa lịch, vỏ hộp sữa, … thành tàu hoả, ô tô, bàn ghế, xắc xô,… để đưa vào các góc chơi của trẻ ở trường MN Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm vật liệu, tạo ra được nhiều đồ chơi mang tính sáng tạo, phong phú cho lớp học của mình, những đồ chơi này vừa dễ làm, dễ sử dụng trong các giờ học và các hoạt động Qua đó hình thành ý thức tuyên truyền với mọi người xung quanh, từ trẻ đến phụ huynh học sinh về việc bảo vệ môi trường và như vậy chúng ta đã giảm thiểu được lượng rác thải, giảm chi phí cho việc sử lý rác thải trong vệ sinh môi trường Từ những lý do trên, bản thân tôi là một giáo viên, tôi đã dựa vào kinh nghiệm của mình và kinh nghiệm của những người đi trước, dựa vào sách, báo,internet, góc sang tạo trên ti vi … Tôi đưa ra “ Một số phương pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tự làm đồ chơi trong các góc hoạt động” III Phạm vi thực hiện đề tài: Đề tài được thực hiện tại lớp B4 thôn Quảng Minh Trường Mầm Non Mỹ Hưng năm học 2014- 2015 C QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I Tình hình thực tế khi chưa thực hiện đề tài 1 Đặc điểm của lớp Năm học 2014 – 2015 tôi được nhà trường phân công làm phụ trách chuyên môn khối mẫu giáo và gắn với lớp 4 tuổi tại khu trung tâm của trường Lớp tôi tổng số 54 cháu trong đó có 43 cháu học qua lớp mẫu giáo bé còn 11 cháu chưa được học qua lớp mẫu giáo bé 2 Những thuận lợi và khó khăn: a Thuận lợi: - Được hiệu trưởng nhà trường rất quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất tạo điều kiện cho tôi được đi học hỏi bồi dưỡng chuyên môn, học tập tham quan ở các trường bạn Đồng thời cũng tự nghiên cứu tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp để học hỏi những kinh nghiệm -Về phía phụ huynh : Rất quan tâm đến việc học tập của con em, phối hợp thường xuyên với giáo viên, đóng góp những vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ - Các đồng chí giáo viên cùng lớp tham gia tích cực , nhiệt tình trong việc làm đồ chơi tự tạo b Khó khăn - Công việc của lớp rất bận rộn, học sinh của lớp đông nên cũng không có nhiều thời gian đầu tư cho việc hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi -Năng khiếu làm đồ dùng, đồ chơi của bản thân cũng còn nhiều hạn chế nên bản thân còn gặp rất nhiều khó khăn khi tổ chức hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi - Đa số phụ huynh trong lớp đều làm ruộng nên việc quan tâm đến trẻ còn rất hạn chế Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi nhận thấy muốn trẻ có kỹ năng để làm đồ dùng, đồ chơi và trẻ biết trân trọng và giữ gìn những sản phẩm do mình làm ra, trước hết tôi cần phải tiến hành khảo sát thực tế trên 54 trẻ của lớp tôi theo nội dung sau STT Nội dung khảo sát Kết quả Số lượng Đạt tỷ lệ 1 Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động làm 10/54 18.5% 2 đồ chơi Trẻ biết tự làm đồ chơi theo chủ điểm 8/54 14.8% 3 Trẻ có ý thức giữ gìn đồ chơi 17/54 31.5% 4 Trẻ tích cực sưu tầm thu gom các nguyên 19/54 35.2% phế liệu Từ những kết quả trên tôi luôn trăn trở và nghĩ rằng mình phải làm gì để nghĩ ra biện pháp hướng dẫn trẻ, cho trẻ dễ hiểu, hăng say tham gia vào hoạt động Vì vậy tôi quyết định suy nghĩ tìm tòi và cuối cùng đã tìm ra được hướng đi cho mình đó là : “Một số biện pháp tổ chức cho trẻ tự làm đồ chơi trong các góc” II - CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN * Các biện pháp : 1- Xây dựng kế hoạch tổ chức hướng dẫn trẻ tự làm đồ chơi trong các góc hoạt động theo chủ đề 2- Thống nhất quá trình hướng dẫn trẻ tự làm đồ chơi trong các góc hoạt động 3- Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm cách làm đồ chơi, giới thiệu đồ chơi mới sau mỗi chủ đề 4-Kết hợp với phụ huynh trong việc tổ chức cho trẻ tự làm đồ chơi * Nội dung thực hiện : 1 Biện pháp 1 : Xây dựng kế hoạch tổ chức hướng dẫn trẻ tự làm đồ chơi trong các góc hoạt động theo chủ đề Như chúng ta đã biết tổ chức cho trẻ mẫu giáo tự làm đồ chơi trong trường Mần non là một hoạt động hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Đây cũng chính là một hình thức hoạt động có hiệu quả trong công tác giáo dục trẻ Bên cạnh đó việc tổ chức cho trẻ tự làm đồ chơi còn hình thành và rèn luyện cho trẻ những phẩm chất tốt đẹp như: tích cực, chủ động, kiên trì, sáng tạo, hăng hái, say sưa,… Và theo tôi nghĩ trong các trường MN việc tổ chức cho trẻ tự làm đồ chơi cũng đã được giáo viên chú ý nhưng việc thực hiện chưa được đều đặn và chưa thực sự có hiệu quả vì do chúng ta chưa có một kế hoạch cụ thể để hướng dẫn trẻ tự làm đồ chơi trong các góc hoạt động theo từng chủ đề Và muốn làm được điều này, giáo viên cần phải định hướng dựa trên chương trình chăm sóc giáo dục trẻ của các lứa tuổi để chủ động xây dựng cho lớp mình kế hoạch thực hiện các chủ đề theo quý, theo tuần,… VD: Tôi xây dựng kế hoạch theo tháng: Tháng 9 chủ đề Trường MN, Tháng 10 chủ đề, tháng 11 chủ đề : Gia đình và chủ đề : Nghề nghiệp,… Dựa trên việc xây dựng kế hoạch theo từng tháng và tôi lên kế hoạch trong tháng này làm những đồ chơi gì? Và cần những nguyên vật liệu gì?, nguyên vật liệu nào có thể sưu tầm?, nguyên vật liệu nào phải mua Những nguyên vật liệu nào phải mua thì đề xuất với nhà trường cấp cho nguyên vật liệu, Còn những vật liệu nào có thể sưu tầm thì cô phân công cho các cháu trên lớp và cùng cô sưu tầm, và khi đã có đầy đủ các nguyên vật liệu phục vụ cho việc làm đồ chơi cho chủ đề thì việc tiến hành hướng dẫn trẻ tự làm đồ chơi sẽ rất dễ dàng và thuận tiện Tóm lại: Thông qua việc xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ tự làm đồ dùng, đò chơi cho trẻ lớp tôi, tôi đã thu được kết quả rất đáng kể trong quá trình hướng dẫn trẻ tự làm đồ chơi Cụ thể: Trẻ có đầy đủ các nguyên phế liệu để làm đồ chơi rất phong phú trong từng chủ đề 2 Biện pháp 2 : Thống nhất quá trình hướng dẫn trẻ tự làm đồ chơi trong các góc hoạt động Mục đích của việc thống nhất quá trình hướng dẫn trẻ tự làm đồ chơi là giúp trẻ phát triển ý tưởng tự làm đồ chơi để chơi theo chủ đề Đầu mỗi chủ đề tôi cho trẻ được trao đổi và thảo luận cùng cô và các bạn về chủ đề đang học và sắp học hoặc tôi có thể bắt đầu cho trẻ chơi với đồ chơi từ một câu chuyện hay từ một đồ vật cụ thể nào đó để hướng trẻ tới những vấn đề quen thuộc xung quanh sau đó cho trẻ tiếp xúc với các nguyên phế liệu mà cô và trẻ đã chuẩn bị sau đó cô đưa ra một vài mẫu đồ chơi được làm từ nguyên phế liệu đó sau đó cho trẻ quan sát và nêu ra ý tưởng của trẻ rồi cô đưa ra cách thống nhất để làm ra những loại đồ dùng đó VD: Với chủ đề bản thân: Tôi dự kiến tổ chức hướng dẫn cho trẻ làm đồ chơi về chân dung bản thân Thì trẻ cần phải biết cô đã tạo nên khuôn mặt như thế nào ? bằng cách gì? Và bằng những nguyên liệu gì? VD: Cô dùng đĩa băng đã bỏ đi làm khuôn mặt, mắt, mũi, tôi làm bằng xốp vụn, bổ xung các chi tiết khác như: Tai, tóc, nét mặt, khuôn mặt, kiểu mặt( dùng dây ni lông làm tóc tạo khuôn mặt gì nữa, con gái, Con trai, mắt đeo kính, khuôn mặt cười, khuôn mặt khóc ….) Các cách hướng dẫn của cô đã theo một trình tự thống nhất Vậy thì trong quá trình tổ chức hoạt động góc cô có thể tham gia vào quá trình làm đồ chơi của trẻ như một hướng dẫn viên và một vai chơi nhằm gợi ý cho trẻ lựa chọn các nguyên liệu ,cách làm … dùng lời khuyên hoặc trao đổi với trẻ để giúp trẻ làm ra sản phẩm của mình Và chính vì sự thống nhất chung và cách hướng dẫn của cô theo một trình tự thống nhất nên tất cả các trẻ lớp tôi đều làm ra được những sản phẩm mặc dù có những sản phẩm của những trẻ yếu chưa được hoàn thiện, chưa được đẹp nhưng những sản phẩm của tất cả các trẻ đều được lưu lại và được cất giữ rất cẩn thận và được trân trọng lên trẻ rất hăng say làm và rất hào hứng trẻ thấy rất tự hào và tự tin khi giới thiệu với các bạn và các cô về những đồ dùng, đồ chơi mà chính tay trẻ đã tạo được ra Do vậy giờ hoạt động hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi đạt kết quả rất cao 3 Biện pháp 3: Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm cách làm đồ chơi, giới thiệu đồ chơi mới sau mỗi chủ đề: Cứ sau 1 chủ đề hoặc 2 chủ đề, tôi lại chọn ra những sản phẩm đẹp mang tính sáng tạo, đặc sắc để tổ chức triển lãm đồ dùng, đồ chơi của lớp và những bạn có những đồ dùng, đồ chơi được chọn để làm triển lãm sẽ tự giới thiệu về những sản phẩm của mình, cách làm sản phẩm đó như thế nào? Dưới đây là 1 số hình ảnh đồ dùng, đồ chơi mà cô và trẻ lớp tôi tự làm và được chọn để trưng bày Khi trẻ được cô thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm về những đồ dùng đồ chơi ma trẻ tự tay làm ra và các trẻ nói nên cách tạo ra sản phẩm của mình, sẽ giúp trẻ học hỏi được nhiều kinh nghiệm để làm đồ dùng, đồ chơi của nhau, qua đó trẻ sẽ tạo nên được các loại đồ chơi phong phú hơn.Và khi trẻ diễn đạt cách mình tạo ra sản phẩm, sẽ giúp trẻ tự tin hơn khi đứng trước các bạn và các cô, phát triển hơn về ngôn ngữ như diễn đạt rõ ràng, mạch lạc hơn … Khi trẻ được cùng nhau trao đổi học hỏi rút kinh nghiệm cùng nhau như vậy sẽ tạo nên được mối liên hệ hợp tác giữa các trẻ với nhau và trẻ rất vui vẻ, hào hứng khi kể cho nhau nghe về cách làm và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi của mình 4 Biện pháp 4 : Kết hợp với phụ huynh trong việc tổ chức cho trẻ tự làm đồ chơi Tôi thường xuyên trao đổi, liên hệ với cha mẹ trẻ để giúp họ hiểu biết về tác dụng và tầm quan trọng của hoạt động này với con em họ Thông qua các hình thức như vào những buổi họp phụ huynh đầu năm, trao đổi với phụ huynh trẻ vào giờ đón và trả trẻ … tôi giới thiệu về chương trình học , nội dung các chủ đề, nhu cầu đối với hoạt động của trẻ và đưa ra mong muốn rất cần sự ủng hộ về nguyên vật liệu, tận dụng và thu gom và ủng hộ cho các cháu Tôi đã tổ chức cho trẻ làm đồ chơi bằng các nguyên phế liệu tặng bà, tặng mẹ, tặng người thân vào những dịp lễ, tết, ngày hội,…Và sau 1 chủ đề hoặc 2 chủ đề tôi lại cho trẻ lớp tôi triển lãm đồ chơi do trẻ tự làm ở góc tuyên truyền vào những buổi chiều thứ 6 của cuối chủ điểm để cho phụ huynh tham quan với hình thức tuyên truyền trên tôi đã thu hái được rất nhiều kết quả Phụ huynh ủng hộ rất nhiều các nguyên phế liệu: len, vải, vỏ chai, hộp bánh, … và còn 1 số phụ huynh ủng hộ cho các cháu cả tiền Vì vậy nguồn nguyên liệu để cho các cháu của lớp tôi làm đồ chơi rất phong phú, đa dạng và rất nhiều về số lượng KẾT LUẬN Đối với trẻ MN , ngoài việc chăm sóc và dạy dỗ cho trẻ những kiến thức, kỹ năngtrong từng bộ môn học ra thì việc tổ chức cho trẻ tự làm đồ dùng, đồ chơi là vô cùng quan trọng vì thông qua hoạt động này sẽ hình thành ở trẻ những phẩm chất tốt đẹp như; tích cực, chủ động, kiên chì, hăng say, sáng tạo, … và biết yêu quý sức lao động ngay khi còn nhỏ,còn hình thành ở trẻ hành vi,thói quen tiết kiệm,không hoang phí biết tận dụng những nguyên phế liệu bỏ đi để làm ra những loại đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động hàng ngày của trẻ III) KẾT QUẢ THỰC HIỆN : Qua quá trình tự nghiên cứu, tích cực học hỏi để tìm ra những biện pháp hướng dẫn trẻ tự làm đồ dùng, đồ chơi trong các góc hoạt động với sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám Hiệu nhà trường, các chị em đồng nghiệp và sự lỗ lực phấn đấu của bản thân, qua một năm áp dụng và thưc hiện đề tài năm học 2015-2016 tôi đã thu được kết quả như sau: * Đối với Giáo Viên : - Tôi đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ đã vững vàng hơn trong chuyên môn, tự tin trong khi tổ chức các hoạt động, đặc biệt là hướng dẫn trẻ tự làm đồ dùng, đồ chơi -Bản thân đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm và cách làm đồ dùng, đồ chơi - Đã biết xây dựng kế hoạch và tổ chức hướng dẫn cho trẻ tự làm đồ dùng, đồ chơi - Đã sưu tầm được nhiều tmẫu đồ dùng, đồ chơi để hướng dẫn cho trẻ * Đối với trẻ : Đa số trẻ trong lớp tôi đều rất năng động, mạnh dạn trong việc làm đồ dùng, đồ chơi trẻ đã biết làm rất nhiều đồ chơi theo từng chủ đề, biết yêu quý và trân trọng những sản phẩm do mình tạo ra Sau đây là kết quả thực hiện so với đầu năm STT Nội Dung khảo sát Kết quả Đầu năm Cuối năm Tăng Sè TØ Sè TØ Sè TØ Lîng lÖ( Lîng lÖ Lîng LÖ %) (%) (%) 1 Trẻ tích cực tham gia 8/45 17% 43/45 95% 35/45 77% 6/45 13% 43/45 98% 37/45 82% 15/45 33% 40/45 88% 26/45 57% 17/45 37% 45/45 100% 29/45 64% vào hoạt động làm đồ chơi 2 Trẻ biết tự làm đồ chơi theo chủ điểm 3 Trẻ có ý thức giữu gìn đồ chơi 4 Trẻ tích cực sưu tầm thu gom các nguyên phế liệu * Đối với phụ huynh : - Đa số phụ huynh trong lớp đều nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường Mầm non đặc biệt là tầm quan trọng của đồ chơi đối với trẻ - Hàng ngày, hàng tuần phụ huynh đều ủng hộ rất nhiều nguyên phế liệu để cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi III – BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Từ những kết quả mà tôi đã thu được sau khi thực hiện các biện pháp của đề tài, tôi đã tự rút ra được một số bài học kinh nghiệm khi thực hiện - Giáo vên phải luôn tự học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu các mẫu làm đồ chơi - Bản thân giáo viên cần phải chịu khó, kiên trì, có khả năng tạo hình tốt để tạo ra sản phẩm đẹp phù hợp với độ tuổi trẻ - Cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo , lôi cuốn phụ huynh để phụ huynh cùng đóng góp các vật liệu đã qua sử dụng - Giáo viên cần phải tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tham ra vào các hoạt động, được tham ra giúp cô những công việc vừa sức, đồ chơi được làm trên cơ sở hứng thú, theo nhu cầu của trẻ mới đạt hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục trẻ - Tích cực sưu tầm các mẫu đồ chơi qua sách báo, trên mạng intenet, qua các chương trình Góc sáng tạo trên Ti vi … IV- KHUYẾN NGHỊ : - Phòng Giáo Dục thường xuyên tổ chức các cuộc thi triển lãm đồ dùng, đồ chơi - BGH nhà trường tiếp tục đầu tư kinh phí , nguyên vật liệu cho các lớp - BGH nhà trường tạo điều kiện cho chị em được đi thăm các trường lân cận trong huyện và thành phố để chị em GVcó điều kiện giao lưu, học hỏi thêm kinh nghiệm Trên đây là toàn bộ nội dung bản SKKN của bản thân, trong quá trình thực hiện đề tài không thể nào tránh được những tồn tại và sai sót Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến, sửa đổi, bổ xung từ phía BGH nhà trường và PGD tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này được tốt hơn vào những năm tiếp theo Tôi xin chân thành cảm ơn ! Mỹ Hưng, ngày 1 tháng 03 năm 2013 Người thực hiện Phạm Thị Hương Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG MẦM NON MỸ HƯNG ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Mỹ Hưng, ngày… tháng……năm 2013 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ( Ký tên, đóng dấu) Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN THANH OAI ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Thanh Oai, ngày… tháng……năm 2013 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ( Ký tên, đóng dấu) ... (%) Trẻ tích cực tham gia 8 / 45 17% 43 / 45 95% 35 / 45 77% 6 / 45 13% 43 / 45 98% 37 / 45 82% 15 / 45 33% 40 / 45 88% 26 / 45 57 % 17 / 45 37% 45 / 45 100% 29 / 45 64% vào hoạt động làm đồ chơi Trẻ biết tự làm đồ chơi. .. tìm hướng cho : ? ?Một số biện pháp tổ chức cho trẻ tự làm đồ chơi góc? ?? II - CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN * Các biện pháp : 1- Xây dựng kế hoạch tổ chức hướng dẫn trẻ tự làm đồ chơi góc hoạt động theo... hướng dẫn trẻ tự làm đồ chơi góc hoạt động 3- Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm cách làm đồ chơi, giới thiệu đồ chơi sau chủ đề 4- Kết hợp với phụ huynh việc tổ chức cho trẻ tự làm đồ chơi * Nội

Ngày đăng: 07/02/2021, 21:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w