Đề tài được thực hiện tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn. Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên đề tài chỉ lấy số liệu trong khoảng thời gian 2009-2012. Đề tài tập trung vào những vấn đề phản ánh rõ nhất về hoạt động cho vay tiêu dùng như:+ Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân.+ Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân đang được áp dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Sài Gòn.+ Tình hình cho vay; tình hình thu nợ; dư nợ và nợ quá hạn của hoạt động cho vay tiêu dùng những năm gần đây.
Khoá luận tốt nghiệp CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 1.1. Sơ lược ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment,… đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng. Vietcombank hiện có trên 13.560 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 79 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con Trang 1 Khoá luận tốt nghiệp tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với 1.835 ATM và 32.178 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh còn có những biến động lớn, không ngừng; Vietcombank đã tích cực phát huy thế mạnh sẵn có, linh hoạt, nhạy bén, đổi mới, chủ động nắm bắt cơ hội kinh doanh, vượt qua thử thách. Do đó, vẫn tiếp tục duy trì được đà phát triển và đạt được kết quả hoạt động qua các năm: đến 31/12/2012 tổng tài sản đạt gần 415 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 41.553 tỷ đồng, tổng huy động vốn từ nên kinh tế đạt 303.942 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng trên 20%, tổng dư nợ đạt 241.163 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 21%/năm, lợi nhuận trước thuế đạt 5.764 tỷ đồng. Các chỉ tiêu hiệu quả sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu được duy trì ở mức tương đối cao so với trung bình của ngành ngân hàng là kết quả nỗ lực sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn của Vietcombank. Ph ư ơ ng h ư ớ n g v à nhi ệ m v ụ tro n g n ă m 2013: Năm 2013 tình hình kinh tế vĩ mô dự báo là tiếp tục còn gặp nhiều khó khăn Vietcombank xác định phương châm: “Đổi mới – Chất lượng – An toàn – Hiệu quả”, quan điểm chỉ đạo điều hành là “Nhạy bén, linh hoạt, quyết liệt”. Bên cạnh mảng bán buôn truyền thống, Vietcombank tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, hướng tới là ngân hàng hàng đầu về dịch vụ bán lẻ trên thị trường, chuyển dịch mạnh sang tiền đồng. Đồng thời tiếp tục phát huy mọi lợi thế, phát triển theo chiều sâu, lấy chất lượng và thực chất làm trọng, hướng tới phát triển hiệu quả và bền vững. 1.2. Giới thiệu ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển VCB Nam Sài Gòn được thành lập ngày 25/09/1993, trụ sở đặt tại Khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Là chi nhánh đầu tiên phục vụ Trang 2 Khoá luận tốt nghiệp cho các nhà đầu tư trong và ngoài Khu chế xuất, đây là khu chế xuất được coi là thành công nhất khu vực Đông Nam Á trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Thuận đổi tên thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn theo quyết định số 533/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ngày 05/06/2008. Từ ngày chính thức đi vào hoạt động đến nay, VCB Nam Sài Gòn đã trải qua không ít khó khăn do hệ thống những quy định về hoạt động của Ngân hàng tại Khu chế xuất hầu như không có. Tuy nhiên, qua hơn 15 năm vừa kinh doanh vừa mở rộng cho đến nay có thể nói VCB Nam Sài Gòn là một trong những chi nhánh lớn trong hệ thống c với 234 cán bộ công nhân viên. Chi nhánh chính đặt tại Tòa nhà Sunrise City đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh và 8 phòng giao dịch trực thuộc: Phòng giao dịch Tân Thuận, Phòng giao dịch Phú Mỹ Hưng, Phòng giao dịch Mỹ Toàn, Phòng giao dịch Tân Mỹ, Phòng giao dịch Trung Sơn, Phòng giao dịch Nhà Rồng, phòng giao dịch An Phú và phòng giao dịch Bình Minh rải rác ở quận 7, quận 4 và quận 2. 1.2.2. Các lĩnh vực kinh doanh Hiện nay tại VCB Nam Sài Gòn có các hoạt động kinh doanh chủ yếu sau: - Huy động vốn: Trong hoạt động Ngân hàng thì hoạt động tạo nguồn vốn là yếu tố đầu vào quan trọng. Đầu vào có thuận lợi, cấu trúc hợp lý, chi phí thấp thì mới góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Việc huy động vốn Ngân hàng phải kết hợp hài hòa những yếu tố sau: + Thực hiện đúng chỉ thị của ngân hàng nhà nước. + Lợi nhuận của khách hàng. + Lợi nhuận của ngân hàng. Với những điều kiện đó thì tạo nguồn vốn chính là tiền đề để mở rộng thị trường tín dụng, là điều kiện sống còn để kinh doanh dịch vụ ngân hàng. − Cho vay: Việc kinh doanh của Ngân hàng phải đảm bảo sư tôn trọng luật pháp, lợi nhuận hợp lý và đặc biệt là phải đảm bảo an toàn về vốn. Tinh thần đó là tư Trang 3 Khoá luận tốt nghiệp tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong mọi lĩnh vực công tác tiền tệ, tín dụng, thanh toán. Ngân hàng đã thực hiện các giải pháp phát triển tín dụng đúng hướng với các thành phần kinh tế gắn liền với hiệu quả và an toàn vốn. Vì vậy vốn tín dụng mà Ngân hàng đầu tư cho các doanh nghiệp đã thực sư tạo môi trường giúp các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao được chất lượng tín dụng của Ngân hàng. − Bảo lãnh: So với hoạt động cho vay thì bảo lãnh chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng cũng đã chứng kiến sư tăng trưởng mạnh về số dư bảo lãnh − Thanh toán quốc tế: Khi nói đến Vietcombank là người ta vẫn nhắc đến một ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Tại chi nhánh Nam Sài Gòn, hầu hết các khách hàng đều đánh giá cao chất lượng thanh toán xuất nhập khẩu và chưa phát sinh rủi ro trong thanh toán quốc tế. − Phát hành và thanh toán thẻ: Về phát hành thẻ, chi nhánh đã thực hiện phát hành cả thẻ ATM và thẻ quốc tế, trong đó thẻ quốc tế bao gồm Visacard, Mastercard, Amex, Bông sen vàng. Địa bàn hoạt động và phát triển mạnh của thẻ ATM của chi nhánh là các công ty trong khu chế xuất, khu công nghiệp như khu chế xuất Tân Thuận. − Kinh doanh ngoại tệ: có ưu thế nằm trong khu chế xuất - hầu hết là các công ty nước ngoài – nên hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh cũng rất phát triển. − Hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ: thực hiện chủ trương mở rộng khách hàng mục tiêu, tích cực tăng nguồn vốn huy động, Chi nhánh tích cực đẩy mạnh mở rộng các hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong những năm gần đây. 1.2.3. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh: Trang 4 PGD Phú Mỹ HưngPGD Nhà RồngPGD Tân ThuậnPGD Trung SơnPGD Tân Mỹ PGD Mỹ Toàn PGD An Phú PGD Bình Minh Khoá luận tốt nghiệp Trang 5 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Khoá luận tốt nghiệp Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: Ban giám đốc: Gồm một Giám đốc và bốn Phó giám đốc, Ban Giám đốc do Vietcombank Trung Ương bổ nhiệm. Giám đốc là người quyết định toàn bộ mọi hoạt động của ngân hàng, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và pháp luật về mọi quyết định của mình. Phó Giám đốc cùng Giám đốc điều hành và quản lý mọi hoạt động của Ngân hàng, thay mặt Giám đốc điều hành, quản lý Ngân hàng khi Giám đốc vắng mặt, đồng thời cùng chịu trách nhiệm về những quyết định của mình. Phòng Hành chính nhân sự: nghiên cứu, thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương về công tác và tổ chức cán bộ, đào tạo, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy và cán bộ chi nhánh, quản trị cơ quan, văn thư, tuyển dụng lao động, sắp xếp, bố trí cán bộ, quản lý kiểm tra chi tiêu quỹ lương đúng quy định. Phòng Kiểm tra nội bộ: nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của các Phòng giao dịch và các phòng ban khác. Phòng khách hàng: có bốn chức năng cơ bản sau: + Tiếp thị và bán sản phẩm dịch vụ: bao gồm xác định thị trường mục tiêu, lập kế hoạch khách hàng, bán sản phẩm và dịch vụ. + Quản lý và phát triển quan hệ với khách hàng: đó là cụ thể hóa và rà soát thường xuyên quan hệ với khách hàng để nắm bắt được các cơ hội và đưa vào kế hoạch nếu phù hợp. + Xây dựng và đề xuất đến khách hàng các sản phẩm dịch vụ: sau khi khách hàng chấp nhận sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì phải hoàn tất các công việc liên quan và cần có kế hoạch triển khai chi tiết, xây dựng quy trình, thỏa thuận nội bộ và phối hợp với các phòng ban liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ, lập và gửi những tài liệu về sản phẩm, dịch vụ cụ thể để khách hàng nghiên cứu. + Hỗ trợ khách hàng: tiếp nhận và quản lý chặt chẽ những yêu cầu của khách hàng, trực tiếp hoặc phối hợp với các phòng ban lêin quan để giải quyết các yêu cầu của khách hàng trong thời gian nhất định. Trang 6 Khoá luận tốt nghiệp Phòng Thanh toán quốc tế: có chức năng thực hiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu tại VCB Nam Sài Gòn, tham mưu cho Ban Giám đốc về các hoạt động thanh toán quốc tế. Đảm nhận công tác thanh toán mậu dịch, phi mậu dịch. Phòng Kế toán: phản ánh và kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh, dịch vụ phát sinh trong Ngân hàng, hạch toán các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng. Đảm trách thực hiện toàn bộ nghiệp vụ kế toán: rút, chuyển tiền trong và ngoài nước, tiết kiệm, thanh toán bù trừ liên ngân hàng, tiền vay, tiền gửi các tổ chức tín dụng. Phòng Ngân quỹ: quản lý tồn bộ tiền mặt, ngoại tệ, trái phiếu và giấy tờ có giá. Phòng Tổng hợp: làm nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ, theo dõi tham mưu lãi suất, hệ thống báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Phòng Kinh doanh dịch vụ: có nhiệm vụ đảm nhận công việc mở tài khoản cá nhân, phát hành thẻ ATM, các loại thẻ tín dụng và quản lý hệ thống my ATM của chi nhnh. Phòng Quản lý nợ: theo dõi và quản lý nợ vay. Phòng Vi tính: quản lý tồn bộ hệ thống mạng, máy tính phục vụ các hoạt động nghiệp vụ, báo cáo thống kê của chi nhánh. Các Phòng Giao dịch: thực hiện tất cả các nghiệp vụ phát sinh như vay vốn, thanh toán và các dịch vụ khác. Trường hợp vượt mức thẩm quyền của mình thì phòng giao dịch làm tờ trình chuyển về Hội sở để thực hiện tái thẩm định. 1.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2009-2012. 1.2.4.1. Hoạt động huy động vốn. Công tác huy động vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, đảm bảo thanh khoản, tạo lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng về chi phí vốn, cũng như ảnh hưởng các nghiệp vụ khác. Muốn mở rộng tín dụng cần phải tăng cường huy động vốn, cơ cấu huy động vốn có quyết định đến cơ cấu tín dụng. Trong những năm gần đây, VCB Nam Sài Gòn luôn nỗ lực, áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ để tăng cường huy động vốn - được xem là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Hoạt động này của VCB Nam Sài Gòn tăng khá nhanh và ổn định qua các năm thể hiện ở biểu đồ sau: Trang 7 Khoá luận tốt nghiệp Biểu đồ 1.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2009-2012. ĐVT: tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VCB Nam Sài Gòn 2009-2012) Qua biểu đồ trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động của VCB Nam Sài Gòn tăng khá nhanh và ổn định đảm bảo nhu cầu mở rộng tín dụng. Nếu năm 2009 nguồn vốn huy động đạt 4.886 tỷ đồng thì đến năm 2010 nguồn vốn đã đạt 5.987 tỷ đồng (tăng 1.101 tỷ tương ứng với 22,5% so với năm 2009). Đến năm 2011 nguồn vốn đạt 7.438 tỷ đồng (tăng 1.451 tỷ tương ứng với 24,5% so với năm 2010). Và đến năm 2012 con số này đã tăng lên đến 9.006 tỷ đồng (tăng 1.568 tỷ tương ứng với 21,1% so với năm 2011) đạt được kết quả này là do Ban giám đốc chi nhánh quán triệt công tác huy động vốn được coi là trọng tâm hàng đầu, kết quả huy động vốn năm 2012 Chi nhánh đạt được là khá tốt. Như vậy, trải qua 4 năm từ 2009 đến 2012 thì tổng nguồn vốn đã tăng lên gần 2 lần. Trong năm 2012, hoạt động huy động vốn của các TCTD chịu tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô Trong đó quản lý chặt chẽ tài chính công; thu nhập doanh nghiệp và cá nhân tăng chậm hơn; dòng vốn đầu tư nước ngoài hạn chế hơn…là các yếu tố vĩ mô liên quan đến quy mô nguồn vốn trong nền kinh tế và có tác động nhất định đến quá trình tăng trưởng nguồn vốn huy động của các TCTD trong năm 2012. Tình hình huy động vốn trong năm 2012 cho thấy diễn biến thị trường vốn huy động đang theo xu hướng tích cực phù hợp với định hướng điều hành của NHNN về tỷ giá và thị trường ngoại hối, nhằm hạn chế tối đa tình trạng găm giữ ngoại tệ của khách hàng và doanh nghiệp. Đồng thời từng bước chuyển dần từ hoạt động huy động – cho vay vốn bằng ngoại tệ sang hoạt động mua – bán ngoại tệ để hạn chế tình trạng Dolla hóa nền kinh tế. Nguyên nhân chính đó là sự chênh lệch lãi suất giữa VNĐ và ngoại tệ; cùng với tỷ giá ổn định - là yếu tố chính tác động đến xu hướng huy động vốn trong thời gian qua. Trang 8 Khoá luận tốt nghiệp Khi thị trường ngân hàng có sự góp mặt ngày càng nhiều ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh lớn mạnh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ồ ạt tiến vào Việt Nam, thị trường trở thành thế cạnh tranh quyết liệt, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng bị suy giảm, cơ cấu huy động không kỳ hạn (với lãi suất huy động thấp) ngày càng giảm xuống, ngân hàng mới bắt đầu có chủ trương cơ cấu lại danh mục đầu tư theo hướng đa dạng hoá khách hàng, củng cố quan hệ với khách hàng lớn, truyền thống; mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và thể nhân. Nguồn vốn huy động chịu ảnh hưởng rất nhiều trước sự biến động của nền kinh tế, nhiều ngân hàng TMCP rơi vào tình trạng khó khăn về thanh khoản, trạng thái thanh khoản càng trầm trọng hơn khi NHNN thực hiện chính sách thắt chặt, thị trường khan hiếm đồng Việt Nam đã buộc các ngân hàng TMCP bằng mọi giá phải huy động với lãi suất cao nhất có thể, ban đầu vẫn còn chấp nhận vay lãi suất cao từ các tổ chức tín dụng khác. Họ luôn luôn ngắm đến khách hàng của Vietcombank, nơi có lượng tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế lớn. Chính sách lãi suất và công tác huy động vốn của ngân hàng trong giai đoạn này là hết sức linh hoạt, kế hoạch tăng trưởng huy động vốn ban đầu được thay thế bằng các biện pháp là làm sao hạn chế tối đa nguồn vốn bị dịch chuyển, không bị lôi cuốn vào cuộc đua lãi suất nhưng cũng rất linh hoạt khi thỏa thuận lãi suất với khách hàng. Bảng 1.1: Cơ cấu và tình hình huy động vốn ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Tổng nguồn vốn huy động 5.499 6.832 8.067 9.579 Số tiền huy động tại Chi nhánh 4.886 5.987 7.437 9.006 Tỉ lệ huy động tại Chi nhánh 89% 88% 92% 94% Số tiền huy động từ Hội sở chính 613 855 629 579 Tỷ lệ huy động từ Hội sở chính 11% 12,5% 8% 6% Số tiền huy động VND 3.948 4.195,5 5.390 7.232 Tỉ lệ huy động VND 72% 61% 67% 76% Số tiền huy động USD 1.551 1.791,5 98,37 85,20 Tỉ lệ huy động USD 28% 26% 33% 24% Trang 9 Khoá luận tốt nghiệp Số tiền huy động cá nhân 2.966 2.809,5 3.721 4.807 Tỷ lệ huy động cá nhân 61% 41% 46% 53% Số tiền huy động tổ chức 1.920 3.177,47 3.716 4.199 Tỷ lệ huy động tổ chức 39% 47% 54% 47% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VCB Nam Sài Gòn 2009-2012) Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng của ngân hàng hiện nay có sự chênh lệch không nhiều giữ nguồn vốn huy động từ tổ chức và dân cư. Nguồn tiền gửi của cá nhân tăng từ 46% năm 2011 lên 53% năm 2012, trong khi đó nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại giảm từ 54% năm 2011 xuống 47% năm 2012 do nền kinh tế đang trong thời kỳ khó khăn, các kênh đầu tư trên thị trường tài chính hiệu quả thấp nên người dân có xu hướng gửi tiết kiệm nhiều hơn. Mặt khác, các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, hàng tồn kho còn lớn nên doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nguồn vốn tự có của mình để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây chính là nguyên nhân khiến lượng tiền gửi của các doanh nghiệp giảm. Nguồn vốn huy động từ dân cư không có độ ổn định, trong khi đó, nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp có độ ổn định cao hơn, nhưng nguồn vốn này thường là nguồn tiền mặt dư thừa trong ngắn hạn của doanh nghiệp nên gây khó khăn trong dự báo về cân bằng thanh khoản của ngân hàng. Bảng 1.2: Cơ cấu và tình hình huy động vốn theo kỳ hạn. ĐVT: tỷ đồng. Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 1.Từ khách hàng 4.886 5.987 7.437 9.006 a.Không kỳ hạn 1.391 1.464 1.850 2.126 b.Có kỳ hạn 3.495 4.523 5.587 6.880 < 12 tháng 2.681 3.354 4.656 5.350 > 12 tháng 814 1.169 931 1.530 2. Từ Tổ chức tín dụng 0 0 0 0 3. Vay Hội sở chính 613 855 629 579 Ngắn hạn 0 0 0 0 Trung dài hạn 613 855 629 579 Tỉ lệ vốn huy động/Tổng nguồn vốn 89% 88% 92% 94% Trang 10 . TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 1.1. Sơ lược ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây,. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN 2.1. Giới thiệu hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng. 2.1.1.