Vị trí, vai trò của hạch toán thành phẩm,tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ Đối với một doanh nghiệp sản xuất, yếu tố trực tiếp nhất để đánh giá kếtquả hoat động là sản ph
Trang 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNHPHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
1 Khái niệm thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và kết quả tiêu thụ
Kết quả của một quá trình sản xuất của doanh nghiệp là sản phẩm Sảnphẩm có thể là thành phẩm, bán thành phẩm, lao vụ, dịch vụ ; trong đó, thànhphẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất
Thành phẩm là sản phẩm đã kết thúc giai đoạn chế biến cuối cùng do các
bộ phận chính và phụ của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công đãxong được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, được nhập kho hoặcgiao cho khách hàng
Nói đến thành phẩm là nói đến quá trình sản xuất được gắn liền với mộtquy trình công nghệ nhất định trong doanh nghiệp Thành phẩm biểu hiện trênhai mặt: hiện vật và giá trị Hiện vật được biểu hiện cụ thể bởi khối lượng hay
số lượng còn giá trị là giá thành của thành phẩm nhập kho hay giá vốn củathành phẩm đem bán
Việc quản lý thành phẩm trong doanh nghiệp gắn liền với việc quản lý sựvận động của từng loại thành phẩm trong quá trình nhập_xuất- tồn ở cả chỉ tiêu
số lượng, chất lượng và giá trị Sản phẩm sản xuất ra chưa được đưa vào lưuthông thì chưa thực hiện được giá trị của nó và chưa hoàn tất một chu trình sảnxuất kinh doanh
Tiêu thụ thành phẩm là quá trình doanh nghiệp chuyển giao thành phẩmcho khách hàng, được khách hàng thanh toán hay chấp nhận thanh toán Nói
Trang 2cách khác, đó chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về thành phẩm đểnhận được một giá trị tương đương
Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, quátrình tuần hoàn và chu chuyển vốn Về thực chất, tiêu thụ là hoạt động cần thiết
để thu hồi vốn, tạo ra lợi nhuận kinh doanh
Kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp chính là kết quả hoạt động sản kinh doanh,tức là số chênh lệch giữa các yếu tố thu nhập và chi phí liên quanđến hoat động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp
xuất-2 Vị trí, vai trò của hạch toán thành phẩm,tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
Đối với một doanh nghiệp sản xuất, yếu tố trực tiếp nhất để đánh giá kếtquả hoat động là sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm (trong đó chủ yếu là thànhphẩm) bởi vì nhiệm vụ cũng như mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt tới đềubắt nguồn từ sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm là yếu tố cơ bản đểdoanh nghiệp hoạt động trong kỳ hiện tại còn tiêu thụ là yếu tố thiết yếu đểdoanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển ở kỳ tiếp theo vì chỉ có thông qua tiêuthụ, doanh nghiệp mới thu hồi được vốn, tiếp tục tái sản xuất mở rộng Mặtkhác, qua tiêu thụ, sản phẩm mới thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng củachúng, tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định một cách hoàn toàn
Có tiêu thụ được sản phẩm mới chứng tỏ năng lực kinh doanh của doanhnghiệp Sau quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp không những thu hồi được chi phí
mà còn thực hiện được giá trị lao động thặng dư Đây là nguồn quan trọng đểtích luỹ vào ngân sách, vào các quỹ xí nghiệp nhằm mở rộng quy mô sản xuất,nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên
Với vai trò của sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm như vậy, công tác kế toánthành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ giữ một vị trí quantrọng trong hệ thống hạch toán kế toán Có được thông tin chính xác về tìnhhình thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm là yếu tố cơ bản để người lãnh đạo
Trang 3doanh nghiệp có quyết định đúng đắn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp.
3 Nhiệm vụ hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
-Theo dõi, phản ánh tình hình nhập, xuất và tồn kho của từng loại thànhphẩm theo một phương pháp thích hợp mà doanh nghiệp đã lựa chọn
- Tính giá thành phẩm xuất kho, trên cơ sở đó xác định đúng giá vốn thànhphẩm tiêu thụ trong kỳ
- Ghi nhận kịp thời, chính xác doanh thu tiêu thụ thành phẩm, các khoản ghigiảm doanh thu, các khoản thuế phải nộp,phải thu hộ cho Nhà nước, từ đó xácđịnh chính xác doanh thu bán hàng thuần
- Xác định và phản ánh kết quả tiêu thụ trên cơ sở doanh thu thuần,giá vốnthành phẩm tiêu thụ và chi phí ngoài sản xuất phát sinh
b, Thủ tục xuất kho thành phẩm
Căn cứ vào nhu cầu mua của khách hàng, giám đốc hoặc trưởng phòng kinhdoanh viết lệnh xuất kho Nếu khách hàng trả tiền ngay thì kế toán tiền mặt viếtphiếu thu Căn cứ vào phiếu xuất kho và phiếu thu (nếu có), kế toán tiêu thụ sẽlập hoá đơn Gía trị gia tăng (HĐ GTGT) Hoá đơn này là căn cứ để kế toán ghivào sổ và để khách hàng có thể vận chuyển hàng ra khỏi công ty
Trang 42 Đánh giá thành phẩm
Đánh giá thành phẩm là một công tác quan trọng trong tổ chức hạch toánthành phẩm Đánh giá thành phẩm là dùng tiền để biểu hiện giá trị của chúng.Trong công tác kế toán, thành phẩm được phản ánh theo giá thực tế
a , Đối với thành phẩm nhập kho
Gía thực tế của thành phẩm nhập kho được xác định theo từng nguồn nhập:
- Đối với thành phẩm do các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp hoànthành nhập kho: giá thực tế là giá thành sản xuất thực tế, bao gồm ba khoảnmục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sảnxuất chung
- Đối với thành phẩm thuê ngoài gia công: giá thực tế bao gồm toàn bộ cácchi phí liên quan đến việc gia công: giá thực tế nguyên vật liệu giao cho ngườinhận gia công, chi phí thuê gia công,chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt…
- Đối với thành phẩm đã tiêu thụ hoặc đã gửi bán bị khách hàng trả lại thìgiá thực tế là giá đã dùng để ghi giá trị hàng gửi bán hoặc giá vốn hàng bán
b, Đối với thành phẩm xuất kho
Gía thực tế của thành phẩm xuất kho trong kỳ được tính trên cơ sở giáthực tế thành phẩm nhập kho theo một trong các phương pháp sau:
*Phương pháp giá thực tế đích danh: Theo phương pháp này, thành phẩm
xuất kho ở lô nào thì tính theo giá thực tế nhập kho đích danh của lô đó.Phương pháp này có ưu điểm là công tác tính giá thành phẩm được thực hiệnkịp thời và thông qua việc tính giá thành phẩm xuất kho, kế toán có thể theo dõiđược thời hạn bảo quản của từng lô thành phẩm Tuy nhiên, để áp dụng phươngpháp này thì điều kiện là hệ thống kho tàng của doanh nghiệp phải cho phép bảoquản riêng từng lô thành phẩm nhập kho
*Phương pháp nhập trước- xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này, giá
thực tế của thành phẩm nhập kho trước sẽ được dùng để tính giá thực tế thành
Trang 5Gtt tồn đầu kỳ + Gtt TP nhập trong kỳ
SL TP tồn đầu kỳ + SL TP nhập trong kỳ
= Giá bq một đơn vị TP
phẩm xuất kho trước và do vậy, giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ sẽ là giáthực
tế thành phẩm nhập kho cuối cùng
Phương pháp này có ưu điểm là cho phép kế toán có thể tính giá thànhphẩm xuất kho kịp thời Tuy nhiên, nhược điểm của nó là khối lượng tính toántương đối lớn và làm cho giá vốn tiêu thụ của doanh nghiệp không phản ánhđúng sự biến động của giá thành sản phẩm
Phương pháp nhập trước -xuất trước chỉ thích hợp với những doanhnghiệp có ít loại sản phẩm và số lần nhập kho của mỗi loại không nhiều
*Phương pháp nhập sau-xuất trước(LIFO): Phương pháp này giả định
những thành phẩm nhập kho sau cùng sẽ được xuất trước tiên, ngược lại vớiphương pháp nhập trước-xuất trước ở trên
Về cơ bản, ưu nhược điểm của phương pháp nhập sau-xuất trước cũnggiống như phương pháp nhập trước-xuất trước, nhưng sử dụng phương phápnhập sau-xuất trước giúp cho giá vốn tiêu thụ của doanh nghiệp phản ánh đúng
sự biến động của giá thành sản phẩm
*Phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, dựa
vào giá thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập kho trong kỳ, kế toán xác địnhđược giá bình quân của một đơn vị thành phẩm Căn cứ vào lượng thành phẩmxuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân để xác định giá thực tế xuất trong kỳ
Gtt TP xuất kho trong kỳ = Giá bq một đơn vị TP x SL TP xuất kho trong kỳ
Phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền tuy đơn giản, dễ làmnhưng độ chính xác không cao Hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuốitháng, gây ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác
Trang 6Ght TP tồn đầu kỳ + Ght TP nhập trong kỳ
=
Hệ số giá TP
Gtt TP tồn đầu kỳ + Gtt TP tồn cuối kỳ
*Phương pháp giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập: Theo phương pháp
này, sau mỗi lần nhập, kế toán phải xác định giá bình quân của từng loại thànhphẩm Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng thành phẩm xuất kho giữa 2lần nhập kế tiếp để kế toán xác định giá thực tế thành phẩm xuất kho
Phương pháp này cho phép kế toán tính giá thành phẩm xuất kho kịp thờinhưng khối lượng công việc tính toán rất lớn
Phương pháp này chỉ sử dụng được ở những doanh nghiệp có ít loại thànhphẩm và số lần nhập của mỗi loại không nhiều
*Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước: Theo phương pháp
này, kế toán xác định giá đơn vị bình quân dựa trên giá thực tế và số lượng khocuối kỳ trước Dựa vào giá đơn vị bình quân nói trên và lượng xuất kho trong
kỳ, kế toán xác định giá thực tế thành phẩm xuất kho theo từng loại
Phương pháp này cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán nhưng độchính xác của công việc tính toán phụ thuộc vào tình hình biến động giá thànhsản xuất thành phẩm Trường hợp giá thành có sự biến động lớn thì việc tínhtoán giá thực tế thành phẩm xuất kho theo phương pháp này trở nên thiếu chínhxác và có trường hợp bất hợp lý(tồn kho âm)
*Phương pháp hệ số giá: Theo phương pháp này, toàn bộ thành phẩm
biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán (giá kế hoạch hoặc một loại giá
ổn định trong kỳ) Cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toánsang giá thực tế theo công thức:
Gtt TP xuất kho = Hệ số giá TP x Ght TP xuất kho
trong đó:
Trang 7Phương pháp hệ số giá cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết vàhạch toán tổng hợp về thành phẩm trong công tác tính giá nên công việc tính giáđược tiến hành nhanh chóng và không phụ thuộc và số loại thành phẩm và sốlần nhập xuất của từng loại
Phương pháp này thích hợp ở những doanh nghiệp sản xuất nhiều loạithành phẩm và đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao
3 Hạch toán chi tiết thành phẩm
Thực tế, thành phẩm trong các doanh nghiệp thường có nhiều loại khácnhau Vì vậy, hạch toán thành phẩm phảI đảm bảo theo dõi được tình hình biếnđộng của từng loại thành phẩm Việc theo dõi tình hình nhập- xuất- tồn của từngloại thành phẩm cả về mặt hiện vật và giá trị gọi là hạch toán chi tiết thànhphẩm Hiện nay, để hạch toán chi tiết thành phẩm, các doanh nghiệp áp dụngmột trong ba phương pháp sau:
a, Phương pháp thẻ song song
Theo phương pháp này,thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất thànhphẩm để ghi “Thẻ kho” (Thẻ này được mở cho từng loại thành phẩm) Kế toánthành phẩm cũng dựa trên chứng từ nhập, xuất thành phẩm để ghi số lượng vàtính thành tiền thành phẩm nhập, xuất vào “Thẻ chi tiết thành phẩm” Cuối kỳ,
kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên “Thẻ chi tiết thành phẩm” với “Thẻ kho”
do thủ kho chuyển đến, đồng thời từ “Sổ chi tiết thành -phẩm), kế toán lấy sốliệu ghi vào “Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn thành phẩm” theo từng loại thànhphẩm để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp nhập, xuất thành phẩm
Phương pháp này rất đơn giản trong khâu ghi chép, đối chiếu số liệu vàphát hiện sai sót, đồng thời cung cấp thông tin nhập, xuất và tồn kho từng loạithành phẩm kịp thời, chính xác Tuy nhiên, việc hạch toán tương đối phức tạpnếu doanh nghiệp có nhiều loại thành phẩm
Sơ đồ hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp thẻ song song:
Trang 8Phiếu nhập kho, xuất kho khokhokhokh
Thẻ kho Thẻ chi tiết TP Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn TP
Kế toán tổng hợp
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Ghi chú:
b, Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại thành phẩm và số lượng chứng từnhập, xuất không nhiều thì phương pháp thích hợp để hạch toán chi tiết thànhphẩm là phương pháp đối chiếu luân chuyển
Theo phương pháp này, kế toán chỉ mở “Sổ đối chiếu luân chuyển thànhphẩm” theo từng kho Cuối kỳ, trên cơ sở phân loại chứng từ nhập, xuất theotừng loại thành phẩm và theo từng kho, kế toán lập “Bảng kê nhập thành phẩm”,
“Bảng kê xuất thành phẩm” và dựa vào các bảng kê này để ghi vào “Sổ đốichiếu luân chuyển” Khi nhận được “Thẻ kho”, kế toán tiến hành đối chiếu tổnglượng nhập, xuất của từng thẻ kho với “Sổ đối chiếu luân chuyển”, đồng thời, từ
“Sổ đối chiếu luân chuyển” lập “Bảng kê nhập- xuất- tồn thành phẩm” để đốichiếu với số liệu kế toán tổng hợp thành phẩm
Phương pháp này giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép của kế toán,nhưng vì dồn công việc ghi sổ, kiểm tra đối chiếu vào cuối kỳ nên trong trườnghợp các nghiệp vụ nhập, xuất thành phẩm xảy ra trong kỳ khá nhiều thì côngviệc kiểm tra, đối chiếu sẽ gặp nhiều khó khăn và sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thựchiện các khâu kế toán khác
Trang 9Sơ đồ hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp
sổ đối chiếu luân chuyển
c Phương pháp số dư
Với những doanh nghiệp sản xuất nhiều loại thành phẩm và đồng thời sốlượng nhập, xuất của mỗi loại khá nhiều thì phương pháp hạch toán chi tiếtthành phẩm thích hợp nhất là phương pháp số dư
Theo phương pháp này, thủ kho ngoài việc ghi “Thẻ kho” như các phươngpháp trên thì cuối kỳ còn phải ghi lượng thành phẩm tồn kho từ “Thẻ kho” vào
“Sổ số dư” Kế toán dựa vào số lượng nhập, xuất của từng loại thành phẩmđược tổng hợp từ các chứng từ nhập, xuất mà kế toán nhận được khi kiểm tracác kho theo định kì 3, 5 hoặc 10 ngày một lần (kèm theo “Phiếu giao nhậnchứng từ”) và giá hạch toán để tính trị giá thành tiền thành phẩm nhập kho theotừng loại, từ đó ghi vào “Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn”(bảng này được mở theotừng kho Cuối kỳ,tiến hành tính tiền trên “Sổ số dư” do thủ kho chuyển đến vàđối chiếu tồn kho từng loại thành phẩm trên “Sổ số dư” với tồn kho trên “Bảnglũy kế nhập, xuất, tồn” Từ ‘Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn” kế toán lập “Bảngtổng hợp nhập- xuất- tồn thành phẩm để đối chiếu với sổ kế toán về thànhphẩm
Trang 10Phiếu xuất kho
Sổ số dư
Phiếu giao nhận chứng từ nhập Phiếu nhập kho
Sơ đồ hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp số dư
4 Hạch toán tổng hợp thành phẩm
4.1 Các phương pháp hạch toán tổng hợp về thành phẩm
Khi hạch toán tổng hợp về thành phẩm, kế toán có thể sử dụng một trong haiphương pháp: phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) và phương phápkiểm kê định kỳ (KKĐK)
a, Phương pháp KKTX
Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên,liên tục, tình hình nhập, xuất, tồn thành phẩm trên sổ kế toán Kế toán dựa vàophiếu
nhập kho và phiếu xuất kho để phản ánh quá trình luân chuyển thành phẩm
Trang 11Trị giá TP xuất kho = Trị giá TP tồn đầu kỳ + Trị giá TP nhập trong kỳ - Trị giá TP tồn cuối kỳ
Nếu sử dụng phương pháp, khối lượng công việc kế toán sẽ lớn nhưng nó
có ưu điểm là phản ánh kịp thời tình hình biến động của thành phẩm Giá trịthành phẩm trên sổ kế toán có thể xác định ở bất cứ thời điểm nào trong kỳ Phương pháp KKTX thích hợp với các doanh nghiệp có điều kiện để kiểm
kê chính xác từng nghiệp vụ nhập, xuất, tồn thành phẩm
b, Phương pháp KKĐK
Phương pháp KKĐK là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm
kê thực tế để phản ánh giá trị thành phẩm tồn kho trên sổ kế toán tổng hợp và từ
đó tính ra trị giá thành phẩm đã xuất theo công thức:
Phương pháp KKĐK có ưu điểm là giảm nhẹ khối lượng công việc hạchtoán nhưng nhược điểm là độ chính xác về trị giá thành phẩm phụ thuộc vàochất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi, …
Phương pháp KKĐK thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có nhiềuchủng loại thành phẩm, giá trị thấp, khó xác định chính xác số lượng nhập, xuấttheo từng nghiệp vụ
4.2 Tài khoản sử dụng
Để hạch toán tổng hợp về thành phẩm, kế toán sử dụng TK 155 ”Thànhphẩm”, nội dung của tài khoản này như sau:
Bên Nợ : -Gía thực tế thành phẩm nhập kho.
-Trị giá thành phẩm thừa phát hiện khi kiểm kê.
-Trị giá thành phẩm tồn kho cuối kỳ(KKĐK).
Bên Có: -Gía thành thực tế của thành phẩm xuất kho trong kỳ
-Trị giá thành phẩm thiếu phát hiện khi kiểm kê
-Trị giá thành phẩm tồn kho đầu kỳ(KKĐK).
Số dư bên Nợ:Gía thành thực tế của thành phẩm tồn kho.
Trang 12Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản khác như TK 157 “Hàng gửi bán”,
TK 632 ”Giá vốn hàng bán”
4.2 Hạch toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp KKTX
Hạch toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp KKTX có thể đượckhái quát qua sơ đồ sau:(Sơ đồ 1)
4.3 Hạch toán tổng hợp theo phương pháp KKĐK
Theo phương pháp này, các TK 155, TK 157 chỉ phản ánh giá thành thực
tế của thành phẩm tồn đầu kỳ hoặc cuối kỳ mà không phản ánh các nghiệp vụluân chuyển thành phẩm trong kỳ Việc hạch toán được thông qua TK 632 Vìvậy, em xin trình bày ở phần hạch toán giá vốn trong tiêu thụ
III HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
1 Khái niệm và điều kiện xác định doanh thu
Như đã nói, việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nói chung và thành phẩm nóiriêng là việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm hàng hoá và mang lại chodoanh nghiệp một khoản giá trị tương đương Khoản giá trị đó gọi là doanh thubán hàng Việc phản ánh doanh thu phải tuân theo các nguyên tắc sau:
-Khi có sản phẩm tiêu thụ kế toán phải ghi doanh thu của số sản phẩm đó -Doanh thu bán hàng có thể xác định theo giá có thuế hoặc không có thuế
GTGT tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT được áp dụng tại đơn vị
Sơ đồ 1: Hạch toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp KKTX
Trang 13TK157 TK157
Gtt TP nhập kho từ sx, thuê ngoài gc
Gtt TP gửi bán, không bán được nhập lại kho
Gtt TP đã tiêu thụ bị trả lại, nhập kho
Phần chênh lệch tăng do đánh giá lại
Gía trị thừa trong định mức
Gía trị thừa chưa rõ nguyên nhân
Xuất kho tiêu thụ tt , trả góp, xuất trả lương, thưởng, trao đổi
Xuất tiêu thụ theo phương thức gửi bán hoặc qua đại lý
Thiếu trong định mức hoặc bắt bồi thường
Thiếu chưa rõ nguyên nhân, chờ xử lý
Chênh lệch giảm giá trị do đánh giá lại
-Trường hợp dùng hàng đổi hàng thì doanh thu được xác định dựa vào giá
bán thông thường của sản phẩm xuất đổi
Trang 14-Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm để trả thu nhập cho công nhânviên, góp vốn liên doanh… thì phải ghi doanh thu theo giá thoả thuận.
-Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, doanhthu được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loạihoặc tưong đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi,biếu tặng
-Đối với đơn vị làm đại lý, bán hàng hoá theo giá quy định và chỉ hưởngtiền hoa hồng thì doanh thu là tiền hoa hồng được hưởng
-Trong trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh có doanh thu bằng ngoại tệthì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế do ngân hàngNhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu ngoại tệ
2 Tài khoản sử dụng
-TK 632 ” Gía vốn hàng bán”, nội dung của TK này như sau:
Bên Nợ: -Ghi nhận giá vốn sản phẩm, lao vụ , dịch vụ tiêu thụ trong kỳ -Trị giá thành phẩm tồn đầu kỳ và sản xuất trong kỳ (KKĐK) Bên Có: -Gía thành thực tế sản phẩm đã tiêu thụ bị trả lại trong kỳ.
-Kết chuyển trị gía thành phẩm tồn kho cuối kỳ (KKĐK).
-Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ.
Tài khoản này không có số dư
-TK 511 ”Doanh thu bán hàng”, được sử dụng để ghi nhận doanh thu vàxác định doanh thu bán hàng thuần đối với trường hợp tiêu thụ sản phẩm, hànghoá cho các khách hàng bên ngoài Nội dung của tài khoản này như sau:
Bên Nợ: -Các khoản được ghi giảm doanh thu.
-Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần.
Bên Có: -Ghi nhận doanh thu bán hàng trong kỳ
Tài khoản này không có số dư
-TK 512 ”Doanh thu bán hàng nội bộ”: được sử dụng để ghi nhận doanhthu và xác định doanh thu bán hàng thuần đối với trường hợp tiêu thụ sản