1. Trang chủ
  2. » LUYỆN THI QUỐC GIA PEN -C

Nghiên cứu hệ thống sử dụng đất của các nhóm dân tộc phục vụ phát triển bền vững xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

74 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 38,72 MB

Nội dung

Từ kết quả phân tích hiện trạng hệ thống sử dụng đất của các nhóm dân tộc và đánh giá tiềm năng đất đai, đề tài đã đề xuất định hướng sử dụng đất bền vững xã Đông Sang: mở rộng[r]

(1)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠÍ HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN

ĐỀ TÀI:

NGHIỀN CỨU HỆ THÓNG s DỤNG ĐẤT CỦA CÁC NHÓM DÂN TỘC PHỤC VỤ PHÁT TRIÉN BỀN VỮNG XÃ ĐỒNG SANG,

HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

Mã số: QT - 09 - 42

Chủ trì đề tài: TS Trần Văn Tuấn

Những người tham gia: Th.s Nguyễn Xuân Sơn Th.s Lê Thị Hồng ThS Phạm Thị Phin CN Nguyễn Thị Bích Hảo

(2)

TĨM TẮT BÁO CÁO

1 Tên đề tài: Nghiên cứu hệ thống sử dụng đất nhóm dân tộc phục

vụ phát triển bền vững xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Mã số: QT - 09 - 42

2 Chủ trì đề tài: TS Trần Văn Tuấn

3 Cán phối hợp: ThS Nguyễn Xuân Sơn ThS Lê Thị Hồng Ths Phạm Thị Phin CN Nguyễn Thị Bích Hảo

4 Mục tiêu nội dung nghiên cứu

4.1 M ục tiêu: làm rõ đặc điểm trạng hệ thống sử dụng đất

từng nhóm dân tộc (Thái, H Mông, Kinh) địa bàn xã Đông Sang, từ đề xuất định hướng giải pháp sử dụng đất bền vững phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường khu vực nghiên cứu

4.2 Nội dung:

- Nghiên cứu sở lý luận hệ thống sử dụng đất vai trị phát triển bền vững

- Phân tích đặc điểm hệ thống sử dụng đất nhóm dân tộc địa bàn xã Đông Sang mối quan hệ với tập quán canh tác, khai thác sử dụng đất

- Đánh giá trạng hệ thống sử dụng đất nhóm dân tộc khu vực nghiên cứu yêu cầu phát triển bền vững

- Đánh giá tiềm đất đai mức độ thích nghi sinh thái đất đai số loại hình sử dụng đất địa bàn nghiên cứu

- Đề xuất định hướng sử dụng đất, giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất khu vực nghiên cứu

5 Các kết đạt được

(3)

làm nương, chăn nuôi đại gia súc; người Kinh gắn với hoạt động phi nông nghiệp (kinh doanh, dịch vụ)

- Hiệu kinh tế, xã hội, môi trường hệ thống sử dụng đất nhóm dân tộc địa bàn xã Đơng Sang cịn thấp Tình trạng độc canh ngô đất dốc dẫn đến xói mịn, rửa trơi làm giảm chất lượng đất

- Đã đánh giá phân hạng thích nghi đất đai cho ba loại hình sử dụng đất gồm: ngơ, mận chè

- Đã đề xuất định hướng sử dụng đất xã Đông Sang theo hướng mở rộng diện tích trồng lâu năm, phát triển rừng; thiết lập mơ hình hệ kinh tế - sinh thái nơng hộ mơ hình sử dụng đất bền vững

- Công bổ 01 bảo: Trần Văn Tuấn, Nguyễn Xuân Sơn Phân tích

hiện trạng sử dụng đất nhỏm dân tộc thiểu số phục vụ phát triển bền vững xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Tạp chí Khoa học đo

đạc đồ số 03/2010

- về đào tạo: hướng dẫn 01 khóa luận tốt nghiệp “Xây dựng phương

án quy hoạch sử dụng đất xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến 2020” (sinh viên Nguyễn Thị Bích Hảo khóa K50 ngành Địa chính) Đã bảo vệ tháng 6/2009

6 Tình hình kỉnh phí đề tài:

Kinh phí: 25.000.000 đ, thực năm

KHOA QUẢN LÝ

TS Trần Anh Tuấn

CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI

TS Trần Văn Tuấn

(4)

PROJECT SUMMARY

1 Project title: Research on land use system of etthnic groups for sustainable

development in Dong Sang commune, Moc Chau district, Son La province

2 Code number: QT - 09 - 42 3 Project head: Dr Tran Van Tuan

4 Research objective and contents

4.1 Objective

- Project aims to define the characteristics and status in land use system of each etthnic group (Thai, HMong, Kinh) in Dong Sang commune, base on that propose the orientations and solutions in sustainable land use in order to serve for socio - economic development in the study area

4.2 Research contents

- Researching on theoretical base of land use system and its role for the sustainable development

- Analysis of the characteristics of each etthnic group’s land use systems in the relationship with the farming habit and land using habit

- Status evaluation the etthnic group’s land use systems in the study area with regard to sustainable developing purposes

- Land potential evaluation and ecological adaptation level of land with regard to some main land use types at the study area

- Proposing orientation of land use and some solutions in sustainable land use

5 Achieved results

(5)

- Social, economic and environmental productivity of etthnic group’s land use systems is still low Com cultivation on the steep land lead to erosion and land degeneration

- Project has evaluated and classified the land adaptation level of some main land use types for instance: com, tea, plum

- Project has proposed the orientations of land use such as: enlargement the perennial area and forest; establishing the economic-ecological models for farmer and sustainable land use models

- Published one paper: Tran Van Tuan, Nguyen Xuan Son Analysis land use status of ethnic minorities for sustainable development at Dong Sang Commune, Moc Chau District, Son La Province Journal o f Surveying

and Map, 03/2010.

- Supported one Bachelor of Science in Land administration discipline

Head of Project

(6)

MỤC LỤC Chương 1.1 1.2 1.3 1.3.1 1.3.2 1.4 1.5 Chương 2 2.1

2.1.1

2.1.2 2.2

2.2.1 2.2.2 2.2.3 2.3 Chương 3 3.1 3.1.1 3.1.2 4 4 6 8 12 16 17 MỞ ĐÀU

C SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

Phát triển bền vững

Hệ thống sử dụng đất vai trị phát triển bền vững Những ảnh hưởng chủ yếu loại hình sử dụng đất khu vực miền núi nước ta mơi trường

Loại hình sử dụng đẩt nơng, lâm nghiệp Loại hình sử dụng đất phỉ nơng nghiệp

Cơ sở phương pháp luận sử dụng đất hợp lý bền vững khu 13 vực miền núi nước ta

Phương pháp nghiên cửu

ĐIÈU KIỆN T ự NHIÊN, KINH TÉ - XẢ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG HỆ THÓNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC NHÓM DÂN T ộ c TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG SANG

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Đông Sang Điều kiện tự nhiên

Đặc điểm kinh tế - xã hội

Hiện trạng hệ thống sử dụng đất nhóm dân tộc địa bàn 32 xã Đông Sang

Hiện trạng hệ thống sử dụng đất dân tộc Thái 33

Hiện trạng hệ thống sử dụng đất dân tộc HMông 36

Hiện trạng hệ thống sử dụng đất dân tộc Kinh 38

Nhận xét, đánh giá hệ thống sử dụng đất nhóm dân tộc 38 phát triển bền vững

ĐẺ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP s DỤNG ĐẤT 40 PHỤC VỤ PHÁT TRIẺN BÈN VỬNG XÃ ĐÔNG SANG

Đánh giá tiềm đất đai xã Đông Sang 40

Tiềm đẩt đai cho mục đích phỉ nông nghiệp 40

Tiềm đất đai cho mục đích nơng nghiệp 41

(7)

3.1.3 Tiềm đất đai sử dụng vào mục đích lâm nghiệp 48 3.2 Định hướng sử dụng bền vững đất đai xã Đông Sang 49 3.3 Đề xuất mơ hình hệ kinh tế -sinh thái sử dụng đất bền vững 50

cho nhóm dân tộc địa bàn xã

KÉT LUẬN 52

(8)

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình Nội dung Trang

Hình Cấu trúc hệ thống sử dụng đất (Theo Dent Young, 1987)

Hình Đầu vào đầu hệ thống sử dụng đất

Hình Cơ sở thiết lập mơ hình hệ kinh tế sinh thái sử dụng đất bền vững 15 Hình Biểu đồ cấu sử dụng đất xã Đông Sang năm 2009 29 Hình Biêu câu loại đât phỉ nơng nghiệp năm 2009 31 Hình Sơ đánh giá, phân hạng thích nghỉ đât đai sở ứng dụng

ArcGis

(9)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Nội dung Trang

Bảng Nhóm loại hình sử dụng đẩt khu vực nông thôn miên núi

9

Bảng Anh hưởng phương thức sử dụng đât đên lượng đât bị xói mịn

10

Bảng Sự thay đơi tính chât đât sau phát đơt rừng trơng lúa nương 11 Bảng Diện tích, suẩt sồ trồng địa bàn xã

Đơng Sang

21

Bảng Diện tích, câu loại đât xã Đơng Sang 28 Bảng Hiện trạng phân bố sử dụng đât hai dân tộc Thái H Mông

trên địa bàn xã Đông Sang

33

Bảng Hiệu kinh tê loại hình sử dụng đât dân tộc Thái địa bàn xã Đông Sang

35

Bảng Hiệu kinh tê loại hình sử dụng đât dân tộc H Mông địa bàn xã Đông Sang

37

Bảng Bảng phân cap tiêu thích nghi sinh thái ngô, mận chè Shan xã Đông Sang

44

Bảng 10 Yêu cầu sử dụng đất loại hình sử dụng đất 45

Bảng 11 Chỉ tiêu đánh giá thích nghi tơng hợp 47

Bảng 12 Thống kê diện tích mức độ thích nghi đất đai ngơ

47

Bảng 13 Thống kê diện tích mức độ thích nghi đất đai chè

48

Bảng 14 Thống kê diện tích mức độ thích nghi đất đai mận

(10)

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết đề tài

Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, đại hóa đất nước Quá trình phát triển diễn khắp vùng lãnh thổ Các dạng tài nguyên đất, nước khai thác, huy động tối đa vào sử dụng, kết tất yếu nhiều nơi tài nguyên bị suy giảm gây ảnh hưởng xấu ngược lại với phát triển

Để kết hợp hài hòa phát triển kinh tế - xã hội bảo vệ môi trường sinh thái, đường phải chọn phát triển dựa nguyên tắc bền vững Đó chiến lược chung tồn cầu mơi trường khẳng định văn pháp luật Nhà nước ta ban hành Đẻ đạt mục tiêu phát triển bền vững nhiệm vụ khai thác, sử dụng hợp lý có hiệu nguồn tài nguyên, tài nguyên đất - tư liệu sản xuất chủ yếu tảng cho hoạt động sản xuất đóng vai trị quan trọng

Trong năm gần đây, việc khai thác sử dụng đất đai nhiều địa phương nước ta ngày có hiệu Tuy nhiên nhiều khu vực, khu vực miền núi, trạng khai thác sử dụng đất đặt nhiều vấn đề cần giải Do đặc thù địa hình phức tạp địa bàn phân bố nhiều nhóm dân tộc, có nhiều dân tộc thiểu số với tập quán, trình độ sử dụng đất cịn lạc hậu dẫn đến tình trạng tài nguyên đất nhiều khu vực ngày bị suy giảm chất lượng ảnh hưởng đến mơi trường Vì định hướng sử dụng đất dốc cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội bảo vệ môi trường sinh thái địa phương nhiệm vụ cấp thiết

(11)

dân tộc phân bố địa bàn Do đó, chúng tơi lựa chọn thực đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu hệ thống sử dụng đất nhỏm dân

tộc phục vụ phát triển bền vững xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tinh Sơn L a ”

Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài thực với mục tiêu làm rõ đặc điểm trạng hệ thống sử dụng đất nhóm dân tộc (nhóm người Thái, H Mơng, Kinh) địa bàn xã Đơng Sang, từ đề xuất định hướng giải pháp sử dụng đất bền vững phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường khu vực nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực mục tiêu trên, đề tài đề nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Nghiên cứu sở lý luận hệ thống sử dụng đất vai trị phát triển bền vững

+ Điều tra, khảo sát làm rõ đặc điểm trạng hệ thống sử dụng đất nhóm dân tộc (nhóm người Thái, H Mông, Kinh) địa bàn xã Đông Sang mối quan hệ với truyền thống, tập quán canh tác, khai thác sử dụng đất

+ Đánh giá trạng hệ thống sử dụng đất nhóm dân tộc khu vực nghiên cứu yêu cầu phát triển bền vững

+ Đánh giá tiềm đất đai mức độ thích nghi sinh thái đất đai số loại hình sử dụng đất địa bàn nghiên cứu

+ Đề xuất định hướng sử dụng đất, giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất bảo vệ môi trường khu vực nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: để thực nhiệm vụ nêu nhằm đạt mục tiêu đặt đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp điều tra, khảo sát

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn - Phương pháp phân tích, tổng hợp

(12)

- Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích - Phương pháp đồ GIS

- Phương pháp chuyên gia

Cấu trúc đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài gồm chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trạng hệ thống sử dụng đất nhóm dân tộc địa bàn xã Đông Sang

(13)

CHƯƠNG 1

C SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

1.1 Phát triển bền vững

Trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nước ta nước giới, phát triển bền vững yêu cầu cấp thiết Phát triển bền vững mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia giới, quốc gia dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, trị, địa lý, văn hóa, riêng để hoạch định chiến lược phù hợp quốc gia

Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất vào năm 1980 ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn giới” công bố Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên quốc tế - IUCN với nội dung “Sự phát triển nhân loại không trọng tới phát triển kinh tế mà cịn phải tơn trọng nhu cầu tất yếu xã hội tác động đến môi trường sinh thái”

Khái niệm phát triển bền vững phổ biến rộng rãi vào năm 1987 báo cáo với tiêu đề “Tương lai chúng ta”, hay gọi Báo cáo Brundland ủ y ban Môi trường Phát triển giới - WCED Báo cáo ghi rõ: phát triển bền vững “sự phát triển đáp ứng nhu cầu mà không ảnh hưởng, tổn hại đến khả đáp ứng nhu cầu hệ tương lai” Nói cách khác, phát triển hài hòa kinh tế, xã hội mơi trường bảo vệ, giữ gìn Tháng năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh Môi trường Phát triển họp Rio de Janeiro đưa tuyên ngôn iivể Môi trường Phát triển” “Chương trình nghị 21” (Agenda 21 - Action Plan for Sustainable Development for the 21st Century) thống nhất định nghĩa phát triển bền vững: “Phát triển bền vững phát triển

nhằm thoả mãn nhu cầu người không làm tổn hại tới thỏa mãn nhu cầu hệ tương lai ” phát triển bền vững

phải mục tiêu toàn nhân loại kỷ XXI Tiếp đến, vào năm 2002, Liên Hiệp Quốc tổ chức hội nghị Johannesburg, Nam Phi với tham gia 196 quốc gia “Hội nghị Thượng đinh giới phát triển bền

(14)

21 đề mục tiêu cho thiên niên kỷ Phát triển bền vững trở thành tuyên ngôn chiến lược hành động chung nhiều quốc gia giới

Nội dung phát triển bền vững đánh giá tiêu chí định kinh tế, tình trạng xã hội, sử dụng tài nguyên thiên nhiên chất lượng môi trường

Phát triển bền vững kinh tế đòi hỏi phải đảm bảo kết họp hài hòa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, cân đối tốc độ tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ

Phát triển bền vững xã hội xây dựng xã hội có kinh tế tăng trưởng nhanh ổn định đôi với công tiến xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế phúc lợi xã hội phải chăm lo cho đối tượng xã hội

Phát triển bền vững tài nguyên môi trường dạng tài nguyên thiên nhiên tái tạo phải sử dụng phạm vi chịu tải chúng nhằm khôi phục số lượng chất lượng, dạng tài nguyên không tái tạo phải sử dụng tiết kiệm hợp lý Môi trường tự nhiên (không khí, đất, nước, cảnh quan thiên nhiên, ) mơi trường xã hội (dân số, chất lượng dân số, sức khỏe, môi trường sống, lao động học tập người, ) nhìn chung khơng bị hoạt động người làm ô nhiễm tổn hại Các nguồn phế thải từ công nghiệp sinh hoạt xử lý, tái chế kịp thời, vệ sinh môi trường đảm bảo, người sống môi trường sạch,

(15)

thời kỳ CNH, HĐH đất nước” nêu lên quan điểm “Bảo vệ môi trường phải gắn liền sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững đất nước” Tiếp đó, Đại hội IX Đảng khẳng định đường phát triển kinh tế -xã hội Việt Nam “phát triển nhanh, hiệu bền vững, tăng trường kinh tể đôi với thực tiến bộ, công xã hội bảo vệ môi trường”, “phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ cải thiện mơi trường, bảo đảm hài hịa môi trường, nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học” [13] Ngày 17/8/2004 Thủ tướng Chính phủ ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững Việt Nam nhằm phát triển bền vững đất nước sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý hài hòa phát triển kinh tế, phát triển xã hội bảo vệ môi trường

Để thực mục tiêu phát triển bền vững quốc gia tất cấp, ngành, đơn vị hành phải quán triệt chủ trương Nhà nước, cấp xã - đơn vị hành sở đóng vai trị quan trọng 1.2 Hệ thống sử dụng đất vai trò phát triển bền vững

Theo quan niệm FAO, hệ thống sử dụng đất (Land use system) kết hợp loại hình sử dụng đất với điều kiện đất đai tạo thành hai hợp phần tác động lẫn từ tương tác dẫn đến đặc trưng mức độ chi phí đầu tư, suất, sản lượng trồng, mức độ biện pháp cải tạo đất [15]

(16)

Hệ thống sử dụng đất

(Land use system)

Loại sử dụng đất (Land utilization type)

Đơn vị đất đai (Land unit) Cái tao đất fLand improvement^

> Nãng suất, thu nhập

íOutnutsì 3áu tự (InDUtsì

u cấu sử dụng đất (Land use requirements)

Chất lượng dất đai (Land qualities)

H ìnhl Cấu trúc hệ thống sử dụng đất (Theo Dent Young, 1987)

Đầu vào hệ thống sử dụng đất xác định yếu tố trình sản xuất gồm: đất đai yếu tố tự nhiên xạ, lượng mưa, ; tác động người (lao động); đầu tư (vật tư, kỹ thuật) Đầu hệ thống sử dụng đất hiệu kinh tế, xã hội ảnh hưởng mơi trường (hình 2)

Hệ thống sử dụng đất đóng vai trị định phát triển bền vững địa phương nước Vai trò xuất phát từ đặc điểm chức hệ thống:

- Hợp phần đất đai thành phần quan trọng hàng đầu mơi trường sống, có đất đai có hoạt động sống diễn Đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người sinh vật

(17)

Đầu vào kinh tế: - Máy móc

- Lao động - Hạt giống

Đầu vào môi trường: - Bức xạ

- Lượng mưa - Dinh dưỡng đất

ĐẦU VÀO

/ '

Rủi ro

HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT Thiêt hai

ĐẦU RA

Đầu kinh tế: Nãng suất

v —

I -Đầu môi trường: - Rửa trôi đất

- Đất bị mặn hố - Ơ nhiễm nước ngẩm - Mất thảm thực vật tự nhiên

Hình 2: Đầu vào đầu hệ thống sử dụng đất (theo Đào Châu Thu, Nguyễn Khang 1998)

- Hợp phần loại hình sử dụng đất bố trí hợp lý có tác động tích cực cải thiện mơi trường sinh thái Ngược lại, bố trí khơng hợp lý dẫn đến hậu xã hội, môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển bền vững

- Sự kết hợp, sử dụng họfp lý hợp phần đất đai hợp phần loại hình sử dụng đất phụ thuộc vào phương thức tổ chức khai thác, sử dụng người, cộng đồng dân cư, dân tộc địa bàn nhằm đảm bảo hài hòa ba lợi ích: kinh tế, xã hội mơi trường

1.3 Những ảnh hưởng chủ yếu loại hình sử dụng đất khu vực miền núi nước ta môi trường

1.3.1 Loại hình sử dụng đất nơng, lâm nghiệp

(18)

sử dụng đât mà phong phú chủng loại trồng Có loại hình sử dụng đât mang đậm truyên thông đồng bào dân tộc vùng cao, có loại hình sử dụng đất gắn với trình độ thâm canh cao đồng bào người Kinh Thực tien cho thấy, hầu hết loại hình sử dụng đất có tác động đên tính chât đât môi trường sinh thái: bên canh tác động tích cực làm cải thiện tính chât đất có tác động tiêu cực làm nghèo dinh dưỡng đât, gia tăng xói mịn, ảnh hưởng khơng nhỏ đến mơi trường hệ sinh thái

Các loại hình sử dụng đất khu vực miền núi phân thành nhóm sau:

Bảng Nhóm loại hình sử dụng đất khu vực nơng thơn miền núi

Nhóm Các loại hình sử dụng đất

Ruộng Chuyên lúa (1 vụ lúa, vụ lúa) Lúa - màu (1 vụ màu - vụ lúa)

Nương Nương chuyên canh ngô, sắn, nương lúa, nương có bỏ hóa, nương khơng bỏ hóa

Cây lâu năm Vườn ăn

Nương chè, cà phê

Rừng Rừng trông, rừng tự nhiên, rừng khoanh nuôi Đât trông đôi trọc Đât trông đơi trọc

- Nhóm ruộng: bao gồm ruộng lúa nước ruộng bậc thang Ruộng nước có khả giữ đất, giữ nước tốt Canh tác ruộng bậc thang cách giữ đất hữu hiệu, giảm thiểu xói mòn Ruộng bậc thang thường xây dựng khu vực có độ dốc nhỏ 20° Nếu khơng làm ruộng bậc thang, canh tác nương vụ làm xói mịn 1-2 cm đất (nguồn - Đường Hồng Dật, 2002)

- Nhóm nương, rẫy

(19)

nương sắn, nương ngơ ) khơng có biện pháp chống xói mịn tầng đất mặt bị rửa trơi mạnh, hạt sét, câu trúc đât bị phá hủy, đất chặt cứng, sức chứa ẩm thấp, lượng chất hữu so với lâu năm giảm nửa, đất trở nên chua, nghèo dinh dưỡng [5]

Trồng ngắn ngày làm cho lượng đất bị xói mòn khoảng 100 - 150 tân/ha/năm Việc cày bừa làm đât để gieo trồng ngày trước mùa mưa đên gây xói mịn nhiêu hom phương thức chọc lỗ tra hạt số đồng bào dân tộc Đất bỏ hóa có thảm cỏ bụi che phủ lượng đất khoảng - tấn/ha/năm [3]

Khi người phát rẫy, khai hoang để canh tác, lóp thảm rừng bị biến mất, đất bị tác động trận mưa, gây xói mịn, rửa trơi đất dần bị thối hố Tốc độ thoái hoá nhanh hay chậm phụ thuộc vào mức độ che phủ, độ dốc, dòng chảy bề mặt khả chống chọi đất Lớp phủ thực vật, đặc biệt thảm thực vật rừng nhiệt đới áo tốt bảo vệ cho đất khỏi bị giảm bớt xói mịn Theo kết nghiên cứu nhiều tác giả lượng đất bị xói mịn thảm rừng tự nhiên Sau phá rừng để trồng độ dốc độ che phủ khác lượng đất bị xói mòn khác

Bảng 2: Ảnh hưởng phương thức sử dụng đất đến lượng đất bị xói mịn

Phương thức sử dụng (loại hình sử dụng đất)

Lượng đất bị xói mịn (tấn/ha/năm)

Khơng trơng trọt, có cỏ tự nhiên 150- 235

Trơng săn lúa nương 175 - 260

Trồng công nghiệp lâu năm (chè, cà phê) 2 -

Đât rừng - 12

Nguồn: [6 ]

(20)

- Nhóm lâu năm

Cây lâu năm đánh giá loại bảo vệ đất tương đối tốt nhiên, trồng khu vực miền núi với độ dốc tương đối lớn gây tượng rửa trơi, xói mịn, mât chât dinh dưỡng đất Hàm lượng mùn đât tiêu độ màu mỡ đất, khai hoang xác định 3,5% Sau năm trơng chè cịn 2,5%; chè lâu năm chống xói mịn tốt 1% mùn Theo kết nghiên cứu Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệpi đất có độ dốc 15 - 25° lượng mưa khoảng 1500mm/năm, lượng đất xói mịn đất trồng chè, cà phê 22 - 27 tấn/ha [ ]

Nhiều tiêu khác độ màu mỡ đất diễn biến theo chiều hướng xấu đi, khả giữ chất dinh dưỡng đất giảm, kết cấu

- Rừng: Lớp phủ thực vật, đặc biệt thảm thực vật rừng nhiệt đới áo tốt bảo vệ cho đất khỏi bị giảm bớt xói mịn Khi cịn che phủ đất cịn giữ độ ẩm mát cho rễ phát triển tốt Nhưng tính chất đất thay đổi sau phát đốt rừng

Bảng 3: Sự thay đồi tính chất đất sau phát đốt rừng trồng lúa nương

Phương thức sử dụng đât Mili đương lượng/100 g đầt %

Độ chua trao đổi

Độ chua thủy phân

Dung lượng hấp thụ

Hữu

N P A k20

Đất rừng trước mùa mưa

3,75 7,62 16,7 4,15 0,26 0,09 1,82

Đât rừng sau mùa mưa (lượng mưa 2450 mm)

3,60 7,51 16,9 4,18 0,25 0,09 1,83

Đất đốt phá để trồng lúa nương sau mùa mưa

5,17 5,42 9,8 1,79 0,12 0,06 1,25

Nguồn: [ ]

*MƠ hình nơng lâm kết họp

(21)

ở chủ yêu vùng rừng tái sinh, gỗ thưa thớt, bụi tre nứa Loại hình chưa phổ biến, diện tích rừng thường chiếm 79 - 80%, diện tích nơng nghiệp chiếm 15 — 20% chủ yếu trồng sắn, lúa nương, đậu đỗ nơi doc Với phương thức trồng này, độ phì nhiêu đất trì cải thiện

Như vậy, loại hình sử dụng đất có khả trì độ phì, giảm thiểu xói mịn đất rừng, ruộng lâu năm Loại hình sử dụng đất có khả trì độ phì nương rẫy độc canh hàng năm đất trống đồi trọc

1.3.2 Loại hình sử dụng đất phi nông nghiệp

Đối với khu vực nơng thơn miền núi, loại hình sử dụng đất phi nơng nghiệp có ảnh hưởng lớn đến mơi trường tính chất đất khai thác khống sản Đây hoạt động công nghiệp không giống hoạt động công nghiệp khác nhiều mặt, phải di dời khối lượng lớn đất đá khỏi lòng đất tạo nên khoảng trống lớn sâu Một khối lượng lớn chất thải rắn hình thành nhũng vật liệu có ích thường chiếm phần nhỏ khối lượng quặng khai thác, dẫn đến nhiều khối lượng đất đá thải vượt khối lượng quặng nằm lịng đất Mơi trường chịu ảnh hưởng lớn khu khai thác chất thải rắn, khơng sử dụng cho mục đích khác, tạo nên bề mặt địa hình mấp mô, xen kẽ hố sâu đống đất đá

(22)

gây tác hại tới hoa màu, ruộng vườn, nhà cửa, vào mùa mưa lũ thường gây lũ bùn đá, gây thiệt hại tới môi trường kinh tế môi trường xã hội

Khai thác khoáng sản làm thu hẹp đáng kể diện tích đất nơng lâm nghiệp ảnh hưởng đến sản xuất như: chiếm dụng đất nông, lâm nghiệp để làm khai trường, bãi thải, thải chất thải rắn cát, đá, sỏi, bùn đất nông nghiệp, thải nước từ hệ tuyển làm ô nhiễm đất nông nghiệp giảm sút suất trồng

Ngoài loại hình sử dụng đất cho hoạt động khai thác khống sản, loại hình khác sử dụng đất cho hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xây dựng đô thị không bố trí hợp lý áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường gây tác động xấu phát triển bền vững khu vực miền núi nước ta

1.4 Cơ sở phương pháp luận sử dụng đất hợp lý bền vững khu vực miền núi nước ta nay.

(23)

Trong điêu kiện nguồn tài nguyên đất đai hạn chế sức ép khai thác sử dụng ngày lớn, yêu cầu đảm bảo sử dụng đất hợp lý bền vững nhăm đảm bảo thỏa mãn nhu câu cho nhu cầu người thê hệ hôm mà hệ mai sau ngày trở nên cấp thiết Tại Hội thảo ’’Khung đánh giá việc quản trị đất đai bền vững” FAO năm 1991 đưa nguyên tăc tảng cho việc sử dụng đất bền vững [16]:

1 Duy trì nâng cao sản lượng (khả sản xuất - Productivity) Giảm tối thiểu mức rủi ro sản xuất (An toàn - Security) Bảo vệ tiềm tài ngun tự nhiên ngăn chặn thối hóa

chất lượng đất đai (Bảo vệ - Protection)

4 Có thể tồn mặt kinh tế (Khả thực - Viability) Có thể chấp nhận mặt xã hội (Khả chấp nhận -

Acceptability)

Trong điều kiện nước ta cụ thể khu vực miền núi, nhiều khu vực, đơn vị lãnh thổ hành có điều kiện địa hình phức tạp, quỹ đất đai phần lớn đất dốc, trí có nơi hon 90% diện tích đất có độ dốc > 25° nên vấn đề giải mối quan hệ bảo vệ môi trường mục đích kinh tế, xã hội đảm bảo lương thực, xóa đói giảm nghèo vấn đề mang tính mâu thuẫn, xung đột Tuy nhiên, mâu thuẫn bước giải sở đưa phương án sử dụng đất hợp lý đảm bảo hài hịa lợi ích: kinh tế, xã hội môi trường, cụ thể phải đạt yêu cầu sau:

- mặt kinh tế: sử dụng đất cho hiệu kinh tế tương đối cao,

thị trường chấp nhận;

- v ề mặt xã hội: Thu hút lao động, giải việc làm, nâng cao đời sống người dân;

- v ề môi trường: giảm thiểu ngăn chặn thối hóa, nhiễm đất; cải thiện môi trường

(24)

hướng quy hoạch lãnh thổ có hiệu cao Theo hướng cần thiết lập mơ hình hệ kinh tế - sinh thái hộ gia đình (rộng hom mơ hình kinh tế - sinh thái thơn, bản) từ xây dựng hệ thống sử dụng đất hợp lý cho hiệu cao kinh tế, xã hội mơi trường

Xác lập mơ hình hệ kinh tế - sinh thái xác định trồng, vật ni, sản xuất phù hợp với điều kiện sinh thái lãnh thổ, phù họp với tầm văn hố (trình độ khả tiếp thu kiến thức sản xuất) người dân, cho hiệu kinh tế cao gắn với bảo vệ môi trường Trên sở đánh giá điều kiện lãnh thổ, hệ thống sử dụng đất nhóm dân tộc, sinh thái tài nguyên đất đặc điểm kinh tế, nhân văn khu vực nghiên cứu tiến hành xây dựng mơ hình hệ kinh tế - sinh thái sử dụng đất phù hợp cho người dân (hình 3)

(25)

1.5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: làm rõ đặc điểm đất đai loại hình sử dụng đất thuộc hệ thống sử dụng đất nhóm dân tộc địa bàn nghiên cứu

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn: Cơ sở phương pháp tiếp cận với người dân địa phương để thu thập thông tin phục vụ mục đích nghiên cửu Đề tài thực điều tra số hộ gia đình nhóm dân tộc để thu thập thông tin mức đầu tư nguồn thu nhập từ loại hình sử dụng đất tiêu biểu khu vực Ngồi cịn thực lấy ý kiến số cán lãnh đạo cấp huyện, xã phòng, ban có liên quan

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích làm rõ đặc điểm hệ thống sử dụng đất đánh giá tổng họp hiệu kinh tế, xã hội, môi trường đổi với mục tiêu phát triển bền vững

- Phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái: dùng để đánh giá tiềm mức độ thích nghi đất đai loại hình sử dụng đất

- Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích: phân tích hiệu kinh tế loại hình sử dụng đất

- Phương pháp đồ GIS: dùng để thành lập đồ trạng sử dụng đất, đồ phân hạng thích nghi đất đai xã Đông Sang

(26)

CHƯƠNG 2

ĐIÈU KIỆN T ự NHIÊN, KINH TÉ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG

HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐÁT CỦA CÁC NHÓM DÂN T ộ c

TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG SANG 2.1 Điều kiện tự nhiền, kỉnh tế - xã hội xã Đông Sang

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý

Đông Sang xã miền núi huyện Mộc Châu, cách trung tâm huyện Mộc Châu km phía Nam Xã có tổng diện tích 4553 ha, gồm bản, tiểu khu Có vị trí giáp ranh sau:

• Phía Bắc giáp thị trấn Mộc Châu

• Phía Tây giáp xã Mường Sang, huyện Mộc Châu • Phía Đơng giáp xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu

• Phía Đơng Nam giáp xã Xn Nha, huyện Mộc Châu • Phía Tây Nam giáp xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu

Do tiếp giáp với thị trấn Mộc Châu nằm gần quốc lộ nên xã Đông Sang nằm vùng xã có tốc độ phát triển kinh tế tương đối nhanh, có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội

2.1.1.2 Địa hình

Xã Đơng Sang có địa hình phức tạp, mang nét đặc trưng vùng núi cao nguyên Mộc Châu Địa hình bị chia cắt dãy núi hệ thống khe, suối Hướng núi chạy theo hướng từ Đông sang Tây có độ cao trung bình khoảng 985 m so với mặt nước biển Nằm xen kẽ dãy núi phiêng bãi nhân dân khai thác, trồng ăn nhiệt đới lương thực Địa hình phức tạp ảnh hưởng lớn đến trình khai thác sử dụng đất đai

(27)

Mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới vùng núi cao nguyên Mộc Châu Theo sô liệu quan trắc Trạm khí tượng thuỷ văn khu vực, yếu tố khí hậu, thời tiết đo sau:

• Nhiệt độ trung bình năm 18,5°c • Độ ẩm trung bình năm 85%

• Tổng lượng mưa trung bình 1650 mm/ năm

• Tổng số nắng trung bình năm 1.905 giờ/ năm

Đơng Sang chịu ảnh hưởng hướng gió chính: Gió mùa đơng bắc vào mùa lạnh gió đơng nam thổi vào mùa hè Trong tháng mùa lạnh, nước bốc cao lượng mưa nên thường gây hạn hán, đặc biệt vào tháng mùa lạnh nhiệt độ nhiều năm xuống thấp 0° — 5° ảnh hưởng tới suất trồng vật nuôi

2.1.1.4 Thủy văn

Nguồn nước mặt: Xã Đơng Sang có mạng lưới suối thưa thớt Ngồi

suối chảy qua Tự Nhiên sang khu vực Áng có chiều dài khoảng 4,5 km địa bàn xã có suối Cạn có chiều dài 1,2 km Đây nguồn nước mặt quan trọng cung cấp nước cho sản xuất sinh hoạt đồng thời đóng vai trị hệ thống thoát nước vào mùa mưa Tuy nhiên suối thường cạn kiệt vào mùa khô gây ảnh hưởng đến sản xuất đời sống người dân

Nguồn nước ngầm: Hiện chưa có điều kiện thăm dò, khảo sát đầy

đủ Song thực tế số khu vực nước ngầm nhân dân khai thác để phục vụ cho sinh hoạt

2.1.1.5 Tài nguyên đất

Theo kết tổng hợp từ đồ thổ nhưỡng huyện Mộc Châu tỷ lệ 1:50.000, địa bàn xã Đơng Sang có loại đất sau:

(28)

• Đất Feralit mùn đỏ nâu đá vơi: Diện tích 1041 chiếm 22,93% diện tích tự nhiên Loại đất có thành phần giới nặng, kết cấu tơi xốp, phản ứng chua, tầng mặt tích lũy nhiều mùn, nhiên có đá lẫn, đá lộ đầu

• Đất Feralit mùn vàng đá cát: Diện tích 1.872 chiếm 41,23% diện tích tự nhiên Đất có thành phần giới trung bình, kết cấu kém, đất tơi xốp Phản ứng đất chua, lượng mùn tích lũy tầng mặt khá, có nhiều đá lẫn

Nhìn chung, đất xã Đơng Sang hình thành địa chất có nguồn gốc trầm tích nên hàm lượng chất dinh dưỡng đất (mùn, đạm, lân, ) mức trung bình, tầng đất dày Các loại đất phù hợp với nhiều loại trồng cạn như: Ngô, đậu tương số loại lâu năm có nguồn gốc ôn đới như: mận, đào, mơ chè Shan Tuy nhiên, cần quan tâm chống xói mịn, bảo vệ giữ ẩm cho đất vào mùa khô, kết hợp bón phân hữu phân vơ

2.1.1.6 Tài ngun rừng

Đơng Sang xã có nguồn tài nguyên rừng phong phú Diện tích rừng có 3.116,83 ha, độ che phủ rừng đạt khoảng 65% Tuy nhiên thảm thực vật tự nhiên Đông Sang có trữ lượng khơng cao, phân bố khơng toàn lãnh thổ, vùng rừng tập trung chủ yếu nơi hiểm trở Các quần thể thực vật xã phân bố theo độ cao khác Hệ động vật rừng xã cạn kiệt tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy, săn bắn thú rừng bừa bãi

2.1.1.7 Đánh giả chung điều kiện tự nhiên

• Lơi thế:m

+ Xã Đơng Sang nằm vị trí địa lý thuận lợi, nằm gần trung tâm

huyện Mộc Châu quốc lộ nên việc giao lưu hàng hoá thuận tiện tạo điều kiện cho kinh tế phát triển nhanh

(29)

• Hạn chế:

+ Do địa hình phức tạp nên gây khó khăn cho việc lại

bản việc trồng trọt, nâng cao hệ số sử dụng đất, chuyển đổi cấu trồng Đồng thời gây khó khăn cho việc đưa sản phẩm nơng nghiệp đặc trưng xã vùng tiêu thụ + Do nguồn nước mặt thường cạn kiệt vào mùa khô nước ngầm

thì chưa khai thác sử dụng rộng rãi nên dẫn đến tượng thiếu nước cho trồng đặc biệt vào mùa khô

+ Phân lớn diện tích đât đai có độ dốc lớn, độ che phủ thảm thực vật hạn chế, đất đai bị xói mịn, có nhiều nguy thối hóa, bạc màu

2.1.2 Đăc điểm kinh tế - xã 2.1.2.1 Tinh hình phát triển kinh tế

Nen kinh tế xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp lâm nghiệp mà hoạt động trồng trọt, chăn ni kết hợp với khoanh nuôi rừng tái sinh trồng rừng Các ngành tiểu thủ công nghiệp thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể Trong năm gần xã có phát triển kinh tế tương đối ổn định quan tâm đầu tư chuyển đổi cấu trồng, đưa giống có suất cao vào sản xuất

1 Ngành nông, lâm nghiệp

a Trồng trọt:

(30)

Bảng 4: Diện tích, suất sổ trồng địa bàn xã Đơng Sang

Cây trồng

Năm 2005 Năm 2008

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Lúa 60 4,8 59,84 4,8

Ngô 320 3 430 5,8

Đậu tương 13 0,8 16 1,2

Khoai lang 3 2,5 2 3

Lạc 1,5

1 ' — 9 — ~ —

Ngn: Phịng Thơng kê huyện Mộc Châu

Ngồi ra, xã cịn trồng số loại ăn mận, sản lượng tươi đạt 1000 tấn, dâu tằm: 13,5 ha, sản lượng kén tằm đạt 3.500 kg Diện tích trồng chè Shan có 20,8 cho sản lượng chất lượng tốt

b Chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi phát triển quy mô hộ gia đình, sản phẩm hàng hóa chủ yếu lợn thịt Chăn ni trâu bị lấy sức kéo phục vụ sản xuất Ngồi ra, người dân cịn chăn nuôi: gà, vịt, ngan, ngỗng đê cải thiện đời sống, chưa mang tính sản xuất hàng hóa

Theo sổ liệu thống kê năm 2008, tồn xã có 1.393 trâu bị, bình qn 1,4 con/ hộ, trâu có 670 con, bị có 723 Lợn có 2.850 con, bình qn con/hộ Đàn gia cầm có 26.110

c Lâm nghiệp:

(31)

thu từ khoanh nuôi bảo vệ rừng khai thác gỗ, củi, măng lay, Trong năm tới cân tuyên truyên, vận động đồng bào tiếp tục tham gia trồng rừng

2 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (đan lát, thổ cẩm) chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa thể vai trò ngành cấu kinh tế chung xã Xã gần thị trấn Mộc Châu nên phần lớn sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu tập trung địa bàn thị trấn, hoạt động sở góp phần thu hút lao động xung quanh thị trấn, tạo điều kiện công ăn việc làm cho lực lượng lao động trẻ địa bàn xã Đông Sang

Hoạt động thương mại dịch vụ quy mô nhỏ dân tự mở để kinh doanh mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu hàng ngày nhân dân Ngoài cịn có điểm thu mua kén tằm điểm thu mua hoạt động theo thời vụ thường không cố định

2.1.2.2 Dân c - dân tộc, lao động việc làm đời sống dân cư

Dân cư - dân tộc: Dân số xã Đơng Sang năm 2009 có 4875 người

với 1023 hộ, dân tộc Thái có 2882 người chiếm 59,1 %, dân tộc HMơng có 1618 người chiếm 33,2 %, dân tộc Kinh có 375 người chiếm 7,7 % Dân số phân bố không xã, đơng Áng có 1416 người, 301 hộ, Nà Kiến với 171 người, 33 hộ Dân tộc HMông sống tập trung khu vực vùng cao xã Co Sung, Chăm Cháy, Nà Kiến, Pa Phách người Thái chủ yếu sinh sống khu vực thấp Áng, Búa, Tự Nhiên Mỗi nhóm dân tộc thiểu số có sẳc văn hóa tập quán canh tác riêng

Lao động việc làm: Lực lượng lao động dồi với khoảng

(32)

chính quyền nhân dân quan tâm cần phải có giải pháp để tạo cơng ăn việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định trật tự an tồn xã hội

Đời sống dân cư: Trong năm qua lãnh đạo Đảng

bộ, quyên, với nỗ lực thân nhân dân, kinh tế xã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân cải thiện Năm 2008 sơ hộ nghèo cịn 105 hộ, khơng cịn hộ đói Thu nhập bình qn đầu người đạt 5,5 - triệu đồng/người/năm

2.1.2.3 Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Hiện 100% dân số địa bàn xã dân cư nông thơn với 1.023 hộ gia đình sống địa bàn tiểu khu, bình quân đất 440 m2/hộ cao mức bình qn chung tồn huyện (436 m2/hộ) Các khu dân cư nông thôn địa bàn xã Đơng Sang hình thành từ lâu Do có nhiều dân tộc sinh sống có nhiều hình thức quần cư, phổ biến hình thái làng Các cách xa theo cự ly định Cá biệt có cao hẻo lánh Pa Phách Nhìn chung sở hạ tầng khu dân cư nơng thơn cịn nghèo nàn lạc hậu, giao thơng lại cịn gặp nhiều khó khăn Các cơng trình điện, nước, y tế, giáo dục, văn hóa thể thao thiếu bị xuống cấp

2.1.2.4 Thực trạng phát triển sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội

1 Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thơng xã cịn thấp Tuyến đường trục từ Thị trấn Mộc Châu đến trung tâm xã khoảng km trạng dải cấp phối xuống cấp Hệ thống đường liên có chất lượng thấp, đặc biệt đường lên vùng cao Co Sung, Chăm Cháy Pa Phách có dốc cao, vào mùa mưa trơn trượt lại khó khăn

2 Hệ thống thủy lợi

Hệ thống thủy lợi tập trung vùng thấp (bản Áng, Búa) với km mương bê tơng hóa vùng cao có Cóc có mương tưới kiên cố hóa với chiều dài khoảng km

(33)

Xã Đông Sang đầu tư xây dựng hệ thống điện chưa hồn chỉnh, xã có trạm biến áp 180 KVA trung tâm phục vụ điện sinh hoạt cho (bản Áng, Búa, Tự Nhiên, tiểu khu 34) với hệ thống đường dây 0,4 KV đến Riêng Bản Pa Phách, Bản Chăm Cháy xây dựng trạm biến áp hệ thống đường dây chưa đưa vào sử dụng điện

4 Giáo dục đào tạo

Hệ thống trường học hồn chỉnh, gồm trường xã (trường tiểu học, trường THCS xây dựng kiên cố tầng), lớp học cắm xã có trường mẫu giáo, nhà trẻ Theo số liệu thống kê năm 2009 diện tích đất giáo dục đào tạo 1,45 ha, tăng 0,5 so với năm 2005 Nhìn chung trường học xã xây dựng kiên cổ, trang thiết bị, tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy học tập tương đối đầy đủ Hiện tồn xã có 21 phịng học, 45 lóp học, 63 giáo viên 656 học sinh Cơng tác giáo dục có nhiều chuyển biến tốt, kết phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ công nhận đạt chuẩn quốc gia

5 Y tế

Trạm y tế xã có diện tích 0,04 nằm khn viên ƯBND xã, có giường bệnh với cán y tế: y sỹ, y tá nữ hộ sinh Trạm y tế xã nhà cấp Hiện xây dựng sở y tế để phục vụ, đảm bảo cho sức khỏe người dân Cơng tác dân số, kế hoạch hóa gia đình chương trình vệ sinh an tồn thực phẩm quan tâm thực có hiệu quả, cơng tác khám chữa bệnh cho nhân dân có nhiều tiến

6 Văn hóa - thể dục thể thao

Thực theo Nghị Quyết Trung ương khóa VIII phát triển văn hóa Việt Nam đậm đà sắc dân tộc Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao có tiến Tính đến xã có: đội văn nghệ, đội bóng đá, đội bóng chuyền, câu lạc thơ người cao tuổi, câu lạc cầu lông

(34)

Do gân trung tâm huyện nên thông tin liên lạc xã có nhiều thuận lợi, xã có điêm bưu điện văn hóa Hiện xã Đơng Sang phủ sóng điện thoại di động góp phân nâng cao chất lượng cho hoạt động thông tin

8 Quốc phịng, an ninh

Cơng tác an ninh — quốc phịng ln quan tâm, củng cố; đảm bảo giữ vững ơn định trị, trật tự an tồn xã hội Lực lượng dân quân tự vệ bô sung, thường xuyên luyện tập ngăn chặn xử lý kịp thời tệ nạn vấn đề xã hội: Nghiện hút, cờ bạc hoạt động trái phép

2.1.2.5 Tập quán canh tác, khai thác sử dụng đất nhóm dân tộc địa bàn xã

• Tập quán canh tác, khai thác sử dụng đẩt dân tộc Thải

Tại khu vực miền núi dân tộc Thái thường sinh sống vùng thấp ven sông suối, nơi tương đối phẳng thuận tiện nguồn nước Việc bố trí đất người Thái khơng phân tán mà tập trung thành làng đông đúc Trong khn viên, ngồi diện tích để làm nhà ở, người Thái có thói quen sử dụng đất làm vườn nhà để trồng rau, ăn phục vụ cho nhu cầu gia đình

Người Thái dân tộc người tiếng với nghề trồng lúa nước truyền thống Những khu đất bồi gần sông suối người dân khai khẩn thành ruộng lúa nước Những nơi nước sử dụng cho trồng lúa vụ, chủ yếu dựa vào mùa mưa gọi “ruộng nước mưa” Ruộng vụ “ruộng nước ngâm” loại ruộng thường tập trung thung lũng, lòng chảo Nguồn nước tưới cho “ruộng nước ngâm” thường lấy từ khe, lạch tự nhiên hệ thống thủy lợi nhỏ mương, phai

(35)

nương người dân bắt đầu gieo trồng Khi phát nương, người Thái chừa lại khoảng 1/3 diện tích nương, phần đỉnh đồi Lý người dân khơng phát hết tồn lý giải: thứ nhất, họ muốn giữ lại diện tích đât phủ xanh Thảm thực vật, loại lại nơi có vai trị ngăn chặn, làm giảm bớt dịng chảy nước mưa, giúp đất phía tránh khỏi xói mịn mạnh Đây nơi người dân nghỉ ngơi sau lúc lao động mệt mỏi; thứ hai, quan trọng hom, diện tích đất giữ lại thực nhiệm vụ giữ nước, giữ độ ẩm cho nương Sau phát, đốt nương người Thái bắt đầu giai đoạn cày nương làm đất nương Nương cày theo chiều ngang theo sườn đồi Do trước đất đai rộng lớn màu mỡ nên người dân dùng phân bón, có dùng phân chuồng Tuy nhiên đa số người dân phải sử dụng phân bón hóa học để trồng trọt

Người Thái từ xa xưa biết trồng xen canh luân canh loại trồng nương Họ trồng xen canh ngô, sắn với đậu tương, lạc - giống cao với giống thấp, vừa để cải tạo đất vừa cho thêm thu nhập Khi đất bạc màu đến mức độ định, chí sau bón phân cho suất khơng cao, người dân luân canh khu vực Đất bỏ hoang 1-2 năm trước người dân tiếp tục quay lại trồng trọt Những nơi đất tốt màu mỡ, sử dụng 5-10 năm đất chưa bạc màu người dân thâm canh, sử dụng khơng ngừng

Trong sử dụng đất lâm nghiệp, từ xa xưa người Thái ý thức việc cần phải bảo vệ rừng đầu nguồn sông, suối Họ biết tác dụng rừng việc giữ nước, giúp đất đai phì nhiêu, chống xói mịn đất Đặc biệt, họ hiểu rõ tác hại thể nêu rừng đâu ngn bị chặt phá Đã có học com lũ xảy với thiệt hại vô to lớn mang đến mà người dân trải qua Vì người Thái có quy ước, tục lệ cấm xâm hại rừng đầu nguồn Những khu rừng đâu nguôn trờ thành khu rưng cấm thường có câu truyện ma lưu truyên đê cảnh bao khong cho người dân vào rừng đầu nguồn săn băn hay chặt phá

(36)

theo đường đông mức, trồng xen canh họ đậu nương bảo vệ rừng đâu nguon biện pháp góp phần sử dụng đất bền vững, cần tiếp tục sử dụng hệ thống sử dụng đất người dân giai đoạn

• Tập quản canh tác, khai thác sử dụng đất dăn tộc Hmông

Dân tộc H Mông cư trú khu vực vùng cao, thường độ cao từ 800 đến 1500 m so với mực nước biển So với dân tộc khác, dân tộc H Mông sống độ cao lớn nhất, địa hình có độ dốc lớn Người H Mơng sống tập trung thành phân bố phân tán sườn núi

Người H Mông sống vùng núi cao nên việc trồng lúa gặp khó khăn, họ có truyền thống xây dựng ruộng bậc thang để canh tác lúa dựa vào nguồn nước tự nhiên, chủ yếu canh tác ruộng vụ vào mùa mưa Nước từ suối chảy vào ruộng bậc thang, từ bậc xuống bậc khơng có hệ thống mương máng Tuy nhiên diện tích đất làm ruộng bậc thang hạn chế nên phương thức canh tác chủ yếu dân tộc H Mơng làm nương rẫy Đó mảnh đất trồng trọt chặt cây, đốt rừng hàng năm mà có, khơng có điều kiện thâm canh nên khơng sử dụng vĩnh viễn mà có thời gian để hóa Thời gian canh tác khoảnh nương rẫy tính ngắn hay dài tùy thuộc độ phì đất, có từ 2-3 năm đến 6-10 năm Trên diện tích nương rẫy chủ yếu trồng ngô, lúa nương, sắn số hàng năm khác

(37)

Hiện dân tộc H Mông phát triển trồng trọt nương rẫy định canh kết hợp với chăn nuôi đại gia súc chủ yếu dùng hình thức chăn thả tự bãi cỏ tự nhiên

Qua nghiên cứu tập quán khai thác sử dụng đất dân tộc H Mơng việc thiết kế canh tác ruộng bậc thang giải pháp hữu hiệu để giảm xói mịn giữ độ phì nhiêu đất

Tập quản canh tác, khai thác sử dụng đẩt dân tộc Kinh

Dân tộc Kinh có tập quán truyền thống canh tác lúa nước Những ruộng có mặt băng be bờ, giữ nước, thâm canh, sử dụng năm qua năm khác Từ xa xưa họ biết khai thác nguồn nước, biết làm thủy lợi Trong nông nghiệp họ sử dụng sức kéo quy trình canh tác tuân thủ theo nông lịch chặt chẽ Tùy theo vùng điều kiện địa lý, thời tiết, khí hậu hình thành quy trình canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi cư trú

Tại khu vực miền núi, điều kiện canh tác lúa nước hạn chế nên người Kinh thường kết hợp trồng lúa với phát triển trồng hàng năm khác, lâu năm sở quy mô hộ gia đình hình thành trang trại Ngồi ra, người Kinh cịn khai thác vị trí đất thuận lợi để sử dụng cho mục đích kinh doanh, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp

2.1.2.6 Hiện trạng cẩu sử dụng đất đai xã Đông Sang

Theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2009, tổng diện tích tự nhiên xã 4.553 Trong bao gồm loại đất thể bảng 5:

Bâng 5: Diện tích, cấu loại đất xã Đơng Sang Loai đất• Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 4553 100

Đẩt nông nghiệp 3781,76 83,06

Đât phi nông nghiệp 180,93 3,97

(38)

D Đất nông nghiệp ■ Đất phi nông nghiệp □ Đất chưa sử dụng 12.97% 3.97%

Hình 4: Biểu đồ cấu sử dụng đất xã Đông Sang năm 2009

1 Nhỏm đất nông nghiệp

Tổng diện tích đất nơng nghiệp 3.781,76 ha, đó:

• Đất sản xuất nơng nghiệp ỉà 657,53 chiếm 14,44% so với tổng diện tích tự nhiên Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp phân bố không xã, chẳng hạn đất trồng lúa tập trung vùng thấp (bản Áng, Tự Nhiên, Búa) Trong đất sản xuất nơng nghiệp diện tích trồng hàng năm có 507,98 đất trồng lâu năm 149,55

• Đất lâm nghiệp có diện tích 3.116,83 ha, chiếm 68,45% so với tổng diện tích tự nhiên Trong đất rừng sản xuất 593,3 ha, chiếm 13,03% đất rừng phòng hộ 2523,53 ha, chiếm 55,42% • Đất ni trồng thủy sản có diện tích 7,4 Chủ yếu ao, hồ

2 Nhóm đất phi nơng nghiệp

Tổng diện tích đất phi nơng nghiệp 180,93 ha, chiếm 3,97% so với tổng diện tích tự nhiên Trong đó:

a Đất ở:

Diện tích 45,5 ha, chiếm 25,15% so với diện tích nhóm đất phi nơng nghiệp, bao gồm 100% đất nơng thơn Bình quân đất 440 m2/hộ

b Đất chuyên dùng:

(39)

Diện tích 85,19 ha, chiêm 47,08% so với diện tích nhóm đất phi nơng nghiệp, bao gồm loại đất sau:

• Đất trụ sở quan, cơng trình nghiệp: 1,32 ha, chiếm 1,55% diện tích đât chuyên dùng, sử dụng chủ yếu để xây dựng cơng trình như: Trụ sở UBND xã, trụ sở tiểu khu 34 Diện tích đất chủ yếu tập trung trung tâm xã, số lại phân bố rải rác trung tâm bản, cụm dân cư

• Đất quốc phịng: 0,43 ha, chiếm 0,5% diện tích đất chun dùng • Đất sản xuất kinh doanh phi nơng nghiệp: 0,3 ha, chiếm 0,35% diện

tích đất chuyên dùng

• Đất có mục đích cơng cộng: 83,14 ha, chiếm 97,59% diện tích đất chun dùng Trong bao gồm:

+ Đất giao thông: 51,32 ha, chiếm 61,72% diện tích đất sử dụng vào mục đích cơng cộng Nhìn chung hệ thống giao thơng địa bàn xã chưa nâng cấp cải tạo, chất lượng đường thấp, đặc biệt tuyến đường liên xã, liên

+ Đất thủy lợi: 26,68 ha, chiếm 32,09% diện tích đất sử dụng vào mục đích cơng cộng Được sử dụng để xây dụng cơng trình như: Hệ thống kênh mương, phai, đập phục vụ nước tưới cho trồng

+ Đất cơng trình lượng: 1,35 ha, chiếm 1,6% diện tích đất sử dụng vào mục đích cơng cộng Được sử dụng để xây dựng cơng trình như: Hệ thống đường dây tải điện, trạm biến áp, hệ thống cáp quang địa bàn xã

+ Đất cơng trình bưu viễn thơng: 0,03 ha, chiếm 0,03% diện tích đất sử dụng vào mục đích cơng cộng

(40)

+ Đất sở y tế: 0,04 ha, chiếm 0,04% diện tích đất sử dụng vào mục đích cơng cộng Được sử dụng để xây dựng trạm y tế xã

+ Đất sở giáo dục - đào tạo: 1,45 ha, chiếm 1,74% diện tích đất sử dụng vào mục đích cơng cộng Được sử dụng để xây dựng hệ thống đơn vị trường học

+ Đất sở thể dục - thể thao: 1,57 ha, chiếm 1,88% diện tích đất sử dụng vào mục đích cơng cộng Dùng để xây dựng cơng trình phục vụ cho hoạt động thể dục, thể thao như: Sân vận động, sân cầu lông

+ Đất có di tích, danh thắng: 0,13 ha, chiếm 0,15% diện tích đất sử dụng vào mục đích cơng cộng

c Đẩí nghĩa trang, nghĩa địa:

Diện tích 16,33 ha, chiếm 9,03% diện tích nhóm đất phi nơng nghiệp

d Đẩt sông suối m ặt nước chuyên dùng'.

Diện tích 33,91 ha, chiếm 18,74% diện tích nhóm đất phi nơng nghiệp, 100% diện tích đất sơng suối, địa bàn x ã khơng có đất mặt nước chuyên dùng

E Đ ấ t

■ Đất chuyên dùng

□ Đất nghĩa trang, nghĩa địa □ Đất sông suối MNCD

H ình 5: Biểu đồ cẩu loại đất phi nông nghiệp năm 2009

18.74% 25.15%

(41)

3 Nhóm đất chưa sử dụng

Tồn xã có 5.90,31 ha, chiếm 12,96% so với tổng diện tích tự nhiên tồn xã Trong đó: Đất đồi núi chưa sử dụng 467,2 ha, chiếm

10,26% cịn lại núi đá khơng có rừng cây: 123,11 ha, chiếm 2,7%

2.1.2.7 Đảnh giả chung đặc điểm kinh tể - xã hội

• Thn lơi:■ ■

+ Xã Đơng Sang có lực lượng lao động dồi dào, người dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp đúc kết từ tập quán khai thác sử dụng đất dân tộc địa bàn

+ Hệ thống thông tin liên lạc, sở giáo dục đầy đủ góp phần nâng cao, cải thiện chất lượng sống người dân

• Khó khăn:

+ Sản xuất nơng nghiệp, vùng cao chủ yếu mang tính chất tự cấp tự túc, chưa chuyển sang sản xuất hàng hóa

+ Cơ sở hạ tầng, giao thơng nơng thơn liên cịn khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa cần sớm cải tạo, xây dựng để đảm bảo lưu thơng hang hóa nhu cầu lại nhân dân + Tình hình trật tự an ninh, đặc biệt Co Sung, Chăm

Cháy Pa Phách phức tạp

2.2 Hiện trạng hệ thống sử dụng đất nhóm dân tộc địa bàn xã Đông Sang

(42)

Bảng 6: Hiện trạng phân bổ sử dụng đất hai nhóm dân tộc Thái và H Mông địa bàn xã Đông Sang

Chỉ tiêu Đơn vị Dân tộc Thái Dân tộc H Mông

Sô hộ hộ 664 282

Đât trông lúa nước

m2/hộ 847 196

Đât nương rây m2//h ộ 4680 5249

Đât trông lâu năm

m2/hộ 1876 933

Đât rừng sản xuất khoanh

nuôi tái sinh

ha/hộ 0,75 1,54

Đât khn viên hộ gia đình

m2/hộ 1440 1873

2.2.1 Hiện trạng hệ thống sử dụng đẩt nhóm dân tộc Thái

Hệ thống sử dụng đất nhóm dân tộc Thái xác lập sở quy mơ kinh tế hộ gia đình (hệ kinh tế - sinh thái truyền thống) với thành phần chủ yếu bao gồm: ruộng, nương, vườn, ao, chuồng, rừng

Đất trồng lúa nước (ruộng): Kết điều tra thống kê cho thấy bình

quân diện tích ruộng cho hộ dân tộc Thái đạt 847 m2 (bảng 6), nhiên diện tích đất lúa tập trung vùng thấp, Cóc thuộc vùng cao xã tiêu diện tích đạt 672 m2/hộ Ruộng phân bố đất đỏ nâu đá vôi biến đổi trồng lúa Hiện người dân trồng lúa 01 vụ hè thu, suất bình quân đạt 50 tạ/ha

Đất trồng hàng năm khác: bình qn diện tích đất trồng hàng

năm khác hộ dân tộc Thái 4680 m2/hộ bao gồm đất trồng hàng năm đất nương rẫy Diện tích đất trồng hàng năm khác phân bố chủ yếu lớp phủ đât đỏ nâu đá vôi có độ phì nhieu kha Cac loại hình sử dụng đất đất trồng hàng năm khác dân tộc Thái bao gồm:

(43)

- Ngô: nơng sản hàng hóa chủ lực đồng bào Thái trồng khu vực băng phăng nương Năng suất ngơ bình qn đạt 6,2 tân/ha Tuy nhiên phân lớn diện tích ngơ trồng độc canh, có diện tích nhỏ gân Ang, Tự Nhiên Búa người dân có trồng xen lạc, đỗ

- Sắn: Diện tích sắn khu vực người Thái năm gần thu hẹp hiệu kinh tế thấp đất bị xói mịn, rửa trơi mạnh, chì có khoảng trồng khu vực Tự Nhiên, Cóc Năng suất sắn bình qn đạt 10 tấn/ha

- Đậu tương, lạc: thực phẩm trồng vào vụ hè thu vừa cho thu nhập cao vừa có chức cải tạo đất Diện tích đất trồng đậu tương khu vực người Thái có khoảng 14 ha, suất bình quân đạt 1,2 tấn/ha, đất trồng lạc 1,0 ha, suất bình quân đạt 2,0 tấn/ha

Đất trồng lâu năm: bình quân diện tích đất trồng lâu năm cho

một hộ dân tộc Thái 1876 m2, phân bố lớp phủ đất đỏ nâu đá vôi Cây ăn lâu năm khu vực người Thái chủ yểu mận với tổng diện tích khoảng 50 ha, suất bình qn 12 tấn/ha Diện tích trồng chè Shan có 20,8 ha, suất chè búp tươi bình qn đạt 45 tạ/ha

Đất khn viên hộ gia đình: diện tích bình qn khn viên

một hộ gia đình dân tộc Thái 1440 m2 Ngồi phần diện tích làm nhà chuồng nuôi gia súc, ngưởi Thái sử dụng hiệu diện tích vườn khn viên Tại khu vực thấp, người dân sử dụng diện tích vườn nhà trồng su su cho hiệu kinh tế cao, ngồi cịn trồng đậu, đỗ số ăn Tại Cóc vùng cao, vườn nhà hộ dân sử dụng để trồng rau, đậu đỗ chủ yếu phục vụ cho gia đình, ngồi cịn trồng ăn mận, mơ

Đất ao: theo số liệu điều tra đề tài khu vực người Thái có 32 hộ

(44)

Đất rừng: Tại khu vực phân bố dân tộc Thái diện tích rừng chủ

yêu rừng phịng hộ Diện tích rừng sản xuất khoanh ni tái sinh bình qn cho hộ gia đình khoảng 0,75 Nhìn chung người Thái có ý thức tơt bảo vệ rừng phịng hộ, tượng chặt phá rừng khơng cịn

Kêt điêu tra tổng hợp hiệu kinh tế loại hình sử dụng đất nhóm dân tộc Thái trình bày bảng

Bảng Hiệu kỉnh tế loại hình sử dụng đất nhóm dân tộc Thái địa bàn xã Đơng Sang

Loại hình sử dụng đất

Tông thu/ba (triệu đồng)

Tông chi/ba (triệu đồng)

Lọi nbuận/ha (triệu đồng)

Lúa 16,4 7,8 8,6

Ngô 12,2 2,7 9,5

Săn 8,5 2,3 6,2

Đậu tương 10 2,8 7,2

Su su 36 9,5 26,7

Mận 16 5,6 10,4

Chè 18,3 6,6 11,7

- * - -— — —— r * -

* -Nguồn: ƯBND xã Đông Sang kêt điêu tra đê tài

(45)

Hệ thông sử dụng đất nhóm dân tộc Hmơng xác lập sở quy mô kinh tê hộ gia đình với thành phần chủ yếu bao gồm: ruộng, nương, vườn, chuồng, rừng

Đất trồng lúa nước (ruộng): Bình qn diện tích ruộng cho hộ

dân tộc H Mông 182 m2, thực tế đất ruộng lúa có Co Sung Chăm Cháy, phân bố đất feralit mùn đỏ nâu đá vôi biến đổi trồng lúa Trên diện tích đồng bào trồng vụ lúa hè thu, suất bình quân đạt 35 - 40 tạ/ha, thấp so với dân tộc Thái

Đẩt trồng hàng năm khác: bình qn diện tích đất trồng hàng

năm khác hộ dân tộc H Mông 5249 m2/hộ, chủ yếu đất nương rẫy, phân bố đất feralit mùn đỏ nâu đá vôi đất feralit mùn vàng đá cát Các loại hình sử dụng đất đất nương rẫy dân tộc H Mông bao gồm:

- Ngơ: nơng sản hàng hóa chủ lực đồng bào H Mông Tuy nhiên điều kiện đất đai nhiều khu vực có đá lẫn địa hình phức tạp nên suất ngơ thấp so với người Thái, bình quân đạt 4,5 - 5,0 tấn/ha Ngô trồng độc canh đất dốc

- Sắn: trồng nương người H Mông tập trung nhiều Pa Phách, Nà Kiến với diện tích khoảng 15 Năng suất sắn bình quân đạt 8- 10 tấn/ha

- Đậu tương: diện tích đậu tương khu vực người HMơng có khoảng 2,0 ha, chủ yếu trồng nương Co Sung Chăm Cháy, suất bình quân 0,8 - 1,0 tấn/ha

Đất trồng lâu năm: bình quân diện tích đất trồng lâu năm cho

một hộ dân tộc H Mông ỉà 933 m2, phân bố lớp phủ đất feralit mùn đỏ nâu đá vôi đất feralit mùn vàng đá cát Đẩt trồng lâu năm phân bố chủ yếu Pa Phách Người dân trông cay ăn qua nguon gốc ôn đới lĩiận, mơ cho suât đạt kha Tuy nhien thị trương tieu

(46)

thụ khó khăn nên diện tích trồng ăn lâu năm số năm gần có xu hướng giảm chuyển sang trồng ngơ

Đat khn viên hộ gia đình: diện tích bình quân đất khuôn

viên hộ dân tộc HM ông lớn so với hộ dân tộc Thái, đạt 1873 m2, hiẹu qua sử dụng đât không cao Ngồi diện tích đất để xây dựng nhà thi hau het diện tích đât cịn lại vườn tạp trồng lác đác số ăn bỏ hóa

Đất cỏ cho chăn ni: trạng bãi cỏ chăn thả trâu, bò tự do,

chưa cải tạo, chăm sóc

Đat rừng: Bình qn diện tích đât rừng sản xuất khoanh nuôi tái

sinh cho hộ gia đình người H Mơng 1,54 (bảng 6) Mặc dù diện tích đât lâm nghiệp giao cho hộ gia đình để khoanh ni tái sinh, bảo vệ rừng phịng hộ trồng rừng tình trạng tự ý khai thác, chặt gỗ rừng làm nhà làm chất đốt diễn phổ biến

Bảng Hiệu kỉnh tế loại hình sử dụng đất nhóm dân tộc H Mơng địa bàn xã Đơng Sang

Loai hình sửdụng đất

Tơng thu (triệu đồng)

Tông chi (triệu đồng)

Lọi nhuận (triệu đồng)

Lúa 13,6 6,2 7,4

Ngô 10,3 2,2 8,1

Săn 7,5 1,9 5,6

Đậu tương 6,9 2,4 6,5

Mận 7,1 2,5 4,6

-' - - - -7

—* -* -Nguôn: UBND xã Đông Sang kêt điêu tra đê tài

(47)

khu vực phân bố người H Mông thấp nhiều so với khu vực người Thái Nguyên nhân khác biệt hệ thống đường giao thơng đên vùng cao cịn khó khăn nên dẫn đến tình trạng hàng sản xuất khó bán bán với giá thấp chi phí vận chuyển cao nhiều so với vùng thấp

2.2.4 Hiện trạng hệ thắng sử dụng đất nhỏm dân tộc Kinh địa bàn nghiên cứu

Trong tổng số 78 hộ dân tộc Kinh có 10 hộ sinh sống Áng làm nông nghiệp với hệ thống sử dụng đất tương tự người Thái, lại 68 hộ tập trung Tiểu Khu 34, chủ yếu hộ gia đình cán cơng nhân, viên chức hưu tham gia dịch vụ phi nông nghiệp Các hộ người Kinh mở điểm kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ dọc theo đường trục xã từ Thị trấn Mộc Châu đến Áng

2.3 Nhận xét, đánh giá hệ thống sử dụng đất nhóm dân tộc đổi vói phát triển bền vững

Qua nghiên cứu phân tích hệ thống sử dụng đất nhóm dân tộc Thái, H mông Kinh rút số nhận xét, đánh giá sau:

- Diện tích đất trồng lúa dân tộc khai thác sử dụng nhàm góp phần giải vấn đề lương thực, nhiên sử dụng trồng vụ hè thu Trong năm tới cần có giải pháp thủy lợi cung cấp nước tưới cho vụ đơng xn để nâng cao hệ số sử dụng đất hiệu kinh tế

- Loại hình trồng rau (su su) người Thái cho hiệu kinh tế, xã hội cao góp phần nâng cao đời sống người dân giải việc làm Tuy nhiên để phát triển loại hình cần vốn đầu tư cao, nước tưới cho trồng cần nghiên cứu thị trường tiêu thụ

- Diện tích đất trồng hàng năm khác người Thái H Mông chủ yếu dùng để trồng ngô cho hiệu kinh tê cao, xóa đói giảm nghèo năm vừa qua Tuy nhiên tình trạng phô biên trông độc canh ngô đất dốc dẫn đến xói mịn rửa trơi đât

(48)

- Loại hình trồng ăn lâu năm (cây mận) tạo độ che phủ nhằm bảo vệ đất, cải thiện môi trường sinh thái diện tích cịn hạn chế giao thơng, vận chuyển từ vùng cao thị trấn Mộc Châu khó khăn, thị trường tiêu thụ khơng ổn định

- Diện tích vườn nhà hộ người Thái sử dụng có hiệu kinh tế, xã hội, mơi trường, góp phần nâng cao đời sống người dân Tuy nhiên khu vực người HMông chủ yếu vườn tạp có hiệu kinh tế thấp

- Diện tích đất rừng khu vực dân tộc Thái bảo vệ, khai thác hợp lý Tuy nhiên khu vực dân tộc H Mơng tình trạng khai thác trái phép, chặt phá rừng diễn phổ biến ảnh hưởng đến độ che phủ môi trường

(49)

CHƯƠNG 3

ĐÈ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP

SỬ DỤNG ĐÁT PHỤC v ụ PHÁT TRIÊN BÈN VỮNG XẢ ĐÔNG SANG 3.1 Đánh giá tiềm đất đai xã Đông Sang

3.1.1 Tiềm đẩt đai cho mục đích phi nơng nghiệp

Công nghiệp xác định tiềm lực phát triển kinh tế xã, giáp ranh với thị xã Mộc Châu nên ngành công nghiệp chủ yếu phát triển địa bàn thị xã Định hướng chủ yếu xã Đông Sang đào tạo đào tạo lại nguồn nhân lực trẻ tuổi có trình độ chun mơn phục vụ cho khu cơng nghiệp vừa nhỏ địa bàn thị xã Mộc Châu

Tiềm đất phát triển du lịch dịch vụ

Đông Sang xã mang nhiều nét đặc trưng vùng núi cao nguyên Mộc Châu Xã có vị trí địa lý thuận lợi giáp ranh với thị xã Mộc Châu, có nhiều tiềm phát triển dịch vụ, du lịch Vào mùa hè, nhiệt độ trung bình khoảng 20°c, khí hậu lành, mát mẻ Mùa đơng khơ đặc biệt sương mù so với vùng xung quanh Khu đất Rừng Thơng thuộc Áng vùng khơng gian có cảnh quan thiên nhiên đẹp với đồi bát úp với hịa quyện sắc thái văn hóa địa - kiến trúc cảnh quan độc đáo Rừng Thông Áng điểm du lịch lý thú cho thích khám phá vẻ đẹp thiên nhiên Hiện khu du lịch triển khai xây dựng Trong tương lai khu du lịch sinh thái Rừng Thông điểm du lịch hấp dẫn huyện Mộc Châu nói riêng tỉnh Sơn La nói chung

Cùng với phát triển du lịch, tương lai xã bố trí đất cho loại hình thương mại, dịch vụ cửa hàng tông hợp, điêm bán hàng thô cấm, quà lưu niệm dọc theo đường trục xã từ thị trân Mộc Châu đến Áng

Tiềm đất phát triển khu dân cư:

(50)

còn thưa, quy hoạch, xếp lại đầu tư sở hạ tầng hợp lý hình thành khu dân cư để dành quỹ đất đáp ứng cho nhu cầu tăng dân số tách hộ Mặt khác, sở hạ tầng khu dân cư nông thôn đầu tư xây dựng hình thành phát triển khu dân cư theo hướng tập trung, thuận lợi cho q trình cơng nghiệp hóa, đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, đồng thời đất đai sử dụng hợp lý, tiết kiệm hiệu

3.1.2 Tiềm đất đai cho mục đích nơng nghiệp

Hiện diện tích đất chưa sử dụng xã 590,31 ha, nhiên theo đánh giá huyện xã có khoảng 80 cải tạo đưa vào sản xuất nơng nghiệp Vì vậy, năm tới xã cần trọng khai thác tiềm diện tích đất sản xuất nơng nghiệp sử dụng Trên sở đặc điểm tự nhiên phân chia khái quát tiềm đất xã Đông Sang theo vùng:

- Vùng thứ (coi vùng thấp xã): Bao gồm bản: Áng, Búa, Tự Nhiên tiểu khu 34, có độ cao trung bình từ 800 - 1000 m, vùng chủ yếu phiêng bãi phẳng, có điều kiện thuận lợi để trồng hàng năm ngô, rau, lúa loại công nghiệp như: dâu tằm, chè Ngồi vùng cịn có tiềm phát triển ăn như: mận, mơ, đào Khả thâm canh tăng vụ thực có giải pháp đầu tư vồn khoa học kỹ thuật, cải tạo hệ thống tưới tiêu mà chủ yếu khâu tưới

- Vùng thứ hai (vùng cao): Bao gồm vùng núi cao cách xa trung tâm xã gồm: Pa Phách, Nà Kiến, Chăm Cháy, Co Sung Cóc Vùng có độ cao trung bình 1.100 m, mang khí hậu đặc trưng nhiệt đới, thuận lợi cho phát triển loại ăn có nguồn gốc ôn đới mận, mơ, đào Vùng chủ yếu phát triển ăn lâu năm, lương thực nương ngô, sắn đông cỏ chăn thả đại gia súc

(51)

Trên sở kết phân tích trạng hệ thống sử dụng đất nhóm dân tộc địa bàn xã Đông Sang đề tài lựa chọn ba loại hình cho mục đích đanh giá bao gồm: loại hình sử dụng đất trồng ngơ (cây hàng hóa chủ lực) hai loại hình cho hiệu kinh tế, môi trường cao chè Shan mận

1 Nhu câu sinh thái loại hình sử dụng đất

Nhu câu sinh thái ngơ: Cây ngơ thích hợp với nhiều loại đất,

phù họp nhât đât phù sa, loại đất đỏ vàng có độ phì nhiêu cao, thành phần giới từ nhẹ đến thịt nặng, tơi xốp, độ PH từ 6,0 - 7,2 Nhiệt độ thích hợp cho ngô phát triển tốt từ 17 - 25° c , tổng nhiệt độ cần từ 2000 - 3000° c, độ ẩm khơng khí 70 -80% [2].

Nhu cầu sinh thải mận [4']:

Mận ưa lạnh, ăn ơn đới có giá trị trồng phổ biến vùng nhiệt đới, loại thực phẩm quý chứa nhiều nước (chiếm 82%), nhiều đường (hàm lượng đường chiếm - 10%), giàu vitamain A nhiều chất vi lượng (trong chứa 0,6% hàm lượng Fe, Ca, p, Mg, ), có vị chua

Đây loại rụng vào mùa đông, có đặc tính sinh trưởng nghỉ vào mùa đơng, sau nảy mầm, nụ nhiều Như vậy, yếu tố khí hậu nói chung, nhiệt độ nói riêng nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến trình sinh trưởng phát triển Các giống mận trồng nước ta thuộc nhóm mận Trung Quốc, yêu cầu lạnh hom Tuy nhiên, nhu cầu có giới hạn như: nhiệt độ tối thấp không 0°, nhiệt độ tối cao khơng q 35° Cây mận ưa khí hậu có mùa nóng mùa lạnh khác hẳn Mận tương đối thích nghi với điều kiện khí hậu ẩm, độ ẩm khơng khí cao, nhiên độ ẩm khơng khí thấp hạn chế bệnh hại

(52)

nhiêu chất dinh dưỡng lớp đất bề mặt (nơi rễ phân bố chủ yếu) mà hấp thụ dễ dàng

Nói chung, mận loại ưa sáng, nên trồng nơi quang, thống đãng, bị che bóng

Nhu cầu sinh thải chè Shan [2]:

Chè Shan lâu năm, ưa khí hậu mát mẻ, không chịu nhiệt độ cao thấp Nhiệt độ thích hợp cho phát triển 12 -

20°c Lượng nước trung bình hàng năm cần cho phát triển 1.600 - 2.400 mm/năm Chè Shan nên trồng độ cao 800 - 1.800 m, thích hợp độ cao 1100 - 1400 m đất ẩm, giàu mùn, dễ thoát nước Cây chè Shan có khả thích nghi với nhiều loại đất (trừ đất có thành phần giới sét cát), đặc biệt thích hợp với loại đất phát triển đá vôi Điều kiện thời tiết ảnh hưởng xấu đến trình sinh trưởng phát triển chè tượng sương muối mưa tuyết, biểu chè bị rỗ, bị xác, khơng cho búp, ảnh hưởng đến suất hiệu kinh tế

2 Xác định phán cẩp tiêu đánh giả

Trên sở liệu thu thập (bản đồ thổ nhưỡng, đồ địa hình huyện Mộc Châu, đồ trạng sử dụng đất) chứa đựng lớp thơng tin thể tính chất đất đai nhu cầu sinh thái loại hình sử dụng đất, chúng tơi xác định tiêu để đánh giá gồm: thổ nhưỡng (loại đất), độ dốc, độ cao, thủy văn

Loại đất: yếu tố quan trọng trồng Trên địa bàn xã Đơng Sang có loại đất sau:

- Đất đỏ nâu đá vôi ( Fv);

- Đất feralit mùn đỏ nâu đá vôi (FHv); - Đất feralit mùn vàng đá cát (FHq)

(53)

trên 25 Độ dôc phân bố cách có quy luật liên quan chặt chẽ với dạng địa hình Địa hình thung lũng núi thung lũng khu vực trung tâm xã có độ dơc 15° hầu hết địa hình dạng đồi, núi có độ dốc 15°

Độ cao: ảnh hưởng tới trình sinh trưởng trồng, chè Shan Độ cao khu vực nghiên cứu phân thành: <800 m, 0 - 1100 m, 1 0 - 1400 m

Thủy văn: xem xét yếu tố sông suối khả tưới cho trồng, cụ thể khoảng cách từ suối đến nơi tưới, phân thành cấp <=500 m >500 m

Có thê tơng hợp phân cấp tiêu để xác định đơn vị đất đai phục vụ đánh giá thích nghi sinh thái ngô, mận chè Shan bảng

Bảng Bảng phân cấp tiêu xác định đơn vị đẩt đai xã Đông Sang

STT Chỉ tiêu Phân cấp Kỷ hiệu

1 I Loại đất

1 Đât đỏ nâu đá vôi (Fv) Fv

2 Đât feralit mùn đỏ nâu đá vôi

(FHv) FHv

3 Đât feralit mùn vàng đá cát (FHp) FHq

2 II Đô dốc

1 Độ dồc < 8U SL1

2 Độ dốc từ 8°- 15° SL2

3 Độ dốc từ 15u - 25u SL3

3 Độ dốc > 25u SL4

3 III Độ cao

1 <800 m Cl

2 0 - 1100 m C2

3 1 0 - 1400 m C3

4

IV Thủy văn (điểu kiện tưới)

1 Có khả tưới TI

(54)

3 Đánh giá, phân hạng thích nghi với hỗ trợ phần mềm ArcGIS

Nhóm nghiên cứu thực đánh giá, phân hạng thích nghi đất đai xã Đơng Sang đơi với loại hình với hỗ trợ phần mềm ArcGIS Sơ đồ đánh giá, phân hạng trình bày hình

- Tiên hành chông xếp lớp thông tin chuyển đề (lớp thông tin loại đat, độ dôc, độ cao, thủy văn) ta có đồ trung gian thông qua chức chông xêp: Arctoolbox/Analysis tool/Overlay/Union Kết cuôi thu lớp liệu tơng hợp, có đầy đủ thơng tin lớp thơng tin phân, mà hình thành lên đường ranh giới đơn vị đât đai Đây để thiết lập đơn vị đất đai

- Xác định yêu cầu sử dụng đất loại hình sử dụng đất:

Đối với ngô mận, yêu cầu sử dụng đất xác định sở yếu tố chủ yếu gồm: độ dốc, loại đất (thổ nhưỡng) độ cao, riêng chè Shan cần xác định thêm yếu tố thủy vãn (điều kiện tưới) thiếu điều kiện sinh trưởng vào mùa khô bị chết Các yếu tố chọn làm tiêu phân hạng thích nghi cho loại hình sử dụng đất

Bảng 10: Yêu cầu sử dụng đất loại hình sử dụng đất

LHSDĐ Chỉ tiều lựa chọn

Mức độ thích nghi

SI S2 S3 N

Ngô

Độ dốc SL1 SL2 SL3 SL4

Loại đất Fv FHv FHq

Độ cao Cl C2 C3

Chè

Độ dốc SL1 SỈ2 SL3 SL4

Loại đất Fv FHv FHq

Độ cao C3 C2 Cl

Thủy văn TI TI T2

Cây mận

Độ dốc SL1 SL2 SL3 SL4

Loại đất FHv Fv FHq

(55)

Thu thập liệu

Loại hình SD Đ

1r

Y cầ u S D Đ

Chuẩn hoá liêu

CSDL (GIS)

pp chuyên gia

Khai thác, phân tích, hiển thi liêu7 • •

Chồng xếp lớp thơng tin chun đề

rhành lập phân hạng thích

f

nghi đât đai

Đánh giá, phân hạng thích nghi đất đai cho loại hình sử dụng đất

Hạng thích nghi cho LH SDĐ trồng ngơ

Hạng thích nghi cho LH SDĐ trồng chè

Hạng thích nghi cho LHSDĐ trồng ăn quả (mơ, mận)

Bản đồ phân hạng thích nghi đất đai cho loại hình sử dụng đất

(56)

- Phương pháp phân hạng: áp dụng phương pháp kết hợp điều kiện hạn chê FAO (hay gọi phương pháp phân hạng theo điều kiện giới hạn), cách xác định tiêu đánh giá thích nghi tổng hợp trình bày bảng 11

Bảng 11: Chỉ tiêu đánh giá thích nghi tổng hợp Phân cấp

thích nghi SI S2 S3 N

Điều kiện phân hạng

Đảm bảo tổng hợp tiêu phân hạng thích nghi SI

Còn lại SI hạn chế s phải đảm bảo điều kiện S2 Tổng hợp tiêu lựa chọn S2

Còn lại Sl, S2 hạn chế SI, S2 phải đảm bảo điều kiện S3 Tổng hợp tiêu lựa chọn S3

Còn lại SI, S2, S3

- Kết phân hạng thích nghi đất loại hình trình bày bảng 12, 13, 14

Bảng 12: Thống kê diện tích mức độ thích nghi đất đai đổi với ngô

STT LHSDĐ trồng ngô Sô đơn vị đât đai Tơng diện tích (ha)

1 Rất thích nghi 202,74

2 Thích nghi trung bình 23 574,84

3 Kém thích nghi 115 576,26

4 Khơng thích nghi 58 3199,16

(57)

Bảng 13: Thống kê diện tích mức độ thích nghi đất đai đối với chè

Cây Mức độ thích nghi Số đơn vi đất đai

• Tổng diệo tích (ha)

Chè

Rầt thích nghi 0 0

Thích nghi trung bình 10 448,63

Kém thích nghi 134 903,42

Khơng thích nghi 58 3200,95

Bảng 14: Thống kê diện tích mức độ thích nghi đất đai đối với mận

Cây Mức độ thích nghi Sổ đơn vị đất đai Tơng diện tích (ha)

Rât thích nghi 409,60

Cây Thích nghi trung bình 16 167,01

mận Kém thích nghi 122 775,44

Khơng thích nghi 58 3200,95

Đối với chè mận mở rộng diện tích hai loại hình sở khu đất có mức độ thích nghi thích nghi trung bình Đối với mức thích nghi cần xem xét cụ thể mức độ cần đầu tư nhu cầu thị trường

3.1.3 Tiềm đất đai sử dụng vào mục đích lăm nghiệp:

Hiện diện tích đất lâm nghiệp xã Đông Sang là: 3.116,83 ha, chiếm 68 45% so với tổng diện tích tự nhiên Trong đất rừng sản xuất: 593,3 đất rừng phòng hộ: 2.523,53

(58)

3.2 Định hướng sử dụng bền vững đất đai xã Đông Sang

Các kết phân tích đặc điểm hệ thống sử dụng đất nhóm dân tộc đánh giá tiềm đất đai cứ, sở để đưa định hướng sử dụng hợp lý bền vững đất đai xã Đông Sang:

- Tiếp tục chuyển đổi cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng mở rộng diện tích đất trồng lâu năm sở nhu cầu thị trường hoàn thiện hệ thống giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu mua sản phẩm

Theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội xã Đông Sang từ đến 2015 cần quy hoạch vùng nguyên liệu chè Shan khoảng 100 trồng 80 đất trồng ăn lâu năm [9] Từ đồ phân hạng thích nghi đất chè, diện tích trồng chè định hướng bố trí khu vực phía nam Áng sở chuyển đổi đất trồng hàng năm khác cải tạo phần đất chưa sử dụng

Diện tích trồng ăn lâu năm (cây mận hậu) định hướng phát triển khu vực Búa, Áng, Chăm Cháy, Co Sung Pa Phách sở đồ phân hạng thích nghi đất đổi với mận

- Chuyển số diện tích đất nương rẫy trồng hàng năm khác chỏm đồi núi sườn có độ dốc cao (>30°) sang trồng rừng phòng hộ để bảo vệ đất bảo vệ môi trường

- Quy hoạch ổn định diện tích đất nương trồng ngơ gắn với sử dụng biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý đất dốc

- Sử dụng có hiệu diện tích vườn nhà hộ dân người H Mông sở hướng dẫn đồng bào cải tạo vườn tạp thành vườn rau, thực phẩm đậu đỗ trồng ăn có nguồn gốc ôn đới mận, mơ

- Đầu tư khai thác diện tích đất khu rừng thơng Áng cho mục đích du lịch sinh thái đơi với giữ gìn bảo vệ cảnh quan, mơi trường

(59)

3.3 Đe xuẩt mơ hình hệ kinh tế -sinh thái giải pháp sử dụng đất ben virng cho nhóm dân tộc địa bàn xã.

Qua phân tích trạng hệ thống sử dụng đất kết đánh giá tiêm đât đai đề xuất mơ hình hệ kinh tế - sinh thái sử dụng đất cho nhóm dân tộc địa bàn:

- Dân tộc Thái: hộ người Thái tiếp tục phát triển mơ hình ruộng nương vườn chuồng, ruộng nương vườn chuồng -rừng găn với biện pháp canh tác hợp lý đất dốc

+ Ruộng: Cải tạo hệ thống thủy lợi để trồng thêm vụ lúa đơng xn; thâm canh lúa nước, đưa giống vào trồng để tăng suất sản lượng

+ Nương: mở rộng mơ hình trồng ngơ xen canh với đậu, lạc nhằm giảm thiểu xói mịn cải tạo đất; số diện tích có khả giữ ẩm tốt trồng thêm vụ lạc xuân hè, đậu tương vụ ngơ thu đơng; trì diện tích nâng cao chất lượng đất trồng dâu tằm; chuyển đổi diện tích trồng sắn sang trồng ngơ loại thực phẩm đậu tương, lạc

+ Vườn: mở rộng diện tích trồng su su khu vực vườn nhà hộ gia đình diện tích nương gần bản; bố trí trồng ăn lâu năm (mận) chè Shan khu vực theo đề xuất đề tài sở nhu cầu thị trường

+ Chuồng: quy hoạch diện tích đất khn viên hộ gia đình để chăn ni gia súc, gia cầm nhằm đảm bảo vệ sinh tiết kiệm đất cho phát triển sản xuất

+ Rừng: thực tốt công tác bảo vệ rừng phịng hộ

Ngồi vùng thấp (bản Áng, Tự Nhiên, Búa) năm tới kết hợp làm dịch vụ du lịch khu du lịch sinh thái rừng thơng Áng đầu tư xây dựng hồn chỉnh đưa vào khai thác

- Dân tộc H Mơng: hộ gia đình người H Mơng cần phát triển mơ hình hệ kinh tế sinh thái truyền thống: rừng - nương - vườn - chuồng kết họp với áp dụng biện pháp canh tác hợp lý

(60)

hợp lý đât rừng giao để trồng rừng sản xuất khoanh nuôi tái sinh, xóa bỏ tình trạng chặt phá rừng tự

+ Nương: Trên đất nương bố trí trồng vụ ngô hè thu xen lẫn dải băng đậu, lạc cỏ theo đường đồng mức nhằm giảm thiểu xói mịn đất

+ Vườn: Mở rộng diện tích đất trồng ăn lâu năm (cây mận) hướng dan người dân cải tạo vườn tạp thành vườn có hiệu kinh tế cao

+ Chuồng: Tiến hành quy hoạch cải tạo bãi cỏ chăn thả để phát triển chăn nuôi đại gia súc

- Dân tộc Kinh: hộ sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển mô hình tương tự dân tộc Thái hướng tới quy mơ trình độ thâm canh cao hơn; hộ làm phi nông nghiệp cần mờ rộng loại hình thương mại, dịch vụ khu du lịch Rừng Thông Áng vào hoạt động

Đe thực đề xuất cần thực giải pháp sau:

- Giải pháp đầu tư: cần huy động nguồn vốn thực dự án xây dựng, nâng cấp sở hạ tầng, trước hết hệ thống giao thông liên để việc lưu thông tiêu thụ nông sản người dân thuận lợi; đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống thủy lợi để cung cấp nước tưới cho diện tích trồng chè vụ đơng

- Giải pháp khuyến nông, hướng dẫn người dân thiết lập mơ hình hệ kinh tế - sinh thái nông hộ sử dụng đất bền vững

- Giải pháp khuyến khích người dân cơng tác bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng tái sinh trồng rừng

(61)

KÉT LUẬN

1 Phát triển bền vững yêu cầu cấp thiết khu vực miền núi nước ta xã Đơng Sang nói riêng Tuy nhiên mục tiêu phát triển bền vững, cụ thể sử dụng tài nguyên đất đòi hỏi phải đảm bảo hiệu ba mặt: kinh tê, xã hội, môi trường đời sống người dân, dân tộc thiểu số cịn thấp kém, tập qn, trình độ sản xuất cịn lạc hậu toán phức tạp cho nhà quản lý, nhà quy hoạch Để đưa định hướng giải pháp sử dụng đất cho khu vực trước hết cần làm rõ thực trạng sử dụng, khai thác tài nguyên đất sở đánh giá hệ thống sử dụng đất nhóm dân tộc địa bàn nghiến cứu

2 Trên địa bàn xã Đơng Sang phân bố nhóm dân tộc: Thái, H Mơng Kinh Mỗi dân tộc có hệ thống sử dụng đất gắn với tập quán canh tác, khai thác sử dụng đất họ: hệ thống sử dụng đất người Thái gắn với trồng lúa ruộng nước làm nương, trồng rau ăn quả; người H Mông gắn với khai thác rừng, làm nương, chăn nuôi đại gia súc; người Kinh gắn với hoạt động phi nông nghiệp (kinh doanh, dịch vụ) Kết phân tích đánh giá cho thấy hiệu kinh tế, xã hội, môi trường hệ thống sử dụng đất nhóm dân tộc địa bàn xã Đơng Sang cịn thấp Tình trạng độc canh ngô đất dốc dẫn đến xói mịn, rửa trơi làm giảm chất lượng đất Việc khai thác rừng khu vực người H Mông chưa quản lý chặt chẽ dẫn đến tình trạng chặt phá rừng diễn ảnh hưởng đến độ che phủ môi trường

3 Từ kết phân tích trạng hệ thống sử dụng đất nhóm dân tộc đánh giá tiềm đất đai, đề tài đề xuất định hướng sử dụng đất bền vững xã Đông Sang: mở rộng diện tích đất trồng lâu năm (cây chè, mận), sử dụng đất nương trồng ngô gắn với áp dụng biện pháp chống xói mịn, rửa trơi đất; nâng cao hiệu sử dụng vườn nhà hộ gia đình; bảo vệ rừng tiếp tục trồng rừng, khoanh nuôi rừng tái sinh

(62)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ nông nghiệp phát triển nơng thơn Quy trình đảnh giá đất đai phục

vụ nông nghiệp NXB Nông nghiệp, 1995.

2 Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn Tiêu chuẩn định mức quy hoạch

nông nghiệp công nghiệp thực phẩm NXB Nông nghiệp, 1990.

3 Lê Văn Khoa Nông nghiệp môi trường NXB Giáo dục, Hà Nội 1999 4 Vũ Công Hậu Trồng ăn Việt Nam NXB Nơng nghiệp, 1999.

5 Hồng Thị Minh Ảnh hưởng số loại hình sử dụng đất dốc đến

tỉnh chất đất vùng miền núi phía bẳc Việt Nam, Luận án tiến sĩ nông nghiệp,

Hà Nội, 2004

6 Trần An Phong (chủ biến) Đánh giá trạng sử dụng đất theo quan

điểm sinh thái phát triển lâu bền NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1995.

7 Phịng Tài ngun Mơi trường huyện Mộc Châu, số liệu thống kê, kiểm

kê đất đai xã Đông Sang năm 2009.

8 Đào Châu Thu, Nguyễn Khang Đảnh giá đất NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1998

9 Tổ chức Liên Hợp Quốc Sử dụng hợp lí nguồn dự trữ cùa sinh 1971 (bản dịch)

10 UBND huyện Mộc Châu Báo cảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đât chi

tiết xã Đông Sang đến năm 2010.

11 UBND huyện Mộc Châu Báo cảo quy hoạch, kể hoạch sử dụng đất

huyện Mộc Cháu đến năm 2010 dự bảo đên 2015.

12 UBND huyện Mộc Châu Định hướng phát triển kỉnh tể - xã hội

huyện Mộc Châu đến 2015 Mộc Châu, 2009.

13 Văn kiện Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam

14 Dent.D and Young.A Soil survey and land evaluation NXB George Allen and Unwin, London, 1987

15 FAO A Framework fo r Land Evaluation Soil Bulletin, No 32 FAO - ROME, 1976

16 FAO Sustainable agriculture and rural development, Bachground document No5 FAO/NETHERLANDS conference, 15- 19 April, 1991

17 Troiski V p (Chủ biên) Cơ sở khoa học cùa quy hoạch sử dụng đất (tiếng

(63)(64)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUỒNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TựNHDÊN KHOA: ĐỊA LÝ

Nguyễn Thị Bích Hảo

XÂY DỤNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH s DỤNG ĐẤT XÃ ĐÔNG SANG - HUYỆN M Ộ C CHÂU

TỈN H SƠN LA ĐẾN NĂM 2020

KHOÁ LUẬN TỐT N G H ỆP HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY Ngành: Địa

/

Cán hướng dẩn: TS T rần Văn T uấn !siÀÍ_

ThS Nguyễn Xuân Sơn

(65)(66)

T Ạ P C H Ị K H O A H Ọ C Đ O Đ Ạ C VÀ BẢN Đ ổ

_ Sỗ - 3/2010

ịửng biên tập

K S T SK H HÀ MINH HOÀ m tổng biên tập

Ị&ỉ ĐẶNG THAI SƠN %n Biên tập:

TS NGUỸẸN THỊ THANH BÌNH PGS.TS ĐẶNG NAM CHINH TS DƯƠNG CHÍ CƠNG TS NGUYỄN XN LÂM GS TSKH PHẠM HOẬNG LÂN T5 NGUYỄN NGỌC LÂU TS.ĐÀO NGỌC LONG

TS ĐỒNG THỊ BÍCH PHƯƠNG PGS TS NGUYỄN THỊ VỊNG ĩrưởng Ban Trị sụ Phát hành: KS LÊ NGỌC THANH

Trưởng Phòng Tuyên truyền Quảng cáo Dịch vụ:

Giấy phép xuất bản: Số20/GP BVHTT, ngày 22/3/2004.

Giấy phép sửa đổi bổ sung

SỐ 01 /GPSĐBS-CBC ngày 19/02/2009

ỉn tại: Cty TNHH in Khuyến học Khổ 19 X 27cm.

Nộp lưu chiểu ngày 25/3/2010 Giá: 12.000đ

MỤC LỤC

n g h i ê n c ứ u - ỨNC nins;r:

Trang

• PGS TSKH Hà Minh Hoà - Tiếp cận khái niệm vể mát Quasigeoid.

• TS Nguyễn Ngọc Lâu - Trích lọc chi số TEC từ trị đo GPS.

• TS Hồng Xn Thành - Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp

trăc địa Inclinometer quan trắc chuyển dịch ngang cơng trình thuỷ lợi-thuỷ điện.

TR AO Đ Ó Ị V KIF.IM

• GS TSKH Phạm Hồng Lân, ThS Phạm Thị Hoa - Khảo sát

thay đôi giá trị ảnh hưởng địa hình dị thường độ cao khu vực

vùng núi Lai Châu - Sơn La theo bán kính vùng xét.

• ThS Nguyễn Đức Tuệ - Kiểm sốt chi phí hợp lý góp phần hồn thiện

chính sách xây dựng đơn giá sản phẩm đo đạc đồ.

• ThS Nguyễn Duy Đơ - Khảo sát độ cao Geoid theo mơ hình OSU91A,

EGM96 EGM2008 trẽn phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

• KS Nguyễn Bá Duy - Tim hiểu nguyên lý khả

ứng dụng kỹ thuật Insar theo dõi chuyển dịch mặt đất.

Đ O ĐA C - BẢN ĐỐ VÀ CÁC N G À N H LIÊN (H AN

Ùa Số đào tạo Tiến sỹ ngành:

yắc địa úng dụng: 62.52.85.01 Trắc địa cao cấp: 62.52.85.10 •’Trắc địa ảnh Viễn thám:

62.52.85.05

IBền đề: 62.52.85.20

Ịp/ữ chính: 62.44.80.01 62.44.82.01

• PGS TS Trần Văn Tuán, ThS Nguyễn Xuân Sơn - Phân tích

trạng sử dụng đất nhóm dân tộc thiểu số phục vụ phát triển bền

vững xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

TR A N G D A D A N H

3 16 26 32 37 45 51 55

• PGS TS Vutmg Toàn - Địa danh Lạng Sơn: Mấy cảu hỏi bỏ

ngỏ 60

TR A N G TH Ơ N G TIN

• KS Nguyẻn Thị Thu Hồng - Xây dựng sở liệu biên giới quốc

_ gia phục vụ mục đích quốc phịng - an ninh Việt Nam 64

T Ò A S O Ạ N T Ạ P C H Í K H O A H ỌC ĐO Đ Ạ C VÀ BẢ N Đ ố Đ Ư Ờ N G H O À N G QUỐC VIỆT, Q UẬN CÀU GIÀY TP HÀ NỘI.

Đ iện thoại: 5 - Em ail: T a p c h id d b d ộ g m a il.c o m

(67)

rĐ i f e f (B ả n đ ề lừ t e e n n ỉ t í i ê n q u a n

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG sử DỤNG DAT CỦA CÂC NHÓM DÂN TỘC THIỂU số PHỤC v'ụ PHÁT TRIấN BÍN vữ n g tạ i xữ DONG SANG,

h u vỊn Mộc chAu, Tỉnh' sơ n Ln

1 Mỏ đẩu

* n % hát triển bền vững yêu cầu cấp d t J thiết đất nước nói chung ^ k ^ k h u vực miền núi nước ta rieng Tuy nhiên mục tiêu phát triển bền vững, cụ thể sử dụng tài nguyên đất đòi hỏi phải đảm bảo hiệu ba mặt: kinh tê, xã hội, môi trường đởi sống của người dân, dân tộc thiểu số thấp kém, tập qn, trình độ sản xuất cịn lạc hậu toán phức tạp cho nhà quản lý, nhà quy hoạch Đ ể đưa những giải pháp sử dụng đất cho khu vực trước hết cần làm rõ thực trạng sử dụng, khai thác tài nguyên đất nhóm dân tộc địa bàn nghiên cứu Bài báo trình bày quan điểm sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên đất làm rõ trạng sử dụng đất nhóm dân tộc thiểu số địa bàn xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

2 Cơ sỏ lý luận cho việc sử dụng hợp lý vững tải nguyên đất khu vực miến núi ỏ nước ta

Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, trong có nguồn tài nguyên đất vấn đề quan tâm hầu giới Theo nghiên cứu Liên hợp Quốc, điều kiện để sử dụng nguồn dự trữ đó cách hợp lý xem xét đánh giá là: a/ chất lượng thuận lợi vị trí; b/ cần thiết thỏa mãn nhu cầu nhóm dân cư đó; c/ hiệu kết đưa lại; d/ khả trì những kết thời gian dài; 6/ giá thành đầu tư; f/ ảnh hưởng của

PG S.TS TRẦN VĂN TUẤN ThS NGUYỄN XUÂN SƠN

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

việc sử dụng tài nguyên đến hoạt động khác dân cư Để sử dụng hợp lý các nguồn dự trữ, đất, nước cán phải có phối hợp tồn diện mặt kinh tế, xã hội, trị, phụ thuộc trực tiếp vào nhận thức xã hội vấn đề [2], Nhiều nhà nghiên cứu đưa định nghĩa cụ thể sử dụng hợp lý đất, quan tâm quan niệm nhà khoa học Nga V.P.Trỏiski: sử dụng hợp lý đất sử dụng phù hợp với lợi ích kinh tế trong tổng thể, đạt hiệu mục đích đặt đảm bảo tác động thuận với mỏi trường xung quanh bảo vệ một cách hữu hiệu đất trình khai thác sử dụng [3],

Trong điều kiện nguồn tài nguyên đất hạn chế sức ép khai thác sử dụng ngày lớn, yêu cầu sử dụng đất bền vững nhằm đảm bảo thỏa mãn cho nhu cầu người hệ hóm mà thế hệ mai sau ngày trở nên cấp thiết FAO đưa nguyên tắc tảng cho việc sử dụng đất bến vững [5]:

(1) Duy trì nâng cao sản lượng (Khả năng sản xuất - Productivity)

(2) Giảm tối thiểu mức rủi ro sản xuất (An toàn - Security)

(3) Bảo vệ tiềm tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn thối hóa chất lượng đất (Bảo vệ - Protection)

(4) Có thể tổn mặt kinh tế (Khả năng thực - Viability)

(5) Có thể chấp nhận mặt xã hội (Khả

(68)

năng chấp nhận - Acceptability) đới nhiệt độ trung bình năm 18 5°c Trong điều kiện nước ta cụ thể thuận Ipi cho việc phát triển loại cây khu vực miền núi, nhiều khu vực, đơn vị lãnh thực, câỵ công nghiệp lâu năm, rau thổ hằnh có điều kiện địa hình rat qu^ ^ nhi^ đ^‘- Son9 lư<?n9 mƯa (trung phức tạp, quỹ đất đai phần lớn đất dốc binh 1650 mm/nặ m) phân bô' theo mùa, tập thậm trí có nơi 90% diện tích la tru_n9 ° tháng -1 dẫn đến hạn chế đất có độ dốc > 25° nên vấn đề giải thâm canh tăn9 vụ trồng,

moi qụan hẹ giưa bao vệ môi trường Xã Đơng Sang có mạng lưới si thưa mục đích kinh tê, xã hội đảm bảọ lương thớt Ngồi suối chảy từ ban Cham thực, xóa đói^giảm nghèo vấn đề mang Cháy sang Cóc có chiểu dai khoang tính^ mâu thụẫn,^ xung đột Tuy nhiên, mâu 4,5km địa bàn xã có suoi Cạn co thuàn có thê bước giải chiểu dài 1,2km Đây nguồn nước mat trên sở đưa phương án sử dụng đất quan trọng cung cấp nước cho sản xuất va hợp ly hượng tơi ben vưng sơ đsm sinh hoat Tuy nhiên suối này baọ hài hòa lợi ích: kinh tế, xã hội mỏi thường cạn kiệt vào mùa khỏ

trường, cụ thể phải đạt đươc yêu cầu

bản sau- ( p ph ,hô nhưỡng) Đông Sang

chủ yếu đất Feralit đỏ nâu trẽn đá vôi, đất - Vê mặt kinh tế: sử dụng đất cho hiệu Feralit mùn đỏ nâu đá vôi đất Feralit quả kinh tế tương đối cao, thị trường mùn vàng trẽn đá khác, cịn có

châp nhận; sỏ diện tích đất đỏ vàng biến đổi trồng

- Về mặt xã hội: thu hút lao động, lúa- Nhin chunạ lo?' đấỵ thích hợp giải việc làm, nâng cao đơi song v<? nhiều loại trổng, đõi với một

người dân- s ° ^ ng năm (n?ỏ ' đ^u tươn9)- ăn

quả lâu năm có nguồn gốc ơn đới (mận, lê, - Về mỏi trường: giạm thiểu bạn đào) chè Tuy nhiên phần lớn diện tích ngăn chặn thối hóa, nhiêm đất; đất có độ dốc lớn nên khơng có phương

cải thiện môi trường thức canh tác hợp lý dẫn đến xói mịn và

3 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - nhân ráa tr°'

m3nh-văn xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Xã Đỏng Sang có cảnh quan thiên nhiên

Sơn La đẹp Khu rừng thông thuộc Áng với hồ

Đặc điểm tự nhiên: Đỏng Sang xã nƯớc.yà nhũng đổi bát úp đầu tư của huyện Mộc Châu, giáp ranh VỚI thị trân c° thể trở thành điểm du lịch sinh thái Mộc Chắu, cấch trung tam huyện lỵ 3km hâp dân huyện Mộc Châu,

phía Nam, có điều kiện thuận lợi vể vị trí địa Đặc điểm kinh tế - nhân văn: kinh tế lý so với nhiều xã khác huyện phát của xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp và

triển kinh tế - xã hội lâm nghiệp mà hoạt động trổng trọt,

Địa hình xã phức lạp chủ yéu cM n ™ ò' kễt_h0P kh° al* nuôi ^ !ái núi nghiêng thoải từ Tây B ắ cx u n g Đông c* * * ,rổn? ch " ' Nam Vôi độ ca o trung bình 985m Diện tich oà" "9 °;,sắn ' d! JU ‘ z ^ rau5 s "h đất có dốc >15" chiếm khoảng 80% diện à m và <á y mận Nãm 2005 xã cho

t' h t h hành trồng thử nghiệm 15ha chè Shan

' • nhien- tuyết kết cho thấy chè phát triển

Khí hậu xã mang đặc trưng chung tot Hoạt động thương mại, dịch vụ chủ yếu của cao nguyên Mộc Châu có tính nhiệt lá qn bán lẻ dân tự kinh doanh để

(69)

rĐtĩ ếĩtiứ, (Bản đầ ếa nạành Hèn quan phục vụ nhu cầu hàng ngày nhân dân

Ngồi cịn có điểm thu mua kén tằm nhưng điểm hoạt động theo thời vụ thường không c ố định.

Ngành chăn nuôi phát triển quy mô hộ gia đình Năm 2009 tồn xã có 1393 trâu bị, bình qn 1,4 con/hộ, trâu có 670 con, bị có 723 Đàn lợn có 2850 con, bình quân con/hộ, sản phẩm hàng hóa chủ yếu lợn thịt Ngồi người dân cịn chăn ni gia cẩm chưa mang tính sản xuất hàng hóa.

Dân sơ' xã Đơng Sang năm 2009 có 4875 người với 1023 hộ, dân tộc Thái có 2882 người chiem 59,1%, dân tọc H’Mong có 1618 người chiếm 33,2%, dán tộc Kinh có 375 người chiếm 7,7% Dân sô' phân bô' không đểu xã, đông bản Ang có 1416 người, 301 hộ, bản Nà Kiến với 171 người, 33 hộ Dân tộc H'Mong sống tập trung khu vực vùng cao của xã Co Sung, Chăm Cháy, Nà Kiến, Pa Phách người Thái chủ yếu sinh sống khu vực thấp Ang, Búa, Tự Nhiên Mỗi nhóm dân tộc thiểu sơ có sắ c văn hóa tập quán canh tác riêng.

Hệ thống giao thơng xã cịn thấp <ém Tuyến đường trục từ Quốc lộ đến trung tâm xã khoảng 3km trạng rải cấp phối xuống cấp Hệ thống đường liên bản có chất lượng thấp, đặc biệt đường lên vùng cao Co Sung, Chăm

Bảng 1: Hiện trạng phân b ổ sử dụng trên địa bàn X

Cháy Pa Phách có dốc cao, vào mùa mưa trơn trượt lại khó khăn Hệ thống thuy lợi tạp trung vùng thấp với 4,5krn mương bê tơng hóa vùng cao chỉ có Cóc có mương tưới kien CO hóa với chiều dài khoảng 1km Các cơng trình cơng cộng xã trường trung học cợ sở, trường tiểu học, trạm y te xây dựng kiên cố.

^ Qua đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh te - nhân văn cho thây cịn nhiều khó khăn nhìn chung xã Đông Sang là địa bàn sinh sống thuận lợi cư dân khu vực Sự phát triển bền vững của xã phụ thuộc nhiều vào trình khai thác, sử dụng tài nguyên đất giai đoạn hiện tương lai.

4 Hiện trạng sử dụng đất nhóm dân tộc thiêu sỏ địa bàn xã Đông Sang

Đỏng Sang xã có quỹ đất thuộc loại trung bình huyện Mộc Châu với tổng diện tích tự nhiên 4553ha, đất sản xuất nơng nghiệp 657,53ha, đất lâm nghiệp 3116,83ha, đất phi nông nghiệp 180,93ha, đất chưa sử dụng 590,31ha [1], Mặc dù trẽn địa bàn xã có 80 hộ dân tộc Kinh, chủ yếu hộ gia đinh cán bộ công nhân, viên chức hưu tham gia dịch vụ phi nông nghiệp Hầu hết tồn diện tích đất nơng nghiệp giao cho hộ thuộc người Thái người H'Mong sử dụng.

đất hai dân tộc Thái H ’Mông ã Đỏng Sang

C h ì tiêu Đơn vị Dân tộc Thái Dân tộc HMông

Số hộ Hộ 664 282

Đất trổng lúa nước m2/hộ 847 196 Đất nương rầy m2/hộ 4680 5249 Đất trồng lâu năm m2/hộ l 876 933

Đất rừng sản xuất ha/hộ 0,75 1,54 Đất khu vườn hộ gia đinh m2/hô 1440 1873

(70)

<TỄ)a đ c, ( B ả n đ ĐÙ í‘ú e Iiạ n h liên q u an

Dân tộc Thái sống tập trung ỏ vùng thấp Loại hình trổng ăn dâu tằm có tại Áng, Búa Tự Nhiện với khả bảo vệ đất tốt nhưlig chưa tập quán canh tác ruộng lúa nứớc kết hợp được phat huy thu nhập bap benh Loai với làm nương, chăn nũi gia súc Tuy nhiên hình trổng che cho thu nhập on đnh nhưng vân có người Thái phân bơ' vùng cao địi hỏi von đầu tư, nước tưới va kỹ thuat là Cóc gần nguồn nước để trổng chăm sóc.

lúa nước diện tích đất lúa han chế n .

hơn Bình qn diện tích trổng lúa nước n, •c - M° n9 sór)9 tập trun9 vùng hộ dân tộc Thái toàn xa 847 m2/hố 080 cua xa c^c kản 9° Sun9' Chăm (bảng 1)i Cóc tiêu dien Pạ Phách, Nà Kiến với tập qn tích rìay đạt 672 m2/hô Hiên toan bo tr-u^ẽl] th°"9 khai thác rừng, làm nương diện tích đất trổng lúa sử dung đươc !" kẽt hợp với chăn nuôi đại gia súc (trâu, 1 vu, suất bĩnh quân đat 50 ta/ha Tren Diện tích đât lúa nước rât ít, bình qn

i f - I- „ ■ _ m / h n thi f r r.hỉ r.n ta i h a i h ả n

6.2 tấn/ha Tại Khu vực bãi h'ệr hay ? c h° dâ,n chủ yẽu ván là phẳng trồng dâu tam VỚI dien tich 13,5hâ, q :g canh đát dốc Trên diện tích sản lượng kén tằm đạt 3,5 tán Diện tích * ? ? ỉ / ‘Iốn?,,độl ca_nh c â y ,ngÔ là_ĩ! ch?

trỉng ân làu nâm tap trung tai ba f v r xó.' m° n; ngÒ

bản vùng thấp, chủ đao mân vơi diên binh„ r ân «5* ỉ : ClS^ a ' htp„.h0n, s° 5 lích 116 8ha C â y c h è đã dưàc trồng tai bân f t ? bf n " * * Thái: phấ,n lớn O ? “ch, đ* Anr, , kảr, T , , MKIA A J L vườn tr°ng khuôn viên hô gia đinh Ang bán Tư Nhiên với tống diên tích y - ú - ’ I U 1- ĨaI ,

iKko ' ,,At i ’ ú- J * c ,ú_ vườn taP có hiêu kinh tẽ Loa 15ha, suât chè búp tươi đat 45 ta/ha z , -■ - ,

tZ- 7 ^ ũ- •> - ' hình trơng ăn ôn đới mân

Tại khu VƯC vườn nhà hô dân vùng " , 1 2

.U T; ' '' ■ a thích nơp với đât dôc vung cao nhưrig

thap, dân tân dung đát đẽ trông xu xu , - V , ■ , A '

: r : hiệu kinh tẽ đạt thâp (báng 2) Người

; lọại hình cho hiệu kinh té cao th i trâu M khy vực bã, cá !™9 r 9f n ĩ y_ ? t i f i ? tự nhiên, khong Ă ỉọc chăm sóc cải lạo ,rf? ,9,san X^ íti'binh quân * ° ĩ ộ 9!f đ nh Mặc đù diên tích đít lâm nghiệp đ i sủặc

lạ ọ,75ha Nhin chung phưong thức sử dung c“h0 , ^ g ^ g ,; " đị k3h^"n h £

đất hộ dân tộc Thái hợp lý, b r ; vè rử“ ^ hỏ v“ trồ'ng nhất vùng thấp Tuy nhiên ^ ớj n“~ g trẵ ng t J khai thac chặt gỏ

diện tích đât nương trơng cậy hang nam rƯng |am nha ỳ vg |gm (ỊgỊ vâ n diển

ngựời dân chưa áp dụng biện pháp khá phỏ’ bjên chống xói mòn nén chất lượng đất bị giảm.

Bảng 2: Hiệu kinh tê loại hình sử dụng đất của hai nhóm dân tộc Thái H ’Mông

Đơn vị: triệu đồng/ha

Lúa Rau

(su su) Ngỏ Sần

Đậu tương Chè Mận

Lợi nhuận bình qn khu vực

dân tơc Thai

8,6 26,7 9,5 6,2 7,2 11,7 10,4

Lợi nhuận bình quán khu vực dàn tộc HMỎng

(71)

rĐ o đ ụ e , (B ả n ỉ t li e e n ụ ỉ n i h l i è t i q u a n

So sánh hiệu kinh tế loại hình sử chè sở nhu cầu thị trường Ngồi đụng đất hại nhóm dân tộc cho vùng thấp nhSig nam thấy: Ịợi nhuận bình quân trồng tới kết hợp làm dịch vụ du lịch khu như lua, ngo, san, đạu tương, mạn khu du lịch sinh thái rừng thông Áng đươc vực dận tộc H'Mông thấp so với khu đầu tư xây dựng hoàn chỉnh đưa vào khai vực dân tộc Thái Trong loại hình điểu thác.

tra, hiệu kinh tế loại hình trổng ăn (cây mận) khu vực phân bố người H'Mong thấp nhiều so với khu vực người Thái Nguyên nhản khác biệt hệ thống đường giao thông đến vùng cao cịn khó khăn nên dẫn đến tình trạng hàng sản xuất rất khó bán bán với giá thấp do chi phí vận chuyển cao nhiều so với các vùng thấp.

5 Một sô giải pháp cho sử dụng bến

vũtig tài nguyên đất địa bàn xã Đỏng Sang

Qua phân tích trạng sử dụng đất các nhóm dân tộc thiểu s ố cho thấy: nguyên nhân chủ ỵếu dẫn đến sử dụng đất chưa vững, khu vực người H'Mong người dân chưa áp dụng phương thức canh tác hợp lý đất dốc chưa có điều kiện đưa loại hình sử dụng đất có hiệu vào thực tiễn Từ thực trạng này để định hướng sử dụng vững tài nguyên đất xã Đông Sang, để xuất lĩiột số giải pháp sau:

- Giải pháp đầu tư: cần huy động nguồn vốn thực dự án xây dựng, nâng cấp sở hạ tầng, trước hết hệ thống giao thông liên để việc lưu thông và tiêu thụ nông sản người dân thuận lợi; đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống thủy lợi để cung cấp nước tưới cho diện tích trồng chè vụ đơng.

- Giải pháp khuyến nông, hướng dẫn người dân thiết lập mơ hình hệ kinh tê - sinh thái nông hộ bền vững: đôi với hộ người Thái tiếp tục phát triển mơ hình ruộng - nương - vườn - chuồng mở rộng diện tích trồng xu xu, ăn lâu năm và

Đối với vùng cao, sử dụng đất bển vững gắn với phương thức canh tác hợp lý đất dốc sở mỏ hình: rừng - nương - vườn - chuồng Trên sườn núi có độ dốc lớn chỏm đổi cần trổng rừng phòng hộ Trẽn đất nương rẫy bố trí trồng vụ ngơ hè thu xen lẫn dải băng đậu, lạc hoặc cỏ theo đường mức nhằm giảm thiểu xói mịn đất Một số diện tích có khả năng giữ ẩm tốt trồng thêm vụ lạc xuân hè, đậu tương vụ ngố thu đỏng Mở rộng diện tích đất trổng ăn lâu năm hướng dẫn người dân cải tạo vườn tạp thành vườn có hiệu kinh tế cao Tiến hành quy hoạch cải tạo bãi cỏ chăn thả để phát triển chăn nuôi đại gia súc.

- Giải pháp hỗ trợ sản xuất: nhà nước tạo điều kiện cho người dân vay vốn để phát triển sản xuất với lãi suất thấp; có kinh phí khuyến khích người dân trồng dải xanh, dải băng đậu, lạc, cỏ trẽn đất dóc xen lẫn với ngơ để người dân có thu nhập từ các diện tích sử dụng diện tích trổng ngỏ.Q

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1], Phịng Tài ngun Mơi trường huyện Mộc Châu, s ố liệu thống kẻ, kiểm kê đất đai xã Đông Sang năm 2009.

[2], Tổ chức Liên Hợp Quốc Sử dụng hợp lỷ nguồn dự trữ sinh quyển. 1971 (bản dịch).

[3], Troiski v.p (Chủ biên) Cơ sỏ khoa học quy hoạch sử dụng đất (tiếng Nga) NXB Bông lúa.1995.

(72)

C7ranụ <Dỉa dank

Vậy mà từ lâu, Bản Tích phần Việt cho chinh xác nhất, hoăc là

Na sầm ị gần âm gốc nhất, khơng có tương ứng

Một câu hỏi đạng bỏ ngỏ: Liệu âm/chữ điệu,

có phải xảy chuôi biến đổi tên gọi, ,^ưỸc v^° thao tác cụ thể, người ta không

đã là; khỏj lúng túng chẳng hạn đoi

Na Sầm <= Na Cham <= Nà Chăm c h|êụ rái tiếng Việt số tiếng dân tộc

(Ruộng Tẻ)? có số lượng phụ âm đầu/cuối điệu

không có tương ứng với tiếng Việt, chẳng

3 Ket luạn hạn tiếng Việt khơng có /-ị/ hay thanh

Việc khảo cứu địa danh (tên đất, tên núi như ngôn ngữ người Tày, người tên sông, ) không cần cho việc xác lập Nùng, Đáng ý có âm khơng vị trí đích thực đồ mà cịn có the tịn t?' ch' v' khơng có nghĩa tiếng Việt góp phần tìm nguồn gốc tộc người (như: khau, thỏm, ) nên dễ bị phiên được bảo lưu qua dâu ấn ngôn ngư chuyển sai lạc.

Việc phiên chuyển từ âm địa phương Câu chuyện địa danh trở thành sang tiếng Việt thường gặp trở ngại de m(?t vãn ,lén ngành, ln khiến cho khơng thống hệ ngữ âm khong hoàn c^c nghiên cứu thuộc chuyên ngành loàn tương đồng thứ tiếng nen vấn khoa h(?c khác xích *ạ' 9ần hơn, đề đặt cân phiên chuyển sang tiếng tron9 có nhữn9 v'ệc xoay quanh nhữn9

câu hỏi đặt cho địa danh h ọ c.o

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG s DỤNG ĐÂT [5] FAO S ustainable agriculture and

(Tiếp 'theo trang 59) rural development, Bachground document [4], UBND huyện Mộc Châu Báo cáo NQ5 FAO/NETHERLANDS conference, -

quy hoạch, k ế hoạch sử dụng đất chi tiết xã 19 April, 9

Đông Sang đến nãm 2010.

Summary

ANALYSIS LAND USE STATUS OF ETHNIC MINORITIES FOR SUBSTAINABLE DEVELOPMENT AT DONG SANG COMMUNE, MOC CHAU DISTRICT, SON LA PROVINCE

Asoc Prof Tran Van Tuan MSc Nguyen Xuan Son

Faculty of Geography, Hanoi University of Science

(73)

PHIẾU ĐẢNG KÝ

KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC

Tện đề tài: Nghiên cứu hệ thông sử dụng đât nhóm dán tơcphuc vu phát triền

bên vững xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Mã số: QT - 09-42

uơ quan ctou trĩ đẽ tài: Khoa Địa lý

Địa chỉ: 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Tel: 38581420

-

-long Kinn pm thực chi: 25.000.000 đ (hai mươi lăm triệu đồng) Trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 25.000.000 đ - Kinh phí trường:

- Vay tín dụng: - Vốn tự có: - Thu hồi:

Thòi gian nghiên cứu: năm Thời gian bắt đầu: 4/2009 Thòi gian kết thúc: 3/2010

Số đăng ký đề tài Số chứng nhận đăng ký kết Bảo mật:

QT - 09 -42 nghiên cứu a Phổ biến rộng rãi: V

Ngày: b Phổ biến hạn chế:

c Bảo mật:

Tóm tắt kết nghỉên cứu:

- Làm rõ đặc điểm các hệ thống sử dụng đất nhóm dân tộc địa bàn xã

(74)

ngô, mận chè

- Đã đề xuất định hướng sử dụng đất xã Đông Sang theo hướng mở rộng diện tích ừồng lâu năm, phát triển rừng; thiết lập mơ hình hệ kinh tế - sinh thái nơng hộ mơ hình sử dụng đất bền vững

- Cổng bố 01 báo: Trần Văn Tuấn, Nguyễn Xuân Sơn Phân tích trạng sử

dụng đất nhóm dân tộc thiểu sổ phục vụ phát triển bền vững xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tinh Sơn La Tạp chí Khoa học Bản đồ số 03/2010.

- Đào tạo 01 cử nhân khoa học

Kiến nghị quy mô đối tượng áp dụng nghiên cứu:

Kết nghiên cứu để tài có thé áp dụng cho việc lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông nghiệp xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Họ tên Trần Văn Tuấn

Chủ nhiệm đề Thủ trưởng tài quan chủ trì đề

tài

Tuấn

Phạm Quang Chủ tịch Hội đồng đánh giá

chính thức

Học hàm PGS

TL GỈẢM ĐỐC

IRƯỎMG BAN KHOA HỌC - CỒNG NC HỆ Học vị Tiến! » HĨ Hl T « Ư N G T ỉ i n c

Ký tên

Ngày đăng: 03/02/2021, 16:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quy trình đảnh giá đất đai phục vụ nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình đảnh giá đất đai phục vụ nông nghiệp
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
2. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tiêu chuẩn định mức quy hoạch nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. NXB Nông nghiệp, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chuẩn định mức quy hoạch nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
3. Lê Văn Khoa. Nông nghiệp và môi trường. NXB Giáo dục, Hà Nội 1999 4. Vũ Công Hậu. Trồng cây ăn quả Việt Nam. NXB Nông nghiệp, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp và môi trường." NXB Giáo dục, Hà Nội 19994. Vũ Công Hậu. "Trồng cây ăn quả Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục
5. Hoàng Thị Minh. Ảnh hưởng của một số loại hình sử dụng đất dốc đến tỉnh chất đất vùng miền núi phía bẳc Việt Nam, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của một số loại hình sử dụng đất dốc đến tỉnh chất đất vùng miền núi phía bẳc Việt Nam
6. Trần An Phong (chủ biến). Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
8. Đào Châu Thu, Nguyễn Khang. Đảnh giá đất. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảnh giá đất
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
9. Tổ chức Liên Hợp Quốc. Sử dụng hợp lí các nguồn dự trữ cùa sinh quyển. 1971 (bản dịch) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng hợp lí các nguồn dự trữ cùa sinh quyển
12. UBND huyện Mộc Châu. Định hướng phát triển kỉnh tể - xã hội của huyện Mộc Châu đến 2015. Mộc Châu, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng phát triển kỉnh tể - xã hội của huyện Mộc Châu đến 2015
7. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mộc Châu, số liệu thống kê, kiểm kê đất đai xã Đông Sang năm 2009 Khác
10. UBND huyện Mộc Châu. Báo cảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đât chi tiết xã Đông Sang đến năm 2010 Khác
11. UBND huyện Mộc Châu. Báo cảo quy hoạch, kể hoạch sử dụng đất huyện Mộc Cháu đến năm 2010 và dự bảo đên 2015 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w