1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng thực hiện công tác giáo dục sức khỏe của nhân viên y tế cho người bệnh nội trú và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện lão khoa trung ương năm 2020

93 154 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

Việc đánh giá thực trạng công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ của nhân viên y tế tại bệnh viện trong giai đoạn hiện nay vô cùng quan trọng, để có những giải pháp cải thiện, hình thức

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

**************************

LÃ THỊ BÍCH THỦY

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ CHO NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ

VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN

LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

HÀ NỘI, 2020

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

**************************

LÃ THỊ BÍCH THỦY

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ CHO NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ

VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN

LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

Hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Trung Anh

HÀ NỘI, 2020

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau hai năm học tập tại trường Đại học Y tế Công cộng, giờ đây khi đã

hoàn thành chương trình cao học và hoàn thành quyển luận văn tốt nghiệp

Thạc sỹ Quản lý bệnh viện, trong sự vui mừng xúc động, tôi xin trân trọng gửi

lời cảm ơn đến:

Ban giám đốc và tập thể cán bộ Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã tạo

điều kiện cho tôi tham gia khóa học, đặc biệt phòng Kế hoạch Tổng hợp,

phòng Điều dưỡng, các bác sĩ và điều dưỡng tại 10 khoa lâm sàng đã giúp đỡ

tôi trong quá trình học tập, lấy số liệu và đóng góp ý kiến trong quá trình tôi

thực hiện nghiên cứu

Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Y tế

Công cộng đã tận tình giảng dậy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành chương

trình học tập và hoàn thành luận văn này

Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn TS.BS Nguyễn Trung Anh - người thầy đã

dành nhiều tâm huyết, tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên

cứu và ThS.BS.Dương Kim Tuấn người thầy luôn tận tình theo sát tôi trong

suốt quá trình NC với lòng nhiệt huyết và sự tận tình đã hướng dẫn hỗ trợ tôi

xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương chia sẻ thông tin giúp tôi

hoàn thành luận văn này

Xin được cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã luôn

bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi khi tôi thực hiện luận văn này

Tập thể lớp Cao học Quản lý bệnh viện 11-1B đã cùng nhau chia sẻ kinh

nghiệm và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập

Tôi xin trân trọng cản ơn!

Lã Thị Bích Thủy

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC BẢNG vi

TÓM TẮT LUẬN VĂN viii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Tổng quan về công tác giáo dục sức khoẻ 4

1.1.1 Một số khái niệm về giáo dục sức khỏe 4

1.1.2 Nội dung và hoạt động giáo dục sức khỏe 5

1.2 Công tác giáo dục sức khỏe của NVYT trong bệnh viện 8

1.2.1 Mục tiêu của công tác GDSK trong bệnh viện 8

1.2.2 Văn bản quy định công tác GDSK trong bệnh viện 8

1.2.3 Hoạt động giáo dục sức khỏe tại Bệnh viện 10

1.3 Nghiên cứu về thực hiện công tác GDSK của NVYT trong bệnh viện 11

1.3.1 Thực trạng thực hiện công tác GDSK của NVYT trong bệnh viện 11

1.3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDSK của NVYT tại Bệnh viện 14 1.4 Thông tin khái quát về Bệnh viện Lão Khoa Trung ương 17

1.4.1 Giới thiệu chung về Bệnh viện 17

1.4.2 Công tác GDSK của Bệnh viện 18

1.5 Khung lý thuyết 19

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 Đối tượng nghiên cứu 20

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 20

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 20

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20

2.3 Thiết kế nghiên cứu 20

2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 21

2.5 Phương pháp thu thấp số liệu 22

Trang 5

2.6 Biến số nghiên cứu 23

2.7 Xử lý và phân tích số liệu 24

2.8 Đạo đức trong nghiên cứu 24

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

3.1 Thực trạng công tác giáo dục sức khoẻ của nhân viên y tế cho người bệnh nội trú tại bệnh viện Lão khoa Trung ương 25

3.1.1 Phản hồi của bệnh nhân điều trị nội trú về GDSK của NVYT 25

3.1.2 Thực hiện công tác GDSK trong năm 2019-2020 31

3.1.3 Thực trạng công tác GDSK nhóm tại khoa lâm sàng 33

3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDSK của NVYT cho người bệnh nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương 38

3.2.1 Nhân lực NVYT tham gia GDSK 39

3.2.2 Thông tin tài liệu, cơ sở hạ tầng trang thiết bị phụ vụ cho GDSK 40

3.2.3 Yếu tố quản lý ảnh lãnh đạo và tác tài chính ảnh hưởng đến GDSK 41

Chương 4: BÀN LUẬN 44

4.1 Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh nội trú của nhân viên y tế 44

4.1.1 Công tác GDSK cho người bệnh của NVYT qua phỏng vấn người bệnh 45

4.1.2 Công tác GDSK nhóm tại khoa lâm sàng 48

4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện công tác GDSK người bệnh nội trú của NVYT 50

4.3 Hạn chế của nghiên cứu 53

KẾT LUẬN 55

KHUYẾN NGHỊ 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 Phụ lục 1: phiếu khảo sát ý kiến người bệnh về công tác giáo dục sức khỏe của nvyt cho người bệnh nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2020 Phụ lục 2 Quan sát buổi Giáo dục sức khỏe nhóm

Phụ lục 4: PHỎNG VẤN SÂU

Phụ lục 5 Nhóm biến số chính, các chỉ số nghiên cứu

Trang 6

TT GDSK Truyền thông giáo dục sức khỏe

WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.Thông tin chung của người bệnh tham gia nghiên cứu (n= 213) 25

Bảng 3.2 Chất lượng nội dung GDSK cho bệnh nhân nội trú (n=213) 26

Bảng 3.3 Cảm nhận của người bệnh về chất lượng GDSK (n=213) 27

Bảng 3.4 Cảm nhận của người bệnh về chất lượng GDSK (n=213) 28

Bảng 3.5 Cảm nhận của người bệnh về thực hiện quy trình GDSK của NVYT (n=213) 29

Bảng 3.6 Tần suất thực hiện công tác GDSK nhóm của các khoa lâm sàng 31

Bảng 3.7 Thực trạng NVYT thực hiện quy trình chuẩn bị buổi GDSK nhóm (n = 12) 33

Bảng 3.8 Thực trạng NVYT thực hiện quy trình chuẩn bị buổi GDSK nhóm (n = 12) 33

Bảng 3.9 Thực trạng NVYT thực hiện quy trình GDSK nhóm (n = 12) 34

Bảng 3.10 Thực trạng NVYT thực hiện quy trình GDSK nhóm (n = 12) 35

Bảng 3.11 Thực trạng thực hiện quy trình kết thúc buổi GDSK nhóm (n = 12) 36

Bảng 3.12 Thực trạng thực hiện quy trình kết thúc buổi GDSK nhóm (n = 12) 37

Bảng 3.13 Một số tài liệu, phương tiện, công cụ, dụng cụ GDSK (n= 12) 37

Trang 8

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Giáo dục sức khoẻ (GDSK) giúp người người bệnh nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi đối với sức khoẻ và bệnh tật của mình Do đó, việc nhân viên y tế (NVYT) cung cấp kiến thức để thay đổi lối sống và tuân thủ điều trị đối với người bệnh là rất cần thiết, không chỉ có ý nghĩa đối với người bệnh mà còn giúp cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh Đặc điểm người bệnh đến khám điều trị và chăm sóc sức khỏe tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương (BVLKTƯ) có đặc trưng là người cao tuổi, mô hình bệnh tật tập chung vào các bệnh mạn tính nên việc đánh giá công tác giáo sức khỏe cho người bệnh đang điều trị vô cùng quan trọng Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu mô tả thực trạng thực hiện và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDSK của NVYT cho người bệnh nội trú tại BVLKTƯ

Nghiên cứu được thiết kế là mô tả cắt ngang, hồi cứu bộ số liệu thứ cấp và có

sự kết hợp giữa định lượng với định tính Trong thời gian từ tháng 03/2020 đến tháng 07/2020 đã tiến hành phỏng vấn 213 người bệnh đang điều trị nội trú và thực hiện 03 cuộc phỏng vấn sâu; 02 cuộc thảo luận nhóm là NVYT tại BVLKTƯ

Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số người bệnh cho biết đã được NVYT truyền thông giáo dục sức khỏe,… nhưng một số nội dung tỷ lệ phản hồi của người bệnh đánh giá chưa tốt như nội dung và quy trình tổ chức buổi GDSK nhóm; Phản hồi của người bệnh về quy trình thực hiện GDSK theo nhóm của NVYT đạt tỷ lệ thấp Cơ sở vật chất để tổ chức của buổi GDSK chưa được chú trọng như 100% các khoa lâm sàng không có phòng GDSK riêng, không có loa đài để thực hiện GDSK, thiếu tài liệu và phương tiện hỗ trợ truyền thông GDSK Bên cánh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDSK cho người bệnh của NVYT là về nhân lực còn thiếu

và yếu khi điều dưỡng đang đảm nhận chính; thiếu cơ chế khen thưởng động viên NVYT làm tốt công tác GDSK và nhất là kinh phí đầu tư cho lĩnh vưc này

Từ các kết quả trên, nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị chính tới Bệnh viện như phải rà soát lại quy trình GDSK để khắc phục những nội dung, các bước còn thiếu và yếu trong buổi GDSK; Tăng cường công tác đào tạo để cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn và phương pháp trình bày để NVYT làm tốt công tác GDSK; Khuyến khích và tăng cường bác sĩ thực hiện công tác GDSK cho người bệnh

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục sức khoẻ (GDSK) giúp người người bệnh nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi đối với sức khoẻ và bệnh tật của mình Do đó việc đánh giá nhu cầu được cung cấp kiến thức để thay đổi lối sống và tuân thủ điều trị đối với người bệnh

là rất cần thiết, không chỉ có ý nghĩa đối với người bệnh mà còn giúp nhân viên y tế

có những phương án can thiệp phù hợp, cũng như có những chiến lược cho công tác truyền thông - giáo dục sức khỏe (TT - GDSK) tại cộng đồng (1), (2)

Công tác giáo dục sức khỏe (GDSK) trong bệnh viện đang được các quốc gia trên thế giới hết sức chú trọng và là một bộ phận không thể tách rời trong các bệnh viện cũng là một chức năng nghề nghiệp bắt buộc của mọi cán bộ y tế và của mọi

cơ quan y tế từ trung ương đến cơ sở Tại Việt Nam, Bộ Y Tế (BYT) đã ban hành thông tư số 07/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh, trong đó có quy định và tổ chức các hình thức tư vấn (trực tiếp-gián tiếp) GDSK trong thời gian người bệnh nằm điều trị tại bệnh viện (3) Các quy định, quyết định được ban hành tiếp theo đều dựa trên cơ sở để làm tốt công tác GDSK đòi hỏi các yêu cầu về nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị, các quy định và sự phối hợp với các bên liên quan (4) Tuy nhiên theo một số nghiên cứu tại một số bệnh viện chỉ ra rằng công tác GDSK trong bệnh viện hiện nay chưa được chú trọng chỉ đạt ở mức độ khiêm tốn, đặc biệt là tư vấn giáo dục sức khoẻ của nhân viên y tế chưa cao (5), (6) Công tác GDSK không được chú trọng còn đến

từ các khó khăn như thiếu kỹ năng, phương tiện, NVYT không biết GDSK như thế nào cho có hiệu quả (7) Các nghiên cứu chưa đề cập sâu về những khó khăn trong công tác TT - GDSK của nhân viên y tế, cũng như chính sách và cách nhìn nhận của lãnh đạo về công tác này (5), (6), (7)

Bệnh viện lão khoa Trung ương (BVLKTƯ) là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về lão khoa tại Việt Nam Bệnh viện có nhiệm vụ chính là cấp cứu, khám chữa bệnh, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người cao tuổi trên toàn quốc, đào tạo chỉ đạo tuyến và quan hệ quốc tế về lĩnh vực Lão khoa Đặc điểm người bệnh đến khám điều trị và chăm sóc sức khỏe tại (BVLKTƯ) đa số là người cao tuổi, mô

Trang 10

hình bệnh tật tập chung vào các bệnh mạn tính không lây nhiễm như: đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, COPD, Parkinson, sa sút trí tuệ (8)

Từ năm 2018, để bảo vệ quyền lợi của người bệnh và nâng cao chất lượng công tác khám bệnh, chữa bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã ban hành “Quy định tổ chức tư vấn giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và người nhà người bệnh” (9) Việc đánh giá thực trạng công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ của nhân viên

y tế tại bệnh viện trong giai đoạn hiện nay vô cùng quan trọng, để có những giải pháp cải thiện, hình thức cung cấp thông tin truyền thông GDSK, mang lại cho người bệnh nội dung giáo dục sức khoẻ tốt nhất, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị,

sự hài lòng của người bệnh, … Đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu nào cho thấy được tổng thể thực hiện công tác GDSK của NVYT cho người bệnh tại BVLKTƯ, hay gần đây nhất theo nghiên cứu Trần Thị Hương Trà năm 2018 về công tác chăm sóc của điều dưỡng viên tại BVLKTƯ có đề cập tới khía cạnh GDSK của điều dưỡng (10) Cho thấy đến thời điểm hiện tại chưa có những đánh giá hay nghiên cứu phù hợp tại BVLKTƯ để cung cấp đầy đủ thông tin về thực hiện công tác GDSK

Từ những lý do nêu trên, nghiên cứu này được thực hiện với mong muốn đóng góp giúp lãnh đạo bệnh viện có chính sách phù hợp với công tác GDSK của

NVYT “Thực trạng thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ của nhân viên y tế cho người bệnh nội trú và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2020” với mục tiêu sau

Trang 11

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Mô tả thực trạng thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ của nhân viên y tế cho người bệnh nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2020

2 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ cho người bệnh nội trú của nhân viên y tế tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2020

Trang 12

Chương 1:

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về công tác giáo dục sức khoẻ

1.1.1 Một số khái niệm về giáo dục sức khỏe

Giáo dục sức khỏe là quá trình tác động có mục đích vào con người nhằm thay đổi kiến thức, thái độ thực hành của con người Phát triển những thực hành lành mạnh mang lại trạng thái sức khỏe tốt nhất có thể được cho con người (1)

Truyền thông là phương tiện giúp con người có mối liên hệ gần gũi với nhau trong môi trường sống, truyền thông qua ngôn ngữ bằng lời và không lời, với sự hỗ trợ của một số phương tiện Truyền thông là quá trình liên tục chia sẻ thông tin, kiến thức thái độ, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền và bên nhận thông điệp, dẫn đến các thay đổi trong nhận thức, hành động và nhằm mục đích quan trọng là để đáp ứng nhu cầu cuộc sống (1)

Hành vi là biểu hiện cụ thể các yếu tố cấu thành đó là kiến thức, thái độ, thực hành của người đó trong một tình huống hay trong một sự việc cụ thể nhất định (1)

Hành vi sức khỏe là những hành vi của con người ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe của chính bản thân họ, của những người xung quanh và của cộng đồng (1)

Kiến thức là những kinh nghiệm, những sự kiện có thực phản ánh trí thông minh của con người, được hình thành qua học tập, quan sát, kinh nghiệm (1)

Thái độ có vai trò quan trọng đối với hành vi con người Trong công tác GDSK cần xem xét phân tích rõ tại sao hầu hết mọi người đều có thái độ nhất định đối với các hành vi sức khỏe, để từ đó có tác động thích hợp nhằm làm chuyển đổi thái độ (1)

Thực hành là công việc thực tế đã đạt được qua thực hiện kỹ năng và kỹ xảo

Sự thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành trở nên khác trước, có thể theo chiều hướng tăng hoặc giảm, tích cực hoặc tiêu cực và để có sự thay đổi đó cần có sự tác động bằng nhiều cách khác nhau (1)

Trang 13

1.1.2 Nội dung và hoạt động giáo dục sức khỏe

1.1.2.1 Mô hình giáo dục sức khỏe

Ngày nay sự phát triển của các cuộc khoa học kỹ thuật, đánh dấu rằng xã hội loài người đã và đang phát triển mạnh mẽ, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì y khoa cũng phát triển nhờ có sự xuất hiện của tiêm chủng phòng bệnh, y học thực nghiệm ra đời, phát minh ra kháng sinh…(11) Năm 1960 được gọi là kỷ nguyên y khoa, tư vấn GDSK mang tính độc thoại người thầy thuốc tuyên truyền hoặc nói chuyện với bệnh nhân, đến năm 1970 tư vấn GDSK chuyển từ độc thoại sang đối thoại Năm 1980 là giai đoạn phát triển mạnh của truyền thông tiếp thị xã hội, chủ yếu sử dụng các cách truyền thông thiếp thị tích hợp Đến thập kỷ 90 của

thế kỷ XX, công tác GDSK đã được sử dụng phương thức lồng ghép đa phương tiện

người gửi và người nhận thông tin đã cùng nhau chia sẻ thông tin (11)

Chủ thể là người phát tin gửi cho bên còn lại (bên nhận thông tin), người gửi

có thể là cá nhân hay một nhóm cán bộ y tế

Mã hoá là chuyển từ ý tưởng sang ký tự chữ viết hoặc biểu tượng, giúp đối tượng (bên nhận thông tin) nâng cao hiểu biết, thay đổi thái độ và hành vi sức khỏe theo hướng có lợi cho sức khỏe

Thông điệp là tập hợp các ký tự, biểu tượng bên gửi truyền đi thật chính xác

rõ ràng, ngắn gọn, cụ thể phù hợp với trình độ và nhận thức của bên nhận thông tin

Chủ

thể

Mã hóa Thông điệp

Phương tiện truyền thông

Giải mã

Người Nhận

đáp lại

Nhiễu

Trang 14

Phương tiện truyền thông: Là các phương thức, các kênh truyền thông, thông qua đó thông điệp được truyền từ người gửi đến người nhận

Giải mã là quá trình người nhận giải nghĩa các ký tự và biểu tượng người gửi chuyển đến

Người nhận là bên nhận thông điệp của bên gửi, có thể là người bệnh hay người nhà người bệnh hoặc người đến BV với nhiều mục đích khác nhau

Phản ứng đáp lại là phản ứng của người nhận với thông điệp

Phản hồi là người nhận gửi thông tin phản hồi với chủ thể, dựa vào phản hồi

mà người gửi (chủ thể) đánh giá được tác động của truyền thông đến người nhận

Nhiễu là các yếu tố tác động từ môi trường, xã hội tác động vào quá trình TT

- GDSK làm sai lệch thông tin trong quá trình truyền thông đến người nhận

1.1.2.2 Hoạt động giáo dục sức khỏe

Giáo dục sức khỏe: giống như giáo dục chung, đó là quá trình tác động nhằm thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành của con người để phát triển những thực hành lành mạnh mang lại tình trạng sức khỏe tốt nhất cho con người (1), (12)

Truyền thông GDSK là quá trình liên tục chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng nhằm tạo sự đồng cảm, hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền và bên nhận (1) Để cộng đồng có sức khỏe tốt cần can thiệp trên nhiều phương diện, theo WHO (1977) Một hoạt động nhằm vào các cá nhân để đưa đến việc thay đổi hành vi hoặc bao gồm những hoạt động nhằm thông tin, động viên và giúp đỡ quần chúng chấp nhận và duy trì những hành vi có lợi cho sức khỏe (1), (2)…

1.1.2.2.1 Truyền thông giáo dục sức khỏe

Truyền thông GDSK rất quan trọng, vì có hiểu biết kiến thức sẽ giúp ích cho mỗi người, cộng đồng có thái độ đến hành vi phòng tránh hay xử trí vấn đề sức khỏe khi gặp phải Nếu hiểu nguyên nhân và hậu quả của một hành vi có hại tới sức khỏe, sẽ giúp họ thay đổi hành vi và duy trì hành vi mới có lợi cho sức khỏe (13), (12)

Hành vi sức khỏe lành mạnh của một cá nhân cần 5 yếu tố (14):

1) Kiến thức: Hiểu biết đầy đủ về hành vi lành mạnh đó;

2) Niềm tin và thái độ: Tích cực, muốn thực hiện hành vi lành mạnh;

Trang 15

1.1.2.2.2 Phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe

Các hoạt động –truyền thông GDSK được chia làm hai phương pháp chính:

Truyền thông gián tiếp: Qua phương tiện truyền thông đại chúng như

truyền hình, truyền thanh, báo chí, viết bài, tin, ảnh; pano, áp phích, băng rôn, tờ rơi, sách, sổ tay hướng dẫn, Internet, điện thoại; tin nhắn

Truyền thông trực tiếp: Tư vấn cá nhân (mọi vấn đề về sức khỏe…), làm

mẫu, thăm hộ gia đình, truyền thông nhóm, tập huấn, mít tinh, hội thảo, tuần hành,

tọa đàm, hội trại, truyền thông lồng ghép, hội thi, lễ phát động

Để triển khai truyền thông GDSK hiệu quả cần có sự chỉ đạo của các cấp, sự phối kết hợp liên ngành tại các tuyến thành phố, quận huyện, xã phường (1), (17) Đánh giá hiệu quả hoạt động GDSK giúp cán bộ y tế có hiểu biết thái độ thực hành đúng, qua các hoạt động của CBYT sẽ tác động tới cộng đồng thay đổi hành vi, cải thiện trong phòng và điều trị bệnh như: cải thiện chăm sóc tại cộng đồng trong điều trị HIV/AIDS (4), xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em (13), vệ sinh môi trường (17), (18), kiểm soát bệnh đái tháo đường (13), (12) đã góp phần làm giảm hoặc thanh toán bệnh, nâng cao sức khỏe bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khỏe hợp lý; giảm

số người mắc và tử vong do bệnh Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiến trong xây dựng thí điểm phòng Truyền thông GDSK tại Trung tâm Y tế huyện Bình Lục, tỉnh

Hà Nam cho thấy, hoạt động GDSK đã làm tăng số lượng, chất lượng hoạt động và

kỹ năng truyền thông GDSK của cán bộ y tế Người dân được nâng cao kiến thức và thực hành về phòng chống bệnh tật thường gặp như tiêu chảy cấp, ngộ độc thực

Trang 16

phẩm, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa (1), (16) Nghiên cứu của Lê Thị Tài về ảnh hưởng của mô hình TT - GDSK Câu lạc bộ: Phụ nữ vì sức khỏe môi trường lên kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường đạt được tất cả điểm kiến thức

về vệ sinh môi trường đều tăng rõ rệt so với trước can thiệp (18)

1.2 Công tác giáo dục sức khỏe của NVYT trong bệnh viện

1.2.1 Mục tiêu của công tác GDSK trong bệnh viện

Công tác GDSK của NVYT luôn gắn liền, hỗ trợ và bổ sung giữa điều trị và chăm sóc nhằm đạt được kết quả cao nhất trong công tác điều trị và chăm sóc người bệnh, bao gồm các mục tiêu sau (3):

Cung cấp kiến thức cơ bản về bệnh, các nguy cơ diễn biến của bệnh, để người bệnh hiểu, biết cách theo dõi và tự chăm sóc mình trong thời gian nằm viện

Cung cấp những kỹ năng cần thiết trong việc phòng bệnh, hướng dẫn tập phục hồi chức năng để phòng các biến chứng, cũng như các kiến thức về dinh dưỡng chế độ ăn hợp lý nâng cao thể trạng, chế độ ăn bệnh lý trong khi nằm viện và sau khi ra viện

Hướng dẫn kỹ năng vệ sinh cá nhân và phòng các bệnh lây nhiễm qua đường

hô hấp, tiêu hoá…

Tạo niềm tin và thái độ trong việc thay đổi hành vi có hại cho sức khoẻ người bệnh thay thế bằng hành vi có lợi cho sức khoẻ của người bệnh

Thông qua tư vấn GDSK cho người bệnh đã gián tiếp mang lại GDSK cho cộng đồng

Kết quả GDSK trong bệnh viện đã góp phần vào nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ và dự phòng bệnh cho người bệnh và cộng đồng ngày càng tốt hơn

1.2.2 Văn bản quy định công tác GDSK trong bệnh viện

Công tác GDSK luôn được Đảng và nhà nước ta quan tâm, nâng cao sức khỏe bảo vệ giống nòi là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội, ngành

y tế là nòng cốt Sau 25 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII và chủ trương của Đảng, chính phủ, pháp luật của Nhà nước, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân đã đạt được những kết quả to lớn góp phần xây dựng và bảo vệ

Trang 17

tổ quốc (19) GDSK trong bệnh viện rất quan trọng nhằm cung cấp kiến thức về sức khỏe dinh dưỡng, phòng bệnh tự chăm sóc và phụ hồi chức năng cho người bệnh, giúp người bệnh tay đổi hành vi sức khỏe xấu sang hành vi sức khỏe tốt GDSK là nhiệm vụ quan trọng của cán bộ y tế trong bệnh viện, hoạt động này đã giúp cho người bệnh hiểu được tình hình sức khỏe của bản thân để phối hợp điều trị tốt, dự phòng, tự chăm sóc về thể chất tinh thần dinh dưỡng, hướng dẫn tập phục hồi chức năng sớm, nhằm cải thiện sức khỏe tái hòa nhập cộng đồng

Năm 1997, Bộ Y tế ban hành Quy chế bệnh viện số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997 TheoQuy chế này, Bộ Y tế đã quy định về chức năng nhiệm vụ cụ thể của bệnh viện, nhân viên y tế công tác tại bệnh viện, trong đó nhiệm vụ GDSK cũng được nghi rõ cho cán bộ y tế (20)

Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12, quy định quyền và nghĩa vụ của người bệnh Trong đó “người bệnh có quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế”, quy định tại điều 7: “Được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khoẻ, phương pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh Được điều trị bằng phương pháp an toàn, hợp lý và có hiệu quả theo các quy định chuyên môn kỹ thuật” (21)

Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2011 đã được Bộ Y tế ban hành, đây là tài liệu hướng dẫn công tác điều dưỡng trong bệnh viện Thông tư này

ra đời đã hướng dẫn cụ thể quy định về nhiệm vụ chăm sóc của điều dưỡng trong bệnh viện đối với người bệnh điều trị nội trú, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc và kết quả điều trị cho người bệnh ngày càng tốt hơn (3) Tháng 7/2014 tại Hà Nội, Bộ Y tế Cục quản lý khám chữa bệnh (dự án tăng cường chất lượng nguồn nhân lực trong khám chữa bệnh - JICA) xuất bản tài liệu: Tài liệu đào tạo liên tục chăm sóc người bệnh toàn diện (4)

Ngày 18 tháng 11 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 6858/QĐ-BYT về việc ban hành thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, tại Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện được đánh giá theo 83 tiêu chí, trong đó hoạt động của điều dưỡng trong bệnh viện tại mục C6, tại đây công tác GDSK của người điều dưỡng cần phải có kiến thức và kỹ năng để hoàn thành nhiệm vụ tư vấn

Trang 18

GDSK trong phạm vi hoạt động chuyên môn của mình (đưa vào đánh giá trong tiêu chí) (22)

Công tác hướng dẫn truyền thông y tế cũng rất cụ thể, năm 2017 Bộ Y tế đã ban hành công văn số 359/BYT-TT-KT ngày 23/01/2017, hướng dẫn số 521 /BYT-TT-KT ngày 30/01/2019 về việc hướng dẫn công tác truyền thông y tế, tại đây nội dung giải pháp đã nêu rõ GDSK giúp người dân chủ động thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe

1.2.3 Hoạt động giáo dục sức khỏe tại Bệnh viện

1.2.3.1 Đối tượng được giáo dục sức khỏe và nguồn cung cấp thông tin

Đối tượng được GDSK bao gồm tất cả người bệnh đến khám và điều trị tại bệnh viện, người nhà người bệnh và tất cả mọi người đến bệnh viện với nhiều mục đích khác nhau (3)

Nguồn cung cấp thông tin GDSK gồm người chuyên trách phụ trách công tác GDSK, các nhân viên y tế các bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên đang làm việc tại bệnh viện hay các phương tiện nghe nhìn: loa, đài, băng đĩa, màn hình tivi, tranh ảnh, paner, tờ rơi…(3)

Bên cạnh đó việc GDSK cá nhân người bệnh mang lại hiệu quả cao và tác động trực tiếp đến sự thay đổi của người bệnh, các hình thức truyền thông trực tiếp tại bệnh viện như:

Cung cấp thông tin về tình hình sức khỏe hiện tại của người bệnh và hướng dẫn người bệnh biết cách tự theo dõi các dấu hiệu bất thường của mình, phản hồi lại với NVYT phối hợp giúp NVYT trong chẩn đoán chăm sóc và điều trị

Trang 19

Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn, tuân thủ điều trị để có kết quả điều trị cao nhất

Hướng dẫn người bệnh tập phục hồi chức năng sớm, phòng bệnh và thay đổi lối sống lành mạnh

Hướng dẫn người bệnh chế độ vệ sinh, một số cách phòng trượt ngã trong khi nằm điều trị tại bệnh viện

Hướng dẫn cách phòng bệnh, cung cấp kiến thức về sức khỏe để người bệnh thay đổi lối sống và thói quen xấu hàng ngày thành lối sống tích cực có lợi cho sức khỏe

1.2.3.3 Nhân lực thực hiện tư vấn GDSK trong bệnh viện

Nhân lực có trách nhiệm thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe trong Bệnh viện là nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ y như bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, hộ sinh viên Hình thức tư vấn GDSK cá nhân được NVYT thực hiện phối hợp với quá trình thăm khám điều trị và thực hiện kỹ thuật chăm sóc cho người bệnh, hoặc GDSK chuyên đề thông qua các buổi GDSK nhóm tại các khoa lâm sàng lồng ghép với họp hội đồng người bệnh cấp khoa, cấp bệnh viện

Nhiệm vụ chuyên môn của bác sĩ ngoài công tác khám bệnh chữa bệnh còn

có trách nhiệm giải thích hướng dẫn cho người bệnh về tuân thủ điều trị, dinh dưỡng và phòng bệnh…

Đối với điều dưỡng, trong công tác chăm sóc người bệnh (CSNB) được quy định trong Thông tư 07/2011/TT-BYT nhiệm vụ chuyên môn của điều dưỡng bao gồm 12 nhiệm vụ Trong đó nhiệm vụ tư vấn giáo dục sức khoẻ được quy định và tổ chức các hình thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khoẻ phù hợp Người bệnh nằm viện được điều dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, giáo dục sức khoẻ, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và khi ra viện (3)

1.3 Nghiên cứu về thực hiện công tác GDSK của NVYT trong bệnh viện

1.3.1 Thực trạng thực hiện công tác GDSK của NVYT trong bệnh viện

1.3.1.1 Trên thế giới

GDSK là một vấn đề quan trọng của toàn thế giới, năm 1978 tại Alma Ata thủ đô của nước cộng hòa Kazacstan, WHO phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc

Trang 20

(UNICEF) tổ chức hội nghị bàn về chiến lược chăm sóc sức khỏe con người đến năm 2000 với sự tham gia của 134 quốc gia và 67 tổ chức quốc tế, nội dung GDSK được đặt lên hàng đầu (23) Theo tuyên bố Alma Ata, Hiến chương Ottawa và nhiều tài liệu quan trọng khác của quốc tế, các nước trên thế giới đã thực hiện tăng cường sức khỏe bằng hành động của hệ thống y tế, trong những năm 1980 đã có một số lượng lớn các bệnh viện ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc và New zealand đã thực hiện các biện pháp tăng cường sức khỏe tuy nhiên chỉ được triển khai ở mức độ hẹp, hầu hết chỉ giới hạn trong giáo dục, thay đổi hành vi từ cá nhân và sàng lọc sức khỏe cho cá nhân (24)

Công tác GDSK đối với môi trường bệnh viện thực sự cần thiết và để nhấn mạnh vai trò trung tâm của công tác GDSK trong bệnh viện khái niệm “Bệnh viện nâng cao sức khỏe - Health promoting hospital” đã được khởi xướng, nhiệm vụ là: Bệnh viện không chỉ khám, điều trị bệnh, mà phải tích cực GDSK, phòng bệnh, phục hồi chức năng cho người bệnh, thân nhân người bệnh và nhân viên bệnh viện

để đạt được sự thoải mái tối đa về thể chất tinh thần xã hội Bệnh viện phải cung cấp đủ cho người bệnh trong suốt quá trình điều trị và can thiệp Mạng lưới bệnh viện nâng cao sức khỏe bắt đầu từ 1988 tại Vienne (Austria) và đến 2005 đã gồm

700 bệnh viện thành viên ở châu Âu, Úc, Canada, Mỹ, Đài Loan và các nước Châu

Á (25) Tại Canada mô hình bệnh viện nâng cao sức khỏe được coi là quốc gia có mạng lưới GDSK phát triển nhất thế giới, tuy nhiên năm 2014 công việc phát triển

mô hình này trong các bệnh viện còn gặp nhiều khó khăn (26) Tại Thụy Điển năm

2002, nghiên cứu về chất lượng chăm sóc và xác định các khu vục cải tiến chất lượng của cho thấy có 20% người bệnh cho rằng điều dưỡng không thể hiện quan tâm đến tình hình cuộc sống của họ, người bệnh cũng không nhận được những thông tin hướng dẫn về cách tự chăm sóc bản thân (27)

Theo Aghakhani và cộng cự (2012), khi tiến hành nghiên cứu trên 240 điều dưỡng tại Bệnh viện đại học khoa học sức khỏe Urmia, Iran, cho rằng rào cản quan trọng nhất của GDSK cho người bệnh là tình hình làm việc hay có kiến thức thấp và không thấy tầm quan trọng của GDSK của chính điều dưỡng viên và bệnh viện đã thiếu các nguồn lực thực hiện tốt công tác GDSK (28)

Trang 21

Theo một nghiên cứu tại bệnh viện Chu Giang thuộc Đại học Y Nam Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc (năm 2014-2016), khảo sát trên 168 người bệnh ung thư đánh giá can thiệp giáo dục sức khỏe của điều dưỡng, người bệnh được đánh giá sau khi vào viện và trước khi ra viện, thông qua thang điểm Kolcaba bằng câu hỏi (GCQ), chất lượng của thang đo chất lượng cuộc sống (QOL) và chỉ số Barthel (BI), cho các hoạt động hàng này (ADL), trạng thái tinh thần của người bệnh cũng được đánh giá bằng thang điểm đáng giá lo âu Hamilton (HAMA) và thang điểm đánh giá trầm cảm Hamilton (HAMD) Kết quả điểm số của GCQ, QOL, BI của nhóm được giáo dục ĐD cao đáng kể so với nhóm không được can thiệp (p<0,05), điểm HAMA và HAMD thấp hơn đáng kể ở nhóm được giáo dục

ĐD (p<0,05) (29)

1.3.1.2 Tại Việt Nam

Hiện nay GDSK trong bệnh viện hiệu quả chưa cao, qua một số nghiên cứu cho thấy NVYT vẫn coi trọng khám chữa bệnh thực hiện kỹ thuật và chăm sóc, công tác tư vấn GDSK còn thoáng qua Theo Bùi Thị Bích Ngà (2011) đánh giá thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, khi khảo sát 266 người bệnh, tỷ lệ được GDSK chỉ đạt 49,6% (30) Trong nghiên cứu Nguyễn Phương Thảo năm 2017 tại Bệnh viện E, qua phỏng vấn 234 người bệnh, cho kết quả là 99,1% bệnh nhân đã từng ít nhất 01 lần được tư vấn GDSK cho cá nhân; có 56,0% và 42,7% người bệnh cho rằng nội dung tư vấn rất bổ ích, có 49,1% người bệnh cảm thấy rất hài lòng với nội dung tư vấn; có 75,4% NB được tư vấn cả lúc đang nằn viện và trước khi ra viện; có 43,1% được đánh giá các nội dung tư vấn chủ yếu về bệnh, cách phòng bệnh (6) Hay nghiên cứu của Dương Thị Bình đã cho thấy công tác GDSK tại bệnh viện còn nhiều hạn chế, chỉ có 66,2% được NB đánh giá GDSK đạt yêu cầu; những tồn tại chính trong thực hiện nhiệm vụ

tư vấn, hướng dẫn và GDSK cho NB như công tác GDSK còn lơ là, trình độ của điều dưỡng trung cấp còn e ngại chưa chủ động đối với người bệnh có trình độ hiểu biết cao, việc tổ chức GDSK chưa bài bản, không có tiêu chuẩn bắt buộc phải thực hiện, nên chưa chủ động (31)

Trang 22

Nghiên cứu cắt ngang của Nguyễn Thị Thùy Trâm (2014) tại 10 khoa lâm sàng Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre cho kết quả nhiệm vụ được thực hiện kém nhất là tư vấn hướng dẫn GDSK đạt 20,2% và chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh đạt 27,2%; đánh giá chung về mức độ hoàn thành 12 nhiệm vụ chăm sóc người bệnh của ĐDV đạt 60,6% (32) Bên cạnh đó cũng có những đánh giá cho thấy công tác tư vấn GDSK của cho người bệnh nội trú trong bệnh viện đạt

tỷ lệ khá cao, như nghiên cứu năm 2011 của Phạm Anh Tuấn và Trần Thị Thảo năm

2013 tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí tỷ lệ thực hiện tư vấn GDSK đạt cao lần lượt từ 83,3% và 74,1% (33); (34)

Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2018, theo nghiên cứu của Phạm Minh Thông khi phỏng vấn trên 105 NVYT đã cho thấy 75,2% NVYT gặp khó khăn khi thực hiện GDSK, trong đó 63% NVYT cho là thiếu phương tiện để GDSK, 35,2% NVYT cho ràng không đủ thời gian để thực hiện GDSK và có 11,4% NVYT không biết GDSK như thế nào cho có hiệu quả Tác giả đã phỏng vấn 101 người bệnh, có quan sát thực hiện quy trình GDSK cho cá nhân và nhóm, phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa phòng chức năng, CBYT làm TT - GDSK Bằng phương pháp nghiên cứu cắt ngang kết hợp giữa định lượng và định tính, tác giả đã làm rõ GDSK cá nhân ở mức đạt chiếm 66%, chưa đạt chiếm 34% GDSK nhóm các khoa lâm sàng mới đạt trên 54,7% số buổi GDSK, trong đó nội dung người bệnh muốn GDSK nhiều nhất là về cách chăm sóc chiếm 91,4%, các biện pháp phòng bệnh là thấp nhất chiếm 70,9% (7)

Qua các nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy thực trạng thực hiện tốt thực hiện công tác GDSK là khác nhau tùy theo mỗi bệnh viện Kể cả việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu hướng tới cũng có sự khác nhau có nghiên cứu thự hiện trên NVYT có nghiên cứu thực hiện phỏng vấn người bệnh và cả quan sát các buổi GDSK

1.3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDSK của NVYT tại Bệnh viện

Theo WHO 6 cấu phần của hệ thống y tế là: Cung cấp dịch vụ, nhân lực y tế,

hệ thống thông tin y tế, trang thiết bị, tài chính, lãnh đạo quản lý là yếu tố ảnh hưởng đến đầu ra của hệ thống y tế, mục tiêu kết quả đầu ra của hệ thống y tế nhằm nâng cao sức khỏe, mang lại sự công bằng và bảo vệ sức khỏe người dân và nâng

Trang 23

cao hiệu quả điều trị Vậy để nâng cao hiệu quả của công tác GDSK cho người bệnh nội trú, chúng ta cần tác động lên 6 cấu phần của hệ thống y tế

Cung cấp dịch vụ: Bệnh viện cần điều tra trước các số liệu khoa học, làm cơ

sở cho việc xác định đúng đắn việc cung cấp dịch vụ gì? Dựa vào những số liệu, thống kê, báo cáo số lượng bệnh nhập khoa trong năm trước, tần suất xuất hiện trong từng tháng và nhu cầu sự dụng dịch vụ TT - GDSK theo từng chuyên khoa

Từ đó sẽ có cái nhìn tổng quát về những tồn tại và khó khăn khi triển khai chương trình Tuy nhiên mức độ hài lòng về chất lượng cũng như hiệu quả truyền thông chưa cao, việc dẫn đến tình trạng đó do nhiều nguyên nhân như tình trạng quá tải người bệnh (5) Hay nghiên cứu của tại Bệnh viện Hữu Nghị, TP Hà Nội đã cho thấy công tác GDSK tại bệnh viện còn nhiều hạn chế, những tồn tại chính trong thực hiện nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn và GDSK cho người bệnh chưa được quan tậm đúng mức

Nhân lực y tế: Qua một số nghiên cứu, yếu tố ảnh hưởng đến công tác

GDSK của NVYT tập trung vào yếu tố nhân lực y tế có thể nói đến là thâm niên công tác, trình độ, đào tạo kiến thức GDSK cho NVYT Ngoài các yếu tố của NVYT, thì các yếu tố về tổ chức GDSK cũng là yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDSK như sự quan tâm của lãnh đạo quản lý về văn bản quy định và công tác giám sát quy trình GDSK, cơ chế khuyến khích NVYT tăng cường chất lượng cho công tác GDSK cho NB nội trú Một số nghiên cứu trong nước đã chỉ ra rằng nhân lực mỏng, chất lượng còn hạn chế chưa đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, đa số trình độ của điều dưỡng là trung cấp nên còn e ngại chưa chủ động đối với người bệnh có trình độ hiểu biết cao, việc tổ chức GDSK chưa bài bản, không có tiêu chuẩn bắt buộc phải thực hiện, nên chưa chủ động Mặt khác, sự quá tải người bệnh,

sự quá tải công việc tại các bệnh viện hiện nay…nên chưa có đủ thời gian vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn vừa tư vấn GDSK (31), (5) (32)

Thông tin y tế: Việc cập nhật kiến thức, và đưa các thông tin chính xác đến

người bệnh là việc khó khăn; các NVYT nói chung và điều dưỡng viên nói riêng cần có những buổi tập huấn về kiến thức Bên cạnh đó việc cung cấp được cái tài

Trang 24

liệu, phương tiện chuẩn để chuẩn bị cho quá trình truyền thông cũng là yếu tố cần quan tâm

Trang thiết bị: Việc tổ chức một buổi tư vấn GDSK không thể thiếu những

trang thiết bị hỗ trợ giúp người bệnh có cái nhìn trực quan và cụ thể hơn Theo nghiên cứu của Bùi Minh Thông đã chỉ ra trang thiết bị truyền thông như máy chiếu, tài liệu, tờ rơi, paner, tranh ảnh…còn thiếu hoặc không có, 100% các khoa lâm sàng không có phòng GDSK (7)

Tài chính: Để thực hiện được các chương trình truyền thông GDSK thì tài

chính là một trong những vấn đề quan trọng, từ việc in ấn các tờ rơi, đến việc vận hành các buổi truyền thông; nguồn kinh phí từ bệnh viện cho các buổi truyền thông GDSK còn hạn chế, thường được lồng ghép với các buổi tư vấn của các công ty dược cũng như các chương trình, hội thảo của bệnh viện, quốc gia tổ chức tại bệnh viện Vậy vấn đề đặt ra là nguồn vốn để duy trì thường xuyên các chương trình GDSK cho người bệnh sẽ được lấy từ đâu và duy trì như thế nào? Đây là một trong những vấn đề sẽ được làm rõ trong nghiên cứu

Lãnh đạo bệnh viện: Trong giai đoạn hiện nay vấn đề sức khỏe đang được

toàn xã hội quan tâm, các chính sách của Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe cho toàn dân, cụ thể Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo toàn xã hội chung tay bảo vệ sức khỏe, lấy ngành y tế làm nòng cốt Truyền thông sức khỏe đã góp phần đẩy lùi dịch bệnh HIV/AIDS, sốt xuất huyết vv… Truyền thông sức khỏe được tổ chức dưới nhiều hình thức như trang ảnh, áp phích, băng hình video nơi công cộng, tiểu phẩm, quảng cáo trên loa đài… Tuy nhiên công tác tư vấn GDSK chưa thực sự chủ động, vẫn được làm theo các đợt phát động của Chính phủ và Bộ

y tế

Việc GDSK sẽ được thúc đẩy và hoành thành nếu có sự đồng thuận của các phòng ban và đặc biệt là sự chỉ đạo của lãnh đạo bệnh viện Theo nghiên cứu của Trần Thị Hương Trà (2018) về công tác chăm sóc điều dưỡng tại bệnh viện Lão khoa Trung ương đã cho rằng có hơn 50% người bệnh không nhận được GDSK đầy

đủ của điều dưỡng trong khi nằm viện và trước khi ra viện, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chưa tốt của ĐĐ do sự hạn chế trong công tác giám sát,

Trang 25

kiểm tra, các hình thức khen thưởng, kỷ luật (10) Hay nghiên cứu của Phạm Phương Thảo Bệnh viện E (2017), cho thấy việc phối hợp hoạt động chỉ mang tính chất đơn lẻ, ngẫu nhiên các dịp phát động các phong trào hoặc khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra Các phương tiện truyền thông khác hiện chưa có vai trò gì trong công tác GDSK tại bệnh viện Các bài đăng trên các báo như sức khỏe đời sống chủ yếu

là của các tác giả viết theo đơn đặt hàng, phục vụ quảng đại quần chúng, không dành riêng cho bệnh nhân tại bệnh viện (6)

1.4 Thông tin khái quát về Bệnh viện Lão Khoa Trung ương

1.4.1 Giới thiệu chung về Bệnh viện

BVLKTƯ là bệnh viện chuyên khoa hạng 1 trực thuộc Bộ Y tế, đứng đầu cả nước về chuyên ngành lão khoa, là tuyến cao nhất của hệ thống khám chữa bệnh, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại Việt Nam Bên cạnh đó bệnh viện phục vụ khám chữa bệnh cho tất cả đối tượng có nhu cầu, tuy nhiên chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi được bệnh viện luôn quan tâm và chú trọng Bệnh viện với quy mô hơn 300 giường bệnh, 10 phòng chức năng, 10 khoa lâm sàng, 6 khoa cận lâm sàng và 2 khoa khám bệnh, bệnh viện có khả năng tiếp nhận từ 500 đến 800 người bệnh đến khám và điều trị mỗi ngày Bệnh viện đã và đang tiến hành triển khai xây dựng cơ sở 2 ở Hà Nam với diện tích 10.000 m2 đã được Nhà nước phê duyệt (8)

Tình hình công tác chuyên môn năm 2019 của bệnh viện: tổng số lượt khám bệnh là: 73.920 lượt người bệnh, số lượt người bệnh điều trị nội trú 8.862 lượt người bệnh, quản lý 5 chương trình điều trị ngoại trú (Tăng huyết áp biến chứng tim mạch, Đái tháo đường, Parkinson, Sa sút trí tuệ, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) với 3.291 người bệnh, Bệnh viện đã đạt 90% công suất sử dụng giường bệnh, bệnh viện

đã và đang thực hiện được các kỹ thuật cao Bên cạnh đó bệnh viện còn là cơ sở đào tạo của các trường đại học, cao đẳng y dược BVLKTƯ còn là đơn vị có nhiệm vụ chỉ đạo tuyến trên toàn quốc, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về chuyên ngành Lão khoa (8) Cơ cấu nhân lực tính đến tháng 9/2019: tổng số cán bộ viên chức của bệnh viện là: 459 người, trong đó: Bác sĩ: 95, Dược sĩ: 17, Điều dưỡng:

223, KTV: 25, Chuyên ngành khác: 60, Lao động khác: 39 (8)

Trang 26

1.4.2 Công tác GDSK của Bệnh viện

Tư vấn GDSK cho cá nhân người bệnh được thực hiện khi người bệnh vào viện, NVYT tư vấn GDSK thông qua khám bệnh điều trị và chăn sóc bao gồm thông báo cho người bệnh về tình hình sức khỏe, cách theo dõi bệnh, tư vấn dinh dưỡng, vệ sinh, hướng dẫn và hỗ trợ người bệnh tập phục hồi chức năng sớm, hướng dẫn người bệnh cách phòng bệnh trước khi người bệnh ra viện, GDSK mang lại cho người bệnh sự yên tâm điều trị, sự hài lòng cao nhất và đạt được kết quả tốt nhất khi điều trị trong bệnh viện

Tư vấn GDSK của NVYT tại các khoa lâm sàng được thực hiện ngay từ khi người bệnh vào khoa, trong suốt thời gian điều trị và trước khi người bệnh ra viện

Có hai hình thức GDSK là GDSK cho nhóm người bệnh và GDSK cho cá nhân người bệnh (9) Tư vấn GDSK nhóm, cấp khoa là hình thức được tổ chức GDSK tại khoa phối hợp với họp hội đồng người bệnh cấp khoa mỗi tuần 1 buổi vào chiều thứ 5 hàng tuần Hình tức GDSK cho từng cá nhân người bệnh được các nhân viên

y tế kết hợp với quá trình khám bệnh, điều trị và chăm sóc

Trang 27

1.5 Khung lý thuyết

Khung lý thuyết xây dựng căn cứ theo Thông tư 07/2011/TT- BYT (28), tài liệu đào tạo liên tục chăm sóc người bệnh toàn diện của Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế (3) Căn cứ 6 cấu phần của Hệ thống y tế của WHO (2007) Tham khảo từ khung lý thuyết của các tác giả Nguyễn Phương Thảo (2016 - 2017) (24), Bùi Văn Thông (2018) (19) có chỉnh sửa cho phù hợp với đơn vị

huấn GDSK, kinh phí khen

thưởng, in ấn ấn tài liệu

Trang thiết bị

Phòng GDSK, máy chiếu,

loa, đài

Lãnh đạo quản lý

Văn bản quy định, kiểm tra

giám sát, cơ chế khen thưởng

GDSK cho NB nội trú của NVYT

* GDSK trực tiếp

- GDSK cá nhân NB

+ Hướng dẫn NB tự theo dõi và chăm sóc, hướng dẫn chế độ vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý

+ Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn

+ Hướng dẫn NB tập PHCN sớm, phòng bệnh và thay đổi lối sống lành mạnh

+ Sự hài lòng của NB về quy trình GDSK

- GDSK nhóm NB

+ Các bước chuẩn bị buổi GDSK: chuẩn bị nội dung, tác phong NVYT

+ Bước thực hiện GDSK: các bước trong quy trình GDSK + Bước kết thúc quy trình GDSK: Tóm tắt nội dung chính, hỗ trợ

NB, chào hỏi, cảm ơn NB

* GDSK gián tiếp

-Phương tiện nghe nhìn phát thanh GDSK: màn hình TV, loa, đài, tranh ảnh, áp pic, tờ rơi

Thông tin y tế

Tài liệu, thông tin về GDSK

Trang 28

Chương 2:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương;

- Cán bộ y tế đang làm việc tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương;

- Bộ số liệu thứ cấp gồm kế hoạch và báo cáo thực hiện công tác GDSK năm

2019 và 6 tháng đầu năm 2020 của BVLKTƯ;

- Buổi GDSK nhóm tại các khoa lâm sàng

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

- Người bệnh điều trị nội trú trong thời gian nghiên cứu;

- Người bệnhtrên 18 tuổi;

- Người bệnh có đầy đủ trí lực để trả lời câu hỏi;

- Người bệnh, cán bộ y tế đồng ý tham gia vào nghiên cứu;

- Các văn bản kế hoạch, báo cáo công tác GDSK năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020 của BVLKTƯ đã được cho phép tiếp cận;

- Buổi GDSK nhóm tại các khoa lâm sàng được diễn ra từ tháng 3/2020 đến tháng 7/2020

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Đối tượng nghiên cứu không thỏa mãn ít nhất 1 tiêu chuẩn lựa chọn;

- Người bệnh vào điều trị nội trú dưới 24h;

- Người bệnh khó khăn trong việc giao tiếp hoặc đang điều trị bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 08 năm 2020

Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Hà Nội

2.3 Thiết kế nghiên cứu

Mô tả cắt ngang, có kết hợp giữa định lượng với định tính

Mục tiêu 1: Mô tả cắt ngang, quan sát và hồi cứu bộ số liệu thứ cấp các văn

bản liên quan đến thực hiện công tác GDSK tại BVLKTƯ

Trang 29

Mục tiêu 2: Nghiên cứu định tính tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận

nhóm với cán bộ y tế để xác định các yếu tố ảnh hưởng

2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

- Mục tiêu 1: Phỏng vấn bệnh nhân, quan sát buổi GDSK nhóm và bộ số liệu thứ cấp

+ Cỡ mẫu cho phỏng vấn bệnh nhân điều trị nội trú: Áp dụng công thức

tính cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) (35):

n

= Z2 1-α/2

p(1-p) d2n: cỡ mẫu nghiên cứu

+ Phương pháp chọn mẫu là bệnh nhân đang điều trị nội trú: Chọn mẫu

ngẫu nhiên

Hiện nay, Bệnh viện có 10 khoa lâm sàng và tiếp nhận điều trị nội trú, trong khi đó có 03 khoa bao gồm khoa Cấp cứu và Đột quỵ; khoa Hồi sức tích cực; khoa Sức khỏe tâm thần là không tiến hành phỏng vấn (bệnh nhân tại các khoa này chủ yếu là bệnh nhân nặng khó khăn trong giao tiếp cũng như đang điều trị bệnh về sức khỏe tâm thần, đối với bệnh nhân khoa Cấp cứu và Đột quỵ thường điều trị dưới 24h) Theo báo cáo tổng kết của Bệnh viện năm 2019 số lượng bệnh nhân điều trị nội trú tại 07 khoa còn lại (không tính 03 khoa kể trên) thì số lượng bệnh nhân điều trị tại các khoa lâm sàng được chia thành 2 nhóm như sau: nhóm 1 gồm có 4 khoa là khoa Thần Kinh Alzheimer, khoa Tim mạch hô hấp, Nội tiết và cơ xương khớp, Phục hồi chức năng có số bệnh nhân nội trú giao động từ 35 đến 45 bệnh nhân trên

1 tháng, nhóm 2 gồm các khoa Nội chung, Ung bướu, Tim mạch can thiệp – ngoại

Trang 30

có số bệnh nhân từ 16 đến 20 (8) Do vậy, khi chọn mẫu lấy theo tỷ lệ 2:1, có tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên (căn cứ theo tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ) chọn 40 bệnh nhân tại các khoa nhóm 1, 20 bệnh nhân cho các khoa nhóm 2 đến khi

đủ cỡ mẫu là 213 thì dừng lại, thờ gian tiến hành chọn mẫu bắt đầu tiến hành từ tháng 03/2020 đến tháng 7/2020 Lập danh sách bệnh nhân đang nằm điều trị nội trú

và đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn vào mẫu nghiên cứu tại từng khoa Tiến hành chọn mẫu theo cách trên, cỡ mẫu đã thu được là 213 bệnh nhân

+ Cỡ mẫu Quan sát buổi GDSK theo nhóm: Tổng số buổi quan sát dự kiến

là 14 buổi GDSK tại 07 khoa lâm sàng (mỗi khoa 02 buổi quan sát), nhưng thực tế

số buổi quan sát được là 12 buổi (do dịch bệnh COVID-19 nên các khoa dừng tổ

chức GDSK)

+ Bộ số liệu thứ cấp: Tất cả các văn bản có liên quan đến thực hiện công tác

GDSK tại BVLKTƯ trong thời gian năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020 mà nghiên cứu được phép tiếp cận

Mục tiêu 2: Tiến hành lựa chọn có chủ đích các đối tượng sau để tiến hành phỏng vấn sâu (PVS) và thảo luận nhóm (TLN)

Đã tiến hành 03 cuộc phỏng vấn sâu: Gồm 01 lãnh đạo bệnh viện, 01 lãnh đạo phòng chức năng, 01 lãnh đạo khoa lâm sàng

Đã tiến hành 02 cuộc thảo luận nhóm: Gồm 01 nhóm bác sĩ và 01 nhóm điều dưỡng/ kỹ thuật viên

2.5 Phương pháp thu thấp số liệu

Đối với đối tượng bệnh nhân đang điều trị nội trú tiến hành phỏng vấn theo

bộ câu hỏi thiết kế sẵn Phiếu phỏng vấn này được xây dựng dựa trên quy trình tư vấn GDSK của BVLKTƯ 2018 (có tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn bệnh nhân về công tác GSDK tại Bệnh viện E năm 2017 (6) và Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2018 (7))

Nhóm phỏng vấn người bệnh: Nhân lực điều tra viên (ĐTV): 5 ĐTV gồm 2

cán bộ phòng điều dưỡng, 1 cán bộ phòng Kế hoạch tổng hợp, 1 cán bộ phòng Quản

lý chất lượng và chủ nhiện đề tài Các ĐTV đều là cử nhân điều dưỡng tại các phòng ban chức năng của bệnh viện, từng tham gia công tác nghiên cứu khoa học

Trang 31

của bệnh viện có kinh nghiệm phỏng vấn và được chủ nhiệm đề tài mời tham gia phỏng vấn người bệnh, đã được chủ nhiệm đề tài tổ chức tập huấn về bộ câu hỏi phỏng vấn người bệnh được thiết kế sẵn

Quan sát NVYT thực hiện quy trình GDSK: Quan sát viên sử dụng phiếu

quan sát được thiết kế sẵn, tiến hành quan sát liên tục từ khi bắt đầu buổi GDSK đến khi kết thúc buổi GDSK Phiếu quan sát NVYT thực hiện quy trình GDSK dựa theo bảng kiểm của Quyết định 941/QĐ-BVLKTƯ, ngày 26/8/2018 của bệnh viện Lão khoa Trung ương Quan sát trực tiếp 12 buổi GDSK nhóm tại khoa lâm sàng, chủ nhiệm đề tài trực tiếp quan sát

Bộ số liệu thứ cấp: Liên hệ trước với lãnh đạo Bệnh viện và các phòng, ban

chức năng để được phép tiếp cận và sử dụng các văn bản có liên quan đến thực hiện công tác GDSK của NVYT trong năm 2019 và 2020

Phương pháp thu thập số liệu định tính: Xây dựng nội dung PVS lãnh đạo

bệnh viện, lãnh đạo phòng chức năng, lãnh đạo khoa lâm sàng, thảo luận nhóm NVYT tại các khoa lâm sàng Thời gian cuộc PVS khoảng 20 phút và TLN khoảng

30 phút, được thực hiện tại phòng làm việc, khoa lâm sàng của ĐTNC, đã tiến hành ghi âm và được sự đồng ý của ĐTNC đồng ý tham gia, thư ký ghi biên bản phỏng vấn

2.6 Biến số nghiên cứu

Thiết kế các biến số nghiên cứu được dựa trên Quyết định tổ chức tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người bệnh của BVLKTƯ (9)

(Phụ lục 4)

Nhóm biến số phỏng vấn người bệnh phản hồi về GDSK của NVYT gồm: Thông tin chung của người bệnh điều trị nội trú tại thời điểm nghiên cứu: tuổi, giới, trình độ văn hóa, địa chỉ, nghề nghiệp, thời gian nằm viện, có chế độ BHYT, bệnh chính, bệnh kèm theo

Các biến số đánh giá chất lượng GDSK của NVYT gồm: Nội dung thông tin tình hình sức khỏe hiện tại của người bệnh; chế độ vệ sinh, dinh dưỡng; tự theo dõi, chăm sóc bệnh; phòng bệnh, chế độ sinh hoạt và tập luyện thay đổi lối sống tích cực sau khi ra viện (28)

Trang 32

Nhóm biến số xác định yếu tố ảnh hưởng GDSK của NVYT: Dựa theo 6 cấu phần của WHO gồm 6 cấu phần đầu vào của hệ thống y tế bao gồm: Cung cấp dịch

vụ, nhân lực y tế, thông tin y tế, tài chính, lãnh đạo quản lý, có ảnh hưởng đến đầu

ra đó là nâng cao sức khỏe, mang lại công bằng cho người bệnh, nâng cao hiệu quả trong điều trị cho người bệnh

2.7 Xử lý và phân tích số liệu

- Số liệu định lượng sau khi thu thập được làm sạch, nhập vào máy tính bằng phần mềm Epi Data 3.1, sau đó phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 cho các thông tin mô tả

+ Phần mô tả: Thể hiện tần số và tỷ của các biến trong nghiên cứu

+ Phần phân tích: Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDSK, tập trung phân tích yếu tố liên quan nhân lực y tế, đào tạo kiến thức, kỹ năng GDSK của NVYT, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tài liệu, tờ rơi phục vụ cho công tác GDSK, công tác quản lý giám điều hành, cơ chế khen thưởng động viện, kinh phí chi cho hoạt động GDSK của NVYT cho người bệnh nội trú tại bệnh viện

- Các thông tin định tính được gỡ băng theo từng cuộc PVS và trích dẫn ý kiến tiêu biểu trong phần trình bày kết quả nghiên cứu

2.8 Đạo đức trong nghiên cứu

Đề cương Nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh của Trường Đại học Y tế công cộng thông qua bằng Quyết định số 90/2020/YTCC-HD3 ngày 09/03/2020

Nghiên cứu được Ban Lãnh đạo BVLKTƯ quan tâm, ủng hộ, cho phép thực hiện tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Trang 33

Chương 3:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng công tác giáo dục sức khoẻ của nhân viên y tế cho người bệnh nội trú tại bệnh viện Lão khoa Trung ương

3.1.1 Phản hồi của bệnh nhân điều trị nội trú về GDSK của NVYT

Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 213 bệnh nhân đang điều trị nội trú, qua phân tích cho thấy các đặc điểm về yếu tố cá nhân bao gồm: giới, nhóm tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa dư BHYYT và trải nghiệm số lần điều trị

được thể hiện tại Bảng 3.1

Bảng 3.1 Thông tin chung của người bệnh tham gia nghiên cứu (n= 213)

Trang 34

Bảng 3.2 Tỷ lệ nội dung GDSK cho bệnh nhân điều trị nội trú (n=213)

Phản hồi của bệnh nhân điều trị nội trú về GDSK của NVYT

Không được phổ biến

NVYT thông báo về tình hình sức khỏe hiện tại 7 3,3 NVYT hướng dẫn theo dõi dấu hiệu bất thường trong quá trình

nằm viện (sốt nóng, rét, đau, mệt, hoang mang, lo sợ…) 17 8,0

NVYT hướng dẫn chế độ dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với bệnh lý

(chế độ ăn nâng cao thể trạng, chế độ ăn bệnh lý) 20 9,4 NVYT hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi phù hợp, tập phục hồi chức

năng sớm để nhanh phục hồi và tăng cường vận động 22 10,3

NVYT hướng dẫn một số biện pháp phòng trượt, ngã 23 10,8

NVYT hướng dẫn thay đổi lối sống, thực hiện lối sống lành mạnh 37 17,4

Trang 35

Bảng 3.2 cho thấy tất cả các nội dung GDSK đều có tỷ lệ người bệnh không được NVYT tư vấn GDSK, trong đó nội dung hướng dẫn thay đổi lối sống, thực hiện lối sống lành mạnh không được NVYT tư vấn GDSK chiếm tỷ lệ cao nhất 17,4% Tỷ lệ 0,9% là tỷ lệ người bệnh không được hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn (liều lượng thuốc, giờ, thời điển, cách dùng thuốc) đây là tỷ lệ thấp nhất trong tất cả các nội dung GDSK trên Bên cạnh đó một số các nội dung chiếm các tỷ lệ như sau: 3,3% người bệnh không được NVYT thông báo về tình hình sức khỏe hiện tại của mình, 8,0% là tỷ lệ không được NVYT hướng dẫn theo dõi dấu hiệu bất thường, 9.4% là tỷ lệ không được NVYT hướng dẫn chế độ dinh dưỡng hợp lý, 9,9% là tỷ lệ không dược NVYT hướng dẫn vệ sinh cá nhân, 10,3% là tỷ lệ không được NVYT hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi phù hợp và tập phục hồi chức năng sớm, 10,8% là tỷ lệ không được NVYT hướng dẫn về một số biện pháp phòng trượt ngã, 14,1% người bệnh không được NVYT hướng dẫn cách phòng bệnh

Bảng 3.3 Cảm nhận của người bệnh về chất lượng GDSK (n=213)

Cảm nhận của bệnh nhân về

chất lượng GDSK

Số lượng (n)

Rất không

Không

Bình thường Rõ Rất rõ

NVYT thông báo về tình hình

12 (5,8%)

32 (15,5%)

117 (56,8%)

45 (21,8%) NVYT hướng dẫn theo dõi dấu

hiệu bất thường trong khi nằm

viện (sốt nóng, rét, đau, mệt,

hoang mang, lo sợ…)

196 2 (1,0%)

11 (5,6%)

42 (21,4%)

96 (49,0%)

45 (23,0%)

NVYT hướng dẫn sử dụng thuốc

an toàn (liều lượng thuốc, giờ,

thời điển, cách dùng thuốc)

(3,3)

13 (6,2%)

134 (63,5%)

57 (27,9%)

NVYT hướng dẫn chế độ dinh

dưỡng hợp lý, phù hợp với bệnh

lý (chế độ ăn, dinh dưỡng…)

193 5 (2,6%)

15 (7,8%)

39 (20,2%)

104 (53,9%)

30 (15,5%) NVYT hướng dẫn chế độ nghỉ

ngơi phù hợp, tập phục hồi chức

năng sớm để nhanh phục hồi

191 2 (1,0%)

9 (4,7%)

42 (22,0%)

110 (57,6%)

28 (14,7%) Bảng 3.3 cho thấy các nội dung hướng dẫn người bệnh tự theo dõi tình hình sức khỏe, dùng thuốc an toàn, chế độ ăn uống dinh dưỡng và tập PHCN được người

Trang 36

bệnh cảm nhận ở mức rõ và rất rõ có tỷ lệ từ (49,0%,23,0% đến 63,5%, 27,9%) Trong đó 63,5% người bệnh cảm nhận rõ cao nhất ở nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, người bệnh rất rõ chỉ đạt 27,9% ở nội dung này Mức cảm nhận của người bệnh ở mức bình thường, không rõ và rất không rõ ở các nội dung GDSK trên còn cao lần lượt như sau: hướng dẫn theo dõi các dấu hiệu bất thường (21,4%; 5,6%; 1,0%); Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng hợp lý (20,2%; 7,8%; 2,6%) và hướng dẫn nghỉ ngơi phù hợp, tập phục hồi chức năng sớm (22,0%; 4,7%; 1,0%)

Bảng 3.4 Cảm nhận của người bệnh về chất lượng GDSK (n=213)

Cảm nhận của người bệnh về chất

Rất không

Không

Bình thường Rõ Rất rõ

NVYT hướng dẫn vệ sinh cá nhân

trong khi nằm điều trị tại bệnh viện

(VS răng miệng, thân thể, bộ phận

sinh dục

192 2

(1,0)

20 (10,4)

52 (27,1)

92 (47,9)

26 (13,5)

NVYT hướng dẫn một số biện pháp

phòng trượt, ngã trong khi nằm điều

trị tại bệnh viện

190 5

(2,6)

18 (9,5)

53 (27,9)

88 (46,3)

26 (13,7)

NVYT hướng dẫn cách phòng bệnh 183 3

(1,6)

15 (8,2)

54 (29,5)

81 (44,3)

30 (16,4) Ông/ bà có được NVYT hướng dẫn

thay đổi lối sống, thực hiện lối sống

lành mạnh

176 1

(0,6)

11 (6,3)

54 (30,7)

76 (43,2)

34 (19,3) Bảng 3.4 trong 213 người bệnh có 47,9% và 13,5% người bệnh cảm nhận rõ

và rất rõ ở nội dung hướng dẫn vệ sinh cá nhân Hướng dẫn một số biện pháp phòng trượt ngã có 46,3% và 13,7% người bệnh rõ và rất rõ ở nội dung này Cả 2 nội dung trên có tỷ lệ bình thường, không rõ, rất không rõ còn cao lần lượt như sau: hướng dẫn vệ sinh cá nhân mức bình thường, không rõ, rất không rõ (27,1%; 10,4%; 1,0%); hướng dẫn một số biện pháp phòng trượt ngã ở mức bình thường, không rõ, rất không rõ (27,9%; 9,5%; 2,6%)

Tỷ lệ người bệnh rõ và rất rõ trong hướng dẫn phòng bệnh chiếm 44,3%, và 16,4% vẫn còn 1,6% và 8,2% người bệnh rất không rõ và không rõ ở nội dung này

Trang 37

Có 43,2% và 19,3% người bệnh rõ và rất rõ ở nội dung hướng dẫn thay đổi lối sống, còn 0,6 và 6,3 là tỷ lệ rất không rõ và không rõ ở nội dung này

Bảng 3.5 Người bệnh cảm nhận về quy trình GDSK của NVYT (n=213) Cảm nhận của người bệnh

về thực hiện quy trình

GDSK của NVYT

Rất không hài lòng

Không hài lòng

Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

Cử chỉ cởi mở, không khí hấp

dẫn của NVYT bắt đầu buổi

GDSK

1 (0,5)

2 (0,9)

35 (16,4)

123 (57,7)

52 (24,4)

Cách giới thiệu về mình của

NVYT trong buổi GDSK

1 (0,5)

3 (1,4)

44 (20,7)

123 (57,7)

42 (19,7) NVYT giúp người bệnh liên

hệ với hoàn cảnh thực tế của

bản thân

2 (0,9)

7 (3,3)

58 (27,2)

111 (52,1)

35 (16,4)

Rất không rõ

Không

Bình thường Rõ Rất rõ

NVYT có nêu mục tiêu của

buổi GDSK

1 (0,5)

12 (5,6)

57 (26,8)

114 (53,5)

29 (13,6) NVYT trong buổi GDSK có

nói đủ to để nghe rõ

0 (0,0)

4 (1,9)

21 (9,9)

140 (65,7)

48 (22,5)

Nội dung buổi GDSK có

thích hợp với chủ đề chủ đề

GDSK

Rất không thích hợp

Không thích hợp

Bình thường

Thích hợp

Rất thích hợp

0 (0,0)

1 (0,5)

68 (31,9)

117 (54,9)

27 (12,7)

NVYT sử dụng ngôn ngữ

trong buổi GDSK

Rất không đơn giản, rất không

dễ hiểu

Không đơn giản, không

dễ hiểu

Bình thường

Đơn giản, dễ hiểu

Rất đơn giản, rất

dễ hiểu

0 (0,0)

2 (0,9)

25 (11,7)

155 (72,8)

31 (14,6)

NVYT tạo điều kiện để người

nghe đặt câu hỏi

Rất không tạo điều kiện

Không tạo điều kiện

Bình thường Tạo điều kiện

Rất tạo điều kiện

0 (0,0)

4 (1,9)

46 (21,6)

132 (62,0)

31 (14,6)

Trang 38

NVYT trả lời các câu hỏi

Rất không ngắn gọn, rất không

đủ ý

Không ngắn gọn, không

đủ ý

Bình thường

Ngắn gọn, đủ

ý

Rất ngắn gọn, rất

đủ ý

1 (0,5)

1 (0,5)

36 (16,9)

140 (65,7)

35 (16,4) Bảng 3.5 cho thấy người bệnh cảm nhận các nội dung NVYT thực hiện quy trình GDSK đa số đạt ở mức rõ hay hài lòng, trong đó có 52,1% người bệnh hài lòng với nội dung giúp người bệnh liên hệ với bản thân, 57,7% người bệnh hài lòng với NVYT về cử chỉ cởi mở, giới thiệu về mình trong buổi GDSK cho cá nhân người bệnh, ở các nội dung này tỷ lệ người bệnh rất hài lòng cũng đạt lần lượt từ 16,4% đến 24,4%, qua 3 yếu tố trên cho thấy NVYT đã làm tốt phần giao tiếp được người bệnh hài lòng Tại bảng này nội dung nêu mục tiêu của buổi GDSK người bệnh có cảm nhận từ rất không rõ, không rõ, bình thường lần lượt có tỷ lệ 0,5%, 5,6%, 26,8%, ở đây một số NVYT có thể chưa chú ý đến nêu mục tiêu của buổi GDSK 31,9% được cảm nhận bình thường ở nội dung thích hợp với chủ đề, đây là

tỷ lệ cao được người bệnh cảm nhận bình thường, yếu tố này có thể ảnh hưởng lớn đến cảm nhận của người bệnh về công tác GDSK nên cần tìm hiểu sâu hơn nữa để tìm nguyên nhân

72,8% và 14,6% người bệnh hài lòng và rất hài lòng với nội dung NVYT sử dụng ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu Tỷ lệ NVYT tạo điều kiện cho người bệnh đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của người bệnh cũng được người bệnh đánh giá cao lần lượt từ 62,0%, 14,6% và 65,7% và 16,4%, cho thấy NVYT cần giữ vững phong độ và phát huy theo hướng đang làm khi thực hiện GDSK

Trang 39

3.1.2 Thực hiện công tác GDSK trong năm 2019-2020

Bệnh viện đã triển khai công tác tư vấn GDSK, Giám đốc bệnh viện ban hành Quyết định số 941/QĐ-BVLKTƯ ngày 16 tháng 8 năm 2018 với nội dung Quy định tổ chức tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người bệnh, kèm theo Quyết định là quy trình giáo dục sức khỏe cho nhóm, quy trình sức khỏe cho cá nhân người bệnh và Bảng kiểm thực hiện quy trình giáo dục sức khỏe Bệnh viện đã xây dựng quy định về việc tổ chức tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người bệnh, phân công hướng dẫn các khoa phòng trong bệnh viện thực hiện

Bảng 3.6 Tần suất thực hiện công tác GDSK nhóm của các khoa lâm sàng

Khoa

6 tháng năm 2019 6 tháng năm 2020

Chỉ tiêu số buổi

Thực hiện Chỉ

tiêu số buổi

Số buổi

Tỷ lệ

% đạt được

Trang 40

với kế hoạch 6 tháng/ 2020 chỉ đạt 16,6%, Tình hình 2020 dịch Covid, nhưng khoa Cấp cứu và đột quỵ, khoa Thần kinh và Alzheimer vẫn đạt cao nhất lần lượt từ 41,6% đến 58,3%, đây là sự lãnh đạo tích cực có kế hoạch của lãnh đạo khoa và tinh thần cố gắng làm việc nghiêm túc lỗ lực của NVYT trong khoa Bên cạnh đó một số khoa chưa thực hiện được kế hoạch GDSK cho khoa mình, cần tìm hiểu sâu hơi nữa để tìm ra nguyên nhân đưa ra hướng khắc phục trong thời gian tới

Công tác GDSK đối với người bệnh ngoại trú tại khoa khám bệnh định kỳ hàng năm theo chuyên đề sức khỏe, xây dựng các video, băng đĩa có nội dung GDSK phát trên màn hình tivi (màn hình ti vi được treo tại các sảnh chờ khám bệnh

và các vị trí nơi công cộng trong khuôn viên bệnh viện nơi có vị trí thuận lợi cho người bệnh, người nhà người bệnh qua sát theo dõi), phát tờ rơi, poster… nội dung GDSK

Công tác GDSK đối với người bệnh nội trú: GDSK cho người bệnh nội trú được giao trực tiếp cho các khoa lâm sàng có bệnh nhân điều trị nội trú Khoa lâm sàng xây dựng kế hoạch GDSK thường quy tại khoa, GDSK cá nhân được thực hiện qua khám, điều trị, chăm sóc người bệnh, GDSK theo nhóm được tổ chức lồng ghép vào các buổi họp hội đồng người bệnh tại khoa theo quy trình và bảng kiểm GDSK

đã được bệnh viện ban hành, phòng Điều dưỡng, Kế hoạch tổng hợp thực hiện giám sát hoạt động này, tài liệu căn cứ bộ tài liệu bệnh viện ban hành vào 03/2017

Ngày đăng: 31/01/2021, 20:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w