1. Phải dùng kềm vô trùng hay găng vô trùng để cầm lấy những vật vô trùng. 2. Không xoay lưng lại mặt vô trùng. 3. Không nói chuyện ,ho, nhảy mũi, hay choàng ngang qua mặt vô trùng. 4. Các dụng cụ đã được tiệt khuẩn phải được để nơi khô ráo. 5. Giữ kềm vô trùng trên thắt lưng, khi sử dụng không được chổng ngược lên trên, nhất là khi kềm đã nhúng vào dung dịch. 6. Muốn mở gói vô trùng, cầm gói đưa rìa khăn ra xa rồi mở hướng về phía người thực hiện. 7. Khi mở nắp hộp nếu cầm trên tay thì úp xuống,nếu để trên mặt bàn thì lật ngữa. 8. Vật dụng vô trùng khi lấy ra khỏi hộp hay lọ đựng phải nhắc thẳng lên để lấy ra, tránh chạm vào miệng hộp. 9. Vật vô trùng khi lấy ra khỏi đồ đựng không được trả trở lại. 10. Nếu có nghi ngờ về tình trạng vô trùng của món đồ thì coi như chưa vô trùng. KHỬ KHUẨN VÀ TIỆT KHUẨN 1. Tẩy uế : *Định nghĩa: Là quá trình xứ lý cho các vật dụng vệ sinh trở nên an toàn hơn (sạch hơn) trước khi cọ rửa. *Quy trình tẩy uế: - Đeo gǎng tay bảo hộ. - Tráng các vật dụng bằng nước lạnh. - Ngâm các vật dụng trong dung dịch tẩy chlorin hoặc Presept trong 10 phút. - Lấy các vật dụng ra và tráng ngay bằng nước lạnh để tránh sự ǎn mòn dụng cụ. - Cọ rửa, làm vệ sinh theo thường quy. 2. Cọ rửa * Định nghĩa: Là quá trình cơ học để loại bỏ máu/dịch cơ thể hay các vật thể lạ (như bụi, đất) ra khỏi bề mặt vật dụng hoặc da. - Cọ rửa dưới vòi nước chảy: + Với vật dụng kim loại hoặc bề mặt vật dụng: dùng bàn chải và nước xà phòng đánh cọ sau đó rửa nước sạch. + Lòng ống thông: dùng que thông và nước xà phòng thông thụt hoặc dùng bơm phụt. + Đồ gỗ, sàn nhà, tường, bề ngoài các thùng nhựa... dùng bàn chải, xà phòng. 3. Sát khuẩn: Là sự tiêu diệt hay kiềm chế sự phát triển của các vi sinh vật trên da hay các tổ chức khác của cơ thể. 3.1.Nhân viên cần sát khuẩn khi: - Có sự nhiễm bẩn các chất xuất tiết hoặc dịch máu. - Khi có sự tiếp xúc với người bệnh, người được làm dịch vụ y tế hoặc khi làm một thủ thuật có khả nǎng lây nhiễm, hoặc khi tiếp xúc với đồ vật hay tài sản của người đó. *Quy trình: - Lau rửa các vùng tiếp xúc nhất là đôi bàn tay bằng xà phòng và nước sạch trong 1 phút theo kỹ thuật quy định. - Lau lại bằng gạc tẩm cồn rồi để khô. 3.2. Sát khuẩn cho bệnh nhân: *Sát khuẩn da: được thực hiện trước khi tiêm chọc, lấy máu hoặc sát khuẩn vùng da xung quanh vết thương khì thay bǎng... * Quy trình: - Dùng cồn 70o lau cọ da trong vòng 10 giây. - Để tự khô da trong 30 giây. Nếu da bẩn thì trước khi sát khuẩn phải cọ rửa bằng xà phòng và nước trước rồi để khô sau đó mới tiến hành sát khuẩn. 4. Vô khuẩn và kỹ thuật vô khuẩn: Là làm giảm hoặc loại bỏ một số lượng lớn các vi sinh vật ở trên bề mặt của cơ thể sống (da và tế bào) và các vật dụng (dụng cụ tiểu phẫu, phẫu thuật). 5. Khử khuẩn: Định nghĩa: Là sự loại bỏ hầu hết các vi sinh vật gây bệnh ra khỏi các vật dụng trừ nha bào. Khử khuẩn có thể phân chia 3 mức độ: thấp (khử khuẩn dụng cụ tiếp xúc với các chất thải như bô, vịt, ống nhổ, túi đựng dịch dẫn lưu, sàn), trung bình (dụng cụ tiếp xúc với người bệnh: ống nghe, nhiệt kế, mặt bàn, bát đĩa...), cao (ống soi mềm, ống soi thanh quản, ống nội khí quản, đèn soi thanh quản, ống thông dạ dày tá tràng...). Khử khuẩn ở mức độ cao được thông qua việc đun sôi hoặc sử dụng các hóa chất để loại trừ tất cả các vi sinh vật trừ một số vi khuẩn có nha bào. * Quy trình khử khuẩn: 1. Khử khuẩn bằng luộc sôi: - Rửa sạch các dụng cụ. - Đặt dụng cụ vào nồi luộc, đổ nước vào nồi sao cho ngập hết các dụng cụ. Nên luộc cùng một loại dụng cụ. - Đun sôi trong 20 phút (tính từ khi bắt đầu sôi). - Nếu nước đang sôi mà cho thêm dụng cụ vào thì phải tính lại thời gian kể từ khi nước bắt đầu sôi lại. - Dùng kẹp vô khuẩn để lấy dụng cụ ra để vào trong hộp đã được tiệt khuẩn.