1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

35 30 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 54,14 KB
File đính kèm Tiểu luận Luật Cạnh tranh End.rar (50 KB)

Nội dung

PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Trong bối cảnh tiến trình toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ, nhất là khi Nghị viện Liên minh Châu Âu (EU) vừa chính thức thông qua Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) , cùng với sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã thực sự đặt ra những cơ hội và cả những thách thức đối với môi trường đầu tư trong quan hệ kinh doanh, thương mại giữa các chủ thể. Pháp luật Việt Nam nói riêng cũng như hệ thống pháp luật của tất cả các quốc gia trên thế giới đều có những quy định nhằm tạo điều kiện đến mức tối đa để các quan hệ trong lĩnh vực kinh doanh thương mại được xúc tiến thực hiện. Quyền tự do kinh doanh được thể hiện qua môi trường kinh doanh mang tính rộng mở và tạo cơ hội đến mức tối đa cho các chủ thể trong quan hệ này. Trong quan hệ về kinh doanh, các chủ thể thông qua các hành vi thương mại được nhìn nhận dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể là việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra thị trường hoặc là hành vi xúc tiến đầu tư…. để thực hiện mục tiêu mang tính đặc trưng của quan hệ này đó chính là việc tìm kiếm các khoản lợi nhuận mang tính tối đa. Tuy nhiên, không phải chủ thể nào cũng có khả năng tìm kiếm các khoản lợi nhuận như mong muốn, bởi lẽ nó còn phụ thuộc vào đối tượng là khách hàng. Như vậy, năng lực cạnh tranh là yếu tố cơ bản giúp các chủ thể kinh doanh có được chỗ đứng trên thị trường với nguồn khách hàng đủ để tạo ra nguồn lợi nhuận như mong muốn. Trong thực tiễn kinh doanh hiện nay, không ít các hành vi được xem là cạnh tranh không lành mạnh khi các chủ thể kinh doanh sử dụng các chiêu thức kinh doanh tác động đến đối thủ cạnh tranh nhằm tạo ra sự ảnh hưởng mang tính tiêu cực tối đa đối với đối thủ và gián tiếp nâng cao vị thế của chủ thể đó trên thị trường. Việc thay đổi cơ chế quản lý và vận hành trong kinh doanh đòi hỏi một hệ thống pháp luật mang tính đặc thù và phù hợp hơn trong việc điều chỉnh quan hệ kinh doanh trong thời đại mới. Nắm bắt những vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh và thực trạng xử lý các hành vi phản cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay nên chúng em quyết định chọn đề tài “Pháp luật về xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh”. Thông qua đó, nêu ra các giải pháp xử lý và kiến nghị một số nội dung cần hoàn thiện để phù hợp với tình hình thực tiễn của nước ta hiện nay.

Ngày đăng: 30/01/2021, 19:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w