1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạch định tổng hợp hệ thống chiết nạp lpg và xây dựng kế hoạch điều độ hệ thống phân phối sản phẩm của công ty cổ phần năng lượng đại việt

211 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 211
Dung lượng 3,61 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA --- NGUYỄN HUỲNH QUANG MINH HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP HỆ THỐNG CHIẾT NẠP LPG VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI S

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-

NGUYỄN HUỲNH QUANG MINH

HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP HỆ THỐNG CHIẾT NẠP LPG VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

NĂNG LƯỢNG ĐẠI VIỆT

Chuyên ngành : Kỹ Thuật Hệ Thống Công Nghiệp

Mã số : 605206

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG – HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS Nguyễn Văn Chung

Cán bộ chấm nhận xét 1 :

Cán bộ chấm nhận xét 2 :

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCM ngày tháng năm

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1

2

3

4

5

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp Mã số : 605206

1 Đề tài:

Hoạch Định Tổng Hợp Hệ Thống Chiết Nạp LPG Và Xây Dựng Kế Hoạch Điều Độ Hệ Thống Phân Phối Sản Phẩm Của Công Ty Cổ Phần Năng Lượng Đại Việt

2 Nhiệm vụ (yêu cầu về số liệu và nội dung ban đầu):

 Tìm hiểu Công ty cổ phần Năng Lượng Đại Việt

 Tìm hiểu các hoạt động của hệ thống sản xuất chiết nạp LPG

 Dự báo và hoạch định tổng hợp hệ thống chiết nạp LPG

 Điều độ hệ thống phân phối sản phẩm

 Xây dựng phần mềm hoạch định sản xuất và điều độ phân phối sản phẩm

 Kết luận và kiến nghị

2 Ngày nhận nhiệm vụ : 02/07/2012

3 Ngày kết thúc nhiệm vụ : 30/11/2012

4 Địa điểm : Công ty cổ phần Năng Lượng Đại Việt

5 Họ tên người hướng dẫn : TS NGUYỄN VĂN CHUNG

Ngày tháng năm Ngày tháng năm

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH ( Ký và ghi rõ họ tên ) ( Ký và ghi rõ họ tên )

TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin cảm ơn Thầy giáo Nguyễn Văn Chung, người đã chỉ bảo và hướng dẫn nhiệt tình cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài Em xin cảm ơn thầy

và mong chúc cho thầy sẽ luôn luôn thành công trên sự nghiệp nhà giáo của mình

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Trường đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp đã đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt các kiến thức, kinh nghiệm quí báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua

Để hoàn thành tốt luận văn này, em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng

ở Công Ty Cổ Phần Năng Lượng Đại Việt, những người đã hết lòng truyền đạt kiến thức và những kinh ngiệm quý báu của mình cho em, giúp em nâng cao trình độ hiểu biết và tích lủy những kiến thức thực tế

Và không thể không nhắc tới bố mẹ, người đã chịu nhiều vất vả hy sinh để nuôi em khôn lớn thành người Hơn nữa, những người thân trong gia đình đã luôn luôn động viên cổ vũ tinh thần em mỗi khi em gặp khó khăn, là niềm tin để em có động lực vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn thân thiết đã hỗ trợ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012

Nguyễn Huỳnh Quang Minh

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt của thị trường toàn cầu cùng với sự giới thiệu các sản phẩm mới với vòng đời ngày càng ngắn dần, để có thể thỏa mãn các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng mà vẫn tiết giảm được chi phí sản xuất, điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp là phải luôn có kế hoạch chủ động với nhu cầu thị trường liên tục thay đổi đồng thời doanh nghiệp phải liên tục cải tiến các hoạt động hoạt sản cũng như hoạt động phân phối sản phẩm Với mục tiêu như trên, luận văn đi vào các nội dung sau :

 Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm hiện hữu của Công ty CP Năng lượng Đại Việt

 Xây dựng mô hình dự báo nhu cầu sản phẩm trong tương lai và hoạch định tổng hợp kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu được dự báo

 Điều độ hệ thống phân phối sản phẩm của công ty với mục tiêu tối ưu là cưc tiểu chi phí vận tải

 Đồng thời, để đơn giản hóa việc thực hiện các công tác trên, luận văn cũng đã hoàn thành phần mềm hỗ trợ viết bằng ngôn ngữ VB kết hợp với Lingo và Excel

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ : “Hoạch Định Tổng Hợp Hệ Thống Chiết

Nạp LPG Và Xây Dựng Kế Hoạch Điều Độ Hệ Thống Phân Phối Sản Phẩm Của Công Ty Cổ Phần Năng Lượng Đại Việt” là công trình nghiên cứu của cá nhân Tôi

Tất cả nội dung và số liệu thực hiện trong đề tài hoàn toàn trung thực

Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012

Nguyễn Huỳnh Quang Minh

Trang 7

MỤC LỤC

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 3

LỜI CÁM ƠN 4

TÓM TẮT LUẬN VĂN 5

LỜI CAM ĐOAN 6

CHƯỚNG 1 : GIỚI THIỆU 13

1.1 Giới thiệu chung 13

1.2 Đặt vấn đề 14

1.3 Mục tiêu đề tài 15

1.4 Giới hạn đề tài 15

1.5 Bố cục đề tài 15

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT .16

2.1 Các lý thuyết cơ sở của đề tài .16

2.1.1 Kỹ thuật dự báo .16

2.1.2 Bài toán vận tải 21

2.1.3 Bài toán tồn kho .26

2.1.4 Bài toán hoạch định sản xuất .27

2.2 Các đề tài liên quan 29

CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG ĐẠI VIỆT 30

3.1 Tổng quan về công ty 30

3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty .31

3.3 Các sản phẩm chính của công ty 31

3.4 Kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty 33

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHIẾT NẠP VÀ PHÂN PHỐI HIỆN HỮU CỦA CÔNG TY NĂNG LƯỢNG ĐẠI VIỆT 34

4.1 Thực trạng hệ thống chiết nạp LPG của công ty 34

Trang 8

4.2 Thực trạng hệ thống phân phối hiện tại 42

CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM VINAGAS NĂM 2013 48

5.1 Thực trạng chênh lệch giữa nhu cầu và năng lực sản lượng xản xuất trong giờ 48

5.2 Lựa chọn phần mềm dự báo và xây dựng qui trình dự báo 50

5.3 Dự báo nhu cầu cho các sản phẩm Vinagas năm 2013 52

5.3.1 Dự báo nhu cầu chai gas màu xám trong lượng 12kg (VNXM12) 52

5.3.2 Dự báo nhu cầu chai gas màu đỏ trọng lượng 12kg (VND12) 67

5.3.3 Dự báo nhu cầu chai gas màu xanh trọng lượng 12kg (VNXH12) 68

5.3.4 Dự báo nhu cầu chai gas màu xám trọng lượng 45kg (VN45) 70

5.4 Tổng hợp dự báo nhu cầu trong năm 2013 72

5.4.1 Phương pháp sử dụng dự báo 72

5.4.1 Tổng hợp nhu cầu dự báo sản phẩm của Vinagas trong năm 2013 73

CHƯƠNG 6: HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CÔNG TY CP NĂNG LƯỢNG ĐẠI VIỆT NĂM 2013 74

6.1 Đánh giá thực trạng năng lực chiết nạp hiện hữu 74

6.2 Chi phí cho các yếu tố sản xuất 75

6.2.1 Chi phí thiết bị hiện hữu 75

6.2.2 Chi phí lao động 76

6.2.3 Chi phí nguyên liệu gas và vật tư phụ 77

6.2.4 Chi phí tồn kho 83

6.2.5 Chi phí vận tải 86

6.2.6 Chi phí thuê nhà cung cấp 87

6.3 Phương án sử dụng năng lực ngoài giờ giải quyết nhu cầu sản phẩm quá tải 89

6.4 Phương án chỉ sử dụng năng lực các trạm chiết vệ tinh cho nhu cầu sản phẩm quá tải 93

6.5 Phương án sử dụng năng lực tăng ca và sử dụng trạm chiết vệ tinh đáp ứng nhu cầu 99

CHƯƠNG 7: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CÔNG TY CP NĂNG LƯỢNG ĐẠI VIỆT 107

7.1 Đánh giá thực trạng hệ thống phân phối sản phẩm hiện hữu 107

7.2 Phân tích chi phí nguồn lực vận tải 108

7.3 Thiết kế hệ thống phân phối sản phẩm cho khách hàng là Tổng Đại Lý 109

Trang 9

7.3.1 Dữ liệu bài toán 109

7.3.2 Xây dựng mô hình bài toán phân phối đối với khách hàng Tổng Đại Lý 112

7.4 Thiết kế hệ thống phân phối sản phẩm cho khách hàng Bán lẻ 114

7.4.1 Dữ liệu bài toán 114

7.4.2 Xây dựng mô hình bài toán phân phối đối với khách hàng Bán lẻ 116

7.5 Thiết kế hệ thống phân phối sản phẩm cho khách hàng Công nghiệp 118

7.5.1 Dữ liệu bài toán 118

7.5.2 Xây dựng mô hình bài toán phân phối đối với khách hàng Công nghiệp 121

CHƯƠNG 8: XÂY DỰNG PHẦN MỀM HOẠCH ĐỊNH SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CÔNG TY CP NĂNG LƯỢNG ĐẠI VIỆT 123

8.1 Giới thiệu 123

8.2 Lưu đồ giải thuật cho phần mềm hoạch định tổng hợp và phân phối sản phẩm 124

8.3 Mô tả các chức năng của phần mềm 125

8.3.1 Chức năng Dự báo nhu cầu 125

8.3.2 Chức năng Hoạch Định Tổng Hợp 127

8.3.3 Chức năng Phân phối sản phẩm 129

CHƯƠNG 9: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 132

8.1 Kết luận 132

8.2 Các kiến nghị 132

8.3 Hướng phát triển đề tài 133

TÀI LIỆU THAM KHẢO 134

PHỤ LỤC A: XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM VND12, VNXH12 VÀ VN45 NĂM 2013 135

PHỤ LỤC B: MÔ HÌNH LINGO HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP CHIẾT NẠP LPG 177

PHỤ LỤC C: MÔ HÌNH LINGO ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM VINAGAS 193

PHỤ LỤC D: HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT PHẦN MỀM HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM VINAGAS 209

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG 211

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm .13

Hình 2.1 Ví dụ minh họa bài toán M-TSP 23

Hình 2.2 Ví dụ về bài toán VRP 23

Hình 2.3 Sơ đồ qui trình thực hiện hoạch định tổng hợp sản xuất 27

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty CP Năng Lượng Đại Việt 31

Hình 3.2 Các loại sản phẩm mang thương hiệu Vinagas 32

Hình 4.1 Qui trình hệ thống chiết nạp và cung ứng vỏ chai gas 36

Hình 4.2 Mô hình phân phối sản phẩm hiện tại của cty Năng Lượng Đại Việt 42

Hình 4.3 Mô hình phân phối sản phẩm đến khách hàng Tổng Đại Lý .43

Hình 4.4 Mô hình phân phối sản phẩm đến khách hàng Cửa hàng bán lẻ .43

Hình 4.5 Mô hình phân phối sản phẩm đến khách hàng Công Nghiệp .44

Hình 5.1 Quy trình dự báo nhu cầu sản phẩm 51

Hình 5.2 Biểu đồ Time Series Plot của sản phẩm VNXM12 52

Hình 5.3 Biểu đồ Autocorrelation Function của sản phẩm VNXM12 53

Hình 5.4 Biểu đồ Trend Analysis for Differences của sản phẩm VNXM12 55

Hình 5.5 Biểu đồ Autocorrelation Function for Differences của sản phẩm VNXM12 56

Hình 5.6 Biểu đồ Trend Analysis của sản phẩm VNXM12 57

Hình 5.7 Biểu đồ Autocorrelation Function Detrend của sản phẩm VNXM12 .58

Hình 5.8 Biểu đồ Winters' Method của sản phẩm VNXM12 .60

Hình 5.9 Biểu đồ Autocorrelation Function: Error WM của sản phẩm VNXM12 .61

Hình 5.10 Biểu đồ Time Series Decomposition của sản phẩm VNXM12 62

Hình 5.11 Biểu đồ Autocorrelation Function: Error DM của sản phẩm VNXM12 63

Hình 5.12 Biểu đồ Seasonal Analysis của sản phẩm VNXM12 65

Hình 5.13 Biểu đồ Component Analysis của sản phẩm VNXM12 .65

Hình 5.14 Biểu đồ Time Series Decomposition của sản phẩm VNXM12 66

Hình 5.15 Biểu đồ Time Series Decomposition của sản phẩm VND12 .67

Hình 5.16 Biểu đồ Single Exponential của sản phẩm VNXH12 .69

Hình 5.17 Biểu đồ Time Series Decomposition của sản phẩm VN45 71

Hình 6.1 Biểu đồ Trend Analysis của giá LPG nguyên liệu .78

Hình 6.2 Các trạm chiết vệ tinh của Vinagas .87

Hình 8.1 Lưu đổ giải thuật của phần mềm hoạch định sản xuất 124

Hình 8.2 Giao diện chính của phần mềm hoạch định sản xuất 125

Hình 8.3 Giao diện chức năng dự báo của phần mềm hoạch định sản xuất 126

Hình 8.4 kết quả dữ báo nhu cầu sản phẩm bằng mô hình Linear Trend .126

Hình 8.5 Kết quả dữ báo nhu cầu sản phẩm bằng mô hình Decomposition 127

Hình 8.6 Giao diện chức năng hoạch định sản xuất 128

Hình 8.7 Phần mềm Lingo giải bài toán hoạch định sản xuất .128

Hình 8.8 Chức năng hoạch định nhu cầu vật tư của phần mềm 129

Hình 8.9 Chức năng phân phối sản phẩm cho các Đại lý của phần mềm .130

Hình 8.10 Bài toán Lingo tìm lộ trình tối ưu cho các Tổng Đại Lý .130

Hình 8.11 Kết quả tìm lộ trình tối ưu cho các Tổng Đại Lý 131

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Lựa chọn kỹ thuật dự báo phù hợp 18

Bảng 2.2 Các mục tiêu điển hình trong kế hoạch tổng hợp 28

Bảng 3.1 Sản lượng gas tiêu thụ trong năm 2011–2012 ( số liệu của Phòng Kinh Doanh) 33

Bảng 4.1 Định mức nhân công cho từng trạm hiện hữu 37

Bảng 4.2 So sánh sản lượng gas tiêu thụ và năng suất chiết nạp theo từng tháng năm 2011 .39

Bảng 4.3 So sánh sản lượng gas tiêu thụ và năng suất chiết nạp theo từng tháng năm 2012 40

Bảng 4.4 So sánh các yếu tố của mô hình đặt hàng của các khách hàng .44

Bảng 4.5 Nguồn lực vận chuyển hiện tại của Công ty CP Năng Lượng Đại Việt 45

Bảng 4.6 Các hạn chế của hệ thống phân phối sản phẩm hiện tại cty Năng Lượng Đại Việt 46

Bảng 5.1 Thực trạng chênh lệch giữa nhu cầu và năng lực sản xuất 48

Bảng 5.2 Kết quả phân tích Differences của sản phẩm VNXM12 .54

Bảng 5.3 So sánh sai số kết quả các mô hình dự báo của sản phẩm VNXM12 .65

Bảng 5.4 Kết quả dự báo cho sản phẩm chai gas VNXM12 trong năm 2013 66

Bảng 5.5 So sánh sai số kết quả các mô hình dự báo của sản phẩm VND12 67

Bảng 5.6 Kết quả dự báo cho sản phẩm chai gas VND12 trong năm 2013 .68

Bảng 5.7 So sánh sai số kết quả các mô hình dự báo của sản phẩm VNXH12 .68

Bảng 5.8 Kết quả dự báo cho sản phẩm chai gas VNXH12 trong năm 2013 .69

Bảng 5.9 So sánh sai số kết quả các mô hình dự báo của sản phẩm VN45 .70

Bảng 5.10 Kết quả dự báo cho sản phẩm chai gas VN45 trong năm 2013 .71

Bảng 5.11 Tổng họp so sánh sai số các phương pháp dự báo nhu cầu sản phẩm .72

Bảng 5.12 Tổng hợp nhu cầu dự báo sản phẩm của Vinagas trong năm 2013 .73

Bảng 6.1 Khấu hao chi phí máy móc, thiết bị .75

Bảng 6.2 Chi phí lao động trực tiếp .76

Bảng 6.3 Chi phí lao động gián tiếp 76

Bảng 6.4 Dự báo giá gas nguyên liệu năm 2013 .77

Bảng 6.5 Chi phí chế tạo vỏ chai .79

Bảng 6.6 Bảng thống kê số lượng vật tư phụ sử dụng trong năm 2011 - 2012 .80

Bảng 6.7 Dự báo chi phí vật tư phụ năm 2013 .82

Bảng 6.8 Thống kê vật tư phụ tồn kho .83

Bảng 6.9 kế hoạch nhu cầu và đặt hàng vật tư phụ năm 2013 .84

Bảng 6.10 Thống kê chi phí tồn kho vật tư phụ .85

Bảng 6.11 Thống kê chi phí vận tải trung bình trong năm 86

Bảng 6.12 Chi phí chiết nạp của Trạm chiết Hoàng Ân .87

Bảng 6.13 Chi phí chiết nạp của Trạm chiết Đại Quang Minh .88

Bảng 6.14 Chi phí chiết nạp của Trạm chiết Thuận Hợp 88

Bảng 6.15 Phân tích các loại chi phí sản xuất phương án sử dụng năng lực ngoài giờ .89

Bảng 6.16 Kết quả hoạch định sản xuất phương án sử dụng năng lực ngoài giờ 92

Bảng 6.17 Phân tích các loại chi phí sản xuất sử dụng năng lực Trạm chiết vệ tinh 94

Bảng 6.18 Kết quả hoạch định sản xuất bằng sử dụng năng lực của Trạm chiết vệ tinh 96

Bảng 6.19 Phân tích các loại chi phí sản xuất phương án sử dụng năng lực ngoài giờ và trạm chiết vệ tinh 100

Bảng 6.20 Kết quả hoạch định sản xuất bằng phương án sử dụng năng lực ngoài giờ và Trạm chiết vệ tinh .103

Bảng 6.21 Tổng hợp kết quả hoạch định sản xuất năm 2013 106

Bảng 7.1 Năng lực vận tải hiện hữu của Công ty CP Năng Lượng Đại Việt .107

Trang 12

Bảng 7.2 Chi phí cố định của các phương tiện vận chuyển sản phẩm .108

Bảng 7.3 Định mức tiêu hao nhiên liệu cho mỗi phương tiện vận chuyển 109

10 Bảng 7.5 Ma trận khoảng cách giữa các đại lý đặt hàng trong ngày 1/10/2012 110

Bảng 7.6 Ma trận chi phí di chuyển giữa các đại lý 111

Bảng 7.7 Kết quả điều độ lộ trình phân phối sản phẩm cho các Đại lý 113

Bảng 7.8 Nhu cầu sản phẩm của Khách hàng bán lẻ 114

Bảng 7.9 Ma trận khoảng cách di chuyển giữa các của hàng bán lẻ 115

Bảng 7.10 Kết quả lộ trình phân phối sản phẩm cho các cửa hàng bán lẻ 116

Bảng 7.11 Nhu cần tiêu thụ sản phẩm của khách hàng công nghiệp 118

Bảng 7.12 Ma trận khoảng cách di chuyển giữa các khách hàng công nghiệp 120

Bảng 7.13 Ma trận chi phí di chuyển giữa các của hàng công nghiệp .120

Bảng 7.14 Kết quả lộ trình phân phối sản phẩm cho các khách hàng công nghiệp 122

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

MAPD Mean Obsolute Percentage Deviation

FSM-VRP Fleet size and mix Vehicle Routing Problem

Trang 13

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 Giới thiệu chung

Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, việc cạnh tranh hiệu quả mang tính sống còn của nhiều doanh nghiệp, trong khi nhiều chiến lược mà doanh nghiệp đưa

ra đều mang theo một mục đích sau cùng là giảm thiểu tối đa các chi phí hoạt động để làm nền tảng cho cạnh tranh và lợi nhuận Trong đó, quá trình sản xuất tạo sản phẩm là nơi hao tốn nhiều chi phí nhất Do vậy, doanh nghiệp thường tập trung vào giải quyết bài toán chi phí ở khâu sản xuất

Hoạch định sản xuất : bao gồm tất cả các yếu tố tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh Hoạch định sản xuất là lập kế hoạch sản xuất cho nguồn lực sẵn có đối với nhu cầu thị trường

từ dó đưa ra được phương án, giải pháp hoạt động sao cho hiệu quả nhất

Một hệ thống sản xuất được hoạch định tốt nghĩa là tất cả các thành phần của hệ thống hoạt động một cách nhịp nhàng, năng suất cao và hiệu quả

Hoạch định sản xuất hay còn gọi là hoạch định nguồn lực sản xuất bao gồm hoạch định cho các thành phần: con người, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, qui trình sản xuất,…Nhằm giúp cho các thành phần này hoạt động với một năng suất cao và hiệu quả Việc hoạch định sản xuất có thể tổ chức cho chừng dơn vị sản xuất và cho cả nhà máy sản xuất

Sự cần thiết của hoạch định tổng hợp được thể hiện qua qui trình sau:

Hình 1.1 Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Sản Phẩm

Thời gian

Hệ thống sản

xuất

Hoạt động phân phối

Nhu cầu thực

sự

Trang 14

- Thứ nhất là độ lệch hay độ trễ về thời gian giữa nhu cầu và sản xuất Sản phẩm và dịch vụ chỉ gặp nhu cầu thực sự sau khoảng thời gian cần để sản xuất, đóng gói, vận chuyển tới các điểm phân phối hay người tiêu dùng

- Thứ hai là các nhu cầu dự đoán có thể biến thiên dao động lớn, do đó làm cho mức sản xuất lệch với nhu cầu dự đoán

Vì vậy, để có thể chuẩn bị mức sản xuất phù hợp với nhu cầu một cách chủ động thì doanh nghiệp cần cần có kế hoạch sản xuất trong tương lai dựa vào những dự báo đáng tin cậy

Bên cạnh chi phí về sản xuất thì một chi phí khá cao trong cơ cấu tồng chi phí của một doanh nghiệp là chi phí vận chuyển, phân phối nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm…Theo thống kê của Viện Chiến lược phát triển Giao thông vận tải cho thấy giao thông vận tải ở Việt Nam chiếm khoảng 20% phí sản suất

Chi phí vận tải cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức mạnh cạnh tranh về sản phẩm hàng hóa của Việt Nam trên thị trường thế giới cũng như thị trường nội địa Theo ước tính, cứ giảm 1% chi phí vận chuyển giúp giảm 0.1% giá bán cuối cùng

Để có thể tiết giảm chi phí vận tải, điều cần thiết đối với doanh nghiệp là xây dựng lịch điều vận tối ưu trong quá trình phân phối và vận chuyển hàng hóa và sản phẩm

1.2 Đặt vấn đề

Hiện tại, Công ty Năng Lương Đại Việt hoạt động theo mô hình sản xuất – kinh doanh trong đó chi phí sản xuất hàng năm chiếm tỉ trong cao trong tổng chi phí

- Năng lực chiết nạp hiện tại không đáp ứng được nhu cầu của thị trường

- Mặt bằng sản xuất bố trí còn chưa hợp lý,mặt bằng phục vụ sản xuất nhỏ hẹp

- Hoạch định sản xuất không được dự báo và có giải pháp an toàn cho nhu cầu của khách hàng Sản xuất theo nhu cầu đặt hàng hằng ngày, nhu cầu bao nhiêu sản xuất bấy nhiêu nên có thời gian quá tải có thời gian thừa năng lực nhưng không được tận dụng triệt để

Trang 15

- Kế hoạch phân phối gas không chủ động, giao hàng theo nhu cầu ai đến trước ưu tiên trước mà không quan tâm dến việc bố trí khoảng đường đi phù hợp nhất

Vì những hạn chế nêu trên, từ đó căn cứ để đưa ra nghiên cứu đề tài : Hoạch định

tổng hợp hệ thống chiết nạp và thiết kế hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty

CP Năng Lượng Đại Việt

1.3 Mục tiêu đề tài

Mục tiêu của đề tài là Cực tiểu chi phí sản xuất và Cực tiểu chi phí hệ thống phân phối sản phẩm

1.4 Giới hạn đề tài

- Tập trung tìm hiểu Phân xưởng chiết nạp, mặt bằng kho chứa

- Tìm hiểu nguồn lực phân phối hiện hữu của công ty

- Đánh giá qui trình công nghệ hiện tại, bài toán phân phối sản hiện hữu của công ty

- Thu thập dữ liệu từ năm 2011 – 2012 nhằm tạo cơ sở đánh giá ra quyết định

1.5 Bố cục luận văn

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết

Chương 3: Giới thiệu tổng quan Công ty Năng Lượng Đại Việt

Chương 4: Phân tích thực trạng hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối hiện hữu của Công ty Năng Lượng Đại Việt

Chương 5: Xây dựng mô hình dự báo nhu cầu sản phẩm năm 2013

Chương 6 : Hoạch định tổng hợp kế hoạch sản xuất trong năm 2013

Chương 7: Thiết kế hệ thống phân phối sản phẩm

Chương 8 : Xây dựng phầm mềm hoạch định sản xuất và phân phối

Chương 9: Kết luận và kiến nghị

Trang 16

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Kỹ thuật dự báo

2.1.1.1 Khái niệm chung về dự báo

Dự báo là khả năng nhận thức được sự vận động của các đối tượng nghiên cứu trong tương lai dựa trên sự phân tích chuỗi thông tin trong quá khứ và hiện tại

2.1.1.2 Bản chất dự báo

- Mang tính khoa học

- Theo kiểu tính xác suất

- Dựa trên chuỗi thời gian bao gồm các yếu tố:

- Tính thời gian hữu hạn: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn

- Dự báo ảnh hưởng đến các quyết định: chính sách, sản phẩm, công nghệ, xây dựng nhà máy, quyết định hoạt động

2.1.1.3 Phân loại dự báo

Mô hình dự báo có thể được chia thành vài kiểu như là: định tính hoặc định lượng, bình thường hoặc đặc thù, bản chất hoặc hình thức, thống kê hoặc không thống kê, mô

tả hoặc giải thích

Trang 17

2.1.1.4 Kiểu dự báo

a Dự báo định tính

Khi mà số liệu dự báo không có hoặc không liên quan thì các nhà lập kế hoạch không có căn cứ cụ thể để làm một mô hình dự báo Do vậy họ sẽ vận dụng khả năng chuyên môn, kinh nghiệm, và các nhận định đánh giá tình hình làm cơ sở cho một dự báo trong tương lại Một dự báo kiểu thế này gọi là dự báo định tính Phương pháp này dựa vào cách nhìn, chuyên môn và quan điểm quản lý

b Dự báo định lượng

Khi số liệu đã thu thập được là giá trị sử dụng trong việc lập kế hoạch hoặc có đầy

đủ các số liệu cần thiết thì thông qua các phương pháp dự báo, các mô hình dự báo đã được nghiên cứu người ta ứng dụng để tính toán ra được các giá trị cụ thể cho các hoạt động trong tương lai thì gọi là dự báo định lượng

Các phương pháp được sử dụng trong dự báo định lượng là:

- Phương pháp dự báo kiểu chuỗi thời gian (Time Siries Methods)

- Phương pháp nguyên nhân (Causative Methods)

2.1.1.5 Thời gian dự báo

a Dự báo ngắn hạn

Thời gian dự báo thường không quá 3 tháng, dùng cho nhà quản lý cấp thấp trong các kế hoạch mua sắm, điều độ công việc, phân giao nhiệm vụ,…Thướng sử dụng phương pháp chuỗi thời gian, hoặc đôi khi dùng phương pháp nguyên nhân và phương pháp định tính

b Dự báo trung hạn

Thời gian dự báo từ 3 tháng đến 2 năm, dùng cho nhà quản lý cấp trung trong kế hoạch sản xuất và phân phối hoặc đánh giá mức độ tồn kho cần thiết Sử dụng phương pháp chuỗi thời gian, phương pháp nguyên nhân và phương pháp định tính

Trang 18

c Dự báo dài hạn

Thời gian dự báo trên 2 năm, dùng cho nhà quản lý cấp cao trong các kế hoạch chiến lược lâu dài như đánh giá các mục tiêu dài hạn, tham gia vào thị trường mới, phát triển kỹ thuật mới hoặc các điều kiện mới, thiết kế mạng lưới sản xuất kinh doanh Thường sử dụng phương pháp nguyên nhân và phương pháp định tính

2.1.1.6 Lựa chọn kỹ thuật dự báo phù hợp

Bảng 2.1 Lựa chọn kỹ thuật dự báo phù hợp

Yêu cầu dữ liệu tối thiểu Phương pháp Đặc tính

dữ liệu

Thời gian

dự báo

Dạng

mô hình Không có

tính mùa

Tính mùa

Trang 19

Ghi chú:

- Đặc tính dữ liệu: ST – ổn định, T – tính xu hướng, S – tính mùa, C – tính chu kỳ

- Thời gian dự báo: S – ngắn hạn (< 3 tháng), I – trung hạn, L – dài hạn

- Dạng mô hình: TS – chuỗi thời gian, C – nguyên nhân

- Tính mùa: s – chiều dài của mùa

- Biến: V – số lượng biến

(Nguồn: John E Hanke and Dean W Wichern, Business Forecasting, Prentice Hall

Co, trang 80)

2.1.1.7 Một số phương pháp dự báo chuỗi thời gian

- Mô hình phương ngang

 Nhu cầu chu kỳ trước

 EWMA có chỉnh hướng và mùa

- Phương pháp dự báo theo khuynh hướng:

 Mô hình phân tích hồi quy

 Mô hình đường bậc hai

 Phương pháp Holt’s

- Phương pháp dự báo có xét đến yếu tố mùa:

Trang 20

 Mô hình Winters’ three-Factor

 Mô hình phân ly

 Hồi quy mùa

2.1.1.8 Các loại sai số dùng để đánh giá mô hình dự báo

- Sai số trung bình:

AE =

n

F D

n

t

t t

n

t

t t

n

t

t t

n

t

t t t

(2.7) Với:

t: khoảng thời gian

Dt : nhu cầu trong khoảng thời gian t

Ft : dự báo cho khoảng thời gian t

n : tổng số khoảng thời gian

Trang 21

2.1.2 Bài toán vận tải

2.1.2.1 Khái niệm về vận tải

Vận tải là hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm hoán chuyển vị trí của hàng hóa và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiện vận tải Nguyên vật liệu, hàng hóa…chỉ có thể đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng nhờ các phương tiện vận tải Do đó, vận tải đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp

Vận tải là điểm nối hữu hình giữa công ty với nhà cung cấp và khách hàng Các hình thức vận tải:

- Vận tải đường thủy

- Vận tải đường bộ

- Vận tải đường sắt

- Vận tải hàng không

- Vận tải đường ống

2.1.2.2 Vai trò của vận tải trong hoạt động Logistics

Vận tải là hoạt động kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động logistic Vai trò của vận tải sẽ ngày càng tăng thêm khi chi phí vận chuyển chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng chi phí logistic

2.1.2.3 Các dạng bài toán vận tải

Bài toán vận tải là dạng bài toán lộ trình đơn giản nhất, trình bày cách quyết định bao nhiêu hàng vận chuyển từ trạm đến khách hàng, cho sẵn nhà cung cấp tại trạm và nhu cầu của một số khách hàng, từ đó cực tiểu tổng chi phí vận chuyển Yêu cầu của bài toán là mỗi khách hàng được phục vụ bởi ít nhất một trạm

Trang 22

a Bài toán tìm đường đi ngắn nhất (SPP-Shortest Path Problem)

Là bài toán tính đoạn đường ngắn nhất từ một điểm cho trước đến một điểm khác cũng được cho trước trong mạng hay đoạn đường ngắn nhất đi qua một số điểm cho trước

Giải thuật cho bài toán tìm đường đi ngắn nhất ngắn nhất thường được gọi là “giải thuật tìm đường” Các giải thuật tìm đường thường được áp dụng là giải thuật Dijkstra’s, giải thuật Floy-Warshall, giải thuật Johnson’s…

b Bài toán đường đi của người bán hàng (TSP)

Là sự mở rộng của bài toán tìm đường đi ngắn nhất (SPP-Shortest Path Problem) nhưng điều kiện ràng buộc là người bán hàng phải ghé qua tất cả các khách hàng

Bài toán TSP là bài toán cho trước tập hợp các “thành phố” (“cities”) với chi phí di chuyển giữa mỗi cặp, tìm đường đi có chi phí nhỏ nhất phải đi qua tất cả các thành phố chỉ một lần và quay lại điểm bắt đầu Bài toán TSP còn gọi là bài toán lộ trình nút (Node Routing Problem)

Cho tập C gồm m thành phố, khoảng cách d(Ci, Cj)  Z với mỗi cặp thành phố Ci,

Cj  C và số nguyên dương B Câu hỏi đặt ra: Đâu là đường đi của C có tổng chiều dài ngắn nhất nghĩa là  d (Cij, Ci(j+1)) + d(Cim, Ci1) nhỏ nhất?

c Bài toán đường đi của nhiều người bán hàng (M-TSP)

Là sự mở rộng của bài toán đường đi của người bán hàng nhưng số người bán

hàng-số phương tiện vận chuyển nhiều hơn một và không có ràng buộc thời gian và sức chứa Những “người bán hàng” (phương tiện vận chuyển) này xuất phát và quay lại tại trạm dừng trung tâm (depot)

Trang 23

Hình 2.1: Ví dụ minh họa bài toán M-TSP

Bài toán M-TSP gần giống với những bài toán trong thực tế và điều kiện bài toán phát sinh khi có nhiều hơn một xe vận chuyển Bài toán này không giới hạn số nút mà mỗi “người bán hàng” (phương tiện vận chuyển) ghé đến trừ khi mỗi xe vận chuyển phải ghé thăm ít nhất một nút

d Bài toán lộ trình vận tải (Vehicle Routing Problem)

Là sự phát triển từ bài toán M_TSP Tuy nhiên bài toán VRP tìm đường đi tối ưu cho một tập xe và điều kiện ràng buộc không vượt qua một sức chứa giới hạn cho phép Bài toán này tìm đường đi tối ưu cho một tập xe mà trong đó mỗi nút đều được ghé qua và sức chứa của xe không được vượt giới hạn sức chức cho phép; nơi đến được xem như trạm dừng (depot), là nơi mà tất cả các loại xe bắt đầu và kết thúc cho một chuyến vận chuyển Trạm dừng thường không phải là vị trí nhu cầu (demand node)

Hình 2.2: Ví dụ về bài toán VRP

Trang 24

d

1 1

)( (v = 1, …… NV)

v ij

v ij

v j

x hay 1 với tất cả i, j, v

Với: n: l số trạm

NV: là tổng số xe

Kv: là sức chứa của xe

Tv: là tổng thời gian cho phép vận chuyển qua các vị trí

ti: là thời gian di chuyển qua các vị trí

xij: là 1 nếu có đường di chuyển từ vị trí i đến vị trí j

cij: chi phí di chuyển từ nút i đến nút j

Trang 25

di: nhu cầu tại vị trí i X: ma trận với các thành phần xij

e Bài toán tìm lộ trình của đội xe gồm nhiều loại xe ( FSMVRP)

Bài toán giải quyết vấn đề tìm lộ trình và loại xe sử dụng tương ứng với từng lộ trình Mục tiêu của bài toán là cực tiểu tổng chi phí bao gồm chi phí cố định (cho từng loại xe) và chi phí vận chuyển (phụ thuộc vào khoảng cách vận chuyển và vị trí của các khách hàng) Bài toán được mô hình như sau: [15]

k j T

n i

k ij

x

j = 1, n

0

0 0

k jl n

l jl n

k k

x

i  j = 0 n k = 1 T Với :

T: số loại xe

Fk : chi phí cố định của mỗi loại xe k (f1 <f2 <…<fk )

Qk : sức chứa của xe loại k (Q1<Q2 <…<Qk

dj : Nhu cầu tại khách hàng thứ j

Trang 26

cij : chi phí vận chuyển từ khách hàng i sang khách hàng j

n : số khách hàng

xijk = 1 nếu một xe loại k di chuyển từ i sang j

xijk = 0 ngược lại

Yij = dòng sản phẩm đi từ i sang j

2.1.3 Bài toán tồn kho

2.1.3.1 Khái niệm tồn kho

Tồn kho là toàn bộ nguồn vào quy trình sản xuất như hàng cung ứng, nguyên vật liệu, phụ tùng mà công ty dùng trong hoạt động kinh doanh, ngoài ra còn bao gồm cả công việc đang được thực hiện – hàng hóa đang trong nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau – cũng như thành phẩm đang chờ xuất kho đem bán hoặc vận chuyển đến khách hàng

2.1.3.2 Chức năng cơ bản của tồn kho

- Duy trì sự độc lập của các hoạt động

- Đáp ứng sự thay đổi nhu cầu của sản phẩm

- Tạo sự linh hoạt cho điều độ sản xuất

- Tạo sự an toàn khi thay đổi thời gian cung ứng nguyên vât liệu

- Giảm chi phí đặt hàng nhờ đơn hàng có số lượng lớn

2.1.3.3 Các chi phí cho tồn kho

Trang 27

2.1.3.4 Tồn kho an toàn

Tồn kho an toàn là tồn kho thêm vào nhằm tránh hết hàng Tồn kho an toàn thỏa mãn nhu cầu trong thời gian chờ khi nhu cầu vượt quá nhu cầu kỳ vọng hay thời gian chờ thực vượt quá thời gian chờ kỳ vọng

Tồn kho an toàn giảm chi phí hết hàng, tăng chi phí tồn trữ Vì vậy, cần thiết phải tính toán tối ưu chi phí cho việc hết hàng và phí tồn trữ nhằm đáp ứng được mức độ phục vụ mong muốn

2.1.4 Bài toán hoạch định sản xuất

Khái niệm : Hoạch định sản xuất tổng hợp là việc huy động các nguồn lực nhằm

đáp ứng nhu cầu thị trường sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao Mối quan hệ của hoạch định sản xuất tổng hợp với công tác quản trị khác thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 2.3 Sơ đồ qui trình thực hiện hoạch định tổng hợp sản xuất

Nhu cầu thị trường

Hoạch định tổng hợp

Khả năng sản xuất

Lựa chọn chiết lược sản xuất

Kế hoạch sản xuất

Kế hoạch cho các yếu tố sản xuất

Trang 28

Bảng 2.2 Các mục tiêu điển hình trong kế hoạch tổng hợp

Tối thiểu chi phí/Tối đa lợi nhuận Nếu nhu cầu khách hàng không bị ảnh hưởng bởi

kế hoạch thì giảm chi phí cò nghĩa là tăng lợi nhuận

Tối thiểu đầu tư tồn kho Tích lũy tồn kho lớn rất tốn kém vì tiền không thể

sử dụng đầu tư them vào sản xuất

Tối thiểu những thay đổi về sản

lượng

Những thay đổi về sản lượng thường xuyên có thể gây ra những khó khăn trong việc hối hợp cung ứng vật tư và đòi hỏi cân đối lại dây chuyền sản xuất

Tối thiểu những thay đổi về nhân

lực

Nhân lực dao động có thể gây ra giảm năng suất

do những nhân viên mới cần thêm thời gian để làm việc hết năng suất và tốn thêm chi phí đào tạo hay

Hoạch định sản xuất tổng hợp là việc cân đối giữa nhu cầu và khả năng sản xuất

Tồn kho ban đầu

Sản xuất bình thường nội lực

Sản xuất ngoài giờ

Qui trình chung cho hoạch định sản xuất tổng hợp:

 Xác định khả năng (thời gian định kỳ, ngoài giờ, hợp đồng phụ) cho từng thời kỳ

 Nhận ra các chính sách thích hợp cho công ty hay cho từng bộ phận (ví dụ như duy trì một khoản dự trữ an toàn 5% nhu cầu, hay duy trì lực lượng lao động ổn định…)

Trang 29

 Xác định chi phí đơn vị cho thời gian định mức, ngoài giờ, hợp đồng phụ

 Đề ra các phương án lựa chọn và tính toán các chi phí cho từng phương án

 Nếu có nhiều phương án thỏa mãn nhu cầu, hãy chọn phương án thõa mãn nhất

2.2 Các đề tài tham khảo

[9] Nghiên cứu bài toán tìm đường đi và điều độ cho các phương tiện vận tải áp dụng cho công ty vận tải và dịch vụ hàng hải Khánh Hội Luận văn đã nghiên

cứu các bài toán tìm lộ trình tối ưu cho đội phương tiện vận tải, xây dựng kế hoạch điều độ hợp lý và đáp ứng tốt cho nhu cầu khách hàng

[10] Xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng sản phẩm tại Công ty Cổ phần BIBICA

Luận văn đã nghiên cứu và phân tích thực trạng tại công ty để xây dựng mô hình nhằm đánh giá hệ thống phân phối của công ty với các loại sản phẩm chủ lực là Hura, kẹo, sản phẩm dinh dưỡng và bột ngũ cốc, xác định hệ thống phân phối tối

ưu và thiết kế tồn kho an toàn với các mức phục vụ tại trạm phân phối Đề tài cũng

đã dự báo nhu cầu từ đó xác định nhu cầu và tồn kho an toàn cho nguyên liệu sản

Trang 30

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG

ĐẠI VIỆT

3.1 Tổng quan về công ty:

CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG ĐẠI VIỆT

 Tên doanh nghiệp (Tiếng Việt): CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG ĐẠI VIỆT

(Tiếng Anh) : DAI VIET ENERGY JOIN STOCK COMPANY

 Địa chỉ: Lô A87/I, đường số 5, KCN Vĩnh Lộc, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP HCM, Việt Nam Điện thoại: (08) 37.65.65.65; Fax: (08) 37.65.65.61

- vật tư ngành dầu khí; Đại lý kinh doanh xăng dầu; Sản xuất, mua bán: dầu, mỡ bôi trơn, dầu nhờn, sản phẩm hóa dầu (không sản xuất tại trụ sở); Lắp đặt hệ thống bồn

Trang 31

chứa, đường ống gas; Sản xuất thiết bị cơ khí, thiết bị điện, điện tử, thiết bị năng lượng mặt trời, sản phẩm nhựa (không sản xuất tại trụ sở)

3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty Năng Lượng Đại Việt

Ban Lãnh đạo Công ty (HĐQT, Ban TGĐ) bao gồm :

 Bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị

 Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh - Phó Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị

 Ông Lê Phúc Đại - Ủy viên Hội Đồng Quản Trị - kiêm Tổng Giám Đốc

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty CP Năng Lượng Đại Việt

3.3 Các sản phẩm chính của công ty

 Về sản phẩm: gồm 03 loại:

VN12: Loại bình gas 12kg ( xanh, xám, đỏ)

Trang 32

Hình 3.2 Các loại sản phẩm mang thương hiệu Vinagas

VN45: Loại bình gas 45kg

 Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm: Vinagas là đơn vị đầu tiên trong nghành

gas được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000

 Để chủ động trong sản xuất kinh doanh công ty đã mua được 70% cổ phần

nhà máy Hong Leon chuyên sản xuất vỏ bình đạt tiêu chuẩn quốc tế về an toàn chất lượng Hàng năm nhà máy sản xuất 18 triệu vỏ bình dân dụng và 6 triệu vỏ bình gas công nghiệp giúp công ty luôn chủ động phân phối và trong sản xuất kinh doanh

 Mỗi bình Vinagas đều được công ty mua bảo hiểm chất lượng Điều này đã

làm cho khách hàng yên tâm trong khi sử dụng sản phẩm công ty Công ty luôn đặt chất lượng lên hàng đầu Mỗi sản phẩm xuất ra thị trường luôn được kiểm định chất lượng chặt chẻ

 Về nguồn cung cấp nguyên liệu: ngoài nguồn cung cấp là kho Dinh Cố ra,

công ty cũng đã kí hợp đồng cung cấp gas với Tavina- công ty chuyên cung cấp và nhập khẩu gas trực tiếp từ Thái Lan, Trung Quốc, Malaisia

Trang 33

 Hiện nay theo thồng kê có khoảng hơn 60 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gas trên cả nước với 8 triệu vỏ bình được tung ra thị trường Trong đó có khoảng 40 doanh nghiệp là có thương hiệu và chị có 10 doanh nghiệp là có kho tồn trữ gas, trong đó không

có Vinagas

 Tại thị trường miền Nam, Vinagas đang đứng vị trí thứ 8 về sản lượng tiêu thụ Sản lượng năm 2009 là 21.500 tấn/năm, thấp hơn khoảng 7.000 tấn so với thương hiệu đứng thứ 7 là V-gas, PM gas, Picnic gas, và chỉ bằng chưa đến ¼ so với sản lượng của thương hiệu dẫn đầu là SaiGonPetro

3.4 Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty

Sau 05 năm hoạt động dưới thương hiệuVINAGAS®, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thị trường gas có nhiều biến động, giá dầu khí thế giới tăng giảm không theo quy luật, chịu sự cạnh tranh của nhiều Công ty kinh doanh gas khác,… tuy nhiên bằng sự nỗ lực hoạt động sản xuất, kinh doanh của VINAGAS đã đạt được những kết quả khả quan

Bảng 3.1 Sản lượng gas tiêu thụ trong năm 2011–2012 ( số liệu của Phòng Kinh Doanh)

Sản lượng tiêu thụ năm 2011 Sản lượng tiêu thụ năm 2012 STT

Phân loại

khách

hàng

Số lượng khách hàng

Sản lượng năm (tấn/năm)

Sản lượng ngày (tấn/ngày)

Số lượng khách hàng

Sản lượng năm (tấn/năm)

Sản lượng ngày (tấn/ngày)

Trang 34

CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHIẾT NẠP VÀ PHÂN PHỐI HIỆN HỮU CỦA CÔNG TY NĂNG LƯỢNG ĐẠI VIỆT

4.1 Thực trạng hệ thống chiết nạp LPG của công ty:

 Nhà xưởng: công ty có 2 nhà xưởng với tổng diện tích 3000 m2 gồm: 01 nhà xưởng chứa các bình gas và 01 xưởng chiết gas thành phẩm

 Phân xưởng chứa các bồn gas: 03 bồn chứa khí đốt hóa lỏng ( LPG) để chiết nạp vào các bình gas, 02 bồn nhỏ mỗi bồn chứa 10 tấn gas và 01 bồn lớn chứa 20 tấn

 Phần xưởng chiết nạp và thành phần: bao gồm các valve tiết lưu, các vavle an toàn, các đồng hồ đo chỉ thị, 02 máy bom gas, máy khí nén và 05 đầu cân chiết nạp, máy rửa chai, máy rút lỏng, nồi đung điện cung cấp hơi nước để đóng niêm bình gas Bên cạnh là kho dùng để chứa các bình gas đã được chiết nạp

Qui trình chiết nạp gas hiện tại (hình 4.1)

 Bước 1 : Vỏ chai đươc thu hồi từ các khách hàng sẽ được tập trung vào khu chửa

vỏ để sàng lọc những vỏ chai đạt yêu cầu Tại đây, những vỏ chai hết hạn kiểm định, bị tróc sơn, móp vỏ… sẽ được loại ra khu vực chứa vỏ chờ bão dưỡng lại Những vỏ đạt yêu cầu sẽ được xếp theo màu chờ chiết nạp

 Bước 2 : Vỏ chai được công nhân đưa vào máy rút lỏng, những chất cặn còn lại trong vỏ sẽ được thu hồi về bể bồn chứa chờ xử lý

 Bước 3 : Vỏ chai tiếp tục được công nhân vận chuyển lên lên băng tải xích chạy tự động đưa đến máy rửa chai, tại đây vỏ chai được làm sạch bên ngoài

 Bước 4 : Vỏ chai sau khi làm sạch sẽ được chạy trên băng tải đến máy bơm gas cấp 1, tại đây người công nhân sẽ đưa bình gas lên cân điện tử và đưa vòi nạp vào

vỏ chai Gas được nạp đến 95% trọng lượng sẽ tự ngắt, sau đó người công nhân đẩy vỏ chai trở lại băng tải tiếp tục đến giai đạon nạp tinh

Trang 35

 Bước 5 : Chai gas tiếp tục được đưa đến trạm nạp tinh, người công nhân cũng tiếp tục lặp lại thao tác như nạp thô như giai đoạn này tốn nhiều thời gian hơn vì phải nhập khối lượng nạp cuối cùng

 Bước 6 : Chai gas sau khi nạp đầy gas tiếp tục chạy trên băng tải đến vị trí của máy tạo bọt kiểm tra rò rỉ lần 1, người công nhân xịt bọt vào các vị trí mối nối bình và đầu van khóa để kiểm tra bằng mắt xem có rò rỉ hay không Nếu chai gas không bị rò rỉ sẽ tiếp tục đi qua băng tải, nếu chai gas bị rò rỉ sẽ được đẩy ra băng tải phụ ra ngoài xử lý

 Bước 7 : Chai gas được băng tải đưa đến vị trí công nhân gắn màn co Tại đây màn

co được công nhân chụp vào đầu bình gas

 Bước 8 : Chai gas tiêp tục chạy đến máy rút màn co niêm phong Tại đây bình gas dừng lại và máy rút màn co chụp hơi nóng làm co rút màn co lại

 Bước 9 : Chai gas được băng tải đưa đến vị trí kiểm tra rò rỉ lần 2 Công nhân lặp lại thao tác như lần kiểm tro rò rỉ 1 Nếu bình đạt yêu cầu băng tại sẽ chuyển đến

Trang 36

Hình 4.1 Qui trình hệ thống chiết nạp và cung ứng vỏ chai gas

MÁY RÚT MÀN CO

BĂNG TẢI

BĂNG

TẢI

BĂNG TẢI

MÁY BƠM GAS CẤP 1

MÁY BƠM GAS CẤP 2

XE TẢI

VẬN CHUYỂN THỦ CÔNG

MÁY TẠO BỌT

MÁY

TẠO BỌT

CHUẨN BỊ VỎ CHAI RỖNG

LÀM SẠCH BÊN TRONG

VỎ CHAI

MÁY RÚT

NGOÀI VỎ CHAI

MÁY RỬA

(95% TRỌNG LƯỢNG YÊU CẦU)

NẠP TINH

(100% TRỌNG LƯỢNG YÊU CẦU)

KIỂM TRA RÒ

RỈ LẦN 1

LẮP THỦ CÔNG GẮN MÀN CO

RÚT MÀN CO

KIỂM TRA RÒ

RỈ LẦN 2

DÁN THỦ

THƯƠNG HIỆU

LƯU KHO TẠM

BỐC DỠ THỦ CÔNG CHUYỂN SẢN

PHẨM LÊN XE

CHUYỂN SẢN PHẨM DẾN NƠI TIÊU THỤ

BÓC DỠ THỦ CÔNG THU HỒI VỎ

CHAI ĐÃ SỬ DỤNG

XE TẢI CHUYỂN VỎ

CHAI VỀ CÔNG TY

PHÂN LOẠI THỦ CÔNG

CHỌN LỰA VỎ ĐẠT YÊU CẦU

SỬ DỤNG

BĂNG TẢI

BĂNG TẢI BĂNG TẢI

BĂNG TẢI

Trang 37

Bảng 4.1 Định mức nhân công cho từng trạm hiện hữu

THAO TÁC

SỐ TRẠM MÔ TẢ CÔNG VIỆC

SỐ LƯỢNG NHÂN SỰ

GHI CHÚ

04 người/4 trạm

3 Băng tải Tự

động

Chuyển vỏ chai đến trạm kế tiếp

4 Rửa vỏ chai 04

Công nhân đưa lên bằng tải

tự động đưa vào máy rửa bình

04 người/4 trạm

5 Băng tải Tự

động

Chuyển vỏ chai đến trạm kế tiếp

Công nhân đưa chai vào nạp thô đến 95% khối lượng yêu cầu và đẩy lại băng tải

04 người/4 trạm

7 Băng tải Tự

động

Chuyển vỏ chai đến trạm kế tiếp

8 Nạp tinh 04

Công nhân đưa chai vào nạp đến 100% khối lượng yêu cầu và đẩy lải băng tải

04 người/4 trạm

9 Kiểm tra rò rỉ 04 Công nhân xịt bọt vào mối 02 người/4 trạm

Trang 38

lần 1 nối và kiểm tra bằng mắt

10 Băng tải Tự

động

Chuyển vỏ chai đến trạm kế tiếp

11 Gắn màn co 04 Công nhân gắn màn co vào

van đầu chai gas

02 người/4 trạm

12 Băng tải Tự

động

Chuyển vỏ chai đến trạm kế tiếp

13 Máy rút màn

ro

Tự động

Chụp đầu nhiệt vào làm màn co rút lại

0 người/ 4 trạm

14 Băng tải Tự

động

Chuyển vỏ chai đến trạm kế tiếp

19 Bóc dỡ chờ

Chuyển sản phẩm hoàn tất đến khu tập kết chơ xe phân phối

04 người/ 4 trạm

Trang 39

Bảng 4.2 So sánh sản lượng gas tiêu thụ và năng suất chiết nạp theo từng tháng năm 2011 (Theo số liệu Phòng Kinh Doanh)

ĐÁP ỨNG

NHU CẦU

KINH DOANH

80,7% 81,5% 82,7% 83,7% 84,4% 83,2% 82.6% 82,1% 81,8% 81,2% 81,3% 80,1% 82.1%

Trang 40

Bảng 4.3 So sánh sản lượng gas tiêu thụ và năng suất chiết nạp theo từng tháng năm 2012 (Theo số liệu Phòng Kinh Doanh)

SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ

Chai gas

12kg 74300 73033 72124 71883 71283 71275 71367 71708 72316 72850 73682 74042 869863 Chai gas

ĐÁP ỨNG

NHU CẦU

KINH DOANH

79,0% 79,9% 80,6% 80,8% 81,7% 81,4% 81,3% 81,1% 80,7% 79,9% 79,4% 79,3% 80,42%

Ngày đăng: 29/01/2021, 13:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Hồ Thanh Phong, 2003, Vận trù học 1: Các mô hình tất định, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận trù học 1: Các mô hình tất định
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh
[2] Hồ Thanh Phong, 2003, Kỹ thuật ra quyết định trong công nghiệp và quản lý, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật ra quyết định trong công nghiệp và quản lý
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh
[3] Nguyễn Văn Chung – Hồ Thanh Phong,2002, Quản lý sản xuất, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý sản xuất
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh
[4] Nguyễn Tuấn Anh, 2002, Giáo trình Ứng dụng máy tính trong Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ứng dụng máy tính trong Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh
[5] Douglas M. Lambert – James R. Stock – Lisa M. Ellram, Fundamentals of Logistics Management, Irwin McGraw – Hill Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fundamentals of Logistics Management
[7] Martin Salverberge, Vehicle Routing and Scheduling. Georgia Institue of Technology Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vehicle Routing and Scheduling
[11] Võ Thị Thanh Hà, 2011, Xây dựng lịch điều vận tối ưu cho hệ thống phân phối sản phẩm của công ty TNHH MTV Thương Mại Sabeco, Luận văn Thạc sỹ, Bộ môn Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp, Khoa Cơ Khí, Trường đại học Bách Khoa TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng lịch điều vận tối ưu cho hệ thống phân phối sản phẩm của công ty TNHH MTV Thương Mại Sabeco
[6] André Langevin, Diane Riopel, 2003. Logistics Systems Design and Optimization. Springer Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w