Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
48,69 KB
Nội dung
NHỮNG VẤNĐỀLÝLUẬNCHUNG VỀ VẬTLIỆUVÀKẾTOÁNNGUYÊNVẬTLIỆUTẠICÁCDOANHNGHIỆPSẢNXUẤT I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI QUẢN LÝVÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾTOÁNNGUYÊNVẬTLIỆU TRONG CÁCDOANHNGHIỆPSẢNXUẤT 1. Khái niệm, đặc điểm và vị trí của nguyênvậtliệu trong quá trình sảnxuất kinh doanh. Để tiến hành sảnxuất kinh doanh thì đối tượng lao động là yếu tố không thể thiếu được, biểu hiện cụ thể cụ thể của nó dưới dạng vật hoá là các loại vật liệu. Đối tượng lao động chỉ trở thành vậtliệu khi có lao động của con người tác động vào. Chính vì vậy không phải bất cứ đối tượng lao động nào cũng là vật liệu.Ví dụ: Quặng sắt không phải là vậtliệunhưng khi khai thác qua chế biến thì lại trở thành vật liệu. Nói tóm lại: Vậtliệu là đối tượng lao động được thay đổi do lao động có ích của con người tác động vào nó. Vậtliệu là đối tượng lao động được biểu hiện dưới hình thái vật chất- một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở cấu thành lên thực thể sản phẩm. Đặc điểm của vậtliệu là chỉ tham gia vào một chu kỳ sảnxuất nhất định, trong quá trình đó vậtliệu bị thay đổi toàn bộ hình thái vật chất ban đầu và giá trị vậtliệu được dịch chuyển một lần toàn bộ vào chi phí sảnxuất kinh doanh trong kỳ. Đối với cácdoanhnghiệpsảnxuất ( Công nghiệp, Nông nghiệp, Xây dựng cơ bản) vậtliệu là yếu tố vật chất quan trọng, chi phí vậtliệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí để tạo ra sản phẩm, do vậy vậtliệu không chỉ quyết định đến mặt số lượng của sản phẩm, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm tạo ra. Nguyênvậtliệu có đảm bảo đúng quy cách chủng loại, sự đa dạng thì sảnxuất mới đạt được yêu cầu và phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Như vậy vậtliệu có một giá trị rất quan trọng không thể phủ nhận được trong quá trình sảnxuất của cácdoanh nghiệp. Việc quản lý chặt chẽ nguyênvậtliệu có một ý nghĩa rất lớn trong việc phấn đấu giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Chính vì vậy việc tổ chức tôt công tác kếtoánvậtliệu đóng một vai trò quan trọng và có ý nghiã lớn đối với công tác quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp. 2. Yêu cầu của việc quản lývậtliệu trong quá trình sảnxuất kinh doanh. Quản lývậtliệu là yêu cầu khách quan của mọi nền sảnxuất xã hội. Trong điều kiện như hiện nay, nền sảnxuất ngày càng mở rộng và phát triển trên cơ sở đáp ứng đầy đủ nhu cầu phục vụ xã hội. Sản phẩm tiêu thụ nhiều thì lợi nhuận đem lại càng cao, việc sử dụng vậtliệu một cách tiết kiệm hợp lý, có hiệu quả ngày càng được coi trọng. Trước hết phải quản lý chặt chẽ quá trình thu mua, vận chuyển bảo quản, sử dụng vật tư trong những yếu tố đảm bảo cho quá trình sảnxuất kinh doanh của doanhnghiệp được tiến hành một cách thuận lợi và nhanh chóng. Qua đó tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm, hàng hoá, là cơ sở tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra, quản lývậtliệu chặt chẽ tránh những mất mát hư hỏng, giảm bớt những rủi ro thiệt hại xảy ra trong quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả quá trình sảnxuất kinh doanh. Mặt khác, quản lý tốt vậtliệu còn là điều kiện tốt để xác định hiệu quả sảnxuất kinh doanhvà đánh giá tàisản của một đơn vị một cách đầy đủ, xác thực, đảm bảo tính trung thực khách quan của số liệu, thông tin trình bày trên báo cáo tài chính. Với những ý nghĩa đó, việc quản lývậtliệu trong cácdoanhnghiệpsảnxuất phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Trong khâu thu mua: Phải quản lývề mặt khối lượng, quy cách, đúng chủng loại và chất lượng, giá mua và chi phí thu mua của vậtliệu phải được phản ánh đầy đủ và chính xác, kế hoạch thu mua vậtliệu phải đúng tiến độ thời gian, phù hợp với kế hoạch sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Trong khâu bảo quản: Để tránh mất mát hư hỏng, hao hụt, đảm bảo an toànvật liệu, việc tổ chức tốt kho tàng bến bãi thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại vậtliệu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sảnxuấtvà kết quả kinh doanh. - Trong khâu sử dụng vật liệu: Phải thực hiện tốt định mức tiêu hao, sử dụng hợp lý tiết kiệm trên cơ sở các định mức và dự toán chi nhằm phát huy hiệu quả sử dụng vật liệu, nâng cao chất lượng và có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng thu nhập, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp. Đồng thời phải thường xuyên hoặc định kỳ phân tích tình hình thực hiện định mức tiêu hao vậtliệu trong sản xuất, đó cũng là cơ sở làm tăng thêm sản phẩm cho xã hội. Do vậy trong khâu sử dụng cần phải tổ chức tốt việc ghi chép phản ánh tình hình thực hiện định mức tiêu hao vậtliệu trong sản xuất, đó cũng là cơ sở làm tăng thêm sản phẩm cho xã hội. Do vậy trong khâu sử dụng cần phải tổ chức tốt việc ghi chép phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng vậtliệu trong sảnxuất kinh doanh. - Trong khâu dự trữ: Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được diễn ra bình thường, không bị ngừng trệ hoặc gây tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều, đòi hỏi cácdoanhnghiệp phải xác định được định mức dự trữ tối đa, tối thiểu. Tóm lại: Vậtliệu là yếu tố quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm, muốn sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao và tạo được uy tín trên thương trường thì nhất thiết phải tổ chức tốt việc quản lývật liệu. 3. Nhiệm vụ của kếtoánnguyênvậtliệu trong cácdoanhnghiệpsản xuất. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công tác quản lý kinh tế là tiết kiệm lao động xã hội. Trong doanhnghiệpsảnxuất thì phải tiết kiệm triệt đểcác khoản chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm. Như phần trên đã nêu: Vậtliệu là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm, ngoài ra còn là bộ phận quan trọng trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Do vậy việc quản lývà sử dụng vậtliệu là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của công tác quản lý kinh doanh. Ngày nay trong điều kiện kinh tế thị trường, việc cạnh tranh gay gắt giữa cácdoanhnghiệp là điều không thể tránh khỏi. Trong cuộc tranh đua này ai biết cách tổ chức quản lý, bố trí xắp xếp công việc nhịp nhàng theo một guồng máy, không để một bộ phận nào phải dừng thì doanhnghiệp đó sẽ đứng vững và phát triển. Vậtliệu là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, nếu quản lývà sử dụng tốt sẽ tạo cho các yếu tố đầu ra những cơ hội tốt để tiêu thụ. Vì vậy trong suốt quá trình luân chuyển, việc giám đốc chặt chẽ số lượng vậtliệu mua vào, xuất dùng để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu về kỹ thuật, giá trị đề ra đòi hỏi cán bộ kếtoánvậtliệu phải thực hiện những nhiệm vụ sau: Thứ nhất: Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệuvề tình hình thu mua vận chuyển, bảo quản, tình hình nhập xuất tồn kho vậtliệuvề mặt số lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời chủng loại vậtliệu cho quá trình sản xuất, kiểm tra giá cả của vậtliệuvà tính đúng giá thành thực tế của vậtliệu mua vào. Thứ hai: áp dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán ban đầu vềvật liệu, mở các sổ thẻ kếtoán chi tiết để ghi chép, phân loại tổng hợp số liệuvề tình hình thực hiện có và tình hình biến động tăng giảm trong quá trình sảnxuất kinh doanh, tính toán đúng trị giá vốn vậtliệuxuất dùng, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sảnxuấtvà tính giá thành sản phẩm. Thứ ba: Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản dự trữ và sử dụng vật liệu, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch mua vật liệu, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành vậtliệu mua vào, kiểm tra việc tuân thủ các định mức tiêu hao vậtliệu dùng vào sản xuất. Thứ tư: Tham gia kiểm kê đánh giá lại vậtliệu tồn kho theo đúng chế độ nhà nước quy định, lập báo cáo vềvậtliệu phục vụ cho công tác quản lývà lãnh đạo, tiến hành phân tích kinh tế tình hình thu mua bảo quản, dự trữ và sử dụng vậtliệu nhằm đưa ra đầy đủ các thông tin cần thiết cho quá trình quản lý. Như vậy tổ chức công tác kếtoánvậtliệu sẽ góp phần thúc đẩy cung ứng kịp thời đồng bộ vậtliệu cần thiết cho sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng. II. PHÂN LOẠI, ĐÁNH GIÁ NGUYÊNVẬTLIỆU 1. Phân loại nguyênvậtliệu Trong cácdoanhnghiệpsản xuất, nguyênvậtliệu được sử dụng với khối lượng lớn, bao gồm nhiều loại khác nhau, vai trò công cụ kinh tế tính năng lý hoá khác nhau và biến động thường xuyên liên tục hàng ngày trong quá trình sản xuất. Để quản lý được vậtliệu một cách chặt chẽ, khoa học, hợp lý thì phải phân loại vậtliệu theo những tiêu thức nhất định. Tuy nhiên việc phân loại cũng tuỳ thuộc vào từng loại hình trong doanhnghiệpvà từng nghành sảnxuất khác nhau. song nhìn chung trong cácdoanhnghiệpsảnxuất việc phân loại vậtliệu được phân chia theo các tiêu thức sau: * Theo nội dung kinh tế, vai trò của chúng trong quá trình sảnxuất kinh doanh của doanhnghiệpvậtliệu được chia thành các loại sau: + Nguyênvậtliệu chính (bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài ) Nguyênvậtliệu chính là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm như thép, sắt trong cácdoanhnghiệp chế tạo máy, cơ khí, xây dựng cơ bản, bông trong các nhà máy sợi, vải trong các nhà máy may . Đối với nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích là tiếp tục quá trình sảnxuất ra sản phẩm hàng hoá. Ví dụ như sợi mua ngoài trong cácdoanhnghiệp dệt cũng được coi là nguyênvậtliệu chính. + Vậtliệu phụ là những đối tượng lao động nhưng nó không phải là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phâmr mới. Vậtliệu phụ chỉ có tác dụng trong quá trình sảnxuất chế tạo sản phẩm. Ví dụ như làm tăng chất lượng nguyênvậtliệu chính vàsản phẩm, phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ sản xuất, phục vụ cho nhu cầu công nghệ, cho việc bảo quản bao gói sản phẩm như các loại thuốc nhuộm, thuốc tẩy, sơn, dầu nhờn, bao bì, vậtliệu đóng gói, xà phòng dẻ lau . + Nhiên liệu: Bao gồm các loại ở thể lỏng, khí, rắn như xăng dầu, than củi, hơi đốt, cung cấp năng lượng cho các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị phục vụ cho công nghệ sảnxuấtsản phẩm trong quá trình sảnxuất kinh doanh. + Phụ tùng thay thế: Bao gồm tất cả các loại thiết bị, phương tiện lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản, thiết bị sảnxuất phương tiện vậntải . + Thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các loại thiết bị, phương tiện lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản của doanh nghiệp. + Phế liệu: Là các loại vậtliệu loại ra trong quá trình sảnxuấtsản phẩm như gỗ, sắt, thép vụn hoặc phế liệu thu hồi trong quá trinh thanh lýtàisản cố định. Từ cách phân loại này giúp cho kếtoánvận dụng tốt cáctài khoản tổng hợp, tài khoản cấp 1, cấp 2, để tổ chức hạch toán quản lývậtliệu một cách khoa học, chặt chẽ và có hiệu quả. * Theo nguồn hình thành, vậtliệu có thể chia thành: + Vậtliệu mua ngoài + Vậtliệu tự sảnxuất + Vậtliệu từ các nguồn khác như nhận góp vốn liên doanh, viện trợ, cấp phát, tặng thưởng . Cách phân loại này tạo tiền đề cho việc quản lývà sử dụng riêng cho các loại vậtliệu trong sảnxuất kinh doanh. * Theo quyền sở hữu, có thể chia vậtliệu thành: + Vậtliệu tự có: Toàn bộ vậtliệu thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp + Vậtliệu của bên ngoài: Vậtliệu nhận gia công, chế biến hoặc giữ hộ * Theo mục đích sử dụng của vậtliệu ( cũng như nội dung quy định phản ánh chi phí vậtliệu trên cáctài khoản kế toán), vậtliệu của doanhnghiệp được chia thành: + Nguyênvậtliệu trực tiếp: Dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. + Nguyênvậtliệu dùng cho các nhu cầu khác: phục vụ, quản lý ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất, cho nhu cầu bán hàng, quản lýdoanh nghiệp. Trên thực tế, việc sắp xếp từng loại vậtliệu như đã trình bày ở trên, tuy nhiên mỗi loại vậtliệu có tính năng lý hoá khác nhau và việc sử dụng vậtliệu vào quá trình sảnxuất của mỗi đơn vị cũng khác nhau. Do đó để phục vụ cho việc quản lýnguyênvậtliệu tốt hơn thì cần phải biết một cách đầy đủ, cụ thể số hiện có, tình hình biến động của từng loại vậtliệu nên vậtliêu cần được phân chia một cách chi tiết hơn theo các tính năng, các quy cách, phẩm chất trên cơ sở đó xây dựng sổ danh điểm vật liệu, trong đó vậtliệu được chia thành từng loại, từng nhóm theo như mẫu dưới đây: SỔ DANH ĐIỂM NGUYÊNVẬTLIỆU Loại: Nguyênvậtliệu chính- ký hiệu Ký hiệu Tên nhãn hiệu quy cách Đơn Đơn gía Ghi Nguyên liệu, Vậtliệu vị tính hạch toán chúNhóm Danh điểm NL, VL 1 2 3 4 5 6 1521.01 1521.01.01 . 1521.99 1521.99.01 2. Đánh giá vật liệu. Đánh giá vậtliệu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị vậtliệu theo nhữngnguyên tắc nhất định. Vềkếtoán Nhâp - Xuất - Tồn kho vậtliệu phải phản ánh theo trị giá vốn thực tế ( giá thành thực tế của vậtliệu nhập kho ) 2.1 Tính giá vậtliệu theo giá thành thực tế của vậtliệu nhập kho. Nguyênvậtliệu của doanhnghiệp thường được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, tuỳ theo từng nguồn nhập mà giá vốn thực tế của vậtliệu được xác định như sau: Đối với vậtliệu mua ngoài, trị giá vốn thực tế gồm: Trị giá mua ghi trên hoá đơn + Chi phí thu mua thực tế (bao gồm cả chi phí vc, bx) − Các khoản chiết khấu giảm giá (nếu có) Đối với vậtliệu do doanhnghiệp tự gia công chế biến thì giá vốn thực tế bao gồm: Trị giá vốn thực tế VL xuất kho gia công chế biến + Các chi phí gia công chế biến VL Đối với vậtliệu thuê ngoài gia công chế biến, giá vốn thực tế bao gồm: Trị giá vốn thực tế vậtliệu thuê ngoài + Các chi phí vận chuyển bốc dỡ cùng với số tiền phải trả cho đơn vị nhận gia công chế biến chế biến Đối với vậtliệu nhận đóng góp từ các tổ chức cá nhân tham gia góp vốn liên doanh thì : giá thực tế góp vốn liên doanh là giá do bên liên doanh quy định. Phế liệu được đánh giá theo giá ước tính ( giá thực tế có thể sử dụng đuợc ) 2.2 Tính trị giá vốn vậtliệuxuất kho. Đơn giá vậtliệu nhập kho ở các lần nhập vậtliệu thường khác nhau nên khi xuất dùng vậtliệukếtoán phải tính chính xác trị giá vốn thực tế của vậtliệuxuất kho sử dụng cho các mục đích khác nhau. Việc tính toán trị giá thực tế của vậtliệuxuất kho có thể được tính theo nhiều phương pháp, tuỳ theo điều kiện vận dụng của từng doanhnghiệpđể có thể lựa chọn phương pháp tính cho phù hợp. Tính theo phương pháp giá thực tế bình quân Phương pháp tính giá bình quân của cả kỳ dự trữ Giá đơn vị bình quân = cả kỳ dự trữ Trị giá thực tế NVL Trị giá thực tế NVL tồn kho đầu kỳ + nhập kho trong kỳ Số lượng NVL tồn + Số lượng NVL kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, dễ làm, tính toán giá trị của nguyênvậtliệuxuất sử dụng trong kỳ tương đối chính xác. Tuy nhiên lại có nhược điểm là công việc tính toán dồn vào cuối kỳ, gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán nói chung. Phương pháp tính giá bình quân cuối kỳ trước: Nội dung chính của phương pháp này là lấy giá thực tế bình quân của mỗi loại nguyênvậtliệu tồn kho ở cuối kỳ trước làm đơn giá tính giá trị xuất kho của nguyênvậtliệu đó trong kỳ. Giá đơn vị bình quân = cuối kỳ trước Trị giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ trước Số lượng NVL tồn kho cuối kỳ trước Giá thực tế NVL xuất trong kỳ = Số lượng NVL xuất trong kỳ × Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước Phương pháp này, mặc dù khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động của nguyênvậtliệu trong kỳ. Tuy nhiên không chính xác vì không tính đến sự biến động của giá cả nguyênvậtliệu kỳ này. Phương pháp tính giá bình quân sau mỗi lần nhập: Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập kho nguyênvật liệu, tính lại giá thực tế nguyênvậtliệu bình quân sau mỗi lần nhập kho và từ đó xác định giá trị nguyênvậtliệuxuất sử dụng sau lần nhập đó. Giá đơn vị bình quân sau = mỗi lần nhập Trị giá thực tế NVL + Trị giá thực tế NVL nhập giữa tồn cuối lần nhập trước lần xuất trước và lần xuất này Số lượng NVL tồn + Số lượng NVL nhập kho giữa cuối lần xuất trước lần xuất trước và lần xuất này [...]... nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sảnxuất kinh doanh, khả năng trình độ của cán bộ kếtoán cũng như yêu cầu quản lýđể đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong công tác kếtoán III KẾTOÁN TỔNG HỢP NHẬP - XUẤTNGUYÊNVẬTLIỆU TRONG CÁCDOANHNGHIỆPSẢNXUẤTVậtliệu là tàisản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho của doanhnghiệp Việc mở cáctài khoản tổng hợp, ghi chép sổ kếtoánvà xác định giá trị... các số liệu kiểm kê thực tế vật tư so sánh đối chiếu với vật tư trên sổ kếtoán chi tiết Vềnguyên tắc, số tồn kho thực tế luôn phù hợp với số tồn kho trên sổ kế toán, nếu có chênh lệch thì phải tìm ra nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời Phương pháp này được áp dụng phần lớn trong các doanh nghiệpsảnxuất và cácdoanhnghiệp thương mại kinh doanhsản xuất, cácdoanhnghiệp thương mại kinh doanh. .. rõ nguyên nhân Có TK 338.8 : Đã biết rõ nguyên nhân Khi có quyết định sử lý của cấp trên về số vậtliệu thừa Tuỳ biên bản xử lý của cấp trên để ghi 4 Trình tự kếtoáncác trường hợp giảm NVL Vậtliệu trong doanhnghiệpsảnxuất giảm do yếu tố nhu cầu sảnxuấtsản phẩm, phục vụ và quản lýsảnxuất trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất, phục vụ cho nhu cầu bán hàng, nhu cầu quản lý doanh nghiệp. .. ít danh điểm vật liệu, giá cả nguyênvậtliệu khá ổn định, tần số nhập, xuất mỗi loại không nhiều Tính theo phương pháp hệ số giá Do nguyênvậtliệu có nhiều loại, thường xuyên tăng giảm trong quá trình sảnxuất kinh doanh mà yêu cầu công tác kếtoánnguyênvậtliệu phải phản ánh kịp thời tình hình biến động và số hiện có của nguyên liệu, vậtliệu Nên trong kếtoán chi tiết nguyênvậtliệu tồn kho... cho hạch toán chi tiết cácnghiệp vụ kinh tế liên quan đến đối tượng cần hạch toán chi tiết Tuỳ thuộc vào phương pháp hạch toán chi tiết vậtliệu áp dụng trong doanhnghiệp mà kếtoán chi tiết vậtliệu sử dụng các sổ ( thẻ ) kếtoán chi tiết sau: + Thẻ kho +Sổ chi tiết vậtliệu + Sổ đối chiếu luân chuyển + Sổ số dư 3 Các phương pháp kếtoán chi tiết vậtliệu trong doanhnghiệpsảnxuất ( trong kê khai... số liệukếtoán chính xác, kịp thời Theo phương pháp này công việc hạch toán được tiến hành như sau: Nguyên tắc ghi chép: * Ở kho: Thủ kho chỉ ghi chép sự biến động nhập, xuất, tồn của nguyênvậtliệuvề hiện vật trên thẻ kho Cuối kỳ lấy số liệu trên thẻ kho vào sổ số dư và giao cho phòng kếtoán * Ở phòng kế toán: Kếtoánnguyênvậtliệu chỉ theo dõi sự biến động nhập, xuất, tồn của nguyênvật liệu. .. lại IV KẾTOÁN CHI TIẾT NGUYÊNVẬTLIỆU TRONG DOANHNGHIỆPSẢNXUẤT ( ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN HÀNG TỒN KHO) Hạch toán chi tiết nguyênvậtliệu là một bộ phận quan trọng trong công tác kếtoánnguyênvậtliệuNguyênvậtliệu gồm nhiều thứ, nhiều chủng loại, quy cách, phẩm chất khác nhau được thu mua từ nhiều nguồn với giá cả khác nhau.Đồng thời số lượng từng thứ nguyênvậtliệuxuất dùng... song song Nguyên tắc ghi sổ: * Ở kho: Thủ kho ghi chép sự biến động nhập, xuất, tồn của nguyênvậtliệu trên thẻ kho, thẻ kho được mở cho từng loại nguyênvậtliệu * Ở phòng kế toán: Kếtoán theo dõi sự biến động nhập, xuất, tồn cả về giá trị và hiện vật trên sổ chi tiết nguyênvậtliệu Trình tự hạch toán: * Ở kho: Thủ kho căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuấtvật tư để thực hiện việc nhập, xuất NVL Sau... tính ra trị giá thực tế xuất kho: Trị giá thực tế vậtliệuxuất kho Trị giá hạch = toánvậtliệuxuất kho Hệ số giá × của vậtliệuluân chuyển trong kỳ Tuỳ thuộc vào từng đặc điểm, yêu cầu và trình độ quản lý của doanhnghiệp mà hệ số giá có thể tính riêng cho từng thứ, từng nhóm hoặc từng loại vậtliệu của doanhnghiệp Việc sử dụng giá cả hạch toán của vậtliệu trong công tác kếtoán hàng ngày sẽ giảm... hiệu cácchứng từ của từng nguyênvật liệu, lập riêng cho phiếu nhập kho và phiếu xuất kho Phiếu này sau khi lập xong được đính kèm với các tập phiếu nhập kho vàxuất kho để giao cho kếtoán Cuối kỳ, thủ kho tính ra số tồn trên thẻ kho cho từng nhóm nguyênvật liệu, lấy số tồn cuối kỳ ghi trên thẻ kho vào sổ số dư về mặt hiện vật rồi chuyển sổ số dư cho kếtoánnguyênvậtliệu Sổ số dư do kếtoán lập . NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẬT LIỆU VÀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC. CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1. Khái niệm, đặc điểm và vị trí của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh.