Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
83 KB
Nội dung
ChơiChữ - Nói Lái Thành Thơ Trích từ THE SILICON BAND http://perso.club-internet.fr/nmchau/ Chơichữ là cả một nghệ thuật và cũng là một trò giải trí tao nhã của người Việt từ xưa. Trong chúng ta không ai là chưa từng chơi chữ, it nhất một lần trong đời. Nhiều khi chính mình đã chơichữ mà không biết. Chơichữ có trong bất cứ loại văn thể nào, từ hoành, trướng, đối, tới thơ, văn, nói, . Và được sử dụng trong văn chương biền ngẫu cũng như thơ văn bình dân. Trong mỗi loại, tự nó lại có biến thể riêng, chẳng hạn nói có nói lái, nói lóng, nói theo cùng một mẫu tự, . Chữ dùng để chơi cũng rất là rộng rãi, có thể là tiếng Việt, Hán Việt, Pháp Việt, Anh Việt, . và có thể chơi theo âm hoặc theo nghia. Riêng về nói lái, tự nó có nhiều hình thức. Hai hình thức phổ thông nhất là: nói đảo ngược nguyên chữ, ví dụ Tây Đông đảo ngược thành Đông Tây. hoặc giữ lại nhóm tạo âm phía trước và đảo ngược nhóm tạo âm phía sau mà thôi, ví dụ Thày Tu nói lái thành Thù Tây, hai nhóm trầm bình thanh TH và phù bình thanh T được giữ nguyên trong khi hai nhóm âm ẤY và U được đảo ngược (lái lại). Mục đích của bài này không phải là khảo luận hay phiếm luận về chơichữ mà chỉ là những mẩu đối thoại và mấy bài thơ chơichữ vui, trong tinh thần bạn bè không hậu ý, được trích từ trang Thơ Văn The Silicon Band trên internet với hy vọng giúp gia đình Kiwi giải trí trong giây lát. Những mẩu đối thoại và thơ văn này bắt đầu khi trên Silicon Band, mục Nói Lái Thành Thơ đăng mấy bài thơ cuả cụ Thảo Am Nguyễn Khoa Vy và mời bạn bè tham gia. Độc địa đừng đưa đổi đớn đau Đây đà đoán đặng đủ đuôi đầu . Cụ Nguyễn Khoa Vy mất năm 1968, cùng với cụ Ưng Bình Thúc Giạ thuộc thế hệ cuối cùng của Quốc tử giám. Cụ Nhớ bạn thế này: Nhớ Bạn Nhắc bạn những thương tình nhạn bắc Trông đời chỉ thấy cảnh trời đông Đêm thâu tiếng dế đâu thêm mãi Công khó chờ nhau biết có không Trong mấy tuần nay, ngày nào trên TV cũng thấy cảnh chạy loạn, Bùi Tiến phát ngao ngán, nên nẩy ra mấy câu sau đây, tình cờ nó cũng có nói lái chút ít (đảo ngược chữ), và đối đúng vần bài thơ Nhớ Bạn của Thảo Am : Loạn Loạn thật đau thương, đời thật loạn Đông Tây muôn kiếp vẫn Tây Đông Trái ngang ai kẻ phân ngang trái Không thấy thanh bình, ai thấy không ? Bùi Tiến Tùng Linh đã nhận xét như sau: Lấy thời sự làm bài thơ vừa họa vừa trả lời. Rất tài. Ở địa vị cụ Thảo Am, Tùng Linh sẽ hiểu rằng : Bạn ơi, xin đừng chờ nữa vì tôi phải chạy loạn. Ở phía Đông chân trời Tây trước giờ vẫn thế, hậu quả của ngang trái (chủ nghĩa ?) hay không tôi không dám bàn luận. Nhưng không có thanh bình là chứng minh một sự tồn tại của cái gì bất ổn. Và sau đây là bài thơ khác của cụ Thảo Am : Đêm đi đò Đập Đá Đập cũ đò đưa đủ cặp đời Trời cho sức khỏe lắm trò chơi Có đôi, khi rảnh lên côi đó Cười ngả nghiêng cho mệt cả ngườI và bài : Cầu đạo cần chi phải cạo đầu Dầu lai dưa muối cũng dài lâu Na bường bát tới nương bà vãi Dầu sãi không tu cũng giải sầu Y Nguyên ham chơi, góp vô mấy câu : Lỡ thì bát Phố Ngày tối mơ màng một mối tơ Mơ chồng nên luống nhũng mong chờ Có người phơi phới vui cười ngó Riêng tớ êm rơ tiếng khóc hờ Lưỡng Dao cũng thơ thản : Vòi vĩnh vợ, vợ . vờ vĩnh Chồng yêu mà vợ chẳng chiều ông Lại tống lầm đi một tấm lòng Biết vậy thà ngồi mà viết bậy Bế bồng khăng khít cũng bằng không ! Lưỡng Dao Bùi Tiến trả lời thay Lão Dương (nói lái của Lưỡng Dao) phu nhân : Có Nên Chiều ông Chồng Yêu ? Không ông đâu được phải không ông Nghe lóng rồi ra cũng rối lòng Táo bạo, xưng ông, chà táo bạo Chồng khiêu khích vậy, đáng chiều không ? Bùi Tiến Lão Dương phu nhân bổ túc Bùi đại nhân : Chê Chồng Chí Chóe Lòng thòng em quá, chẳng thèm ông Long tong lờ lửng sợi tơ lòng Lài rài mấy chén xong rầy mãi Lốc thốc khinh đời rứa thích không ? Lão Dương đại phu nhân Nhị phu nhân: Vợ Vẫn Vấn Vương Chồng ơ thờ mấy cũng chờ ông Lêu lỗng tầm đâu được tấm lòng Cậy chàng yên vị, ông càng chạy Công khó chờ ông biết có không ? * * trộm phép đạo thơ cụ Thảo Am Lão Dương nhị phu nhân Tam phu nhân lên tiếng : Mèo nào cắn Mĩu nào Chồng ôm thủ thỉ bám chồm ông Long đầu hai vị chớ đau lòng Tắc tíc gia truyền môn tíc tắc Khởi công khe hở khẽ cởi . không ! Thay mặt Tam Muội Tùng Linh Nhị nương và Tứ nương chỉnh Tam nương : Lửa Tam Muội - Quạt Ba Tiêu Đã bốc ăn rồi lại bắt ông Buông lỏng, lừa nhau cướp lửa lòng Quạt Ba Tiêu bạt qua Tam Muội Lộc bổng kho đầy lại bỏ không ! Nhị nương và tứ muội Bùi đại nhân nhắn nhủ : Gửi các Phu Nhân Bé Bồng, A! ba bốn cũng Bà Ông Lừa lọc đuờng đời, cốt được lòng Cát Lũy cố ganh phần Quý Lạt Công không yên phận kẻ công không Thay mặt Lão Dương phu nhân Bùi Tiến NB. Ghê gớm lắm, lần này phu nhân văng cả "Tây ba rọi" (Ah Bon ) và điển tích ra nữa chắc là phu nhân Rối Lòng lắm rồi. Lão Dương nghe các bà om sòm ỏm tỏi, chẳng những không đòi dưỡng lao mà còn dọa sẽ nổi dóa bốc đồng lên : Bịt mồm bốn mụ Mọi phòng yên hết ! Chớ phiền ông Cả rống làm ông rối rắm lòng ! Xáo, xào không học, lo xào xáo Ông bốc, khiêng bà nữa, biết không ! Lão Dương PS : Tuy lão cứng miệng vậy chứ rất lấy làm xấu hổ, tề gia không xong, để nhọc lòng bằng hữu bốn phương tiếp tay chung sức. Lão đây biết bại, xin bái biệt bạn bè, lão lên núi tu luyện ít lâu. (Thật ra là để tránh mặt bốn mụ vợ, chứ 4 bả hè nhau mặc áo lụa Hà đông dệt bằng lông sư tử thì Lão Dương chỉ có nước đi kiếm chỗ đầu thai sớm !) Bùi Tiến thấy Lão Dương vừa nói trốn 4 bà lên núi đi tu, định đi theo xem lão tu thế nào thì đã thấy lão nói lão xuống núi mang theo một cái cằm Râu Dê, xin lỗi Râu Ria Râu Rảnh rang rỗi rãi rũ ra rình Râu rún răng rời rụng rắp ranh Rầu rĩ râu ria ra rậm rạp Rờ râu râu rụng, rún rung rinh nên lỡ chớn đành phải thăm chùa, thăm sư vậy: Tới thăm Thiền Tôn Tự Tôi tới Thừa Thiên trời tối thẫm Trên trời trăng tỏ tỏa tơ trăng Tôi tìm tới trọ Thiền Tôn Tự Tiện thể thăm thày, thăm tự, tăng Bùi Tiến Tái Bút : Tôi không hỏi nhưng hình như không thấy Lão Dương lên đó Y Nguyên giải thích rằng: Lão Dương lên núi tu tiên ( nữ ) mà Bùi huynh lại đi tìm ở chùa Thiền Tôn ! Tiểu muội thấy Bùi Huynh ngơ ngẩn dưới trăng, liền cảm khái : Theo tới Thiền Tôn Tự Tất tả theo tiên tìm tứ thơ Tới Thừa Thiên tỉnh thỉnh tiên, thừa ! Thiền Tôn tự tít thôn TừThiện Tiên thấy thầy tăng, thăng từ trưa ! Y Nguyên Sự thực ở Thiền Tôn Tự, sự việc xảy ra như sau mà Y Nguyên không biết, có nghĩa là Y Nguyên đến quá trễ. Tiên thấy tăng tiên theo tán tỉnh. Tăng thất thần tăng trụ tịnh tâm. Thấy tôi, tiên tẩu, tăng thầm trách tiên táo tợn toan tâm tính tà. Bùi Tiến Dạ Phải ! Tiểu muội đến trễ, bèn ở lại công quả cho chùa để khỏi cảm thấy đã làm chuyện công cốc. Vì thế, nghe thấy thầy tăng lẩm bẩm rằng : Tiên thấy tăng, tiên thăng tức tốc Tăng thương tình, thêm trọc tóc tai : "Thất tình thế tục tệ thay, Tưởng tiên táo tợn tìm thầy, tán tăng !!!" Y Nguyên Sau khi trao đổi thư từ với Y Nguyên, Bùi Tiến biết là mình đã làm cho tiên tức nên tịt hứng thơ. Mọi người khác không biết vì sao cũng tịt luôn trong một thời gian khá lâu. Thấy yên tĩnh quá nên Bùi Tiến lại phải lên tiếng: Thưa toàn thể, Tôi thấy thật tĩnh, thành thử tôi tặng tý truyện toàn tê, tôi tin tăng, tiên, tục, tất tật tần tân thấy thích: Thời trước, tối thứ Tư tháng Tám, tôi theo tiên tới Thiền Tôn Tự tỉnh Thừa Thiên, thôn Từ Thiện toan tìm thày tu tiên. Thấy tiên toan tính tán tỉnh tăng, tăng thất thần, tăng tĩnh tọa. Tiên thấy tôi, tiên tẩu tức thì. Tăng thấy tôi thời tức tưởi thở than, trở thành thân thiện. Tiên tấm tức, tiên thù tôi Tôi thì thật thành thực, thật tâm, thấy tiên thù tôi thì tôi tịt thư từ, tôi tắc tịt. Thấy thế, thày thì thương tôi, từ tăng tới tục thấy thích tôi, tặng tôi tên Tiên Thù. Tôi thích trí, thành thử tôi thành tên Tiến tức Tiên Thù. Trân trọng, Tiến tự Tiên Thù và được hồi âm như sau: Thưa toàn thể thân thiết, Tiên Thù thú thật tà tâm, tán tỉnh thầy tăng trở thành thân thiện. Thấy thầy tăng tỏ tường tâm thế tục, tọa thiền tĩnh tâm, Tiên Thù thúc thủ, tấm tức, tắc tị thư từ tam tứ thời. Tiên tôi tuy thăng từ trước, truyện trần thế trao trả tăng, tục, tạm thời trần tình : Thưa thầy Tiến tự Tiên Thù Thực thầy thấy tỉnh táo từ trong tâm ? Tiên tôi tránh truyện thù thâm Thu tiền thì thấy thích thầm tí thôi Thầy tăng thạo tính tiên tôi Tu thiền thầy tọa, tức thời tiên thăng Tiên Thù toan tán tỉnh tăng Trả treo tiên thật, trời trăng thất thần ! Thôi tiên từ tạ tất Tìm tĩnh tọa, tiên tu Tận trong tiên thạch thất Tiện thể, trốn Tiên Thù Trân trọng Tiên thật Đến đây cả Tiên Thật, Tiên Khồng, Tiên Tiều gì cũng trốn về thạch thất để lo chuyện Chả Nem. Còn Tiên Thù thì né tiên nên định theo Thảo Am Tu Thiền: Chơichữ A Di Đà Phật muốn qui thuyền, B bết lòng tham hãy cứ nguyên. C xích cho gần nơi cửa tịnh, Đ đầu nguyện dứt mối trần duyên. Thảo Am Nhưng thấy mùi chả thơm phưng phức thành ra: E không thoát được xa niềm tục F gượng rồi ra cũng hão huyền T tái trần duyên tu chẳng trọn Y thời cũng trả, bát không quyên Bùi Tiến Vì đã trả y bát nên Bùi Tiến có dịp nghe truyện chả-nem với chả-không-nem của gia đình tiên hy vọng trong một dịp khác tôi sẽ có cơ hội kể chuyện Nem Chả cho gia đình Kiwi cùng thưởng thức vì tôi với Bùi Tiến cũng là chỗ thân thiết và với Tiên Tiều, Tiên Khồng cũng có tình đồng môn. BH, Montreal (Bái phục, bái phục, kẻ trần tục như tôi chắc không đủ sức chơichữ như mấy vị Tiên Tu trong bài, khi nào chán đời tôi chỉ biết chơi đàn thôi! - Ed) Bach_Cong_Tu Feb 19 2006, 07:22 AM Oh, thật là tuyệt vời và thú vị ! bu`n Feb 19 2006, 11:41 AM bái fục tdua Bach_Cong_Tu Feb 27 2006, 06:36 AM * Tương truyền, một cụ già có cái bật lửa cũ, hỏng lên hỏng xuống. Cụ bực lắm, định vứt, nhưng cụ bà không cho. Thế là ra đời bài thơ : BẬT LỬA GIÀ Loẹt xoẹt hồi lâu lửa chẳng ra Ngán thay bật lửa của ông già Bánh xe chắc đã mòn tai ốc Viên đá hình như đứt ruột gà Đè xuống lôi lên thêm lỏng trục Bấm qua kéo lại muốn trầy da Dầu hay xì bậy, tim đà ước Toan vứt nhưng mà có kẻ la ! trucdao Mar 10 2006, 02:03 AM hùi xưa có nghe mí cụ kể nhau 1 bài thơ thời kháng chiến: Kháng chiến thôi rồi khiến chán ôi Chiến khu để lúa chú khiên rồi Thi đua chi nữa thua đi quách Anh hùng ? Chỉ tổ ung hành thôi Chơi chữ Trong Ca Dao bm ChơiChữ là một nghệ thuật, đòi hỏi phải nhanh trí và có một kiến thức rộng lớn. Đôi lúc đòi hỏi ở đầu óc dí dỏm, pha chút châm chọc, ngạo đời . bm trước khi vào đề xin định nghĩa về : 1- Chơichữ là gì? Ngày xưa các cụ nhà ta thích dùng chữ để tả cảnh, tả tình, nhiều khi dùng chữ lắc léo để " móc " nhau, hoặc mĩa mai. Có những câu đố đọc lên rất tục, nhưng lúc giảng thì thanh như :" Da trắng vỗ bì bạch ". Hoặc nói lái nghe ra tục tĩu nhưng giảng thanh tao. Dùng cùng một vần, âm điệu giống nhau: "Phất phất phóng phong phan, pháp phái phi phù, phù phụng Phật. Căng căng canh cổ kệ, ca cao kỉ cứu, cứu cùng kinh". ( Phất phất cờ phướng bay trước gió, đạo pháp làm phép đốt bùa, bùa thờ Phật ; Oanh oanh hòa giọng đọc kệ cổ, cất cao tiếng nghiền ngẩm kinh, nghiền ngẩm đến cùng .) Đó là câu chọc ghẹo ông sư móm và chú Tiểu ngọng của cụ Nguyễn Khuyến. Vậy chơichữ là dùng phương thức diễn đạt đặc biệt, sao cho ở đó song song tồn tại hai lượng ngữ nghĩa khác hẳn nhau đựơc biểu đạt bởi cùng một hình thức ngôn ngữ, nhằm tạo nên sự thú vị mang tính chất chữ nghĩa. Càng làm phong phú thêm ngôn ngữ, văn chương Việt Nam. 2- Chơi chữ trong văn chương. Trong văn chương có hai lối chơichữ dựa vào các phương tiện ngôn ngữ đựơc thể hiện trong văn bản và kiểu chơichữ dựa vào tiền giả định là dữ kiện văn học, văn hóa. 2.1 Bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết. a- Mô phỏng âm thanh. "Hu ta tồ hề! Tòng Xích Tùng chi tung tịch cốc ; Phu nhi tri hĩ! Trắc Hỗ Sơn chi trắc tùng bi." Nguyễn Khuyến. Hay một câu đố nhân gian, do đám học trò đến thăm thầy đồ, thấy nhà đóng cửa mà bên trong thì nghe có tiếng rúc rích và tiếng giường kêu ọt ẹt, các trò bấm nhau cười. Thầy thấy thẹn liền ra câu đối, nếu đối đựơc thì mới mở cửa : " Sĩ đáo ngọai gia, thầm bất thầm, thì bất thì, thầm thì thầm thì". Một anh nho sinh mới đối lại : " Sư ngọa trung phòng, ọt bất ọt, ẹt bất ẹt, ọt ẹt ọt ẹt! " CÙNG ÂM. Nếu ai là người Huế, nhiều lúc trong câu nói có tính cách điệp âm, hay hiểu hai, ba nghĩa. Vi dụ : Một người bạn vào nhà, con chó xù nhe răng ra sủa. Cô chủ người Huế lớn tiếng bảo bạn : - Không RĂNG mô. - Răng : là cái răng ( nghĩa đen ) - Răng : là sao, chi, gì Thành ra câu trên người Nam sẽ nói :" Không gì đâu ". - Làm sao con chó cả hàm răng dữ thế lại bảo không răng mô hehe e e e Bài thơ của Tôn Thất Mỹ : Không răng đi nữa cũng không răng, Chỉ có thua người một miếng ăn. Miễn đựơc nguyên hàm nhai tóp tép, Không răng đi nữa cũng không răng. Ý bài thơ nói về chiếc răng của tác giả bị rụng. Nhưng đựơc tin Triều đình cho cho phục nguyên hàm tá lý, nhưng không hưởng lương ( Salary ). Nhưng Không răng " ( Không có răng ) đồng âm với " không răng " ( không sao - từ địa phương ). " Nguyên hàm " vừa có nghĩa là còn hàm răng nguyên vẹn để nhai, vừa có ý chỉ cái hàm ( Chức ) tá lý đựơc phục hồi sau khi bị tước đi. Người Việt có cái tài là dùng văn hóa của nước khác chế biến thành văn hóa mình. Những tiếng nước ngoài : - Cravat là cà - vạt. ( Cái nơ cổ) - Marcatheur là Mặt -ác- tệ ( Tên Mỹ ) - Westmoreland là vét- mỡ -lợn .( Tên Mỹ ) - Corset là cút - xê. ( Xu chiêng ) - En France là Ăng Phoong ( Sang Pháp ) - Canard là cá - nác ( Con vịt ) - Cochon là cô - soong ( Con lợn ) - La Poche là la - pốt ( Cái túi ) - L'argent 'à lạc - giòong ( Tiền bạc ) - Au revoir là ô voa ( Tạm biệt ) - Bâton là batoong ( cái gậy ) - NHIỀU NGHĨA. Như Cha Mẹ đựơc gọi nhiều cách : - Cha : Ba = Bố= Tiá = Bọ = Dựơng = Thầy = Papa. Nhiều khi con khó nuôi còn gọi là Anh. - Mẹ : Má = Mạ = Me = Bu = U = Dì = Mama. Qua câu thơ : Em đây là gái năm con, Chồng em rộng lựơng, em còn chơi xuân. Xuân : Là mùa xuân, cũng là tuổi còn trẻ - THEO LỐI DỰA VÀO PHƯƠNG NGỮ. Tức là dựa vào ngữ âm, ngữ vựng .của một phương ngữ để chơi chữ. Đây hoàn toàn theo văn chương mà không nên nghĩ lệch lối nhân gian. Đọc bài thơ : Trêu Cô Hàng Nước. Bãn hạng nay cô đã mấy tuổi? Nước cô còn nõng hay đã nguồi? Lụng lặng trên treo dăm nắm nẹm, Lơ thơ dưới móc một buồng chuối. Bán dạn bán dày đều xoa mợ, Khoai ngựa khoai lang cụng chấm muồi. Ăn uộng xong rồi tiền chư đụ, Biệt nhau chi cho chịu một vài buồi. ( Nguyễn Quỳnh ) Bài này nói theo giọng người Hà Tĩnh ( Thế kỷ 18 ), đọc âm đa số theo vần huyền, nghe ra gần như tục tỉu, nhưng không phải thế. Người ta còn nghi tác giả là Trạng Quỳnh. Ta tạm chuyển âm phổ thông VN thử nha : Bán hàng nay cô đã mấy tuổi? Nước cô còn nóng hay đã nguội? Lũng lẳng trên treo dăm nắm nem, Lơ thơ dưới móc một buồng chuối. Bánh dán bánh dày đều xoa mỡ. Khoai ngứa khoai lang cũng chấm muối, Ăn uống xong rồi tiền chưa đủ, Biết nhau cho chịu một vài buổi. Đây là một bài thơ trêu ghẹo cô hàng nước. Vì vậy bài thơ vận dụng phương ngữ chơichữ nhiều hơn chú ý về vần luật . - NÓI LÁI. Người Việt chúng ta trong đầu óc luôn có tánh trào lộng. Đọc lên nghe có lý, nhưng trong ý hàm chứa sự nghịch ngợm, châm biếm. Như Trạng Quỳnh là thơ chọc Bà Đoàn Thị Điểm : Nắng cực lúa mất mùa, đứng đầu làng xin xỏ, Nở lòng nào chị chẳng cho. Hoặc đảo chữ : Lũ quỷ nay lại về lũy cũ, Thầy tu mô Phật cũng thù Tây. Trông khống vô phòng thấy trống không, Chứa chan sầu lệ chán chưa chồng. Dòng châu lai láng dầu chong đợi, Bóng nhạn lưng chừng, bạn nhóng trông. - CHƠICHỮ THEO NGỮ ÂM. Ngoài Bắc thời nho học thịnh hành, nên các cụ đồ ngồi hay nghĩ ra thơ ghẹo nhau, đố tục, móc lò . Hình thức chơichữ theo cách nhại âm, phỏng theo âm thanh, hay lối phiên âm Hán Việt. Thí dụ vài câu : Bà già, bà giả, bà gia, Bà ra kẻ chợ, con ma bắt bà. Chồng chổng chồng chông, Chồng bát, chồng đĩa, nồi hông cũng chồng. Bác gì, bác xác bác xơ, Bác chết bao giờ, bác chả bảo tôi . Cô thỉ cô thi, Cô đang đương thì, cô kẹo với ai ? . Muốn rằng tàu lặng tàu bay, Nên anh bỏ việc cấy cày anh đi. Biết mà cu lít cu li, Thà rằng ở vậy nhà quê với nàng. Nhà quê có họ có hàng, Có làng, có xóm, nhở nhàng có nhau . - CHƠICHỮ THEO LỐI ĐIỆP ÂM. Loại này thì bên ca dao không có nhiều, nhưng rơi rớt trong dân gian cũng không ít. Hiện nay người ta sưu tầm đựơc một số : Duyên duyên ý ý tình tình, Đây đây, đó đó, tình tình ta ta. Năm năm tháng tháng, ngày ngày, [...]... hỏi thiếp vừa tính sao ? - ĐỐ CHỮ : 1/ Chữ Nho ( Hán tự ) Để thử sức học và trí thông minh, người xưa cũng thường đố nhau và giải chữ Cô kia đội nón chờ ai? Chớ lất chú chệt mà hoài mất công **** Là chữ AN Nhất diện lưỡng mi Nhất sấu nhất phi Nhất niên nhất nguyệt Nhất nhật tam kỳ *** Là chữ BÁT Con cu mà đậu nhánh mè Chữ thập, chữ tứ, nhất đè chữ tâm ***** là chữ ĐỨC 2/ Chữ Quốc Ngữ : Hai người đứng... là chữ ĐỨC 2/ Chữ Quốc Ngữ : Hai người đứng bắt tay nhau, Chạm trán, chạm đầu, mà chẳng chạm chân ***** là chữ A Đầu bò mà gắn đuôi heo Ai mà thấy nó lăn queo tức thì Đầu trâu mà gắn đuôi nai, Trơ như đá không ai sợ nào ****** Là chữ BEO và chữ TRAI Trong văn tự nhiều lúc người ta vẫn dùng chữ để thắng nhau Như kiểu luật sư tại tòa án vậy Ngày xưa nhà phú hộ nọ qua đời, để lại vườn tựơc, ruộng đất... Nghệ An " Nhị mộc thành tâm " ( ) tức hai cây thành rừng, " Chi tử " là một cách chiết tự của ( ) ( " Tự " = chữ ) ; VỀ NÓI CHỮ : Bấy lâu em vắng đi đâu, Bấy giờ thiên đã mọc đầu ra chưa? "Thiên" ( Hán tự ) + "mọc đầu" ( Hán tự ) ( " phu " là chồng ) " Liễu " ( Hán tự ) " có ngang " thành chữ Tử (Hán tự ) ( " Tử " là con ) Tóm lại lời chàng hỏi cô ta là : " Em đã có chồng chưa ?" Và câu trả lời của... : là tôi qua : là đến qua : là ngày trước ( Last day ) Ý câu này là :" Hôm trước tôi nói tôi đến mà tôi không đến Hôm nay tôi không nói đến mà tôi đến " Dưới Miệt Bến Tre Cà Mâu của mình nói chữ " R " thành ra chữ " G " : -" Con cá GÔ nhảy GỒ GỒ trên cái GỘ" Ý là :" Con cá Rô nhảy rồ rồ trên cái rỗ " Chòii oiiii Mí ông Nam Bộ heheee e e e e Có nhiều lúc sự chú thích nghĩa đã trình bày trên là không... cách : - Cha : Ba = Bố= Tiá = Bọ = Dựơng = Thầy = Papa Nhiều khi con khó nuôi còn gọi là Anh - Mẹ : Má = Mạ = Me = Bu = U = Dì = Mama ” Theo tôi nghĩ một điều không biết từ nguyên nhân nào phụ âm “M” (chữ khởi đầu bằng ký tự “M”) để nói về “Mẹ” có rất nhiều Từ: Từ mẫu, đến mẹ, má, mạ, me, đến … Chúng ta bắt gặp trong Anh ngữ như : Mama, mama, mammy, mother, mun, munmy … Nếu chúng ta hiện đang sinh . chúng ta không ai là chưa từng chơi chữ, it nhất một lần trong đời. Nhiều khi chính mình đã chơi chữ mà không biết. Chơi chữ có trong bất cứ loại văn thể. tính chất chữ nghĩa. Càng làm phong phú thêm ngôn ngữ, văn chương Việt Nam. 2- Chơi chữ trong văn chương. Trong văn chương có hai lối chơi chữ dựa vào