1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo định hướng kỹ thuật sinh thái cho dân cư kunhwa huyện nhà bè thành phố hồ chí minh

176 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 9,47 MB

Nội dung

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN Dựa trên các giải pháp của quy hoạch Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật theo quan điểm quy hoạch đô thị truyền thống, luận văn đã đề xuất các chỉ tiêu quy hoạch Hệ thốn

Trang 1

viĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP

QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG KỸ THUẬT SINH THÁI CHO KHU DÂN CƯ KUNHWA – HUYỆN NHÀ BÈ –

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học

TS ĐẶNG VIẾT HÙNG

Cán bộ chấm nhận xét 1

Cán bộ chấm nhận xét 2

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN

THẠC SỸ - Khoa Môi trường - Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2013

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Phái: Nữ

Ngày tháng năm sinh: 12/05/1987 Nơi sinh: Quảng Ninh

1 TÊN ĐỀ TÀI: QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THEO

ĐỊNH HƯỚNG KỸ THUẬT SINH THÁI CHO KHU DÂN CƯ KUNHWA – HUYỆN NHÀ BÈ - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:

- Tổng quan cơ sở lý thuyết về quy hoạch Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật và

Kỹ thuật sinh thái

- Nghiên cứu các tiêu chí của Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật theo quan điểm

Kỹ thuật sinh thái

- Đề xuất phương án quy hoạch Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật cho khu vực nghiên

cứu dựa theo các nguyên tắc của Kỹ thuật sinh thái

4 NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 16/12/2013

5 HỌ VÀ TÊN CÁC BỘ HƯỚNG DẪN : TS ĐẶNG VIẾT HÙNG

Nội dung và đề cương Luận văn Thạc sỹ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua ngày … tháng … năm 2013

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS ĐẶNG VIẾT HÙNG

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

PGS.TS LÊ VĂN KHOA

TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG

PGS.TS NGUYỄN PHƯỚC DÂN

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tôi thật may mắn và hạnh phúc vì bên cạnh sự nổ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến với Tiến sĩ Đặng Viết Hùng, người thầy đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ dạy cho tôi cả kiến thức khoa học lẫn kiến thức về cuộc sống Bằng sự tận tâm, kiến thức chuyên môn và lòng yêu thương học sinh, thầy đã cho tôi có được quyết tâm và tình yêu với nghiên cứu của mình

Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến toàn thể quý Thầy Cô trong khoa Môi Trường và quý Thầy Cô của Trường Đại Học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại trường

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến từng thành viên trong gia đình tôi, những người đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các anh chị và đồng nghiệp đang công tác tại Công ty Cổ phần Tư vấn Kiến trúc và Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh

- Accco, Sở Quy hoạch Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp tôi có ý tưởng cho luận văn đồng thời hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn

Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các bạn, các anh chị trong lớp Quản lý Môi trường khoá 2011 đã cùng tôi trải qua những tháng ngày học tập hăng say với nhiều kỷ niệm Tôi

đã có thêm nhiều người bạn thân thiết và đáng quý

Mặc dù tôi đã nỗ lực hết sức mình và thực hiện luận văn một cách nghiêm túc nhất nhưng do kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế nên luận văn này chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quý Thầy Cô chỉ dẫn và đóng góp ý kiến để luận văn này được hoàn thiện hơn Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý Thầy Cô, anh chị và các bạn luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành đạt!

Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2013

Học viên

Nguyễn Thị Ngọc Điệp

Trang 5

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN

Dựa trên các giải pháp của quy hoạch Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật theo quan điểm quy hoạch đô thị truyền thống, luận văn đã đề xuất các chỉ tiêu quy hoạch Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật theo định hướng kỹ thuật sinh thái và áp dụng cụ thể cho khu đô thị Kunhwa, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh Các chỉ tiêu chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực dễ thực hiện theo hướng sinh thái như quy hoạch chiều cao, thoát nước mưa, quy hoạch giao thông, quy hoạch cấp thoát nước, quy hoạch quản lý chất thải rắn và quy hoạch cấp điện Riêng quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc được thực hiện theo quy hoạch truyền thống

do khó áp dụng các giải pháp mang tính sinh thái vào quy hoạch Các chỉ tiêu chủ yếu được đề xuất dựa trên các chỉ tiêu thiết kế Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật từ các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam hiện hành, kết hợp tham khảo từ các chỉ tiêu của tiêu chuẩn quốc tế về đô thị sinh thái IES, tiêu chuẩn quốc gia Trung Quốc về đô thị sinh thái (MOUH và MEP) và trường hợp cụ thể là thành phố Thiên Tân, Trung quốc

Sau khi áp dụng các chỉ tiêu thiết kế đã đề xuất, luận văn nghiên cứu “Quy hoạch

Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật theo định hướng sinh thái cho khu đô thị Kunhwa, huyện Nhà

Bè, thành phố Hồ Chí Minh” đạt được những nội dung sau:

1 Hệ thống giao thông: được thiết kế phân cấp rõ ràng, sử dụng 4 loại phương tiện chính là xe đạp, xe máy, xe ô tô, xe buýt với thứ tự ưu tiên các phương tiện ít gây ô nhiễm môi trường kết hợp sử dụng các loại nhiên liệu sạch và các loại phương tiện chạy bằng năng lượng sạch tương ứng là khí hydro, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG - Liquefied Petroleum Gas), điện, diesel sinh học (biodiesel), ethanol…kết hợp sử dụng cây xanh để giảm tiếng

ồn do phương tiện giao thông Các chỉ tiêu về tỷ lệ đất giao thông (20%), tỷ lệ diện tích bãi đậu xe (2,04%) cao hơn so với tiêu chuẩn

2 Quy hoạch chiều cao (san nền – thoát nước mưa): phương án san nền chú trọng cân bằng khối lượng đào đắp trong chính khu quy hoạch, bảo vệ được 26% lớp đất màu/đất mặt hiện hữu trong phạm vi quy hoạch và bảo tồn được 15% diện tích thảm thực vật so với

tổng diện tích khu đất Hướng thoát nước chính đảm bảo thoát nước tự nhiên, nhanh chóng,

hướng dốc chính đổ từ giữa các tiểu khu ra hướng sông rạch Khi thiết kế chi tiết từng công trình cụ thể, sẽ ưu tiên các giải pháp bể chứa nước mưa tại công trình để tận dụng nước mưa cho tưới cây, rửa xe Tỷ lệ sử dụng nước mưa đóng góp trên tổng nhu cầu dùng nước

theo quy hoạch là 38%

3 Hệ thống cấp nước: thiết kế mạng lưới cấp nước đảm bảo tỉ lệ người dân được cấp nước sạch là 100% Tiềm năng tái sử dụng nước của đô thị Kunhwa từ 3000 - 4000m3/ngày.đêm, đạt khoảng 40 - 50% trong tổng số lưu lượng nước cần cung cấp cho đô thị Đề xuất các biện pháp giảm thất thoát nước đối với mạng lưới cấp nước của đô thị

4 Hệ thống thoát nước: lựa chọn công trình bãi lọc trồng cây và hồ sinh học để xử lý nước thải sinh hoạt phân tán với trạm xử lý công suất 6.000 m3/ngày.đêm Tái sử dụng

nước thải với các mục đích sử dụng nước như: tưới cây trong công viên, sân chơi thể thao, sân trường, sân gôn, nghĩa trang, khu dân cư, các vành đai xanh, phòng cháy chữa cháy, xây dựng, phục vụ cho việc cọ rửa, giặt là, cho hệ thống điều hoà không khí, nhà vệ sinh… với khoảng 3.768m3/ngày.đêm, chiếm khoảng 50% tổng lưu lượng nước thải của toàn đô thị

5 Hệ thống quản lý chất thải rắn: chú trọng thu gom, phân loại tại nguồn thành 3 loại

cụ thể: chất thải hữu cơ, chất thải có thể tái chế, chất thải khác Khuyến khích mô hình 3R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế) Tỷ lệ CTR sinh hoạt có thể tái chế có thể đạt tới 75,4%,

tỷ lệ chất thải rắn chon lấp có thể chỉ đạt 4,8% Chất thải rắn sau khi thu gom và xử lý sẽ giảm thải ≈ 4.994 tCO2eq/năm

Trang 6

ii

6 Hệ thống cấp điện: Tận dụng thế mạnh của khu vực quy hoạch là nơi có tốc độ gió

và bức xạ mặt trời lớn để phát triển thêm hai loại hình năng lượng tái tạo này ở quy mô công trình và hộ gia đình Sử dụng hệ thống đèn LED chiếu sáng tiết kiệm năng lượng Lựa chọn các thiết bị tiết kiệm điện hoặc sử dụng năng lượng tái tạo như đèn compact, máy nước nóng, thiết bị sạc pin, bếp sử dụng năng lượng mặt trời…Tuyên truyền khuyến khích

người dân sử dụng tiết kiệm điện

7 Hệ thống thông tin liên lạc: mạng lưới thông tin xây dựng ngầm, đảm bảo mỹ quan

đô thị Sử dụng mạng truy nhập cáp quang FTTx với cấu trúc hình sao kép thụ động (Passive Optical Network – PON) tốc độ truy nhập Internet cao, chất lượng tín hiệu ổn định, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường và chiều dài cáp, độ bảo mật cao, cho phép nâng cấp băng thông dễ dàng khi có nhu cầu, đảm bảo việc trao đổi thông tin trong và ngoài đô thị thuận tiện và ổn định

Trang 7

ABSTRACT

Based on the solution of the planning of system infrastructure in view of traditional urban planning, has proposed the indicators of infrastructure-oriented ecological engineering and applied specifically to urban Kunhwa, Nha Be district, Ho Chi Minh City The indicators are mainly focused on the areas of easy-to-follow direction ecology as the planning height, drainage stormwater, transportation planning, water supply planning, solid waste management planning and power supply planning The communications system planning are made according to traditional planning because it is difficult to implement the eco solution to planning The primary indicators are proposed based on the indicators system designing technical infrastructures from the current Vietnamese standards, incorporate references from the norms of the international standards on urban eco-IES, the Chinese national urban ecology standards (MOUH and MEP) and the particular case of the city of Tianjin, China

After applying the proposed design indicators, the results of the thesis “The planning of technical systems Eco-oriented urban Kunhwa, Nha Be district, Ho Chi Minh city" has achieved the following:

1 Transportation system: designed clear hierarchy, used 4 types vehicles like bicycles, motorcycles, cars, buses; priority means less polluting the environment combined use of clean fuels and clean energy-powered vehicles respectively as hydrogen gasliquid petroleum gas (LPG – Liquefied Petroleum Gas), electricity, biodiesel, ethanol combine use trees to reduce the noise caused by vehicles Indicators the area percentage of land traffic (20%), the area percentage of parking (2.04%) was higher than the standard

2 The planning height ( leveling - drainage stormwater): leveling a balanced focus on volume of earthworks in the main area, 26% soil existing in the area was protected and 15% area of vegetation compared to the total land area was conserved The main direction

of drainage ensuring natural drainage, fast, towards sloping the pouring from middle the area in to the rivers When designing each specific works, will favor the rainwater tank solutions in the works to make use of rainwater for watering trees, car wash the percentage of Rainwater in the total water needs is 38%;

3 Water supply: water supply network design ensure the ratio of people granted clean water is 100% The reuse potential of water of urban Kunhwa from 3000-4000m3 per day, of about 40-50% of the total water flow to give it Proposed measures for Non-Revenue Water for water supply network of the municipality

4 Drainage system: select Constructed Wetland and Lake biology to treat wastewater treatment with dispersion capacity of 6,000 m3 per day reuse of wastewater for the purposes of water use, such as watering the plants in the Park, playground, sports fields, golf courses, cemeteries, residential area, the green belt, fire prevention, building, used for washing, scrubbers, air conditioner system, toilets with about 3,650 m3 per day, accounting for about 50% of the total flow of wastewater

5 Solid waste management system: focus on collecting, sorting at source into three specific categories: organic waste, recyclable waste, and other waste Encouraging model 3R (reduce, reuse, recycle) Solid waste rates can recycle up to 75.4%, the rate of solid waste landfill may only reach 4.8% Solid waste after collection and processing will reduce

≈ 4,994 tCO2eq per year

6 Power supply system: leveraging strengths of the planning area is the site of wind speed and solar radiation to develop two types of this renewable energy at scale of

Trang 8

iv

buildings and homes Using LED lighting systems to save energy Selection of equipment for saving energy or using renewable energy such as compact lamps, water heater, kitchen use solar energy, charging devices use solar energy Advocacy encourages people to use electricity-saving

7 Communication systems: information networks was built underground, ensuring the urban landscape Using optical fiber access networks with FTTx passive double star-shaped structures (Passive Optical Network-PON) access high Internet speed, signal quality stability, are not affected by these environmental factors and the cable length, high security level, allows the bandwidth upgrade easily when necessary Ensure the exchange

of information in and out of the urban convenience and stability

Trang 9

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là luận văn thạc sĩ do tôi tự nghiên cứu và thực hiện dựa trên việc tổng hợp các số liệu, tài liệu liên quan đến đô thị sinh thái, từ đó đề xuất các chỉ tiêu cho Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật theo định hướng Kỹ thuật sinh thái Các số liệu

có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn được thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực Luận văn có tham khảo và phát triển một số nội dung từ luận văn cao học của thạc sĩ Nguyễn Bình Minh với đề

tài“Quy hoạch Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật theo hướng kỹ thuật sinh thái cho khu du

lịch Thác Trời” Kết quả đạt được từ luận văn chưa từng được ai công bố trước đây

TP HCM, ngày 11 tháng 12 năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Điệp

Trang 10

vi

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶTVẤNĐỀ 1

1.2 TÊNĐỀTÀI 2

1.3 MỤCTIÊUĐỀTÀI 2

1.4 NỘIDUNGĐỀTÀI 2

1.5 PHƯƠNGPHÁPLUẬNVÀPHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU 3

1.6 PHẠMVINGHIÊNCỨU 5

1.7 ÝNGHĨAĐỀTÀI 5

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 7

1.1 TỔNGQUANVỀKHUVỰCNGHIÊNCỨU 7

1.1.1 Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch 7

1.1.2 Hợp tác dự án 7

1.2 MỤCTIÊUVÀCƠSỞQUYHOẠCH 8

1.2.1 Mục tiêu quy hoạch 8

1.2.2 Cơ sở quy hoạch 8

1.2.3 Các nguồn tài liệu, số liệu 9

1.3 ĐIỀUKIỆNTỰNHIÊN 9

1.3.1 Vị trí, giới hạn khu đất 9

1.3.2 Địa hình – Địa mạo 10

1.3.3 Khí hậu – Khí tượng 11

1.4 HIỆNTRẠNGKINHTẾ-XÃHỘI 12

1.4.1 Hiện trạng dân cư và lao động 12

1.4.2 Hiện trạng sử dụng đất 12

1.4.3 Hiện trạng công trình 13

1.5 HIỆNTRẠNGHẠTẦNGKỸTHUẬT 13

1.5.1 Hiện trạng giao thông 13

1.5.2 Hiện trạng cao độ nền 13

1.5.3 Hiện trạng thoát nước mưa 14

1.5.4 Hiện trạng cấp nước 14

1.5.5 Hiện trạng thoát nước bẩn 14

1.5.6 Hiện trạng quản lý chất thải rắn 14

1.5.7 Hiện trạng cấp điện 14

Trang 11

1.5.8 Hiện trạng thông tin liên lạc 15

1.6 ĐÁNHGIÁĐIỀUKIỆNĐẤTXÂYDỰNG 15

1.6.1 Điểm mạnh và cơ hội của dự án 15

1.6.2 Điểm yếu và thách thức của dự án 15

1.6.3 Các dự án chuẩn bị đầu tư có liên quan 16

1.7 PHƯƠNGÁNQUYHOẠCHSỬDỤNGĐẤT: 16

1.7.1 Quy mô dân số và dự kiến cơ cấu dân số 16

1.7.2 Diện tích đất và tỉ lệ đất sử dụng 16

1.7.3 Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 17

1.7.4 Phương án quy hoạch kiến trúc cảnh quan 17

CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ KỸ THUẬT SINH THÁI 25

2.1 QUYHOẠCHHỆTHỐNGHẠTẦNGKỸTHUẬT 25

2.1.1 Qui hoạch 25

2.1.2 Quy hoạch xây dựng 25

2.1.3 Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị 25

2.1.4 Quy hoạch Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật 26

2.2 KỸTHUẬTSINHTHÁI 31

2.2.1 Khái niệm “Kỹ thuật sinh thái” 31

2.2.2 Các nguyên tắc của Kỹ thuật sinh thái 32

2.2.3 Các lĩnh vực của kỹ thuật sinh thái 33

2.3 ĐÔTHỊSINHTHÁI 34

2.3.1 Khái niệm “Đô thị sinh thái” 34

2.3.2 Các nguyên tắc của Đô thị sinh thái 35

2.3.3 Các tiêu chí quy hoạch đô thị sinh thái 36

2.4 QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THEO QUAN ĐIỂM KỸ THUẬTSINHTHÁI 38

2.4.1 Sự cần thiết 38

2.4.2 Các tiêu chí để xây dựng mô hình 38

2.5 TÌNHHÌNHNGHIÊNCỨUTRONGVÀNGOÀINƯỚC 39

2.5.1 Nước ngoài 39

2.5.2 Trong nước 42

CHƯƠNG 3 - CÁC TIÊU CHÍ VỀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THEO QUAN ĐIỂM KỸ THUẬT SINH THÁI 44

3.1 GIỚITHIỆUMỘTSỐTIÊUCHUẨNQUỐCTẾVỀĐÔTHỊSINHTHÁI: 44

Trang 12

viii

3.1.1 Tiêu chuẩn quốc tế về đô thị sinh thái IES: 44

3.1.2 Tiêu chuẩn quốc gia Trung Quốc về đô thị sinh thái MEP ( Bộ bảo vệ Môi trường quốc gia Trung Quốc): 45

3.1.3 Tiêu chuẩn quốc gia Trung Quốc về đô thị sinh thái MoHURD (Bộ nhà ở và phát triển đô thị và nông thôn Trung Quốc): 47

3.2 VÍDỤ ĐIỂNHÌNHTHÀNHPHỐ SINHTHÁIĐÁNHGIÁBẰNG TIÊUCHUẨN CỦAMEPVÀMOHURD: 52

3.2.1 Thành phố sinh thái Thiên Tân – hợp tác Trung Quốc – Singapore (SSTEC – Sino – Singapore Tainjin Eco city): 52

3.2.2 Thành phố sinh thái Dương Châu 61

3.3 ĐỀXUẤTCÁCCHỈTIÊUTHIẾTKẾHỆTHỐNGHẠTẦNGKỸTHUẬTTHEO QUANĐIỂMKỸTHUẬTSINHTHÁI 62

3.3.1 Các chỉ tiêu cho quy hoạch chiều cao (san nền – thoát nước mưa) 63

3.3.2 Các chỉ tiêu cho quy hoạch hệ thống giao thông 64

3.3.3 Các chỉ tiêu cho quy hoạch hệ thống cấp nước 65

3.3.4 Các chỉ tiêu cho quy hoạch hệ thống thoát nước thải 66

3.3.5 Các chỉ tiêu cho quy hoạch quản lý chất thải rắn 67

3.3.6 Các chỉ tiêu cho quy hoạch hệ thống cấp điện 69

CHƯƠNG 4 - QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG KỸ THUẬT SINH THÁI CHO KHU DÂN CƯ KUNHWA – HUYỆN NHÀ BÈ - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 70

4.1 QUYHOẠCHCHIỀUCAO 70

4.1.1 Đánh giá đất đai xây dựng và khống chế cao độ xây dựng 70

4.1.2 Đảm bảo cốt xây dựng khống chế tối thiểu và khối lượng san nền thấp 73

4.1.3 Độ dốc đảm bảo thoát nước mặt nhanh chóng 77

4.1.4 Thu gom và dự trữ nước mưa: 77

4.1.5 Bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, hướng đến thoát nước bền vững 80

4.1.6 Vật liệu thoát nước phù hợp với điều kiện kinh tế và địa hình của khu quy hoạch 81

4.2 QUYHOẠCHHỆTHỐNGGIAOTHÔNG: 84

4.2.1 Quy hoạch mạng lưới phân cấp rõ ràng 84

4.2.2 Thiết kế mạng lưới đảm bảo nhu cầu phục vụ và các chỉ tiêu giao thông 87

4.2.3 Lựa chọn phương tiện giao thông hợp lý, thân thiện môi trường 87

4.2.4 Sử dụng vật liệu thân thiện môi trường 90

4.2.5 Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái 92

4.2.6 Đề xuất giải pháp giảm diện tích xây dựng giao thông, giảm thiểu sử dụng năng lượng hóa thạch 93

4.3 QUYHOẠCHHỆTHỐNGCẤPNƯỚC 95

Trang 13

4.3.1 Đảm bảo nguồn nước cung cấp 95

4.3.2 Đảm bảo quy mô và mạng lưới cung cấp 97

4.3.3 Đảm bảo các yêu cầu, thông số kỹ thuật về mạng lưới và công trình đầu mối 98

4.3.4 Đề xuất giải pháp sử dụng nước tiết kiệm và hợp lý, bảo vệ tài nguyên nước 99

4.3.5 Đề xuất giải pháp giảm thất thoát nước 101

4.3.6 Đánh giá tiềm năng tái sử dụng nước đã sử dụng 103

4.4 QUYHOẠCHHỆTHỐNGTHOÁTNƯỚCTHẢI 106

4.4.1 Dự báo lưu lượng nước thải và quy mô trạm xử lý phù hợp 106

4.4.2 Giải pháp quy hoạch mạng lưới: 106

4.4.3 Áp dụng hệ thống xử lý nước thải chi phí thấp 108

4.4.4 Đề xuất giải pháp Tái sử dụng nước thải 110

4.5 QUYHOẠCHQUẢNLÝCHẤTTHẢIRẮN 116

4.5.1 Dự báo khối lượng và thành phần chất thải rắn phát sinh 116

4.5.2 Xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn 116

4.5.3 Đề xuất giải pháp thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn 118

4.6 QUYHOẠCHHỆTHỐNGCẤPĐIỆN 125

4.6.1 Đảm bảo nguồn cung cấp điện 125

4.6.2 Đảm bảo các công trình mạng lưới và truyền tải đạt quy chuẩn cho phép 128

4.6.3 Đề xuất giải pháp sử dụng tiết kiệm điện trong sinh hoạt hộ gia đình 131

4.7 QUYHOẠCHHỆTHỐNGTHÔNGTINLIÊNLẠC 135

4.7.1 Đảm bảo nguồn cung cấp 135

4.7.2 Lựa chọn sơ đồ mạng lưới thông tin 136

4.7.3 Sử dụng công nghệ mạng quang thụ động PON 138

4.7.4 Phương án vạch tuyến 140

4.8 TỔNGHỢPCÁCHỆTHỐNGHẠTẦNGKỸTHUẬTĐÔTHỊ KUNHWA 143

4.8.1 Lựa chọn phương án bố trí đường dây đường ống kỹ thuật 143

4.8.2 Khoảng cách bố trí đường dây đường ống kỹ thuật 145

4.8.3 Loại đường ống 146

4.8.4 Nguyên tắc bố trí các đường ống kỹ thuật 146

4.8.5 Đánh giá tổng hợp Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật đô thị Kunhwa 146

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 150

Trang 14

x

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu 9

Hình 1.2 Sơ đồ phân tích vị trí khu đất 10

Hình 2.1 Các thành phần Quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật 27

Hình 2.2 Các lĩnh vực của kỹ thuật sinh thái 34

Hình 2.3 Các yếu tố hợp thành Đô thị sinh thái 36

Hình 2.4 Các chỉ tiêu đánh giá đô thị sinh thái 37

Hình 2.5 So sánh Hammarby Sjöstad với một vùng ngoại ô gần đó, trung tâm thành phố và toàn bộ thành phố Stockholm trong năm 2010 40

Hình 2.6 Mô hình vòng tròn sinh thái của Hammarby 40

Hình 2.7 Thành phố Curitiba 41

Hình 2.8 Khu đô thị Phú Mỹ Hưng 42

Hình 2.9 Khu đô thị Ecopark 43

Hình 3.1 Các tiêu chí xem xét đánh giá đô thị sinh thái của IES 44

Hình 3.2 Cơ sở đề xuất chỉ tiêu thiết kế Hạ tầng kỹ thuật theo quan điểm kỹ thuật sinh thái 63

Hình 4.1 Thu gom, sử dụng nước mưa (Thu trực tiếp trên bề mặt) 78

Hình 4.2 Thu gom, sử dụng nước mưa (Thu từ trên mái) 78

Hình 4.3 Mương cây xanh dọc đường giao thông thoát nước mặt tự nhiên 80

Hình 4.4 Chiếc xe có làm từ sợi sinh học Be.e của Waarmakers 91

Hình 4.5 Vỉa hè rỗng cho phép nước mưa thấm qua 91

Hình 4.6 Gạch lát đường đi bộ làm từ bùn thải có độ thấm cao (Osaka-Nhật Bản) 92

Hình 4.7 Đường đi bộ là đường đất hoặc lót đá kết hợp cảnh quan tự nhiên 92

Hình 4.8 Tuyến giao thông đi bộ và xe đạp tách biệt trong khu dân cư 92

Hình 4.9 Sử dụng cây xanh để giảm tiếng ồn do phương tiện giao thông 93

Hình 4.10 Các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước 101

Hình 4.11 Quy trình lựa chọn phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt 109

Hình 4.12 Sơ đồ xử lý nước thải phân tán theo mô hình bãi lọc cây trồng - hồ sinh học 110

Hình 4.13 Các hình thức tái sử dụng nước 110

Hình 4.14 Mối liên hệ giữa các thành phần trong Hệ thống quản lý chất thải rắn 117

Hình 4.15 Các chất thải đô thị có thể tái sử dụng, tái chế 118

Hình 4.16 Mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn 119

Hình 4.17 Thứ tự ưu tiên trong Hệ thống 3R, 4R và R’s trong tương lai 120

Hình 4.18 Thùng rác 3 ngăn phân loại rác tại hộ gia đình và khu công cộng, thương mại 121

Hình 4.19 Tuyên truyền vận động người dân giảm thiểu và phân loại rác tại nguồn 121

Hình 4.20 Tua bin gió công suất nhỏ sử dụng cho hộ gia đình 127

Trang 15

Hình 4.21 Năng lượng gió kết hợp năng lượng mặt trời 127

Hình 4.22 Đèn LED chiếu sáng đường phố 129

Hình 4.23 Đèn đường sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và kết hợp cả hai 129

Hình 4.24 Đèn LED năng lượng mặt trời cho không gian công cộng Birmingham, Anh 130

Hình 4.25 Sử dụng bình nước nóng bằng năng lượng mặt trời đang là biện pháp tiết kiệm điện năng hiệu quả 131

Hình 4.26 Tuyên truyền, vận động ý thức sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm cho người dân trong đô thị 133

Hình 4.27 Cấu trúc mạng truy nhập thuê bao cáp đồng 137

Hình 4.28 Mô hình mạng quang thụ động PON 139

Hình 4.29 Mô hình FTTx cho khu chung cư 141

Hình 4.30 Tuynen kỹ thuật ngầm kết hợp với tàu điện ngầm tại Đài Bắc (Đài Loan) 145

Hình 4.31 Sơ đồ dòng vật chất các thành phần hạ tầng kỹ thuật của Đô thị Kunhwa 149

Trang 16

xii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất 12

Bảng 1.2 Số liệu thống kê nhà hiện trạng 13

Bảng 1.3 Bảng cân bằng diện tích sử dụng đất 16

Bảng 1.4 Chỉ tiêu diện tích đất giáo dục 22

Bảng 3.1 Chỉ số cho Quận, Thành phố và Tỉnh sinh thái của MEP 45

Bảng 3.2 Các chỉ số định lượng về "Tiêu chuẩn quốc gia về thành phố sinh thái vườn" của MoHURD 48

Bảng 3.3 Danh sách các sáng kiến sinh thái thành phố được lựa chọn ở Trung Quốc theo Tiêu chuẩn MEP và MoHURD 49

Bảng 3.4 Chỉ số hiệu suất thành phố Thiên Tân 53

Bảng 3.5 Ước tính sơ bộ về lượng và giá trị của giảm phát thải khí nhà kính của thành phố Thiên Tân 55

Bảng 3.6 Bảng Chỉ số hiệu suất thành phố Thiên Tân 56

Bảng 4.1 Đánh giá cao độ hiện trạng 71

Bảng 4.2 Khối lượng san nền từng khu 76

Bảng 4.3 Bảng tính toán diện tích đất xây dựng 79

Bảng 4.4 So sánh ưu khuyết điểm của các loại cống 81

Bảng 4.5 Thống kê diện tích đường giao thông 85

Bảng 4.6 Các chỉ tiêu giao thông 87

Bảng 4.7 Đánh giá khả năng áp dụng các loại phương tiện trong đô thị Kunhwa 88

Bảng 4.8 Bảng tính toán tổng nhu cầu dùng nước 96

Bảng 4.9 Bảng so sánh đặc tính các loại ống 98

Bảng 4.10 Các giải pháp tiết kiệm nước 99

Bảng 4.11 Các biện pháp giảm thất thoát nước được đề xuất đối với mạng lưới cấp nước của đô thị 102

Bảng 4.12 Đánh giá tiềm năng sử dụng nước tái sinh của đô thị Kunhwa 103

Bảng 4.13 Bảng tính toán tổng lưu lượng nước thải 106

Bảng 4.14 Bảng thống kê công xuất trạm bơm nước thải 107

Bảng 4.15 Các ứng dụng của việc tái sử dụng nước sau xử lý 111

Bảng 4.16 Giá trị giới hạn chất lượng nước tái sinh 112

Bảng 4.17 Thành phần chất thải rắn đô thị tại Việt Nam 117

Bảng 4.18 Phân tích lợi ích của mô hình 3R 119

Bảng 4.19 Tính toán lượng chất thải rắn được xử lý 122

Bảng 4.20 Hệ số phát thải của các phương pháp xử lý chất thải rắn 122

Bảng 4.21 Tính toán phụ tải điện 126

Trang 17

Bảng 4.22 Lựa chọn tuabin gió theo mục đích lắp đặt 126

Bảng 4.23 Dự báo nhu cầu thuê bao thông tin liên lạc cảu đô thị Kunhwa 135

Bảng 4.24 Đánh giá nhược điểm công nghệ sử dụng tổng đài điện tử số 136

Bảng 4.25 Bảng so sánh phương án chôn đường dây trong đất và đặt trong hầm kỹ thuật 143

Bảng 4.26 Khoảng cách tối thiểu giữa các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị không nằm trong tuy-nen hoặc hào kỹ thuật 145

Bảng 4.27 Khoảng cách tối thiểu giữa các Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị khi đặt chung trong tuy-nen hoặc hào kỹ thuật (m) 146

Bảng 4.28 Đánh giá kết quả đạt được sau khi thực hiện Quy hoạch Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Kunhwa 147

Trang 18

GB Green Building (Công trình xanh)

GS.TSKH Giáo sư Tiến sĩ khoa học

HK Hong Kong (Hồng Kông)

HTKT Hạ tầng kỹ thuật

IES International Ecocity Standard (Tiêu chuẩn đô thị sinh thái quốc tế) KPI Key Performance Indicator

KTST Kỹ thuật sinh thái

LED Light Emitting Diode (Đèn Led)

LEED Leadership in Energy and Environmental Design (đứng đầu trong thiết

kế môi trường và năng lượng)

MEP Ministry of Environmental Protection (Bộ Bảo vệ Môi trường)

MoHURD Ministry of Housing and Urban-Rural Development (Bộ Nhà ở và Phát

triển Đô thị-nông thôn)

MW Megawatts

TBNA Tianjin Binhai New Area

tCO 2 Tons Carbon Dioxide (tấn CO 2 )

Teda Tianjin Economic anh Development Area (Khu vực kinh tế và phát triển

SSTEC Thành phố sinh thái Thiên Tân – hợp tác Trung Quốc – Singapore

(Sino –Singapore Tainjin Eco city)

R&D Research and Development (Nghiên cứu và phát triển)

USD United States Dollars (Đô la Mỹ)

UK United Kingdom

WB World Bank (Ngân hàng Thế giới)

Trang 19

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Đô thị hóa là quá trình tất yếu diễn ra đối với tất cả các nước trên thế giới nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, tăng thu nhập, thay đổi cách sống, đem lại chất lượng cao về dịch vụ và cũng phù hợp với dân số ngày càng tăng lên Nền kinh

tế càng phát triển thì quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh Theo

bản Báo cáo “Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới (WB) tại

Việt Nam năm 2011 thì trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã trải qua thời kỳ đô thị hóa nhanh chóng và hệ thống đô thị quốc gia đã có nhiều biến đổi về số lượng Vào năm 1990 mới chỉ có 500 khu đô thị trên khắp cả nước nhưng con số này đã là 649 vào năm 2000 và tăng lên đến 651 vào năm 2003 Hệ thống đô thị đến năm 2011 bao gồm 754 khu đô thị, trong đó có 2 thành phố loại đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 7 khu đô thị loại I, 14 khu đô thị loại II, 45 khu đô thị loại III, 40 khu đô thị loại IV và 645 khu đô thị loại V Xét đến tốc độ đô thị hóa tăng nhanh ở Việt Nam trong thời gian gần đây, Liên Hợp Quốc đã dự báo rằng đến năm 2040, dân số đô thị tại Việt Nam sẽ vượt quá dân số nông thôn

Theo tốc độ đó, vấn đề đô thị hóa hiện nay sẽ gây ra áp lực lớn đối với Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật Bởi lẽ, một đô thị muốn phát triển hoàn thiện và bền vững cần có sự kết hợp của nhiều thành phần, trong đó, Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật là một trong những thành phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển đô thị

Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật trong đô thị có thể hiểu là Hệ thống giao thông vận tải - đường bộ; Hệ thống liên lạc viễn thông, Hệ thống cung cấp năng lượng, nước, v.v…

Nó đảm bảo cho quá trình vận tải, trao đổi hàng hóa trong và ngoài đô thị được thuận tiện, nhanh chóng với chi phí thấp, đồng thời đảm bảo đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt bức thiết của người dân như cấp nước, cấp điện và chiếu sáng, đảm bảo sự liên lạc, trao đổi thông tin của đô thị với các khu vực lân cận… Khi lập một đồ án quy hoạch đô thị, các nhà quy hoạch thường chú trọng vào thiết kế đô thị mà xem nhẹ thiết kế Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật Một đô thị không thể hoạt động nếu thiếu nguồn nước, nguồn điện, đường giao thông… Như vậy quy hoạch Hệ thống Hạ tầng

kỹ thuật phải được xem trọng trước hết Nếu chậm làm công tác quy hoạch, hoặc quy hoạch không đúng sẽ dẫn tới những tổn thất khó lường Trên thế giới ngay cả ở những nước phát triển như Nhật, Mỹ cũng đã từng xây dựng những con đường mà dường như không có người đi

Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật đô thị Sau khi Luật Xây dựng được thông qua vào năm 2003, Chính phủ đã ban hành các Nghị định cùng với nhiều định hướng, chiến lược trọng tâm bao trùm hầu hết các lĩnh vực chuyên ngành Hạ tầng kỹ thuật Ðây là những cơ sở quan trọng để các

Bộ, Ngành và địa phương tích cực triển khai đầu tư xây dựng và phát triển Hệ thống

Hạ tầng kỹ thuật đô thị Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn lực dành cho đầu tư xây dựng và phát triển Hạ tầng kỹ thuật còn rất hạn chế, công nghệ kỹ thuật chưa được đổi mới… Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật bộc lộ nhiều khiếm khuyết như: thiếu quy hoạch đồng bộ tổng thể, thiếu hợp tác liên kết với các

tổ chức quy hoạch hàng đầu thế giới, việc làm quy hoạch có tính khép kín trong các

Trang 20

ngành và lĩnh vực có tính kỹ thuật, thiếu một tầm nhìn kinh tế tổng thể, v.v… Để hướng đến một đô thị phát triển bền vững thì cần có một Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh và đồng bộ Trong khi đó, kỹ thuật sinh thái là một hướng nghiên cứu có thể giúp chúng ta tận dụng những thế mạnh của điều kiện tự nhiên sẵn có, “đi tắt, đón đầu” để xây dựng và phát triển Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và bền vững Vì vậy việc quan tâm và áp dụng quan điểm của kỹ thuật sinh thái vào việc thiết kế và xây dựng Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật đô thị là vô cùng cần thiết Nhiều đô thị trên thế giới đã áp dụng quan điểm này và thành công trong việc đem lại môi trường sống tiện nghi cho người dân đồng thời hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Theo định hướng phát triển của thành phố Hồ Chí Minh, Khu đô thị Kunhwa với diện tích 349.36 ha nằm ở hai xã Phước Kiển và Nhơn Đức, với chức năng quy hoạch là khu đô thị mới thành phố Hồ Chí Minh gắn kết với khu trung tâm thành

phố, phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố về phía Nam, hướng ra biển (Quyết định số 1018/QĐ-UBND ngày 07/03/2008 của UBND TP về việc phê duyệt

đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000 khu đô thị mới Nhơn Đức – Phước Kiển, huyện Nhà Bè) Với diện tích hiện trạng chủ yếu là đất trống, đất nông

nghiệp có nhiều sông rạch lớn chảy qua sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành một khu đô thị mới mang đậm nét hiện đại và sinh thái Để phát triển đô thị Kunhwa trở thành một đô thị hiện đại và sinh thái đòi hỏi một Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh đồng bộ và phù hợp với định hướng phát triển chung của đô thị Kunhwa nói riêng và định hướng phát triển đô thị theo hướng bền vững của thành phố Hồ Chí Minh nói chung Chính vì vậy, luận văn này tập trung nghiên cứu vấn

đề “Quy hoạch Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật theo quan điểm sinh thái cho khu đô thị Kunhwa, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh” để góp phần giải quyết những khó khăn hiện tại trong công tác quy hoạch đô thị và hướng đến phát triển bền vững

1.2 TÊN ĐỀ TÀI

Đề tài luận văn thạc sĩ ngành Quản lý Môi trường khóa 2011: “Quy hoạch

Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật theo định hướng kỹ thuật sinh thái cho khu dân cư Kunhwa – Huyện Nhà Bè - Thành phố Hồ Chí Minh.”

1.3 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Quy hoạch Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật theo định hướng kỹ thuật sinh thái cho khu dân cư Kunhwa – Huyện Nhà Bè - Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo hài hòa các yếu tố: kinh tế, kỹ thuật và môi trường, đáp ứng các yêu cầu hướng đến phát triển bền vững trong tương lai

1.4 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Đề tài tập trung vào các nội dung chính sau đây:

- Tổng quan về khu vực nghiên cứu: Đánh giá hệ sinh thái tổng thể

 Giới thiệu về khu vực thực hiện quy hoạch

 Đánh giá điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội

 Đánh giá khả năng xây dựng đô thị của khu vực nghiên cứu

- Đưa ra cơ sở lý thuyết và các tiêu chí của Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật theo quan điểm Kỹ thuật sinh thái bao gồm:

Trang 21

 Lý thuyết về quy hoạch đô thị và quy hoạch Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật

 Lý thuyết về kỹ thuật sinh thái

 Các chỉ tiêu quy hoạch Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật theo quan điểm kỹ thuật sinh thái đối với các thành phần: quy hoạch chiều cao, hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước thải, hệ thống quản

lý chất thải rắn, hệ thống cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc

 Một số các nghiên cứu đã thực hiện trong và ngoài nước

- Nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật cho khu vực nghiên cứu dựa theo các nguyên tắc của kỹ thuật sinh thái đối với các thành phần: quy hoạch chiều cao, hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước thải, hệ thống quản lý chất thải rắn, hệ thống cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc… Đánh giá tính khả thi của việc thực hiện đồ án “Quy hoạch

Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật theo định hướng kỹ thuật sinh thái cho khu dân cư Kunhwa – Huyện Nhà Bè - Thành phố Hồ Chí Minh”

 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

- Dựa trên các lý thuyết về đô thị sinh thái bao gồm định nghĩa liên quan về đô thị sinh thái, các tiêu chí về đô thị sinh thái, các bài học về việc xây dựng đô thị sinh thái trên thế giới Từ đó đưa ra các tiêu chí về việc quy hoạch Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật theo định hướng kỹ thuật sinh thái tại Việt Nam

- Áp dụng các cơ sở lý thuyết đã nêu, đánh giá hiện trạng khu vực quy hoạch liên quan đến hệ sinh thái tổng thể bao gồm điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của khu dân cư Kunhwa – Huyện Nhà Bè – Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó nghiên cứu và đưa ra giải pháp quy hoạch Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật theo định hướng

kỹ thuật sinh thái cho khu vực thực hiện quy hoạch Từ mối quan hệ giữa Hệ thống

Hạ tầng đô thị, người dân đô thị và môi trường đánh giá được khả năng đáp ứng của

Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật đối với các nhu cầu sinh hoạt, sống, trao đổi hàng hóa của người dân trong đô thị, đồng thời xây dựng, vận hành Hệ thống Hạ tầng đô thị thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên và hướng đến phát triển bền vững

- Quá trình nghiên cứu và đề xuất giải pháp quy hoạch Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật theo định hướng kỹ thuật sinh thái cho khu dân cư Kunhwa – Huyện Nhà Bè - Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên các cơ sở lý thuyết sau:

• Cơ sở pháp lý: các Nghị định, Quyết định về việc phê duyệt đầu tư xây dựng cho khu vực nghiên cứu; các quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng và quy hoạch Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật

• Cơ sở khoa học: lý thuyết về quy hoạch Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật và Kỹ thuật sinh thái, các nghiên cứu ứng dụng Kỹ thuật sinh thái

• Cơ sở thực tiễn: Các mô hình khu đô thị sinh thái đã được xây dựng ở Việt Nam, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của khu vực nghiên cứu…

- Các bước thực hiện nội dung nghiên cứu:

• Xác định các vấn đề cần nghiên cứu

Trang 22

• Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

• Xây dựng kế hoạch thực hiện luận văn

• Thu thập cơ sở dữ liệu

• Phân tích tổng hợp cơ sở dữ liệu

• Đề xuất và lựa chọn phương án quy hoạch

• Đánh giá kết quả thực hiện

 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Khảo sát thực địa: Công tác khảo sát thực địa được tiến hành bằng cách đo

đạc, thu thập số liệu từ các sở ban ngành (Sở Tài nguyên - Môi trường, Trung tâm Khí tượng Thủy văn, Trung tâm Đo đạc Bản đồ) hoặc lấy thông tin từ người dân đang sinh sống trong khu vực, nhằm đánh giá các yếu tố như:

• Đặc điểm tự nhiên: vị trí, giới hạn khu đất; đặc điểm khí hậu; đặc điểm địa hình địa mạo, địa chất thuỷ văn

• Điều kiện hiện trạng: hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng kinh tế xã hội, hiện trạng môi trường và hiện trạng mạng lưới Hạ tầng kỹ thuật

- Định tính, định lượng: thiết lập, tính toán và giới hạn các thành phần Hạ

tầng kỹ thuật cần thực hiện quy hoạch theo định hướng kỹ thuật sinh thái trong nội dung nghiên cứu

- Đối chiếu – so sánh: Xây dựng các phương án quy hoạch cụ thể và so sánh

các giá trị thực tiễn về hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và môi trường

- Tham vấn chuyên gia:

• Học hỏi kinh nghiệm từ các nghiên cứu trước đó để nắm được những mặt thành công cũng như những yếu tố còn tồn đọng

• Xin ý kiến đánh giá về phương án quy hoạch để khắc phục những thiếu sót, đưa ra phương án chọn

- Sử dụng phần mềm mô phỏng (việc lựa chọn phần mềm nào còn tuỳ thuộc vào tính chất khu vực thiết kế và yêu cầu thiết kế):

• Civil 3D là một công cụ hết sức đắc lực dùng để mô phỏng địa hình tự

nhiên, tính toán san nền Với cơ sở dữ liệu đầu vào là cao độ địa hình, ta có thể quan sát bề mặt tự nhiên một cách trực quan dưới dạng 3D, từ đó xây dựng bề mặt thiết kế

và tính toán khối lượng san nền Ưu điểm của Civil 3D là tự động chỉnh sửa mạng lưới khi có thay đổi về giao thông và tính toán khối lượng đào đắp chính xác cao Ngoài ra Civil 3D còn có khả năng tích hợp các Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật như mạng lưới đường ống cấp nước, thoát nước, cấp điện trong không gian 3 chiều giúp người thiết kế tưởng tượng được không gian ngầm của Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật,

Trang 23

tránh được tình trạng quy hoạch chồng chéo

• StormNET là phần mềm mô phỏng lưu lượng nước mưa trong cống

trong khoảng thời gian khai báo để đánh giá khu vực nghiên cứu có bị ngập không

Chương trình StormNET có thể khắc phục những hạn chế của cách tính toán truyền

thống nhờ khả năng tích hợp được triều cường với lưu lượng trận mưa lớn nhất bằng cách khai báo thông số về triều cho mô hình Việc mô phỏng lưu lượng nước mưa trong cống trong khoảng thời gian khai báo giúp đánh giá khu vực nghiên cứu có bị ngập không

• Epanet là phần mềm để mô phỏng mạng lưới và tính toán thủy lực mạng

lưới Epanet có khả năng dự báo lưu lượng trong mỗi ống, áp suất tại mỗi nút và chất lượng nước trong mạng lưới trong một khoảng thời gian mô phỏng Kết quả mô phỏng là các bản đồ màu, các bảng biểu và các đồ thị Do đó, Epanet được áp dụng trong các chiến lược quản lý nhằm cải thiện chất lượng nước trong Hệ thống, cụ thể như: phân tích Hệ thống, thiết kế mạng lưới, hiệu chỉnh thuỷ lực, phân tích lượng clo

dư và đánh giá sự tiêu thụ nước

• Flowhy là bảng tra thuỷ lực cống thoát nước Với thông số đầu vào là lưu

lượng nước thải và độ dốc cống, chương trình giúp người sử dụng kiểm tra lại khả năng chuyển tải của cống thông qua độ đầy và vận tốc nước chảy trong cống

- Thời gian: 6 tháng kể từ ngày có quyết định làm đề cương luận văn

- Không gian: Khu dân cư Kunhwa, Xã Phước Kiển và Xã Nhơn Đức, Huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Kunhwa, Xã Phước Kiển và Xã Nhơn Đức, Huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là:

• Quy hoạch chiều cao

• Hệ thống giao thông

• Hệ thống cấp nước

• Hệ thống thoát nước mưa

• Hệ thống thoát nước thải

Hạ tầng kỹ thuật trong một số các hạng mục có khả năng nhất và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của nơi thực hiện quy hoạch Cụ thể là Hệ thống giao thông; Hệ thống cấp nước; Hệ thống thoát nước mưa; Hệ thống thoát nước thải; Hệ thống cấp điện; Hệ thống quản lý chất thải rắn

1.7 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu là cơ sở lý thuyết để đánh giá khả

năng vận dụng các tiêu chí của Kỹ thuật sinh thái vào công tác Quy hoạch Hệ thống

Hạ tầng kỹ thuật, tạo cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn, có tính hệ thống hơn về

Trang 24

phát triển bền vững Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài cũng là cơ sở để triển khai ứng dụng

rộng rãi trong Quy hoạch Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật đối với những khu vực có điều kiện tự nhiên tương tự để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có và bảo vệ môi trường

- Tính mới: Hiện nay, trong nước đã có những nghiên cứu thiết kế các Hệ

thống Hạ tầng kỹ thuật để sử dụng tiết kiệm năng lượng, tạo ra ít chất thải và mang lại hiệu quả kinh tế Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn mang tính riêng lẻ, chưa mang tính tổng thể, bao trùm cả Hệ thống để đánh giá được toàn diện mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại giữa các bộ phận của Hệ thống Hạ tầng cũng như giữa Hệ thống Hạ tầng với các điều kiện bên ngoài Đề tài này được thực hiện nhằm giải quyết nội dung đó Hơn nữa, việc tính toán còn sử dụng các phần mềm mô phỏng để đạt được những kết quả đáng tin cậy Do đó, đây là một đề tài mới, có tính chính xác và tính thực tiễn cao

Trang 25

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1.1 Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch

Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang trở thành một siêu đô thị với dân số có thể đạt tới hơn 10 triệu người vào năm 2020 Bằng nhiều giải pháp khác nhau trong việc hoạch định chiến lược phát triển quy hoạch tổng thể TP.Hồ Chí Minh, các chuyên gia quy hoạch và các nhà quản lý đều thống nhất khẳng định một xu thế tất yếu là vùng đất phía Nam thành phố tuy còn rất hoang sơ với những kênh rạch bùn lầy, nhưng đầy tiềm năng hiện còn đang “ngủ yên” sẽ phải “thức dậy” và hòa mình vào sự phát triển chung mạnh mẽ của Thành Phố trong giai đoạn tới

Dự án Khu đô thị mới Kunhwa - Phước Kiển – Nhơn Đức, huyện Nhà Bè có tổng diện tích khoảng 349.36 ha thuộc huyện Nhà Bè – TP Hồ Chí Minh Với địa thế đất tự nhiên, Khu đô thị mới dự kiến đầu tư nằm trên một khu đất có nhiều sông rạch lớn Hiện tại, địa bàn này hầu như không có các điều kiện về Hạ tầng kỹ thuật

và Hạ tầng xã hội cũng như các điều kiện cơ sở vật chất khác để đảm bảo cho nơi đây trở thành một điểm đô thị mới đúng ý nghĩa Nhưng với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, với quỹ đất nông nghiệp – hoa màu – cây ăn trái, với diện tích mặt nước, sông rạch còn rất lớn và chưa bị ô nhiễm, cùng với hiện trạng mật độ dân cư còn thưa thớt, chưa có nhiều các công trình xây dựng kiên cố, thì nơi đây thích hợp cho việc quy hoạch thành một khu đô thị mới mang đậm nét hiện đại và sinh thái, ngoài ra với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, nơi đây có thể bố trí các mảng công viên cây xanh kết hợp mặt nước, tạo nên thế mạnh sinh thái của Khu đô thị mới Kunhwa, Phước Kiển – Nhơn Đức, huyện Nhà Bè

Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và hiện trạng sử dụng đất-xây dựng như nêu ở trên, nơi đây thích hợp cho việc quy hoạch thành một Khu đô thị mới bao gồm kết hợp giữa các các mảng xanh công viên lớn ven sông có mục đích bảo vệ sinh thái, phục vụ nghỉ ngơi, thể thao giải trí; với các dân cư mới tổ chức đa dạng: căn hộ cao cấp tập trung (cao tầng), nhà ở vườn độc lập (biệt thự), và với khu trung tâm đô thị mới gồm các công trình quảng trường trung tâm – trụ sở hành chính địa phương – trung tâm triển lãm hội nghị quốc tế – trung tâm thương mại mua sắm – văn phòng khách sạn – công trình y tế-văn hóa-giáo dục-giải trí – cung văn hóa nghệ thuật âm nhạc và hội họa,…

Để đảm bảo quản lý quỹ đất cho việc phát triển của Khu đô thị mới theo tầm nhìn phát triển dự kiến trong tương lai nêu trên, việc lập quy hoạch chi tiết tại khu vực là rất cần thiết cho việc quản lý và lập kế hoạch sử dụng tài nguyên đất, hướng dẫn đầu tư xây dựng phát triển đúng phương hướng dự kiến quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật đã xác định

1.1.2 Hợp tác dự án

Khu đô thị mới Kunhwa, Phước Kiển – Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh là dự án hợp tác bởi các đơn vị:

Chủ đầu tư : Công ty TNHH Một thành viên Phát triển GS Nhà Bè

Địa chỉ : Cao ốc Central Park, 208 Nguyễn Trãi, P Phạm Ngũ Lão, Q 1, TP.HCM

Trang 26

Tư vấn đầu tư : Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Kunhwa

Địa chỉ : 61A-63A Võ Văn Tần, phường 6, Quận 3, TP.HCM

Tư vấn thiết kế : Công ty Cổ phần Tư vấn Kiến trúc và Xây dựng TP.HCM

Địa chỉ : 98 Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, TP.HCM

1.2 MỤC TIÊU VÀ CƠ SỞ QUY HOẠCH

1.2.1 Mục tiêu quy hoạch

- Xây dựng Khu đô thị mới Kunhwa - Phước Kiển – Nhơn Đức, huyện Nhà Bè thành một đô thị chất lượng cao của Thành phố Hồ Chí Minh với các chức năng: là khu dân cư hiện đại cùng với hệ thống trung tâm thương mại dịch vụ, văn hóa, giải trí, thể dục thể thao, công viên cây xanh sinh thái cảnh quan thiên nhiên và Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh theo định hướng kỹ thuật sinh thái, đồng bộ gắn kết với hệ thống kỹ thuật chung của khu vực

- Tổ chức thực hiện (thực hiện đầu tư – quản lý – khai thác) theo định hướng

kỹ thuật sinh thái

- Phục vụ công tác quản lý xây dựng, tạo cơ sở pháp lý để hướng dẫn đầu tư

và lập dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn một cách có định hướng trong các giai đoạn quy hoạch và xây dựng về sau

1.2.2 Cơ sở quy hoạch

- Luật Xây dựng được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/01/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004;

- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 của Chính phủ ban hành về quy hoạch xây dựng;

- Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/04/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;

- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Xây dựng về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng

- Quyết định số 6981/QĐ-UB-QLĐT ngày 23/12/1998 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung huyện Nhà Bè;

- Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Kunhwa – Phước Kiển – Nhơn Đức, quy mô 349.36 ha, của Ủy ban nhân dân Thành phố;

- Vào tháng 6 năm 2004, Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh và Đại diện LG Engineering & Construction Corp (Hàn Quốc) cùng thỏa thuận giao khu đất diện tích khoảng từ 340 - 360 ha tại xã Phước Kiển – Nhơn Đức, huyện Nhà Bè cho LG E&C đầu tư khu đô thị mới nhà ở, thương mại, dịch vụ;

- Căn cứ văn bản số 6349/UB-DA của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc LG E&C (Hàn Quốc) đầu tư tại quận 1, huyện Nhà Bè và tuyến đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Linh Xuân, tuyến Vành đai trong;

- Các quy chuẩn tiêu chuẩn ngành Hạ tầng kỹ thuật liên quan;

Trang 27

1.2.3 Các nguồn tài liệu, số liệu

- Số liệu hiện trạng do nhóm thiết kế thực địa và đối chiếu với thông tin cung cấp của UBND xã Phước Kiển và Nhơn Đức

- Các số liệu trích dẫn của các đồ án lân cận bao gồm dự án Thái Sơn, Thanh Nhựt…

- Bản đồ nền địa hình khu vực xã Phước Kiển và xã Nhơn Đức do công ty GS E&C cung cấp năm 2009

- Bản đồ Định hướng phát triển không gian (phương án chọn) của Nhiệm vụ quy hoạch chung huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh

- Các bản đồ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 của các dự án lân cận

1.3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.3.1 Vị trí, giới hạn khu đất

Khu đất nằm ở phía Bắc huyện Nhà Bè, thuộc hai xã Phước Kiển và Nhơn Đức

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu

Trang 28

b) Các mặt khu đất giáp giới như sau:

- Phía Bắc : giáp rạch Ông Bốn và các dự án kế cận

- Phía Nam : giáp đường Nguyễn Bình (lộ giới 40m), rạch Bà Chiêm và

khu dân cư hiện hữu

- Phía Đông : giáp đường Nguyễn Hữu Thọ (lộ giới 60m)

- Phía Tây : giáp các dự án dân cư kế cận

c) Quy mô khu đất:

- Khu đất có tổng diện tích tự nhiên 3.493.598,8 m2 (349,36 ha)

Hình 1.2 Sơ đồ phân tích vị trí khu đất

Khu đất nằm ở phía Nam thành phố, cách khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 10 km Thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và trao đổi thông tin với các khu vực xung quanh

1.3.2 Địa hình – Địa mạo

Khu vực nghiên cứu quy hoạch có địa hình tương đối thấp, dốc thoải từ phía Tây và Đông vào giữa và về phía Nam và Bắc, cao độ từ +0,40 m đến +5,45 m Cao

Trang 29

độ đáy sông, thấp nhất là -20,87m, cao độ nền cao nhất là -5,45m

b) Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 26,6oC Nhiệt độ không khí trung bình tháng cao nhất là 28oC (vào tháng 4) Nhiệt độ không khí trung bình tháng thấp nhất là 24,9oC (vào tháng 1) Nhiệt cao nhất tuyệt đối 36,4oC Nhiệt thấp nhất tuyệt đối 16,4oC

c) Gió:

Mùa khô có gió mùa Đông Bắc, mùa mưa có gió mùa Tây Nam Tốc độ gió trung bình toàn năm là 3,6m/s Với tốc độ gió này, khu vực quy hoạch hoàn toàn có tiềm năng sản xuất phong điện với quy mô nhỏ Khu vực quy hoạch thuộc địa phận TP.HCM nên ít chịu ảnh hưởng của bão

* Cầu Cây Khô (rạch Cây Khô): (cao độ Hòn Dấu)

+ Mực nước cao tần suất 1% = +1.50

2% = +1.46 5% = +1.44

* Rạch Tôm (nhánh Phước Kiển): (cao độ Hòn Dấu)

+ Mực nước cao tần suất 1% = +1.48

2% = +1.45 5% = +1.43

e) Địa chất công trình

Khu vực có cấu tạo nền đất là phù sa mới, thành phần chủ yếu là sét, bùn sét,

Trang 30

trộn lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, thường có màu đen, xám đen Sức chịu tải của nền đất thấp, nhỏ hơn 0,5kg/cm2 Mực nước ngầm không áp nông, cách mặt đất khoảng 0,5m

f) Cảnh quan thiên nhiên

Khu vực chủ yếu là ruộng lúa, sông nước tự nhiên nên còn giữ nguyên cảnh hoang sơ, chưa bị tác động nhiều bởi đô thị hóa Trong quá trình đô thị hóa, hầu hết quỹ đất xung quanh được chuyển thành đất đô thị, chuẩn bị cho phát triển thành các

dự án khu đô thị mới, hiện đại Cảnh quan tự nhiên trong tương lai sẽ được chuyển đổi thành cảnh quan đô thị, nhân tạo, được thiết kế hài hòa với công trình xây dựng trên cơ sở khai thác tốt các giá trị tự nhiên vốn có Mặt nước sẽ được khai thác tối

đa kết hợp thành không gian mở, thân thiện với con người

1.4 HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI

1.4.1 Hiện trạng dân cư và lao động

(theo số liệu quy hoạch chi tiết 1/2000)

Quy mô dân số của 2 xã Phước Kiển, Nhơn Đức khoảng 15.600 người, trong đó:

- Nam: 7.200 người, chiếm 46,1%; nữ: 8.400 người, chiếm 53,9%

- Tổng số hộ: 2.713 hộ, bình quân 5,75 người/hộ

- Dân số nông nghiệp: 4200 người, chiếm 26,97%;

- Dân số phi nông nghiệp: 11.400 người, chiếm 73,03%;

Quy mô dân số khu vực nghiên cứu: khoảng 2250 người, trong đó:

- Tổng số hộ: 450 hộ, bình quân 5 người/hộ

- Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 35%

- Số người trong độ tuổi đi học (6÷18 tuổi) chiếm khoảng 20%

(Số liệu năm 2010)

Các số liệu trên thể hiện nguồn lao động tại địa phương dồi dào, có thể tận dụng nguồn lao động tại chỗ trong quá trình xây dựng và quy hoạch đô thị 1.4.2 Hiện trạng sử dụng đất

Hiện trạng khu đất chủ yếu là đất trống, đất ruộng, chỉ có khoảng 10ha là đất xây dựng nhà ở, đa số là nhà cấp 4 và nhà lá dọc theo đường Phạm Hữu Lầu và đường Nguyễn Bình

Bảng 1.1 Số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất

Trang 31

STT LOẠI ĐẤT KHU A KHU B KHU C

Bảng 1.2 Số liệu thống kê nhà hiện trạng

1.5.1 Hiện trạng giao thông

Tuyến giao thông đối ngoại từ Trung tâm thành phố đi đến khu vực quy hoạch là đường Nguyễn Hữu Thọ Khu vực nghiên cứu có các tuyến đường chính hiện hữu là đường Phạm Hữu Lầu, đường Nguyễn Bình và đường Lê Văn Lương Tổng chiều dài khoảng 3.380 m Chiều rộng lòng đường khoảng 6–8m Hiện trạng diện tích giao thông chiếm khoảng 153.735,3m2 (chiếm 4,4% diện tích chung)

Khu vực quy hoạch có nhiều sông rạch bao gồm sông Phước Kiển, rạch Tôm, Rạch Cống Vinh, rạch Bà Minh Trong đó sông Phước Kiển, rạch Tôm có chức năng giao thông thủy, các rạch còn lại chỉ có chức năng tiêu thoát nước là chính

1.5.2 Hiện trạng cao độ nền

a) Nền đất

- Đất ruộng: cao độ từ 0,3m đến 1,18m (cao độ quốc gia Hòn Dấu)

- Thổ cư: cao từ 1,2m đến 1,78m

Trang 32

b) Đường giao thông

- Đường Lê Văn Lương cao từ 1,47m đến 1,72m

- Đường Nguyễn Hữu Thọ từ 1,78m đến 2,07m

c) Thủy văn :

- Chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều trên sông Nhà Bè

1.5.3 Hiện trạng thoát nước mưa

Khu vực chưa xây dựng Hệ thống thoát nước đô thị Nước mưa tiêu thoát tự nhiên trên đồng ruộng rồi theo mương rạch ra rạch Cống Dinh, sông Phước Kiển, rạch Tôm

1.5.4 Hiện trạng cấp nước

Trong khu vực quy hoạch hiện nay chưa có mạng phân phối nước thủy cục của thành phố Tuy nhiên đường Hương Lộ 34B (Nguyễn Hữu Thọ), hiện có một tuyến ống cấp I đường kính 900÷1200mm thuộc Hệ thống cấp nước Nhà máy nước BOO Thủ Đức và một tuyến ống D300mm cấp nước cho khu công nghiệp Hiệp Phước

Hiện dự án cấp nước BOO Thủ Đức đang triển khai xây dựng tuyến ống truyền dẫn nước về khu vực huyện Nhà Bè, và Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn đang xây dựng các tuyến ống tiếp nhận nước từ dự án cấp nước trên

Hiện tại dân cư quanh khu vực hiện nay sử dụng nước sông rạch đã lắng phèn và một số giếng khoan ở tầng sâu 40m – 60m Chất lượng nước không đều, có nhiều giếng bị nhiễm mặn và có hàm lượng sắt cao cần phải xử lý trước khi sử dụng, ngoài ra còn sử dụng nguồn nước máy được chứa trong các bồn chứa nước (Inox) 5m3

1.5.5 Hiện trạng thoát nước bẩn

Khu vực dự kiến quy hoạch hiện nay chưa có Hệ thống thoát nước đô thị Nước mưa & nước thải sinh hoạt thoát tự nhiên về chỗ trũng hoặc thấm xuống đất Thuỷ đạo thoát nước chính là rạch Long Kiển, ngoài ra còn các rạch sau: rạch Cống Vinh, rạch Tôm, rạch Rô Các rạch này hiện nay đang ngày càng bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt công nghiệp trong nội thành chưa được xử lý xả thẳng xuống kênh rạch trong nội thành và lan truyền xuống các kênh rạch bao quanh khu quy hoạch Mặt khác, kênh rạch ở đây chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều của biển đông, với biên độ triều 3,0m, lúc triều xuống rạch gần như trơ đáy

Dân cư hiện nay sử dụng theo thói quen nhà vệ sinh trên kênh rạch cũng góp một phần gây ô nhiễm cho kênh rạch

1.5.6 Hiện trạng quản lý chất thải rắn

Dân cư ở thưa thớt vì vậy chưa có mạng lưới thu gom rác thải, các hộ dân tự xử

lý rác, chủ yếu rác thải được chôn trong vườn hoặc thải xuống sông rạch

Trang 33

dân cư gần trạm 110/22KV Nhà Bè nên thuận tiện về nguồn cung cấp điện

Khu dân cư quy hoạch hiện có các tuyến điện cao thế:

+ Đường dây 500KV Phú Mỹ-Nhà Bè-Phú Lâm: đoạn qua khu quy hoạch dài khoảng 2,82km

+ Đường dây 220KV Phú Mỹ-Nhà Bè-Phú Lâm: đoạn qua khu quy hoạch dài khoảng 3,4km

+ Đường dây 110KV có các tuyến: Nhà Bè-Cần Giuộc, đoạn qua khu quy hoạch dài khoảng 1,26km

1.5.8 Hiện trạng thông tin liên lạc

Hiện khu vực đã có Hệ thống thông tin liên lạc nhưng là hệ thống nổi trên những cột kém mỹ quan và chưa hoàn chỉnh

Hiện nay gần khu vực dự án có Bưu cục Phước Kiển nằm ở 96A

Lê Văn Lương, ấp 2, xã Phước Kiển và bưu điện Nhà Bè cách khu vực dự án khoảng 4 km về phái Đông nằm ở 81/1C Huỳnh Tấn Phát, xã Phú Mỹ

1.6 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐẤT XÂY DỰNG

Dựa trên những phân tích và đánh giá hiện trạng khu đất, trong quá trình lập

và triển khai, nhận thấy đồ án đã có một số điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau:

1.6.1 Điểm mạnh và cơ hội của dự án

- Nhu cầu về nhà ở tại TP Hồ Chí Minh hiện nay rất lớn và lâu dài do khả năng tăng trưởng và phát triển kinh tế ngày càng tăng của thành phố nói chung và đặc biệt là khu vực phía Nam thành phố nói riêng

- Là một khu đất còn rất hoang sơ, thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng mới Ngoài ra, là một dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại TP Hồ Chí Minh, nhận được sự

hỗ trợ rất cao từ chính quyền Thành phố với việc thành phố chủ động tiến hành đền

bù giải tỏa, tái định cư, bố trí lại đường điện,… trước khi giao đất cho chủ đầu tư, giảm bớt gánh nặng về tài chính cho dự án

- Có sông rạch lớn, thuận lợi cho việc tổ chức không gian đô thị mới gắn với cảnh quan thiên nhiên sông nước đặc trưng vùng Nam Bộ Thuận lợi cho việc tổ chức giao thông đường thủy có thể tiếp cận trực tiếp vào khu trung tâm của đô thị và thuận lợi cho giải pháp thoát nước của đô thị Sông rạch nơi đây cũng tạo nên một cảnh sắc đặc thù và có thể nạo vét, mở rộng, đào hồ cảnh quan và lấy đất tôn nền

- Dự án đường Bắc Nam nối trung tâm thành phố với khu đất, các dự án về giao thông như trục đường Nam – Sài Gòn, đường Đông Tây, đường Vành đai, cầu Phú Mỹ, đường hầm qua Thủ Thiêm và các dự án đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu cảng (Hiệp Phước) trong khu vực Nhà Bè và các khu đô thị mới lân cận

sẽ là động lực lớn, thúc đẩy quá trình phát triển đô thị hóa của khu Phước Kiển – Nhơn Đức, huyện Nhà Bè

1.6.2 Điểm yếu và thách thức của dự án

Vị trí khu đất hiện tại còn nhiều bất lợi so với các dự án phát triển theo trục

Trang 34

- Hệ thống giao thông mới chỉ có trục đường Bắc Nam từ trung tâm thành phố

đi khu công nghiệp Hiệp Phước đến nay vẫn chưa được hoàn tất Hệ thống Hạ tầng

kỹ thuật khác hầu như chưa phát triển

- Hiện trạng khu đất có nhiều sông rạch lớn sẽ tăng chi phí của dự án về đầu tư xây dựng các cầu nối kết hệ thống giao thông đô thị

1.6.3 Các dự án chuẩn bị đầu tư có liên quan

- Khu nhà ở của Công ty Thanh Nhựt

- Khu nhà ở 28,751ha của Công ty Dịch vụ Công ích Nhà Bè

- Khu dân cư cầu Bà Sáu

- Khu dân cư Tân Thuận

- Khu công nghiệp Tân Thuận

- Khu nhà ở Công ty Thái Sơn (Bộ Quốc Phòng)

Trên đây là những đánh giá về hiện trạng điều kiện tư nhiên, kinh tế - xã hội

và Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật cho khu dân cư Kunhwa, huyện Nhà Bè làm cơ sở để thực hiện quy hoạch Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật theo định hướng kỹ thuật sinh thái cho khu vực lập quy hoạch, dựa trên các nhiệm vụ về lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng

đô thị tỉ lệ 1/2000

1.7 PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT:

1.7.1 Quy mô dân số và dự kiến cơ cấu dân số

Quy mô tổng dân số dự kiến khoảng 34.000 người; ngoài ra có khoảng 20.000 lượt du khách và người lao động đến sinh hoạt, làm việc tại khu đô thị trong một ngày/đêm Số lượng gia đình dự kiến 8.500 hộ (tiêu chuẩn 4 người/hộ)

Trang 35

1.7.3 Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

- Tổng số dân dự kiến : 34.000 người

- Tổng diện tích khu đất : 349,36 ha, bao gồm:

* Đất ngoài dân dụng : 15,21 m2/người

- Chỉ tiêu đất khu ở : 47,16 m2/người, trong đó:

+ Đất ở biệt thự : 8,87 m 2 /người + Đất chung cư thấp tầng : 5,57 m 2 /người + Đất chung cư cao tầng : 26,99 m 2 /người + Đất hỗn hợp (VP, ở, TMDV) : 5,72m 2 /người

- Tầng cao tối thiểu : 1 tầng

- Tầng cao tối đa : 35 tầng (khu vực không giới hạn chiều cao)

- Diện tích xây dựng dự kiến : 680.900 m2

- Mật độ xây dựng toàn khu : 19,49 %

- Khoảng lùi tối thiểu : 3 m

- Chỉ giới bảo vệ sông Phước Kiển: ≥ 30 m

- Chỉ giới bảo vệ kênh rạch Cống Vinh, rạch Tôm: ≥ 20 m

1.7.4 Phương án quy hoạch kiến trúc cảnh quan

1.7.4.1 Cơ cấu tổ chức không gian

Theo định hướng chung của huyện Nhà Bè, xã Phước Kiển và xã Nhơn Đức được định hướng phát triển đô thị hóa Cơ cấu đô thị tại khu vực này sẽ là một bộ

Trang 36

phận của vùng đô thi mới được phát triển xuống phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến các tính chất chính như sau:

- Là khu một đô thị giữ gìn cảnh quan thiên nhiên với tỷ lệ lớn dọc theo các bờ sông rạch, nhằm cải thiện không gian sinh thái trong môi trường đô thị hóa

- Là khu dân cư đô thị có mật độ trung bình

- Hình thức tổ chức là hỗn hợp và đa dạng các chức năng sử dụng đất, cư trú kết hợp giữa tập trung (khu cao tầng) và phân tán (khu biệt thự)

- Các hoạt động kinh tế như thương mại – dịch vụ – văn phòng – khách sạn – hội chợ triển lãm quảng cáo, v.v… kết hợp du lịch – thể thao giải trí sông nước trong các khu công viên cây xanh sinh thái

- Bố trí công trình Hạ tầng xã hội (Văn hóa – giáo dục – thể thao – y tế – bưu điện – chợ, …) của khu vực và của Thành phố

Ngoài ra, đồ án quy hoạch chi tiết khu đô thị mới phải mang được các yếu tố khuyến khích nhập cư có tổ chức (ưu tiên chương trình dãn dân từ trung tâm), khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở Hạ tầng kỹ thuật – Hạ tầng xã hội phục vụ cộng đồng Khuyến khích phát triển các hoạt động kinh tế thương mại – dịch vụ, khuyến khích đầu

tư và phát triển các dịch vụ về du lịch – thể thao giải trí, đảm bảo bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên trong điều kiện phát triển đô thị hóa đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý đất đai, quản lý xây dựng đô thị, phục vụ tốt cho quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hội từng phần của địa bàn

Các khu chức năng của khu đô thị dự kiến như sau:

a) Khu trung tâm đô thị mới:

- Đất công trình hành chính quản lý – thương mại – văn phòng – khách sạn

- dịch vụ và sử dụng hỗn hợp: phục vụ cho dân cư và du khách trong và ngoài

vùng quy hoạch, gồm các công trình:

+ Quảng trường cảnh quan đô thị trung tâm

+ Công trình hành chính địa phương

+ Trung tâm mua sắm

+ Văn phòng giao dịch – cho thuê

+ Trung tâm văn hóa cộng đồng (kết hợp quảng trường chuyên đề)

b) Khu dân cư: gồm các khu ở

- Đất xây dựng nhà ở: bố trí các loại hình nhà ở sau:

+ Đất khu ở biệt thự, nhà nghỉ cuối tuần: gồm các lô biệt thự được xây dựng

thành nhóm khu phố ở và dọc theo các trục đường tại khu trung tâm; là các căn nhà

ở tiêu chuẩn từ trung bình đến cao cấp Dự kiến bố trí cho khoảng 2000 người, tương đương khoảng 500 căn hộ (chiếm khoảng 6% tổng số)

+ Đất khu nhà liên kế có vườn: gồm các lô nhà cho người có mức thu nhập

trung bình, phục vụ cho tầng lớp trẻ, chiều rộng lô đất từ 80 ÷ 120 m² Dự kiến bố

Trang 37

trí cho khoảng 4000 người, tương đương khoảng 1000 căn hộ (chiếm khoảng 12% tổng số)

+ Đất khu ở căn hộ (cao tầng) và khu ở hỗn hợp: gồm các căn hộ theo mẫu độc

lập – khép kín có trang thiết bị hiện đại, diện tích từ 120 ÷ 150 m²/căn hộ Dự kiến

bố trí cho khoảng 28.000 người, tương đương khoảng 7.000 căn hộ (chiếm khoảng 82% tổng số)

- Đất xây dựng công trình công cộng khu ở: phục vụ cho các đối tượng trong

khu ở thuộc đô thị mới, bao gồm:

+ Ban quản lý khu ở

+ Phòng khám y tế

+ Trường mầm non

+ Cửa hàng nhu yếu phẩm

- Đất công viên khu xá, vườn hoa, cây xanh: phục vụ cho các đối tượng trong

khu ở thuộc đô thị mới, bao gồm:

+ Công viên cây xanh trong khu nhà ở

+ Sân tập thể dục, rèn luyện sức khỏe hàng ngày của người dân

- Đất sân-đường nội khu và công trình Hạ tầng: phục vụ cho các đối tượng

trong khu ở thuộc đô thị mới, bao gồm:

+ Sân bãi đậu xe, quay xe

+ Đường nội bộ khu nhà ở

+ Công trình Hạ tầng: trạm biến điện, bơm nước, nơi tập kết rác thải sinh hoạt

c) Khu công viên cây xanh sinh thái – Giải trí – Thể dục Thể thao:

- Đất công viên cây xanh sinh thái thư giãn giải trí: Các công viên cây xanh

dành cho đầu tư về thư giãn giải trí

- Đất công viên thể dục thể thao: Các công viên cây xanh chuyên đề với nội

a) Cụm dân cư phía Tây Bắc (cụm A):

Giới hạn bởi đường trục Đông Tây liên xã, rạch Cống Vinh, đường điện cao thế phía Tây và ranh dự án phía Bắc, diện tích khoảng khoảng 79,20 ha Cụm này dung nạp khoảng 10.876 cư dân, là khu có chất lượng sống cao hơn cả, nơi tập trung mô hình ở thấp tầng có diện tích lớn gồm các căn nhà chung cư cao cấp phía Tây và các biệt thự, nhà chung cư thấp tầng có sân trong Trung tâm của khu ở là các cửa hàng thời trang, dịch vụ và hàng hóa bán lẻ phục vụ cho nhu cầu hàng ngày,

kế cận một công viên tập trung quy mô 3,04 ha dành cho cư dân nghỉ ngơi và tập luyện TDTT mỗi buổi sáng Ngoài ra, trong khu này còn bố trí một quảng trường văn hóa, một trường tiểu học 0,98 ha và một trường trung học cơ sở 1,34 ha

b) Cụm dân cư phía Đông Bắc (cụm B):

Giới hạn bởi đường Nguyễn Hữu Thọ, đường trục Đông Tây liên xã, rạch Cống Vinh và ranh quy hoạch phía Bắc, diện tích khoảng 77,29 ha Cụm này dung nạp khoảng 4.554 cư dân, là khu vừa tập trung các công trình thương mại và dịch vụ cấp huyện, vừa là khu ở Khu ở dự kiến tổ chức các mô hình ở chung cư thấp tầng, cao tầng

và khu hỗn hợp Một trung tâm hành chính quy mô 2,49 ha dành cho cơ quan quản lý

Trang 38

khu dân cư và văn phòng làm việc Để phục vụ khu ở trong khu vực này, bố trí một trường tiểu học 0,98 ha phía Bắc khu đất Ngoài ra, trong các khu hỗn hợp dự kiến sẽ cung ứng thêm dịch vụ hàng ngày cho người dân trong và ngoài dự án

c) Cụm trung tâm (cụm C):

Giới hạn bởi đường Đông Tây liên xã, đường Nguyễn Hữu Thọ, rạch Tôm và đường điện cao thế phía Tây, diện tích khoảng 99,57ha Cụm trung tâm dung nạp khoảng 4.896 cư dân, là khu tập trung các công trình công cộng và dịch vụ cấp huyện, không những phục vụ cho dân cư sinh sống tại chỗ mà còn mở ra khả năng

sử dụng cho người dân lân cận trong huyện Đây là khu vực làm điểm nhấn cho toàn bộ dự án với những công trình cao tầng, mật độ nén cao Khu vực này bao gồm trung tâm mua bán sỉ và lẻ, các cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm cao cấp cho người tiêu dùng, cửa hàng đối chứng và bán lẻ phục vụ cho nhu cầu hàng tuần hình thành khu phố thương mại đi bộ kéo dài ra bờ sông bằng các quảng trường ánh sáng Để phục vụ khu ở trong khu vực này, bố trí một trường tiểu học 0,98 ha, một trường trung học cơ sở 1,36 ha và một trường trung học phổ thông 2,02 ha Khu bán đảo có cảnh quan đẹp được bao bọc bởi các dòng sông lớn thích hợp với các hoạt động yên tĩnh như bệnh viện khoảng 2 ha, điểm thương mại dịch vụ 1 ha để cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho du khách đến tham quan tại đây để tăng khả năng phục

vụ trong bán kính đi bộ

d) Cụm dân cư phía Nam (cụm D):

Giới hạn bởi rạch Tôm, đường Nguyễn Hữu Thọ, đường điện cao thế phía Tây

và ranh dự án phía Nam, diện tích khoảng 92,03 ha Cụm này là khu ở có mật độ cư trú cao nhất trên toàn khu vực, có khả năng dung nạp khoảng 13.674 dân, với mô hình ở chủ yếu là chung cư có chất lượng trung bình khá Tương tự như khu B, trung tâm khu ở này cũng bố trí các cửa hàng bán lẻ và dịch vụ hàng ngày cho người dân xoay quanh quảng trường thương mại, một công viên nghỉ ngơi tập luyện TDTT 3,48 ha Bố trí hai trường tiểu học (2 x 0,98ha) và hai trường trung học cơ sở (1,39 ha + 1,36 ha) tại khu vực này Điểm nổi bật của khu ở này dự kiến là cảnh quan bởi do tăng tầng cao, giảm mật độ xây dựng nên dành nhiều quỹ đất cho vườn hoa khu xá, đường đi dạo và không gian mở

Trang 39

CỤM DÂN CƯ PHÍA TÂY BẮC (CỤM A) CỤM DÂN CƯ PHÍA ĐÔNG BẮC (CỤM B)

CỤM TRUNG TÂM (CỤM C) CỤM DÂN CƯ PHÍA NAM (CỤM D)

Trang 40

1.7.4.3 Chức năng các khu dự kiến

a) Công trình công cộng:

Tổng diện tích đất công trình công cộng là 30,71 ha, bao gồm các chức năng hành chính 2,06 ha; thương mại dịch vụ 9,12 ha; khách sạn 0,94; bệnh viện 1,67 ha; đất giáo dục 14,93 ha Trong đó, chỉ tiêu đất giáo dục được tính toán theo quyết định 02 của UBND Thành phố với quy mô 34.000 dân như sau:

Bảng 1.4 Chỉ tiêu diện tích đất giáo dục

số hs/1000 dân m2/học sinh (học sinh) (m2)

b) Khu trung tâm đô thị mới: gồm các công trình

+ Quảng trường cảnh quan đô thị trung tâm

+ Công trình hành chính địa phương

+ Trung tâm mua sắm, bán sỉ + Văn phòng giao dịch – cho thuê + Khách sạn

+ Khu dịch vụ phức hợp, đa dụng + Khu điều dưỡng và chăm sóc y tế + Trường tiểu học (7 trường)

+ Trường trung học cơ sở (4 trường) + Trường trung học phổ thông (1 trường) + Trung tâm văn hóa cộng đồng (kết hợp quảng trường chuyên đề)

c) Khu dân cư:

+ Đất khu ở biệt thự, nhà nghỉ cuối tuần (villa): gồm các lô biệt thự được xây

dựng thành nhóm khu phố ở và dọc theo các trục đường tại khu trung tâm; là các căn nhà ở tiêu chuẩn từ trung bình đến cao cấp Dự kiến bố trí cho khoảng 2.000 người, tương đương khoảng 500 căn hộ (khoảng 5% tổng số) Tổng diện tích là 31,87 ha

+ Đất nhà chung cư thấp tầng (low-rise apartment): gồm các lô nhà cho

người có mức thu nhập trung bình, phục vụ cho tầng lớp trẻ, chiều rộng lô đất từ 37.5÷ 120 m² Dự kiến bố trí cho khoảng 4.000 người, tương đương khoảng 1000 căn hộ (chiếm khoảng 4 % tổng số) Tổng diện tích là 19,19 ha

+ Đất nhà chung cư cao tầng (high-rise apartment): gồm các căn hộ theo

mẫu độc lập – khép kín có trang thiết bị hiện đại, diện tích từ 120 ÷ 150 m²/căn hộ

Dự kiến bố trí cho khoảng 28.000 người, tương đương khoảng 7.000 căn hộ (chiếm khoảng 91 % tổng số) Tổng diện tích là 90,63 ha

+ Đất khu ở hỗn hợp (mixed-use): gồm các công trình hỗn hợp nhà ở, văn

phòng cho thuê, thương mại dịch vụ Tổng diện tích là 17,67 ha

Ngày đăng: 27/01/2021, 13:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w