Sự hình thành công ty Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp nhà nước, thuộc Bộ Côngnghiệp được thành lập vào ngày 25/12/1960 với cái tên ban đầu là xưởng miếnHoàng Mai chuyên sản
Trang 1PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ
SẢN PHẨM Ở CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ
i KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN
CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ
1 Một vài nét về quá trình thành lập của công ty
1.1 Sự hình thành công ty
Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp nhà nước, thuộc Bộ Côngnghiệp được thành lập vào ngày 25/12/1960 với cái tên ban đầu là xưởng miếnHoàng Mai chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm bánh kẹo, chế biến thựcphẩm do nhà nước đầu tư và quản lý với tư cách là chủ sở hữu
Trụ sở chính của công ty đặt tại: Số 25 đường Trương Định- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội Tên giao dịch là: Hai Ha Cofectionery Company.
Viết tắt là: HAIHACO
Trải qua hơn 40 năm trưởng thành và phát triển, năm 1992, theo quyết định số 216 CNN/ TCLĐ của Bộ Công Nghiệp nhẹ, nhà máy đổi tên là Công ty Bánh kẹo Hải Hà và được giữ cho đến nay.
2 Qúa trình phát triển của Công ty
Thời kỳ 1960-1965 : đây là giai đoạn đầu công ty mới thành lập với cái tên là xưởng miến
Hoàng Mai Nhiệm vụ chủ yếu sản xuất miến ăn từ nguyên liệu đậu xanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Từ năm 1961 xưởng miến Hoàng Mai sản xuất thành công mặt hàng
xì dầu, giải quyết tình trạng khan hiếm nước chấm trên thị trường và chế biến tinh bột ngô cung cấp nguyên liệu cho nhà máy Pin Văn Điển Năm 1965, xí nghiệp đã hoàn thành kế hoạch với giá trị tổng sản lượng là 2999,315 đồng và sản phẩm miến đạt 345,387 tấn.
Thời kỳ 1965-1975 : Thời kỳ này cả nước đang tiến hành xây dựng CNXH ở
miền Bắc và tập trung nguồn lực đánh Mỹ, giải phóng miền Nam Để phù hợpvới tình hình này, xưởng miến Hoàng Mai đổi tên thành “Nhà máy thực nghiệm
Trang 2Hải Hà” Năm1966, nhà máy hoàn thành kế hoạch với giá trị tổng sản lượng2346,812 nghìn đồng.
Vào tháng 6/1970, nhà máy tiếp nhận một phân xưởng kẹo của Hải Châu bàn giao sang với công suất 900 tấn/ năm và được đổi tên thành “ Nhà máy thực phẩm Hải Hà” Năm 1975 nhà máy vượt kế hoạch 18 ngày với giá trị tổng sản lượng là 11050 nghìn đồng,tăng 11,15% so với năm trước.
Thời kỳ 1975-1986: Vào thời kỳ này nhà máy trực thuộc Bộ lương thực thực
phẩm Tháng 12/1976, Nhà nước phê chuẩn phương án thiết kế mở rộng nhàmáy với công suất 6000 tấn/ năm Đồng thời nhà máy đầu tư máy móc theohướng cơ giới hoá thay thế dần thủ công
Năm 1977, nhà máy áp dụng thành công dây chuyền sản xuất kẹo chuối xuấtkhẩu làm cho năng suất tăng lên 6 lần so với năm 1975
Thời kỳ 1986 đến nay:
Năm 1987, Nhà máy thực phẩm Hải Hà một lần nữa được đổi tên thành “Nhàmáy kẹo xuất khẩu Hải Hà” trực thuộc Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp thựcphẩm
Thời kỳ này nhà máy mở rộng và phát triển thêm nhiều dây chuyền sản xuất.Đến năm 1990, nhà máy có 4 phân xưởng kẹo, năm 1992 số lượng công nhânviên là1437 người
Thời kỳ 1992 đến nay:
Vào năm 1992, theo quyết định số 216 CNN/TCLĐ của Bộ Công Nghiệp nhẹ(nay là Bộ Công Nghiệp), nhà máy đổi tên thành “Công ty bánh kẹo Hải Hà” vàtên này được giữ cho đến nay
Tháng 5/ 1992, Hải Hà chính thức liên doanh với Nhật Bản và Hàn Quốc.Công ty có 3 liên doanh như sau:
Liên doanh Hải Hà Kotobuki chuyên sản xuất bánh tươi,bánh ga tô, snack vàmột số bánh kẹo cao cấp khác
Trang 3Liên doanh Hải Hà Miwon chuyên sản xuất kẹo Jelly các loại.
Liên doanh Hải Hà Kameda sản xuất bánh quy giòn từ bột gạo và bột ngũ cốc Ngoài liên doanh Hải Hà Kameda giải thể vào năm 1998, còn các liêndoanh khác đều làm ăn có hiệu quả,độc lập với công ty và giúp công ty học hỏi
cả về kinh nghiệm quản lý và tạo điều kiện để đầu tư,đổi mới máy móc thiết bịhiện đại
Tuy vậy việc thành lập các liên doanh cũng là một thách thức lớn đối vớicông ty bởi các doanh nghiệp này tách ra hạch toán độc lập với công ty mẹ, trởthành những doanh nghiệp cạnh tranh trên cùng lĩnh vực
Hiện nay công ty bánh kẹo Hải Hà là công ty giữ vị trí hàng đầu trongngành sản xuất bánh kẹo ở nước ta Với tổng số vốn đầu tư lên tới hơn 100 tỷđồng và gần 2000 lao động sản lượng của công ty đạt 11000 tấn/ năm, chiếm16% lượng bánh kẹo cả nước Hiện nay sản phẩm của công ty được phân phốirộng rãi trên cả nước thông qua hơn 200 đại lý Tuy nhiên thị trường chủ yếu làmiền Bắc, đặc biệt là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định còn các khu vực khác tiêuthụ không đáng kể
2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty
Thực hiện nghị quyết 7 của ban chấp hành trung ương Đảng về công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2000, Công ty Bánh kẹo Hải Hà xác địnhnhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của mình trong thời kỳ này:
- Tăng cường chiều sâu với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng sảnphẩm, tăng năng suất lao động, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm nhằm mởrộng thị trường từ nông thôn đến thành thị, từ trong đến ngoài nước, đủ sứccạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước Phát triển mặt hàng mớinhất là các loại bánh kẹo truyền thống dân tộc
Trang 4- Đi sâu nghiên cứu thị trường, ổn định và không ngừng nâng cao hiệu quảthị trường cũ, mở rộng thị trường mới nhất là thị trường trong Nam và thịtrường xuất khẩu
- Ngoài việc sản xuất kẹo là chính, Công ty sẽ kinh doanh các mặt hàng khác
để không ngừng nâng cao đời sống và thúc đẩy sự phát triển ngày mộtmạnh của Công ty
Ngoài chức năng, nhiệm vụ trên Công ty Bánh kẹo Hải Hà còn có các nhiệm
vụ sau:
- Bảo toàn và phát triển vốn được giao
- Thực hiện các nhiệm vụ, nghĩa vụ với Nhà nước
- Thực hiện phân phối theo lao động: chăm lo đời sống vật chất cho cán bộcông nhân viên, nâng cao trình độ chuyên môn
Như vậy, mục tiêu chung của Công ty là hoàn thành kế hoạch sản xuất kinhdoanh trong các thời kỳ, đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước, đồngthời không ngừng phát triển quy mô doanh nghiệp, nâng cao đời sống cán bộcông nhân viên Công ty
3 Cơ cấu tổ chức và chức năng bộ phận
3.1.Cơ cấu tổ chức
Công ty bánh kẹo Hải Hà có bộ máy quản trị được tổ chức theo kiểu trựctuyến, hình thành một đường thẳng quản trị từ trên xuống dưới, mỗi cấp quản trịchỉ nhận lệnh cấp trên trực tiếp, hai bộ phận quản trị cùng cấp không liên hệ trựctiếp với nhau mà phải thông qua cấp trên chung của hai bộ phận đó Bộ máyquản trị của Công ty bao gồm ban lãnh đạo và các phòng ban trực thuộc quản lý
và phục vụ sản xuất Bộ máy được tổ chức như sau:
Ban lãnh đạo gồm 4 người:
Trang 5 Tổng giám đốc: Là người có quyền cao nhất, quyết định chỉ đạo mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Công ty, Bộcông nghiệp và nhà nước.
Ba phó tổng giám đốc trợ giúp cho tổng giám đốc: Một là phó tổng giám đốcphụ trách tài chính, hai là phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh, ba là phótổng giám đốc điều hành sản xuất kỹ thuật
Sau đây là cơ cấu quản lý của công ty: (Hình 2.1)
Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Bánh kẹo Hải Hà
Trang 6 Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về kỹ thuật của qui trình công nghệ, tính
toán và đề ra các định mức, tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu, nghiên cứu lập kế
hoạch sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, chế tạo sản phẩm mới
Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ cung ứng vật tư, nghiên cứu thị trường đầu
ra, đề ra biện pháp tiêu thụ sản phẩm hợp lý, tổ chức quá trình hoạt động
Maketing từ sản xuất đến tiêu thụ, thăm dò, mở rộng thị trường, lập ra các chiến
lược tiếp thị ,quảng cáo và lập kế hoạch sản xuất cho những năm tiếp theo
Phòng tài vụ: đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức công
tác hạch toán, kế toán, theo dõi mọi hoạt động của công ty dưới hình thái giá trị
để phản ánh cụ thể chi phí đầu vào, kết quả đầu ra, đánh giá kết quả lao động
của cán bộ công nhân viên Phân tích kết quả kinh doanh của từng tháng, quý
năm, phân phối thu nhập đồng thời cung cấp thông tin cho tổng giám đốc, giúp
cho việc đề ra các chiến lược phù hợp nhằm phục vụ quản lý, điều hành sản xuất
kinh doanh
Phòng hành chính- tổ chức, lao động- tiền lương: làm nhiệm vụ tham mưu
cho lãnh đạo, định ra đường lối, sắp xếp, phân phối lại lao động một cách hợp
lý Xây dựng chế độ lương thưởng, bảo hiểm xã hội Đảm bảo an toàn cho sản
xuất và trật tự an ninh trong công ty
Văn phòng: có chức năng lập thời gian cho các loại sản phẩm, tính lương,
thưởng, tuyển dụng lao động, phục vụ nhà ăn, y tế, vệ sinh và phụ trách tiếp
khách
Bảo vệ, nhà ăn, y tế có chức năng kiểm tra, bảo vệ cơ sở vật chất kỹ thuật
của Công ty, nhà ăn có nhiệm vụ nấu ăn trưa cho toàn Công ty
Ngoài ra, Công ty còn có hệ thống các cửa hàng có chức năng tự giới thiệu và
mua bán các sản phẩm của Công ty Hệ thống các nhà kho có chức năng dự trữ,
Trang 7bảo quản nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ sản xuất đồng thời dự trữ, bảoquản sản phẩm làm ra.
1 Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động kinh doanh
1.1 Đặc điểm về sản phẩm bánh kẹo
Công ty thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm để phục vụ nhu cầu ngàycàng đa dạng của khách hàng Tuy nhiên việc đa dạng hoá sản phẩm cũng cónhững nhược điểm nhất định như thiếu sự chú ý, quan tâm đến việc đầu tư theochiều sâu vào sản phẩm nên không đáp ứng được nhu cầu khắt khe của kháchhàng Cuộc sống ngày càng nâng cao, giờ đây người dân ăn không chỉ để no màcòn phải biết thưởng thức vị ngon của hàng hoá Hơn nữa do đặc điểm của bánhkẹo không phải là hàng hoá thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày của người dân mà
họ chỉ mua sắm trong các dịp lễ, tết, đám hỏi, đám cưới Vì vậy, tiêu chí chấtlượng và mẫu mã sản phẩm đang trở thành tiêu chí hàng đầu trong cạnh tranh.Hiện nay các sản phẩm của Công ty chủ yếu phục vụ nhu cầu bình dân với chấtlượng khá, giá rẻ, mẫu mã bao bì chưa được hấp dẫn Trong thời gian tới việctăng tỷ trọng các sản phẩm cao cấp trong cơ cấu sản phẩm của Công ty mangtính cấp thiết để tăng lượng tiêu thụ
Đặc điểm của sản phẩm bánh kẹo có ảnh hưởng rất nhiều tới yếu tố thời gian
và thời tiết Các sản phẩm bánh kẹo thường có thời hạn sử dụng tối đa là 6tháng Nếu để lâu hay không có chế độ bảo quản thích hợp sẽ dễ dẫn đến ôi thiu,
ẩm mốc hay chảy nước Đây là một khó khăn cho công tác bảo quản nguyên vậtliệu, ảnh hưởng không nhỏ tới công tác hoạch định chiến lược sản phẩm củaCông ty Chính vì điều này đòi hỏi các công ty phải có kế hoạch sản xuất và tiêuthụ hợp lý, tránh tình trạng tồn hàng quá nhiều, giảm phẩm chất của hàng hoákhi tới tay người tiêu dùng Việc lập các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ trong
Trang 8Công ty được áp dụng một cách linh hoạt Do lượng tiêu thụ bánh kẹo luôn thayđổi theo thời gian nên ngoài việc xây dựng các kế hoạch tháng, Công ty còn lậpcác kế hoạch tuần để luôn đảm bảo lượng tiêu thụ hợp lý.
Một đặc điểm nữa của sản phẩm bánh kẹo là chúng gắn liền với yếu tốmùa vụ Cho nên việc xây dựng các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cũng phải gắnvới yếu tố này Thời điểm lượng hàng thường tiêu thụ mạnh nhất vào mùa lễ tếthay mùa cưới Để đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu trong những dịp này đòi hỏicác công ty phải dự đoán lượng hàng tồn kho, lượng hàng sản xuất cho phù hợp,
bố trí lượng lao động hợp lý, có thể thuê thêm lao động thời vụ, dự trữ nguyênvật liệu, mở rộng kênh phân phối
Bảng 2.1: Các loại sản phẩm của Công ty Chủng loại
sản phẩm Loại sản phẩm Số sản phẩm của mỗi chủng loại
Trang 9Cứng có nhân 14
Trang 101.2 Thị trường và khách hàng
1.2.1 Thị trường
1.2.1.1. Thị trường trong nước
Lượng tiêu thụ các sản phẩm của công ty bánh kẹo Hải Hà được phân bổ hầuhết các tỉnh thành trong cả nước, tuy nhiên tập trung nhiều nhất ở Hà Nội,Thanh Hoá, Nghệ An So với các công ty khác thị phần tiêu thụ của công tytương đối lớn trong ngành sản xuất bánh kẹo nói chung Sản phẩm cả công ty cómặt ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước với một số lượng lớn Với hơn 200đại lý trên toàn quốc, hệ thống kênh phân phối của Công ty được coi là mạnhnhất trong ngành sản xuất bánh kẹo nói chung Tuy vậy việc các đại lý dải đềukhắp các tỉnh thành cũng gây không ít khó khăn cho việc quản lý, giám sát củacán bộ, công nhân viên trong Công ty Hiện nay Công ty thực hiện quản lý tiêuthụ thông qua các cán bộ nghiên cứu thị trường Các cán bộ này chịu tráchnhiệm quản lý một vùng thị trường cụ thể, có nghĩa vụ giám sát bán hàng, thuthập thông tin từ các đối tượng hữu quan như các đại lý, khách hàng, địa phươngtrong vùng thị trường mà mình quản lý Chính nhờ việc quản lý tiêu thụ như vậy
mà thông tin thu thập được không bị chồng chéo, góp phần tích cực trong việcxây dựng và triển khai các kế hoạch sản xuất kinh doanh
Có thể nói thị trường miền Nam là thị trường tiềm năng còn bị bỏ ngỏ củaCông ty Mức sống của người dân Nam cao nhất trong cả nước Việc mở rộngthị trường vào khu vực này phải là các kế hoạch mang tính chiến lược mới hyvọng thu được thành công Trong thời gian tới, Công ty cần mở rộng cơ cấu sảnphẩm bằng việc tăng tỷ trọng các sản phẩm cao cấp, phục vụ những đoạn thịtrường có nhu cầu và khả năng thanh toán cao
Trang 11Hiện nay, các sản phẩm bình dân vẫn là nguồn thu chủ yếu của Công ty.Việc tiêu thụ các sản phẩm loại này mạnh ở những nơi có thu nhập thấp như cáctỉnh thành trong cả nước
Trong một số năm gần đây, lượng tiêu thụ của Công ty giảm mạnh do sự cạnhtranh gay gắt của các công ty sản xuất bánh kẹo như: Kinh Đô, Hữu Nghị, Tràng
An, Biên Hoà, Quảng Ngãi và một số lượng không nhỏ bánh kẹo nhập ngoạibằng nhiều con đường khác nhau
Sau đây ta xem xét tình hình tiêu thụ các nhóm mặt hàng của doanh nghiệptrong một số năm gần đây:(Bảng 2.2)
Bảng 2.2: Cơ cấu kinh doanh sản phẩm bánh kẹo của Công ty
Trang 12Tổng số 10700 9840 11336 91,96% 115,20%
Nhìn vào bảng trên ta có một số nhận xét sau:
- Sản lượng tiêu thụ năm 1999 giảm 860 tấn so với năm 1998 (tương ứng với 91,96%) là
do ảnh hưởng của bão lụt miền Trung làm tắc nghẽn các tuyến đường vận chuyển trong
cả nước.
- Sang đến năm 2000, lượng tiêu thụ dần đi vào ổn định, tăng 1496 tấn (tương ứng với 115,2%) Góp phần vào sự ổn định này, Công ty đã thực hiện một số biện pháp như sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ công nhân viên cho phù hợp với công việc, Tăng năng suất lao động của công nhân bằng cách giảm số lượng công nhân trong khi tăng khối lượng công việc, thực hiện một số biện pháp giảm chi phí tối đa dẫn tới giảm giá thành.
Bảng 2.3: Tình hình phát triển thị trường của Công ty
Thị trường Sản lượng (tấn) Mức chênh lệch (%)
Trang 131.2.1.2 Thị trường nước ngoài
Trước đây, Công ty có một thị trường tiêu thụ lớn là Liên Xô cũ và các nước Đông Âu cũ Tuy nhiên từ khi hệ thống các nước XHCN tan rã, thị trường này của Công ty coi như bị mất Hiện nay, Công ty chỉ mới thiết lập được một số thị trường mới như Mông Cổ, Trung Quốc.
1.2.2 Khách hàng
Trước hết ta phải xem xét đến vai trò của khách hàng đối với doanh nghiệp.Sản phẩm được sản xuất ra nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường đểthu phần giá trị thặng dư dôi ra sau khi trừ đi các khoản chi phí cần thiết màngười ta gọi là lợi nhuận Như vậy, không có cầu về sản phẩm thì sản phẩm sảnxuất ra sẽ bị tồn đọng, không tiêu thụ được Khách hàng là những người có cầu
về sản phẩm và có khả năng chi trả cho sản phẩm đó Vì vậy, các doanh nghiệpphải thấy rằng khách hàng là nhân tố quan trọng nhất đối với quá trình tiêu thụsản phẩm của Công ty
Sản phẩm của Công ty Bánh kẹo Hải Hà được sản xuất ra nhằm phục vụ mọi tầng lớp nhân dân Tuy nhiên ở các vùng địa lý khác nhau thì khách hàng cũng như nhu cầu của ho lại khác nhau.
Về mặt tâm lý, dân miền Bắc khi mua bánh kẹo sẽ quan tâm nhiều đến mặt trọng lượng vì 80% thu nhập của người dân Bắc còn thấp Nhu cầu bánh kẹo chỉ tập trung ở thành phố là chủ yếu còn nông thôn hầu như là ít.
Trang 14Còn ở miền Trung, thu nhập của người dân thấp hơn hẳn miền Nam và miền Bắc Hơn nữa nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo rất ít, chủ yếu chỉ dùng những loại bánh kẹo chất lượng vừa phải, giá thành rẻ và đặc biệt họ không quan tâm tới hình thức mẫu mã của sản phẩm Đối với thị trường này, sản phẩm chủ yếu là kẹo sữa mềm, kẹo hoa quả, kẹo cốm, kẹo bắp bắp.
Đối với miền Nam, mức sống của người dân nói chung là cao, vì vậy bánh kẹo là một trong những nhu cầu thường xuyên đặc biệt đối với trẻ em Ở đây, khách hàng đặc biệt quan tâm tới chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì của sản phẩm.
Qua phân tích có thể thấy bánh kẹo Hải Hà có vị thế vững chắc trên thị trường miền Bắc, được Công ty chọn làm thị trường chính Ngoài ra Công ty còn nghiên cứu tìm biện pháp xâm nhập vào thị trường miền Nam và mở rộng thị trường miền Trung.
2 Đặc điểm về tiềm lực của Công ty
2.1 Tiềm lực về vốn
Vốn là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng không thể thiếu được trongquá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Trong thực tế có rất nhiềudoanh nghiệp trong tổng số 6000 doanh nghiệp nhà nước thiếu vốn hoạt động đãphải đóng cửa Do hoạt động kinh doanh của Công ty Bánh kẹo Hải Hà trongnhiều năm có hiệu quả kết hợp với huy động vốn từ nhiều nguồn nên Công ty cótiềm lực về vốn khá mạnh Tuy nhiên, trong thời gian tới, Công ty cũng cần huyđộng vốn từ nhiều nguồn để tập trung cho việc đầu tư trang thiết bị, cải tiến sảnphẩm, phát triển những sản phảm mới
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn của Công ty
Gía trị (tỷđ)
Tỷ trọng%
Gía trị (tỷđ)
Tỷ trọng%
Gía trị (tỷđ)
Tỷ trọng
%
Gía trị (tỷđ)
Tỷ trọng%
Theo cơ cấu
1.Vốn lưu động 33.46 33.3 36.5 34.5 40.5 36.5 46.3 37.9
2.Vốn cố định 67.04 66.7 69.2 65.5 70.4 63.5 75.8 62.1
Tổng số 100.5 100 105.7 100 110.9 100 122.1 100
Theo nguồn
Trang 151.Vốn chủ sở hữu 60.8 60.5 63.7 60.3 68.1 61.4 75.5 61.8 2.Vốn vay ngân hàng 30.45 30.3 31.5 29.8 33.5 30.2 37.6 30.8
3 Vay từ nguồn khác 9.25 9.2 10.5 9.9 9.3 8.4 9 7.4 Tổng số 100.5 100 105.7 100 110.9 100 122.1 100
Trang 162.2 Đặc điểm về lao động
Đặc điểm sản xuất công ty đòi hỏi sự khéo léo của người lao động do vậy laođộng nữ chiếm tỷ lệ lớn trong công ty Hiện nay số lao động nữ chiếm khoảng80% số lao động trong công ty
Trong các năm qua, số lượng lao động của công ty tăng cả về số lượng vàchất lượng Công ty đặc biệt quan tâm tới trình độ cũng như kỹ năng làm việccủa cán bộ công nhân viên Công ty thường xuyên tuyển dụng, sắp xếp, bố trí lạilao động một cách hợp lý nhất,tránh tình trạng nơi này thừa lao động nơi khácthì thiếu Công ty thường xuyên cử cán bộ đi học, đào tạo và bồi dưỡng tay nghềnhằm nâng cao tay nghề, kiến thức chuyên môn cho công nhân
Công ty luôn quan tâm tới thực lực, khả năng của mỗi người hơn là dựavào bằng cấp để đánh giá Vì vậy, trước khi nhận nhân viên vào làm việc họphải trải qua một thời gian thử việc để khẳng định năng lực của mình
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo chức năng
phụ trợ
XN Nam Định
XN Việt Trì
24 3 11 10 264
8 4 4 0 34
12 3 8 1 55
38 10 19 9
64 75 149
37 5 0
54 13 0
387 196 117
Trang 17Do đặc điểm của sản phẩm bánh kẹo lượng tiêu thụ thường không đồngđều giữa các mùa trong một năm Lượng tiêu thụ thường lớn vào mùa cưới, lễtết nên số lao động của công ty thường thay đổi theo mùa vụ Đây là một khókhăn lớn của các công ty trong ngành sản xuất bánh kẹo nói chung và của công
ty bánh kẹo Hải Hà nói riêng Việc bố trí lao động phải hợp lý, tránh tình trạng
dư thừa và thiếu hụt
Chính vì vậy công ty đã bố trí một lượng lao động sản xuất theo mùa vụ Vấn đề đặt ra là liệu lượng lao động mùa vụ này có đáp ứng được về khả năng và trình độ chuyên môn hay không? Đó là bài toán khó đối với các cấp lãnh đạo của công ty.
Hiện nay, công ty có 192 người có trình độ đại học, 52 người đạt trình độ cao đẳng và 207 người đạt trình độ trung cấp, bậc thợ bình quân của công nhân trong toàn công ty là 4/7 Nếu đem so sánh với các công ty sản xuất nói chung và các công ty sản xuất bánh kẹo nói riêng thì trình độ lao động của công ty Bánh kẹo Hải Hà tương đối cao Điều này đã tạo nhiều thuận lợi cho công ty trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty.
Số lượng cán bộ làm công tác quản lý, công tác khoa học kỹ thuật là 451 người, chiếm 25,5% trong tổng số lao động.Trong đó trình độ đại học chiếm 10,84%, cao đẳng chiếm 2,94% và trình độ trung cấp chiếm 11,69%
Với thu nhập bình quân đầu người của cán bộ công nhân viên trong công ty là 1.030.000 đồng/tháng, một tỷ lệ tương đối cao trong các công ty nhà nước nói chung Ngoài khoản lương cố định trên công ty còn áp dụng các hình thức thưởng phù hợp nhằm khuyến khích sự sáng tạo của cán bộ công nhân viên, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh trong công ty Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, thực hiện đầy
đủ các quy chế về an toàn lao động và vệ sinh thực phẩm Công ty luôn quan tâm tới đời sống của cán bộ công nhân viên Thường xuyên tổ chức những buổi giao lưu, dã ngoại, liên hoan
để gần gũi nhau hơn Công đoàn chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc thăm viếng, lễ hỏi khi cán
bộ của công ty gặp chuyện vui hay buồn Đó là phong cách lãnh đạo của các nhà quản trị trong công ty Ở đây công ty đã áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ một cách thành công Chính nó đã phát huy tính sáng tạo của mỗi thành viên trong công ty.
2.3 Đặc điểm máy móc thiết bị và quy trình công nghệ
Khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại chính là động lực để thúc đẩy nền sản xuất phát triển Thực tế đã chứng minh nếu doanh nghiệp nào chú trọng tới việc đầu tư máy móc thiết
bị, dây truyền công nghệ hiện đại thì doanh nghiệp đó cũng thành công trên thương trường Nhận thức được điều này, công ty Bánh kẹo Hải Hà đã đầu tư vào máy móc trang thiết bị và dây chuyền công nghệ hiện đại của Đan Mạch, Đức, Ý, Nhật Bản, Ba Lan,Malaixia Chính
vì vậy công ty đáp ứng phần nào nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
Tuy nhiên nhìn nhận ở thực tế là kẹo cứng các loại được sản xuất trên dâytruyền đồng bộ của Ba Lan, được nhập từ thế hệ sản xuất năm 1975-1976 vì vậysau hơn 20 sử dụng và khai thác thì hệ thống này đã bị lạc hậu mặc dù công ty
đã cố gắng sửa chữa máy móc thiết bị Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần