Sáng kiến môn Tiếng Anh THCS

37 32 0
Sáng kiến môn Tiếng Anh THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến: “Bí quyết khắc phục những lỗi sai đọc và viết Tiếng Anh THCS” 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Ngày nay xu hướng hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực kể cả lĩnh vực giáo dục đã đưa tiếng Anh lên một vị trí hết sức quan trọng. Tiếng Anh là công cụ giao tiếp là chìa khoá dẫn đến kho tàng nhân loại. Vì vậy việc học tiếng Anh của học sinh THCS được học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên ngành giáo dục và cả nước đặc biệt quan tâm. Tiếng Anh trở thành một trong các môn chính yếu trong chương trình học của học sinh. Việc học và sử dụng tiếng Anh đòi hỏi cả một quá trình luyện tập cần cù sáng tạo của cả người học lẫn người dạy. Đặc biệt trong tình hình cải cách giáo dục như hiện nay, dạy tiếng Anh theo quan điểm giao tiếp được nhiều người ủng hộ.Theo phương pháp này học sinh có nhiều cơ hội để giao tiếp với bạn bè, với giáo viên để rèn luyện ngôn ngữ, chủ động tích cực tham gia vào các tình huống thực tế: Học đi đôi với hành. Đề án Ngoại ngữ 2020 đã thực hiện được 7 năm – một khoảng thời gian không dài nhưng đủ để giáo viên dạy tiếng Anh nhận ra những tồn tại trong phương pháp truyền thống từ đó có thể đưa ra những giải pháp để giúp học sinh cải thiện các kỹ năng nghe nói đọcviết. Trường THCS Mỹ Thắng, nơi tôi đang công tác là một ngôi trường đóng trên địa bàn xã Mỹ Thắng, một xã bãi ngang ven biển của huyện Phù Mỹ. Hầu hết người dân ở đây là ngư dân, điều kiện kinh tế còn rất khó khăn, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện và chất lượng học tập của học sinh trên địa bàn xã. Một phần do nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ của con em, mặt khác học sinh cũng chưa ý thức về tầm quan trọng của bộ môn. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp năm học 20182019 tôi rất thắc mắc vì sao các em đã được học tiếng Anh 3 năm ở cấp tiểu học và ngay cả lớp 6, 7 mà kỹ năng đọc, viết lại quá yếu như vậy. Học sinh nông thôn thường rụt rè khi giao tiếp, cộng với việc không nắm chắc về ngữ pháp nên khi đọc, nói và viết Tiếng Anh các em luôn hay sợ sai. Ngại nói, ngại viết là một hạn chế lớn trong việc học ngoại ngữ. Làm thế nào cho học sinh cảm thấy tự tin khi sử dụng Tiếng Anh, đó là vấn đề đã thôi thúc tôi phải tìm cách giải quyết. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh, đã nhiều năm nay Bộ GD ĐTquyết định môn Tiếng Anh là một trong những môn học chính khoá ở tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục. Tiếng Anh ngày càng được đông đảo các tầng lớp trong xã hội quan tâm, càng có nhiều học sinh có hứng thú, có nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu với môn học. Nhưng qua thực tế cho thấy học sinh trên địa bàn huyện nói chung và các học sinh ở trường THCS Mỹ Thắng nói riêng gặp rất nhiều lỗi khi sử dụng Tiếng Anh. Tại sao học sinh lại mắc quá nhiều lỗi như thế? Nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi là gì? Sửa lỗi và giúp học sinh sữa lỗi như thế nào cho hiệu quả? Là những suy nghĩ, trăn trở boăn khoăn của bản thân tôi qua nhiều năm làm công tác giảng dạy môn tiếng Anh ở trường THCS Mỹ Thắng. Bởi vì khi thực hiện muốn nói điều gì thì phải hình dung ra cái gì mình cần nói ví dụ như có một câu nói như sau: “muốn nói nói gì thì phải uống lưỡi ba lần trước khi nói”. Chính vì vậy trong giao tiếp sẽ xảy ra nhiều lỗi trong quá trình giao tiếp, nói nhiều sẽ tìm ra được những lỗi khi vấp phải, và dễ dàng sữa chữa những lỗi đã mắc phải. Từ đó, tôi mạnh dạn đưa ra một số một số kinh nghiệm trong “Bí quyết khắc phục những lỗi sai đọc và viết Tiếng Anh THCS”

Ngày đăng: 26/01/2021, 11:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1.1. Lý do chọn đề tài

    • 1.2. Xác định mục đích nghiên cứu

    • 1.3. Đối tượng nghiên cứu

    • 1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm

    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu

    • 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu

    • 2. NỘI DUNG

      • 2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu

      • 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

      • 2.3. Mô tả phân tích các giải pháp (hoặc biện pháp, các cách ứng dụng, cách làm mới) mà tác giả đã thực hiện, đã sử dụng nhằm làm cho công việc có tính hiệu quả hơn.

        • 2.3.1. Lỗi sai thứ 1: Giúp học sinh phân biệt cách dùng “as” và “like”

        • 2.3.2. Lỗi sai thứ 2: Giúp học sinh dùng đúng đại từ nhân xưng làm chủ ngữ và tân ngữ

        • 2.3.3. Lỗi sai thứ 3: Phân biệt “have/has” và “there is/ there are”

        • 2.3.4. Lỗi sai thứ 4: Giúp học sinh dùng đúng “you” và “friend”

        • 2.3.5. Lỗi sai thứ 5: Dùng đúng động từ số ít và động từ số nhiều

        • 2.3.6. Lỗi sai thứ 6: Giúp học sinh phân biệt giữa ‘zero’ và ‘no’

        • 2.3.7. Lôi sai thứ 7: Dùng đúng giới từ, đặc biệt là hai giới từ “in” và “on”

        • 2.3.8. Lỗi sai thứ 8: Phân biệt “o'clock” và “ hour”

        • 2.3.9. Lỗi sai thứ 9: Giúp học sinh hiểu rõ “make”và “do”

        • 2.3.10. Lỗi sai thứ 10: Phân biệt “after” và “behind”       

        • 2.3.11. Lỗi sai thứ 11: Giúp học sinh dùng đúng “hear” và “ listen”

        • 2.3.12. Lỗi sai thứ 12: Phân biệt “wear” và “put on”

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan