Sáng kiến môn Lịch Sử THCS

64 24 0
Sáng kiến môn Lịch Sử THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến: “Chuyển từ lối học thụ động sang tư duy nhận thức trong dạyhọc lịch sử 8 giúp học sinh dễ học, dễ nhớ”1. Đặt vấn đề1.1. Lý do chọn đề tài1.1.1. Cơ sở lý luậnBộ môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cùng với các môn học khác, việc học tập Lịch sử giúp học sinh phát triển tư duy và sáng tạo. Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện hiện tượng lịch sử là đạt, không cần phải tư duy, không có bài tập thực hành.… Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học. Điều quan trọng nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học là thầy dạy thế nào để học sinh phát triển trí thông minh, tính sáng tạo của các em, đưa chất lượng của bộ môn ngày càng có hiệu quả. Hiện nay, trong quá trình dạy học trên lớp, hoạt động trí tuệ chủ yếu của học sinh là ghi nhớ và tái hiện. Ở nhà, học sinh tự học dưới dạng học bài và làm bài…nhưng về căn bản đã được hướng dẫn ở lớp, nên hoạt động trí tuệ của học sinh vẫn nặng về rèn luyện trí nhớ và khả năng tái hiện. Như vậy, rèn luyện năng lực tư duy, khả năng tưởng tượng, sáng tạo phát triển trí tuệ, trí thông minh…của học sinh nói chung được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất của quá trình dạy học hiện đại. Chính vì vậy, then chốt của việc đổi mới phương pháp dạy học là điều chỉnh mối quan hệ giữa tái hiện và sáng tạo, đến việc tăng cường các phương pháp sáng tạo nhằm đổi mới tính chất hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học. Nhà giáo dục người Đức Disterverg đã khẳng định rằng: “người giáo viên tồi truyền đạt chân lý, người giáo viên giỏi dạy cách tìm ra chân lý”. Điều này có ý nghĩa người giáo viên không chỉ giới hạn công việc của mình ở việc đọc cho học sinh ghi chép những kiến thức có sẵn, rồi các em học thuộc lòng sau đó kiểm tra. Điều quan trọng là giáo viên cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản (kiến thức khoa học, sự hiểu biết về các quy luật nguyên lý và các phương pháp nhận thức để so sánh tìm hiểu) làm cơ sở định hướng cho việc tự khám phá các kiến thức mới, vận dụng vào học tập và cuộc sống. Vì vậy việc khơi dậy, phát triển tri thức, ý chí, năng lực bồi dưỡng, rèn luyện về học tập là con đường phát triển tối ưu đó là con đường lấy học sinh làm trung tâm, làm chủ thể của việc nhận thức với sự hướng dẫn, giáo dục tích cực có hiệu quả của giáo viên. Từ trước tới nay đã có rất nhiều người đề cập đến vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập lịch sử từ bậc trung học cơ sở đến đại học. Tuy nhiên những vấn đề mà các nhà nghiên cứu đưa ra chỉ mang tính chất chung mà ít đi sâu vào một khối lớp cụ thể, nội dung chương trình đưa ra trong sách giáo khoa chủ yếu được trình bày theo tiến trình thời gian, nhưng lịch sử lại luôn đi kèm với nhiều sự kiện mà nếu không có sự chắt lọc và kĩ năng sáng tạo của thầy cô làm sáng tỏ vấn đề trọng tâm của bài thì tiết học sẽ nhàm chán, khó hiểu, khó nhớ.Vì vậy theo tôi cần cho học sinh tiếp cận bài học bằng cách so sánh việc này với việc kia, giai đoạn này với giai đoạn khác, liên hệ với những sự kiện liên quan nhằm giúp các em phân tích, đánh giá để có cái nhìn toàn diện, hay đối với những sự kiện dài mang tính trừu tượng khó nhớ có thể minh họa bằng sơ đồ tạo hình ảnh cụ thể, lập niên biểu, liên hệ với ngữ cảnh xã hội phù hợp....... giáo viên làm sao cho kiến thức đi vào đầu các em bằng cách bắt các em phải dày công suy luận, tư duy để có kết quả chứ không phải từ sự cho và nhận kiến thức. Như chúng ta đã biết, môn lịch sử có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ học sinh hiểu rõ và tự hào với những thành tựu dựng nước và giữ nước, biết rút ra bài học kinh nghiệm và có thái độ đúng đối với tương lai. Nhưng những nhận thức, quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của khoa học lịch sử trong đời sống xã hội, trong giáo dục đã dẫn tới phương pháp nghiên cứu, học tập không đúng làm giảm sút chất lượng của bộ môn trên nhiều mặt. Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ bản, học vẹt, lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia.Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đối với học sinh lớp 8, là lớp học chuẩn bị cho năm học cuối cấp cận kề, các em cần phải trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản làm hành trang kiến thức cho các lớp học tiếp theo, môn học này cũng rất quan trọng đối với các em xác định cho mình hướng đi theo ngành khoa học xã hội. Các em phải hiểu được dòng chảy lớn của lịch sử thế giới thời cận và hiện đại có ảnh hưởng như thế nào đến lịch sử dân tộc, bài học gì cần rút ra cho lịch sử nước nhà. Các em phải được rèn luyện ở mức độ cao hơn khả năng tự học, tự nhận thức và hành động cũng như có những tìm tòi trong tư duy, sáng tạo trong học tập.Từ những vấn đề nêu trên với mong muốn làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của người giáo viên trong giai đoạn hiện tại của đất nước; mong góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học để phát triển tư duy cho học sinh, giúp các em tự mình tìm ra tri thức, tạo tiền đề cho việc phát triển tính tích cực, khả năng tư duy của các em ở cấp học cao hơn cũng như trong đời sống sau này; vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Chuyển từ lối học thụ động sang tư duy nhận thức trong dạy học lịch sử 8 giúp học sinh dễ học, dễ nhớ”.

Ngày đăng: 26/01/2021, 11:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Đặt vấn đề

    • 1.1. Lý do chọn đề tài

      • 1.1.1. Cơ sở lý luận

      • 1.1.2. Cơ sở thực tiễn

      • 1.2. Xác định mục đích nghiên cứu

      • 1.3. Đối tượng nghiên cứu

      • 1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm

      • 1.5. Phương pháp nghiên cứu

      • 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu

        • 1.6.1. Phạm vi nghiên cứu

        • 1.6.2. Thời gian nghiên cứu

        • 2. Nội dung

          • 2.1. Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu

            • 2.1.1. Cơ sở lí luận

            • 2.1.2. Cơ sở thực tiễn

            • 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

              • 2.2.1. Thực trạng

              • 2.2.2. Nguyên nhân của những thực trạng trên

              • 2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp

                • 2.3.1. Mô tả giải pháp của đề tài

                • 2.3.2 Phân tích tính mới của giải pháp

                • 2.3.3. Giải pháp cụ thể

                • 2.4. Kết quả thực hiện: Thể hiện bằng tổng hợp kết quả, số liệu minh họa đối chiếu, so sánh

                  • 2.4.1 Đối với học sinh

                    • 2.4.2. Đối với giáo viên

                    • 2.4.3. Chất lượng và hiệu quả sử dụng

                    • 3. Kết luận và khuyến nghị

                      • 3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến

                        • 3.1.1. Nội dung

                        • 3.1.2. Ý nghĩa

                        • 3.1.3. Hiệu quả

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan