1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

huong dan chuan kien thuc ki nang mon lich su THCS

93 1,1K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Qua các di chỉ Phùng Nguyên - HoaLộc, các nhà khoa học phát hiện hàng loạt lưỡi cuốc đá được mài nhẵn toàn bộ ; tìm thấy gạo cháy, dấuvết thóc lúa bên cạnh các bình, vò đất nung lớn… Chứ

Trang 1

CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN LỊCH SỬ BẬC THCS

LỚP 6

Mở đầu: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ

1 Lịch sử là gì?

Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển Vậy Lịch sử là gì?

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ

- Lịch sử còn là một khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hộiloài người

2 Mục đích học tập Lịch sử là gì?

- Trước hết, học lịch sử để biết được gốc tích, cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, dân tộc mình

- Từ hiểu biết ấy, chúng ta phải trân trọng và tự hào trước cuộc sống đấu tranh và lao động sángtạo của dân tộc mình và của cả loài người trong quá khứ xây dựng nên xã hội văn minh như ngày nay

- Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gìcho tương lai

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI NGUYÊN THỦY VÀ CỔ ĐẠI

Chủ đề 1 XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

1 Con người đã xuất hiện trên Trái đất như thế nào?

- Cách ngày nay khoảng 5 - 6 triệu năm, trên trái đất đã xuất hiện loài Vượn cổ có dáng hình người.

- Khoảng 3 - 4 triệu năm về trước, loài Vượn cổ đã tiến hóa và xuất hiện Người tối cổ Người tối

cổ đã thoát khỏi thế giới động vật, con người hoàn toàn đi bằng hai chân, đôi tay đã trở nên khéo léo, có thể cầm nắm và biết sử dụng những hòn đá, cành cây làm công cụ Đặc biệt, Người tối cổ đã biết chế

tạo ra những công cụ thô sơ (bằng đá) và phát minh ra lửa

- Khoảng 4 vạn năm về trước, Người tối cổ tiến hóa dần trong quá trình lao động trở thành Người tinh khôn Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như con người ngày nay với thể tích sọ não lớn, tư duy phát triển.

Như vậy là lao động có vai trò sáng tạo ra con người và xã hội loài người Thông qua các di cốtđược tìm thấy ở khắp các châu lục: Đông Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Âu, Các nhà khảo cổhọc đã tái hiện được lịch sử sự xuất hiện và tiến hóa của con người và xã hội loài người trên trái đất

2 Giữa Người tối cổ và Người tinh khôn có sự khác nhau như thế nào?

- Ở Người tối cổ: trán thấp và bợt ra phía sau, u mày nổi cao; cả cơ thể còn phủ một lớp lông

ngắn; dáng đi còn hơi còng, lao về phía trước; thể tích sọ não từ 850 cm3 đến 1.100 cm3

- Ở Người tinh khôn: mặt phẳng, trán cao, không còn lớp lông trên người; dáng đi thẳng, bàn tay

nhỏ, khéo léo; thể tích sọ não lớn hơn: 1.450 cm3

3 Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?

- Khoảng 4.000 năm TCN, con người phát hiện ra kim loại (đồng và quặng sắt) cùng với thuậtluyện kim đã giúp chế tạo ra các công cụ lao động

- Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích và năng suấttrồng trọt sản phẩm làm ra nhiều, xuất hiện của cải dư thừa

- Một số người chiếm hữu của cải dư thừa, trở nên giàu có xã hội phân hóa thành kẻ giàu, ngườinghèo Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã

Chủ đề 2 XÃ HỘI CỔ ĐẠI

1 Các quốc gia cổ đại đã xuất hiện và phát triển như thế nào?

Thời gian Cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III

Trang 2

Địa điểm Trung Quốc ngày nay, trên lưu vực các

dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, phơ-rát và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn

Ơ-và sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà Ơ-vàTrường Giang ở Trung Quốc

đó có rất ít đồng bằng, chủ yếu là đất đồi,khô và cứng, nhưng lại có nhiều hải cảngtốt, thuận lợi cho buôn bán đường biển

Đời sống

kinh tế

+ Ngành KT chính là nông nghiệp Biết làmthủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh máng dẫnnước vào ruộng Thu hoạch lúa ổn địnhhằng năm theo mùa vụ Ngoài ra còn pháttriển chăn nuôi gia súc

+ Ngành KT chính là thủ công nghiệp (luyệnkim, đồ mĩ nghệ, đồ gốm, làm rượu nho, dầu

ô liu) và thương nghiệp (xuất khẩu các mặthàng thủ công, rượu nho, dầu ô liu, nhập lúa

mì và súc vật) Ngoài ra còn trồng trọt câylưu niên như nho, ô liu, cam,

Các tầng

lớp xã hội + 3 tầng lớp chính- Nông dân công xã, đông đảo nhất và là tầng

lớp lao động, sản xuất chính trong xã hội

- Quý tộc là tầng lớp có nhiều của cải vàquyền thế, bao gồm vua, quan lại và tăng lữ

- Nô lệ là những người hầu hạ, phục dịch choquý tộc; thân phận không khác gì con vật

+ 2 giai cấp chính

- Giai cấp chủ nô: gồm các chủ xưởng thủcông, thuyền buôn, trang trại , rất giàu và

có thế lực về chính trị, sở hữu nhiều nô lệ

- Giai cấp nô lệ: với số lượng rất đông, làlực lượng lao động chính trong xã hội, bịchủ nô bóc lột và đối xử rất tàn bạo

Tổ chức

xã hội

+ Tổ chức bộ máy nhà nước do vua đứngđầu (vua có quyền đặt ra luật pháp, chỉ huyquân đội, xét xử những người có tội, đượccoi là đại diện của thần thánh ở dưới trầngian)

+ Bộ máy hành chính từ TW đến địaphương: giúp việc cho vua, lo thu thuế, xâydựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quânđội (vẽ sơ đồ)

+ Tổ chức bộ máy nhà nước do giai cấp chủ

nô bầu ra, làm việc theo thời hạn Giai cấpthống trị là chủ nô, nắm giữ mọi quyền hành(tuy có dân chủ hơn so với xã hội cổ đạiphương Đông)

+ Bộ máy hành chính phân ra theo các thànhbang, có sự phân quyền hơn so với xã hội cổđại phương Đông

Những

thành tựu

văn hóa

chính

+ Biết làm lịch và dùng lịch âm (1 năm có

12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày);

biết làm đồng hồ đo thời gian bằng bóngnắng mặt trời

+ Sáng tạo chữ viết, gọi là chữ tượng hình(vẽ mô phỏng vật thật để nói lên suy nghĩcủa con người); viết trên giấy Pa-pi-rút, trênmai rùa, thẻ tre và các tấm đất sét

+ Toán học: phát minh ra phép đếm đến 10,các chữ số từ 1 đến 9 và số 0, tính được số

Pi bằng 3,16

+ Kiến trúc: xây dựng các công trình kiếntrúc đồ sộ như Kim tự tháp ở Ai Cập, thànhBa-bi-lon ở Lưỡng Hà

+ Biết làm lịch và dùng lịch dương, chínhxác hơn: 1 năm có 365 ngày và 6 giờ, chiathành 12 tháng

+ Sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c gồm 26 chữ,gọi là hệ chữ cái La-tinh, đang được dùng phổbiến hiện nay

+ Khoa học phát triển cao, đặt nền móng chocác ngành khoa học sau này Một số nhà khoahọc nổi tiếng như: Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít(Toán học); Ác-si-mét (Vật lí); Pla-tôn, A-ri-xtốt (Triết học); Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít (Sử học);Stơ-ra-bôn (Địa lí)

+ Kiến trúc và điêu khắc với nhiều công trìnhnổi tiếng như: đền Pác-tê-nông ở A-ten; đấutrường Cô-li-đê ở Rô-ma, tượng Lực sĩ némđĩa, thần Vệ nữ ở Mi-lô

2 Một số thuật ngữ, khái niệm lịch sử.

a Thế nào là “tư liệu lịch sử”, “tư liệu truyền miệng”, “tư liệu hiện vật” và “tư liệu chữ viết”?

Tư liệu lịch sử là tất cả những dấu tích của con người trong quá khứ được lưu giữ, truyền lại dưới

nhiều dạng khác nhau giúp chúng ta hiểu biết và dựng lại được lịch sử

Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này sang đời khác

ở rất nhiều dạng khác nhau

Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật của người xưa còn lưu giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất.

Tư liệu chữ viết là những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết.

Trang 3

b Xã hội nguyên thủy là gì?

Lịch sử xã hội loài người bắt đầu từ xã hội nguyên thủy Thời kỳ này chiếm phần lớn thời gian

của lịch sử nhân loại, nó bắt buộc tất cả các dân tộc phải đi qua vì đó là thời thơ ấu của họ

Xã hội nguyên thủy là chế độ xã hội đầu tiên của lịch sử loài người Trong xã hội đó, do việc

kiếm sống chủ yếu là săn bắt, hái lượm, phụ thuộc vào thiên nhiên; mọi sản phẩm của cộng đồng đượcchia đều cho mọi người, không có sự phân biệt kẻ giàu, người nghèo và không có phân biệt giai cấp, ápbức bóc lột Tổ chức xã hội còn hết sức sơ khai theo chế độ thị tộc, bộ lạc

c Em hiểu như thế nào về các khái niệm: “chế độ thị tộc”, “thị tộc mẫu hệ” , “thị tộc phụ hệ”và “bộ lạc”?

Trải qua hàng triệu năm phát triển, bầy người nguyên thủy tiến lên một cộng đồng mới cao hơn:

Công xã thị tộc hay còn gọi là Chế độ thị tộc

Chế độ thị tộc: là tổ chức của những người có cùng quan hệ lâu dài, cùng huyết thống đã họp thành

một nhóm riêng cùng sống trong một hang động hay mái đá, hoặc trong một vùng nhất định nào đó

Thị tộc mẫu hệ hay còn gọi là Thị tộc mẫu quyền: là chế độ của những người cùng huyết thống,

hôn nhân đã tuân theo chế độ ngoại tộc hôn, qui định nam nữ trong thị tộc là ruột thịt, nên không đượckết hôn với nhau Nhưng là vì hôn nhân tập thể (quần hôn) làm cho con cái chỉ biết mặt mẹ nên theo họ

mẹ Tất cả tôn người mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ

Trong thị tộc mẫu hệ, kinh tế hái lượm vẫn là chủ yếu Người nguyên thủy thời kỳ này cho rằngvạn vật đều có linh hồn

Chế độ mẫu hệ là thời kỳ hưng thịnh nhất của xã hội nguyên thủy Nó kéo dài khoảng 18.000năm trong lịch sử, đến nay chế độ mẫu hệ vẫn còn nhiều tàn dư ở một số dân tộc trên thế giới

Thị tộc phụ hệ hay còn gọi là Thị tộc phụ quyền: Ham muốn của người nguyên thủy cũng như

con người về sau là làm thế nào để nâng cao năng suất lao động Khoảng 4.000 năm trước công nguyêncon người đã tìm ra đồng Người nguyên thủy đã phát minh ra cung tên mà tầm quan trọng của nó được

F Ăng-ghen đánh giá như phát minh ra súng của thời cận đại Các ngành nghề thủ công, chăn nuôi …cũng phát triển một cách mạnh mẽ Một cuộc phân công lao động và sự chuyển biến vị trí giữa đàn ông

và đàn bà bắt đầu Thị tộc mẫu quyền nhường chỗ cho thị tộc phụ quyền (trong đó, quyền lực của ngườicha - đàn ông trong bộ lạc được đề cao)

Từ khi có sự phân công lao động, sản xuất ngày càng phát triển, cuộc sống của con người ngày càng

ổn định Ở các vùng đồng bằng ven các con sông lớn hình thành các làng bản (chiềng, chạ), các làng bảnvùng cao cũng nhiều hơn trước Dần dần hình thành các cụm chiềng, chạ hay làng bản, có quan hệ chặt chẽ

với nhau được gọi là bộ lạc.

d Xã hội “chiếm hữu nô lệ” là gì?

Là xã hội có hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ, trong đó giai cấp chủ nô thống trị và bóc lột giai cấp nô lệ

LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỈ X

Chủ đề 1 BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA

1 Những dấu tích của Người tối cổ và Người tinh khôn được tìm thấy ở Việt Nam đã nói lên điều gì? Dấu tích là cái còn lại của thời xa xưa, của quá khứ tương đối xa được con người hiện tại phát

hiện, khai quật để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người

Các nhà khảo cổ qua nhiều đợt thăm dò, khảo sát và khai quật đã tìm thấy các dấu tích của Người tối cổ và Người tinh khôn trên khắp đất nước Việt Nam Điều đó đã khẳng định Việt Nam cũng là một

trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại có con người xuất hiện từ rất sớm và rất phát triển

Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn); Núi Đọ (Thanh Hóa); Xuân Lộc (Đồng Nai)

đã tìm thấy những chiếc răng của Người tối cổ, những mảnh đá được ghè đẽo ở nhiều cỗ, có hình thù rõ

ràng, dùng để chặt, đập; có niên đại cách đây 40 - 30 vạn năm

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã khẳng định: Người tối cổ vẫn còn những dấu tích của loài

vượn (trán thấp và bợt ra phía sau, mày nổi cao, xương hàm nhô ra phía trước, trên người còn một lớplông bao phủ ); đã hoàn toàn đi bằng hai chân, hai chi trước đã biết cầm nắm, hộp sọ đã phát triển, thểtích sọ não lớn, biết sử dụng và chế tạo công cụ

Trang 4

Dấu tích Người tinh khôn giai đoạn đầu được tìm thấy ở mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi

(Phú Thọ) Đó là những chiếc rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng; có niên đại

khoảng 3 - 2 vạn năm cách ngày nay Sang giai đoạn phát triển, đó là những công cụ được mài ở lưỡi

như rìu ngắn, rìu có vai, một số công cụ bằng xương, bằng sừng, đồ gốm, được tìm thấy ở Hòa Bình,Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh) , có niên đại từ 12.000 đến4.000 năm cách ngày nay

Qua các dấu tích đã khẳng định Người tinh khôn đã có sự phát triển, tiến bộ hơn hẳn Người tối cổ về đặc điểm cấu tạo cơ thể và trình độ chế tạo công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt Người tinh khôn có cấu tạo

cơ thể giống như con người ngày nay, xương cổ nhỏ hơn Người tối cổ, bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay

linh hoạt, hộp sọ và thể tích não phát triển (1.450 cm3), trán cao, mặt phẳng, cơ thể gọn và linh hoạt

Cũng thông qua các dấu tích, ta còn nhận biết được sự phát triển của Người tinh khôn so với Người tối cổ

Về đời sống vật chất:

Người tinh khôn thường xuyên cải tiến và đạt được những bước tiến bộ về chế tác công cụ sản

xuất cũng như đồ dùng sinh hoạt Từ thời Sơn Vi, con người đã biết ghè đẽo các hòn cuội thành rìu; đếnthời Hòa Bình - Bắc Sơn họ đã biết dùng các loại đá khác nhau để mài thành các loại công cụ như rìu,bôn, chày Họ còn biết dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và biết làm đồ gốm; biết trồng trọt (rau,đậu, bí, bầu ) và chăn nuôi Nhờ nghề nông và chăn nuôi phát triển, họ đã chủ động được lương thực,thực phẩm, dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào thiên nhiên Hơn nữa, cùng với công cụ sản xuất tiến bộ kéotheo năng suất lao động tăng, đời sống ngày càng ổn định và nâng cao

Về tổ chức xã hội:

Người tinh khôn đã biết sống thành từng nhóm trong các hang động, ở những vùng thuận tiện,

thường định cư lâu dài ở một số nơi (Hòa Bình - Bắc Sơn) Cũng do sự tiến bộ của công cụ sản xuất,kinh tế phát triển nên đời sống không ngừng được nâng cao, dân số ngày càng tăng, dần dần đã hìnhthành các mối quan hệ xã hội và đời sống tinh thần

Đời sống tinh thần:

Họ đã biết chế tác và sử dụng những đồ trang sức; biết vẽ những hình mô tả cuộc sống tinh thầncủa mình Rồi đã hình thành một số phong tục tập quán và tín ngưỡng: thể hiện trong mộ táng có chôntheo lưỡi cuốc đá Như vậy là trong thời kì nguyên thủy, con người đã bắt đầu quan tâm đến đời sốngtinh thần thể hiện ở việc làm đẹp bản thân và bày tỏ tình cảm với người chết Đó là một bước tiến đáng

kể trong sự phát triển tinh thần của loài người

Chủ đề 2 THỜI KÌ VĂN LANG - ÂU LẠC

I Thời kì Văn Lang - Âu Lạc đã có những chuyển biến như thế nào trong đời sống kinh tế, xã hội?

1 Trình độ sản xuất, chế tác công cụ của người Việt cổ đã có sự phát triển, tiến bộ như thế nào?

Người nguyên thủy trên đất nước ta lúc đầu sinh sống ở các hang động, sau đó tiếp tục mở rộngvùng cư trú đến các vùng chân núi, thung lũng ven khe suối, vùng đất bãi ven sông

Qua các di chỉ Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa), Lung Leng (Kon Tum), có niênđại cách đây 4.000 - 3.500 năm, các nhà khảo cổ đã phát hiện hàng loạt công cụ: rìu đá, bôn đá đượcmài nhẵn toàn bộ, có hình dáng cân xứng; những đồ trang sức, những loại đồ gốm khác nhau như bình,

vò, vại, bát, đĩa Những mảnh gốm thường in hoa văn hình chữ S nối nhau, đối xứng, hoặc in nhữngcon dấu nổi liền nhau Điều đó chứng tỏ người Việt cổ đã đạt được trình độ cao về mặt chế tác công cụsản xuất và đồ trang sức, đồ dùng sinh hoạt

Đặc biệt, người Việt cổ ở Phùng Nguyên (Phú Thọ) và Hoa Lộc (Thanh Hóa) còn phát minh rathuật luyện kim (kim loại được dùng đầu tiên là đồng)

Kỹ thuật luyện kim phát triển mạnh, cư dân Lạc Việt đã biết làm ra những công cụ sản xuất bằngkim loại như rìu đồng và quan trọng nhất là lưỡi cày đồng và lưỡi hái bằng đồng ảnh hưởng mạnh đếnsinh hoạt nông nghiệp Lưỡi cày thời ấy có hình cánh bướm hoặc hình tam giác Và xuất sắc đặc biệt

là dân Lạc Việt đã đúc nên những chiếc đồng phức tạp đòi hỏi một trình độ kỹ thuật văn hóa cao.Những dụng cụ sinh hoạt như mâm đồng, đục, kim khâu, dao, lưỡi câu, chuông và đồ trang sứccũng được sản xuất với số lượng đáng kể Ngoài ra, đã có nghề luyện sắt và nghề gốm

Trang 5

Thuật luyện kim ra đời đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc trong chế tác công cụ sản xuất, đồ trang sức,dụng cụ sinh hoạt và cả vũ khí của người Việt cổ, làm cho sản xuất và đời sống sinh hoạt xã hội có bướcphát triển cao hơn hẳn.

2 Sự ra đời nghề nông trồng lúa nước của người Việt cổ có ý nghĩa, tầm quan trọng như thế nào?

Người nguyên thủy trên đất nước ta lúc đầu sinh sống ở các hang động, sau đó tiếp tục mở rộngvùng cư trú đến các vùng chân núi, thung lũng ven khe suối, vùng đất bãi ven sông

Trên các vùng cư trú rộng lớn ở đồng bằng ven sông, ven biển và vùng thung lũng ven suối,người Việt cổ đã phát hiện ra cây lúa và nghề trồng lúa nước ra đời Thoạt tiên đó là những giống lúahoang Về sau được thuần dưỡng để trở thành hạt gạo dẻo thơm Qua các di chỉ Phùng Nguyên - HoaLộc, các nhà khoa học phát hiện hàng loạt lưỡi cuốc đá được mài nhẵn toàn bộ ; tìm thấy gạo cháy, dấuvết thóc lúa bên cạnh các bình, vò đất nung lớn… Chứng tỏ cây lúa nước đã dần dần trở thành câylương thực chính của con người

Sự ra đời nghề nông trồng lúa nước có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình tiếnhóa của con người : từ đây, con người có thể định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn ;cuộc sống trở nên ổn định hơn, phát triển hơn cả về vật chất và tinh thần

3 Trình bày những biểu hiện về sự chuyển biến xã hội thời Văn Lang - Âu Lạc ?

Từ khi thuật luyện kim được phát minh và nghề nông trồng lúa nước ra đời, con người phảichuyên tâm làm một công việc nhất định Sự phân công lao động đã được hình thành cụ thể :

Phụ nữ làm việc nhà, thường tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm, dệt vải vì ngườiViệt cổ không chỉ độc canh cây lúa mà còn trồng các loại rau củ, cây trái như khoai, đậu, trồng dâu,nuôi tằm Nam giới, một phần làm nông nghiệp, đi săn, đánh cá ; một phần chuyên hơn làm công việcchế tác công cụ, đúc đồng, làm đồ trang sức…, về sau, được gọi chung là nghề thủ công

Từ khi có sự phân công lao động, sản xuất ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngàycàng ổn định ; ở các vùng đồng bằng ven các con sông lớn hình thành các làng bản (chiềng, chạ), cáclàng bản ở vùng cao cũng nhiều hơn trước Dần dần hình thành các cụm chiềng, chạ hay làng bản có

quan hệ chặt chẽ với nhau được gọi là bộ lạc Vị trí của người đàn ông trong sản xuất và gia đình, làng

bản ngày càng cao hơn Chế độ phụ hệ dần dần thay thế cho chế độ mẫu hệ

II Nước Văn Lang đã ra đời và phát triển như thế nào?

1 Trình bày những điều kiện dẫn tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?

Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn thuộc Bắc Bộ

và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã hình thành những bộ lạc lớn Sản xuất phát triển, mâu thuẫn giữa ngườigiàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm

Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở các vùng đồng bằng ven các con sông lớn thườngxuyên phải đối mặt với hạn hán, lũ lụt Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dâncác làng để giải quyết vấn đề thủy lợi bảo vệ sản xuất, mùa màng và đời sống

Ngoài mâu thuẫn, xung đột giữa kẻ giàu và người nghèo như đã nói ở trên thì các làng bản khigiao lưu với nhau cũng có xung đột Đó là xung đột giữa người Lạc Việt với các bộ tộc người khác và

cả giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau Để có cuộc sống yên ổn, cần phải có một thế lực đủ sức giảiquyết, chấm dứt các xung đột đó

Như vậy là để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển sản xuất, làm thủy lợi và giải quyết các vấn đềxung đột chính là những điều kiện dẫn tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên trong lịch

sử dân tộc Việt Nam

2 Trình bày những hiểu biết của em về nước Văn Lang ?

Thời gian và địa bàn thành lập :

Bộ lạc Văn Lang cư trú trên vùng đất ven sông Hồng là vùng có nghề đúc đồng phát triển sớm,dân cư đông đúc Bộ lạc Văn Lang là một trong những bộ lạc hùng mạnh nhất thời đó

Vào khoảng thế kỉ VII TCN ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ), thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang đã dùngtài trí khuất phục được các bộ lạc khác và tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Bạch Hạc (thuộc PhúThọ ngày nay), đặt tên nước là Văn Lang

Tổ chức nhà nước Văn Lang :

Trang 6

Chính quyền TW gồm (vua, lạc hầu, lạc tướng) ; ở địa phương (chiềng, chạ) ; đơn vị hành chính :nước - bộ (chia nước làm 15 bộ, dưới bộ là chiềng, chạ) ; Vua nắm mọi quyền hành trong nước, đời đờicha truyền con nối và đều gọi là Hùng Vương.

Nhà nước Văn Lang tuy chưa có luật pháp, quân đội, nhưng đã là một tổ chức chính quyền caiquản cả nước

Nghề luyện kim đạt trình độ kĩ thuật cao Cư dân cũng bắt đầu biết rèn sắt

Thức ăn chính của người Văn Lang là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá, biết làm mắm và dùnggừng làm gia vị Họ ở nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền làm bằng gỗ, tre,nứa, lá Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình, sống ven đồi, ven sông, ven biển Họ đi lại bằngthuyền Về trang phục, nam đóng khố mình trần, nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc cắt ngắnhoặc bỏ xõa, búi tó hoặc tết đuôi sam Ngày lễ họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai,đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau

Đời sống tinh thần :

Xã hội thời Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: những người quyền quý, dân tự

do, nô tì Sự phân biệt các tầng lớp còn chưa sâu sắc

Thường tổ chức lễ hội, vui chơi (một số hành ảnh về lễ hội đã được ghi lại trên mặt trống đồngnhư : đua thuyền, giã gạo, ca hát nhảy múa…)

Cư dân Văn Lang có một số phong tục tập quán : như hôn nhân, thờ cúng tổ tiên (truyện Tấm Cám ; Bánh chưng, bánh giầy…).

III Nước Âu Lạc đã ra đời và phát triển như thế nào?

1 Hoàn cảnh ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc?

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần (hoàn cảnh ra đời nhà nước Âu Lạc)

Năm 218 TCN, nhà Tần đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi Sau 4 năm chinh chiến, quânTần kéo đến vùng Bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt cùng sống với người Âu Việt, vốn có quan hệ gần gũivới nhau từ lâu đời

Cuộc kháng chiến bùng nổ Thủ lĩnh Âu Việt bị giết, nhưng nhân dân Âu Việt và Lạc Việt không chịuđầu hàng Họ tôn người kiệt tuấn tên là Thục Phán lên làm tướng, ngày ở trong rừng, đêm ra đánh quân Tần

Năm 214 TCN, người Việt đã đại phá quân Tần, giết được Hiệu úy Đồ Thư Kháng chiến thắng lợi

Sự ra đời của Nhà nước Âu Lạc:

Sau cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi, năm 207 TCN, Thục Phán buộc vua Hùng nhườngngôi cho mình và sáp nhập hai vùng đất cũ của người Âu Việt và Lạc Việt thành một nước mới, đặt tênnước là Âu Lạc Thục Phán tự xưng An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa,huyện Đông Anh - Hà Nội)

HÙNG VƯƠNG LẠC HẦU - LẠC TƯỚNG

Trang 7

Bộ máy nhà nước thời An Dương Vương không có gì thay đổi so với thời Hùng Vương Tuy nhiên,quyền hành của Nhà nước đã cao và chặt chẽ hơn trước Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.

2 Tình hình sản xuất và đời sống xã hội thời Âu Lạc đã có sự thay đổi và tiến bộ như thế nào ?

Trong nông nghiệp, lưỡi cày đồng đã được cải tiến và dùng phổ biến hơn Lúa gạo, khoai, đậu,

củ, rau… làm ra ngày một nhiều Chăn nuôi, đánh cá, săn bắn đều phát triển

Các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt, làm đồ trang sức đều tiến bộ Các ngành luyện kim vàxây dựng đặc biệt phát triển Việc chế tác công cụ sản xuất bằng đồng và sắt đã đạt đến trình độ kĩ thuậtcao Giáo, mác, mũi tên đồng, rìu đồng, cuốc sắt, rìu sắt được sản xuất ngày càng nhiều

Đặc biệt về xây dựng có thể kể đến công trình thành Cổ Loa Sau cuộc kháng chiến chống quânTần thắng lợi, An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê một khu thành đất rộng hơn nghìn trượng,

có ba vòng khép kín với chu vi khoảng 16.000 m như hình trôn ốc, sau này gọi là Loa thành hay thành CổLoa Các vòng thành đều có hào bao quanh và thông nhau Bên trong thành Nội là nơi ở, làm việc của AnDương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng

Ở vào thời điểm cách đây hơn 2.000 năm, khi mà trình độ kĩ thuật chung còn rất thấp kém thìcông trình thành Cổ Loa là một biểu tượng rất đáng tự hào của nền văn minh Việt cổ

3 Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà năm 179 TCN, Nhà nước Âu Lạc thất bại ?

Diễn biến chính cuộc kháng chiến :

Vào năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà cắt đất ba quận lập thành nước NamViệt, rồi đem quân đánh xuống Âu Lạc

Quân dân Âu Lạc với thành cao, hào sâu, vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm đã giữ vữngđược nền độc lập

Triệu Đà biết không thể đánh bại được, bèn vờ xin hàng và dùng mưu kế li gián, chia rẽ nội bộ Âu Lạc.Năm 179 TCN, Triệu Đà lại sai quân sang đánh chiếm nước ta, An Dương Vương do chủ quan không

đề phòng, lại mất hết tướng giỏi nên bị thất bại nhanh chóng Nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Triệu

Nguyên nhân thất bại của Âu Lạc :

Do An Dương Vương chủ quan, thiếu cảnh giác, nội bộ bị chia rẽ, li gián, mất đoàn kết Nhớ lại

Truyện nỏ thần (đơn giản hóa sự thực về âm mưu cướp nước Âu Lạc của Triệu Đà).

Chủ đề 3 THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP

I Khái niệm ‘‘thời Bắc thuộc’’ :

Thời Bắc thuộc là một khái niệm lịch sử chỉ khoảng thời gian từ sau thất bại của An DươngVương năm 179 TCN, nước ta bị Triệu Đà thôn tính và sáp nhập vào nước Nam Việt Từ đó nhân dân

ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị cho đến khi Ngô Quyền đánh bại quân NamHán trên sông Bạch Đằng năm 938 mới kết thúc, tất cả tổng cộng hơn 1.000 năm

II Chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc đối với nước ta :

Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của các triều đại PK phương Bắc, xóa tên nước ta và chia thànhcác quận huyện của chúng

Tổ chức bộ máy cai trị tàn bạo, hà khắc do người phương Bắc đứng đầu Ra sức bóc lột dân tabằng các thứ thuế, nhất là thuế muối, thuế sắt…và bắt cống nạp những sản vật quý như ngà voi, sừng têgiác, ngọc trai…

Cho người phương Bắc (người Hán) sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải từ bỏ những phong tục củacha ông mà tuân theo phong tục tập quán của họ, âm mưu đồng hóa dân tộc ta Đây là chính sách hết sức thâmđộc nhằm làm thay đổi lối sống, văn hóa của một dân tộc khác theo lối sống, văn hóa của dân tộc mình

III Các triều đại PK phương Bắc đã đô hộ nước ta và các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc :

1 Nhà Triệu (207 - 111 tr.CN)

Sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào NamViệt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân

2 Nhà Tây Hán (còn gọi là Tiền Hán, 206 tr.CN - 25 s.CN)

Nhà Tây Hán lấy được Nam Việt vào năm 111 tr.CN, đổi tên Nam Việt thành Giao Chỉ Bộ rồichia ra quận và huyện để cai trị

Trang 8

Đứng đầu mỗi quận là chức Thái Thú và một Đô úy coi việc quân sự, ngoài ra còn có quan Thứ

sử để giám sát các quận

Tại các huyện, nhà Tây Hán vẫn cho các Lạc tướng trị dân và có quyền thế tập như cũ Dân Việtphải nộp cho chính quyền đô hộ những của quý, vật lạ như đồi mồi, ngọc trai, sừng tê, ngà voi, lôngchim trả, các thứ thuế muối, thuế sắt

3 Nhà Đông Hán (còn gọi là Hậu Hán, 25-220)- Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43)

Trước nhà Đông Hán còn có nhà Tần, nhưng triều đại này rất ngắn ngủi, không để lại dấu ấn gì

rõ rệt trên đất Việt Nhà Đông Hán lên thay thế nhà Tần vào năm 25 sau Công Nguyên Chính dướitriều đại này đã nổ ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 - 43)

Hai Bà là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh (vùng Ba Vì - Tam Đảo) Tương truyền rằng bà ManThiện, mẹ của Trưng Trắc và Trưng Nhị vốn dòng dõi Hùng Vương Hai bà mồ côi cha sớm, được mẹnuôi nấng và dạy cho nghề trồng dâu nuôi tằm cùng rèn luyện võ nghệ Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách,con trai Lạc tướng huyện Chu Diên

Lúc bấy giờ nhà Đông Hán đang cai trị hà khắc nước Việt, viên Thái thú Tô Định là người bạongược, tham lam "thấy tiền giương mắt lên" Hai bà cùng Thi Sách chiêu mộ nghĩa quân, chuẩn bịkhởi nghĩa, nhưng Thi Sách bị Tô Định giết chết

Tháng Ba năm 40 sau Công Nguyên, Trưng Trắc và Trưng Nhị tiếp tục sự nghiệp, dựng cờ khởinghĩa ở Hát Môn, trên vùng đất Mê Linh với lời thề:

"Một xin rửa sạch quốc thù, Hai xin khôi phục nghiệp xưa họ Hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này" (Thiên Nam ngữ lục)

Cuộc khởi nghĩa Mê Linh lập tức được sự hưởng ứng ở khắp các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, NhậtNam, Hợp Phố Các cuộc khởi nghĩa địa phương được quy tụ về đây thống nhất lại thành một phong tràorộng lớn từ miền xuôi đến miền núi Đặc biệt trong hàng ngũ nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ như Lê Chân,Thánh Thiên, Bát Nàn, Nàng Tía, Ả Tắc, Ả Di Từ Mê Linh, nghĩa quân đánh chiếm lại thành Cổ Loa rồi

ồ ạt tiến đánh thành Luy Lâu Hoảng sợ trước khí thế của nghĩa quân, quan lại của nhà Đông Hán bỏ chạy

Tô Định bỏ cả ấn kiếm, cắt tóc, cạo râu trốn chạy về nước Chỉ trong một thời gian ngắn, hai Bà Trưng đãthu phục 65 huyện thành, nghĩa là toàn bộ lãnh thổ nước Việt hồi đó Cuộc khởi nghĩa thành công, đấtnước được hoàn toàn độc lập Hai bà lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh

"Đô kỳ đóng cõi Mê Linh Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta" (Đại Nam quốc sử diễn ca)

Năm 42, nhà Hán cử Phục Ba tướng quân Mã Viện đem hai vạn quân cùng hai ngànthuyền, xe sang xâm lược nước Việt Hai bà đem quân đến đánh quân Hán ở Lãng Bạc nhưng vìlực lượng yếu hơn nên bị thua Hai bà phải lui về Cẩm Khê (Vĩnh Yên, Vĩnh Phú) và cầm cựgần một năm Bị bại trận, hai bà chạy về Hát Môn gieo mình xuống sông Hát tự vẫn (43) Hằngnăm dân gian lấy ngày 6 - 2 Âm lịch làm ngày kỷ niệm hai Bà Trưng

Sau khi đàn áp thành công cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng, Mã Viện đem đất Giao Chỉ về lệthuộc lại nhà Đông Hán như cũ đóng phủ trị tại Long Biên Để đàn áp tinh thần quật khởi của dânViệt, Mã Viện cho thu hết đồ đồng xứ Việt dựng một cột đồng ở chỗ phân địa giới Trên cột đồng có

khắc sáu chữ: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt", có nghĩa là nếu cây trụ đồng này đổ thì dân Giao Chỉ bị

diệt vong Có thuyết cho rằng, do dân Việt cứ mỗi lần đi ngang qua, đều bỏ vào chân cột một hòn đá,

vì thế trụ đồng bị lấp dần đi Về sau không còn biết vị trí của chiếc trụ đồng nữa là vì vậy

Các chức Thái thú, Thứ sử vẫn được duy trì nhưng chế độ Lạc tướng cha truyền con nối bị bãi

bỏ Chính sách cai trị của người Hán ngày càng hà khắc, quan cai trị tham nhũng tàn ác Dân Việt cựckhổ điêu đứng, lên rừng kiếm châu báu, xuống bể mò ngọc trai để cung phụng cho chính quyền đô hộ.Dân quận Hợp Phố chịu nặng nề cảnh mò ngọc nên bỏ xứ đi phiêu tán rất nhiều

Nhà Hán chủ trương đồng hóa dân Việt Họ cho di dân Hán sang ở lẫn với dân Việt, lấy vợ Việt.Tuy thế người Việt vẫn giữ được bản sắc dân tộc mình Đến đầu thế kỷ thứ ba, Giao Chỉ có Thái thú SĩNhiếp, là người tôn trọng Nho học, giúp dân giữ lễ nghĩa và giữ gìn được an ninh xã hội Vào năm 203,

Sĩ Nhiếp dâng sớ lên vua nhà Đông Hán, xin đổi Giao Chỉ thành Giao Châu Từ đấy có tên Giao Châu

4 Nhà Đông Ngô (thời Tam Quốc, 229-280)- Cuộc khởi nghĩa của Triệu Trinh Nương (248)

Trang 9

Nhà Đông Hán mất ngôi thì nước Trung Hoa lâm vào tình trạng phân liệt của thời Tam Quốc,gồm có ba nước là Bắc Ngụy, Tây Thục và Đông Ngô Đất Giao Châu thuộc về Đông Ngô Chínhdưới chế độ này đã xảy ra cuộc khởi nghĩa của Triệu Trinh Nương (248).

Hai thế kỷ sau cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa của Triệu Trinh Nương (còn gọi làTriệu Thị Trinh) cùng người anh là Triệu Quốc Đạt, một Hào trưởng lớn ở miền núi thuộc quận Cửu Chân

Triệu Thị Trinh là người có sức khỏe, gan dạ và có chí khí, Bà vẫn thường nói: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh đạp đường sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng làm tì thiếp người ta" Bà theo anh

khởi nghĩa lúc mới 19 tuổi, lập căn cứ tại vùng Thanh Hóa ngày nay

Năm 248, nghĩa quân tấn công quân Ngô, Bà Triệu đem quân ra trận cưỡi voi, mặc áo giáp vàng

tự xưng là Nhụy Kiều tướng quân Nghĩa quân đánh phá nhiều thành quách làm đối phương phảikhiếp sợ Thứ sử Giao Châu là Lục Dận đem quân đàn áp Đánh nhau trong sáu tháng, nghĩa quân maimột dần Bà Triệu đem tàn quân đến núi Tùng (Thanh Hóa) và tự sát ở đấy

Vào năm 264, nhà Ngô chia đất Giao Châu ra, lấy Nam Hải, Thương Ngô và Uất Lâm làmQuảng Châu, lấy đất Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam làm Giao Châu, đặt trị sở ở LongBiên Đất Giao Châu này là lãnh thổ của Việt Nam về sau

5 Nhà Tấn (265460) và Nam Triều (Tống, Tề, Lương, 420588) cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542 602).

-Nhà Tấn là một triều đại không được ổn định vì nhiều thân vương cát cứ tại các địa phương đánhnhau liên tục Quan lại sang cai trị Giao Châu phần nhiều là người tham lam, cộng vào đó là sự kiểmsoát lỏng lẻo của chính quyền trung ương, tạo nên cảnh tranh giành quyền lực không ngớt Phía Namlại có nước Lâm Ấp thường sang quấy nhiễu Đất Giao Châu loạn lạc không dứt

Sau thời nhà Tấn, Trung Hoa lại phân liệt ra thành Bắc triều và Nam triều Giao Châu phụ thuộcvào Nam triều trải qua các nhà Tống, Tề, Lương

Vào nửa đầu thế kỷ thứ 6, đất Giao Châu nằm dưới sự thống trị của nhà Lương Thứ sử GiaoChâu là Tiêu Tư, nổi tiếng tham lam, tàn ác Có được một cây dâu cao một thước, người dân cũngphải đóng thuế Thậm chí có người nghèo khổ, phải bán vợ, đợ con, nhưng cũng phải đóng thuế

Lý Bí, một người quê ở huyện Thái Bình (không phải thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay mà là vùng BắcSơn Tây, nay thuộc Hà Nội) đứng lên chiêu tập dân chúng Ông đã từng giữ một chức quan nhỏ với nhàLương, cố gắng giúp đỡ những ai bị hà hiếp, nhưng không làm được việc gì đáng kể, bèn bỏ quan trở vềquê nhà và cùng người anh là Lý Thiên Bảo mưu khởi nghĩa Ông được nhiều người theo Trong đó cóThủ lĩnh đất Chu Diên (vùng Đan Phượng-Từ Liêm, thuộc Hà Tây và ngoại thành Hà Nội) là Triệu Túc

và con là Triệu Quang Phục (?-571) đem lực lượng của mình theo về Ngoài ra còn có những nhân vật nổitiếng khác cũng kéo đến giúp sức như Tinh Thiều, Phạm Tu, Lý Phục Man

Mùa xuân năm 542, Lý Bí tiến quân vây thành Long Biên Quân Lương đầu hàng còn Tiêu Tưthì trốn thoát về được Trung Hoa Cuộc khởi nghĩa thành công Vua nhà Lương vội đưa quân sangnhưng bị đánh bại

Năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, xưng là Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, lấy niên hiệu làThiên Đức, Lý Nam Đế đặt kinh đô ở miền cửa sông Tô Lịch, dựng điện Vạn Xuân để vua quan có nơihội họp Nhà vua còn cho dựng chùa Khai Quốc (sau này là chùa Trấn Quốc ở Hồ Tây, Hà Nội)

Năm 545, nhà Lương sai một tướng tài là Trần Bá Tiên đem quân sang xâm lược Vạn Xuân LýNam Đế cùng các tướng sĩ chống không được, phải về vùng rừng núi Vĩnh Phú cố thủ; lấy hồ Điền Triệt(xã Tứ Yên, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú) làm nơi thao luyện quân lính Chẳng bao lâu, lực lượng trởnên mạnh mẽ Trần Bá Tiên nhiều lần đem quân đánh phá nhưng không được Về sau, nhân một cơn lũ dữdội tràn vào vùng căn cứ, Trần Bá Tiên theo dòng lũ, thúc quân tiến đánh, Lý Nam Đế phải rút về độngKhuất Lão (còn gọi là động Khuất Liêu, là tên một khu đồi hiện nằm bên hữu ngạn sông Hồng, ở giữa hai

xã Văn Lang và Cổ Tiết thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Vĩnh Phúc) Sau nhiều năm lao lực, Lý Nam Đế bịbệnh mù mắt, giao binh quyền lại cho Triệu Quang Phục và mất vào năm 548

Triệu Quang Phục đánh nhau mấy lần với Trần Bá Tiên nhưng đều thất bại, bèn lấy đầm DạTrạch (Hải Hưng) làm căn cứ Đầm Dạ Trạch nằm ven sông Hồng, chu vi không biết là bao nhiêudặm Giữa đầm có một bãi đất cứng Ngoài ra, bốn bề là bùn lầy, người ngựa không thể nào đi được,

Trang 10

quân ở bãi đất nổi và áp dụng kế "trì cửu", tức là đánh lâu dài làm tiêu hao lực lượng của địch quân.Căn cứ địa được giữ hoàn toàn bí mật, ban ngày im hơi, không nấu nướng, ban đêm đột kích ra đánhphá trại địch Vì thế dân chúng tôn xưng ông là Dạ Trạch Vương.

Sau khi Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục xưng là Triệu Việt Vương Năm 550, nhân lúc nhàLương suy yếu, Triệu Quang Phục kéo quân về chiếm thành Long Biên, làm chủ được đất nước.Đến năm 557, Lý Phật Tử, một người cùng họ với Lý Nam Đế, đem quân đánh và đòi chia hai đấtnước cùng Triệu Việt Vương Để tránh cảnh chiến tranh, Triệu Việt Vương đành chấp thuận, nhưng bấtngờ bị Lý Phật Tử đánh úp, chạy đến cửa biển Đại Nha (Hà Nam Ninh) gieo mình xuống biển tự tử Năm571; Lý Phật Tử chiếm cả nước

Sau khi lấy được thành Long Biên, Lý Phật Tử xưng đế hiệu là Lý Nam Đế Để phân biệt Lý Phật

Tử với Lý Bí, sử sách gọi Lý Phật Tử là Hậu Lý Nam Đế (571-602) Trong khi ấy nhà Tùy (589-618) đãthống nhất và ổn định được nước Trung Hoa Vua nhà Tùy sai Lưu Phương đem quân sang đánh VạnXuân Lưu Phương không cần dụng binh, cho người đi chiêu hàng được Lý Phật Tử Từ đấy Vạn Xuântrở thành Giao Châu của nhà Tùy

6 Nhà Đường (618-907)-Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (722) và của Phùng Hưng (trong khoảng 766-779)

Nhà Tùy làm chủ nước Trung Hoa chỉ được 28 năm thì bị nhà Đường lật đổ vào năm 618 NhàĐường cai trị Giao Châu cay nghiệt nhất trong các chính quyền đô hộ Những sản vật quý giá củaGiao Châu bị vơ vét đưa về phương Bắc Trong số đó, có quả vải là lại trái cây mà giới quyền quý nhàĐường rất ưa chuộng Về mặt chính trị, nhà Đường sửa lại toàn bộ chế độ hành chính, phân chia lạichâu quận, đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ, chia ra làm 12 châu, 59 huyện

Dưới đời nhà Đường, dân Việt liên tiếp nổi dậy, hai cuộc khởi nghĩa có tính chất rộng lớn nhất làcủa Mai Thúc Loan và của Phùng Hưng

Mai Thúc Loan quê ở làng muối Mai Phụ, thuộc huyện Thiên Lộc, Châu Hoan (Hà Tĩnh ngày

nay) Thuở nhỏ, nhà nghèo, Mai Thúc Loan theo mẹ sống ở làng Ngọc Trừng, huyện Nam Đàn Ông

là người mạnh khỏe, có nước da đen bóng

Năm 722, nhân dịp dân phu gánh vải sang cống cho nhà Đường, bị hành hạ, nhiều người bỏ xác dọcđường, lòng oán thán dâng cao, Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu gánh quả vải nổi lên giếtquan quân áp tải và cùng ông phất cờ khởi nghĩa Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nghệ An), mộtvùng hiểm trở có sông Lam rộng và núi Đụn cheo leo làm căn cứ Tại đây ông cho xây thành Vạn An,gồm nhiều đồn lũy, dài cả ngàn mét Ông xưng đế, lấy thành Vạn An làm Kinh đô Ông thường được gọi

là Mai Hắc Đế (vua Đen họ Mai) vì nước da đen của ông

Để lập thành một mặt trận liên hoàn chống quân Đường, Mai Hắc Đế liên kết với các nướcCham-pa, Chân Lạp và cả Ma-lai-xi-a Sau khi quy tụ được nhiều lực lượng, Mai Hắc Đế cho quântiến ra đồng bằng Bắc bộ, vây đánh thành Tống Bình (Hà Nội) Quan đô hộ là Quang Sở Khách chốngkhông lại, bỏ thành chạy trốn Mai Hắc Đế giành lại độc lập cho đất nước Nhưng được ít lâu, nhàĐường sai Dương Tu Húc đem 10 vạn quân, theo lộ trình xưa của Mã Viện, chớp nhoáng tiến vào đấtViệt, thình lình tấn công bản doanh của Mai Hắc Đế Mai Hắc Đế chống không lại, phải vào rừng cốthủ Ông bị bệnh và chết ở đấy Quân Đường, sau khi thắng trận, đem dân Việt ra giết vô số Thâyngười không kịp chôn, chất cao thành gò

Tuy thắng được Mai Hắc Đế và vẫn còn ham thích quả vải của đất Việt, nhưng nhà Đường khôngcòn dám bắt dân Việt cống quả vải nữa Để nhớ ơn của Mai Hắc Đế, dân gian có câu truyền tụng:

"Cống vải từ nay Đường phải dứt Dân nước đời đời hưởng phước chung".

Hơn 40 năm sau cuộc khởi nghĩa của Mai Hắc Đế là cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng

Phùng Hưng vốn gia đình giàu có ở xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây), thuộc dòng

dõi Quan Lang Theo truyền thuyết, Phùng Hưng có hai người em cùng sinh ba là Phùng Hải vàPhùng Dĩnh Cả ba anh em đều có sức khỏe hơn người, tay không bắt được hổ

Vào khoảng năm 767, anh em họ Phùng phất cờ khởi nghĩa Phùng Hưng xưng là Đô Quân,Phùng Hải xưng là Đô Bảo còn Phùng Dĩnh xưng là Đô Tổng Họ đặt đại bản doanh tại Đường Lâm.Hào kiệt theo về rất đông Họ làm chủ cả miền trung du và miền núi Bắc Bộ Vài năm sau, thấy lựclượng đã mạnh, Phùng Hưng cho quân tiến vây thành Tống Bình Theo kế của Đỗ Anh Hàn, cũng

Trang 11

người xã Đường Lâm, Phùng Hưng cho người đi khắp nơi, phao lên là sắp lấy được thành Tống Bình,đồng thời tiến hành vây thành rất ngặt Cứ đến đêm, quân khởi nghĩa nổi lửa, đánh chiêng, đánh trống,reo hò ầm ĩ để uy hiếp tinh thần đối phương Quan Đô hộ là Cao Chính Bình lo sợ đổ bệnh rồi chết.Phùng Hưng chiếm được thành, đem lại độc lập cho đất nước.

Phùng Hưng cai trị đất nước trong bảy năm thì mất Dân chúng vô cùng thương tiếc, tôn ông là danhhiệu là “Bố Cái Đại Vương” "Bố" có nghĩa là cha, "Cái" có nghĩa là mẹ, ví công ơn của Phùng Hưng đốivới Tổ quốc như công ơn của cha mẹ đối với con cái Dân chúng lập đền thờ ông ở ngay xã Đường Lâm.Không những được thờ ở quê nhà, Bố Cái Đại Vương còn được thờ tại làng Triều Khúc Ở đây ông đượcthờ làm Thành hoàng tại ngôi đình Lớn Hằng năm đều có lễ hội tưởng nhớ đến chiến công của ông.Sau khi Phùng Hưng mất, nội bộ thân thuộc của ông không giữ được sự đoàn kết Dân chúngmuốn tôn Phùng Hải lên nối nghiệp, nhưng có một tướng là Bồ Phá Lạc, là người vũ dũng và có nhiềuthuộc hạ, không đồng ý, muốn lập con của Phùng Hưng là Phùng An lên Bồ Phá Lạc đem quân chốnglại Phùng Hải Phùng Hải tránh giao tranh, lui về vùng rừng núi, rồi sau đó đi đâu, chẳng ai rõ, Phùng Anlên nối nghiệp Chẳng bao lâu, nhà Đường sai Triệu Xương đem quân sang, vừa đánh vừa chiêu dụ.Thấy thế không chống được, Phùng An phải đầu hàng Xứ Giao Châu lại lệ thuộc nhà Đường lần nữa

IV Quá trình phát triển kinh tế, sự phân hóa xã hội, sự truyền bá văn hóa phương Bắc và cuộc đấu tranh gìn giữ văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc đã diễn ra như thế nào?

Về kinh tế :

Mặc dù bị phong kiến phương Bắc đô hộ và cai trị, bóc lột tàn bạo, tình hình kinh tế nước ta vẫn

có những bước phát triển đáng kể từ công nghiệp đến nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp

Về công nghiệp, tuy còn hạn chế về kĩ thuật, nhưng nghề sắt vẫn phát triển : các công cụ như rìu,mai, cuốc, dao… ; vũ khí như kiếm, giáo, mác…làm bằng sắt vẫn được chế tác và sử dụng phổ biến

Về nông nghiệp, nhân dân ta đã biết đắp đê phòng lụt, dùng sức kéo trâu, bò, trồng lúa hai vụ mộtnăm và tiếp tục nghề trồng dâu, nuôi tằm, chăn nuôi các loại gia súc lấy thịt và sức kéo, phân bón.Các nghề thủ công truyền thống như nghề gốm, nghề dệt…vẫn được phát triển

Về thương nghệp, các sản phẩm nông nghiệp và thủ công không bị sung làm đồ cống nạp màđược mua bán, trao đổi ở các chợ làng Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương

Sự phân hóa xã hội :

Xã hội có sự thay đổi và phân hóa sâu sắc theo sơ đồ sau:

Thời Văn Lang - Âu Lạc Thời kì bị PK phương Bắc đô hộ

Nông dân công xã Nông dân công xã, nông dân lệ thuộc

Các triều đại PK phương Bắc tổ chức bộ máy cai trị do người Hán nắm giữ mọi quyền hành (từ Thứ

Sử, Thái Thú đến Đô Úy, Huyện lệnh) Tại các huyện, nhà Tây Hán vẫn cho các Lạc tướng trị dân và cóquyền thế tập như cũ

Đưa người phương Bắc (Hán) sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của

họ Trong tầng lớp quý tộc ngoài hào trưởng người Việt nay xuất hiện thêm các địa chủ người Hán.Ngoài nông dân công xã, nay có thêm tầng lớp nông dân lệ thuộc (là những nông dân bị địa chủcướp hết ruộng đất phải lệ thuộc và làm thuê cho chúng)

Tầng lớp nô tì ngày càng đông thêm do chính sách cai trị, bóc lột và cướp đoạt ruộng đất của bọnquan lại, địa chủ người Hán

Sự truyền bá văn hóa phương Bắc (Hán) và cuộc đấu tranh gìn giữ văn hóa dân tộc :

Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận, huyện và tiến hành du nhậpNho giáo, Đạo giáo…và những luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta

Nhân dân ta đã kiên trì đấu tranh bảo vệ tiếng nói, chữ viết, phong tục và nếp sống của dân tộc ;đồng thời cũng tiếp thu những tinh hoa của nền văn hóa Trung Quốc và các nước khác nhằm gìn giữbản sắc và làm phong phú thêm nền văn hóa của mình

Trang 12

Chủ đề 4 BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ Ở ĐẦU THẾ KỈ X

Họ Khúc đặt nền móng tự trị (906-923) Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng (938)

Đến cuối đời nhà Đường, tình hình xáo trộn của Trung Hoa tạo thời cơ cho Khúc Thừa Dụ xâynền tự chủ (906), đưa đất nước thoát khỏi vòng nô lệ kéo dài cả ngàn năm

(Khúc Thừa Dụ 906-907 ; Khúc Hạo 907-917 ; Khúc Thừa Mỹ 917-930 ; Dương Đình Nghệ 931-937) Vào đầu thế kỉ thứ 10, nhà Đường trở nên suy yếu Lợi dụng thời cơ này, Khúc Thừa Dụ (?-907),một hào trưởng cư trú lâu đời ở Hồng Châu (Hải Hưng) nổi lên, tự xưng là Tiết độ sứ (906) NhàĐường bắt buộc phải công nhận sự việc ấy và còn phong thêm tước "Đồng binh Chương sự" cho ôngnữa Sử cũ chép rằng Khúc Thừa Dụ tính tình khoan hòa, nhân ái nên được nhiều người theo về.Nhà Đường, dù trên danh nghĩa, phong tước và công nhận Khúc Thừa Dụ, nhưng thực chất làkhông thể kiểm soát được đất Giao Châu nữa Khúc Thừa Dụ làm chủ đất nước, xây dựng chínhquyền tự chủ, khởi đầu cho nền độc lập của nước nhà

Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ một năm thì mất, con là Khúc Hạo lên nối nghiệp cha được mười năm(907-917) Trong mười năm này, Khúc Thừa Hạo cho sửa đổi các khu vực hành chính, cắt đặt người trôngcoi mọi việc cho đến tận đơn vị xã, định lại mức thuế ruộng đất và miễn bỏ các lao dịch nặng nề

Trong khi ấy, tại Trung Hoa, một Tiết độ sứ họ Lưu chiếm lấy vùng Quảng Châu, lập nên nước Nam Hán.Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên nối chức Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ giaohảo cùng nhà Lương (đã thay nhà Đường làm chủ Trung Hoa) Vua Nam Hán lấy cớ ấy cho quânsang đánh họ Khúc Khúc Thừa Mỹ không chống cự được, bị bắt đưa về Quảng Châu (930) QuânNam Hán chiếm đóng thành Đại La

Kế tục sự nghiệp của họ Khúc là Dương Đình Nghệ (?-937), một người làm quan dưới đời KhúcThừa Mỹ Sau khi Khúc Thừa Mỹ bị bắt, Dương Đình Nghệ dấy binh ở làng Ràng (Dương xá, ThanhHóa), vốn là quê của ông Các hào trưởng như Ngô Quyền, Đinh Công Trứ đem lực lượng của mình gianhập hàng ngũ của Dương Đình Nghệ

Năm 931, Dương Đình Nghệ tiến quân đánh thành Đại La, Thứ sử Giao Châu là Lý Tiến chốngkhông lại, chạy về Quảng Châu (Trung Hoa) thì bị vua Nam Hán giết chết Một toán quân Nam Hánđược cử sang để đàn áp quân của Dương Đình Nghệ, nhưng bị đánh tan, phải bỏ chạy về Trung Hoa.Thắng lợi, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ Cai quản đất nước được sáu năm thì Dương ĐìnhNghệ bị một thuộc tướng là Kiều Công Tiễn sát hại

Ngô Quyền (897-944), tướng tài và đồng thời là con rể của Dương Đình Nghệ, đang cai quản

Châu Ái, đem quân đi trừng phạt Kiều Công Tiễn

Ngô Quyền là người cùng quê với Phùng Hưng, xã Đường Lâm (nay thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh

Hà Tây), đã từng theo Dương Đình Nghệ từ buổi ban đầu và có uy tín lớn với dân chúng

Trước sự tiến công của Ngô Quyền, Kiều Công Tiễn lo sợ, vội vàng đi cầu cứu nhà Nam Hán.Vua Nam Hán nắm cơ hội thực hiện mộng xâm lăng, bèn phong cho con là Hoằng Tháo làm Tĩnh HảiQuân Tiết độ sứ, sai đem thủy quân đi trước còn bản thân mình sẽ theo đường bộ tiếp ứng

Năm 938, Ngô Quyền chiếm được thành Đại La, bắt được Kiều Công Tiễn và đem bêu đầu trênthành Dù biết tin Kiều Công Tiễn đã bị giết chết và Ngô Quyền đã làm chủ thành Đại La, quân NamHán vẫn tiến công Ngô Quyền bèn bày thế trận thủy chiến, cho cắm cọc trên sông Bạch Đằng, chờđịch Tháng 12 năm ấy, Hoằng Tháo đem thủy binh tiến ồ ạt vào sông Bạch Đằng Nhân lúc triềucường, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh, nhử quân Hoằng Tháo lọt qua trận địa cọc ngầm đã đóngsẵn xuống lòng sông Khi thủy triều xuống mạnh, trận địa cọc ngầm nổi lên, Ngô Quyền thúc đại quân

ra đánh Chiến thuyền của Nam Hán nặng nề, không thoát được, bị cọc đâm vỡ rất nhiều Hoằng Tháo

bị giết tại trận, toàn bộ đội thủy quân bị tiêu diệt Vua Nam Hán nghe tin bại trận và tin Hoằng Tháo bịgiết chết, thương khóc thảm thiết rồi rút về nước

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm củaphong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài của tổ quốc

Đánh đuổi quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương (939), đóng đô ở Cổ Loa Ngô Vương đặt racác chức quan văn võ, qui định triều nghi, lập bộ máy chính quyền mang tính chất tập quyền

LỚP 7

Trang 13

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

Chủ đề 1 XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU (PHƯƠNG TÂY)

1 Trình bày sự hình thành xã hội PK châu Âu ?

Cuối thế kỉ V, người Giéc-man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, thành lậpnhiều vương quốc mới : Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt

Trên lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man đã chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau;phong cho các tướng lĩnh, quý tộc các tước vị như: công tước, hầu tước Những việc làm củangười Giéc-man đã tác động đến xã hội, dẫn tới sự hình thành các tầng lớp mới:

- Lãnh chúa phong kiến: là các tướng lĩnh và quý tộc có nhiều ruộng đất và tước vị, có quyền thế vàrất giàu có

- Nông nô: là những nô lệ được giải phóng và nông dân, không có ruộng đất, làm thuê, phụ thuộc vàolãnh chúa

Từ những biến đổi trên đã dẫn tới sự ra đời của xã hội PK châu Âu

2 Em biết gì về các lãnh địa của các lãnh chúa phong kiến?

Lãnh địa PK là khu đất rộng, trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa PK - như một vương quốc thu nhỏ.Lãnh địa gồm có đất đai, dinh thự với tường cao, hào sâu, kho tàng, đồng cỏ, đầm lầy của lãnhchúa Nông nô nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp tô thuế, ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuếkhác Lãnh chúa bóc lột nông nô, họ không phải lao động, sống sung sướng, xa hoa

Đặc trưng cơ bản của lãnh địa: là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóngkín của một lãnh chúa

3 Em biết gì về các thành thị trung đại trong xã hội PK châu Âu ?

Nguyên nhân ra đời của các thành thị trung đại là do :

- Vào thời kì PK phân quyền: các lãnh địa đều đóng kín, không có trao đổi, buôn bán, giao thương vớibên ngoài

- Từ cuối thế kỉ XI, do sản xuất thủ công phát triển, thợ thủ công đã đem hàng hóa ra những nơiđông người để trao đổi, buôn bán, lập xưởng sản xuất

- Từ đấy hình thành các thị trấn rồi phát triển thành thành phố, gọi là thành thị trung đại

Hoạt động và vai trò của các thành thị trung đại :

Cư dân chủ yếu của thành thị là thợ thủ công và thương nhân, họ lập ra các phường hội, thươnghội để cùng nhau sản xuất và buôn bán

Hoạt động trên của các thành thị trung đại đã có vai trò thúc đẩy sản xuất, làm cho xã hội PK phát triển

4 Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu được hình thành như thế nào ?

Từ cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, do nhu cầu phát triển sản xuất cùng những tiến bộ về kĩ thuậthàng hải như: la bàn, hải đồ, kĩ thuật đóng tàu đã thúc đẩy những cuộc phát kiến lớn về địa lí như: B.Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi (1487) ; Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ (1498) ; C Cô-lôm-

bô tìm ra châu Mĩ (1492) ; Ph Ma-gien-lăng đi vòng quanh trái đất (1519 - 1522)

Các cuộc phát kiến địa lí đã thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồcho những quý tộc, thương nhân Đó là quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy (tạo ra số vốn đầu tiên vànhững người lao động làm thuê) Tầng lớp này trở nên giàu có nhờ cướp bóc của cải, tài nguyên vàbuôn bán, trao đổi ở các nước thuộc địa Họ mở rộng sản xuất, kinh doanh, lập đồn điền, bóc lột sứclao động người làm thuê, giai cấp tư sản ra đời Cùng đó là giai cấp vô sản được hình thành từ nhữngngười nông nô bị tước đoạt ruộng đất, buộc phải vào làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản

Từ những tiền đề và điều kiện vừa nêu trên, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được hìnhthành, ra đời ngay trong lòng xã hội phong kiến châu Âu

5 Em hiểu gì về phong trào Văn hóa Phục hưng ?

Vào cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, do sự kìm hãm, vùi dập của chế độ phong kiến đối với cácgiá trị văn hóa Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có địa vị chính trị,

xã hội nên đấu tranh giành địa vị chính trị, xã hội, mở đầu bằng cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa

Cuộc đấu tranh đó phát triển thành “phong trào Văn hóa Phục hưng” : Đó là sự phục

hưng những tinh hoa giá trị tinh thần của nền văn hóa cổ Hi Lạp và Rô-ma, đồng thời phát

Trang 14

Phong trào diễn ra với các nội dung: lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô, đả phá trật tự xã hội phongkiến ; đề cao những giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật Có thể kểtên những nhân vật lịch sử và danh nhân văn hóa tiêu biểu như : nhà thiên văn học Cô-péc-ních, nhà toánhọc và triết học xuất sắc R Đê-các-tơ, họa sĩ Lê-ô-na đơ Vanh-xi, nhà soạn kịch U Sếch-xpia

Phong trào Văn hóa Phục hưng đã có ý nghĩa thức tỉnh và phát động quần chúng đấu tranh chống lại xãhội phong kiến bảo thủ, lạc hậu ; đồng thời mở đường cho sự phát triển văn hóa ở một tầm cao mới của châu

Âu và nhân loại

Chủ đề 2 XÃ HỘI PHONG KIẾN PHƯƠNG ĐÔNG

1 So sánh quá trình hình thành và phát triển của xã hội PK ở các nước phương Đông và phương Tây để rút ra những điểm khác biệt ?

Xã hội PK phương Đông :

- Hình thành sớm, vào thời kì trước CN (như Trung Quốc), phát triển chậm, mức độ tập quyềncao hơn so với xã hội PK phương Tây

- Quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài và sau này rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc trở thànhthuộc địa của CNTB phương Tây

Xã hội PK phương Tây :

- Ra đời muộn (thế kỉ V), nhưng phát triển nhanh

- Xuất hiện CNTB trong lòng chế độ PK

- Lúc đầu quyền lực của nhà vua bị hạn chế trong lãnh địa, mãi đến thế kỉ XV khi các quốc gia

PK thống nhất, quyền lực mới tập trung trong tay nhà vua

2 Trình bày những nét chính về cơ sở kinh tế - xã hội của chế độ PK ?

Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ PK là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một sốnghề thủ công Sản xuất nông nghiệp đóng kín ở các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnhđịa (phương Tây)

Tư liệu sản xuất, ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nôsản xuất

Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (phương Đông), lãnh chúaphong kiến và nông nô (phương Tây) Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô.Riêng ở xã hội PK phương Tây, từ thế kỉ XI, công thương nghiệp phát triển mạnh

LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

Chủ đề 3 BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ (Thế kỉ X)

I Những nét chính về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh - Tiền Lê ?

A Về chính trị :

1 Nhà Ngô (939-965)

Ngô Vương 938-944 ; Dương Bình Vương 945-950 ; Hậu Ngô Vương 951-965

Đánh đuổi quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương (939), đóng đô ở Cổ Loa Ngô Vương đặt racác chức quan văn võ, qui định triều nghi, lập bộ máy chính quyền mang tính chất tập quyền

Ngô Quyền chỉ ở ngôi được sáu năm Lúc sắp mất, Ngô Quyền đem con là Ngô Xương Ngập ủythác cho người em vợ là Dương Tam Kha Dương Tam Kha là con của Dương Đình Nghệ, em của bàDương Hậu Nhưng khi Ngô Quyền mất rồi Dương Tam Kha phản bội lòng tin của Ngô Quyền, cướplấy ngôi, tự xưng là Bình Vương (945-950) Ngô Xương Ngập phải chạy trốn vào núi Dương Tam Khabèn bắt người con thứ của Ngô Quyền là Ngô Xương Văn làm con nuôi Ngô Xương Văn, trong mộtdịp đi hành quân dẹp loạn, đem quân trở ngược lại bắt được Dương Tam Kha, giáng Kha xuống bậccông

Ngô Xương Văn xưng vương và cho người đi rước anh về cùng làm vua Không bao lâu NgôXương Ngập bệnh chết (954) Thế lực nhà Ngô ngày một suy yếu, khắp nơi loạn lạc Trong một

Trang 15

chuyến đi dẹp loạn (965), Xương Văn bị trúng tên chết Kể từ đấy, nhà Ngô không còn là một thế lựctrung tâm của đất nước nữa Con của Xương Văn là Ngô Xương Xí trở thành một trong 12 sứ quân.

Từ đó đất nước trải qua một thời kỳ nội chiến tranh quyền khốc liệt mà sử sách gọi là loạn 12 sứquân Sau nhờ Đinh Bộ Lĩnh (924-979) đánh thắng tất cả các sứ quân, đất nước mới thoát cảnh nội chiến

2 Nhà Đinh (968-980) - Đại Cồ Việt

Đinh Tiên Hoàng 968-979 ; Đinh Tuệ (Đinh Toàn) 980

Sau khi dẹp tan loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế tức là Đinh Tiên Hoàng, đặttên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình)

Đồng thời với gian đoạn này, ở Trung Hoa, nhà Tống làm chủ đất nước và tiêu diệt nước NamHán (970) Đinh Tiên Hoàng sai sứ sang thông hiếu Đến năm 972 nhà vua sai Đinh Liễn đem quàsang cống Vua Tống bèn phong cho Đinh Tiên Hoàng làm An Nam Quận vương và Đinh Liễn làmTĩnh Hải Quân Tiết độ sứ

Đinh Tiên Hoàng đặt ra những luật lệ hình phạt nặng nề như bỏ phạm nhân vào dầu hay cho hổbáo xé xác

Quân đội dưới thời Đinh Tiên Hoàng đã được tổ chức chặt chẽ, phân ra làm các đơn vị như sau:

Đạo = 10 quân; Quân = 10 lữ ; Lữ = 10 tốt; Tốt = 10 ngũ ; Ngũ = 10 người

Năm 979, nhân lúc Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn say rượu, nằm ở sân điện, một tên quan hầu

là Đỗ Thích giết chết cả hai Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm, thọ 56 tuổi

Sau khi Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết chết, đình thần tìm bắt được Đỗ Thích và đem giếtchết đi rồi tôn người con nhỏ là Đinh Tuệ (Đinh Toàn), mới sáu tuổi lên làm vua Quyền bính ở cảtrong tay Thập Đạo Tướng quân Lê Hoàn Lê Hoàn lại có quan hệ chặt chẽ với người vợ góa của ĐinhTiên Hoàng là Dương Thái Hậu nên uy thế rất lừng lẫy Các công thần cũ của Đinh Bộ Lĩnh nhưNguyễn Bặc, Đinh Điền đem quân vây đánh Lê Hoàn nhưng bị Lê Hoàn tiêu diệt và giết cả

3 Nhà Tiền Lê (980-1009)

Lê Đại Hành 980-1005 ; Lê Long Việt 1005 ; Lê Long Đĩnh 1005-1009

Nhà Tống lợi dụng sự rối ren trong triều nhà Đinh, chuẩn bị cho quân sang xâm lược Đại CồViệt Thái hậu Dương Vân Nga trao long cổn (áo bào của vua Đinh Tiên Hoàng - tượng trưng cho uyquyền của nhà vua) cho Lê Hoàn và cùng quan lại, quân lính tôn Lê Hoàn lên làm vua

Lê Hoàn lên ngôi, lấy hiệu là Lê Đại Hành, lập nên nhà Tiền Lê Để có thời gian chuẩn bị, nhàvua phái sứ giả qua xin hòa hoãn cùng nhà Tống Đồng thời nhà vua gấp rút bày binh bố trận Đầunăm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ, vào đánh Đại Cồ Việt Lê Đại Hành một mặt cho quânchặn đánh toán quân bộ ở Chi Lăng (Lạng Sơn) Tướng Hầu Nhân Bảo, cầm đầu toán quân bộ, mắcmưu trá hàng của Lê Hoàn, bị chém chết; quân sĩ bị diệt quá nửa, tan rã Toán quân thủy bị chặn ởBạch Đằng, nghe tin thất bại, bèn tháo chạy về nước

Dù chiến thắng, Lê Đại Hành vẫn giữ đường lối hòa hoãn, cho thả các tù binh về nước, đồngthời cho người sang nhà Tống xin triều cống Thấy thế không thắng được Lê Đại Hành, vua Tốngđành chấp thuận, phong cho ông làm Tiết độ sứ

Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất thắng lợi đã biểu thị ý chí quyết tâm chống giặcngoại xâm của quân dân ta; chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dântộc của Đại Cồ Việt

Không còn lo lắng việc chống Tống nữa, Lê Đại Hành sửa sang mọi việc trong nước Ông mở mangkinh đô Hoa Lư, củng cố bộ máy chính quyền trung ương, sắp xếp các đơn vị hành chính Để khuyếnkhích hoạt động nông nghiệp, Lê Đại Hành làm lễ cày ruộng Tịch điền, mở đầu cho tục lệ này ở đất nước

Về đối ngoại, nhà vua tuy thần phục nhà Tống và chịu lệ cống, nhưng hoàn toàn không lệ thuộc gì cả

Lê Hoàn làm vua được 24 năm, mất năm 1005, thọ 65 tuổi

Sau khi Lê Đại Hành mất, Thái tử Long Việt lên ngôi được ba ngày thì bị Long Đĩnh sai ngườigiết chết Các hoàng tử đánh nhau trong 8 tháng để tranh ngôi Cuối cùng Lê Long Đĩnh diệt được cáchoàng tử khác và lên ngôi vua cai trị đất nước

Lê Long Đĩnh là người hoang dâm, không thiết gì việc xây dựng đất nước, chỉ lo đến việc

ăn chơi Do bị bệnh hoạn, mỗi khi thiết triều, Lê Long Đĩnh không thể ngồi được mà phải nằm,

nên sử sách gọi ông ta là Lê Ngọa Triều Lê Long Đĩnh lại rất tàn ác, đặt ra nhiều hình phạt dã

Trang 16

man để mua vui Lê Long Đĩnh ở ngôi 4 năm (1005-1009) thì chết Triều đình đưa người dòng

họ khác là Lý Công Uẩn lên ngôi vua

B Về kinh tế:

Thời kì này, quyền sở hữu ruộng đất nói chung thuộc về làng xã, theo tập tục chia nhau càycấy, nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua Việc đào vét kênh mương, khai khẩn đấthoang được chú trọng, nên nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển; nghề trồng dâu tằmcũng được khuyến khích; nhiều năm được mùa

Đã xây dựng một số công trường thủ công: từ thời Đinh đã có những xưởng đúc tiền, chế tạo vũkhí, may mũ áo xây cung điện, chùa chiền Các nghề thủ công truyền thống cũng phát triển như dệtlụa, làm gốm

Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành Nhân dân hai nước Việt - Tốngthường qua lại trao đổi hàng hóa ở vùng biên giới

Tóm lại, thời Ngô - Đinh - Tiền Lê, nước ta đã bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ trong điềukiện đất nước đã độc lập, các triều vua đã có một số biện pháp khuyến nông như đào vét kênh, vua tổchức lễ cày Tịch điền; về thủ công nghiệp, các thợ lành nghề không còn bị bắt đưa sang Trung Quốc nên kinh tế đã có sự phát triển

C Về văn hóa xã hội:

Xã hội chia thành 3 tầng lớp: tầng lớp thống trị gồm vua, quan văn võ (cùng một số nhà sư); tầnglớp bị trị mà đa số là nông dân tự do, cày ruộng công làng xã; tầng lớp cuối cùng là nô tì (số lượngkhông nhiều)

Nho học chưa tạo được ảnh hưởng, giáo dục chưa phát triển Đạo Phật được truyền bá rộng rãi,chùa chiền được xây dựng khắp nơi, nhà sư được nhân dân quý trọng Nhiều loại hình văn hóa dângian như ca hát, nhảy múa, đua thuyền tồn tại và phát triển trong thời gian này

II Trình bày ngắn gọn công lao của các vị anh hùng dân tộc: Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn? Ngô Quyền: Người tổ chức và lãnh đạo quân dân ta làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng

năm 938 Đó là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, kết thúc ách thống trị hơn một nghìn năm củaphong kiến phương Bắc đối với nước ta, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ của đất nước

Ngô Quyền xưng vương, đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, đã khẳng định nước ta cógiang sơn, bờ cõi riêng, do người Việt làm chủ và tự quyết định vận mệnh của mình

Đinh Bộ Lĩnh: Là người có công lớn trong việc dẹp “Loạn 12 sứ quân” Vì trước nguy cơ ngoại xâm

mới (mưu đồ xâm lược nước ta của nhà Tống) đòi hỏi phải nhanh chóng thống nhất lực lượng để đối phó

Đó cũng là nguyện vọng của nhân dân ta thời bấy giờ Đinh Bộ Lĩnh đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử đó.Việc Đặt tên nước (là Đại Cồ Việt), chọn kinh đô và không dùng niên hiệu của hoàng đế TrungQuốc đã khẳng định đất nước ta là “nước Việt lớn”, nhà Đinh có ý thức xây dựng nền độc lập, tự chủ

Lê Hoàn: Là người tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất năm

981 giành thắng lợi, có ý nghĩa to lớn

Thắng lợi ấy đã biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta; chứng tỏ bướcphát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt

Trong giai đoạn lịch sử củng cố bảo vệ nền độc lập và buổi đầu xây dựng đất nước, Ngô Quyền, Đinh

Bộ Lĩnh, Lê Hoàn là những vị anh hùng dân tộc, được nhân ta kính trọng, biết ơn, nhiều nơi lập đền thờ

Chủ đề 4 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (thế kỉ XI - đầu thế kỉ XIII)

I Nhà Lý đã đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước như thế nào?

1 Trình bày sơ lược bối cảnh ra đời của nhà Lý, việc dời đô ra Thăng Long và tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý?

Bối cảnh ra đời nhà Lý:

Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Tiên Sơn, Hà Bắc) không có cha, mẹ họ Phạm Thời niênthiếu của Lý Công Uẩn trải qua trong môi trường Phật giáo Năm lên ba, Lý Công Uẩn làm con nuôicho nhà sư Lý Khánh Vân (vì thế ông mang họ Lý) Sau đó ông lại là đệ tử của Sư Vạn Hạnh và ởhẳn trong chùa Lục Tổ (còn gọi là chùa Cổ Pháp)

Trang 17

Lớn lên, Lý Công Uẩn được giữ một chức nhỏ trong đội cấm quân của vua Lê Đại Hành Ôngnổi tiếng là người liêm khiết và được giới Phật giáo ủng hộ Năm 1005, sau khi Lê Đại Hành mất, cáchoàng tử tranh ngôi, Thái tử Long Việt lên ngôi chỉ mới ba ngày thì bị Lê Long Đĩnh giết Lý CôngUẩn không ngại ngần, ôm xác người vua mới mà khóc Lê Long Đĩnh lên ngôi, phong Lý Công Uẩnlàm Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ, thống lĩnh toàn thể quân túc vệ.

Lê Long Đĩnh chết vào năm 1009 sau một thời gian trị vì tàn bạo Lúc bấy giờ giới Phật giáo vớicác vị cao tăng danh tiếng như sư Vạn Hạnh đang có uy tín trong xã hội và trong triều đình đang chánghét nhà Lê, họ cùng quan đại thần là Đào Cam Mộc đưa Lý Công Uẩn lên làm vua

Lý Công Uẩn lên ngôi, lấy hiệu là Lý Thái Tổ, lập nên nhà Lý Nhà Lý truyền được tám đời nên

sử sách thường gọi là Lý Bát Đế (không kể đời Lý Chiêu Hoàng)

Lý Thái Tổ với việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La (đổi tên là thành Thăng Long):

Sau khi lên làm vua, Lý Thái Tổ thấy đất Hoa Lư chật hẹp nên cho dời đô về Đại La (1010) vàđổi tên Đại La thành Thăng Long (Hà Nội) Thăng Long bấy giờ nằm vào vị trí trung tâm của đất

nước, là nơi hội tụ của đường bộ, đường sông Theo quan niệm của người xưa, Thăng Long có "được cái thế rồng cuộn hổ ngồi; vị trí ở giữa bốn phương Đông Tây Nam Bắc; tiện hình thế núi sông sau trước Xem khắp nước Việt ta chỗ ấy là nơi hơn cả, thật là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời" (Chiếu dời đô).

Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý:

Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt và tiến hành xây dựng chính quyền quân chủ bằngcách tổ chức bộ máy nhà nước gồm :

Chính quyền TW: đứng đầu là vua, dưới có quan đại thần và các quan ở hai ban văn, võ

Chính quyền địa phương: cả nước được chia thành 24 lộ, dưới lộ là phủ, dưới phủ là huyện,dưới huyện là hương, xã

Đó là chính quyền quân chủ, nhưng khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân, giữa vua vớidân chưa phải là đã xa lắm Nhà Lý luôn coi dân là gốc rễ sâu bền

2 Trình bày những nét chính về luật pháp, quân đội và chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý: Luật pháp:

Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên là bộ Luật Hình thư.

Bao gồm những quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ củacông và tài sản của nhân dân; nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp Ngườiphạm tội bị xử phạt nghiêm khắc

Chính sách đối nội, đối ngoại:

Về đối nội, nhà Lý coi trọng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Về đối ngoại, đặt quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Tống và Cham-pa Kiên quyết bảotoàn chủ quyền, lãnh thổ

3 Trình bày những chuyển biến về kinh tế, xã hội, văn hóa thời Lý:

Về kinh tế:

Do đất nước đã độc lập, hòa bình và ý thức dân tộc cùng những chính sách quản lí, điều hành phùhợp của nhà Lý nên kinh tế đã có bước phát triển

Nông nghiệp: Nhà nước có nhiều biện pháp quan tâm sản xuất nông nghiệp (lễ cày tịch điền,

khuyến khích khai hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lụt, cấm giết hại trâu bò ), nhiều năm mùamàng bội thu

Thủ công nghiệp và xây dựng: nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng chùa chiền, cung điện, nhà cửa rất

Trang 18

Nhiều công trình nổi tiếng đã được các thợ thủ công dựng nên như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (HàNội), vạc Phổ Minh (Nam Định).

Thương nghiệp: việc mua bán trong nước và với nước ngoài được mở mang hơn trước Cảng

Vân Đồn (Quảng Ninh) là nơi giao thương buôn bán với nước ngoài rất sầm uất

Về văn hóa, giáo dục:

Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long, năm 1076, mở Quốc tử giám Nhà nước rấtquan tâm giáo dục, khoa cử Văn học chữ Hán bước đầu phát triển

Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc chuông

Ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian; kiến trúc, điêu khắc đều phát triển với phong cách nghệ thuật

đa dạng, độc đáo và linh hoạt; tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý,

Việc xây dựng Văn Miếu, Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt Nhữngthành tựu về văn hóa - nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc - vănhóa Thăng Long

II Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) dưới thời Lý đã diễn ra như thế nào?

1 Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống được thể hiện như thế nào?

Từ giữa thế kỉ XI, tình hình nhà Tống gặp phải những khó khăn: nội bộ mâu thuẫn, nông dân nổilên khởi nghĩa, vùng biên ải phía Bắc Tống bị hai nước Liêu - Hạ quấy nhiễu Đối với Đại Việt, nhàTống quyết định dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước và đưa nước ta trởlại chế độ đô hộ như trước

Nhà Tống xúi giục Cham-pa đánh lên từ phía Nam, còn ở biên giới phía Bắc của Đại Việt chúngngăn cản việc buôn bán, dụ dỗ, mua chuộc các tù trưởng dân tộc làm phản

2 Trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, nhà Lý đã chủ động chuẩn bị kháng chiến ra sao?

Nhà Lý đã cử Lý Thường Kiệt làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến Quân đội được mộthêm người và tăng cường canh phòng, luyện tập, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống Lý ThánhTông cùng Lý Thường Kiệt đem quân đánh Cham-pa

Thực hiện chủ trương “tiến công trước để tự vệ”, tháng 10 - 1075, Lý Thường Kiệt đem 10 vạn

quân bất ngờ tấn công vào châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông), sau khi tiêu diệt các căn cứ, kho tàngcủa giặc, quân ta tiếp tục tấn công châu Ung (Quảng tây) Sau 42 ngày chiến đấu, quân ta hạ thành UngChâu và nhanh chóng rút về nước

Đây là một chủ trương hết sức độc đáo, táo bạo và sáng tạo, trong binh pháp gọi là “tiên phát chế nhân” (đánh trước để khống chế kẻ thù) Tiến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược Cuộc tiến

công diễn ra rất nhanh chỉ nhằm vào các căn cứ quân sự, kho tàng, quân lương mà quân Tống chuẩn bị

để tiến hành cuộc xâm lược Sau khi thực hiện mục đích của mình, quân ta nhanh chóng rút về nước

3 Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn 2 (1076 - 1077) của quân dân Đại Việt?

Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng các tuyến phòng thủ ở các vị trí hiểmyếu, chiến lược gần biên giới phía Bắc (nơi ta dự đoán quân giặc nhất định sẽ phải đi qua) Đặc biệt làtuyến phòng thủ chủ yếu trên bờ Nam sông Như Nguyệt

Sông Như Nguyệt là đoạn sông Cầu chảy qua huyện Yên Phong (bờ Bắc là Bắc Giang, bờ Nam

là Bắc Ninh ngày nay) Đây là đoạn sông có vị trí rất quan trọng, vì nó án ngữ mọi con đường từ phíaBắc chạy về Thăng Long Phòng tuyến dài gần 100 km, được đắp bằng đất, cao, vững chắc; bên ngoàicòn có mấy lớp giậu tre dày đặc Quân chủ lực của ta do Lý Thường Kiệt chỉ huy trực tiếp đóng giữphòng tuyến quan trọng này

Cuối năm 1076, nhà Tống cử một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến hành xâm lược ĐạiViệt

Trang 19

Tháng 1 - 1077, 10 vạn quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy vượt biên giới qua Lạng Sơn tiếnxuống Quân ta chặn đánh, đến trước bờ Bắc sông Như Nguyệt quân Tống bị quân ta chặn lại Quân thủycủa chúng cũng bị chặn đánh ở vùng ven biển nên không thể tiến sâu vào để hỗ trợ cho cánh quân bộ.Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến sông Như Nguyệt để tiến xuống phía Nam, nhưng

bị quân ta đẩy lùi Quân Tống chán nản, tuyệt vọng, chết dần chết mòn Cuối năm 1077, quân ta phảncông, quân Tống thua to

Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị “giảng hòa”, quân Tống chấp nhận ngay và

rút về nước Cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt rất độc đáo: để đảm bảo mối quan

hệ bang giao hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh, không làm tổn thương danh dự của nước lớn, bảođảm hòa bình lâu dài Đó là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta

III Nhân vật tiêu biểu

Ngoài những ông vua lỗi lạc của nhà Lý như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, LýNhân Tông, nước Việt thời Lý còn có những nhân vật nổi tiếng như Lê Phụng Hiểu, Lý Đạo Thành,

Lê Văn Thịnh đặc biệt có Lý Thường Kiệt, một nhà quân sự tài ba và Ỷ Lan Nguyên phi, một ngườiphụ nữ đã phát huy được khả năng trong việc cai trị đất nước

Ỷ Lan nguyên phi

Ỷ Lan quê ở làng Thổ Lỗi (Thuận Thành, Hà Bắc) Năm 1062, vua Lý Thánh Tông đã 40 tuổi

mà không có con nên thường đi các nơi để cầu tự Một hôm vua qua làng Thổ Lỗi, trong khi mọingười đổ ra đường xem xa giá thì bà đang hái dâu, chỉ đứng dựa cây lan mà nhìn Vua thấy thế làm lạ,cho gọi đến để hỏi Thấy bà xinh đẹp, đối đáp dịu dàng lại thông minh sắc sảo, vua đưa về cung vàphong làm Ỷ Lan phu nhân Năm 1066 bà sinh Thái tử Càn Đức và được phong là Nguyên phi

Lúc bấy giờ giữa Đại Việt và Cham-pa đang xảy ra chiến tranh biên giới Vua Lý Thánh Tôngphải thân chinh đi đánh (1069) Vua giao cho bà quyền giám quốc Sau nhiều trận không thành công,

Lý Thánh Tông rút quân về nước Trên đường về kinh đô, nghe báo là bà Ỷ Lan thay vua trị nước

được yên vui, Thánh Tông nghĩ: "Người đàn bà trị nước còn được như thế, ta đi đánh Chiêm Thành không thành công, thế ra đàn ông hèn lắm à!” Vua đem quân trở lại và lần này chiến thắng.

Năm 1072, Lý Thánh Tông mất, Thái tử Càn Đức mới bảy tuổi lên nối ngôi Bà được phong làmThái phi Có tài liệu ghi rằng lúc bấy giờ Thái hậu họ Dương buông rèm lo việc triều chính Ỷ Lan lênlàm Hoàng Thái Hậu (tức Linh Nhân Thái Hậu) giúp vua trị nước Trước họa nhà Tống lăm le xâmlăng Đại Việt, bà đã nghe theo lời Lý Thường Kiệt cho gọi Lý Đạo Thành trở lại giữ chức Thái phóBình Chương quân quốc trọng sự để lo việc triều chính Đây là lúc triều đình nhà Lý tổ chức thắng lợicuộc kháng chiến chống quân Tống Lý Thường Kiệt đã đem quân đánh sang tận Ung Châu, LiêmChâu, năm sau chặn đứng quân xâm lăng ở sông Như Nguyệt buộc chúng phải rút về nước Trongviệc trị nước, Thái hậu coi trọng việc phát triển nông nghiệp, bảo vệ trâu bò dùng làm sức kéo.Thương những phụ nữ nghèo khổ phải đem thân thế nợ, không thể lập gia đình, bà cho xuất tiền chuộc

họ và tìm người gả chồng cho Thái hậu cũng chú ý mở mang đạo Phật Tương truyền bà đã cho xâydựng đến 100 ngôi chùa để mong chuộc lại lỗi đã bức tử Dương Thái Hậu cùng các cung nữ trước kia

Lý Thường Kiệt

Lý Thường Kiệt vốn tên là Ngô Tuấn, tự là Thường Kiệt, quê ở làng An Xá, huyện Quảng Đức(Cơ Xá, Gia Lâm, Hà Nội) Từ nhỏ ông đã ham chuộng cả văn lẫn võ, thích đọc sách và tập luyện võnghệ Năm 20 tuổi, ông được bổ làm một chức quan nhỏ trong đội kị binh Sau theo lời khuyên củavua Lý Thái Tông, ông tự hoạn để vào làm quan trong cung Ông được thăng dần lên đến chức Đô trinội thị sảnh, trông coi mọi việc trong cung vua Đến năm 1069, ông được cử làm Đại tướng theo vua

Lý Thánh Tông tiến công Cham-pa Lý Thường Kiệt bắt được Chế Củ trong dịp này khi tiến quân đếntận biên giới Chân Lạp (vùng Phan Rang, Phan Thiết ngày nay) Chiến thắng trở về, ông được phonglàm Phụ quốc Thái phó, tước Khai quốc công và được vua Lý nhận làm con nuôi, vì thế ông đổi sang

họ Lý và có tên là Lý Thường Kiệt

Năm 1072, Lý Thánh Tông mất, Thái tử Càn Đức (7 tuổi, con của Ỷ Lan Nguyên phi) lên nốingôi, tức là Lý Nhân Tông, Thái hậu Thượng Dương cùng Thái sư Lý Đạo Thành là phụ chính nhưng

Lý Thường Kiệt giúp Ỷ Lan (đã trở thành Linh Nhân Thái hậu) truất quyền phụ chính của Thái hậuThượng Dương, giáng Lý Đạo Thành xuống làm Tả gián nghị Đại phu và đổi đi trấn nhậm ở Nghệ

Trang 20

Lúc bấy giờ ở Trung Quốc, nhà Tống đang gặp khó khăn về mọi mặt Tể tướng của nhà Tống làVương An Thạch đưa ra Tân pháp để giải quyết những bế tắc của Trung Quốc Một trong những biệnpháp của Tân pháp Vương An Thạch là phải tạo nên uy danh cho nhà Tống bằng cách bành trướngxuống phía Nam, xâm lăng Đại Việt Do vậy nhà Tống cho tích trữ lương thảo, quân dụng tại cácthành Ung Châu (Quảng Tây), Khâm Châu và Liêm Châu (Quảng Đông) để chuẩn bị cho cuộc xâm

lăng Trước tình thế đó Lý Thường Kiệt chủ trương như sau: "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc" Trước hết để củng cố nội bộ, ông đề nghị cùng Ỷ

Lan mời Lý Đạo Thành về lại triều đình giữ chức Thái phó trông coi việc triều chính Trước họa nước,

Lý Đạo Thành hợp lực cùng Lý Thường Kiệt tích cực chuẩn bị việc đối phó

Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt đem 10 vạn quân tiến sang đất Tống đánh vào Khâm Châu, LiêmChâu và Ung Châu Sau 42 ngày vây hãm, quân Việt chiếm được thành Ung Châu Sau khi phá hủy phầnlớn căn cứ hậu cần của quân Tống, tháng 4.1076, Lý Thường Kiệt cho rút quân về Cuối năm ấy, nhàTống cử tướng Quách Quỳ đem 30 vạn quân theo hai đường thủy bộ sang xâm lược Đại Việt Lý ThườngKiệt cho lập phòng tuyến kiên cố dọc theo sông Như Nguyệt để chặn địch Đồng thời ông cũng cho quânđón đánh thủy binh địch và đã ngăn được hai cánh quân thủy bộ của địch phối hợp với nhau Trên phòngtuyến Như Nguyệt, chiến trận diễn ra ác liệt Để cổ vũ quân sĩ, ông làm nên bài thơ và cho người đêmkhuya vào đền thờ Trương Hát ở bờ Nam sông Như Nguyệt giả thần nhân đọc vang lên:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

(Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời)

Nhờ thế tinh thần quân sĩ thêm hăng hái Sau hơn ba tháng đánh không thắng, lực lượng bộ binhkhông thể sang sông vì thiếu thủy binh hỗ trợ, quân Tống bị chết mất quá nửa lại thêm bệnh tật đe dọa,Quách Quỳ lâm vào thế quẫn bách Lý Thường Kiệt chủ động đề nghị hòa để mở lối thoát cho quânđịch nhằm sớm chấm dứt chiến tranh Đến tháng ba năm 1077 Quách Quỳ rút quân về nước Từ đấyquân Tống từ bỏ ý định xâm lược Đại Việt

Chủ đề 5 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII - XV) VÀ NHÀ HỒ (ĐẦU THẾ KỈ XV)

I Nước Đại Việt dưới thời Trần:

1 Trình bày những nguyên nhân làm cho nhà Lý sụp đổ và nhà Trần được thành lập?

Từ cuối thế kỉ XII đầu thế kỉ XIII, nhà Lý suy yếu: vua quan ăn chơi xa hoa, bất lực, không chăm lo đếnđời sống nhân dân; kinh tế khủng hoảng, mất mùa làm nhân dân li tán, đói khổ, bất mãn và nổi dậy khởinghĩa Các thế lực phong kiến ở các địa phương đánh giết lẫn nhau càng làm cho nhà Lý thêm suy yếu

Lý Huệ Tông không có con trai, chỉ có hai người con gái Công chúa cả Thuận Thiên, gả cho TrầnLiễu, con trưởng của Trần Thừa Người con gái thứ hai là Chiêu Thánh, rất được Lý Huệ Tông yêu mến vàlập làm Thái tử Năm 1224, Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Chiêu Thánh và vào ở trong chùa Chân Giáo.Dưới sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng lấy con trai thứ của Trần Thừa là Trần Cảnhlàm chồng và sau đó nhường ngôi cho Trần Cảnh, triều Lý chấm dứt, triều Trần thay thế Một cuộcđảo chính không đổ máu đã thành công

Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần thành lập, thay nhà Lý quản lí đất nước là việc làm cần thiết để ổnđịnh tình hình chính trị, xã hội, cải thiện đời sống cho nhân dân, xây dựng và bảo vệ đất nước

2 Nêu và nhận xét về những điểm mới và khác trong việc xây dựng bộ máy chính quyền, quản lí, điều hành đất nước thời Trần so với thời Lý?

Nhà Trần xây dựng chính quyền mới dựa theo cơ cấu bộ máy nhà nước thời Lý, được tổ chứctheo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm 3 cấp: triều đình, các đơn vị hành chính trung gian từ

lộ, phủ, huyện, châu và cấp hành chính cơ sở là xã

Trang 21

Tuy nhiên, nhà nước quân chủ trung ương tập quyền được tổ chức hoàn chính và chặt chẽ hơn thời

Bên cạnh đó là việc nhà Trần rất quan tâm đến pháp luật như ban hành bộ luật mới mang tên

“Quốc triều hình luật” (nội dung giống như bộ luật Hình thư thời Lý nhưng được bổ sung thêm) Luật

xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản Đồng thời có những biện pháp để tăng cường và hoàn thiện

cơ quan pháp luật như thành lập Thẩm hình viện, là cơ quan chuyên việc xét xử kiện cáo.

Những việc làm trên đã làm cho pháp luật nhà nước được thực hiện nghiêm minh; góp phần tíchcực, có hiệu quả vào việc củng cố vương triều nhà Trần, ổn định xã hội và phát triển kinh tế

3 Nêu những chủ trương và biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Trần trong việc xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng?

Nhà Trần đã có những chủ trương và biện pháp tích cực, tiến bộ trong việc xây dựng quân đội,củng cố quốc phòng:

Quân đội thời Trần, gồm có cấm quân (đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình và nhà vua) vàquân ở các lộ; ở làng xã có hương binh; ngoài ra còn có quân của các vương hầu Bố trí tướng giỏi,quân đông ở những vùng hiểm yếu, nhất là biên giới phía Bắc Đó là cách tổ chức rất chặt chẽ vàchuyên nghiệp với tinh thần chủ động và cảnh giác cao, tạo ra sức mạnh tổng hợp giữa quân chủ lực

và quân địa phương trong luyện tập và phòng thủ

Quân đội được tuyển và huấn luyện theo chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi binh trong dân),

“quý hồ tinh bất quý hồ đa” (quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông); coi trọng học tập binh pháp và

huấn luyện võ nghệ Việc binh lính luân phiên tại ngũ và về làm ruộng, vừa bảo đảm việc huấn luyệnđội quân thường trực lại vừa bảo đảm phát triển kinh tế

Với chủ trương: lấy đoản binh thắng trường trận, lấy ngắn đánh dài, xây dựng tình đoàn kết

“tướng sỹ một lòng phụ tử”, đoàn kết quân dân, khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc cùng cách

tổ chức, huấn luyện nói trên, nhà Trần đã xây dựng được một đội quân tinh nhuệ, củng cố vững chắcsức mạnh quốc phòng, phát huy được sức mạnh tổng hợp trong phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước

4 Trình bày những nét chính sự phát triển kinh tế, văn hóa thời Trần?

Kinh tế:

+ Nông nghiệp: công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã được mở rộng, đê điều được

củng cố Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang Nhà Trần ban thái

ấp cho quý tộc, đặt chức Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê Nhờ vậy nông nghiệp nhanh chóng phục

hồi và phát triển

+ Thủ công nghiệp: do nhà nước trực tiếp quản lí, rất phát triển và mở rộng nhiều ngành nghề:

làm đồ gốm, dệt vải, đúc đồng, rèn sắt, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển

+ Thương nghiệp: chợ mọc lên ngày càng nhiều ở các làng xã Ở kinh thành Thăng Long, bên

cạnh Hoàng thành, đã có 61 phường Buôn bán với nước ngoài cũng phát triển, nhất là ở cảng VânĐồn (Quảng Ninh)

Trang 22

+ Nền văn học (bao gồm cả chữ Hán, chữ Nôm) phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựngsâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc phát triển rất mạnh ở thời Trần, làm rạng rỡ cho nền văn hóa Đại

Việt như: Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu

Giáo dục và khoa học - kĩ thuật:

+ Quốc tử giám được mở rộng, các lộ, phủ đều có trường học, các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều

+ Năm 1272, tác phẩm Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu ra đời Y học có Tuệ Tĩnh là thầy thuốc nổi tiếng.

+ Về khoa học, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công chế tạo được súng thần công và đóng các loạithuyền lớn

Nghệ thuật:

+ Kiến trúc điêu khắc thời Trần không huy hoàng như thời Lý nhưng cũng có những công trình

quan trọng như tháp mộ của vua Trần Nhân Tông trước chùa Phổ Minh ở Tức Mặc (Nam Định) xâynăm 1310, thành Tây Đô ở Thanh Hóa (1397)

+ Âm nhạc thời Trần có chịu ảnh hưởng của Cham-pa Chiếc trống cơm rất thịnh hành thời ấy

nguyên là nhạc khí của Cham-pa Đó là loại da dán hai đầu bằng cơm nghiền, được dùng để hòa cùngvới dàn nhạc trong các dịp lễ Tết

+ Hát chèo đã manh nha từ thời này và tiếp tục phát triển.

II Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII).

1 Em biết gì về sức mạnh của quân Mông - Nguyên và âm mưu, quyết tâm xâm lược Đại Việt của chúng?

Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập Với một lực lượng quân sự hùngmạnh và hiếu chiến, quân Mông Cổ đã liên tiếp xâm lược và thống trị nhiều nước, gieo rắc nỗi kinhhoàng, sợ hãi khắp châu Á, châu Âu

Năm 1257, Mông Cổ tiến đánh Nam Tống nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc Để đạt đượcmục đích, chúng quyết định xâm lược Đại Việt rồi đánh thẳng lên phía Nam Trung Quốc

Năm 1279, Nam Tống bị tiêu diệt, Trung Quốc hoàn toàn bị Mông Cổ thống trị (năm 1271, HốtTất Liệt lập ra nhà Nguyên)

Năm 1283, nhà Nguyên cử Toa Đô chỉ huy 10 vạn quân tiến đánh Cham-pa Sau khi chiếm đượcCham-pa, quân Nguyên cố thủ ở phía Bắc, chờ phối hợp đánh Đại Việt

Sau hai lần xâm lược Đại Việt thất bại, vua Nguyên ra lệnh đình chỉ cuộc tấn công Nhật Bản, tậptrung mọi lực lượng kể cả ý đồ đánh lâu dài, tấn công Đại Việt lần thứ ba để trả thù Cuối tháng 12năm 1287, 30 vạn quân thủy, bộ tiến đánh Đại Việt

2 Trước âm mưu và hành động của giặc Mông - Nguyên, nhà Trần đã chuẩn bị kháng chiến như thế nào?

Cuối năm 1257, khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã ban lệnh cho cảnước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập

Hốt Tất Liệt cho sứ sang bảo vua Trần phải thần phục Vua Trần Thái Tông cho giam đoàn sứgiả lại rồi sai Trần Hưng Đạo đem quân lên giữ phía Bắc

Nhà Trần đã có chủ trương và đường lối chuẩn bị kháng chiến toàn dân hết sức đúng đắn, cươngquyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

3 Trình bày nét chính diễn biến ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên?

a Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ (1258).

Không thấy đoàn sứ giả trở về, tháng 1 năm 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉhuy tiến vào xâm lược Đại Việt Quân giặc theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ) rồi tiếnđến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy

Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương cho quân rút khỏi kinh thành Thăng Long, thực hiện

“vườn không nhà trống” Giặc vào kinh thành không một bóng người và lương thực Chúng đã điên

cuồng tàn phá kinh thành Thiếu lương thực, lại bị quân ta chống trả, chưa đầy một tháng, lực lượngchúng bị tiêu hao dần

Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố Hàng Than - Hà Nộingày nay) Ngày 29 - 01 - 1258, quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước Cuộc kháng chiếnchống quân xâm lược Mông Cổ kết thúc thắng lợi

b Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285).

Trang 23

Sau khi biết tin quân Nguyên đánh Cham-pa, vua Trần triệu tập các vương hầu, quan lại họp ởBình Than (Chí Linh - Hải Dương) để bàn kế đánh giặc Trần Quốc Tuấn được vua giao cho chỉ huy

cuộc kháng chiến Ông soạn Hịch tướng sỹ để động viên tinh thần chiến đấu.

Đầu năm 1285, vua Trần mời các vị bô lão họp Hội nghị Diên Hồng ở Thăng Long để bàn kếđánh giặc Cả nước được lệnh sẵn sàng, quân đội tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu.Tướng sĩ được khích lệ,

ai nấy một lòng diệt giặc Họ lấy mực xăm lên tay hai chữ "sát Thát" để tỏ lòng quyết tâm của mình.

Cuối tháng 1 - 1285, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tiến công Đại Việt Quân ta do Trần Hưng Đạochỉ huy, sau một số trận chiến đấu ở biên giới đã chủ động rút về Vạn Kiếp (Chí Linh - Hải Dương) Giặc

đến, ta rút về Thăng Long thực hiện “vườn không nhà trống”, rồi rút về Thiên Trường (Nam Định) Quân

Nguyên tuy chiếm được Thăng Long, nhưng chỉ dám đóng quân ở phía Bắc sông Nhị (sông Hồng)

Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa Thoát Hoan mở cuộc tiến công xuống phía Nam

tạo thế “gọng kìm” hi vọng tiêu diệt chủ lực ta và bắt sống vua Trần Quân ta chiến đấu dũng cảm, Thoát

Hoan phải rút quân về Thăng Long Quân Nguyên lâm vào tình thế bị động, thiếu lương thực trầm trọng

Từ tháng 5 - 1285, quân ta bắt đầu phản công, nhiều trận đánh lớn như: Tây Kết, Hàm Tử (KhoáiChâu - Hưng Yên), Chương Dương (Thường Tín - Hà Tây) Quân ta tiến vào Thăng long, quânNguyên tháo chạy Sau hơn 2 tháng phản công, quân ta đã đánh tan hơn 50 vạn quân Nguyên, kết thúcthắng lợi cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên

c Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 - 1288).

Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị, tăng cường quân ở những nơihiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển

Cuối tháng 12 - 1287, quân Nguyên tiến vào nước ta Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy vượtbiên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp Cánh quân thủy do Ô Mã Nhi chỉ huytheo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng rồi về Vạn Kiếp

Tại Vân Đồn, Trần Khánh dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn

Hổ đến, quân ta đánh dữ dội Phần lớn thuyền lương của giặc bị đắm, số còn lại bị ta chiếm

Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan vào thành Thăng Long trống vắng Sau trận Vân Đồn, tìnhthế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân ta tấn công chiếm lại, lương thựcngày càng cạn kiệt, Thăng Long có nguy cơ bị cô lập Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp

và từ đây rút về nước theo hai đường thủy, bộ

Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thủy, bộ Tháng 4 - 1288, đoàn thuyền của Ô MãNhi đã lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do ta bố trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra,

Ô Mã Nhi bị bắt sống Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về TrungQuốc, bị quân ta liên tục chặn đánh, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng thoát thân

Tuy thắng trận, nhưng trước sức mạnh của quân Nguyên, vua Trần Nhân Tông cho người sang xingiảng hòa Vua Nguyên cũng đành bằng lòng Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên đã kếtthúc thắng lợi vẻ vang

4 Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên dưới thời Trần?

Nguyên nhân thắng lợi:

Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đấtnước tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu nhà Trần là hạt nhân lãnh đạo

Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến Đặc biệt, nhà Trần rất quan tâmchăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên

sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân

Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội

Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là của vua Trần NhânTông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư đã buộc giặc từ thế mạnhchuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi

Ý nghĩa lịch sử:

Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập,toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc

Trang 24

Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược (góp phần nâng cao lòng tự hàodân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân ).

Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học chođời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược

III Nhân vật, di tích tiêu biểu thời Trần: (tham khảo)

Nhà Trần đã để lại một dấu ấn lớn trong lịch sử Việt Nam với sự nở rộ đáng kể về số lượng danhnhân Ta có thể phân biệt các danh nhân dưới triều Trần ra làm hai: Danh nhân thuộc họ Trần và danhnhân ngoài dòng họ Trần Trong họ Trần, đó là Trần Thái Tông (Trần Cảnh, 1218-1277), Trần ThánhTông (Trần Hoảng, 1240-1290), Trần Nhân Tông (Trần Khâm, 1258-1308), Trần Hưng Đạo (12??-1300), Trần Quang Khải (1241-1294), Trần Khánh Dư (?-1285), Trần Thủ Độ (1194-1264), TrầnHuyền Trân, Trần Khát Chân (?-1399), Trần Quốc Toản Những danh nhân ngoài dòng họ Trần cóthể kể như sau: Lê Văn Hưu (1230-1322), Nguyễn Thuyên, Chu Văn An (1292-1370), Mạc Đĩnh Chi(1272-1346), Phạm Ngũ Lão (1255-1320), Yết Kiêu, Dã Tượng, Nguyễn Hiền, Trương Hán Siêu (?-1354), Phạm Sư Mạnh, Hồ Tông Thốc Trong số các danh nhân ấy, xin giới thiệu một người trongdòng họ Trần là thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản và một nhân vật ngoài dòng họ Trần là Lê VănHưu, sử gia đầu tiên của đất nước

Trần Quốc Toản (1266-?)

Hội nghị Bình Than là một hội nghị giữa nhà vua cùng các vương hầu, quan lại, tướng soái cao cấpcủa nhà Trần để bàn sách lược chống lại sự xâm lăng của Nguyên Mông Trong không khí bừng bừng ấy,một thiếu niên tôn thất nhà Trần là Trần Quốc Toản có theo đến nhưng vì còn nhỏ (16 tuổi) nên khôngđược dự bàn Quốc Toản uất ức, tay đương cầm quả cam bóp nát ra lúc nào không biết Khi tan hội, cácvương hầu ai nấy ra về, lo việc sắm sửa binh thuyền để cự địch Trần Quốc Toản cũng thế, về nhà cho may

một lá cờ to với sáu chữ "Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn vua) Ông tụ họp được

hơn nghìn người thân thuộc, cùng nhau chuẩn bị vũ khí để chống giặc Đến khi xuất trận, Quốc Toản luôn

đi trước, khí thế dũng mãnh, đánh chỗ nào quân địch cũng phải lùi

Trong hai cuộc chiến thắng chống quân Nguyên (1284 - 1288), Trần Quốc Toản đều lập đượccông lớn Trong trận Hàm Tử (1284), Quốc Toản được cử làm phó tướng cho Trần Nhật Duật, thắngtrận, Quốc Toản được hân hạnh là người đưa tin về cho Trần Hưng Đạo Đến trận Chương Dương,Quốc Toản đã cùng Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão đốc quân từ Thanh Hóa đi vòng đường bể đếntấn công bất ngờ vào quân Nguyên ở Chương Dương Trong trận đuổi quân Thoát Hoan ra khỏi thànhThăng Long, Quốc Toản cũng góp phần đáng kể

Không rõ vị dũng tướng thiếu niên này hy sinh trong trận nào và vào năm nào Chỉ biết một chitiết là khi Quốc Toản chết trận, vua Trần Nhân Tông thương khóc làm bài văn tế có nội dung như sau:

Cờ đề sáu chữ giải hờn này Lăn lóc muôn quân vẫn đánh say Công thắng quân Nguyên đà chắc trước,

Từ khi cam nát ở trong tay (bản dịch)

Lê Văn Hưu (1230-1322)

Lê Văn Hưu là một học giả xuất sắc của đời Trần, và được hậu thế xem là sử gia đầu tiên của ViệtNam Ông quê làng Phủ Lý (thôn Phủ Lý Nam, xã Thiệu Trung), huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.Ông nổi tiếng là người thông minh và học giỏi từ nhỏ Năm 1247 nhà Trần mở khoa thi đầu tiên lấy tamkhôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa), Lê Văn Hưu đậu Bảng nhãn, lúc đó ông mới 17 tuổi, Ôngđược bổ làm Kiểm pháp quan (một chức quan về hình luật), sau lại được sung chức Hàn lâm viện Học sĩ

kiêm Quốc sử viện Tu giám Thời gian này Lê Văn Hưu được vua Trần Thái Tông sai soạn bộ "Đại Việt sử ký" viết về lịch sử Việt Nam từ đời Triệu Đà (207 trước Công nguyên) đến đời Lý Chiêu Hoàng.

Không rõ Lê Văn Hưu soạn bộ này từ lúc nào, chỉ biết đến năm 1272 thì hoàn tất Bộ sử gồm tất cả bamươi quyển, được đưa lên cho vua Trần Thánh Tông xem và được nhà vua khen ngợi

Lê Văn Hưu có thời gian làm đến Thượng Thư bộ binh và là phó của Thượng tướng Trần QuangKhải, được phong tước Nhân Uyên hầu Ông mất ngày 23.3 năm Nhâm Tuất (1332) thọ 92 tuổi, an tángtại xứ Mả Giòm, nay thuộc thôn Phủ Lý Nam, xã Thiệu Trung, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Trang 25

Tác phẩm của Lê Văn Hưu được biết duy nhất chỉ có bộ "Đại Việt sử ký" nhưng nay đã thất

truyền Tuy thế, chính từ cơ sở chủ yếu của bộ sử này mà Ngô Sĩ Liên, một sử gia đời Lê đã soạn được

bộ "Đại Việt sử ký toàn thư" có giá trị để người đời sau hiểu về cội nguồn của dân tộc.

IV Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV và những cải cách của Hồ Quý Ly.

1 Sự suy yếu của nhà Trần cuối thế kỉ XIV được biểu hiện như thế nào?

Tình hình kinh tế:

Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đê điều, cáccông trình thủy lợi không được chăm lo, tu sửa, nhiều năm xảy ra mất mùa Nông dân phải bán ruộng,thậm chí cả vợ con cho quý tộc và địa chủ

Quý tộc, địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng đất công của làng xã Triều đình bắt dân nghèo mỗi nămphải nộp ba quan tiền thuế đinh

hô hào nông dân ở Quốc Oai (Sơn Tây) nổi dậy Nghĩa quân đã chiếm thành Thăng Long trong ba ngày Cuộc khởi nghĩa thất bại vì bị triều đình tập trung lực lượng đàn áp.

Như vậy, đến cuối thế kỉ XIII, triều Trần đã bộc lộ sự suy sụp, yếu kém trong quản lí, điều hành đất nước

2 Trình bày sự thành lập nhà Hồ và những cải cách của Hồ Quý Ly?

Nhà Hồ được thành lập:

Những cuộc khởi nghĩa của nông dân đã làm cho nhà Trần không còn giữ được vai trò của mình

Lê Quý Ly vốn có tổ tiên họ Hồ, người Chiết Giang (Trung Quốc) sang sinh sống ở Quỳnh Lưu Đến ông tổ bốn đời của Quý Ly lại dời ra Thanh Hóa làm con nuôi cho một gia đình họ Lê nên đổi ra

họ Lê Quý Ly có hai người cô đều lấy vua Trần Minh Tông, một người là mẹ của vua Trần Nghệ Tông, người kia là mẹ của Trần Duệ Tông Dưới triều vua Trần Nghệ Tông (1370-1372), Lê Quý Ly làm đến chức Khu Mật đại sứ và rất được Nghệ Tông tin dùng Vào đời Trần Duệ Tông (1372-1377), ngoài việc bản thân vua là con người cô của Quý Ly, thì hoàng hậu cũng là em họ của Quý Ly Uy quyền của Quý Ly vì thế nghiêng trời lệch đất.

Năm 1400, Quý Ly phế truất vua Trần và lên làm vua, lấy lại họ Hồ của Tổ tiên, lập ra nhà Hồ.Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu (vì họ Hồ vốn dòng dõi nhà Ngu bên Trung Hoa)

Những cải cách của Hồ Quý Ly:

Về chính trị: Thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc, tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng

những người không phải họ Trần thân cận với mình

Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cách làm việc của bộ máy chính quyềncác cấp Các quan ở triều đình phải về các lộ để nắm tình hình

Về kinh tế, tài chính, xã hội: Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng; ban hành chính sách “hạn

điền”, quy định số ruộng đất mà các vương hầu, quan lại cùng địa chủ được phép có Không ai có quyền sở hữu trên 10 mẫu ruộng Nếu quá con số ấy thì biến thành tài sản của nhà nước Chế độ “hạn nô” cũng được ban hành, quy định mỗi hạng người chỉ có được một số nô tỳ nhất định; quy định lại

biểu thuế đinh, thuế ruộng; năm đói kém bắt nhà giàu phải bán lương thực cho dân

Về văn hóa, giáo dục: Bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục; cho dịch chữ Hán ra chữ Nôm,

yêu cầu mọi người phải học Ngay sau khi lên ngôi được 5 tháng, Hồ Quý Ly đã cho tổ chức kỳ thiThái học sinh, chọn được 20 người đỗ, trong đó có Nguyễn Trãi Ba năm sau, nhà Hồ ấn định cáchthức thi cử và có những chính sách quan tâm đến việc học hành, thi cử

Chính sách khuyến học của nhà Hồ đã đưa đến kết quả đáng kể Năm 1405, có đến 170 người thi

đỗ và được bổ dụng vào bộ máy quan chức của nhà Hồ

Trang 26

Về quân sự: Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng như

chế tạo súng thần công, đóng chiến thuyền, bắt tất cả mọi người từ hai tuổi trở lên đều phải ghi vào sổ

hộ tịch Nhờ thế quân số và sức mạnh quốc phòng được tăng thêm

Những cải cách của Hồ Quý Ly đụng chạm đến hầu hết các giai tầng xã hội, nhất là tầng lớp quý

tộc với các phép “hạn điền”, “hạn nô” Vì thế phản ứng của tầng lớp này rất quyết liệt Những biện

pháp kinh tế của Hồ Quý Ly lại chưa có thời gian để trở thành hiện thực nên chưa lôi kéo được quầnchúng nhân dân Bên cạnh đó, việc cướp ngôi nhà Trần đã làm bất bình giới nho sĩ từng thấm nhuần tưtưởng trung quân ái quốc Do đó nhà Hồ đã không động viên được sự đoàn kết toàn dân, cuộc chiếnchống Minh vì thế thất bại

Chủ đề 6 NƯỚC ĐẠI VIỆT ĐẦU THẾ KỈ XV, THỜI LÊ SƠ

I Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược đầu thế kỉ XV.

1 Trình bày cuộc xâm lược của nhà Minh và sự thất bại của nhà Hồ?

Tháng 11 - 1946, nhà Minh huy động 20 vạn quân cùng hàng chục vạn dân phu, do tướng TrươngPhụ cầm đầu, chia làm hai cánh tràn vào biên giới nước ta ở Lạng Sơn, nhà Hồ chống cự không đượcphải lui về bờ Nam sông Nhị (sông Hồng), cố thủ ở thành Đa Bang (Ba Vì, nay thuộc Hà Nội)

Cuối tháng 1 - 1407, quân Minh đánh chiếm Đa Bang rồi tràn xuống chiếm Đông Đô (ThăngLong), nhà Hồ lui về Tây Đô (Thanh Hóa)

Tháng 4 - 1407, quân Minh đánh chiếm Tây Đô, nhà Hồ chạy về Hà Tĩnh, Hồ Quý Ly bị bắt vàotháng 6 - 1407 Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại

Nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng là do đường lối đánh giặc sai lầm và do không đoàn kết đượctoàn dân kháng chiến

2 Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có gì khác nhau?

Hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhà Trần và nhà Hồ có sự khác nhau căn bản, đó là:Cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần được tiến hành theo đường lốikháng chiến toàn dân, dựa vào nhân dân để đánh giặc; với chiến lược và chiến thuật sáng tạo, lấy

“đoản binh thắng trường trận”, vừa đánh cản giặc vừa rút lui để bảo toàn lực lượng; đoàn kết toàn

dân, phối hợp, huy động toàn dân cùng các lực lượng để đánh giặc; chủ động, phát huy chỗ mạnh củaquân dân ta, khai thác chỗ yếu của kẻ thù, buộc chúng phải đánh theo cách đánh của ta

Còn kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ lại không dựa vào dân, không đoàn kết được toàndân mà chiến đấu đơn độc

3 Nhà Minh đã thi hành chính sách cai trị tàn bạo đối với nước ta như thế nào?

Sau khi thắng được nhà Hồ, nhà Minh biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc như thời Bắcthuộc; thiết lập chính quyền thống trị, đổi tên nước ta thành quận Giao Chỉ và sáp nhập vào Trung Quốc.Chúng thi hành chính sách đồng hóa triệt để ở tất cả các mặt như: bắt rất nhiều phụ nữ, trẻ em,thầy thuốc, thợ giỏi về Trung Quốc; bóc lột dân ta thông qua hàng trăm thứ thuế rất tàn bạo; tàn phácác công trình văn hóa, lịch sử, đốt sách hoặc mang về Trung Quốc

Trong vòng 20 năm đô hộ, nhà Minh đã làm cho xã hội nước ta thêm khủng hoảng sâu sắc, đấtnước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than điêu đứng

4 Trình bày những nét chính diễn biến và nhận xét về các cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần chống quân Minh xâm lược?

+ Cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407 - 1409):

Trần Ngỗi là con của vua Trần, tháng 10 - 1407, tự xưng là Giản Định Hoàng đế

Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng.Tháng 12 - 1408, nghĩa quân tiến đánh thành Bô Cô (Nam Định) Sau đó, Trần Ngỗi nghe lờigièm pha giết hại hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân Cuộc khởi nghĩa tan rã dần

+ Cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 - 1414):

Sau khi Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân bị giết , con của hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dịcùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An, đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, hiệu là Trùng Quang đế.Cuộc khởi nghĩa phát triển từ Thanh Hóa đến Hóa Châu

Trang 27

Tháng 8 - 1413, quân Minh tăng cường đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.

II Trình bày những nét chính diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

1 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa:

Lê Lợi (1385 - 1433), là một Hào trưởng có uy tín ở Lam Sơn (Thanh Hóa) Căm giận quâncướp nước, ông đã dốc hết tài sản, chiêu tập nghĩa sĩ ở khắp nơi để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa.Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị dựng cờ khởi nghĩa, nhiều người yêu nước từ khắp nơi tìm vềLam Sơn, trong đó có Nguyễn Trãi

Đầu năm 1418, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tiến hành mở Hội thề

ở Lũng Nhai (Thanh Hóa) Ngày 2 tháng Giêng năm Mậu Tuất (7 - 2 - 1418), Lê Lợi dựng cờ khởinghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương

2 Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn:

Do lực lượng còn mỏng và yếu, quân Minh nhiều lần tấn công bao vây căn cứ Lam Sơn, nghĩaquân phải ba lần rút lên núi Chí Linh, chịu đựng rất nhiều khó khăn, gian khổ, nhiều tấm gương chiếnđấu hi sinh dũng cảm xuất hiện, tiêu biểu là Lê Lai

Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa, được quân Minh chấp nhận, nghĩa quân trở về LamSơn và tiếp tục hoạt động

Cuối năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công Lam Sơn Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới

3 Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc (1424 - 1426):

Giải phóng Nghệ An (năm 1424): Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận,

ngày 12 - 10 -1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công Đa Căng (Thọ Xuân - Thanh Hóa), sau đó hạ thànhTrà Lân Trên đà thắng lợi, tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng

Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425): Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ

huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa, vùng giải phóng của nghĩa quân đã kéo dài từThanh Hóa đến đèo Hải Vân Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm

Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426): tháng 9 - 1426, nghĩa quân

chia làm ba đạo tiến quân ra Bắc:

- Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang

- Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từNghệ An về Đông Quan

- Đạo thứ ba, tiến thẳng về Đông Quan

Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt và đã chiến thắng nhiều trận lớn,quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn tổng phản công

4 Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (cuối năm 1427 - cuối năm 1428):

Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426):

Tháng 10 - 1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng

số quân Minh ở đây lên 10 vạn Để giành thế chủ động, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực củanghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ - Hà Tây) Biết trước được âm mưu của giặc, quân ta phục binh ởTốt Động - Chúc Động Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương tháo chạy về Đông Quan Nghĩa quân thừathắng kéo về vây hãm thành Đông Quan và giải phóng thêm nhiều châu, huyện

Trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10 - 1427):

Đầu tháng 10 - 1427, 15 vạn viện binh được chia thành hai đạo từ Trung Quốc kéo sang Mộtđạo do Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây kéo vào Lạng Sơn Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy từVân Nam kéo vào theo hướng Hà Giang

Ngày 8 - 10, Liễu Thăng bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng, Phó tướng là LươngMinh lên thay tiếp tục tiến xuống Xương Giang, bị nghĩa quân phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu

Trang 28

diệt 3 vạn tên Mấy vạn tên còn lại cố tiến xuống Xương Giang co cụm giữa cánh đồng nhưng bịnghĩa quân tấn công từ nhiều hướng, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống.

Cùng lúc đó, Lê Lợi sai đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh MộcThạnh biết Liễu Thăng đã bị giết, hoảng sợ vội rút quân về nước

Nghe tin cả hai đạo viện binh bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan khiếp đảm vội xin hòa và chấpnhận mở hội thề Đông Quan (10 - 12 - 1427) để được an toàn rút quân về nước Lê lợi chấp nhận lời xin hòa Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta Cuộc khởi nghĩachống quân Minh kết thúc thắng lợi Đất nước sạch bóng quân thù

5 Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu nghĩa quân, đứngđầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi

Ý nghĩa lịch sử:

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh

Mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc - thời Lê sơ

III Chế độ PK tập quyền thời Lê sơ:

1 Trình bày tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ?

Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốchiệu Đại Việt

Tổ chức bộ máy chính quyền: đứng đầu triều đình là vua Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể

cả chức Tổng Chỉ huy quân đội

Giúp việc cho vua có các quan đại thần Ở triều đình có 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công.Ngoài ra, còn có một số cơ quan chuyên môn như Hàn lâm viện (soạn thảo công văn), Quốc sử viện(viết sử), Ngự sử đài (can gián vua và các triều thần)

Thời Lê Thái Tổ, Thái Tông, cả nước chia làm 5 đạo; từ thời Thánh Tông, được chia lại thành 13đạo thừa tuyên Đứng đầu mỗi đạo thừa tuyên là ba ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau của mỗiđạo Dưới đạo có phủ, châu, huyện và xã

2 Trình bày những nét chính về tổ chức quân đội và luật pháp thời Lê sơ?

Tổ chức quân đội:

Quân đội dưới thời Lê sơ tiếp tục được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

Quân đội có hai bộ phận chính: quân triều đình và quân địa phương; bao gồm bộ binh, thủy binh,tượng binh và kị binh

Vũ khí có đao, kiếm, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo

Quân đội được luyện tập thường xuyên và bố trí canh phòng khắp nơi, nhất là những nơi hiểm yếu

Luật pháp:

Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là luật Hồng Đức).

Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại

và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến Đặc biệt, bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốcgia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một sốquyền của phụ nữ

3 Tình hình kinh tế thời Lê sơ:

Trang 29

Đặt một số quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ thihành chính sách quân điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt, cấy.

Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển

+ Thủ công nghiệp, thương nghiệp:

Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngànhnghề thủ công nhất; hình thành các công xưởng do nhà nước quản lí gọi là Cục bách tác, chuyên sảnxuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền ; khuyến khích lập chợ mới và họp chợ

Buôn bán với nước ngoài được phát triển, các sản phẩm sành, sứ, vải lụa, lâm sản quý là nhữngmặt hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng

4 Trình bày những nét chính về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lê sơ?

Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư trong xã hội và sống chủ yếu ở nông thôn, họ córất ít hoặc không có ruộng đất, phải cày cấy thuê cho địa chủ, quan lại và phải nộp tô

Thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông, họ nộp thuế cho nhà nước

Nô tì là tầng lớp xã hội thấp kém nhất, số lượng giảm dần Nhà nước cấm bán mình hoặc bức dân

tự do làm nô tì

Nhờ sự nỗ lực của nhân dân và chính sách khuyến nông của nhà nước nên đời sống nhân dân được

ổn định, dân số ngày càng tăng, nhiều làng mới được thành lập Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhấtĐông Nam Á thời bấy giờ

5 Trình bày những chính sách của nhà nước và sự phát triển của văn hóa, giáo dục, văn học khoa học và nghệ thuật thời Lê sơ?

+ Giáo dục và khoa cử:

- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long; ở các đạo, phủ đều cótrường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạmtội và làm nghề ca hát

- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn, Phật giáo, Đạo giáo

bị hạn chế

- Thời Lê sơ (1428 - 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 Tiến sỹ và 20 Trạng nguyên

+ Văn học, khoa học, nghệ thuật:

- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế; văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng Văn thơ thời Lê

sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bấtkhuất của dân tộc

- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư

- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí

- Y học có tác phẩm Bản thảo thực vật toát yếu

- Toán học có tác phẩm Đại thành toán pháp

- Nghệ thuật sân khấu, ca, múa, nhạc, chèo, tuồng đều phát triển

- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện

6 Trình bày những hiểu biết của em về một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc thời Lê sơ?

+ Nguyễn Trãi (1380 - 1442): (tham khảo thêm: Lịch sử Việt Nam)

- Là nhà chính trị, quân sự tài ba, anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới

- Có nhiều tác phẩm giá trị: Bình Ngô sách, Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc

âm thi tập, Ức Trai thi tập

- Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại Cả cuộc đời ông luôn nêu cao lòng nhânnghĩa, yêu nước thương dân

+ Lê Thánh Tông (1442 - 1497):

- Một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự và văn, thơ

- Có nhiều tác phẩm giá trị: Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Hồng Đức quốc âm thi tập

- Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc

+ Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV): là nhà Sử học nổi tiếng ở thế kỉ XV, là một trong những tác giả bộ

Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển).

Trang 30

+ Lương Thế Vinh (1442 -?): Là nhà Toán học nổi tiếng thời Lê sơ, với nhiều tác phẩm có giá

trị: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa

Chủ đề 7 NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI - XVII

I Trình bày tổng quát bức tranh chính trị, xã hội Đại Việt ở các thế kỉ XVI - XVII?

1 Sự sa đọa của triều đình PK nhà Lê từ thế kỉ XVI:

- Từ đầu thế kỉ XVI, vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng cung điện, lâu đài tốn kém.

- Nội bộ triều Lê “chia bè kéo cánh’, tranh giành quyền lực Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộcngoại thích nắm hết quyền lực, giết hại công thần nhà Lê

- Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây bè phái, đánh nhau liên miên suốt hơn 10 năm

2 Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài:

- Nguyên nhân: Lợi dụng triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương “cậy quyền thế ức hiếp dân,

vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết”, “dùng của như bùn đất , coi dân như cỏ rác” Đời sống

nhân dân, nhất là nông dân lâm vào cảnh khốn cùng

- Diễn biến: Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi trong nước Tiêu biểu nhất là

cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo ở Đông Triều (Quảng Ninh, 1516), nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để bachỏm tóc, gọi là quân ba chỏm Họ đã ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được, vua Lê phảichạy vào Thanh Hóa

- Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị đàn áp và thất bại, nhưng đã góp phần làm cho triều

đình nhà Lê mau chóng sụp đổ

3 Sự hình thành Nam - Bắc triều:

- Nguyên nhân: Mạc Đăng Dung vốn là võ quan, đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi

quyền hành, cương vị như tể tướng Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc(sử cũ gọi là Bắc triều)

- Diễn biến:

Năm 1533, Nguyễn Kim, một võ quan triều Lê đã chạy vào Thanh Hóa, lập một người thuộc

dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” (sử cũ gọi là Nam triều).

Hai tập đoàn phong kiến này đánh nhau liên miên hơn 50 năm, chiến trường kéo dài suốt mộtvùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc, gây nhiều đau khổ cho nhân dân Đến năm 1592, Nam triều chiếm đượcThăng Long, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng, chiến tranh Nam - Bắc triều mới chấm dứt

- Hậu quả: Nhân dân lầm than, đói khổ, đất nước bị chia cắt.

4 Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

- Nguyên nhân:

Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay nắm toàn bộ binh quyền, hình thành thếlực họ Trịnh

Người con cả của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông bị đầu độc chết, người con thứ là Nguyễn Hoàng

đã tìm cách để được vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam Từ đó hình thành thế lực họ Nguyễn

- Diễn biến:

Đầu thế kỉ XVII, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ

Trong thời gian từ năm 1627 đến năm 1672, họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau bảy lần, vùng đấtQuảng Bình - Hà Tĩnh trở thành chiến trường đẫm máu

Không tiêu diệt được nhau, hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đấtnước, kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII

- Hậu quả:

Đất nước bị chia cắt, nhân dân đói khổ, li tán

Ở Đàng Ngoài, đến đời Trịnh Tùng thì xưng vương, xây phủ chúa bên cạnh triều Lê; tuy nắm

mọi quyền hành nhưng vẫn phải dựa vào vua Lê, nhân dân gọi là “vua Lê - chúa Trịnh”.

Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là “chúa Nguyễn”

II Trình bày tổng quát bức tranh kinh tế, văn hóa cả nước ở các thế kỉ XVI - XVIII?

1 Tình hình kinh tế:

+ Nông nghiệp ở Đàng Ngoài:

Trang 31

Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nền sản xuất nông nghiệp.Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thủy lợi và tổ chức khai hoang.

Ruộng đất công ở làng xã bị cường hào đem cầm bán Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kémxảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam và Thanh - Nghệ, nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán

+ Nông nghiệp ở Đàng Trong:

Các chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, cấp lương ăn, công cụ, thành lập làng ấp mới ởkhắp vùng Thuận - Quảng Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh khi kinh lí phía Nam đã đặt phủ Gia Định.Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên nên nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đồng bằng sôngCửu Long

Nhận xét: Nông nghiệp Đàng Ngoài không phát triền là do: (chiến tranh giữa các thế lực PK;

do nhà nước không quan tâm đến thủy lợi, đê điều do cường hào, ác bá chiếm đoạt ruộng đất công làm nông dân mất ruộng phải phiêu tán khắp nơi ); nông nghiệp Đàng Trong phát triển vì: (diện tích không ngừng được mở rộng - khai hoang, lập ấp điều kiện tự nhiên thuận lợi )

+ Thủ công nghiệp:

Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang),Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Tây), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An)

+ Thương nghiệp:

Buôn bán phát triển, nhất là ở các vùng đồng bằng và ven biển, các thương nhân châu Á và châu

Âu thường đến phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập

Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (ThừaThiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay)

Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũkhí Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy từ nửa sau thế kỉ XVIII, cácthành thị suy tàn dần

2 Tình hình văn hóa:

+ Tôn giáo:

Nho giáo vẫn được chính quyền PK đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại Phật giáo

và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi

Nhân dân vẫn giữ được nếp sống văn hóa truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kếtlàng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước

Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo ThiênChúa Sang thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng

Hoạt động của đạo Thiên Chúa không hợp với cách cai trị của các chúa Trịnh - Nguyễn nênnhiều lần bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo

+ Sự ra đời của chữ Quốc ngữ:

Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng Một số giáo sĩ phương Tây, trong

đó có giáo sĩ A-lếc-xăng đơ Rốt là người có đóng góp quan trọng, đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âmtiếng Việt và sử dụng trong việc truyền đạo

Đây là thứ chữ viết thuận lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, saulan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay

+ Văn học và nghệ thuật dân gian:

Các thế kỉ XVI - XVII, tuy văn học chữ Hán chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm cũng phát

triển mạnh Có truyện Nôm dài hơn 8.000 câu như bộ Thiên Nam ngữ lục Nội dung truyện Nôm

thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội Các nhà thơ Nôm nổi tiếng nhưNguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ

Sang thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển mạnh mẽ, bên cạnh truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai còn có truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn

Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc nghệ thuật sân khấu chèo,tuồng, hát ả đào được phục hồi và phát triển

III Trình bày về những cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?

1 Nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài:

Trang 32

Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền vua Lê - chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc vung phí tiềncủa Quan lại, binh lính ra sức đục khoét nhân dân.

Quan lại địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân, sản xuất nông nghiệp đình đốn, thiêntai, hạn hán xảy ra liên tiếp; công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn Vào những năm 40 của thế

kỉ XVIII, hàng chục vạn nông dân chết đói, nhiều người phải bỏ làng đi phiêu tán

2 Diễn biến của các cuộc khởi nghĩa:

Trong khoảng 30 năm của thế kỉ XVIII, khắp đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh - Nghệ đã nổ rahàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân như: khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) ở Sơn Tây; NguyễnDanh Phương (1740 - 1751) ở Sơn Tây, sau lan rộng ra Thái Nguyên và Tuyên Quang Tiêu biểu nhất làcuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751) và Hoàng Công Chất (1739 - 1769)

Nguyễn Hữu Cầu còn gọi là quận He Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Đồ Sơn (Hải Phòng), sau lan

ra Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi lan xuống Sơn Nam và Thanh Hóa - Nghệ An

Khởi nghĩa Hoàng Công Chất bắt đầu ở Sơn Nam, sau chuyển lên Tây Bắc Các dân tộc Tây Bắchết lòng ủng hộ nghĩa quân Hoàng Công Chất có công lớn trong việc bảo vệ vùng biên giới và giúp dân

ổn định cuộc sống

Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử, nhưng cũng đã gópphần làm cho cơ đồ họ Trịnh lung lay

IV Phong trào nông dân Tây Sơn.

1 Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?

Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần Ở triều đình, Trương

Phúc Loan nắm hết mọi quyền hành, tự xưng “Quốc phó”, khét tiếng tham nhũng.

Ở các địa phương, quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đuanhau ăn chơi xa xỉ

Nông dân bị chiếm ruộng đất và phải chịu nhiều thứ thuế, nỗi oán giận của các tầng lớp nhân dânngày càng dâng cao

Ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ căm thù sâu sắc chính quyền nhàNguyễn, hiểu được nguyện vọng của nhân dân muốn lật đổ họ Nguyễn, đã huy động được đông đảo lựclượng nhân dân và một bộ phận trong tầng lớp thống trị tham gia nên cuộc khởi nghĩa nhanh chóng phát triển

Mùa xuân năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn lên vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê - Gia Lai) lậpcăn cứ, dựng cờ khởi nghĩa Được nhân dân ủng hộ, đặc biệt là đồng bào thiểu số, lực lượng ngày càng lớnmạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn - Bình Định) rồi mở rộng xuống đồng bằng

2 Trình bày những chiến công to lớn của phong trào Tây Sơn?

+ Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn:

Tháng 7 - 1772, quân Tây Sơn chiếm được phủ Quy Nhơn, địa bàn hoạt động của nghĩa quân mởrộng suốt từ Quảng Nam đến Bình Thuận

Chúa Trịnh cử tướng Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy 3 vạn quân tiến công chiếm Phú Xuân, chúaNguyễn phải vượt biển vào Gia Định

Quân Tây Sơn ở thế bất lợi: mạn Bắc có quân Trịnh, mạn Nam có quân Nguyễn Trước tình hình

đó, Nguyễn Nhạc tạm hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh chúa Nguyễn

Trong lần tiến quân năm 1777, Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạythoát Chính quyền họ Nguyễn đến đây bị lật đổ

+ Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785) tiêu diệt quân Xiêm:

Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm, năm 1784, hơn 5 vạn quân thủy bộ Xiêm đã kéo vào đánh chiếmmiền Tây Gia Định (các tỉnh miền Tây Nam Bộ) và gây nhiều tội ác đối với nhân dân

Tháng 1 - 1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông Tiền, đoạn từRạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) để nhử quân địch Quân Xiêm bị tấn công bất ngờnên bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước Nguyễn Ánh thoátchết, sang Xiêm lưu vong

Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâmcủa dân tộc ta Chiến thắng quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độmới Từ đây, phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc

+ Hạ thành Phú Xuân - tiến quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh:

Trang 33

Tháng 6 - 1786, được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, nghĩa quân Tây Sơn nhanh chóng hạthành Phú Xuân rồi tiến ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

Với khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh”, Tây Sơn tiến quân ra Bắc Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ đánh

Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt đem nộp cho Tây Sơn Chính quyền họ Trịnh sụp đổ Nguyễn Huệvào thành, giao chính quyền cho vua Lê rồi trở về Nam

Việc Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đãtạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước

+ Dẹp quân mưu phản, thu phục nhân sĩ Bắc Hà:

Sau khi quân Tây Sơn rút về Nam, tình hình Bắc Hà lại rối loạn, Lê Chiêu Thống không dẹp nổi nên mờiNguyễn Hữu Chỉnh ra giúp và đánh tan tàn dư họ Trịnh Từ đó, Chỉnh lại lộng quyền và ra mặt chống Tây Sơn.Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc trị tội Chỉnh Vũ Văn Nhậm lại kiêu căng, có mưu đồriêng Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ lại ra Bắc diệt Nhậm

Các sĩ phu nổi tiếng Bắc Hà như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp đã hết lòng giúpNguyễn Huệ xây dựng chính quyền ở Bắc Hà

+ Quang Trung đại phá quân Thanh:

Vì hèn nhát, lo sợ thế lực nhà Tây Sơn, Lê Chiêu Thống sai người sang cầu cứu nhà Thanh Vua CànLong nhà Thanh nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam.Cuối năm 1788, Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân, chia thành 4 đạo tiến vào nước ta

Trước thế mạnh lúc đầu của giặc, Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm một mặt cho quân rút khỏiThăng Long về xây dựng phòng tuyến ở Tam Điệp - Biện Sơn; một mặt cho người về Phú Xuân cấpbáo với Nguyễn Huệ

Tại Thăng Long, quân Thanh cùng bè lũ Lê Chiêu Thống ra sức cướp bóc, đốt nhà, giết người trảthù rất tàn bạo khiến cho lòng căm thù của nhân dân ta đối với quân cướp nước và bè lũ bán nước đãlên đến cao độ

Trước tình thế đó, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế (1788), lấy niên hiệu là Quang Trung và lậptức tiến quân ra Bắc Trên đường đi, đến Nghệ An và Thanh Hóa, Quang Trung đều tuyển thêm quân

Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm năm đạo: đạo chủ lực do Quang Trung chỉ huy tiếnthẳng về Thăng Long; đạo thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long; đạo thứ tư tiến ra HảiDương; đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của giặc

Đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu Mờsáng ngày mồng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn.Cùng lúc đó đạo quân của Đô đốc Long đánh đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ

tự tử Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng cùng một số võ quan bỏ lại quân lính, vượt sông Nhị (sông Hồng) chạy trốn.Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung cùng đoàn quân Tây Sơn chiến thắng kéo vào thành Thăng Long

3 Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?

+ Nguyên nhân thắng lợi:

Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.Nhờ có sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân

+ Ý nghĩa lịch sử:

Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn Trịnh

-Lê đã xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước hàng trăm năm Đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia

Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩalịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của dân tộc, một lần nữa đập tan tham vọngxâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc

V Quang Trung và công cuộc kiến thiết đất nước.

1 Nêu những việc làm chính của Quang Trung trong việc phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc?

Ngay sau khi giành được thắng lợi, vua Quang Trung đã bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô

ở Phú Xuân

Ra “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó

sản xuất nông nghiệp được phục hồi và phát triển

Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều thứ thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần

Trang 34

Ban bố “Chiếu lập học”, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học; dùng chữ

Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước

Tham khảo: Vua chú trọng đến việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm Ngài cho dựng Sùng Chính

viện tại Nghệ An và cử Nguyễn Thiếp làm viện trưởng lo việc chuyển ngữ

Việc cải cách quan trọng nhất là đề cao chữ Nôm Các sắc dụ của vua phần nhiều được viết bằng chữNôm Khi đi thi, sĩ tử phải làm thơ phú bằng chữ Nôm Nhờ thế văn thơ Nôm thời Tây Sơn rất được phát

triển Một số tác phẩm còn lưu truyền đến ngày nay như bài "Ai tư vãn" của Ngọc Hân công chúa, "Tụng Tây Hồ phú" của Nguyễn Huy Lượng, "Chiến tụng Tây Hồ phú", "Sơ kính tân trang", của Phạm Thái.

2 Trình bày chính sách quốc phòng và ngoại giao của Quang Trung?

Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe dọa: phía Bắc, Lê Duy Chỉvẫn lén lút hoạt động ở biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định

Tiếp tục thi hành chính sách quân dịch Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thủy binh, tượngbinh và kị binh; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính

Thi hành chính sách ngoại giao với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của

Tổ quốc Đối với Nguyễn Ánh, quyết định mở cuộc tiến công lớn để tiêu diệt Kế hoạch đang tiến hànhthì Quang Trung đột ngột từ trần (16 - 9 - 1792) Quang Toản lên kế nghiệp, nhưng kể từ đó nội bộ triềuđình Phú Xuân suy yếu dần

Chủ đề 8 VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

I Chế độ phong kiến nhà Nguyễn:

1 Nhà Nguyễn đã tiến hành lập lại chế độ PK tập quyền như thế nào?

Khoảng giữa năm 1802, Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc rồi tiến thẳng về Thăng Long, NguyễnQuang Toản chạy lên Bắc Giang thì bị bắt Triều đại Tây Sơn chấm dứt

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô,lập ra triều Nguyễn; năm 1806, lên ngôi Hoàng đế

Nhà Nguyễn lập lại chế độ PK tập quyền: vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địaphương; ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long) năm 1815

Các năm 1831 - 1832, nhà Nguyễn chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên); quânđội bao gồm nhiều binh chủng, xây thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước

2 Kinh tế dưới triều Nguyễn:

+ Về nông nghiệp:

Chú ý việc khai hoang và thi hành các biện pháp di dân lập ấp và đồn điền; đặt lại chế độ quân điền Tuy một số huyện mới được thành lập (do lấn biển) như: Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (NinhBình) và hàng trăm đồn điền được thành lập ở Nam Kì nhưng không mang lại hiệu quả thiết thực chonông dân Thời Tự Đức, đê Văn Giang (Hưng Yên) 18 năm liền bị vỡ

+ Về công thương nghiệp:

Nhà nước lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu Ngành khai thác mỏ được mở rộng,nhưng cách khai thác còn lạc hậu và hoạt động thất thường

Các nghề thủ công vẫn phát triển nhưng phân tán, thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề.Buôn bán trong nước có nhiều thuận lợi do đất nước đã thống nhất, xuất hiện thêm nhiều thị tứ mới

Về ngoại thương, nói chung nhà nước hạn chế buôn bán với nước ngoài

3 Trình bày nguyên nhân, những nét chính và ý nghĩa của các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới triều Nguyễn?

+ Nguyên nhân:

Do đời sống các tầng lớp nhân dân ngày càng khổ cực vì địa chủ, hào lí chiếm đoạt ruộng đất,quan lại tham nhũng, tô thuế, lao dịch nặng nề Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hoành khắp nơi

+ Một số cuộc nổi dậy tiêu biểu:

- Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827): Phan Bá Vành người làng Minh Giám (Thái Bình),

ông kêu gọi nông dân trong vùng nổi dậy chống địa chủ, quan lại Địa bàn hoạt động bao gồm các tỉnhThái Bình, Nam Định, Hải Dương và Quảng Yên Nhà Nguyễn phải tốn nhiều công sức mới dẹp nổi

Trang 35

- Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - 1835): Nông Văn Vân là tù trưởng người dân tộc Tày, ông

cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy Địa bàn hoạt động của nghĩa quân lan rộng khắp núirừng Việt Bắc và một số vùng ở trung du Nhà Nguyễn phải ba lần đem đạo quân lớn mới dẹp nổi

- Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835): Lê Văn Khôi vốn là thổ hào ở Cao Bằng, sau vào

Nam Năm 1833, ông khởi binh chiếm thành Phiên An (Gia Định) Năm 1835, ông qua đời vì bệnh,con trai lên thay lúc đó mới có 8 tuổi, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt

- Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856): Cao Bá Quát người huyện Gia Lâm (Hà Nội), là nhà

nho, nhà thơ lỗi lạc Ông cùng một số bạn bè đã tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du nổidậy Đầu năm 1855, ông hi sinh trong một trận chiến đấu ở vùng Sơn Tây Cuộc khởi nghĩa vẫn tiếptục đến năm 1857 mới bị dập tắt

+ Nhận xét:

- Các cuộc nổi dậy của nhân dân đầu thế kỉ XIX chống lại nhà Nguyễn thường có sự liên kết,phối hợp với nhau, không chỉ bó hẹp trong một địa phương mà lan rộng ra nhiều vùng lân cận Có thểnói đây là cuộc đấu tranh của cả dân tộc Việt Nam chống lại vương triều Nguyễn

- Các cuộc đấu tranh đã kế thừa truyền thống chống áp bức, cường quyền của dân tộc và gópphần củng cố khối đoàn kết thống nhất của cộng đồng dân tộc Việt Nam

II Sự phát triển của văn hóa dân tộc thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX:

- Thời Tây Sơn, Quang Trung ra “Chiếu lập học”, chấn chỉnh lại việc học tập, thi cử; đưa chữ

Nôm vào học tập, thi cử

- Thời nhà Nguyễn, nội dung học tập, thi cử không có gì thay đổi Quốc tử giám được đặt ở Huế

Năm 1836, Minh Mạng cho lập “Tứ dịch quán” để dạy tiếng Pháp, tiếng Xiêm.

4 Sử học, Địa lí, Y học:

- Về Sử học, triều Tây Sơn có bộ “Đại Việt sử kí tiền biên”; triều Nguyễn có “Đại Nam thực lục”, “Đại Nam liệt truyện”

* Lê Quý Đôn (1726 - 1783): người làng Diên Hà (Thái Bình), nhà bác học lớn nhất của thế kỉ

XVIII, tác phẩm nổi tiếng của ông là Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục

* Phan Huy Chú (1782 - 1840): người Quốc Oai (Hà Tây), tác giả bộ Lịch triều hiến chương loại chí.

- Về Y học có Lê Hữu Trác, biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông (1720 - 1791) Ông nghiên cứu các loạicây thuốc quý của Việt Nam, thu thập các bài thuốc gia truyền và kinh nghiệm chữa bệnh của nhân dân rồiviết thành sách

Trang 36

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

Chủ đề 1 CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

(Từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)

I Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên:

1 Trình bày những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XV - XVII?

- Đến thế kỉ XV, yếu tố kinh tế TBCN ở Tây Âu đã phát triển khá mạnh, với nhiều công trườngthủ công như dệt vải, luyện kim, nấu đường có thuê mướn nhân công, biến Tây Âu thành nhữngtrung tâm sản xuất và buôn bán lớn (nền sản xuất mới TBCN đã ra đời trong lòng xã hội PK châu Âu)

- Trong xã hội, hai giai cấp mới được hình thành là tư sản và vô sản Giai cấp tư sản có thế lựclớn về kinh tế, nhưng trên thực tế họ vẫn là giai cấp bị trị, bị chế độ PK kìm hãm, chèn ép Vì vậy mâuthuẫn giữa tư sản và nhân dân nói chung với chế độ PK rất gay gắt

Đây là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản

2 Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI - cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

+ Nguyên nhân:

- Vào thế kỉ XVI, nền kinh tế TBCN ở Nê-đéc-len (vùng đất bao gồm Bỉ và Hà Lan ngày nay) phát

triển mạnh nhất châu Âu, nhưng lại bị Vương quốc Tây Ban Nha thống trị (từ thế kỉ XII), ra sức ngăncản sự phát triển này

- Chính sách cai trị hà khắc của thực dân Tây Ban Nha ngày càng làm tăng thêm mâu thuẫn dân tộc

+ Diễn biến:

- Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống lại chính quyền thực dân phong kiến TâyBan Nha đã diễn ra, đỉnh cao là năm 1566

- Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-len đã thành lập “Các tỉnh liên hiệp” (sau là Cộng hòa Hà Lan)

- Năm 1648, chính quyền Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan Cuộc cách mạng kếtthúc, Hà Lan được giải phóng

- Ở nông thôn, nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang kinh doanh theo con đường tư bản,

bằng cách “rào đất cướp ruộng”, biến ruộng đất chiếm được thành những đồng cỏ, thuê nhân công

nuôi cừu để lấy lông cung cấp cho thị trường Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, còn nông dân mấtđất thì trở nên nghèo khổ

- Trong khi đó, chế độ PK tiếp tục kìm hãm giai cấp tư sản và quý tộc mới, ngăn cản họ phát triểntheo con đường tư bản Vì vậy, giai cấp tư sản và quý tộc mới đã liên minh lại với nhau nhằm lật đổchế độ PK chuyên chế, xác lập quan hệ sản xuất TBCN

+ Diễn biến: (chia làm hai giai đoạn)

- Giai đoạn 1 (1642 - 1648)

* Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội Anh (gồm phần lớn là quý tộc mới) nhằm đặt rathuế mới, thực hiện chính sách cai trị độc đoán của mình Quốc hội được sự ủng hộ của nhân dân đãphản đối kịch liệt, Sác-lơ I liền chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội

* Năm 1642, nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía nhà vua Nhưng từ khiÔ-li-vơ Crôm-oen lên làm chỉ huy quân đội Quốc hội, xây dựng quân đội có kỉ luật đã liên tiếpđánh bại quân đội của nhà vua Sác-lơ I bị bắt

- Giai đoạn 2 (1649 - 1688)

Trang 37

* Ngày 30 - 1 - 1649, Crôm-oen đưa vua Sác-lơ I ra xử tử Nước Anh chuyển sang nền cộng hòa

và cách mạng đạt tới đỉnh cao

* Tuy nhiên, chỉ có giai cấp tư sản và quý tộc mới được hưởng quyền lợi, còn nhân dân không có

gì Vì vậy họ tiếp tục đấu tranh

* Để đối phó với cuộc đấu tranh của nhân dân, quý tộc mới và tư sản lại thỏa hiệp với phongkiến, đưa Vin-hem Ô-ran-giơ (Quốc trưởng Hà Lan và là con rể của vua Giêm II) lên ngôi, thiết lậpchế độ quân chủ lập hiến

Cách mạng tư sản Anh kết thúc, đây là cuộc cách mạng không triệt để

+ Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng:

- Cuộc cách mạng tư sản Anh do tầng lớp quý tộc mới liên minh với giai cấp tư sản lãnh đạo,được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ đã giành được thắng lợi, đưa nước Anh phát triển theocon đường TBCN

- Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng không triệt để vì vẫn còn “ngôi vua” Mặt khác, cách mạng chỉ đápứng được quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân không được hưởng chút quyền lợi gì

4 Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

+ Tình hình các thuộc địa Nguyên nhân của chiến tranh.

- Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, người Anh đến Bắc Mĩ ngày càng nhiều Đến thế kỉ XVIII,

họ đã thiết lập được 13 thuộc địa và tiến hành chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ở đây

- Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế TBCN ở 13 thuộc địa phát triển mạnh, nhưng thực dân Anh tìmmọi cách ngăn cản, kìm hãm như tăng thuế, độc quyền buôn bán trong và ngoài nước Vì vậy, mâuthuẫn giữa toàn thể nhân dân Bắc Mĩ và giai cấp tư sản, chủ nô với thực dân Anh trở nên gay gắt

- Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, chủ nô, nhân dân Bắc Mĩ đã đứng lên đấu tranh để lật đổách thống trị của thực dân Anh, đồng thời mở đường cho CNTB phát triển

+ Diễn biến của chiến tranh.

- Tháng 12 - 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh để phản đối chế độthu thuế Đáp lại, thực dân Anh đã ra lệnh đóng cửa cảng

- Năm 1774, đại biểu các thuộc địa đã họp Hội nghị lục địa ở Phi-la-đen-phi-a, yêu cầu vua Anhphải xóa bỏ các luật cấm vô lí, nhưng không đạt kết quả

- Tháng 4 - 1775, cuộc chiến tranh bùng nổ Nhờ có sự lãnh đạo tài giỏi của Gioóc-giơ tơn, quân thuộc địa đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng

Oa-sinh Ngày 4 Oa-sinh 7 Oa-sinh 1776, bản Tuyên ngôn Độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền

độc lập của 13 thuộc địa Nhưng thực dân Anh không chấp nhận và cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn

- Tháng 10 - 1777, quân 13 thuộc địa lại giành thắng lợi lớn ở Xa-ra-tô-ga, làm quân Anh suyyếu Năm 1783, thực dân Anh phải kí Hiệp ước Véc-xai, công nhận nền độc lập của các thuộc địa.Cuộc chiến tranh kết thúc

+ Kết quả, ý nghĩa:

- Cuộc chiến tranh kết thúc, Anh phải thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa và Hợp chúng quốc

Mĩ được ra đời Năm 1787, Mĩ ban hành Hiến pháp, quy định Mĩ là nước cộng hòa liên bang, đứngđầu là Tổng thổng

- Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là cuộc cách mạng

tư sản, nó đã thực hiện được hai nhiệm vụ cùng một lúc là lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đườngcho CNTB phát triển

- Tuy nhiên, cũng như Cách mạng tư sản Anh, cuộc cách mạng này không triệt để vì chỉ có giai cấp tưsản, chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động nói chung không được hưởng chút quyền lợi gì

II Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

1 Tình hình kinh tế xã hội Pháp trước cách mạng.

Trang 38

- Trước CM, Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu Xã hội tồn tại

ba đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba

- Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế Trong khi đóĐẳng cấp thứ ba (gồm tư sản, nông dân và dân nghèo thành thị) không có quyền lợi gì, phải đóngnhiều thứ thuế Nông dân chiếm 90% dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất

- Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với các Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc ngày càng gay gắt Nên dưới

sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân Pháp hăng hái tham gia cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến

+ Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng:

- Thời kì này, đại diện cho trào lưu triết học Ánh sáng Pháp là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, GiăngGiắc Rút-xô đã ủng hộ những tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, kịch liệt tố cáo và lên án chế độquân chủ chuyên chế của Lu-i XVI

- Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng đã thúc đẩy cách mạng sớm bùng nổ

2 Trình bày nguyên nhân trực tiếp bùng nổ và sự phát triển của cách mạng Pháp?

+ Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ cuộc cách mạng:

- Do ăn chơi xa xỉ, vua Lu-i XVI phải vay của tư sản 5 tỉ livrơ Số tiền nợ này vua không có khả năngtrả nên đã liên tiếp tăng thuế Mâu thuẫn giữa nông dân với chế độ phong kiến vì thế càng trở nên sâu sắc

- Ngày 5 - 5 - 1789, Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế Nhưng đại diện của Đẳngcấp thứ ba kịch liệt phản đối và đã tự thành lập Hội đồng dân tộc, tuyên bố Quốc hội lập hiến, tự soạn thảoHiến pháp, thông qua đạo luật mới về tài chính Ngay lập tức, nhà vua và quý tộc dùng quân đội để uy hiếp

+ Sự phát triển của Cách mạng tư sản Pháp diễn ra qua ba giai đoạn chính:

- Giai đoạn phái Lập hiến thiết lập chế độ quân chủ lập hiến (từ ngày 14 - 7 - 1789 đến ngày 10 - 8 - 1792):

* Ngày 14 - 7 - 1789, dưới sự lãnh đạo của phái Lập hiến, quần chúng nhân dân kéo đến tấn công

và chiếm pháo đài - nhà ngục Ba-xti Họ đốt các văn tự, khế ước của phong kiến và làm chủ các cơquan quan trọng của thành phố

* Sau khi giành thắng lợi, phái Lập hiến lên nắm quyền và họ đã làm được hai việc quan trọng

đối với cách mạng: Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, nêu cao khẩu hiệu “Tự do bình đẳng - Bác ái” (tháng 8 - 1789) Ban hành Hiến pháp (tháng 9 - 1791), xác lập chế độ quân chủ

-lập hiến Theo đó, vua không nắm thực quyền mà là Quốc hội Vì vậy, Lu-i XVI đã liên kết với lựclượng phản cách mạng trong nước và cầu cứu các thế lực bên ngoài để giành lại chính quyền

* Tháng 4 - 1792, Liên minh hai nước Áo - Phổ cùng bọn phản động ở Pháp đã tiến công cáchmạng Phái Lập hiến đã không kiên quyết chống lại, tình hình đất nước trở nên lâm nguy

* Trước tình hình đó, ngày 10 - 8- 1792, phái Gi-rông-đanh đứng lên lãnh đạo nhân dân tiếp tụclàm cách mạng, lật đổ phái Lập hiến và xóa bỏ chế độ PK

- Giai đoạn phái Gi-rông-đanh tiếp tục làm cách mạng, lật đổ phái Lập hiến và thiết lập nền cộng hòa (từ ngày 21 - 9 - 1792 đến ngày 2 - 6 - 1793).

* Sau khi lật đổ phái Lập hiến và xóa bỏ chế độ PK, phái Gi-rông-đanh bầu ra Quốc hội mới,thiết lập nền cộng hòa Ngày 21 - 1 - 1793, vua Lu-i XVI bị xử tử vì tội phản quốc

* Mùa xuân năm 1793, quân Anh cùng quân đội các nước PK châu Âu tấn công nước Pháp Bọnphản động trong nước ở mọi nơi cũng nổi dậy tấn công cách mạng, làm cho tình hình nước Pháp gặpnhiều khó khăn Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm, nội phản, chỉ lo củng cốquyền lực

* Ngày 2 - 6 - 1793, dưới sự lãnh đạo của phái Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô-be-spie, quần chúngnhân dân đã lật đổ phái Gi-rông-đanh

- Giai đoạn phái Gia-cô-banh lãnh đạo nhân dân lật đổ phái Gi-rông-đanh và thiết lập nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.

* Sau khi lật đổ phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh được sự ủng hộ của nhân dân lên nắmchính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ do Rô-be-spie đứng đầu Chính quyền cách mạng đãthi hành nhiều biện pháp quan trọng để trừng trị bọn phản cách mạng, giải quyết những yêu cầu củanhân dân như: xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân đối với PK, chia ruộng đất cho nông dân, quy địnhgiá bán các mặt hàng cho dân nghèo,

* Phái Gia-cô-banh cũng ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng đội quân cách mạng hùngmạnh, nhờ đó đã đánh bại bọn ngoại xâm và nội phản

Trang 39

* Do nội bộ chia rẽ, nhân dân lại không ủng hộ như trước (do phái Gia-cô-banh không đemlại đầy đủ quyền lợi cho họ như đã hứa), nên phái tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính,bắt Rô-be-spie để xử tử (28 - 7 - 1794) Cách mạng kết thúc vào cuối thế kỉ XVIII

3 Hãy đánh giá ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?

Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ PK, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏnhiều trở ngại trên con đường phát triển của CNTB Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưacách mạng đạt tới đỉnh cao của nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh

Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất,nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ đượcchế độ PK, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi

+ Ý nghĩa lịch sử của các cuộc CMTS đầu tiên:

- Xác lập sự thắng lợi của CNTB đối với chế độ phong kiến:

Đó là sự thắng lợi của giai cấp Tư sản, đại diện cho nền sản xuất mới, phương thức sản xuấtTBCN đang đứng ở vị trí tiên phong, tiến bộ hơn hẳn giai cấp Địa chủ, Phong kiến, đại diện cho nềnsản xuất phong kiến đã trở nên lỗi thời lạc hậu (dẫn chứng )

- Tạo điều kiện mở đường cho nền sản xuất mới TBCN phát triển (dẫn chứng)

- Thể hiện vai trò của quần chúng nhân dân ( là lực lượng ủng hộ tham gia và quyết định thắnglợi của cách mạng dẫn chứng )

+ Là những cuộc cách mạng không triệt để, thể hiện CNTB có mặt tiến bộ nhưng cũng có những hạn chế :

- Chưa đáp ứng đầy đủ quyền lợi của quần chúng nhân dân (dẫn chứng)

- Không hoàn toàn xoá bỏ chế độ bóc lột phong kiến, mà chỉ thay thế hình thức bóc lột này bằnghình thức bóc lột khác (dẫn chứng)

- Thậm chí giai cấp tư sản ở một số nước còn thể hiện sự thoả hiệp với phong kiến (dẫn chứng)

+ Phân biệt một số khái niệm:

- Chế độ quân chủ chuyên chế: Chế độ chính trị của một nước, có triều đình phong kiến do vua đứng đầu và mọi quyền lực tập trung trong tay nhà vua Chế độ quân chủ lập hiến: Chế độ chính trị

của một nước, trong đó quyền lực của vua bị hạn chế bằng một Hiến pháp do Quốc hội tư sảnđịnh ra Nhà vua tuy ở ngôi (trị vì) nhưng không nắm thực quyền cai trị

- Đẳng cấp: Là những tầng lớp xã hội được hình thành dưới chế độ PK, do luật pháp hoặc tập

tục quy định về vị trí xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ phác nhau

- Quý tộc mới: Tầng lớp quý tộc PK đã tư sản hóa, kinh doanh theo TBCN, xuất hiện ở châu Âu

vào thế kỉ XVI, mạnh nhất ở Anh, là lực lượng quan trọng lãnh đạo Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII

- Đẳng cấp thứ ba: Đẳng cấp thấp nhất trong xã hội PK Pháp trước năm 1789, gồm công nhân, dân

nghèo thành thị, tư sản và nông dân Họ không có quyền gì, bị PK thống trị và phải đóng mọi thứ thuế

- Phái Lập hiến, phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh: Phái Lập hiến gồm tầng lớp đại tư sản

để phân biệt với phái Gi-rông-đanh gồm tầng lớp tư sản công thương và phái Gia-cô-banh gồm nhữngngười dân chủ cách mạng được quần chúng ủng hộ

- Khái niệm “cách mạng tư sản”: Cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo (ở Anh là quý

tộc mới) nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, xáclập sự thống trị của giai cấp tư sản

III Sự xác lập của CNTB trên phạm vi thế giới.

1 Cách mạng công nghiệp là gì? Nó đã được tiến hành ra sao? Hệ quả kinh tế, xã hội của cách mạng công nghiệp?

a Khái niệm “cách mạng công nghiệp”: Bước phát triển của nền sản xuất TBCN, diễn ra đầu

tiên ở Anh rồi lan ra các nước khác Nó thúc đẩy việc phát minh ra máy móc, đẩy mạnh sản xuất vàhình thành hai giai cấp tư sản và vô sản

b Cách mạng công nghiệp đã diễn ra như thế nào?

+ Cách mạng công nghiệp ở nước Anh:

- Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng côngnghiệp với việc phát minh ra máy móc trong ngành dệt:

Trang 40

* Năm 1764, Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni, nâng cao năng suất gấp 8 lần.Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

* Năm 1783, Ác-crai-tơ chế tạo thành công máy dệt chạy bằng sức nước, nâng năng suất lao độnglên gấp 40 lần so với dệt vải bằng tay, nhưng có hạn chế là phải xây dựng nhà máy gần những khúcsông chảy xiết, về mùa đông, nước đóng băng nên không hoạt động được

- Đặc biệt, từ năm 1784, Giêm Oát đã phát minh ra máy hơi nước, khắc phục được tất cả nhữngnhược điểm của các máy móc trước đây, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác ra đời và phát triển nhưngành dệt, luyện kim, khai thác mỏ, tiêu biểu là ngành giao thông vận tải có tàu thủy, tàu hỏa sử dụngđầu máy chạy bằng hơi nước

- Nhờ cách mạng công nghiệp, Anh sớm diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ, thủ côngsang sản xuất lớn bằng máy móc, là nước đầu tiên tiến hành công nghiệp hóa Từ một nước nôngnghiệp, Anh đã trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, là “công xưởng” của thế giới

+ Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức:

- Năm 1830, cách mạng công nghiệp ở Pháp mới bắt đầu, nhưng tốc độ lại diễn ra rất nhanh Đếnnăm 1870, nước Pháp đã có 27.000 máy hơi nước, giúp công nghiệp Pháp vươn lên đứng hàng thứ haithế giới (sau Anh)

- Ở Đức, từ những năm 40 của thế kỉ XIX, dù đất nước chưa được thống nhất, nhưng quá trìnhcách mạng công nghiệp đã diễn ra Được thừa hưởng những thành tựu của các nước đi trước, đếnnhững năm 1850 - 1860, các ngành kinh tế của Đức đều đã sử dụng máy móc Sau năm 1870, côngnghiệp của Đức đã vươn lên đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ)

c Hệ quả của cách mạng công nghiệp:

+ Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản, như nâng cao năng suất laođộng, hình thành các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn,

+ Về xã hội, hình thành hai giai cấp cơ bản của chế độ TBCN là tư sản và vô sản mâu thuẫn vớinhau, dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản

2 Tại sao có thể nói: “Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản đã xác lập và thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới”?

+ Những cuộc CMTS tiếp tục nổ ra ở khu vực Mĩ La-tinh và châu Âu trong tế kỉ XIX:

- Do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế TBCN, cộng với những tác động từ cuộc Chiến tranhgiành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, nhân dâncác nước thuộc địa ở khu vực Mĩ La-tinh đã nổi dậy đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân TâyBan Nha và Bồ Đào Nha, giành chính quyền về tay mình, thành lập hàng loạt quốc gia tư sản nhưCô-lôm-bi-a, Ác-hen-ti-na, Chi-lê, Vê-nê-xu-lê-a,

- Ở châu Âu, tháng 7 - 1830, phong trào cách mạng tư sản lại tiếp tục nổ ra ở Pháp, sau đó nhanh chónglan ra các nước Bỉ, Đức, I-ta-li-a, Ba Lan, làm rung chuyển chế độ PK châu Âu và đế quốc Áo - Hung

- Ở I-ta-li-a, từ năm 1859 đến năm 1870, dưới sự lãnh đạo của quý tộc tư sản hóa, đại diện làCa-vua, sau đó là người anh hùng dân tộc Ga-ri-ban-đi, các vương quốc ở I-ta-li-a đã thoát khỏi sựthống trị của đế quốc Áo và thống nhất vương quốc I-ta-li-a, mở đường cho CNTB phát triển

- Ở Đức, từ năm 1864 đến năm 1871, giai cấp tư sản và quý tộc quân phiệt Phổ - đại diện là Bi-xmác

đã lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc thống nhất, đưa nước Đức phát triển theo con đường TBCN

- Ở Nga, năm 1861, Nga hoàng A-lếch-xan-đrơ II đã ban bố “Sắc lệnh giải phóng nông nô”, nhờ

đó tạo thêm nguồn nhân công cho nền sản xuất tư bản, giúp Nga sớm chuyển sang CNTB

+ Sự bành trướng của các nước TB ở các nước Á Phi:

- Từ khi tiến hành cách mạng công nghiệp, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường của các nước tưbản (nhất là Anh và Pháp) trở nên cấp thiết, khiến chính phủ tư sản các nước này đẩy mạnh việc xâmlược đối với phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á

- Tại châu Phi, các nước Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, cũng ráo riết đẩy mạnh xâu xé, biến toàn

bộ châu lục này thành thuộc địa của mình

- Kết quả, cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước ở châu Á, châu Phi đều trở thànhthuộc địa hoặc phụ thuộc của chủ nghĩa thực dân phương Tây

+ Kết luận:

Ngày đăng: 12/09/2015, 00:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w