1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đấu tranh phòng, chống tội giết người trên địa bàn tỉnh khánh hoà

80 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 10,02 MB

Nội dung

năm 2007; luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà về “Đẩu tranh, phòng, chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An ”, năm 2008.Các công trình nghiên cứu trên đã có n

Trang 1

BÔ T ư PHÁP

BÔ GIÁO DỤC VẢ ĐAO TẠO

LÊ THUÝ PHƯƠNG

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI GIÊT NGƯỜI

TRÊN ĐIA BÀN TÍNH KHẢNH HOA

Trang 2

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO B ộ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI • • • •

_ *****

LÊ THUÝ PHƯỢNG

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHÓNG TỘI GIỂT NGƯỜI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHANH HÒA

CHUYÊN NGÀNH: TỘI PHẠM HỌC VÀ ĐIÈU TRA TỘI PHẠM

MÃ SỐ: 60 38 70

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG OẠI HỌC LịJÂT HÀ NỘI PHONG D Ọ C _

HÀ NỘI, 2009

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xỉn dành lời cảm 071 trân trọng nhất tới các thầy cô giảo khoa Sau đại học trường Đ ại học Luật H à Nội đã động viên, giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình học tập.

Em xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ chuyên ngành Luật hỉnh sự và Tội phạm học đã truyền đạt cho em những kiến thức quỷ báu, giúp em hoàn thành luận văn này.

Đặc biệt em xin gử i lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn Phó giáo sư - Tiến sỹ Lê Thị Sơn, người đã tận tình hướng dẫn em và giúp

đỡ em hoàn thành luận văn này.

H à Nội, tháng 01 năm 2009

Học viên

L ê T huỷ P h ư ợ n g

Trang 4

L Ờ I N Ó I Đ Ầ U

CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN KHÁNH HÒA

1.1 T hực trạng của tội phạm giết n g ư ờ i 5

1.2 Diễn biến của tội phạm giết người 11

1.3 Co' cấu, tính chất của tội phạm giết n gu òi 14

1.4 N hữ ng đặc điểm nhân thân của người phạm tội giết n g ư ờ i 26

1.4.1 Đặc điểm về giói tính và độ t u ổ i 27

1.4.2 Đ ăc điểm về trình đô văn h ó a • • 28

1.4.3 Đ ặc điểm về giới tính và độ t u ổ i 29

1.4.4 Đặc điểm về lý lịch tư p h á p 30

1.4.5 Đ ặc điểm tâm lý của người phạm t ộ i 31

1.5 N ạn nhân của tội phạm giết n gư ời 31

CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA 2.1 N guyên nhân về kinh tế - xã hội 34

2.2 N guyên nhân về văn hóa, giáo dục và tuyên truyền phổ biến pháp l u ậ t 39

2.3 N guyên nhân trong hoạt động quản lý Nhà nước về trật tự, an tòan xã h ộ i 46 2.4 N guyên nhân trong hoạt động điều tra, truy tố và xét x ử 51

CHƯƠNG III: DỤ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÁU TRANH PHÒNG CHÓNG TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA 3.1 D ự báo tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh K hánh H ò a 53

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Khánh H òa 56

3.2.1 Giải pháp về kinh tế - xã hội 56

3.2.2 Giải pháp về văn hóa, giáo d ụ c 60

3.2.3 Giải pháp trong hoạt động quản lý Nhà nưóc về trật tự, an tòan xã hội 66

3.2.4 Giải pháp trong hoạt động điều tra, truy tố và xét x ử 68

K É T L U Ậ N 72

T À I L IỆ U T H A M K H Ả O

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

1

1 Tỉnh cấp thlếí của việc nghiên cứu đề tài

Công cuộc đổi mới của đất nước ta đã mang lại nhiều thành tựu quan

trưởng khả cao, văn hóa và xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được tăng cường

từ đó đã tạo ra thế ổn định và phát triển đi lên. Trong đó, không thể không nói đến những thành quả to lớn của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đã góp phần giữ gìn sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội

Cùng với xu thế đổi mới và phát triển của đất nước, diện mạo của Khánh Hòa đang ngày càng khởi sắc Là một tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ, Khánh Hòa giàu tiềm năng phát triển kinh tế, lợi thế về vị trị địa lý, tài nguyên thiên nhiên là điều kiện thuận lợi để tạo sự chuyển biến nhanh chóng trên mọi lĩnh vực đưa Khánh Hòa ngày càng phát triển đi lên

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn tồn tại một thực trạng không thể phủ nhận được - hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng nảy sinh và diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp Tình hình tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng đang có chiều hướng gia tăng và đe dọa đến sự an toàn của xã hội, đến tính mạng của người dân Tội giết người là một trong những tội được dư luận đặc biệt quan tâm và lên án mạnh mẽ bởi tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả nghiêm trọng của nó, không những gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống tâm lý xã hội, tàn phá những giá trị đạo đức truyền thống mà còn gây tâm

lý hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân, kéo theo sự mất ổn định trật

tự, an toàn xã hội Trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, tội phạm giết người diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn, với những phương thức

và thủ đoạn phạm tội đa dạng, tính chất vừa côn đồ, táo bạo, vừa công khai trắng trợn xem thường tính mạng người khác, trực tiếp xâm phạm đến quyền được sống của con người Mặc dù, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói

Trang 6

chung và tội giết người nói riêng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã được các ngành chức năng chú trọng quan tâm và đã đạt được những kết quả nhất định Nhiều vụ án giết người được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh Song tội phạm giết người không vì thế thuyên giảm đi mà thực tế diễn biến vẫn hết sức phức tạp Theo thống kê xét xử sơ thẩm hình sự của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa từ năm 2001 đến năm 2007 có 122 vụ giết người với 176 bị cáo Trước tình hình như vậy, làm thế nào để hạn chế, ngăn ngừa được tội phạm xảy ra, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân là một thách thức lớn đối với các cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa Trong khi đó, hiện tại chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách độc lập, toàn diện và có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Chính vì vậy việc nghiên cứu tội phạm giết người một cách tòan diện và có hệ thống trên phương diện tội phạm học, qua đó đề xuất các biện pháp đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

2 Tinh hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu tội giết người trong Luật hình

sự Việt Nam đã được một số tác giả đề cập đến ở những khía cạnh và mức độ khác nhau trong nhiều công trình nghiên cứu

Dưới góc độ tội phạm học có các công trình nghiên cứu: luận văn thạc sỹ

trên địa bàn thành phổ Hà N ộ i”, năm 1996; công trình nghiên cứu tội giết người dưới góc độ vừa hình sự vừa tội phạm học như luận văn thạc sỹ luật học của tác

tranh phòng, chổng tội giết người”, năm 1997; “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội p hạm ” của tiến sỹ Nguyễn Xuân Yêm, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2001; luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Bùi Trọng

người theo luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng, chổng tội giết người”,

Trang 7

năm 2007; luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà về “Đẩu tranh, phòng, chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An ”, năm 2008.

Các công trình nghiên cứu trên đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc làm rõ tình hình tội giết người nói chung hoặc ở một số địa phương nhất định, nhưng riêng đối với tỉnh Khánh Hòa thì chưa có một công trình nghiên cứu nào xem xét tình hình, diễn biến, nguyên nhân phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa để đề ra những giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm này

3 M ục đích, nhiệm vụ, phạm vỉ nghiên cứu đề tài

* M ục đích nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn Khánh Hòa

* Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu để làm sáng tỏ tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ năm 2001 - 2007

- Nghiên cứu thực trạng, diễn biến của tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn từ năm 2001 - 2007

- Nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn từ năm 2001 - 2007

- Đề xuất các giải pháp có thể áp dụng trong thực tiễn nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

4 Phạm vi nghiên cứu đề tài:

Tội giết người được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học Nghiên cứu tình hình, nguyên nhân của tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2007 và nghiên cứu thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê hình sự, phương

3

Trang 8

pháp phân tích, phương pháp so sánh, tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội, phương pháp dự báo khoa học.

6 Những đỏng góp của luận văn:

— - Luận văn đã đánh giá được tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ năm 2001- 2007, tìm ra và lý giải một cách khoa học những nguyên nhân của tình hình đó Đồng thời dự báo tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm này trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

1.1 Thực trạng của tội phạm giết người

1.2 Diễn biến của tội phạm giết người

1.3 Cơ cấu, tính chất của tội phạm giết người

1.4 Những đặc điểm về nhân thân của người phạm tội giết người

1.5 Nạn nhân của tội phạm giết người

Chữơng 2: Nguyên nhân của tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa2.1 Nguyên nhân về kinh tế - xã hội

2.2 Nguyên nhân về văn hóa, giáo dục và tuyên truyền phổ biến pháp luật

2.3 Nguyên nhân trong hoạt động quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn xã hội2.4 Nguyên nhân trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử

Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm giết người và các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa3.1 Dự báo tỉnh hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Trang 9

CHƯƠNG 1

HÒA TRONG THỜI GIAN TỪ NĂM 2001 - 2007

Tình hình tội phạm giết người là bức tranh tổng thể của tội phạm giết người đã xảy ra trên thực tế trong đơn vị không gian và thời gian nhất định

Nghiên cứu tình hình tội phạm giết người thực chất là nghiên cứu thực trạng và diễn biến của tội phạm giết người

1.1 Thực trạng của tội phạm giết người

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa từ năm 2001

- 2007 số vụ án phạm tội giết người bị đưa ra xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 122 vụ với 176 bị cáo Như vậy, trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 17 vụ án giết người với 25 người phạm tội bị xét xử Nếu tính bình quân số vụ phạm tội giết người trên số dân của tỉnh Khánh Hòa thì hàng năm cứ 100.000 dân có khoảng 1,5 vụ giết người với 2,3 người phạm tội giết người bị xét xử Mặc dù số lượng các vụ án giết người mà Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã xét xử trong những năm vừa qua có thể chưa phản ánh một cách chính xác toàn bộ diện mạo của tội phạm giết người, nhưng những số liệu đã thống kê cũng góp phần quan trọng trong việc phản ánh tương đối đầy đủ tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong 7 năm gàn đây

B Biểu đồ 1.1 Số vụ án phạm tội giết người

Trang 10

Bảng 1.1 Số vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ năm 2001 - 2007.

Để thấy rõ mức độ nghiêm trọng của thực trạng tội phạm giết người, chúng ta cần so sánh nó trong mối tương quan với thực trạng các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ cũng như thực trạng tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong 7 năm (từ 2001 - 2007)

Bảng 1.2 Số vụ, số bị cáo phạm tội giết người so với số vụ, số bị cáo phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ 2001 - 2007

(Nguồn; TAND tỉnh Khánh Hòa)

Biểu đồ 1.2 Tỷ lệ số vụ phạm giết người so với tỷ lệ số vụ các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ năm 2001 - 2007

Trang 11

Bảng 1.3 Số vụ, số bị cáo phạm tội giết người so với số vụ, số bị cáo phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ năm 2001 - 2007.

7

Năm

Tội giết người (1) Tội phạm nói chung (2) Tỷ lệ (1) so với (2)

Số vụ Số bi cáo • Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo

Trang 12

phạm giết người chiếm tỷ lệ không cao nhưng nếu so với tổng sổ các vụ phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ thì tội phạm giết người chiếm tỷ lệ khá cao.

Diện mạo thựC' trạng của tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh'Khánh Hòa còn được bộc lộ khi chúng ta so sánh nó trong mối tương quan với tội phạm giết người trên toàn quốc, cũng như so với tội phạm nói chung trong 7 năm qua

Bảng 1.4 Số vụ, số bị cáo phạm tội nói chung cũng như phạm tội giết người ở Khánh Hòa so với số vụ, số bị cáo phạm tội nói chung và tội giết người trên toàn quốc

N ă m

T o à n q u ô c (1) K h á n h H ò a (2)

Tỷ lệ sô vụ/ sô bị cáo phạm tội giết người ở Khánh

H òa (2) so vói toàn quốc (1)

Sô vụ/sô bị cáo

phạm tội nói

chung

Sô vụ/sô bị cáo phạm tội giết người

Sô vụ/sô bị cáo phạm tội nói chung

Sô vụ/sô bị cáo phạm tội giết ngưòi

34 9 6 3 6 /1 2 6 1 4 7 6 9.101/15.569

5.189 /8.317 122 /173 1,34% /1,11%

(Nguồn: TAND tối cao)

Số liệu thống kê trên cho thấy tội giết người trong toàn quốc nói chung và ở Khánh Hòa nói riêng luôn chiếm ty lệ đáng kể trong cơ cấu của tình hình tội phạm nói chung

Bên cạnh đó, để thấy rõ hơn thực trạng của tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Chúng ta có thể so sánh với thực trạng tội phạm giết người của một số tỉnh thuộc miề/L Trung Cụ thể là tỉnh-Nghệ An một tỉnh thuộc phía bắc của miền Trung là một trong những tỉnh có địa bàn rộng, có sổ dân đông nhất của miền Trung và tỉnh Ninh Thuận một tỉnh thuộc phía Nam của miền Trung,

Trang 13

Bảng 1.5 So sánh số vụ, số bị cáo phạm tội giết người ở Khánh Hòa với số vụ,

số bị cáo phạm tội giết người ở Nghệ An và Ninh Thuận (Nguồn: TAND tối cao)

9

N ăm

Số vụ phạm tội

giết ngưò’i ơ Khánh Hòa

Số vụ phạm tội giết người

Nghệ An

Sô vụ phạm tội giêt người ở' Ninh Thuận

Số vụ phạm tội giết người trên toàn quốc

Biểu đồ 1.4 So sánh số vụ án phạm tội giết người ở 3 tỉnh Nghệ An, Khánh Hòa

và Ninh Thuận từ năm 2001 - 2007

0

Neu nhìn vào bảng so sánh thực trạng tội phạm giết người ở 3 tỉnh nêu trên

có thể thấy: tỉnh Nghệ An có số vụ án phạm tội giết người bị xét xử nhiều nhất, tiếp đó đến Khánh Hòa và sau cùng là Ninh Thuận Nhưng nếu so sánh tỷ lệ số tội phạm xảy ra trên 100.000 số dân ở mồi tỉnh thì Khánh Hòa lại chiếm tỷ lệ cao nhất 1,43% (trung bình một năm 17 vụ với dân số 1.185.000 người) trong khi Nghệ An là 1,38% (trung bình một năm 42,7 vụ với dân số 3 ]00.000 người) và Ninh Thuận là 1,17% (trung bình một năm 6,7 vụ với dân số 570.800 người)

Trang 14

và Ninh Thuận là 1,17% (trung bình một năm 6,7 vụ với dân số 570.800 người) Con số trên đây cũng đã phản ánh mức độ nghiêm trọng và đáng báo động của thực trạng tội phạm giết người ở Khánh Hòa trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, trên đây mới chỉ là những con số thống kê qua công tác xét xử, tức mới đề cập đến phần tội phạm rõ của tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (số vụ án và số bị cáo phạm tội giết người đã được phát hiện và đã

bị truy cứu trách nhiệm hình sự) Nhưng nếu chỉ nhìn vào số liệu của cơ quan xét xử thì chưa phản ánh hết thực trạng của tình hình tội phạm giết người vì vẫn còn có những vụ án và người phạm tội giết người chưa bị phát hiện, chưa bị xử

lý và số liệu này thuộc về phần tội phạm ẩn Do vậy, khi nói đến thực trạng của tội phạm giết người cần phải lưu ý đến tình hình tội phạm ẩn của tội phạm này Hay nói một cách khác, nếu muốn đánh giá một cách khách quan và tương đối toàn diện về thực trạng của tội phạm giết người thì không thể giới hạn phạm vi nghiên cứu trên cơ sở số liệu của cơ quan truy tố và xét xử mà còn phải dựa vào

số liệu của cơ quan điều tra Bởi vì không phải mọi tội phạm xảy ra trên thực tế đều bị phát hiện và xử lý về hình sự, mà có tội phạm xảy ra nhưng do nhiều lý

do khác nhau nên không bị phát hiện và vì thế không bị xử lý về hình sự

Khi nghiên cứu về tội phạm học, phải nhìn nhận tội phạm ẩn trong tổng thể tình hình tội phạm nói chung mới thấy được toàn cảnh bức tranh về tình hình tội phạm ở từng địa bàn trong từng khỏang thời gian nhất định Qua đó, mới có thể xây dựng các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm Điều quan trọng trước tiên là phải tập trung hướng vào việc ngăn chặn, hạn chế phần tội phạm

ẩn Có như vậy việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng mới đạt hiệu quả cao

Có thể nói rằng, mỗi loại tội phạm có một tỷ lệ ẩn khác nhau, những loại tội phạm có mức độ ẩn thấp là các tội phạm có tính nguy hiểm cho xã hội cao và tội phạm giết người nằm ữong loại tội phạm này So với các loại tội phạm khác thì tội phạm giết người ở Khánh Hòa có tỷ lệ tội phạm ẩn rất thấp, khoảng 5%

Độ ẩn của tội giết người rất nhỏ vì tội giết người thường khó che giấu, mức độ

Trang 15

trọng của nó xảy ra gây nên nỗi bức xúc, bất bình trong nhân dân Hơn nữa, hiện trường gây án thường để lại nhiều vết tích hoặc hành vi phạm tội trong nhiều trường hợp mang tính công khai, lộ liễu.

Qua nghiên cứu số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự trị an xã hội - Công an tỉnh Khánh Hòa cho thấy trong 7 năm qua từ năm

2001 - 2007, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã xảy ra 128 vụ phạm tội giết người nhưng chỉ khởi tố, điều tra, xử lý được 122 vụ, còn 6 trường hợp chết người xảy

ra không xác định được đối tượng phạm tội, đây là tội phạm ẩn Điều này thể hiện rõ sự chênh lệch về số vụ án và số người phạm tội giết người xảy ra trên thực tế so với số vụ án đã bị đưa ra xét xử

Tóm lại để đấu tranh phòng chống tội phạm giết người đạt kết quả còn phải nghiên cứu tình hình tội phạm giết người một cách toàn diện cả ở tình hình tội phạm rõ và tình hình tội phạm ẩn vì bản thân tội phạm ẩn đã tiềm ẩn tính nguy hiểm rất lớn cho xã hội Nếu không có biện pháp đấu tranh, ngăn ngừa tội phạm

ẩn, cũng như không kịp thời phát hiện, xử lý tội phạm ẩn sẽ gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong nhân dân, trật tự trị an xã hội không được bảo đảm, trong khi

đó kẻ phạm tội lại vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và tiếp tục gây án

1.2 Diễn biến của tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Diễn biến của tình hình tội phạm là sự phản ánh xu hướng tăng, giảm hoặc

ổn định tương đối của tình hình tội phạm xảy ra trong khoảng thời gian nhất định

Đồ thị 1.1 Diễn biến của tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

11

Trang 16

Căn cứ vào bảng số liệu 1.1 và biòu do trên đâv, có the thay rõ trong khoảng thời gian từ năm 2001-2007, số vụ án và sổ bị cáo phạm tội liiết người tại Khánh Hòa trong những năm qua tăng, giám không đều qua từng năm, nhưng nhìn chung có chiều hướng gia tăng vào những năm gần đây.

Nếu lấy mức độ tăng, giảm hàng năm về số vụ và số bị cáo phạm tội giết người của năm 2001 làm mốc, thì mức độ tăng, aiảm hàng năm của các năm tiếp theo như sau: số vụ án phạm tội giết neười trong năm 2002 tăng 36,36%, sổ bị cáo giảm 5,56%; số vụ án phạm tội giết ngưòi năm 2003 tăng 18,18%, số bị cáo giảm 27,78%; sổ vụ án phạm tội giết người năm 2004 tăng 72,72%, số bị cáo tăng 94,44%; số vụ án phạm tội giết người năm 2005 tăng 90,91%, số bị cáo tăng 66,67%; số vụ án phạm tội giết người năm 2006 tăng 81,82%, số bị cáo tăng 83,83% và năm 2007 số vụ án phạm tội giết người tăng 109,09%, số bị cáo tăng 66,67%

Bảng 1.6 Mức độ thay đổi (tăng, giảm) của số vụ, số bị cáo phạm tội giết người của từng năm so với năm đầu

N ăm Số vụ M ức độ tăng, giảm

từng năm (%) Số bị cáo

M ức độ tăng, giảm từng năm (% )

Xem xét mức độ tăna, giảm của sô vụ, số bị cáo phạm tội giết người của năm sau so với năm trước, chúng ta thây: So với năm 2001 thì số vụ án phạm tội

Trang 17

giết người trong năm 2002 tăng 36,36%, số bị cáo giảm 5,56%; so với năm 2002 thì số vụ án phạm tội giết người năm 2003 giảm 13,33%, số bị cáo giảm 23,53%;

so với năm 2003 thì số vụ án phạm tội giết người năm 2004 tăng 46,15%, số bị cáo tăng 169,23%; so với năm 2004 thì số vụ án phạm tội giết người năm 2005 tăng 10,53%, số bị cáo giảm 14,29%; so với năm 2005 thì số vụ án phạm tội giết người năm 2006 giảm 4,76%, số bị cáo tăng 10% và so với năm 2006 thì số vụ án phạm tội giết người trong năm 2007 tăng 15% trong khi đó số bị cáo giảm 9,09%

Bảng 1.7 Mức độ thay đổi (tăng, giảm) của số vụ, số bị cáo phạm tội giết người của từng năm so với năm trước

ĐÔ thị 1.2 Diên biên tội phạm giêt người so với diên biên tội phạm nói chung

Nếu xét trong mối tương quan với tình hình tội phạm nói chung thì thấy rằ-ằng, trong lúc diễn biến của tình hình tội phạm nói chung tăng, giảm bất thường

Trang 18

vào những năm gàn dây thi diễn biến của tội phạm giết người trên địa bàn tinh Khánh Hòa trong nhữniỉ năm này ít biển động hơn diễn biến cua tội phạm nói chung Tuy mức độ tăng, giám cùa tội phạm giết người khòng không ổn định qua các năm, nhưng nhìn chung tội phạm giết người diễn biên ít phức tạp và không có

sự đột biến bất thường như diễn biến cua tội phạm nói chung

Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy tình hình tội phạm giết người có xu hướng tăng nhưng ở mức bình ôn chứ không bất biến như tình hình tội phạm nói chung Nếu như năm 2004 tình hình tội phạm nói chung tăng mạnh thì tội phạm giết người cũng nằm trong xu hướng chung đó Nhưng sau đó tội phạm giết người lại tăng nhẹ vào những năm sau, trong khi đó tình hình tội phạm nói chung lại giảm vào các năm 2005 - 2006 và tăng lên một cách đột biến vào năm 2007

1.3 Cơ cấu và tính chất của tội phạm giết người

Giữa cơ cấu và tỉnh chất của tội phạm có quan hệ chặt chẽ với nhau Trong

đó cơ cấu tội phạm là yếu tố phản ánh tính chất của tội phạm Qua nghiên cứu cơ cấu của tội phạm theo những tiều thức nhất định có thể rút ra được nhận xét về tính chất của tội phạm Xem xét cơ cấu là xem xét tỷ trọng của tìmg bộ phận của mỗi cơ cấu. Cơ cấu của tội phạm thể hiện rõ nội dung bên trong của tình hình tội phạm cũng như tạo cơ sở cho việc xem xét nguyên nhân của tội phạm

Cơ cấu và tính chất của tội phạm giết người là những đặc điểm về chất của tội phạm giết người Để nhận biết các đặc điểm về chất của tội phạm giết người, trước hết cần phải xác định ĩihững thông số về cơ cấu của tội phạm này Cơ cấu của tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có nhũng nét đặc thù riêng nên có những tiêu chí riêng để xây dựng cơ cấu của tình hình tội phạm giết người

Cụ thể là những tiêu chí sau: + Cơ cấu của tội phạm giết người theo loại tội phạm

Trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội giết người được quy định tại Điều 93 với 3 khung hình phạt, khung hình phạt chính quv định tại khung 1 và khung 2 đối với các trường hợp phạm tội, còn khung 3 quy định hình phạt bổ sung Khung

1 có quy định mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình; khung 2 có mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm Dựa vào khung hình phạt theo quy

Trang 19

định cua BLHS, cỏ thỏ phân loại tội phạm giết người thành 2 loại la tội ràt nghicm trọniỉ và tội đặc biệt nghiêm trọng Như vậy t ươn Lĩ ứng với khung I của Điểu luật sẽ là trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và tương ứng với khung 2 của Điều luật sẽ là trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng.

15

Bảng 1.8 Sô người phạm tội giết người theo loại tội phạm

N ăm S ố n g u ò i

phạm tội

Tội rât nghiêm trọng (khung 2) Tội đặc biệt nghiêm trọng (khung l)

Sô ngưòi Tỷ lệ (3)/(2) Sô nguòi Tỷ lệ (5)/(2)

tỷ lệ 25% Điều đó cũng có nghĩa là trong tổng số 176 người phạm tội giết người

có tới 132 người phạm tội rất nghiêm trọng chiếm tỷ lệ 75%, có 44 người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng chiếm tỷ lệ 25% Như vậy, số người phạm tội rất nghiêm trọng chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều và có chiều hướng gia tăng so với số người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Tuy số người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thấp hơn nhưng cũng chiếm một tỷ lệ khá cao (25%) Từ đó có thể nói khung hình phạt cũng chính là cơ sở để xác định loại tội phạm mà người phạm tội

đã phạm.Cơ cấu này không những phản ánh hậu quả của tội phạm giết người mà còn cho chúng ta thấy tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm này

+ Cơ cấu của tội phạm giết người theo loại và mức hình phạt đà tuyên

Trong vụ các vụ án hình sự, mức hình phạt mà tòa án quvết định đối với người phạm tội chính là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá tính chất và mức độ niíuy hiêm cho xã hội của hành vi phạm tội do người phạm tội gây ra

Trang 20

Báng 1.9 Những hình phạt cụ thè áp dụng đối với số bị cáo phạm tội giết người

Năm Số bị

cáo

Hình p lạt tù có thòi hạn

Tù chung thân

Tứ hình An

treo

An du'0'i 7 năm tù

An từ 7 dên

10 năm tù

Ản từ trên 10 đcn 20 năm tù

Qua nghiên cứu số liệu thống kê án hình sự sơ thẩm từ năm 2001 đến năm

2007 tại TAND tỉnh Khánh Hòa Chúng tôi nhận thấy loại hình phạt mà tòa án áp dụng đối với bị cáo phạm tội giết người chủ yếu là hình phạt tù có thời hạn chiếm

tỷ lệ 81,25% (143/176 bị cáo) , còn lại các hình phạt khác là 18,75% (33/176 bị cáo) Trong số các bị cáo bị áp dụng loại hình phạt tù có thời hạn, tập trung nhiều

ở mức án tù từ trên 1 0 - 2 0 năm tù chiếm tỷ lệ cao nhất 46,59%, tiếp đến là mức

án dưới 7 năm tù chiếm 19,32% và mức án từ 7 năm đến 10 năm tù chiếm 14,77% Đặc biệt, số bị cáo bị áp dụng loại hình phạt tù không có thời hạn (tù chung thân) chiếm tỷ lệ khá cao 14,20% số bị cáo bị áp dụng hình phạt tử hình cũng không phải là thấp chiếm 4,55% (8/176 bị cáo) Và duy nhất chỉ có 1 trường họp TAND tỉnh Khánh Hòa cho hưởng án treo chiếm tỷ lệ 0,57%

Sổ liệu này đã phản ánh được các trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng phải chịu mức hình phạt nghiêm khắc nhất chiếm một tỷ lệ lớn Đồng thời phản ánh hậu quả xấu của tội phạm này đối với đời sống tâm lý xã hội Nhất là các vụ án giết người để phạm một tội khác như cướp tài sản hoặc giết người để che dâu một tội phạm khác như tội hiêp dâm thì hầu như người phạm tội phải chịu mức hình phạt cao nhất

Trang 21

Cơ cấu này không những phản ánh hậu quả của tội phạm giết người mà còn cho thấy tính chất nghiêm trọng, hơn hẳn của tội giết người so với các tội phạm khác Vì tội giết người là một trong những tội phạm đặc biệt nguy hiểm, hành vi giết người với bản chất là tước đoạt sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật, gây thiệt hại về thể chất, gây tổn thất nặng nề về vật chất và tinh thần không chỉ cho gia đình nạn nhân mà còn còn gây ra hậu quả xấu cho xã hội Đồng thời

nó còn làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị, đe dọa sự an toàn xã hội, gây tâm lý bất an, hoang mang lo sợ, làm xáo trộn đến cuộc sống của nhân, dân Ngoài ra khi đánh giá hậu quả của tội phạm này, còn phải tính đến hậu quả vật chất của tội phạm xảy ra, các cơ quan chức năng phải huy động lực lượng, phương tiện, đầu tư chi phí cho việc điều tra, phá án, sự giảm sút thu nhập của xã hội T rong 7 năm qua trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, tội phạm giết người gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng làm 122 người chết và 10 người bị thương (132 nạn nhân) Hành vi giết người với tính chất và mức độ nguy hiểm ngày càng nghiêm

1 trọng, xuất phát từ nguyên nhân thù tức cá nhân mà kẻ phạm tội đã có những hành

vi giết người hết sức dã man, phi nhân tính (đâm nát thi thể nạn nhân hoặc làm biến dạng thân thể, khuôn mặt nạn nhân chỉ vì quá thù ghét)

+ Cơ cấu tội phạm giết người theo hình thức phạm tội (phạm tội riêng lẻ và phạm tội dưới hình thức đồng phạm)

Theo số liệu thống kê, trong tổng sổ 122 vụ phạm tội giết người bị đưa ra xẻt xử có 28 vụ phạm tội giết người dưới hình thức đồng phạm chiếm tỷ lệ 23% còn lại 77% là phạm tội dưới hình thức đơn lẻ số bị cáo phạm tội giết người cùng với nhiều người tham gia có xu hướng gia tăng Cụ thể: năm 2001: có 3 vụ, năm 2002: có 2 vụ, năm 2003: có 1 vụ, năm 2004: có 4 vụ, năm 2005: có 6 vụ, năm 2006: có 7 vụ và năm 2007: có 5 vụ

Có thể thấy, so với các trường hợp phạm tội thông thường thì các trường hợp phạm tội dưới hình thức đồng phạm có tính chất nghiêm trọng, nguy hiểm

Ihơn từ phương thức, thủ đoạn phạm tội đên công cụ, phương tiện phạm tội cũng

TRÙNG TẦM ™ G tin ™ ư VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI PHÒNG ĐỌC tld Ẩ_ _ _ _

Trang 22

Ngoài ra, tính chất của tội phạm giết người còn thể hiện theo một số đặc điêm của hành vi phạm tội Theo CO' câu này thỉ đặc điêm của hành vi phạm tội cần được xác định theo những tiêu thức sau:

phản ánh nguyên nhân chủ quan của người phạm tội mà còn phản ánh tính chất nghiêm trọng và phức tạp của tội giết người

Qua nghiên cứu các vụ án phạm tội giết người đã được đưa ra xét xử trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, chúng tôi thấy nổi lên một số nhóm động cơ gây án sau:

- Giết người do mâu thuẫn, thù tức: chiếm tỷ lệ cao nhất trong số nhóm động cơ gây án 51,64% (63 vụ/122 vụ) Mâu thuẫn giữa con người với nhau thường xảy ra trong đời sống gia đình, cộng đồng dân cư và đây là một điều tất yếu, không thể tránh khỏi Mâu thuẫn này phát sinh từ những va chạm, xung đột trong sinh hoạt nhưng do không được đôi bên dàn xếp ổn thỏa hoặc chính quyền can thiệp, giải quyết kịp thời nên đã để âm ỉ kéo dài rồi đến một thời điểm nhất định bùng phát gây ra vụ án; hoặc xung đột về lợi ích vật chất (tranh chấp đất đai,

tình cảm vợ chồng, ghen tuông hoặc bị gia đình ngăn cấm quan hệ tình cảm .Để giải quyết mâu thuẫn và giải tỏa sự bức xúc, tức giận người phạm tội đã lựa chọn hành vi giết người Dạng mâu thuẫn này chiếm tỷ lệ 25,41% (31 v ụ /122 vụ) Trong đó có 7,38% (9 vụ/ 122 vụ) số vụ là giữa kẻ phạm tội và nạn nhân có quan

hệ họ hàng, thân thích với nhau Mâu thuẫn thuộc dạng này thường phát sinh từ tranh chấp tài sản trong gia đình, do ghen tuông nghi ngờ quan hệ tình cảm, do thái độ cư xử không đúng mực của cha mẹ đối với con cái, do say rượu, hoặc có những vụ chỉ vì người thân đã quan tâm quá mức đến kẻ phạm tội mà họ đã nhẫn tâm giết chết người thân mình chỉ vì sự bực tức vô lý

- Tuy nhiên, trong nhóm động cơ giết người do mâu thuẫn thù tức thì giết nụười do va chạm, xung đột mang tính chất bột phát, nhất thời chiếm tỷ iệ khá cao (43/122 vụ) chiếm 35,25% Đây là dạng mâu thuẫn do không được giải quyết

Trang 23

thòng qua việc ứng xứ có lượng thứ mủ bị tính ích kỷ ngự trị nên rất dễ xuất hiện

những hanh vi bột phát, dẫn đôn xung đột có tính tức thời Đặc điếm chung của loại án này thường là diễn ra khá nhanh và bất ngờ, hậu quá khó lường Phan lớn

đôi tượng phạm tội thuộc trường hợp này là những nam thanh thiếu niên tuổi đời

còn rất trẻ từ 15 - 30 tiiôi Họ giết người xuất phát từ nhữna động cơ bột phát,

thường là do không làm chủ được bản thân hoặc không kiểm sóat được hành vi

mình làm, thậm chí bị lệch iạc về nhân cách, khiếm khuyết về giáo dục Trong số

này, có một số ở tuối chưa thành niên nên thiếu chín chắn trong xừ sự và suy

nghĩ, nông nổi và hung hãn, nhiều khi chỉ vì một lý do rất đơn giản như va quẹt

xe máy trên đường, một câu chửi thề, một cái "nhìn đểu", hoặc lầm tưởng người

khác định đánh mình khi thấy họ thầm thì với nhau cũng có khi chỉ vì lời nói

khích trong lúc uống rượu, trong lúc chơi bài cũng dẫn đến cãi nhau xô xát và

gây ra án mạng Mặt khác, nguyên nhân gây ra hành vi giết người một phần xuất

phát từ phía người bị hại do họ chưa khéo léo, tế nhị trong xử sự, thiểu sự kiềm

chế nên khi gặp phải những đối tượng với bản chất côn đồ, hung hãn thì lập tức

xảy ra ẩu đả và gây ra án mạng

mang tính chất côn đồ, càn quấy Trường hợp này kẻ phạm tội thường giết người

một cách vô cớ không cần biết lý do, chúng thích làm những gì chúng muốn, sẵn

sàng tước đoạt tính mạng của người khác nếu ngăn cản ý thích của chúng, bất

chấp các quy tắc và đạo đức xã hội, coi thường kỷ cương pháp luật và tính mạng

n^ười khác Đối tượng này thường là những kẻ vô học, có lối sống ích kỷ, có tính

cách muốn làm “đại ca” trong thiên hạ nên muốn thị uy trước mọi người và

không bao giờ chịu nhường nhịn người khác Thậm chí có nhiều vụ bản thân kẻ

phạm tội đã là người có lỗi, không những không chịu xin lỗi nạn nhân mà lại còn

gây sự và giết chết họ

Qua nghiên cứu, số vụ phạm tội giết người thuộc dạng này chiếm 10,66%

(13/122) và thường đi kèm với tội gâv rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích,

hầu hết ớ lứa tuôi thanh niên, trình độ văn hóa thấp và không có việc làm ổn định

19

Trang 24

- Giêt người đê cướp tài sản: mặc dù loại ủn nàv chi chiếm tý lệ thấp 4,10% (5/122 vụ) trong tông sỏ các vụ án giết người, nhưng tính chất của nó hết sức nguy hiểm, thường là do những phần tử đã cỏ tiền án, tiền sự thực hiện hoặc dang

bị truy nă vì muốn chiếm đoạt tài sản của người khác mà bất chấp hậu quả, bất châp đạo lý và pháp luật sẵn sàng tước đi quyền được sống của một con người

Do vậy, thủ đoạn và phương thức gây án hết sức liều lĩnh và manh động, công khai ngay giữa ban ngày Có trường hợp phạm tội với nhiều người tham gia và gây án liên tục trên nhiều địa bàn khác nhau Trong số 5 vụ giết người để cướp tài sản thì có 1 vụ là cướp xe máy, còn 4 vụ là cướp tài sản tiền, vàng Đặc biệt có vụ

kè phạm tội giết chết bà ngoại họ chỉ để lấy 164.000 đồng để chơi điện tử

- Giết người để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác (trừ trường hợp trên) chiếm 3,28% (4/122 vụ) trong tổng số vụ giết người Tội phạm mà người phạm tội muốn che giấu thường là tội trộm cắp tài sản và tội hiếp dâm Ở đây kẻ phạm tội muốn thực hiện hành vi hiếp dâm nhưng nạn nhân không chấp nhận giao cấu nên đã chống cự lại, để đạt được mục đích của mình người phạm tội đã giết nạn nhân hoặc kẻ phạm tội đã đạt được mục đích quan hệ tình dục trái với ý muốn của người khác, sau đó vì sợ bị tổ giác nên đã giết chết nạn nhân

- Giết người vì nạn nhân là người phạm tội chiếm tỷ lệ 2,46% (3/122 vụ) Nạn nhân là người phạm tội ở đây thường là thủ phạm của các vụ trộm cắp tài sản Do căm ghét, bực tức và bất bình trước hành vi phạm tội của kẻ khác nên đã hành động thiếu suy nghĩ và cân nhắc dẫn đến đánh chết người Những trường hợp phạm tội thuộc dạng nàv thường là có đông người tham gia vì xảy ra vào ban đêm nên một người phát hiện, lập tức hô hào cho những người khác biết

- Giết người do mê tín dị đoan chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 0,82% (1/122 vụ), chủ yếu là xảy ra ở các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Trong thời gian qua tỉnh Khánh Hòa đă cố gắng thực hiện nhiều chương trình, chính sách phát triên kinh tế, xã hội, văn hóa đê cải thiện đời sống cho đồng bào, tuyên truyền, phô biển pháp luật cho người dân Do vậy mà số vụ án giết ngưò’i thuộc trường họp này hạn chê đáng kê, chỉ còn rơi vào một trường họp là do người dân

Trang 25

không am hiòu pháp luật và còn bị anh hưởng bởi các tập tục, hú tục lạc hậu như imlie theo lời thày mo, thây cúng nẻn dã giết người đe trừ ma, trừ bệnh.

qua lao động mà người phạm tội muốn báo vệ là ruộng lúa, vườn cây ăn quả, gia cầm Phần lớn người phạm tội thuộc trường hợp này là nông dân, trình độ văn hóa thâp, nhận thức và hiểu biết pháp luật non kém chỉ vì tiếc công sức lao động

đã bỏ ra đên khi thu hoạch sợ bị mất nên đã dùng dây điện để bẫy chuột hoặc phòng trộm nhưng thực tế lại gây ra hậu quả chết người

+ Công cụ phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội giết người

Tội giết người là một tội phạm có tính chất cực kỳ nguy hiểm không chỉ bởi hậu quả xảy ra mà còn bởi công cụ, phương tiện mà người phạm tội sử dụng cũng rất đa dạng càng làm tăng thêm tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Trong 7 năm gần đây, số vụ phạm tội giết người có sử dụng các loại công cụ, phương tiện phạm tội chiếm tỷ lệ rất lớn 95% Trong đó, có đến 1/2 số

vụ giết người có chuẩn bị trước công cụ, phương tiện phạm tội Những trường hợp giết người không sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội chiếm tỷ lệ thấp 5%

và chủ yếu thực hiện bằng phương pháp như bóp cổ, xiết cổ nạn nhân, đấm đá, đập đầu nạn nhân xuống đất Dựa vào tính năng tác dụng của chúng có thể phân

giết người có 6 vụ giết người có sử dụng súng, lựu đạn, thuốc nổ, chiếm 4,92%

- Vũ khí lạnh gôm: Dao, kiếm, lê, kéo, búa đinh, cây sắt, gậy gỗ có 91 vụchiếm 74,59%; Chai bia, gạch, đá: có 8 vụ, chiếm 6,56%; Giăng dây điện có 4 vụ chiếm 3,28%; Bằng tay, chân có 5 vụ chiếm 4,10%; Công cụ phương tiện khác

Nghiên cứu các trường hợp giết người có sử dụng công cụ, phương tiệnxảy ra trong 7 năm gần đây chúns tôi thấy rằng các trường hợp phạm tội giết người có sử dụng vũ khí nóng chiếm tỷ lệ thấp nhưng lại mang tính nguy hiểm rất cao bơi tính năng, tác dụng của nó, không nhừng gây nguy hại cho xà hội, đe <ảọa

21

Trang 26

dối với nhiều người xung quanh Loại còng cụ này chiếm tỷ lệ thấp bới nó thuộc loại vũ khí đặc biệt bị Nhà nước quản lý chặt chẽ và nghiêm cam sứ dụng (nếu không thuộc đổi tượng được phép sử dụng) Việc sử dụng vũ khí nóng trong các

vụ án giêt người có xu hướng giảm dân, nguyên nhân là do các cơ quan Nhà nước quản lý vũ khí vật liệu nổ ngày càng chặt chẽ hơn, việc phát động quần chúng nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ từng bước có hiệu quả Do vậy, đã hạn chế tình trạng vũ khí, vật liệu nổ trôi nổi ngoài xã hội Trong khi đó, các trường hợp giết người có sử dụng vũ khí lạnh lại chiếm tỷ lệ rất cao 74,59%, việc sử dụng dao, kiếm, lê để giết người chiếm đa số 63% Đây cũng là hung khí nguy hiểm nhưng lại là loại công cụ dễ tìm kiếm, dễ sử dụng và dễ cất giấu nên nạn nhân rất khó phát hiện đề phòng Do vậy người phạm tội thường lựa chọn sử dụng loại công cụ này để dễ dàng đạt được mục đích của mình

Ngoài ra số vụ phạm tội giết người bằng gạch, đá, chai để tấn công người

bị hại cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể 6,56% Mặc dù đây là loại công cụ sẵn có, dễ tìm thấy, nhưng kẻ phạm tội lại ít sử dụng, có lẽ do khả năng gây ra hậu quả chết người thấp hơn và về tương quan lực lượng giữa hai bên đòi hỏi kẻ phạm tội phải

có sức khỏe hơn nạn nhân và bản tính thường rất lì lợm Trường hợp sử dụng công cụ này thường thấy trong trường hợp phạm tội có tính chất bột phát, nhất thời không có sự chuẩn bị trước công cụ, phương tiện phạm tội

Một số ít trường hợp, kẻ phạm tội thực hiện hành vi giết người bằng sức mạnh cơ thể để tấn công nạn nhân như dùng tay chân đấm đá, bóp cổ hoặc dùng sức mạnh của cơ thể để chặn đường hô hấp của nạn nhân cho đến chết Trường hợp này cũng thể hiện tính nguy hiểm cao, bởi lẽ đối tượng khi thực hiện hành vi phạm tội bằng phương thức này luôn rất tin tưởng vào sức mạnh của bản thân, cộng thêm bản chất hung bạo, chúng đã gây đau đơn kéo dài về thể xác cho nạn nhân trước khi làm nạn nhân chết Điều này, càng thề hiện ý chí quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng của kẻ phạm tội

Bên cạnh đó còn trường hợp sử dụng nguồn điện để bâo về tài sản và thành quả lao động như giăng dâv điện xung quanh ruộng lúa, chuồng gà hay vườn cây

Trang 27

ăn quả vẫn còn xảy ra Mặc dù những năm sau này số vụ phạm tội thuộc loại này

đã giảm hẳn, chiếm tỷ lệ thấp 3,28%, nhưng qua đó cho thấy trình độ hiểu biết về pháp luật của người dân vẫn cổn rất thấp nên vẫn cồn tồn tại tình trạng xem thường tính mạng ngưài khác, coi tài sản lớn hơn sinh mạng con người

+ Phương thức, thủ đoạn phạm tội giết người

Qua nghiên cứu các vụ án phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong những năm gần đây cho thấy, do xuất phát từ những động cơ, mục đích khác nhau nên trong từng trường hơp cụ thể đối tượng phạm tội cũng sử dụng những phương thức, thủ đoạn khác nhau để đạt được mục đích Đối với tội phạm giết người, động cơ chủ yếu là do mẫu thuẫn thù tức, nhiều nhất là do mâu thuẫn bột phát, tức thời chiếm tỷ lệ cao Nguyên nhân của mâu thuẫn này phần lớn là do thiếu sự ứng xử lượng thứ với nhau khi xảy ra va chạm và không kiềm chế được tính ích kỷ nên dẫn đến cãi vã và gây án, như va chạm khi tham gia giao thông, mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong sinh hoạt, trong khi vui chơi cờ, bài giải trí hoặc những lời nói đùa trong bàn tiệc Trong những trường hợp này thì phương thức, thủ đoạn gây án không phức tạp vì thường là người phạm tội không có sự chuẩn bị từ trước Vì bực tức nhất thời, họ đã không kiềm chế và kiểm sóat được hành vi của mình nên thường có tâm lý “thấy gì lấy nấy” dùng để làm hung khí tấn công người bị hại Trong thực tể số vụ án thuộc loại này chiếm tỷ lệ lớn 45% trong tổng số vụ án giết người ở Khánh Hòa Đây cũng là điều cần lưu ý đối với cảc cơ quan chức năng khi xây dựng các biện pháp đấu tranh phòng chống tội giết người, cần tập trung vào việc giáo dục ý thức pháp luật và tình làng, nghĩa xóm trong mỗi công dân nhằm hạn chế việc phát sinh các mâu thuẫn trong đời sống sinh hoạt cộng đồng dân cư

Tuy nhiên, đây mới chỉ là mâu thuẫn bột phát, trong thực tế còn xảy ra trường hợp mâu thuẫn kéo dài và gay gắt, chiếm tỷ lệ 25% Mâu thuẫn này phát sinh chủ yếu là do đụng chạm đến lợi ích kinh tế, do ghen tuông trong quan hệ tình cảm Neu rơi vào các đổi tượng côn đồ, hung hãn, lưu manh chuyên nghiệp

i thì phương thức, thủ đoạn gây án càng tinh vi, xảo quyệt hơn, loại đối tượng này

ỉ khi £ây án thường diễn ra các bước: Chuẩn bị trước khi thực hiện tội phạm: đối

23

Trang 28

tượng phạm tội thường thám do, tìm lìieu nhừnii quy luật <Ji lại, sinh hoạt cua nạn nhân, chuân bị săn công cụ, phương tiện phạm tội, chọn thời đièm thích họp đô gây án Nhất là đổi với vụ án giết người đế cướp tài sản có nhiều người cùng tham gia thì việc bàn bạc, phân công nhiệm vụ cho nhau thường được chuẩn bị

kỹ càng Trong khi gây án: đê đạt được mục đích của mình, đối tượng phạm tội thường cố tình tước đoạt tính mạng của người khác bàng các hình thức như bắn, ném lựu đạn, thuôc nô, đâm chém, đánh, bóp cô, dùng dây điện hoặc dùng phương tiện giao thông ô tô, tàu thuyền đâm chết người bị hại Qua nghiên cứu các vụ án phạm tội giết người ở Khánh Hòa, hình thức giết người bằng cách sử dụng bạo lực chiếm tỷ lệ cao nhất 90,16%, còn lại phương pháp khác chiếm tỷ lệ 9,84% Tuy nhiên, phương pháp gây thương tích trên cơ thể nạn nhân chiếm tỷ lệ 77,87% Trong số đó có 63,11% trường hợp thủ phạm dùng kiếm, dao các loại, lê

để đâm, chém trực tiếp vào nạn nhân; 23% trường họp dùng cây, gậy, búa, côn, gạch, đá để đánh trực tiếp vào đầu nạn nhân đẫn đến thương tích nặng và chết; 4,29% trường hợp kẻ giết người sử dụng súng để bắn, lựu đạn, thuốc nổ để gây

nổ chết nạn nhân Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp kẻ phạm tội đã sử dụng đồng thời nhiều công cụ, phương tiện và phương pháp khác nhau để giết người như vừa đấm đá vừa dùng cây gỗ đánh, vừa đấm đá vừa dùng cây sắt nhọn để đâm chết nạn nhân, hay vừa dùng dây thắt cổ làm chẹt đường hô hấp vừa dùng dao đâm nạn nhân Tuy trường hợp phạm tội bằng phương pháp này chỉ chiếm tỷ lệ thấp 4,1% nhưng đây là những trường họp mà hành vi phạm tội thể hiện tính chất nguy hiểm rất cao, thể hiện hành vi tàn ác vô nhân tính, bộc lộ rõ ý chí quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng của kẻ phạm tội, gây sự phẫn nộ và căm tức trong cộng đồng dân cư Ngoài ra, còn có trườnơ hợp giết người bằng phương pháp chẹt đường hô hấp của nạn nhân chiếm tỷ lệ 4,1%, như dùng tay bóp cổ nạn nhân, dùng dây điện, dây dù thắt cổ, nhét đồ vật vào miệng hoặc dùng sức mạnh

giết người để che giấu hành vi hiếp dâm hoặc giết naười mà nạn nhàn là phụ nữ, nsười già, trẻ em vì đây là những đối tượng mà khả năng tự vệ và sức chống đỡ vếu nên kẻ phạm tội không cần tìm kiếm các công cạ khác để sứ dụng Sau khi

Trang 29

uây án: dôi tượng phạm tội giẻt người đêu rút khói hiện trường nuay và thường là

bo tròn Đa sỏ cỏ ý thức che giàu hành vi phạm tội bang nhiỏu thu đoạn khác nhau nhăm tránh sự phát hiện của nhân dân và cơ quan pháp luật như giàu xác nạn nhân, xóa dâu vêt ở hiện trường, xóa dấu vân tay, dấu vết máu, dấu chân Thậm chí có trường họp tạo ra hiện trường giả nhằm đánh lạc hướng, gây khó khăn cho cơ quan điều tra, khám phá án Nhiều trường hợp chúng còn tìm các chứng cứ giả đế làm bằng chứng ngoại phạm, mua chuộc naười biết sự việc, nhờ người thân nói dối Loại thủ đoạn này chiếm một tỷ lệ đáng kể 15%, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm tại Khánh Hòa

+ Thời gian, địa điểm phạm tội

ra vụ án giết người nhiều nhất là từ sau 18 giờ đến 24 giờ chiếm tỷ lệ 53,28%, từ

0 giờ đến 6 giờ chiếm 5,74%, từ 6 giờ đến 12 giờ chiếm 14,75%, từ 12 giờ đến

18 giờ chiếm 26,23% Như vậy số vụ giết người diễn ra vào thời điểm từ 18 giờ đến 24 giờ chiếm tỷ lệ cao nhất vì sau một ngày lao động mệt nhọc, đây là khoảng thời gian mà thần kinh của con người rất dễ bị ức chế, chủ thể khó kiềm chế, kiểm soát được hành vi của mình nên dễ lựa chọn xử sự phạm tội để giải quyết mâu thuẫn Thêm vào đó, thời gian này thường diễn ra các hoạt động ăn uống, nhậu nhẹt, chơi bời tại các nơi công cộng, vũ trường, quán karaôkê, cà phê Chính những hoạt động này là nhân tố làm gia tăng tội phạm Mặt khác, trong vài năm gần đây, lứa tuổi thanh thiếu niên lại thường thích đi chơi vào thời điểm đêm khuya vì đây là thời gian thích họp để tránh sự chú ý của các lực lượng

có chức năng phòng chống tội phạm, vừa dễ thực hiện tội phạm vừa dễ lẩn trốn

và rất khó bị phát hiện Nhất là những vụ ẩu đả, va chạm, thù tức nhau từ trước

kẻ phạm tội sẵn sàng dùng bạo lực trong thời điểm này để giải quyết mâu thuẫn

tình hình kinh tê xã hội chịu ảnh hưởns bởi xu hướng phát triển của xă hội Nói đên tình hình tội phạm không thê nói đến tình hình tội phạm nói chung mà phải nói đèn tình hỉnh tội phạm trong một địa bàn nhất định, trong một khoang thời

25

Trang 30

gian nhât định đê tìm ra quy luật của tội phạm này, qua đó rút ra những nhạn xét

và dê ra các biện pháp phỏng ngừa tội phạm một cách có hiệu qua Qua phàn tích

sổ liệu thống kê 122 vụ án phạm tội giết người xay ra trong thời gian từ năm

2001 - 2007 trên địa bàn tinh Khánh Hòa thấy ràng thành phố Nha Trang và thị

xà Cam Ranh chiêm tỷ lệ tội phạm eiẻt người cao nhất, ơ khu vực thành thị có

tới 76 vụ án giết người chiếm 62,30%, khu vực đồng bằng có 48 vụ chiếm

39,34%, khu vực miền núi có 4 vụ chiếm 3,28% Nhưng nếu tính theo đơn vị

hành chính thì thành phố Nha Trang chiếm tỷ lệ cao nhất 48/122 vụ chiếm

36,89% Vì đây là nơi có tốc độ phát triển đô thị hóa cao, là trung tâm văn hóa,

kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa, tập trung nhiều nhà máy, khu công nghiệp,

khu vui chơi giải trí, trường học nên thu hút nhiều thành phần và tầng lớp nhân

dân lao động đến sinh sống và tìm việc làm Nhất là tầng lớp thanh thiếu niên,

học sinh, sinh viên, thành phần lao động tự do Trong quá trình lao động và sinh

hoạt, không thể tránh khỏi những va chạm vì nhiều lý do khác nhau và những

mâu thuẫn, xung đột đã nảy sinh từ đó Tất cả những điều này đã làm cho tình

hình an ninh trật tự ở các khu vực này trở nên phức tạp hơn những nơi khác, tình

hình tội phạm cũng vì thế mà có điều kiện phát sinh và gia tăng nhanh chóng

trong những năm gần đây, trong đó phải kể đến tội phạm giết người

người xảy ra ở nhiều nơi như ở nơi công cộng, ngõ xóm, cửa hàng, quán bia, nhà

nạn nhân, nhà người phạm tội, nhà của nạn nhân và người phạm tội nhưng chủ

yếu là tập trung ở các khu dân cư, nhà dân và trên các đường phố Phần lớn các

vụ án giết người xảy ra ở nơi công cộng chiếm tỷ lệ cao nhất 46,72%, sau đó là

tại nhà nạn nhân 23,13%, ở quán bia, cà phê 16,39%, nhà người phạm tội và nạn

nhân chiếm 8,2% và sau cùng là nhà người phạm tội chiếm 6,56%

1.4 Những đặc điểm nhân thân của người phạm tội giết ngưòi

Tội phạm là hiện tượng xã hội do chính cá nhân người phạm tội gây ra Do

vậy, nếu không hiểu rõ con người phạm tội thì không thể nắm được bản chất của

tội phạm cũng như nguyên nhân làm phát sinh tội phạm đó

Trang 31

Nhàn thàn cua người phạm tội là tổng hợp những dặc điểm riêng cua niiưừi phạm tội Nghiên cứu nhàn thân cua người phạm tội giết nuười không những góp phan làm sáim tở bức tranh về tình hình tội phạm giết nmrời mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra những nguyên nhân của tội phạm giết người Muốn đâu tranh phòng ngừa tội phạm đạt hiệu quả phái đi sâu vào nguồn gốc xã hội và tàm lý người phạm tội đê giáo dục cải tạo tốt người phạm tội.

1.4.1 Đặc điểm về giói tính và độ tuổi

Theo thống kê của TAND tỉnh Khánh Hòa từ năm 2001 - 2007 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã xảy ra 122 vụ giết người với 176 bị cáo Hầu hết số bị cáo phạm tội giêt người là nam giới (121 bị cáo), chỉ có 1 bị cáo phạm tội là nữ giới, chiếm tỷ lệ 0,82% Như vậy, trong số người phạm tội giết người thì nam giới chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối Bởi vì tội giết người là loại tội phạm có sử dụng bạo lực nên phụ nữ ít phạm loại tội này Mặt khác, tỷ trọng nam giới phạm tội giết người nhiều hơn nữ giới vì đặc điểm tâm sinh lý của nam giới dễ bị ảnh hưởng của môi trường và điều kiện sống, dễ phát sinh tâm lý tiêu cực Hơn nữa, nam giới là phái mạnh nên thường muốn thể hiện sức mạnh của bản thân, hoặc thích dùng vũ lực để khuất phục người khác, có khí chất nóng nảy, thiếu sự kiềm chế hơn nữ giới, dễ bị kích động khi có hơi men nên hay phạm tội hơn nữ giới.Bảng 1.10 Độ tuổi người phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

27

Năm np Á T ông Á

bị cáo

Dưới 18 tuổi

T ừ 18 tuổi đến 30 tuổi

T ừ 30 tuôi đên

45 tuổi

Từ 45 tuôi trở lên

Trang 32

Nghiên cứu độ tuỏi của người phạm tội giết người ííiủp chúng ta thấy dược tính chủt, mức độ, đặc đièm tội phạm giết người do từng lứa tuổi thực hiện Mỗi lứa tuồi khác nhau đều có ánh hướng nhất định đến cơ cấu của tội phạm dược thực hiện Qua đó có thẻ xác định các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm giết người cho phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh thần và tâm sinh lý của từng nhóm tuôi.

Theo số liệu thống kê bảng trên chúng ta thấy số bị cáo phạm tội giết người

ở độ tuổi từ 1 8 - 3 0 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 55,11%, tiếp đến là số bị cáo chưa thành niên phạm tội cũnR chiếm tỷ lệ khá cao 23,86%, số bị cáo ở độ tuổi từ 30 -

45 tuổi chiếm 17,61%, số bị cáo ở độ tuổi từ 45 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,40% Sở dĩ số người phạm tội ở độ tuổi từ 18 - 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là

do những nguyên nhân liên quan đến vấn đề giáo dục và việc làm Vì ở lứa tuổi này, người phạm tội hầu hết không còn chịu sự quản lý giáo dục của nhà trườne

họ có cuộc sống tự lập Thêm vào đó là tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp không đảm bảo được nhu cầu cuộc sống nên họ dễ sa đà vào các hoạt động vui chơi không lành mạnh, dễ xảy ra xung đột và dẫn đến gây án mạng, hoặc dễ nảy sinh tâm lý tiêu cực khi có va chạm trong cuộc sống, trong quá trình lao động Thêm vào đó đặc điểm ở lứa tuổi này nóng nảy, dễ bốc đồng, thiếu sự kiềm nén

và chịu đựng hơn so với các lứa tuổi khác, dễ bị tiêm nhiễm bởi thói hư tật, xấu

từ phim ảnh và cuộc sống, thiếu sự quan tâm, quản lý của gia đình và các tổ chức

xã hội Bên cạnh đó, lứa tuổi chưa thành niên phạm tội giết người cũng chiếm tỷ

lệ cao, sau lứa tuổi từ 18 - 30, do sự hình thành và phát triển nhân cách chưa ổn định nên dễ bắt chước những mẫu hình xấu, hình ảnh bạo lực từ phim ảnh, một số

có suy nghĩ lệch chuẩn Cuộc sống còn phụ thuộc vào gia đình, chưa tự lập, phần lớn do thiếu sự quan tâm, giáo dục, quản lý từ gia đình, nhà trường và xã hội Do vậy dễ nảy sinh tâm lý tiêu cực, nhất là khi người phạm tội bị tổn thương đến ý

thức cá nhân càng dễ xảy ra xung đột mâu thuẫn và phạm tội.

1.4.2 Đăc điểm về trình đô văn hóa• •

Là những hiểu biết, kiến thức của con người về thế giới xung quanh, về xã hội, về trách nhiệm công dân Những hiên biết này không những có ảnh hưởng

Trang 33

trực tièp dỏn quá trình hình thánh và phát triênnhàn cách của môi con người mà còn the hiện qua cách ứng xử của con ngưđ trong các mỏi quan hệ xã hội Nghiên cứu trình độ văn hoá của người phạn tội qua các vụ án phạm tội giết người trên địa bàn tinh Khánh Hòa cho thấy sổ bị cáo không biết chữ chiếm 7,39%, sổ bị cáo có trình độ tiểu học 23,30%, 50 bị cáo có trình độ trung học cơ

sở chiếm 48,85% và số bị cáo có trình độ ừuig học phổ thông chiếm 19,32%, trình độ cao đẳng và đại học chiếm 1,64% T nng những năm eần đây, trình độ văn hóa của bị cáo phạm tội giết người chủ yếi là ở bậc trung học cơ sở và trung học phố thông Trong đó, số bị cáo có trình độ văn hóa trung học cơ sở chiếm tỷ

lệ cao nhất, bởi vì đây là những đối tượng có trinh độ nhận thức và hiểu biết pháp luật chưa thấu đáo, thiếu chín chắn trong suy nghĩ và hành động nên hạn chế khả năng lựa chọn xử sự cũng như khả năng kiểm soát hành vi của bản thân nên nên

số này phạm tội nhiều hơn số đối tượng có trình độ văn hóa khác Bên cạnh đó,

số đối tượng chưa biết chữ cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể 7,39% trong số các bị cáo phạm tội giết người Đây là sổ bị cáo có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế nên không được học hành Do vậy họ không có kiến thức và hiểu biết về xã hội, nhận thức và hiểu biết về pháp luật rất mơ hồ nên khi gặp phải va chạm, xung đột họ thường lựa chọn xử sự phạm tội, không đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội

Qua đó có thể khẳng định trình độ văn hóa có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến nhận thức và hành động của cá nhân người phạm tội giết người Hơn nữa, trình độ văn hóa còn liên quan đến nghề nghiệp của mỗi con người vì người có trình độ văn hóa có thể tìm kiếm một việc làm ổn định Khi con người ta được học hành hoặc có việc làm ổn định thì họ chỉ hướng vào những việc làm có ích,

do vậy họ không còn thời gian để làm nhũng việc bất lợi cho xã hội

1.4.3 Đặc điểm về nghề nghiệp

Người có nghề nghiệp ổn định sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển nhân cách của mỗi con người, đồng thời góp phần đảm bảo cuộc sống, tạo điều kiện giải quyẻt các mâu thuẫn kinh tế ở mức phát sinh Do vậy, đặc điểm nghề nghiệp cũng ảnh hướng lớn đến diễn biến tâm lý nhất định của người phạm tội Theo số liệu thống kẽ của TAND tính Khánh Hòa, trong tổng số 176 bị cáo phạm

29

Trang 34

tội giết người thì sổ bị cáo không có nghề nghiệp chiếm 59% còn lại sổ cỏ nghề nghiệp chiêm 41%, trong sổ bị cáo có nghề nghiệp có 10,23% đối tượng phạm tội

là học sinh Như vậy phần lớn người phạm tội giết người không có nghề nghiệp, không được đào tạo nghề để kiếm sống hoặc không có nghề nghiệp ổn định chiếm tỷ lệ nhiều hơn sổ bị cáo có nghề nghiệp, số liệu trên cho thấy, người phạm tội giết người hầu hết có trình độ học vấn không cao, lại phải làm những công việc nặng nhọc, độc hại với thu nhập thấp và không ổn định nên dễ bất mãn, làm liều dẫn đến phạm tội Bên cạnh đó, số người thất nghiệp không có nghề nghiệp ổn định dễ mặc cảm với chính mình làm suy giảm về tinh thần và thể lực nên dễ bị tác động xấu bởi các yếu tố tâm lý xã hội tiêu cực, dễ bị kích động bởi những xung đột dẫn đến dễ phạm tội

số đối tượng bị kết án về các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe, nhân phẩm, danh

dự chiếm tỷ lệ cao nhất 43%, xâm phạm sở hữu chiếm 35%, xâm phạm trậOt tự công cộng chiếm 15%, xâm phạm những quan hệ xă hội khác chiếm 7% Trong

đó, sổ đối tượng đã từng bị kết án chiếm tỷ lệ cao nhất, đây là các đối tượng thiếu bản lĩnh, khả năng kiểm sóat hành vi kém, có ý thức coi thường pháp luật, lười lao động nhưng lại thích hưởng thụ, thích dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn nên đã lựa chọn xử sự trái pháp luật Mặc dù đã được giáo dục cải tạo một thời gian và đã được xóa án tích nhưng gặp những tình huống xảy ra mâu thuẫn vẫn không làm chủ được bản thân nên lại phạm tội Đổi với số bị cáo đã có tiền án, tiền sự, thường là những đối tượng bất chấp pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe người khác với bản chất côn đồ nên thích dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn Mặt khác, khi tiếp xúc với các đổi tượng này, tâm lý chung của nhiều người là e dè, sợ sệt hoặc nhường nhịn nên số người phạm tội có đặc điểm nhân thân này phạm tội giết người nhiều hơn nhóm nhân thân khác Ngoài những đối

Trang 35

tượng có nhân thân không tốt như trên, những người có nhân thân tốt hoặc phạm tội lần đầu chiếm số lượng lớn Đối tượng này chủ yếu là những người nông dân chất phát nhưng do nhận thức, hiểu biết pháp luật hạn chế nên nhất thời phạm tội.

1.4.5 Đặc điểm tâm lý của người phạm tội

Có thể nói đặc điểm nổi bật nhất ở những đối tượng này là thái độ coi thường tính mạng của người khác, do chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng dùng bạo lực để giải quyết những vướng mắc, va chạm trong cuộc sống Thường xuất phát từ những kẻ vô học, có tính cách muốn làm “đại ca” trong thiên hạ, thích dùng bạo lực để tự khẳng định mình và thị uy trước mọi người, có lối sống ích

kỷ, chỉ thích hưởng thụ Đa số họ có khí chất nóng nảy, bản tính cục cằn lì lợm, hung bạo, bất cần, rất coi thường pháp luật Ngoài ra một số do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ các tệ nạn xã hội như nghiện rượu, ma tuý nên đã lạm dụng để gây sự, càn quấy và gây án Một số giết người do ảnh hưởng của việc sử dụng rượu hoặc chất kích thích khác chiếm tỷ lệ cao nhất 42% Trong đó có 26% do người phạm tội sử dụng rượu hoặc các chất kích thích khác nên đã không kiềm chế, tự chủ được hành vi của mình đẫn đến phạm tội, còn 9% thuộc về nạn nhân vì sử dụng rượu hoặc các chất kích thích khác nên đã có những xử sự trái đạo đức, trái pháp luật, xúc phạm người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội và trong trạng thái bị kích động người phạm tội đã giết nạn nhân, có khoảng 8% nạn nhân và người phạm tội đều sử dụng rượu hoặc chất kích thích khác; trường họp giết người vì coi thường pháp luật, tính mạng, sức khỏe của người khác chiếm 35%; giết người vì động cơ tư lợi chiếm 17%, còn lại là trường họp khác

1.5 Nạn nhân của tội phạm giết người

Nạn nhân của tội phạm giết người là đối tượng bị tội phạm giết người xâm phạm đến tính mạng Trong từng tình huống phạm tội giết người cụ thể, vai trò của nạn nhân được thể hiện qua hành vi xử sự của họ Mặc dù thực té, đa số các

vụ án giết người xảy ra đều có nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội, bản thân nạn nhân không hề có lỗi thậm chí họ còn rất sợ kẻ phạm tội và đã có ý thức đề phòng nhũng họ vẫn bị giết chết một cách vô nguyên cớ Thế nhưng, vẫn

31

Trang 36

cỏ trường hợp khi vụ án giẽt người xay ra, chính nạn nhan lại là 11 Lĩ ười có lõi Qua

nghiên cứu 122 vụ án giết người trên địa bàn tính Khánh Hòa trong thời gian từ năm 2001 - 2007, có 132 người là nạn nhân Trong số đỏ có 35 vụ có lỗi của người bị hại chiêm tý lệ 19,89% Trường hợp nạn nhân có lỗi là đo nạn nhân đã lựa chọn và thực hiện hành vi trái pháp luật (trộm cắp, cướp giật ); hoặc có lỗi trong ứng xử, cụ thể: nạn nhân có hành vi, cử chỉ hoặc lời nói thiếu tế nhị như bỡn cợt, nhạo báng, xỉ vả đã xúc phạm đen người phạm tội; hoặc vì lý do nhỏ nhặt đã có hành vi tấn công đối tượng phạm tội trước, từ đó gây kích động về tinh thần của đối tượng gây án làm thúc đẩy việc hình thành ý định thực hiện tội phạm của người phạm tội Tuy nhiên cho dù nạn nhân có lồi, nhưng nếu người phạm tội không thực hiện tội phạm mà lựa chọn xử sự phù hợp với yêu cầu của xã hội thì tội phạm vẫn không xảy ra Do đó nguyên nhân dẫn đến tội phạm tội giết người xảy ra trước hết vẫn thuộc về hành vi trái pháp luật của người phạm tội, còn hành

vi nạn nhân chỉ có thể là điều kiện thúc đẩy người phạm tội thực hiện tội phạm Nghiên cứu 132 nạn nhân của tội giết người, có 122 người bị giết và 10 người bị thương, có 20 nạn nhân là nữ giới còn lại 112 nạn nhân là nam giới, có 7 người là trẻ em, 18 người chưa thành niên, 6 người cao tuổi, còn lại 101 người là trung niên Số liệu này cho thấy nạn nhân là nam giới và ở độ tuổi thanh niên chiếm tỷ

lệ lớn hơn nạn nhân là nữ giới và ở những lứa tuổi khác Nguyên nhân là do nạn nhân ở độ tuổi thanh niên chưa đủ chín chắn, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng sống, cũng như việc đối nhân xử thế nên khi xảy ra va chạm đã không biết cách xử trí, hòa giải nên không thể ngăn chặn được hành vi phạm tội của người khác Trường hợp nạn nhân là người có lỗi, đa số có trình độ văn hóa thấp nên nhận thức và hiểu biết pháp luật có phần hạn chế, lại hay thích thể hiện sức mạnh của bản thân, một số khi bị kích thích bởi bia, rượu họ rất dễ chọc ghẹo, gây gổ với người khác dẫn tới xô xát, đánh nhau rồi trở thành nạn nhân của những vụ án giết người Đây cũng chính là điều mà chúng ta cần lưu ý khi xây dựng biện pháp đấu tranh, chống và phòng ngừa tội phạm này Nhất là công tác giáo dục trong nhà trường

và gia đình về việc giáo dục kỹ năng sống, cách thức ứng xử khi có va chạm,

Trang 37

xung đột xáy ra cũng như còng tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật trong cộng đồng dân cư.

Bên cạnh đó, qua nghiên cứu 122 vụ án giết người với 176 bị cáo và 132 nạn nhân chúng tôi thấy ràng mối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhản trong các vụ án giết người hầu hết là quen biết với nhau có thể là anh em họ hàng, bạn

bè quen biết hoặc là hàng xóm láng giềng với nhau, bạn làm ăn hay cùng nơi làm việc chiếm 77%, chỉ có 23% là không quen biết Nhũng trường hợp giết người không quen biêt thường là do mâu thuẫn bột phát trong quan hệ xã hội Trong đó,

số vụ giết người có quan hệ thân thích, ruột thịt chiếm tỷ lệ 9% (11/122 vụ) Như trường hợp chồng giết vợ một cách dã man, tàn ác để thỏa mãn sự ghen tức cá nhân hoặc giết người kèm theo một tội phạm khác như hiếp dâm, cướp của, giết người thân là cha, mẹ ruột hoặc anh, em ruột mình Đây là một thực trạng đáng báo động và lo ngại cần phải suy nghĩ về sự suy thoái đạo đức và lối sống trong các quan hệ truyền thống của người Việt Nam Do vậy, nghiên cứu mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội không những giúp cho cơ quan điều tra có thể khoanh vùng, thu hẹp phạm vi điều tra đối tượng nghi vấn nhằm sớm phát hiện đối tượng gây án, mà còn giúp cho các cơ quan chức năng lưu tâm đến vấn đề này khi xây dựng các biện pháp đấu tranh phòng chống loại tội phạm này Trong

đó cần phải bàn đến nguyên nhân về văn hoá, nhất là sự xâm lấn, du nhập của thứ văn hóa ngoại lai không lành mạnh đã làm xói mòn những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống Từ đó đề cao việc giáo dục đạo đức, ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết, trọng nghĩa tình, giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của người Việt Nam Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà

33

Trang 38

C h u ô n g II

Tội phạm nói chung cũng như tội giết người nói riêng là một hiện tượng xã hội, do vậy nó cũng có những nguyên nhân cơ bủn của nó, đó là những hiện tượng xã hội có khả năng làm phát sinh tội phạm Theo cách hiểu chung thì nguyên nhân của tội phạm là các “yếu tố” iàm phát sinh tội phạm và tội phạm được thực hiện là kết quả của sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố nhất định Nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm là nghiên cứu các yếu tố bên trong người phạm tội cũng như các yếu tố bên ngoài của môi trường sống và sự tác động qua lại giữa các yếu tố này Mỗi yếu tố này đều là tác nhân của quá trình đưa đến hành vi phạm tội nên không thể phân định những yếu tố này thành nguyên nhân của tội phạm và điều kiện của tội phạm Từ đó chúng tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm của giáo sư tiến sỹ Nguyễn Ngọc Hòa chỉ có thể nói đến nguyên nhân của tội phạm mà không thể nói đến điều kiện của tội phạm khi xem xét các yếu tố tác động qua lại đó Mà tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình tác động qua lại này đều phải được xem là nguyên nhân của tội phạm Mặt khác khi nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm đòi hỏi phải xác định được các nhóm yếu tố làm phát sinh tội phạm và chỉ ra cơ chế tác động của nhũng nhóm yếu tố này trên cơ sở phân tích, đánh giá THTP Cũng như tội phạm nói chung, sau khi phân tích tình hình tội phạm giết người xảy ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, chúng tôi rút ra được 4 nhóm yếu tố có thể được xem là nguyên nhân của tội phạm giết người

2.1 Nguyên nhân về kinh tế - xã hội

Tội phạm tồn tại trong xã hội và thay đổi theo các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, chịu sự sự tác động, chi phối bởi nhiều yếu tổ, trong đó có yếu tố kinh

tế - xã hội Do vậy, nguyên nhân kinh tế - xã hội là nguyên nhân quan trọng nhất

và có tính quyết định

Những năm qua, thực hiện công cuộc đổi của đất nước trên tất cẳ'các lĩnh vực cùng với sự chuyển hướng của nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong bối cảnh hội nhập với nền kinh tế khu vực và thê giới, nền kinh tế của chúng ta đă có nhiều khởi sắc, tạo

Trang 39

nên những chuyến biến tích cực trong đời sống kinh tể - xã hội Trong xu thế chung đó, nền kinh tể - xã hội của tỉnh Khánh Hòa cũng đang trên đà phát triền, đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp dân cư được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế từ năm 2001 đến nay, bình quân hàng năm đạt từ 10,84% - 11% Tuy nhiên, bản thân nền kinh tế thị trường không phải chỉ có mặt tích cực, kích thích sản xuất phát triển mà mọi nền kinh tế đều có những mặt trái của nó và mặt trái này tác động không nhỏ đến mọi mặt của đời sống xã hội, làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề xã hội, đó là tình trạng thiếu việc làm của người lao động, sự

di dân tự do, sự phân hoá giàu nghèo đã tạo nên những giai tầng trong xã hội, sự xuống cấp về đạo đức, nền văn hoá có nguy cơ bị lai căng

Nền kinh tế thị trường với giá trị làm năng động hơn các nhân tố kinh tế, khai thác mọi tiềm năng lao động xã hội tạo động lực cạnh tranh thúc đẩy sản xuất phát triển Chấp nhận nền kinh tế mở, kinh tề nhiều thành phần đòi hỏi chúng ta phải có những thay đổi căn bản về quan niệm nhận thức, về cung cách làm ăn mới Vì lẽ đó, các chủ thể khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều

có thể bộc lộ sự tự do cạnh tranh nhằm hướng tới mục tiêu lợi nhuận nên họ có những yêu cầu, đòi hỏi cao đối với trình độ kỹ thuật, năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng nghề nghiệp của người lao động M ặt khác họ luôn tìm cách hạn chế

sử dụng số lao động ở mức thấp nhất để giảm chi phí Do vậy số lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc hoặc rơi vào tình cảnh không tìm được việc làm trở nên thất nghiệp Bên cạnh đó nền kinh tể thị trường với quy luật cạnh tranh gay gắt và khốc liệt, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh do bị cạnh tranh không đứng vững đã lâm vào tình trạng phá sản phải giải thể doanh nghiệp, kéo theo hàng loạt người lao động rơi vào tình cảnh thất nghiệp Theo số liệu thống kê của

Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Khánh Hòa, đến năm 2007 số người thất nghiệp trên toàn tỉnh là 44.166.000 người nhưng chỉ giải quyết được 26.500.000 lượt lao động có việc làm (đạt 60% chỉ tiêu kế hoạch) Chính những điều này đã tạo ra gánh nặng cho tỉnh Khánh Hòa và tạo điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội nảy sinh Ngoài ra phải kể đến một số lượng học sinh tốt nghiệp phổ thông nhưng không tìm được việc làm, một sổ trở nên lêu lỏng, hư hỏng Đ.iều đáng nói

35

Trang 40

là khi không có việc làm, khi nhu cầu lao động không được đáp úng sẽ dễ làm cho con người bị ức chế về tâm lý (do không được thoả mãn những nhu cầu tiếp xúc với môi trường bên ngoài gia đình, nhu cầu định hướng nghề nghiệp, nhu cầu được hoạt động trong một tổ chức ) Khi trạng thái tinh thần căng thẳng có thể làm cho con người ta có những hành vi vượt ra ngoài tầm kiểm soát của bản thân,

dễ dẫn đến hành vi phạm tội, trong đó có tội phạm giết người Hơn nữa những người thất nghiệp do bế tắc trong cuộc sống, dễ bị ảnh hưởng của cách sống tiêu cực, bị đe doạ trực tiếp từ các tệ nạn xã hội nên họ dễ sa ngã vào những hành vi phạm pháp Theo sổ liệu thống kê đã phân tích ở chương 1, sổ người phạm tội giết người không có việc làm chiếm 59%, còn sổ người phạm tội có việc làm chiếm tỷ lệ 41% Thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc việc làm không phù hợp, không bảo đảm các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống lại thiếu sự quản lý, giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội nên lứa tuổi thanh niên dễ có những hành vi phạm pháp Như vậy, thất nghiệp không những làm giảm mức sống vật chất của người dân mà còn kéo theo những hậu quả tâm lý - xã hội bất lợi Vì vậy chính sách giải quyết việc làm là biện pháp hữu hiệu không thể thiếu được trong phòng ngừa tội phạm

Tuy có một số người thất nghiệp bởi sự khắt khe của cơ chế quản lý kinh tế mới thì cũng chính từ cơ chế mới này lại mở đường cho nhiều ngành nghề kinh doanh và các loại hình dịch vụ mới phát sinh và phát triển tạo cơ hội và điều kiện cho số người lao động không qua đào tạo nghề tìm kiếm được việc làm Đặc biệt

là ở Khánh Hòa nơi có nhiều khu du lịch, nghỉ mát nổi tiếng và lý tưởng, thu hút rất nhiều du khách đến tham quan du lịch và làm ăn sinh sổng tại đây Dựa vào ưu thế đó, nhiều ngành nghề và các loại dịch vụ như nhà nghỉ, quán ba, vũ trường, masage, thuê xe, bán hàng rong đã xuất hiện ngày càng nhiều và tập trung chủ yểu ở các khu vực đông dân cư, khu du lịch, khu công nghiệp, nhà ga, bến cảng, bến x e S ự phát triến của các ngành nghề này đã thu hút một lực lượng không nhỏ cư dân, lao độno, thất nghiệp từ các địa phương khác đồ về thành thị, tập trung chủ yêu ở thành phố Nha Trang và thị xà Cam Ranh hoặc một bộ phận nônẹ

Ngày đăng: 24/01/2021, 22:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Nguyễn Ngọc Hòa (1999), “Mục đích của hình phạt”, Tạp chí Luật học, (1), tr. 9 - 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mục đích của hình phạt
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hòa
Năm: 1999
12. Nguyễn Ngọc Hòa (2001), “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người - So sánh giữa Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật hình sự 1985”, Tạp chí Luật học số, (1), tr. 30 - 33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người - So sánh giữa Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật hình sự 1985
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hòa
Năm: 2001
17. Đỗ Đức Hồng Hà (2004), “Một số đặc điểm tội phạm học của tội giết người”, tạp chí Nhà nước và pháp luật, (6), tr. 71 - 78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm tội phạm học của tội giết người
Tác giả: Đỗ Đức Hồng Hà
Năm: 2004
18. Lê Thế Tiệm (2005), “ Huy động sức mạnh của toàn xã hội trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm ”, Tạp chí Công an nhân dân, (1), tr. 15 - 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huy động sức mạnh của toàn xã hội trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm
Tác giả: Lê Thế Tiệm
Năm: 2005
19. Dương Tuyết Miên (2005), “Nạn nhân của tội phạm học dưới góc độ tội phạm học”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (20), tr. 6 - 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nạn nhân của tội phạm học dưới góc độ tội phạm học
Tác giả: Dương Tuyết Miên
Năm: 2005
21. Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2006), “ Đấu tranh phòng, chống tội phạm bằng các biện pháp quản lý hành chính Nhà nước ”, Tạp chí quản lý Nhà nước, (131), tr.1 7 - 2 0 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đấu tranh phòng, chống tội phạm bằng các biện pháp quản lý hành chính Nhà nước
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hoa
Năm: 2006
24. Dương Tuyết Miên (2007), “Bàn về tình hình tội phạm”, Tạp chí Toà án nhân dân, (24), trang 5 - 1 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về tình hình tội phạm
Tác giả: Dương Tuyết Miên
Năm: 2007
26. Đăng Huyền (2007), “Một bài học về công tác phòng ngừa tội phạm ở xã, phường”, Báo công an nhân dân, tr. 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một bài học về công tác phòng ngừa tội phạm ở xã, phường
Tác giả: Đăng Huyền
Năm: 2007
1. Bộ luật hình sự năm 1999, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2000 Khác
2. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1998 Khác
3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2006 Khác
4. Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2005 - 2010, Khánh Hòa, 2005 Khác
5. Nghị quyết 48/NQ/TW của Bộ chính trị về chiến lược và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội, 2005 Khác
6. Đinh Văn Quế (1994) , Trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của con người, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Khác
7. Nguyễn Ngọc Hòa, Kiều Đình Thụ, Lê Thị Sơn, Trần Văn Độ (1997), Luật hình sự Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Khác
8. Trần Văn Độ (1997), Luật hình sự Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Khác
9. Lê Thị Sơn (1997), Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự, Tạp chí Luật học, (1), tr. 47 - 51 Khác
11. Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Khác
13. Nguyễn Ngọc Hòa (2001), “Bộ luật hình sự năm 1999 với việc quy định đặc điểm nhân thân là dấu hiệu định tội, Tạp chí Luật học, (6), tr. 19 - 22 Khác
14. Đinh Văn Quế (2002), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm - tập II, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w