Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
76,68 KB
Nội dung
CƠSỞLÝLUẬNVỀHOẠTĐỘNGBẢOLÃNHTẠICÔNGTYTÀICHÍNH 1.1. Tổng quan vềCôngtytàichính 1.1.1. Khái niệm Trong bất kỳ thời đại nào cũng vậy, nền kinh tế muốn phát triển thì phải chú ý thúc đẩy hoạtđộng lưu thông vốn. Có nhiều tổ chức tàichính tham gia vào việc đó như: NH, Quỹ tín dụng, Quỹ tiết kiệm, côngty Chứng khoán và CTTC. Ở Việt Nam, khái niệm CTTC được quy định rõ tại điều 2 Nghị định 79/2002/NĐ - CP như sau: “ CôngtyTàichính là loại hình tổ chức tín dụng phi NH, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn vềtài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm”. Sở dĩ CTTC được gọi là “phi Ngân hàng” vì NH và CTTC đều là trung gian tàichính với hoạtđộng chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, nhưng có một số khác biệt, cụ thể: - Các CTTC không nhận tiền gửi của dân chúng, của các tổ chức kinh tế xã hội… với thời hạn ngắn hạn và dưới hình thức mở tài khoản. Để tạo nguồn vốn bổ sung cho hoạtđộng của mình, các CTTC được vay dưới hình thức phát hành các phiếu nợ dài hạn. - Các CTTC không được thực hiện các dịch vụ thanh toán và tiền mặt, không sử dụng vốn vay của dân để làm phương tiện thanh toán. - Các CTTC gần như không bị điều hành chặt chẽ bởi Chính phủ. Chính phủ chỉ điều hành số tiền cực đại mà các CTTC có thể cho các cá nhân người tiêu dùng vay và kỳ hạn của hợp đồng nợ, nhưng không hạn chế về việc mở chi nhánh, về những tài sản mà họ nắm giữ và sự thu nhận vốn của các CTTC. Điều đó giúp cho các CTTC có thể phục vụ tốt các nhu cầu của khách hàng hơn các NH. 1.1.2. Hoạtđộng của Côngtytàichính • Huy động vốn Vốn là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp, gồm hai bộ phận: vốn chủ sở hữu và nợ vay. Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu vốn và phương thức huy động vốn khác nhau, những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường thì vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn. Nhưng đối với các tổ chức trung gian tàichính như CTTC thì vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷ lệ ít hơn nợ vay. Huy động vốn là hoạtđộng tạo nguồn vốn cho CTTC, đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạtđộng của công ty. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn được đa dạng hóa nhằm khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế. Đầu tiên phải kể đến vốn góp ban đầu. Khi một đơn vị kinh doanh được thành lập, chủ đơn vị đó phải cósố vốn ban đầu nhất định do các cổđông – chủ sở hữu góp. Tùy tính chất mỗi CTTC mà nguồn hình thành ban đầu khác nhau, có thể là vốn do các cổđôngđóng góp, do các bên liên doanh đóng góp hoặc sở hữu tư nhân hoặc vốn của côngty mẹ… Tiếp đến là nguồn vốn từ lợi nhuận không chia. Tài trợ bằng lợi nhuận không chia – nguồn vốn nội bộ là một phương thức tạo nguồn tàichính quan trọng và khá hấp dẫn vì giảm được chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, việc tái đầu tư không chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh lợi của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách khuyến khích tái đầu tư của Nhà nước. Đối với côngtycổ phần thì việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số yếu tố rất nhạy cảm. Khi côngty để lại một phần lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổđông không được nhận cổ tức nhưng bù lại, họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty. Điều này một mặt khuyến khích cổđông nắm giữ cổ phiếu lâu dài, nhưng mặt khác, dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong ngắn hạn do cổđông chỉ nhận được một phần cổ tức nhỏ. Ngoài ra, để huy động vốn, CTTC có thể vay của tổ chức tín dụng khác hoặc vay trên thị trường vốn. Cũng giống như doanh nghiệp, CTTC tiến hành phát hành các giấy nợ (kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác). Vay trên thị trường vốn là khoản vay trung và dài hạn, không có đảm bảo, những CTTC có uy tín hoặc trả lãi cao sẽ vay được nhiều hơn. Có nhiều vấn đề côngty cần quan tâm trước khi quyết định phát hành trái phiếu như: chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu. Trên thị trường tàichính ở nhiều nước thường lưu hành loại trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất thay đổi, trái phiếu có thể thu hồi. Một kênh huy động vốn khác là tiền gửi của các tổ chức, cá nhân nhưng CTTC chỉ được nhận tiền gửi từ 1 năm trở lên. • Hoạtđộng tín dụng - Cho vay: Việc cung cấp tín dụng của CTTC góp phần hỗ trợ sự phát triển cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người tiêu dùng với một mức lãi suất hợp lý, trong đó cho vay là chức năng hàng đầu của CTTC. CTTC có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; cho vay theo ủy thác của Chính Phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay trả góp. - Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác: Đây được coi là một nghiệp vụ đơn giản, dựa trên sự tín nhiệm giữa CTTC và những người ký tên trên thương phiếu. Thương phiếu được hình thành chủ yếu từ quá trình mua bán chịu hàng hóa và dịch vụ giữa khách hàng với nhau. Người mua (hoặc người thụ hưởng) có thể giữ thương phiếu đến hạn để đòi tiền người mua (hoặc người phải trả) hoặc mang đến CTTC để xin chiết khấu trước hạn. Trong trường hợp người thụ hưởng mang đến xin chiết khấu thì sau khi kiểm tra độ an toàn của thương phiếu, CTTC có thể đưa tiền cho người bán và nắm giữ thương phiếu. CTTC có thể tái chiết khấu thương phiếu tại NHNN để đáp ứng nhu cầu thanh khoản với chi phí thấp. - Bảo lãnh: Bảolãnh của CTTC là cam kết của CTTC dưới hình thức thư bảolãnhvề việc thực hiện nghĩa vụ tàichính thay cho khách hàng của mình khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết. Nói cách khác bản chất của bảolãnhchính là một hình thức tài trợ của CTTC cho khách hàng, qua đó khách hàng có thể có được nguồn tài trợ mới, mua được hàng hóa hoặc thực hiện được các hoạtđộng sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp CTTC thực hiện nghĩa vụ bảolãnh thay cho khách hàng, khách hàng phải nhận nợ vô điều kiện với CTTC đó trên cơsởsố tiền được trả thay với lãi suất theo quy định của CTTC. • Mở tài khoản và dịch vụ ngân quỹ Cũng giống như NH, các CTTC được mở tài khoản tiền gửi tại NH Nhà nước, được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. CTTC cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý ngân quỹ, đó là quản lý thu, chi cho một côngty kinh doanh và tiến hành đầu tư thặng dư tiền mặt tạm thời với các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. • Các hoạtđộng khác Ngoài 3 hoạtđộngchính nêu trên, CTTC còn có thể thực hiện các hoạtđộng khác như: - Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác - Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng - Tham gia thị trường tiền tệ - Thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng - Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá cho các doanh nghiệp - Được quyền nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, NH, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lýtài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng - Cung ứng các dịch vụ về NH, tài chính, tiền tệ, đầu tư cho khách hàng - Cung ứng các dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác 1.2. Hoạtđộngbảolãnh của CôngtytàichínhHoạtđộng ngoại bảng (Off- Balance- Sheet) là những sản phẩm dịch vụ mà côngty đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mang lại thu nhập cho công ty. Song côngty không phải sử dụng nguồn vốn của mình để thực hiện nghĩa vụ ngay khi ký kết hợp đồng. Đây chính là lợi thế của loại hình hoạtđộng này. Chính vì vậy ngày càng có nhiều hoạtđộng ngoại bảng xuất hiện trên thế giới, các tổ chức trung gian tàichính ráo riết tìm kiếm lợi nhuận bằng những hoạtđộng này, làm cho quy mô hoạtđộng được mở rộng, các loại hình sản phẩm dịch vụ cũng đa dạng hơn. Một sốhoạtđộng ngoại bảng như: kinh doanh trên thị trường ngoại hối, mua bán các món vay, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng, bảo lãnh… Nghiệp vụ bảolãnh xuất hiện lần đầu vào giữa những năm 60 của thế kỷ XX tại thị trường nội địa nước Mỹ. Sau đó, vào đầu những năm 70, bảolãnh bắt đầu được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế xuất phát từ nhu cầu của các nước Trung Đông. Khi đó, các nước Trung Đông đã phát triển nhanh chóng nhờ vào việc khai thác nguồn dầu mỏ dồi dào của mình. Song song với tốc độ phát triển, nhu cầu xây dựng cơsở hạ tầng; dự án canh tân công, nông nghiệp; an ninh quốc phòng… cũng tăng lên. Trung Đông ký kết nhiều hợp đồng với các nước phương Tây để đáp ứng nhu cầu đó, song một vấn đề đặt ra: giá trị các hợp đồng quá lớn nhưng không có gì đảm bảo các nước phương Tây sẽ thực hiện đúng theo hợp đồng. Do đó, lần đầu tiên trong giao dịch thương mại giữa hai nước nghiệp vụ bảolãnh đã được thực hiện. Bảolãnh độc lập do NH của các nước phương Tây phát hành đã thực sự đáp ứng được yêu cầu về sự thuận lợi và an toàn cho các nước Trung Đông. Kể từ đó đến nay nghiệp vụ bảolãnh luôn khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế. Ở Việt Nam, hoạtđộngbảolãnh mới chỉ xuất hiện vào đầu những năm 90 - khi nền kinh tế nước ta bắt đầu hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực do vậy không tránh khỏi những thiếu sót cần được khắc phục. 1.2.1. Các khái niệm liên quan đến hoạtđộngbảolãnh • Bảolãnh Là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tàichính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. Từ khái niệm trên ta thấy có 3 bên liên quan trong một nghiệp vụ bảo lãnh: bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh. Các bên được hiểu như sau: • Bên bảolãnh (The Guarantor): Là các tổ chức tín dụng thực hiện việc phát hành bảo lãnh. Đó có thể là NH hay các tổ chức tín dụng phi NH. Các tổ chức tín dụng này được quy định rõ trong điều 3 của quy chế bảolãnh do NHNN ban hành. • Bên được bảolãnh (The Principal) Là khách hàng được tổ chức tín dụng bảo lãnh. Những khách hàng này được quy định trong điều 4 của quy chế bảolãnh do NHNN ban hành. • Bên nhận bảolãnh (The Beneficiary) Là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảolãnh của tổ chức tín dụng. • Các bên liên quan Là các bên có liên quan đến nghiệp vụ bảolãnh của tổ chức tín dụng, như bên bảolãnh đối ứng, bên xác nhận bảolãnh và các bên khác (nếu có). • Cam kết bảolãnh Là cam kết bằng văn bản với bên nhận bảolãnhvề việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tàichính thay cho khách hàng của mình khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Đó có thể là cam kết đơn phương của tổ chức tín dụng hoặc cũng có thể là thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và bên được bảolãnh với bên nhận bảo lãnh. • Hợp đồngbảolãnh Là văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng với khách hàng về quyền lợi và nghĩa vụ các bên trong việc bảolãnh và hoàn trả. • Thư bảolãnh Là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên nhận bảolãnhvề nghĩa vụ tàichính sẽ thực hiện thay cho khách hàng được bảo lãnh. Mối quan hệ giữa các bên trong nghiệp vụ bảolãnh được biểu diễn bằng sơ đồ sau: Tổ chức tín dụng(bên bảo lãnh) Khách hàng(bên được bảo lãnh) Người thứ ba(bên nhận bảo lãnh) (1) (2) (3) (4)(5) Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các bên trong nghiệp vụ bảolãnh (1) Khách hàng ký các hợp đồng với bên thứ ba về thanh toán, về xây dựng hay vay vốn… Bên thứ ba yêu cầu phải cóbảolãnh của tổ chức tín dụng. (2) Khách hàng làm đơn xin được bảolãnh gửi tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng sẽ thực hiện phân tích khách hàng để tìm hiểu về yêu cầu bảolãnh cũng như mức độ rủi ro. Nếu đồng ý, tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ ký hợp đồngbảolãnh và phát hành thư bảo lãnh. (3) Tổ chức tín dụng hoặc khách hàng thông báovề thư bảolãnh cho bên thứ ba. (4) Theo như đã thỏa thuận với khách hàng và bên thứ ba, tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảolãnh với bên thứ ba nếu nghĩa vụ đó xảy ra. (5) Theo như hợp đồngbảolãnh đã ký với khách hàng, tổ chức tín dụng yêu cầu khách hàng phải thực hiện các nghĩa vụ tàichính đối với tổ chức tín dụng (trả nợ gốc, lãi hoặc phí). 1.2.2. Các loại hình bảolãnhtạiCôngtytàichính Tùy vào mục đích nghiên cứu, bảolãnh được chia theo các tiêu chí khác nhau. Có thể phân theo phạm vi bảolãnh (bảo lãnh trong nước và ngoài nước), theo phương thức phát hành (bảo lãnh trực tiếp và bảolãnh gián tiếp), theo mục đích bảolãnh (gồm 6 loại chính: bảolãnh vay vốn, bảolãnh thanh toán, bảolãnh dự thầu, bảolãnh thực hiện hợp đồng, bảolãnhbảo đảm chất lượng sản phẩm, bảolãnh hoàn thanh toán). 1.2.2.1. Phân loại theo mục đích Theo điều 5 của Quy chế bảolãnh do NHNN ban hành thì bảolãnh được chia thành 6 loại chính, đó là: Bảolãnh vay vốn: Hiện nay, ngoài cách vay vốn từ NH thì các DN, các tổ chức tín dụng có thể vay trên thị trường vốn, nghĩa là phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, nếu uy tín của côngty trên thị trường chưa cao, việc phát hành sẽ rất khó khăn do không tạo được niềm tin ở người cho vay. Để khắc phục điều này côngty sẽ ký hợp đồngbảolãnh với tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng sẽ cam kết trả nợ thay cho côngty trong trường hợp côngty không trả được nợ đầy đủ và đúng hạn. Đây chính là bảolãnh vay vốn hay còn gọi là bảolãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay. Nói cách khác, bảolãnh vay vốn là phương tiện đảm bảo cho người cho vay. Bảolãnh thanh toán: Loại bảolãnh này xuất phát từ hoạtđộng tín dụng thương mại, nó được dùng như một phương tiện đảm bảo thanh toán trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua tài chính, hợp đồng xây dựng Để đảm bảo an toàn cho người bán, người mua sẽ ký hợp đồngbảolãnh với tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng cam kết thanh toán cho người bán trong trường hợp người mua không thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Số tiền và thời hạn thanh toán do hai bên đối tác quy định trong hợp đồng, thường bằng 100% giá trị hợp đồngcơsở còn thời hạn do hai bên thỏa thuận. Tuy về mục đích bảolãnh thanh toán cũng giống như thư tín dụng (L/C) là bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán nhưng bảolãnh thanh toán lại có bản chất khác biệt. Thư tín dụng thông thường là cam kết thanh toán của người phát hành cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng xuất trình giấy tờ, chứng từ thương mại phù hợp chứng tỏ đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của người thụ hưởng. Trong khi đó, bảolãnh thanh toán là cam kết của người phát hành bồi hoàn cho người thụ hưởng trong trường hợp người được bảolãnh không thực hiện nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng. Điều đó có nghĩa là: thư tín dụng là một phương thức thanh toán còn bảolãnh thanh toán là một phương thức bảo đảm thanh toán. Bảolãnh dự thầu: Đối với những hợp đồng lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, thiết kế hay cung cấp thiết bị, người chủ công trình thường lựa chọn đối tác thông qua đấu thầu. Tuy nhiên, tổ chức đấu thầu có thể gặp một số rủi ro như: trúng thầu nhưng không thực hiện hợp đồng hay kê khai không đúng yêu cầu gây nhầm lẫn khi bỏ thầu. Để hạn chế rủi ro đó, chủ thầu yêu cầu các nhà thầu phải ký quỹ hay phải cóbảolãnh dự thầu. Số tiền này sẽ được dùng để trang trải cho những chi phí phải dùng đến khi biến cố xấu xảy ra. Do ký quỹ gây nhiều thủ tục phức tạp, đặc biệt làm đọng vốn của bên tham gia dự thầu nên nhiều chủ thầu yêu cầu thay thế tiền ký quỹ bằng bảo lãnh. Bảolãnh dự thầu có giá trị tương đương với số tiền ký quỹ của các nhà thầu không cóbảo lãnh, và thường bằng 1% đến 5% giá trị hợp đồng đấu thầu. Khi xem xét cấp thư bảo lãnh, tổ chức tín dụng phải đánh giá chính xác khả năng vềtài chính, kỹ thuật và năng lực thực hiện cam kết của nhà thầu với chủ đầu tư. Do đó, bảolãnh dự thầu đảm bảo rằng chỉ các nhà thầu có uy tín, năng lực về chuyên môn và kỹ thuật mới được tham gia dự thầu, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư trong việc xem xét đánh giá các đơn vị thầu. Bảolãnh dự thầu không có hiệu lực thanh toán khi người được bảolãnh (người dự thầu) không trúng thầu. Thư bảolãnh của người không trúng thầu sẽ tự động hết hiệu lực với điều kiện người dự thầu không rút lui khỏi cuộc đấu thầu trước khi đơn thầu hết hiệu lực. Bảolãnh thực hiện hợp đồng: Là cam kết của bên bảolãnhvề việc chi trả tổn thất hộ khách hàng nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ hợp đồng, gây tổn thất cho bên thứ ba. Bảolãnh thực hiện hợp đồng một mặt bù đắp tổn thất cho bên thứ ba, một mặt thúc đẩy khách hàng nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng. [...]... độngbảolãnh thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng bảolãnh Trên đây là phần nội dung trình bày những kiến thức tổng quát nhất vềhoạtđộngbảolãnh Qua đó ta xác định được vai trò cũng như chức năng của hoạtđộngbảo lãnh tạicôngtytàichính Để hiểu rõ hơn ta sẽ đi tìm hiểu hoạtđộngtại một côngtytàichính cụ thể - côngtyTàichính Dầu khí ở chương 2 -Thực trạng hoạtđộngbảolãnhtạiCông ty. .. công trình Vì thế, bên thi công thường thương lượng với chủ công trình về khoản tiền tài trợ cho mình Tổ chức tàichính của côngty xây dựng sẽ phát hành bảolãnh hoàn thanh toán như một công cụ tài trợ để côngty xây dựng nhận được khoản tiền ứng trước từ chủ công trình Việc tổ chức tàichính chấp nhận phát hành bảolãnh cho côngty thi công cũng là một hình thức tài trợ 1.2.4.2 Vai trò của hoạt động. .. phát triển hoạtđộngbảolãnhtạiCôngtytàichính 1.3.2.1 Các nhân tố thuộc về tổ chức bảolãnh Trình độ cán bộ: Trình độ chuyên môn và phẩm chất của nhân viên tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng bảolãnh nói riêng Chất lượng bảolãnh tốt thì lượng khách hàng đến với tổ chức sẽ tăng lên, quy mô bảolãnh được mở rộng Hoạtđộngbảolãnh là một hoạtđộng tín dụng... ngày trả tiền đúng vào ngày khách hàng phải trả cho bên thứ ba 1.3 Phát triển hoạtđộngbảolãnhtạiCôngtytàichính 1.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển của hoạtđộngbảo lãnh tạiCôngtytàichính Trong bất cứ hoạtđộng nào, tổ chức tín dụng đều phải xem xét, đánh giá các mặt của hoạtđộng đó Xem xét để biết hoạtđộng đó đã tốt chưa? Cần phải thay đổi gì để phù hợp hơn? Xem xét để có những... hoạtđộngbảolãnh Với những đặc điểm và chức năng nêu trên ta thấy rằng hoạtđộngbảolãnhcó vai trò hết sức quan trọng trong hoạtđộng thương mại quốc tế cũng như các hợp đồng thương mại, xây dựng… trong nước Vai trò nổi bật nhất của hoạtđộngbảo lãnh là giảm thiểu rủi ro cho người thụ hưởng vì họ đã có sự đảm bảo thanh toán của bên bảolãnh Đối với bên được bảo lãnh, do nhờ cóhoạtđộngbảolãnh mà... hoàn Bảolãnh được dùng như một công cụ tài trợ: Không chỉ là công cụ bảo đảm cho người thụ hưởng, bảolãnh còn là công cụ tài trợ thực sự về mặt tàichính cho bên được bảolãnh Chức năng này được thể hiện rõ trong các hợp đồng xây dựng hay buôn bán lớn phải thực hiện trong thời gian dài Người thi công sẽ gặp nhiều khó khăn vềtàichính và chịu nhiều rủi ro khi chủ thầu thanh toán theo hạng mục công. .. và dịch vụ, tỷ lệ này phản ánh vị trí của hoạtđộng đó trong hoạtđộng chung của côngty Nếu tỷ lệ này cao nghĩa là hoạtđộngbảolãnh chiếm vị trí quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh thu của cả công ty, ngược lại nếu tỷ lệ này thấp chứng tỏ hoạtđộngbảolãnh vẫn chưa thực sự phát triển, chưa chiếm được vị trí quan trọng trong hoạtđộng chung của côngty • Tỷ lệ phát sinh nợ Trường hợp khách... ra Bảolãnhcó tính độc lập tương đối với hợp đồngchính Việc thanh toán bảolãnh chỉ hoàn toàn căn cứ vào các điều khoản và điều kiện ghi trong cam kết bảolãnh mà không căn cứ vào quyền kháng nghị phát sinh trong hợp đồngchính 1.2.4 Chức năng và vai trò của bảolãnh 1.2.4.1 Chức năng của bảolãnhBảolãnh được dùng như một công cụ đảm bảo: Chức năng quan trọng nhất của bảolãnh là tạo sự đảm bảo. .. 23/QĐ-NH14 về Quy chế bảolãnh và táibảolãnh vay vốn nước ngoài nhằm đưa họatđộngbảolãnh vào thống nhất Tiếp theo, ngày 16/9/1994, NHNN ban hành quyết định 196/QĐ-NH14 về Quy chế nghiệp vụ bảolãnh của các NH tạo ra hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnhvềhoạtđộng này Sau đó đã có một số quyết định mới để bổ sung, sửa đối các quy chế đã được ban hành Từ đó đến nay, hoạtđộngbảolãnh bắt đầu... các hoạtđộng khác đều phải chịu sự điều tiết của cơ quan Nhà nước Các quy định của Nhà nước vềbảolãnhcó tác dụng quản lý và giám sát hoạtđộngbảolãnh của tổ chức tín dụng Nếu hệ thống quy định, chính sách của Nhà nước lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của hoạtđộngbảo lãnh sẽ làm giảm chất lượng của loại dịch vụ này Và ngược lại, nếu quy định, chính sách phù hợp với thực tế, điều tiết hiệu quả hoạt . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH 1.1. Tổng quan về Công ty tài chính 1.1.1. Khái niệm Trong bất. hoạt động bảo lãnh tại Công ty tài chính 1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển của hoạt động bảo lãnh tại Công ty tài chính Trong bất cứ hoạt động