1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌNH HÌNH ĐỊNH GIÁ, QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG VPBANK

33 426 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 122,27 KB

Nội dung

TÌNH HÌNH ĐỊNH GIÁ QUẢN XỬ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG VPBANK 2.1. Một số nét khái quát về tình hình hoạt động của Ngân hàng VPBank 2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH- GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. hiện nay vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng vào tháng 7/2007. Trong suốt quá trình hình thành phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở thêm Chi nhánh Hải Phòng tháng 7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng. Trong năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài Gòn. Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mở thêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang. Cũng trong năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một số phòng giao dịch thành chi nhánh đó là Phòng Giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng Giao dịch Chương Dương. Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước cho mở thêm phòng giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng) phòng giao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba (trực thuộc chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Bách Khoa, phòng Giao dịch Tràng An (trực thuộc chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình (trực thuộc chi Nhánh Sài Gòn), Phòng Giao dịch Khánh Hội (trực thuộc chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả (trực thuộc chi nhánh Quảng Ninh), phòng giao dịch Phạm văn Đồng (trực thuộc chi nhánh Thăng long), phòng giao dịch Hưng Lợi (trực thộc chi nhánh Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản nợ khai thác tài sản; Công ty Chứng Khoán. Tính đến tháng 8 năm 2006, Hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh 16 phòng giao dịch tại các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc; Bắc Giang 2 Công ty trực thuộc. Năm 2006, VPBank sẽ mở thêm các chi nhánh mới tại Vinh (Nghệ An); Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang, Bình Dương; Đồng Nai, Kiên Giang các phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn hệ thống của VPBank lên 50 chi nhánh phòng giao dịch. Hiện tại VPBank đã có 90 chi nhánh phòng giao dịch hoạt động tại 34 tỉnh, thành trên cả nước. Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 2.600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự. Đại hội cổ đông năm 2005 được tổ chức vào cuối tháng 3/2006, một lần nữa, VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ. Phấn đấu trong một vài năm tới trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc nằm trong nhóm 5 Ngân hàng dẫn đầu các Ngân hàng TMCP trong cả nước. 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động của VPBank  Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn dài hạn của các tổ chức cá nhân dưới các hình thức tiền gửi có kì hạn, không kì hạn.  Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư phát triển của các tổ chức trong nước  Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước các tổ chức tín dụng khác  Cho vay ngắn hạn, trung hạn dài hạn đối với các tổ chức cá nhân  Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu giấy tờ có giá  Hùn vốn, liên doanh mua cổ phần theo pháp luật hiện hành  Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng  Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc  Huy động nguồn vốn từ nước ngoài  Thanh toán quốc tế thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán quốc tế  Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong ngoài nước dưới nhiều hình thức, đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union 2.1. 3. Mục tiêu, phương hướng hoạt động - Nâng cao năng lực tài chính, hoàn thiện về công nghệ quản trị điều hành; + Thực hiện tăng vốn điều lệ theo lộ trình cần thiết để đáp ứng mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của chính phủ vào năm 2008 năm 2010; + Phát hành trái phiếu chuyển đổi để chuẩn bị cho việc tăng vốn điều lệ vào các năm tiếp theo; + Triển khai thành công phần mềm T24 ngay từ cuối quý 3 năm 2007 trên toàn hệ thống ; + Đẩy mạnh hoạt động của các công ty trực thuộc như công ty chứng khoán, công ty Quảntài sản. Tích cực phát triẻn hoạt động phát hành thanh toán thẻ, phát triển hệ thống ATM trên cơ sở tự đầu tư của ngân hàng. - Phát triển mạng lưới hoạt động: + Tích cực mở rộng mạng lưới chi nhánh , phòng giao dịch trên cả nước.Ưu tiên mở các điểm giao dịch tại các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế, các khu đô thị mới , khu đông dân cư có thu nhập cao. Phấn đấu đạt 120 chi nhánh phòng giao dịch; + Ngoài hệ thống chi nhánh phòng giao dịch, VPBank sẽ nhanh chóng triển khai hệ thống thẻ ngân hàng tự động (ATM) để đưa vào hoạt động rộng rãi; + Ngoài hai công ty đã thành lập, sắp tới VPBank sẽ tiếp tục thành lập thêm công ty quản lí quỹ, tham gia góp vốn vào công ty bảo hiểm…; +Đồng thời với việc phát triển mạng lưới hoạt động VPBank sẽ chú trọng công tác tuyển dụng đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu công tác ngày một cao. - Thúc đẩy phát triển các sản phẩm dịch vụ mới: + Trên cơ sở triển khai thành công hệ thống phần mềm T24 hệ thống thẻ ngân hàng tự động (ATM), VPBank sẽ tích cực khai thác các lợi thế về công nghệ trong việc phát triển các sản phẩm mới đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng phong phú. 2.1.4. Tầm nhìn chiến lược Phấn đấu đến năm 2010: Trở thành ngân hàng hàng đầu khu vực phía Bắc, Ngân hàng trong top 5 của cả nước, một ngân hàng có tầm cỡ của khu vực Đông Nam á về chất lượng, hiệu quả, độ tin cậy. 2.1.5.Tổ chức hoạt động của Ngân hàng VPBank : Sơ đồ cơ cấu tổ chức : Ban kiểm soát Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ Hội sở CN Hà Nội CN Hồ Chí Minh CN Sài Gòn CN Hải Phòng CN Huế CN Đà Nẵng CN Cần Thơ CN Quảng Ninh CN Vĩnh Phúc CN Bắc Giang Các chi nhánh cấp 2 phòng giao dịch Phòng thanh toán quốc tế kiều hối Phòng thu nợ Văn phòng VPBank Trung tâm tin học Trung tâm đào tạo Trung tâm kiều hối, phát chuyển tiền nhanh WU Phòng kế toán Phòng ngân quỹ Phòng tổng hợp quản hành chính Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Ban điều hành Hội đồng tín dụng Các ban tín dụng 2.2. Tình hình hoạt động định giá bất động sản thế chấp tại VPBank 2.2.1. Quy định của Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng VPBank về thế chấp bất động sản Bất động sảntài sản có giá trị quan trọng đối với các cá nhân tổ chức hộ gia đình cho nên các hoạt động kinh tế liên quan đến bất động sản đòi hỏi phải cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng, hoạt động thế chấp bất động sản cũng vậy. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thế chấp bất động sản, ở nước ta đã hình thành một hệ thống các văn bản pháp luật xuyên suốt từ trung ương tới các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của các ngân hàng thương mại. Những nội dung về thế chấp bất động sản trước đây đã được quy định trong những văn bản pháp luật sau: Bộ luật dân sự 1999 (chương V); Luật đất đai năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đất đai năm 1993, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999; nghị định số 17/1999/NĐCP ngày 29/3/1999 của Chính phủ; Thông tư số 1417/1999/thị trường ngày 18/9/1999 của Tổng cục địa chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 17/1999/NĐCP, sau đó Luật sửa đổi bổ sung Luật đất đai có hiệu lực từ 1/10/2001. Hiện nay, các quy định mới đã được ban hành thay thế Luật Nghị định cũ không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay, cụ thể hiện nay ngân hàng đang áp dụng quy định về thế chấp bất động sản trong Bộ luật Dân sự 2005 (phần III mục 5 chương XVII của phần thứ ba); Luật đất đai thông qua ngày 26/11/2003; Nghị định 178 hướng dẫn thi hành Luật đất đai các văn bản hướng dẫn khác. Đối với Ngân hàng VPBank, Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào hệ thống văn bản pháp luật hiện hành tình hình thị trường, quy định trình tự, thủ tục về việc thế chấp bất động sản. Bất động sản gồm đất đai các tài sản gắn với đất, việc thế chấp đất đai thực chất là thế chấp quyền sử dụng đất. Vì vậy quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc thế chấp bất động sản bao gồm quy định về thế chấp quyền sử dụng đất thế chấp tài sản gắn với đất (chủ yếu là nhà ở) bao gồm: a) Phạm vi thế chấp quyền sử dụng đất: quyền sử dụng đất có thể được thế chấp một phần hoặc toàn bộ; khi hộ gia đình, cá nhân thế chấp quyền sử dụng đất thì nhà ở, công trình xây dựng khác các tài sản khác của người thế chấp gắn liền với đất chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu có thoả thuận. b) Điều kiện thế chấp. - Đối với hộ gia đình, cá nhân: để tránh tình trạng đem đất đai cùng tài sản gắn trên đất làm vật đảm bảo thế chấp nhiều nơi đảm bảo sử dụng đúng mục đích vốn vay thì điều kiện thế chấp gía trị quyền sử dụng đất tại Ngân hàng VPBank được quy định như sau: + Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp được Nhà nước giao hoặc do nhận quyền sử dụng đất hợp pháp. + Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được Nhà nước cho thuê mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê đất hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm. Giá trị quyền sử dụng đất được thế chấp trong trường hợp thuê đất gồm tiền đền bù thiệt hại khi Nhà nước cho thuê đất (nếu có), tiền thuê đất đã trả cho Nhà nước sau khi trừ đi tiền thuê đất cho thời gian đã sử dụng giá trị tài sản gắn liền với đất đó. + Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất mà trả tiền thuê đất hàng năm thì được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê. + Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở, đất chuyên dùng được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất. - Đối với tổ chức: Tổ chức kinh tế được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất tại Ngân hàng VPBank khi có một trong các điều kiện sau: + Đất do Nhà nước giao có thu tiền. + Đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp. + Đất do Nhà nước cho thuê mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm. Giá trị quyền sử dụng đất được thế chấp trong trường hợp thuê đất gồm tiền đền bù thiệt hại khi được Nhà nước cho thuê đất (nếu có), tiền thuê đất trả cho Nhà nước sau khi trừ đi tiền thuê đất cho thời gian đã sử dụng giá trị tài sản gắn liền với đất đó. + Trường hợp tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối hoặc được Nhà nước cho thuê đất mà trả tiền thuê đất hàng năm thì được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đó. Bên cạnh những điều kiện trên thì khi thế chấp giá trị quyền sử dụng đất các tài sản gắn liền với đất, cá nhân, hộ gia đình tổ chức kinh tế phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Ngân hàng VPBank được phép căn cứ vào quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất, giấy nộp tiền sử dụng đất để cho vay. - Xác định giá trị tài sản gắn liền với đất khi thế chấp Giá trị tài sản gắn liền với đất được xác định căn cứ vào đơn giá xây dựng, thời hạn sử dụng, tình hình tài sản tại thời điểm thế chấp, có thể Ngân hàng VPBank định giá hoặc thuê tổ chức có chuyên môn định giá. Việc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất mà trên đất có tài sản gắn liền, thì giá trị tài sản đảm bảo tiền vay bao gồm giá trị quyền sử dụng đất giá trị tài sản gắn liền với đất. Mức cho vay được xác định không vượt quá 55% giá trị tài sản đảm bảo tiền vay. - Xoá thế chấp, xử tài sản thế chấp để thu hồi nợ. + Xoá thế chấp. Khi bên thế chấp hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thì Ngân hàng VPBank xóa thế chấp việc xoá thế chấp thực hiện như sau: * Bên thế chấp là cá nhân, hộ gia đình gửi thông báo giải chấp đến UBND xã, phường, thị trấn nơi đã đăng ký thế chấp. * Bên thế chấp là tổ chức thì phải gửi thông báo giải chấp đến Sở địa chính- nhà đất để xoá đăng ký thế chấp. UBND xã, phường, thị trấn, Sở địa chính - nhà đất kiểm tra hồ sơ để xoá đăng ký thế chấp trong sổ đăng ký thế chấp đất đai. - Xử tài sản thế chấp. [...]... quy trình định giá quảnbất động sản thế chấp tại Ngân hàng VPBank Trước tiên ta có thể nhận thấy rằng,so với các ngân hàng khác, VPBank đã có một dường lối đúng đắnkhi nhận ra vai trò quan trọng của phòng thẩm định nên đã tách phòng ra hoật động độc lập Nhờ đó quy trình định giá bất động sản thế chấp tại VPBank rất chặt chẽ, bắt đầu từ khâu thẩm tra hồ sơ về tài sản thế chấp đến việc thu thập... được nợ Không trả được nợ 2.2.3 Tình hình công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng VPBank Để có thể hiểu rõ nét về công tác định giá bất động sản bảo đảm tại ngân hàng VPBank, em xin lấy hoạt động cụ thể tại phòng thẩm định tài sản ở chi nhánh Nam Thăng Long, địa chỉ : Tòa nhà M3, M4-91 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội làm minh chứng 2.2.3.1 Cơ cấu phòng thẩm định tài sản bảo đảm - Một trưởng phòng,... thuộc vào sự tăng trưởng phát triển của nền kinh tế Trong thời kỳ nền kinh tế đang tăng trưởng cao, ổn định thì sẽ có năng lực hấp thụ tín dụng cao, giá trị của bất động sản thế chấp trên thị trường được đánh giá cao, các bất động sản thế chấp cũng được định giá cao nhưng khi nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ thì giá trị của bất động sản thế chấp sẽ giảm mạnh Vì vậy khi định giá bất động sản thế. .. thông tin định giá đã được thực hiện, gây khó khăn trong công tác tìm kiếm bất động sản tương tự, mà có khi ngay trong ngân hàng đã được định giá - Nhà nứơc chưa có hệ thống hóa cho thị trường bất động sản, việc quản thị trường bất động sản còn nhiều bất cập Do đó việc dựa vào thông số thị trường còn nhiều hạn chế - Phân cấp quản về hoạt động định giá trên thị trường quản về hoạt động thị... việc xửbất động sản thế chấp gặp khó khăn, thời gian xử bị kéo dài, có thể là 6 tháng, 1 hoặc có khi là 2 năm mới xong, điều này gây ứ đọng vốn của ngân hàng làm giá trị bất động sản thế chấp bị giảm sút Cách thức dịnh giá một tài sản bảo đảm tín dụng của ngân hàng thiếu tính cạnh tranh : vì mỗi cán bộ thẩm định phải chịu trách nhiệm cá nhân về tài sản bảo đảm do mình thẩm định nên khi định. .. đại học trên đại học +Đội ngũ nhân viên trẻ tuổi năng động, nhiệt tình 2.2.3.2 Nhiệm vụ của phòng thẩm định - Thực hiện việc thẩm định đánh giá các tài sản thế chấp cầm cố - Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản thế chấp - Thẩm định chịu trách nhiệm về giá trị thẩm định tài sản thế chấp bảo đảm khoản vay - Xây dựng hoàn thiện hệ thống chuẩn mực trong viêc định giá tài sản thế chấp phù...Khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng thế chấp thì quyền sử dụng đất tài sản gắn trên đất được xử để thu hồi nợ Trong quá trình xử tài sản thế chấp thu hồi nợ, Ngân hàng VPBank sẽ xem xét giảm, miễn lãi cho bên vay theo quy chế giảm, miễn lãi của ngân hàng * Thời điểm tài sản được xử bởi tổ chức tín dụng: - Sau... Sau 60 ngày, kể từ ngày phải trả nợ, nếu khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình, tài sản thế chấp sẽ được xử như thoả thuận - Trường hợp bên vay là tổ chức kinh tế bị giải thể theo luật phá sản, * Phương thức xử tài sản thế chấp: - Trường hợp nhận thấy tài sản thế chấp cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng VPBank bên thế chấp thoả thuận phương án gán nợ Hai bên thoả... tài sản Đánh giá toàn diện về bất động sản như: vị trí địa lý, diện tích, tính năng, mục đích sử dụng, kết cấu, tình trạng pháp của bất động sản Bước 6: Định giá tài sản, lập biên bản định giá, báo cáo trình ban/ hội đồng tín dụng Biên bản định giá phải có các nội dung chủ yếu sau: + chủ sỡ hữu tài sản + Tài sản định giá + Giấy tờ sở hữu tài sản +Xác định tranh chấp + Hiện trạng sử dung tài sản. .. giấy tờ chứng minh quyền hợp pháp của tài sản, chứng minh tài sản đó có bị đem thế chấp nơi khác hay không Cán bộ thẩm định xuống tận nơi có bất động sản thế chấp để lấy dữ liệu thực tế về bất động sản mục tiêu Những vấn đề mà cán bộ thẩm định cần quan tâm đó là: - Địa chỉ cụ thể của bất động sản đem thế chấp - Diện tích hình dáng của bất động sản có giống như được ghi trong quyền sử dụng đất hay không, . động định giá bất động sản thế chấp tại VPBank 2.2.1. Quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng VPBank về thế chấp bất động sản Bất động sản là tài sản. TÌNH HÌNH ĐỊNH GIÁ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG VPBANK 2.1. Một số nét khái quát về tình hình hoạt động của Ngân hàng VPBank

Ngày đăng: 29/10/2013, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w