Sẵn form mẫu bài tiểu luận bao gồm câu trả lời, mục lục và trình bày đẹp, chỉ việc điền tên.Bài tiểu luận cuối kỳ môn học KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG.Liên hệ mua thêm bài giảng làm bài tập hộ qua email: slidepptchuyennghiep gmail.com
Trang 1HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN
KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Số điện thoại:
Nhóm học tập:
Học kỳ:
Hà Nội, 03/2019
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CÂU 1: PHÂN LOẠI CÁC BÀI THUYẾT TRÌNH 3
1 Bài nói cung cấp thông tin - Speaking to Inform 3
2 Bài nói thuyết phục - Speaking to Persuade 3
3 Bài nói phát động - Speaking to Actuate 4
4 Bài nói giải trí - Speaking to Entertain 5
CÂU 2: CHUYÊN ĐỀ “SINH VIÊN LỚP NHÓM 02 VỚI MÔN HỌC KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH” 6
1 Thông tin chung về môn học 6
1.1 Khái niệm kỹ năng thuyết trình 6
1.2 Yêu cầu của kĩ năng thuyết trình 6
1.3 Vai trò của thuyết trình đối với sinh viên 7
2 Thực trạng 8
2.1 Tác phong thuyết trình của sinh viên 8
2.2 Địa điểm, không gian học tập 9
2.3 Về giảng viên 10
3 Giải pháp 10
3.1 Cải thiện tác phong khi thuyết trình 10
3.2 Về địa điểm học tập 11
3.3 Kiến nghị, đề xuất bổ sung 11
4 Kết luận 12
CÂU 3: TẠO SLIDE TRÌNH DIỄN NỘI DUNG CÂU 2 13
LỜI CẢM ƠN 14
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett đã nói “Hãy rèn luyện thuyết trình cho mình mỗi ngày để rút ngắn con đường đến thành công của bạn” Thuyết trình là một công cụ giao tiếp hiệu quả, đóng vai trò to lớn trong sự thành công của mỗi cá nhân Việc học kĩ năng thuyết trình sẽ giúp người thuyết trình học được cách nói trước đám đông, học các kỹ năng áp dụng trong hội thoại, phát triển kỹ năng giao tiếp khi tham gia tuyển dụng, có cơ hội thực hành và tích lũy kinh nghiệm, có thêm tự tin
Kỹ năng thuyết trình yếu kém sẽ khiến bạn mất đi nhiều cơ hội nghề nghiệp, thăng tiến và chứng tỏ năng lực của mình với người khác Và đây là
kỹ năng bạn hoàn toàn có thể rèn luyện được Để có một buổi thuyết trình thành công bạn cần có những bí quyết và kỹ năng thuyết trình trong tay Tổng hợp các chia sẻ, kinh nghiệm, bí quyết, cẩm nang, các bài học để có một buổi thuyết trình thành công và hiệu quả, thu nhận được sự đồng tình ủng hộ của người tham dự Vì vậy, sau khi học xong môn học Kỹ năng thuyết trình em đã làm bài tiểu luận này để hiểu thêm về kĩ năng thuyết trình cũng như đúc kết lại những lý thuyết và kinh nghiệm quý báu mà em
đã thu thập được qua môn học
Trang 4CÂU 1: PHÂN LOẠI CÁC BÀI THUYẾT TRÌNH
1 Bài nói cung cấp thông tin - Speaking to Inform
Một trong những bài nói phổ biến nhất của nói trước công chúng là bài nói cung cấp thông tin Mục đích chính của bài thuyết trình thông tin là chia
sẻ hiểu biết của một người về một chủ đề, nội dung, kiến thước với khán giả Lý do của việc thực hiện một bài phát biểu cung cấp thông tin là rất đa dạng Ví dụ, bạn có thể được yêu cầu để hướng dẫn một nhóm đồng nghiệp
về cách sử dụng phần mềm máy tính mới hoặc báo cáo với các nhà quản lý
về dự án mới nhất… Một nhóm người dân địa phương muốn nghe về hoạt động tình nguyện của bạn ở một thành phố khác trong thời gian nghỉ hè, hoặc bạn chia sẻ kinh nghiệm của bạn về nấu ăn với cả lớp Điểm chung của tất cả các ví dụ trên là chia sẻ thông tin về một chủ đề nào đó tới khán giả/ người nghe
Một bài diễn thuyết cung cấp thông tin có thể được sử dụng cho nhiều ngành nghề, chủ đề khác nhau Bác sĩ thường có những bài diễn thuyết, trình bày về lĩnh vực chuyên môn của họ cho các sinh viên y khoa, các bác
sĩ khác và các bện nhân của họ Những người giáo viên sẽ thấy họ nói chuyện, trình bày và trao đổi với các bậc phụ huynh cũng như với học sinh Những người lính cứu hỏa sẽ diễn thuyết về việc làm sao để kiểm soát ngọn lửa trong các đám cháy… Bài diễn thuyết cung cấp thông tin là một phần khá phổ biến trong cuộc sống thường ngày Bởi vậy, học cách nói hiệu quả
đã trở thành một kỹ năng cần thiết trong thế giới ngày nay
2 Bài nói thuyết phục - Speaking to Persuade
Một lý do phổ biến thứ hai cho các bài nói/ diễn thuyết trước công chúng/ khán giả là để thuyết phục người đó Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chúng ta thường có những lúc sẽ phải thuyết phục, động viên,
Trang 5hoặc làm người khác thay đổi suy nghĩ của họ, có một hành động, hoặc xem xét lại quyết định của họ Ví dụ như thuyết phục ai đó ủng hộ cho giáo dục
âm nhạc trong trường tại địa phương của bạn, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của công ty bạn, hoặc tạo cảm hứng cho sinh viên trường để học tốt, tất cả đều là việc liên quan, ảnh hưởng đến thay đổi suy nghĩ của người khác thông qua “một bài nói thuyết phục”
Đối với một số người, ví dụ như các quan chức dân cử, truyền tải một bài diễn thuyết có sức thuyết phục là một phần quan trọng của việc đạt được
và tiếp tục thành công trong sự nghiệp Những người khác, trong các nghành nghề khác thì sự nghiệp được quyết định bởi sự thuyết phục khách hàng – khách hàng được trả tiền để nghe và để được thuyết phục (bảo hiểm, bán hàng…) Sự ảnh hưởng của các giễn giả, như Les Brown, đã kiếm được hàng triệu đô la mỗi năm từ công việc là thuyết phục giúp đỡ, tạo động lực cho mọi người để họ có thể sống tốt hơn và suy nghĩ tích cực hơn Brian Tracy, một diễn giả chuyên nghiệp, chuyên giúp đỡ các lãnh đạo doanh nghiệp để họ có thể làm việc hiệu quả hơn tại nơi làm việc
Mặc dù việc nói trước công chúng là một cái gì đó bạn làm mỗi ngày hay chỉ một vài lần một năm, nhưng thuyết phục người khác lại là một nhiệm vụ đầy thử thách Nếu bạn có thể phát triển các kỹ năng để thuyết phục một cách hiệu quả, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong cuộc sống cá nhân hay trong học tập và trong công việc
3 Bài nói phát động - Speaking to Actuate
Một bài nói ở cấp độ cao hơn của bài nói thuyết phục Tại đây diễn giả ngoài việc thuyết phục, thay đổi suy nghĩ, định kiến của người nghe về một chủ đề, sản phẩm nào đó, diễn giả phải giúp thôi thúc khán giả thực hiện theo những gì vừa được nghe… Mục đích của bài nghe là thuyết phục khán
Trang 6giả thực hiện, làm theo – có hành động cụ thể Rất ít người đã đạt được
“level” này – việc thuyết phục, thúc đẩy người khác làm theo hướng dẫn, ý kiến, sự thôi thúc của mình
Những bài nói dạng này thường không dựa theo dữ liệu thực tế Diễn giả thường đánh “đòn” tâm lý vào người nghe để người nghe đồng cảm với suy nghĩ, hoàn cảnh của diễn giả
4 Bài nói giải trí - Speaking to Entertain
Nói giải trí liên quan đến một loạt các phát biểu trong nhiều dịp, sự kiện khác nhau, từ giới thiệu đến chúc mừng đám cưới, để trình bày và nhận giải thưởng, để khen ngợi hay trước/sau các buổi lễ nghi tưởng niệm…
Như với bài nói có sức thuyết phục và nhiều thông tin, có các chuyên gia, các nhà lãnh đạo tôn giáo để các diễn viên hài, người kiếm sống/ được trả để truyền tải các bài nói mang tính giải trí Như bất cứ ai đã từng xem một buổi lễ trao thưởng trên sóng truyền hình thì với một bài nói mang tính giải trí là nó cũng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lượng, tìm hiểu về khán giả, đối tượng cũng như đưa ra một câu chuyện Bài nói có thể là một bài nói có chút hài hước, một chút cảm động, một chút cảm hứng – phụ thuộc vào sự kiện để tạo được dấu ấn trong lòng người nghe
Trang 7CÂU 2: CHUYÊN ĐỀ “SINH VIÊN LỚP NHÓM 02 VỚI MÔN HỌC KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH”
1 Thông tin chung về môn học
4.1 Khái niệm kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình là khả năng sử dụng kết hợp kiến thức, thái độ, phương pháp, công cụ cần thiết vào quá trình truyền đạt và dẫn dắt thông tin nhằm làm cho nội dung thông tin có sức hấp dẫn hơn, thu hút được nhiều người nghe hơn
Kỹ năng thuyết trình là sự kết hợp giữa nội dung và hình thức, giữa giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp hình thể, không chỉ truyền đạt thông tin đến đám đông bằng lời nói đến cơ quan thính giác của họ, mà còn truyền đến các giác quan còn lại gồm thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác (bằng hình ảnh, mùi, vị, tiếp xúc)
Kĩ năng thuyết trình là một trong nhiều kĩ năng giao tiếp cơ bản Do
đó, kĩ năng thuyết trình bên cạnh đặc điểm riêng vẫn mang những đặc điểm chung của kĩ năng giao tiếp Đó là khả năng nhận biết nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và đoán biết diễn biến tâm lý bên trong Đồng thời biết
sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách định hướng để điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp đạt được mục đích đã định
4.2 Yêu cầu của kĩ năng thuyết trình
@Người thuyết trình phải đánh giá đúng bản thân mình: đúng về kiến thức, mối quan hệ, cương vị, bề dày thực tiễn
@Tìm hiểu kĩ về đối tượng, trình tự, nghề nghiệp, nhu cầu…
@Chuẩn bị trước về kiến thức, thông tin, tài liệu thuyết trình
@Phải xác định rõ mục đích của thuyết trình, có lý do, thời gian, địa điểm thuyết trình
@Phải biết lắng nghe đối tượng và có sự phản hồi kịp thời
Trang 8@Cấu trúc tốt 3 phần của bài thuyết trình: mở đầu, thân bài, kết luận.
4.3 Vai trò của thuyết trình đối với sinh viên
1.3.1 Trong học tập:
Thuyết trình là yêu cầu bắt buộc đối với người sinh viên trong một số môn học mà giảng viên áp dụng phương pháp thuyết trình
Thuyết trình cũng là cơ hội để người sinh viên rèn luyện khả năng trình bày trước đám đông của mình, chuẩn bị cho hành trang ra trường làm việc thuận lợi sau này
1.3.2 Trong công việc và cuộc sống:
Tất cả lĩnh vực trong cuộc sống, thuyết trình tốt sẽ tạo ra một vị thế cao, một sự kính nể từ người khác
Trong lĩnh vực chính trị: những nhà thuyết trình tài ba, họ đều là những người lãnh đạo của thế giới như Fidel Castro, John Kenedy, Barack Obama, Mather Luther King, Hồ Chí Minh
Trong lĩnh vực giáo dục: một giáo viên không nói trước đám đông hấp dẫn thì không làm cho học sinh hiểu bài dù cho có kiến thức sâu rộng
Trong lĩnh vực kinh tế: một người giám đốc hay một quản lí giỏi không chỉ là người có tầm vóc chiến lược, ý tưởng kinh doanh sáng tạo mà còn phải là một người có khả năng thuyết trình tốt Một nhà lãnh đạo giỏi
và thành công là người có thể làm cho nhân viên hiểu, làm theo những chiến lược và định hướng mà anh ta đề ra
Cho dù một người có những hiểu biết quý giá và ý tưởng độc đáo đến đâu đi chăng nữa, mà đến khi cần lại không thể trình bày cho người khác hiểu thì cũng khó lòng đạt được những thành công nhất định Không ai chấp nhận một người được xem là thành đạt mà đứng trước đám đông lại lúng túng, nói không ra tiếng Đáng tiếc hơn nữa, vốn hiểu biết, kinh nghiệm làm
Trang 9việc, ý tưởng độc đáo của người này sẽ không giúp ích gì cho người khác Qua những gì nêu trên chắc hẳn ai cũng nhận ra rằng kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng quan trọng nhất vì nó tập hợp tất cả các yếu tố và kỹ năng khác như: sự tự tin, sử dụng ngôn từ, ngôn ngữ cơ thể, lập luận chặt chẽ, sáng tạo… Vì thế có câu nói “Bạn nói trước đám đông như thể nào thì cuộc đời của bạn cũng thế” Do đó, kỹ năng thuyết trình chính là một bước không thế thiếu trên con đường thành công
Kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng khó nhưng hoàn toàn có thể rèn luyện được Vì vậy, rèn luyện kỹ năng thuyết trỉnh cho mình mỗi ngày sẽ rút ngắn con đường đi đến thành công của bạn Và điều quan trọng là, bạn càng thuyết trình giỏi, bạn càng dễ thuyết phục người khác Và đó cũng là hình ảnh mà hầu hết những người đạt đến vị trí lãnh đạo đều cần có
5 Thực trạng
5.1 Tác phong thuyết trình của sinh viên
Về thời gian: một số nhóm sinh viên chưa ý thức được việc phải đến sớm để chủ động về mặt thời gian hay chuẩn bị trước dụng cụ để thuyết trình để phòng trường hợp không may xảy ra khiến bài thuyết trình không được như mong muốn, thời gian bị lãng phí vô ích Hay việc chưa chạy thử
và sắp xếp bố cục, nội dung bài thuyết trình một cách hợp lý khiến cho bài thuyết trình thường bị thiếu thời gian quy định, quá ngắn hoặc quá dài dòng
Về trang phục: do giảng viên xem thuyết trình như một phương pháp, một công cụ đề truyền tải môn học, nên trừ một số trường hợp đặc biệt, còn lại đa số không khắt khe trong việc bắt buộc sinh viên phải trang phục đúng mức khi thuyết trình Do vậy, hầu hết nam sinh viên chưa chú trọng trang phục phù hợp, chưa ý thức được trang phục người thuyết trình cần lịch sự hơn người nghe, tối thiểu như mặc áo sơ mi trắng, quần âu Không hiếm sinh viên khi thuyết trình mặc áo dài tay nhưng xắn lên tới khủy, hoặc vận
Trang 10quần jean, áo thun, còn dép thì không có quai hậu Nữ sinh viên thì có phần chú trọng đến trang phục hơn
Về phong thái xuất hiện: sự đường hoàng, đĩnh đạc bước lên bục giảng trước đám đông không phải sinh viên nào cũng làm được Quan sát nhiều buổi thuyết trình của các nhóm sinh viên sẽ thấy những hỉnh ảnh thường xuất hiện nhất là: cúi đầu lầm lũi bước, rụt vai sợ sệt, tung tăng chạy lên, đứng trước lớp mà mắt đảo trên trần nhà, cho tay vào túi quần Ngay cả sinh viên đã từng thuyết trình vài lần nhưng khi xuất hiện ra mắt khán thính giả vẫn hồi hộp, vẫn bị cảm giác ngượng nghịu, thậm chí khó thở, không thể
mở lời ngay được
Về thái độ hành vi: qua khảo sát và đặc biệt là quan sát trực tiếp một số buổi thuyết trình thì đây là kỹ năng mà sinh viên có biểu hiện yếu nhất Rất hiếm có sinh viên biết khai thác ngôn ngữ hình thể Hầu hết sinh viên mang thái độ thiếu tự tin, rụt rè Phần quan trọng nhất là giao tiếp bằng ánh mắt với khán thính giả thì rất hạn chế, bắt gặp nhiêu nhất là nhìn vào giấy trên tay, nhìn vào màn hình, nhìn xuống đất, nhìn lên trần nhà hoặc có lúc nhìn xuống khán phòng nhưng cũng chỉ nhìn phớt phía trên chứ không nhìn vào mặt khán thính giả Giọng nói có vẻ không được luyện tập, trau chuốt vì hầu như không phải thuyết trình mà là đọc hoặc nói thuộc lòng một cách đều đều, còn khi quên thì ấp úng, ngập ngừng Nét mặt ít biểu lộ được sự tươi vui, hăng hái, tự tin; thay vào đó là sự căng thẳng, hồi hộp, âu lo Do căng thẳng nên dáng đứng thường không yên, không ngừng lắc lư qua lại; chân thì đứng yên một chỗ trong tình trạng run bần bật; đôi tay thì một tay cầm micro, một tay không biết phải làm gì nên thường cầm theo tờ giấy vừa để
đỡ thừa thãi vừa có cái để nhìn và đọc
5.2 Địa điểm, không gian học tập
Đối với sinh viên thì gần như đây là yếu tố khách quan vì địa điểm do nhà trường và giảng viên ấn định Phòng học rộng rãi, đủ để tập trung nhiều
Trang 11sinh viên trong một lớp cũng như thoải mái trong chỗ ngồi, đi lại, tạo điều kiện học tập một cách tối ưu Tuy nhiên cũng có nhược điểm là nhiều lúc phòng học quá rộng so với khán giả gây nên cảm giác lạc lõng, trống trải,
xa lạ Điều kiện âm thanh và ánh sáng, máy móc thiết bị nghe và nhìn đầy
đủ nhưng vẫn còn một vài hạn chế trong việc thuyết trình dẫn đến xảy ra một số trường hợp như mic đột ngột bị tắt, loa hỏng khiến cho sinh viên nếu không có sự chuẩn bị trước sẽ lúng túng trong việc thuyết trình, dẫn đến bài thuyết trình chưa được chu đáo Thêm vào đó là máy chiếu của trường khá
cũ, màn hình độ sắc nét không cao khiến cho việc trình chiếu các bài thuyết trình trở nên kém đi, giảm chất lượng hình ảnh cũng như các sinh viên ngồi bàn cuối càng về sau sẽ không nhìn thấy gì, thêm vào là việc các dòng máy tính xách tay hiện nay không còn sử dụng cổng VGA mà đa số sử dụng cổng HDMI, khiến cho máy chiếu của trường hầu như không còn tương thích với máy tính cá nhân, đấy là một hạn chế mà sinh viên rất mong nhà trường có thể chú ý
5.3 Về giảng viên
Tuy yếu tố bên ngoài còn nhiều hạn chế nhưng thay vào đó chất lượng giảng viên trong trường lại bù đắp lại nhờ các thầy cô đều là những người
có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm giảng dạy lâu năm Đặc biệt ở bộ môn kỹ năng thuyết trình, tuy là một môn học tự chọn chỉ có thời gian học tập ngắn nhưng giảng viên đã truyền tải được rất nhiều kiến thức lý thuyết cũng như cho sinh viên được thực hành thực tế, giúp cho sinh viên hiểu được thế nào mới thực sự là “thuyết trình”, quy trình để sắp xếp một bài thuyết trình thế nào là hợp lý và hơn hết là những kỹ năng, kinh nghiệm quý báu đối với việc thuyết trình và truyền đạt thông tin Điều này đã giúp ích rất nhiều cho tất cả sinh viên, đây thực sự là một môn học thực sự đáng học
mà sinh viên nào cũng cần phải biết