Hướng dẫn sử dụng thuốc Bệnh trĩ

8 19 0
Hướng dẫn sử dụng thuốc Bệnh trĩ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỆNH TRĨ Bệnh trĩ có thể biểu hiện các triệu chứng như ngứa, bỏng rát ,đau ,sưng và cảm giác khó chịu ở vùng cạnh hậu môn, hậu môn và xuất huyết trực tràng. Trĩ là do phình tĩnh mạch chủ không phải là suy tĩnh mạch, nằm bên trong ống hậu môn (trĩ nội). Chúng có thể phình quả nhiều và thông ra bên ngoài hậu môn (trĩ ngoại). Trĩ thường được hình thành hoặc bị nặng hơn do chế độ ăn thiếu chất xơ hoặc không cung cấp đủ nước. Dược sĩ cần phải đặt ra những câu hỏi cẩn thận để phân biệt giữa trị với những chẩn đoán khác để không làm nặng hơn tỉnh trạng bệnh. Những gì dược sĩ cần phải biết • Diễn tiến và tiền sử bệnh • Các triệu chứng Ngứa , rát Đau nhức Sưng tấy Đau Máu trong phân Táo bón Thói quen đại tiện Mang thai • Các triệu chứng khác Đau bụng nôn ói Sụt cân • Sử dụng thuốc 1 Ý nghĩa của các câu hỏi và câu trả lời 1.1 Thời gian và tiền sử bệnh Các dược sĩ có thể xem xét thời gian điều trị bệnh trĩ lên đến 3 tuần. Điều này rất hữu ích để xác định bệnh trĩ cũng như để các bác sĩ xác định chẩn đoán. Trong một nghiên cứu gần đây, các bác sĩ đã chỉ ra những triệu chứng nghiêm trọng mà việc chỉ định thuốc của dược sĩ là rất cần thiết. 1.2 Triệu chứng Thuật ngữ trị bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại, có thể được phân thành nhiều nhóm như nhóm trị được giới hạn trong ống hậu môn và không thể nhìn thấy được; nhóm trị sả qua cơ thắt hậu môn do đại tiện và sau đó tự giảm hoặc bị đẩy trở lại thông qua cơ thất sau khi bệnh nhân đại tiện xong; nhóm trĩ vẫn tiếp tục sa bên ngoài ống hậu môn . Ba nhóm trĩ này được gọi tương ứng là độ 1, độ 2 và độ 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh trĩ bao gồm chế độ ăn , nghề nghiệp ít vận động và mang thai và yếu tố di truyền cũng được cho là một trong các yếu tố ảnh hưởng. 1.3 Đau Đau không luôn hiện diện ; nếu có đau, đó là một dạng đau âm ỉ và có thể tồi tệ hơn nếu bệnh nhân có tăng nhu động ruột. Đau nhiều khi đại tiện có thể là biểu hiện của nứt hậu môn, có thể có khối da thừa (một miếng da nhỏ ở bờ sau chỗ nứt) cần được chuyển đến khám bác sĩ. Vết nứt là một chỗ rách nhỏ trong da của ống hậu môn. Điều này thường do táo bón gây ra và có thể xử lý một cách tích cực bằng cách điều chỉnh và sử dụng một loại kem hoặc gel tác dụng tại chỗ. Trong một số trường hợp nặng, tiểu phẫu đôi khi là cần thiết. 1.4 Kích ứng Các triệu chứng gây khó chịu nhất cho nhiều bệnh nhân là ngứa và kích ứng ở khu vực quanh hậu môn hơn là đau đớn. Kích ứng dai dẳng hay tái phát, mà không cải thiện, đôi khi liên quan với ung thư trực tràng cần được chuyển đến khám bác sĩ. 1.5 Xuất huyết Máu đỏ tươi có thể dính vào phân khi phân đi qua ống hậu môn trong trường hợp trĩ nội. Đây là dấu hiệu đặc trưng, có thể nhìn thấy máu dính xung quanh bồn cầu, trên bề mặt phân hoặc trên giấy vệ sinh. Nếu máu đã được trộn lẫn với phân, máu phải xuất hiện từ đường tiêu hóa trên và sẽ có màu đen ( máu đã biến đổi ). Nếu xuất huyết trực tràng tại thời điểm hiện tại, các dược sĩ nên cho lời khuyên tốt nhất là đề nghị bệnh nhân đến gặp bác sĩ để tiến hành các kiểm tra để loại trừ các bệnh lý nghiêm trọng hơn như khối u hoặc polyp. Ung thư trực kết tràng có thể gây ra xuất huyết trực tràng. Bệnh ít gặp ở bệnh nhân dưới 50 tuổi và các dược sĩ nên cảnh giác với các bệnh nhân trung niên có dấu hiệu xuất huyết trực tràng. Điều này đặc biệt đúng nếu như có một thay đổi trong thói quen đại tiện. 1.6 Táo bón Táo bón thường là một nguyên nhân hoặc yếu tố làm trầm trọng thêm bệnh trĩ. Chế độ ăn thiếu chất xơ và không uống nước đầy đủ có thể liên quan, và dược sĩ nên xem xét khả năng táo bón do sử dụng thuốc. Sự biến dạng phân sẽ xảy ra nếu bệnh nhân bị táo bón, điều này làm tăng áp suất trong mạch máu trị ở ống hậu môn và có thể dẫn đến bệnh trĩ. Nếu tri gây đau, bệnh nhân thường cố tránh đại tiện nên sẽ làm cho táo bón nặng hơn. 1.7 Thói quen đại tiện Thay đổi liên tục trong thói quen đại tiện là một dấu hiệu để khuyên bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa, do ung thư đại trực tràng có thể gây triệu chứng này. Sự thẩm phân qua cơ vòng hậu môn ( đi ngoài không tự chủ ) có thể gây ra kích thích và ngứa ở vùng hậu môn và có thể do khối u gây ra. 1.8 Mang thai Tỉ lệ phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ cao hơn so với phụ nữ không mang thai. Điều này được cho là do tăng áp lực mạch máu trị bởi tử cung tăng kích trong lúc mang thai. Táo bón trong thời kì mang thai cũng là một vấn đề phổ biến bởi vì nồng độ progesterol tăng cao gây giảm nhu động ruột. Như vậy, táo bón có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh trị. Dược sĩ có thể đưa ra lời khuyên về chế độ ăn thích hợp ( xem chương “ Sức khỏe của phụ nữ ”). 1.9 Triệu chứng khác Các triệu chứng của bệnh trĩ biểu hiện khu trú ở hậu môn. Chúng không gây đau bụng, chướng bụng, hoặc nôn mửa. Bất kì triệu chứng nào khác như trên cần phải đến bác sĩ chuyên khoa. Mót rặn ( cảm giác muốn đại tiện khi không có phần trong trực tràng ) đôi khi xảy ra khi có một khối u trong trực tràng. Bệnh nhân có thể mô tả một cảm giác thưởng muốn đi ngoài nhưng không đi được. Triệu chứng này cần phải yêu cầu đến bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức. 1.10 Thuốc Bệnh nhân có thể đã thử một hoặc nhiều chế phẩm thuốc độc quyền để điều trị triệu chứng. Một số sản phẩm được quảng cáo rộng rãi, do các triệu chứng của bệnh có thể làm bệnh nhân xấu hổ nên quảng cáo có thể khuyến khích bệnh nhân sử dụng thuốc. Do đó, dược sĩ xác định chính xác diễn tiến tự nhiên của triệu chứng và thông tin chi tiết về bất kì sản phẩm nào bệnh nhân đã từng sử dụng là rất quan trọng. Nếu bệnh nhân đã bị táo bón, nên khuyên dùng sử dụng thuốc nhuận tràng. 1.11 Thuốc đang dùng Trĩ có thể trầm trọng hơn bởi táo bón do thuốc và bệnh nhân cần được đặt câu hỏi một cách cẩn thận về thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc theo toa và thuốc OTC. Một danh sách các loại thuốc có thể gây táo bón có thể được tìm thấy ở trang 105. Xuất huyết trực tràng ở bệnh nhân sử dụng warfarin hoặc bất kì thuốc chống đông nào khác là dấu hiệu chuyển đến bác sĩ chuyên khoa . Khi nào chuyển đến bác sĩ chuyên khoa •Thời gian điều trị kéo dài hơn 3 tuần •Có máu trong phân • Thay đổi thói quen đại tiện ( thói quen dai dẳng thay thế cho thói quen đại tiện bình thưởng ) • Nghi ngờ táo bón do thuốc • Kết hợp đau bụngói 2 Thời gian điều trị Nếu triệu chứng không cải thiện sau 1 tuần , các bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ. 3 Sự kiểm soát Điều trị triệu chứng của bệnh trĩ có thể hỗ trợ giảm nhẹ sự khó chịu , nhưng nếu có, nguyên nhân của táo bón cũng phải được giải quyết. Các dược sĩ tư vấn các chế độ ăn uống, ngoài việc điều trị, để ngăn chặn sự tái phát của triệu chứng trong tương lai. Gây tê tại chỗ ( ví dụ benzocain và lidocain ) Gây tê tại chỗ có thể giúp làm giảm cảm giác đau và ngứa do trĩ.Thuốc gây tê tại chỗ có thể gây nhạy cảm và thời gian sử dụng thuốc tối đa là 2 tuần . 4 Các sản phẩm bảo vệ da Nhiều sản phẩm kháng tri có tính êm dịu , các chế phẩm làm dịu có chứa yếu tố bảo vệ da ( ví dụ kẽm oxide và kaolin ) . Những sản phẩm này có tính chất làm mềm và tính chất bảo vệ . Bảo vệ da quanh hậu môn là quan trọng , bởi vì phân có thể gây kích thích và ngứa . Các sản phẩm bảo vệ tạo một hàng rào trên bề mặt da , giúp ngăn chặn kích ứng da và mất nước từ da . 4.1 Các nhóm steroid tại chỗ Thuốc mỡ và thuốc đạn có chứa hydrocostisone với yếu tố bảo vệ da là chế phẩm có sẵn . Steroid làm giảm nhiễm trùng và sàng hỗ trợ giảm ngứa và đau . Việc điều trị nên được sử dụng mỗi buổi sáng và ban đêm sau khi đại tiện. Việc sử dụng những sản phẩm như vậy được giới hạn với những bệnh nhân trên 18 tuổi. Việc điều trị không nên sử dụng liên tục quá 7 ngày. 4.2 Chất làm se niêm mạc Chất làm se niêm mạc như là kẽm oxid, dịch chiết cây phỉ, các loại muối bismuth thường có trong các sản phẩm dựa trên cơ sở lý thuyết chúng sẽ gây ra sự kết tủa giữa các protein và màng nhầy hay da đã bị tổn thương hoặc phá hủy. Sau đó hình thành một lớp bảo vệ , giúp làm giảm sự kích ứng và viêm nhiễm. Một số chất làm se niêm mạc cũng có tác động bảo vệ và kháng khuẩn nhẹ ( ví dụ bismuth ). 4.3 Chất diệt khuẩn Đây là một trong các thành phần của nhiều sản phẩm kháng trĩ, bao gồm cả giấy vệ sinh y tế . Chất diệt khuẩn không có tác độn

Ngày đăng: 23/01/2021, 00:15

Mục lục

  • 1 Ý nghĩa của các câu hỏi và câu trả lời

    • 1.1 Thời gian và tiền sử bệnh

    • 1.7 Thói quen đại tiện

    • 2 Thời gian điều trị

    • 4 Các sản phẩm bảo vệ da

      • 4.1 Các nhóm steroid tại chỗ

      • 4.2 Chất làm se niêm mạc

      • 4.5 Dầu gan cá mập / nấm men sống

      • 6 Cách sử dụng sản phẩm OTC

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan