Luận văn phân tích môi trường hoạt động của công ty cổ phần Xây dựng và phát triển nhà ở Quảng Ninh trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành xâ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
CHU VIỆT PHƯƠNG
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN, KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
NHÀ Ở QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2012 -2015
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN
HÀ NỘI - 2012
Trang 2Luận văn Thạc sĩ QTKD
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
dữ liệu, kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ
Chu Việt Phương
Trang 3Luận văn Thạc sĩ QTKD
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Xí nghiệp Phòng kỹ thuật Phòng cơ điện Phòng tổ chức Phòng thị trường Phòng kế hoạch Doanh thu Chi phí Lợi nhuận
Kỳ hạn Việt nam đồng Hoạt động sản xuất Thị trường nội địa Thu nhập bình quân Trung bình
Trang 4Luận văn Thạc sĩ QTKD
mục lục danh mỤC 2
PHầN Mở ĐầU 6
1 Tính cấp thiết của đề tài 6
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
3 Phương pháp nghiên cứu 7
4 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 8
5 Kết cấu của luận văn 8
Chương I: 9
lý luận cơ bản về chiến lược, hoạch định chiến lược kinh doanh 9
1.1 Khái niệm chiến lược và hoạch định chiến lược kinh doanh 9
1.1.1 Định nghĩa 9
1.1.2 Quản trị chiến lược 9
1.1.3 Hoạch định chiến lược 11
1.1.3.1 Định nghĩa về hoạch định chiến lược 11
1.1.3.2 ý nghĩa của hoạch định chiến lược 12
1.2 Các bước phân tích hoạch định chiến lược 12
1.2.1 Phân tích môi trường hoạt động 12
1.2.1.1 Môi trường bên ngoài 13
1.2.2 Xác định chức năng nhiệm vụ và mục tiêu 23
a Khái niệm chức năng nhiệm vụ 23
b Mục tiêu 23
1.2.3 Phân tích và lựa chọn chiếc lược 24
1.2.3.1 Phương án chiến lược cấp công ty 24
1.2.3.2 Lựa chọn chiếc lược 26
1.3 Các công cụ hỗ trợ cho việc xác định, lựa chọn chiến lược 27
1.3.2 Ma trận cơ hội, ma trạn nguy cơ 28
1.3.3 Ma trận SWOT 30
1.3.4 Ma trận BCG 31
1.3.5 Mô hình QSPM 32
Tổng kết chương I 34
CHƯƠNG II: 35
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CỦA CễNG TYCỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở QUẢNG NINH 35 2.1 Giới thiệu Tổng quan về cụng ty cổ phần Xõy dựng và phỏt triển nhà ở Quảng Ninh 35
2.1.1 Quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển 35
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Cụng ty 36
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty. 37
Trang 5Luận văn Thạc sĩ QTKD
2.1.3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý 37
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2007-2011 41
2.3 Một số thực trạng về HĐSX kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. 42
2.3.1 Thực trạng về sản xuất: 43
2.3.2 Thực trạng về thị trường. 43
2.3.3.Thực trạng về tài chính. 43
2.4 Thực trạng về công tác họach định chiến lược 43
2.5 Một số thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chiến lược hiện tại 44
2.5.1 Thuận lợi. 44
2.3.2 Khó khăn. 45
Kết luận chương 2 46
Chương III: 47
HoạCH ĐịNH CHIếN LƯợC CHO CÔNG TY Cổ PHầN XÂY DựNG Và PHáT TRIểN NHà ở QUảNG NINH GIAI ĐOạN 2012 ĐếN 2015 47
3.1.Phân tích cơ sở cho hoạch định chiến lược 47
3.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô. 47
3.1.1.1 Phân tích môi trường kinh tế 47
3.1.2 Phân tích môi trường ngành. 56
3.1.2.1 Phân tích áp lực của khách hàng 56
3.1.2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh 57
3.1.2.3 Phân tích áp lực của nhà cung cấp 59
3.1.2.4 Phân tích áp lực của sản phẩm mới thay thế 59
3.1.2.5 Phân tích đối thủ cạnh tranh tiểm ẩn 59
3.1.3 Các yếu tố môi trường bên trong của Công ty. 61
3.1.3.1 Hoạt động marketing của Công ty 61
3.1.2 Hoạt động sản xuất của Công ty. 68
3.1.2.1 Công nghệ sản xuất ( quy trình kinh doanh ) của Công ty 68
3.1.2.2 Hoạt động sản xuất và nghiên cứu phát triển 69
3.1.3 đặc điểm về lao động. 71
3.1.4 Chính sách ưu đãi. 73
3.1.5 Năng lực cán bộ quản lý 75
3.1.6 Năng lực tài chính 76
3.1.7 Thương hiệu của Công ty. 77
3.2.1 Ma trận cơ hội 79
3.2.2 Ma trận nguy cơ. 79
3.2.3.Bảng phân tích SWOT. 81
3.2.4 Dự báo nhu cầu về đầu tư xây dựng đến năm 2015. 82
3.2.4.1 Nhu cầu về đầu tư xây dựng 82
3.2.4.2 Dự báo nhu cầu bê tông thương phẩm, vật liệu xây dựng của thị trường giai đoạn 2012 - 2015 84
3.2.4.3 Dự báo nhu cầu Cọc bê tông khoan nhồi của thị trường giai đoạn 2012 - 2015 85
Trang 6Luận văn Thạc sĩ QTKD
3.3 Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của Công ty giai đoạn 2012 đến 2015 85
3.3.1 Nhiệm vụ. 85
3.3.2 Mục tiêu. 85
3.3.3 Lựa chọn chiến lược phù hợp. 86
3.3.4 Phân tích QSPM nhóm chiến lược S-O. 86
3.3.5 Lựa chọn chiến lược cạnh tranh. 88
3.4 Xây dựng các chiến lược chức năng 88
3.4.1 Chiến lược marketting 88
3.4.1.1 Thực hiện 91
3.4.1.2 Ước tính về lao động và chi phí cho chiến lược Marketing 94
Tổng kết chương III 98
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Trang 7Luận văn Thạc sĩ QTKD
PHầN Mở ĐầU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, những công ty thành công là những công ty đã sẵn sàng đương đầu với những thay đổi và có định hướng chiến lược phát triển phù hợp với sự thay đổi đó Hầu như không có công ty nào có thể tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường mà không có định hướng được chiến lược đúng đắn cho sự phát triển của nó Một chiến lược đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp phát huy
điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của mình, đồng thời giúp doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay, việc xây dựng một chiến lược đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp có được một lợi thế cạnh tranh bền vững nhằm duy trì sự tăng trưởng
Ngành xây dựng là ngành tạo nên của cải vật chất cho xã hội và đóng góp rất nhiều cho sự phát triển kinh tế đất nước trong thời gian vừa qua khi mà tốc độ phát triển kinh tế và thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng lên
Đặc biệt là trong điều kiện chúng ta đang hội nhập kinh tế quốc tế và đã là thành viên chính thức của WTO thì Việt Nam đầy tiềm năng với hơn 80 triệu người
sẽ hứa hẹn mang lại lợi nhuận lớn và phát triển lâu dài, song song với đó là sự khuyến khích đầu tư của chính phủ đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi doanh nghiệp phải năng động và nắm bắt kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu này một cách tốt nhất
Trang 8Luận văn Thạc sĩ QTKD
so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành Bằng nỗ lực của mình, Công ty cổ phần
đầu tư xây dựng và phát triển nhà ở Quảng Ninh đang trên đà khẳng định là một thương hiệu uy tín trong ngành Một trong những yếu tố mang lại thành quả này là Công ty đã lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn Song môi trường kinh doanh
đầu từ bất động sản luôn biến đổi không ngừng đòi hỏi mỗi Công ty phải có chiến lược cho từng giai đoạn phát triển
Chính vì thế, trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tôi đã chọn đề tài “Hoạch định chiến lược phát triển, kinh doanh tại công ty cổ phần Xây dựng và phát triển nhà ở Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2015” làm luận văn tốt nghiệp cho mình
Luận văn phân tích môi trường hoạt động của công ty cổ phần Xây dựng và phát triển nhà ở Quảng Ninh trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng Ngoài các yếu tố mang tính vĩ mô và vi mô, luận văn tập trung phân tích các yếu tố nổi bật trong ngành xây dựng hiện nay như sự cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng Qua đó, xác định các cơ hội cần nắm bắt, các nguy cơ cần tránh cũng như các điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục; trên cơ sở đó hoạch định chiến lược cho công ty cổ phần xây dựng nhà và phát triển nhà ở Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2015, giúp Công ty giữ vững
được vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luân văn là công ty cổ phần xây dựng và phát triển nhà ở Quảng Ninh
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Là phân tích đánh giá những vấn đề liên quan đến hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh cụ thể cho công ty cổ phần Xây dựng và phát triển nhà ở Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2015
3 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp hệ thống: để nghiên cứu đầy đủ các đối tượng khác nhau, có mối liên hệ qua lại với nhau cùng tác động đến một thực thể là doanh nghiệp
Trang 9Luận văn Thạc sĩ QTKD
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và suy luận logic: để tổng hợp những số liệu, dữ liệu nhằm xác định mục tiêu cũng như trong việc lựa chọn phương án, giải pháp chiến lược
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến để nhận định những yếu tố tác
động và mức độ tác động của các yếu tố đó đối với doanh nghiệp
4 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- ý nghĩa khoa học: Hoạch định chiến lược là một phương pháp hữu hiệu để doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực, đồng thời xác định đúng hướng đi của mình nhưng vì những lý do khác nhau mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm vận dụng đúng mức Thực tế hiện nay rất ít doanh nghiệp Việt Nam tiến hành hoạch định chiến lược phát triển cho mình một cách nghiêm túc, khoa học Do vậy, đề tài này sẽ trình bày một phương pháp tiếp cận để hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp
và vận dụng vào điều kiện cụ thể của Công ty, từ đó góp phần mang lại những kinh nghiệm hoạch định chiến lược phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam
- ý nghĩa thực tiễn: Vận dụng quy trình hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp nhằm xác định những điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ
đối với hoạt động của công ty cổ phần Xây dựng và phát triển nhà ở Quảng Ninh
Đồng thời, định hướng chiến lược và đề ra các giải pháp thực hiện chiến lược phát triển công ty cổ phần Xây dựng và phát triển nhà ở Quảng Ninh giai đoạn 2012 đến năm 2015
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn này
được chia làm ba chương:
Chương I: Lý luận cơ bản về chiến lược, hoạch định chiến lược kinh doanh Chương II: Phân tích môi trường hoạt động của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nhà ở Quảng Ninh
Chương III: Hoạch định chiến lược phát triển của Công ty cổ phần xây dựng
và phát triển nhà ở Quảng Ninh giai đoạn 2012 đến 2015
Trang 10Luận văn Thạc sĩ QTKD
Theo nhà chiến lược cạnh tranh (Mỹ) Michael Porter: “Chiến lược kinh doanh
là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh”
Theo Alfred Chandler (Đại học Harvard): “Chiến lược kinh doanh bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời chọn cách thức hoặc quá trình hành động và phân bổ nguồn tài nguyên để thực hiện mục tiêu
- Các mục tiêu mà doanh nghiệp muốn vươn tới
- Các quyết định và hành động có liên quan chặt chẽ với nhau để thực hiện mục tiêu đề ra
- Triển khai, phân bổ các nguồn lực và năng lực một cách hiệu quả để thực hiện mục tiêu
- Chiến lược kinh doanh nhằm đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp Không có đối thủ cạnh tranh thì không cần chiến lược, mục đích của chiến lược là
đảm bảo thắng lợi trước đối thủ cạnh tranh
1.1.2 Quản trị chiến lược
Trang 11Luận văn Thạc sĩ QTKD
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị chiến lược mà ta có thể đề cấp đến như sau:
- Quản trị chiến lược là quá trình quản lý việc theo đuổi chức năng nhiệm vụ của một tổ chức trong khi quản trị mối quan hệ tổ chức đó đối với môi trường của nó
- Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và hoạt động quản trị quyết
định sự thành công lâu dài của công ty
- Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức
Trong khuôn khổ của luận văn này, ta dùng định nghĩa sau làm cơ sở:
Theo Garry D.smith và các cộng sự
Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như trong tương lai, hoạch định chiến các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai
Hình 1.1: Mô hình quản trị chiến lược (Nguồn: Garry D.smith - Danny R.Arnold - Body R Bizzell "chiến lược
và sách lược kinh doanh" NXB Lao động - Xã hội, 2007)
- Quá trình quản trị chiến lược giúp các tổ chức thấy rõ được mục đích và hướng đi của mình Nó khiến cho ta phải xem xét và xác định xem tổ chức đi theo hướng nào khi nào thì đạt được kết quả cụ thể nhất định Việc nhận thức kết quả
Trang 12Luận văn Thạc sĩ QTKD
mong muốn và mục đích trong tương lai giúp ta nắm vững được việc gì phải làm để
đạt được thành công
- Môi trường kinh doanh luôn biến đổi nhanh và những biến đổi đó thường tạo
ra các nguy cơ và cơ hội mới Phương cách dùng quản trị chiến lược giúp nhà quản trị nhằm vào các cơ hội và nguy cơ trong tương lai Quá trị quản trị chiến lược bắt buộc nhà quản trị phải phân tích và dự báo các điều kiện trong tương lai gần và tương lai xa Nhờ thấy rõ điều kiện môi trường trong tương lai mà nhà quản trị có khả năng nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội và loại bỏ được các nguy cơ liên quan tới điều kiện môi trường
- Nhờ có quản trị chiến lược, chúng ta sẽ gắn liền các quyết định đề ra với môi trường liên quan Quyết định chủ động là sự cố gắng dự báo điều kiện môi trường và sau đó tác động hoặc làm thay đổi các điều kiện dự báo sao cho chúng ta có thể đạt
được những mục tiêu đề ra Quyết định thụ động tấn công là dự đoán các điều kiện môi trường trong tương lai và thông qua biện pháp hành động nhằm tối ưu hoá vị thế của mình trong môi trường đó bằng cách tránh những vấn đề đã thấy trước và chuẩn
bị tốt hơn các cơ hội
- Các công ty áp dụng quản trị chiến lược thì đạt được kết quả tốt hơn so với kết quả trước đó khi không áp dụng quản trị chiến lược và các công ty không áp dụng quản trị chiến lược, điều này có nghĩa là việc áp dụng quản trị chiến lược sẽ giảm bớt rủi ro gặp phải các vấn đề trầm trọng và tăng khả năng trong việc tranh thủ các cơ hội trong môi trường khi chúng xuất hiện
1.1.3 Hoạch định chiến lược
1.1.3.1 Định nghĩa về hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược là một quy đình có hệ thống nhằm đi đến xác định các chiến lược kinh doanh được sử dụng để tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp Nó bao gồm từ việc phân tích môi trường để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ, xác định các mục tiêu dài hạn và xây dựng, triển khai thực hiện các chiến lược kinh doanh trên cơ sở phát huy đầy đủ những điểm, mạnh, khắc phục tối đa những điểm yếu, tận dụng nhiều nhất những cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ
Trang 13Luận văn Thạc sĩ QTKD
1.1.3.2 ý nghĩa của hoạch định chiến lược
- Nhận thấy rõ mục đích hướng đi làm cơ sở cho mọi kế hoạch hành động cụ
thể Nhận biết được các cơ hội và nguy cơ trong tương lai, thích nghi, giảm thiểu sự tác động xấu từ môi trường, tận dụng những cơ hội của môi trường khi nó xuất hiện
- Tạo ra thế chủ động tác động đến các môi trường, thậm chí thay đổi luật chơi trên thường trường trách tình trạng thụ động
- Phân phối một cách có hiệu quả về thời gian, nguồn lực cho các lĩnh vực hoạt
động khác nhau
- Khuyến khích doanh nghiệp hướng về tương lai, phát huy sự năng động sáng tạo, ngăn chặn những tư tưởng ngại thay đổi, làm rõ trách nhiệm cá nhân, tăng cường tính tập thể Tăng vị thế cạnh tranh, cải thiện các chỉ tiêu về doanh số, nâng cao đời sống cán bộ công nhận viên, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh
- Chiến lược kinh doanh có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có thể đương đầu với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường
- Chiến lược giúp cho doanh nghiệp phân bổ hiệu quả các nguồn lực, cải thiện tình hình nội bộ và theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện mục tiêu của mình
- Chiến lược giúp cho doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi để tránh sự lầm lạc trong định hướng cho tương lai
- Chiến lược giúp cho doanh nghiệp phân bổ hiệu quả các nguồn lực, cải thiện tình hình nội bộ và theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện mục tiêu của mình
1.2 Các bước phân tích hoạch định chiến lược
1.2.1 Phân tích môi trường hoạt động
Để hoạch định chiến lược khả thi và hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đề ra, doanh nghiệp cần phải thực hiện theo một quy trình của Garry D.smith và các cộng
sự (giai đoạn hình thành chiến lược)
Việc quản trị chiến lược tốt phụ thuộc vào sự am hiểu tường tận các điều kiện môi trường mà tổ chức đang phải đương đầu Các yếu tổ môi trường có ảnh hưởng
Trang 14Luận văn Thạc sĩ QTKD
sâu rộng vì chúng ảnh hưởng đến toàn bộ các bước tiếp theo của quá trình quản trị chiến lược
Môi trường tổng quát mà tổ chức gặp phải có thể chia thành 3 mức độ: Môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp và môi trường bên trong Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh, nhưng không nhất thiết phải theo một cách nhất định Môi trường tác nghiệp được xác định đối với mỗi ngành công nghiệp cụ thể và môi trường bên trong là tổng hợp các yếu tố bên trong công ty Ba cấp độ môi trường này được thể hiện ở hình dưới
Hình 1.2: Định nghĩa và mối qua hệ giữa các cấp độ môi trường (Nguồn: Garry D.smith và các cộng sự "chiến lược và sách lược kinh doanh"
NXB Lao động - Xã hội, 2007)
1.2.1.1 Môi trường bên ngoài
Việc đánh giá môi trường bên ngoài cho chúng ta thấy những cơ hội và nguy cơ chủ yếu đối với doanh nghiệp để có thể đề xuất chiến lược nhằm tận dụng cơ hội
Môi trường vĩ mô
1 Các yếu tố kinh tế pháp luật 2 Các yếu tố chính trị
3 Các yếu tố văn hoá xã hội 4 Các yếu tố tự nhiên
Nội bộ doanh nghiệp
1 Năng lực sản xuất và nghiên cứu phát triển
2 Tài chính, kế toán
3 TRình độ nhân lực
4 Marketting
5 Nề nếp tổ chức
Trang 15Luận văn Thạc sĩ QTKD
và né tránh nguy cơ Môi trường bên ngoài được chia thành môi trường vĩ mô và môi trường vi mô
a Môi trường vĩ mô
Phân tích môi trường vĩ mô thông qua các yếu tố sau:
- Các yếu tố kinh tế:
Mục đích: Nhằm tìm ra các cơ hội hoặc nguy cơ đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty trong tình hình kinh tế hiện tại
Nội dung: Phân tích các ảnh hưởng chủ yếu về kinh té bao gồm các yếu tố
như lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ Việc phân tích các yếu tố kinh tế giúp cho nhà quản trị tiến hành dự báo đưa ra kết luận về những xu thế chính của sự biến đổi môi trường tương lai, là cơ sở cho việc hình thành chiến lược kinh doanh Các doanh nghiệp cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các công ty kinh doanh Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về sức khoẻ của nền kinh tế, nó ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành trong nền kinh tế, đồng thời còn là đòn bẩy thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Thu nhập bình quân đầu người: Thu nhập bình quân đầu người tăng lên sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu, số lượng, chất lượng hàng hoá, làm thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng
Yếu tố lạm phát, tỷ giá ngoại hối, chính sách tài chính tiền tệ cũng ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
- Các yếu tố chính phủ, chính trị và pháp luật:
Mục đích: Nhằm tìm ra các cơ hội và thách thức của hệ thống pháp luật đối
với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 16Luận văn Thạc sĩ QTKD
Nội dung: Phân tích các thể chế kinh tế xã hội như các chính sách nhà nướcvề
phát triển kinh tế, quy chế, định chế, luật lệ, chế độ tiền lương, thủ tục hành chính
Mục đích: Tất các các doanh nghiệp cần phân tích rộng rãi các yếu tố xã hội
nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xẩy ra
Nội dung: Phân tích các yếu tố tự nhiên và xã hội để có thể nhận thấy khi một
hay nhiều yếu tố thay đổi chúng có thể tác đông mạnh mẽ đến doanh nghiệp như:
Đặc điểm tiêu dùng, phong cách sống hay nét văn hoá của từng khu vực, địa phương
sẽ tác động đến nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ở đó về chủng loại, mẫu mã, chất lượng hàng hoá
Tốc độ tăng dân số làm ảnh hưởng trực tiếp đến lượng nhu cầu, tăng thị trường tiêu thụ hàng hoá nên tác động tích cực đến chiến lược của doanh nghiệp
- Yếu tố tự nhiên:
Mục đích: Phân tích các yếu tố tự nhiên, các ảnh hưởng của yếu tố tự nhiện tới
công ty từ đó đưa ra được các nguy cơ và thách thức đối với doanh nghiệp
Nội dung: Cần nắm rõ được yêu cầu của công chúng, các tác động của điều
kiện tự nhiên đối với các quyết sách trong kinh doanh, các tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với môi trường tự nhiên để có các biện pháp phù hợp như: Vấn đề ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt là tình trạng thiên tai, lũ lụt làm ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất và thị trường tiêu thụ của sản phẩm của doanh nghiệp nên ảnh hưởng đến chiến lược doanh nghiệp
- Yếu tố công nghệ:
Trang 17Luận văn Thạc sĩ QTKD
Mục đích: Phân tích yếu tố công nghệ hiện tại, công nghệ mới, khả năng phát
triển công nghệ để tìm ra các cơ hội hoặc tím ra những thách thức đối với công ty
Nội dung: Các doanh nghiệp cần phải thường xuyên theo dõi quá trình nghiên
cứu và cho ra các công nghệ mới vì các công nghệ tiên tiến liên tục ra đời với một tốc độ rất nhanh nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại và tạo ra không ít các cơ hội và thách thức đối với các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Ngày càng có nhiều công nghệ mới, tiên tiến ra đời tạo ra các cơ hội cũng như nguy cơ đối với doanh nghiệp Công nghệ mới ra đời là cơ hội cũng như nguy cơ đối với doanh nghiệp Công ngệ mói ra đời là cơ hội để doanh nghiệp nắm bắt ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao và sẽ là nguy cơ nếu doanh nghiệp khác đã vận dụng trước Đồng thời công nghệ mới tạo ra sản phẩm mới tốt hơn làm cho các sản phẩm hiện có trở nên lạc hậu hay rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm
b Môi trường ngành
Mục đích phân tích môi trường ngành là đưa ra được các chuẩn mực yêu cầu của ngành, để doanh nghiệp làm căn cứ so sánh từ đó tìm ra cơ hội và thách thức Môi trường ngành bao gồm các yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành xây dựng, một số lĩnh vực hoạt động
Theo mô hình của Michael Porter có 5 yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là:
Trang 18Luận văn Thạc sĩ QTKD
Hình 1.3: Các yếu tố môi trường ngành (Nguồn: Michael E Porter "Corporate Strategy: Techniques for AnalyzingIndustries and Competitors", 1980, the Free Pres)
Nhiệm vụ của các nhà chiến lược là nhận dạng và phân tích các yếu tố của môi trường đó xem chúng tác động đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp như thế nào để từ đó nhận định các cơ hội và những nguy cơ tiềm ẩn đối với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
* Phân tích đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ tiềm ẩn
Các đối thủ cạnh tranh trong
ngành
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành
Khách hàng
Sản phẩm thay thế
Nhà
cung cấp
Khả năng ép giá của
nhà cung cấp
Khả năng ép giá của
khách hàng
Nguy cơ giảm thị phần từ đối thủ cạnh tranh mới
Nguy cơ từ sản phẩm, dịch vụ thay thế
Trang 19Luận văn Thạc sĩ QTKD
Mục đích: Tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh để xác định tính chất và mức
độ tranh đua trong ngành từ đó xác định các cơ hội và thách thức của công ty từ phía các đối thủ cạnh tranh
Nội dung: Các hãng cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh để nắm và hiểu
được các biện pháp phản ứng và hoạt động mà họ có thể thông qua
Mục đích tương lai: Sự hiểu biết mục đích của đối thủ cạnh tranh giúp hãng
đoán biết được mức độ mà đối thủ cạnh tranh bằng lòng với kết quả tài chính và vị trí hiện tại của họ
Nhận định: Một điều có lợi cho hãng là nắm bắt được những nhận định của
đối thủ cạnh tranh về chính họ và các hãng trong nghành
Chiến lược hiện thời: Cần phải hiểu rõ chiến lược hiện thời của từng đối thủ
cạnh tranh, cho dù ẩn hay thực điều quan trọng là hãng phải biết được đối thủ đang tham gia cạnh tranh như thế nào
Tiềm năng: Mục đích, nhận định và chiến lược hiện thời của đối thủ cạnh
tranh có ảnh hưởng đến tính hợp lẽ, thời gian, tính chất và cường độ phản ứng của
họ
* Phân tích áp lực khách hàng
Mục đích: Đạt được sự tín nhiệm của khách hàng vì có thể là tài sản giá trị
nhất của doanh nghiệp Sự tín nhiệm đó đạt được do biết thoả mãn tốt hơn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh, đay chính là tìm ra các cơ hội hoặc thách thức đối với Công ty
Nội dung: Các hãng cần phải lập bảng phân loại các khách hàng hiện tại và tương
lai Các thông tin thu được từ bảng này là cơ sở định hướng quan trọng cho việc hoạch
định kế hoạch, nhất là các kế hoạch liên quan trực tiếp đến Marketting
Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp Tuy nhiên, khi khách hàng có ưu thế họ có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách ép giá hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn
Trang 20Luận văn Thạc sĩ QTKD
Những điều đối thủ
cạnh tranh muốn đạt tới
Những điều đối thủ cạnh tranh
đang làm và có thể làm
Mục tiêu phát triển
ở tất cả các cấp quản trị
và đa chiều
Chiến lược hiện tại
Doanh nghiệp đang cạnh tranh như thế nào?
Có ưu nhược điểm gì
Vấn đề cần trả lời về đối thủ cạnh tranh
- Đối thủ có bằng lòng với hiện tại không?
- Điểm mạnh, yếu của đối thủ cạnh tranh?
Hình: 1.4 Các yếu tố đôi thủ cạnh tranh (Nguồn: Michael E Porter "Corporate Strategy: Techniques for
AnalyzingIndustries and Competitors", 1980, the Free Pres)
c Phân tích áp lực từ nhà cung cấp
Trang 21Luận văn Thạc sĩ QTKD
Mục đích: Nắm được tình hình cung ứng các nguồn lực bao gồm cả nhân lực
và vật lực để có thể đáp ứng các nhu cầu cần thiết của doanh nghiệp trong từng giai
đoạn, nói cách khác là tìm ra cơ hội và thách thức của công ty từ phía nhà cung cấp
Nội dung: Các hãng kinh doanh cần phải quan hệ với các tổ chức cung cấp
các nguồn hàng khác nhau như vật tư, thiết bị, lao đông và tài chính
Người bán vật tư, thiết bị: Các nhà cung cấp vật tư, thiết bị cơ ưu thế là có thể tạo ra lợi nhuận bằng cách tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm hoặc các dịch vụ đi kèm Cần phân tích mỗi tổ chức cung ứng theo các yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với môi hãng
Khả năng ép giá của nhà cung cấp: Khi nhà cung cấp có ưu thế, họ có thể gây
áp lực tạo bất lợi đối với doanh nghiệp
* Đối thủ tiềm ẩn
Mục đích: Phát hiện các đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành vì đây
có thể là các yếu tố làm giảm lợi nhuận của hãng do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới, với mong muôn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết,
đây chính là phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn của Công ty
Nội dung: Mặc dù không phải bao giờ hãng cũng gặp phải đối thủ cạnh tranh
tiềm ẩn mới, song nguy cơ đối thủ mới thâm nhập vào nàgh vừa chịu ảnh hưởng
đồng thời cũng ảnh hưởng tới chiến lược của hãng Việc bảo vệ vị thế cạnh tranh của hãng bao gồm việc duy trì hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài Những hàng rào này là: lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn, đa dạng hoá sản phẩm,
sự đòi hỏi nguồn tài chính lớn, chi phí chuyển đổi mặt hàng cao, khả năng hạn chế trong việc thâm nhập các kênh tiêu thu vững vàng và ưu thế về giá thành mà đối thủ canh trang không tạo ra được
* Sản phẩm thay thế
Mục đích: Phân tích sức ép do có sản phẩm thay thế vì sản phẩm làm hạn chế
tiền năng lợi nhuận của nghành do mức giá cao nhất bị khống chế Nếu không chú ý tới các sản phẩm thay thế tiền ẩn, hãng có thể bị tụt lại với các thị trường nhỏ bé Việc tìm ra các nguy cơ tiềm ẩn chính là tìm ra các nguy cơ đối với công ty
Trang 22Luận văn Thạc sĩ QTKD
Nội dung: Phần lớn các sản phẩm thay thế mới là kết quả của các cuộc bùng
nổ về công nghệ Muốn đạt được thành công, các hãng cần chú ý và dành nguồn lực
để phát triển và vận dụng công nghệ mới vào chiến lược của mình
Sản phẩm thay thế làm hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của ngành bằng cách
đặt ngưỡng tối đa cho mức giá mà các công ty trong ngành có thể kinh doanh có lãi
c Phân tích môi trường bên trong
Hoàn cảnh nội tại của hãng bao gồm tất cả các yếu tố và hẹ thống bên trong của hãng Các hãng cần phải phân tích một cách cặn kẽ các yếu tố nội bộ đó nhằm xác định rõ các yêu điểm và nhược điểm của mình Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp nhằm giảm bớt nhược điểm và phát huy các ưu điểm để đạt được lợi thế tối đa Các yếu tố nội tại chủ yêu bao gồm: Nguồn lực và các hoạt động khác
* Nguồn nhân lực
Mục đích: Phân tích nguồn nhân lực nhằm nhận biết đâu là điểm yếu đâu là
điểm mạnh để chuẩn bị đủ nguồn lực với trình độ tôt để đáp ứng các chiến lược lựa chọn
Nội dung: Đội ngũ nhân viên là lực lượng lao động sáng tạo của doanh
nghiệp, có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của Công ty Toàn bộ lực lượng lao động của Công ty đều trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh
đây là nhân tố tác động rất mạnh và mang tính quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp Việc sử dụng các nguồn lực có hiệu quả và hợp lý hay không phụ thuộc vào trình độ năng lực của đội ngũ nhân viên; chính vì vậy doanh nghiệp cần
có biện pháp thu hút lao động có năng lực phù hợp với chuyên môn, quan tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích động viên nhân viên phát huy hết khả năng của mình cho sự phát riển của doanh nghiệp
* Hoạt động tài chính kế toán
Mục đích: Năm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các
chỉ số tài chính như: khả năng thanh toán, đòn cân nợ, các tỉ số doanh lợi, chỉ số tăng trưởng để xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp về tài chính
Nội dung: Chức năng của bộ phận tài chính kế toán bao gồm việc phân tích,
lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của
Trang 23Luận văn Thạc sĩ QTKD
hãng Tuỳ vào quy mô của hãng mà có thể chỉ có một người giữ vai trò này hoặc là
có các phòng ban đảm nhiệm
Bộ phận chức năng về tài chính có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn hãng Xem xét về tài chính,các mục tiêu và chiến lược tổng quát của hãng gắn bó mật thiết với nhau vì các kế hoạch và quyết định của hãng liên quan tới tài chính phải được phân tích dưới lăng kinh tài chính Điều này dẫn đến mối tương tác trực tiếp giữa bộ phận tài chính và các lĩnh vực hoạt động khác Hơn nữa, bộ phận tài chính cung cấp cho tất cả các lĩnh vực khác thông qua hệ thống kế toán
* Hoạt động marketing
Mục đích: Marketing được mô tả là quá trình xác định, dự báo, thiết lập và
đáp ứng thoả mãn nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ Những nội dung cơ bản của marketing là nghiên cứu và phân tích khả năng của thị trường, phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu, xây dựng thương hiệu, đánh giá thương hiệu và các hoạt động hậu mãi và tìm ra các điểm mạnh và
điểm yếu, đưa ra các biện pháp để phát triển thị trường các sản phẩm của hãng
Nội dung: Chức năng của bộ phận marketing bao gồm việc phân tích, lập kế
hoạch, thực hiện và kiểm tra các chương trình trong đó đặt trọng tâm vào việc tạo ra
và duy trì các môi quan hệ và trao đổi khách hàng với nguyên tắc đôi bên cùng có lợi Nói chung nhiệm vụ của công tác quản trị marketing là điều chỉnh mức độ thời gian và tính chất của nhu cầu giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra
* Năng lực quản trị
Mục đích: Xác định khả năng hiện tại và tiềm năng của từng nhà quản trị xem
đây có phải điểm mạnh hay điểm yếu của công ty
Nội dung: Phân tích hoạt động quản trị thông qua các chức năng hoạch định,
tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát Đây chính là cơ sở để chuẩn bị cho các chiến lược nhân sự thích nghi với nhu cầu của các bộphận trong doanh nghiệp
* Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)
Mục đích: Phân tích khả năng phát triển của hoạt động nghiên cứu phát triển
để nhận thấy đây có phải là điểm mạnh cần duy trì của công ty hay đây là điểm yếu cần phải đầu tư thêm
Trang 24Luận văn Thạc sĩ QTKD
Nội dung: Hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm phát triển sản phẩm mới,
nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất, kiểm soát tốt giá thành và cuối cùng là giúp cho doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh
* Các hoạt động sản xuất
Mục đích: Xác định được Công nghệ của Công ty hiện đang dùng là loại công
nghệ nào? Đây có phải là điểm mạnh của Công ty hay không, nếu là điểm yếu thì cần phải đầu thì cần phải đầu tư theo hướng nào để nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất
Nội dung: Lựa chọn công nghệ phù hợp với kảh năng của doanh nghiệp để
giúp doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các nguồn lực của mình, không bị tụt hậu và mất lợi thế cạnh tranh so với đối thủ Doanh nghiệp cần phải đánh giá hiệu quả công nghệ, nghiên cứu phân tích để xác định thời điểm thích đáng cần phải đầu tư, nâng cấp công nghệ sản xuất mới để sản xuất ra sản phẩm có nhiều ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh cũng như đáp ứng nhu cầu thị trường
1.2.2 Xác định chức năng nhiệm vụ và mục tiêu
a Khái niệm chức năng nhiệm vụ
Sứ mệnh chính là triết lý kinh doanh của Công ty hoặc là xác định công việc kinh doanh của công ty, bản sứ mệnh kinh doanh cho thấy tầm nhìn lâu dài của một
tổ chức liên quan đến những gì mà họ muồn trong tương lai Nó có giá trị lâu dài về mục đích và phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác
b Mục tiêu
Mục tiêu của doanh nghiệp là kết quả mong muốn của doanh nghiệp được đề
ra trong một thời gian tương đối dài Mục tiêu của doanh nghiệp là sự cụ thể hoá nội dung, là phương tiện để thực hiện thành công sứ mạng của doanh nghiệp, mục tiêu
được hoạch định phục thuộc vào những điều kiện bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp trong mỗi giai đoạn và thống nhất với sứ mạng của doanh nghiêp
Nghiên cứu mục tiêu là tiền đề, là cơ sở cho việc hình thành chiến lược Mục tiêu đặt ra không được xa rời thực tế Các mục tiêu chỉ rõ điểm kết thúc của nhiệm
vụ chiến lược là căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên trong vịêc phân bổ các nguồn lực
Trang 25Luận văn Thạc sĩ QTKD
Mục tiêu dài hạn: là mục tiêu cho thấy những kết quả mong muốn trong
một thời gian dài Mục tiêu dài hạn thường thiết lập cho những vấn đề: Khả năng kiếm lợi nhuận, năng suất, vị trí cạnh tranh, phát triển nguồn nhân lực, quan hệ nhân viên, dẫn đạo kỹ thuật, trách nhiệm xã hội
Mục tiêu ngăn hạn: là những mục tiêu rất biệt lập và đưa ra những kết quả
một cánh chi tiết Chúng là những kết quả riêng biệt mà công ty kinh doanh có ý
định phát sinh trong vòng chu kỳ quyết định tiếp theo
* Ngành kinh doanh nào cần tiếp tục?
* Ngành kinh doanh nào cần loại bỏ?
* Ngành kinh doanh nào mới cần tham gia?
Trọng tâm của công tác kế hoạch hoá công ty là hình thành một thể thống nhất khả thi từ một tập hợp đa dạng, chiến lược công ty phải chỉ ra định hướng cho toàn
bộ các mặt hoạt động của công ty Vì vậy, các phương án chiến lược công ty có nhiệm vụ:
- Hoạch định những gì cấp công ty cần làm và những gì không cần làm
- Điều chỉnh cơ cấu và trọng tâm của các mặt hoạt động kinh doanh mà hãng
đã lựa chọn
1.2.3.1 Phương án chiến lược cấp công ty
Mỗi công ty đều có các phương án chiến lược khác nhau nhằm vào thực hiện mục tiêu tăng trưởng của công ty mình, các chiếc lược đó thường được gọi là chiến lược tổng quát hoặc chiến lược chủ đạo và được phân loại theo nhiều cách khác nhau:
* Chiến lược tăng trưởng tập trung
Trang 26Luận văn Thạc sĩ QTKD
* Chiếc lược tăng trưởng hội nhập
* Chiến lược tăng trưởng đa dạng hoá
* Chiến lược suy giảm để tăng trưởng
Sự tăng trưởng thông qua con đường bên trong là nhờ sử dụng các nguồn lực
và khả năng sẵn có của công ty để triển khai chiến lược Sự tăng trưởng thông qua con đường bên ngoài là nhờ tìm kiếm, mua lại công ty, sát nhập hoặc liên kết với các công ty khác
a Chiến lược tăng trưởng tập trung
Chiến lược tăng trưởng tập trung là các chiến lược chủ đạo đặt trọng tâm vào việc cải tiến các sản phẩm và/hoặc thị trường hiện có mà không thay đổi bất kỳ một yếu tố nào khác Khi theo đuổi chiến lược này hãng hết sức cố gắng khai thác mọi cơ hội có được về sản phẩm đang sản xuất và/hoặc các thị trường hiện đang tiêu thụ bằng cách thực hiện tốt hơn các công việc họ đang tiến hành
b Chiến lược phát triển bằng cách hội nhập (liên kết)
Chiến lược phát triển liên kết thích hợp với các hãng đang kinh doanh các ngành kinh tế mạnh nhưng còn đang do dự là không có khả năng triển khai một trong các chiến lược phát triển tập trung Chiến lược phát triển liên kết thích hợp khi cơ hội sẵn có, phù hợp với mục tiêu và chiến lược dài hạn mà hãng đang thực hiện Chiến lược này cho phép củng cố vị thế của hãng trong doanh nghiệp chủ chốt và cho phép phát triển đầy đủ hơn khả năng kỹ thuật của hãng
c Chiến lược tăng trưởng bằng cách đa dạng hoá
Chiến lược này thích hợp với các hãng mà không thể đạt được mục tiêu tăng trưởng trong ngày công nghiệp hiện thời với các sản phẩm, thi trường hiện đang kinh doanh
Khi theo đuổi chiến lược đa dạng hoá cần thiết phải có sự thay đổi về đặc điểm của doanh nghiệp Có nghĩa là phải hết sức quan tâm đến việc hoạch định và thực thi các chiến lược cụ thể
d Chiến lược suy giảm
Chiến lược suy giảm thích hợp khi hãng cần sắp xếp lại để tăng cường hiệu quả sau một thời gian tăng trường nhanh, khi trong ngành không con cơ hội tăng
Trang 27Luận văn Thạc sĩ QTKD
trưởng dài hạn và làm ăn có lãi, khi nền kinh tế không ổn định hoặc khi có các cơ hội khác hấp dẫn hơn
1.2.3.2 Lựa chọn chiếc lược
Để lựa chọn chiến lược của công ty thì cần phải tuân theo bốn bước sau đấy:
* Chiến lược hiện tại của công ty là gì?
* Tiến hành phân tích cơ cấu vốn đầu tư
* Tự chọn chiến lược công ty
* Đánh giá chiến lược lựa chọn
a Nhận biết chiến lược hiện tại của công ty
Ban lãnh đạo công ty cần nhận biết vị trí hiện tại của công ty đang ở đâu và chiến lược đang theo đuổi của công ty là gì Việc nhận biết chính xác chiến lược hiện tại của công ty là căn cứ để lựa chọn chiến lược mới và khẳng định lại chiến lược đang có Cần xem xét các yếu tố nội tại cũng như ngoại cảnh
Các yếu tố môi trường bên ngoài:
- Nội dung và mức độ đa dạng hoá của hãng
- Tính chất và đặc điểm tổng quát của cơ sở mà hãng mua lại
- Mức độ tính chất và xu hướng của các biện pháp hoạt động gần đây của hãng
- Những cơ hội mà hiện tại hãng đang theo đuổi
- Khả năng chịu đựng các rủi ro bên ngoài
Các yếu tố môi trường bên trong:
- Mục tiêu cấp công ty và cấp đơn vị cơ sở
- Mục tiêu phân bổ nguồn lực và mô hình thực tế của cơ cấu vốn trong bảng danh sách vốn đầu tư ở các doanh nghiệp
- Quan điểm về rủi ro tài chính
- Trọng tâm của nỗ lực nghiên cứu phát triển
- Chiến lược cấp phòng ban,chức năng
b Phân tích vốn đầu tư
Mục đích của việc phan tích danh mục vốn đầu tư là cung cấp dữ liệu đầu vào cho lãnh đạo bằng cách loại bỏ và/hoặc đặt tiêu điểm vào các chiến lược hoặc nhóm chiến lược cụ thể
Trang 28Luận văn Thạc sĩ QTKD
c Lựa chọn chiến lược công ty
Đến đây, ta có đủ điều kiện để lựa chọn chiến lược tổng quát hoặc tổ hợp chiến lược công ty
- Bổ xung thêm các đơn vị kinh doanh mới vào danh sách đầu tư
- Loại bỏ các đơn vị kinh doanh khỏi danh sách đầu tư
- Sửa đổi chiến lược kinh doanh của một hoặc nhiều đơn vị kinh doanh
- Sửa đổi mục tiêu thành tích của công ty
- Chú trọng đến việc thay đổi những điều kiện nào làm cho thành tích đạt được
có thể thấp hơn khả năng thực tế
- Giữ vững hiện trạng
d Đánh giá chiến lược lựa chọn
Muốn đánh giá chiến lược đã chọn lãnh đạo cần đặt ra và trả lời một số câu hỏi liên quan tới chiến lược để có thể hiện chiến lược một cách thấu đáo Câu hỏi quan trọng nhất là "liệu chiến lược đề ra có giúp DN đạt được mục tiêu không" Một
số các câu hỏi cần phải đặt ra:
- Chiến lược đề ra có phù hợp với điều kiện môi trường không?
- Chiến lược đề ra có phù hợp với chính sách đối ngoại, phong cách lãnh đạo, quan điểm đường lối và phương pháp tác nghiệp hay không
- Chiến lược có thích hợp về nguồn tài chính, vật chất và nguồn nhân lực hay không
- Rủi ro trong việc theo đuổi chiến lược đề ra có chấp nhận được hay không?
- Chiến lược có phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm và tiềm năng thị trường hay không?
- Chiến lược có thể được thực hiện một cách hữu hiệu và hiệu quả nhất không?
- Có các kiến giải quan trọng nao không?
1.3 Các công cụ hỗ trợ cho việc xác định, lựa chọn chiến lược
Để thực hiện hoạch định chiến lược, có thể áp dụng nhiều phương pháp và công cụ hoạch định chiến lược khác nhau Luận văn này chỉ chọn lọc sử dụng một số công cụ phổ biến được giới thiệu dưới đây mà tác giả cho rằng chúng giúp ích cho việc hoạch
định chiến lược phát triển công ty cổ phần Xây dựng và phát triển nhà ở Quảng Ninh
1.3.1 Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh
Trang 29Luận văn Thạc sĩ QTKD
Đây là công cụ hữu ích cho việc phân tích môi trường vĩ mô, môi trường cạnh tranh và tình hình nội bộ Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh sẽ tổng hợp các yếu tố môi trường chính yếu trong đó liệt kê từng yếu tố và đánh giá ảnh hưởng và ý nghĩa của yếu tố đó
Theo bảng 1.1: Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh, nếu thấy có nhiều yếu
tố có điểm âm cao thì phải chú ý tới các yếu tố đó trước nhất Cái lợi trước nhất của bảng này là tất cả mọi yếu tố môi trường chủ yếu và yếu tố tiềm ẩn của chúng đối với hãng được biểu diễn dưới dạng nén gọn và dễ quản lý Bảng này:
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh
Các yếu tố môi
trường
Mức độ quan trọng của yếu tố
đối với ngành
Tác động đối với hãng
đối của mỗi yếu tố:
3 = cao
2 = trung bình
1 = thấp
Phân loại mức độ tác động của mỗi yếu tố đối với hãng:
- = xấu
Nhân trị số ở cột
1 với cột 2 và đặt dấu “+” hoặc dấu
“-” vào kết quả thu được
(Nguồn: Garry D.Smith và các cộng sự, “chiến lược và sách lược kinh doanh”, NXB
Lao động – xã hội, 2007)
1.3.2 Ma trận cơ hội, ma trạn nguy cơ
+ Ma trận cơ hội phân loại cơ hội theo thứ tự ưu tiên trên cơ sở xác định mức
độ tác động của một cơ hội đối với hãng và xác xuất mà hãng có thể tranh thủ được cơ hội đó Ma trận cơ hội cơ bản được nêu ra trong bảng sau:
Trang 30Luận văn Thạc sĩ QTKD
Cao Trung bình Thấp
ưu tiên thấp ưu tiên trung bình
Hỡnh 1.5: Ma trận cơ hội
(Nguồn: Garry D.Smith và các cộng sự “chiến lược và sách lược kinh doanh”,
NXB Lao động – xã hội, 2007) Các hãng thường bắt đầu tranh thủ các cơ hội nằm ở 3 ô phía trên bên trái có mức đợ ưu tiên cao Các cơ hội có mức độ ưu tiên trung bình và thập thì chỉ được tận dụng khi có đủ nguồn lực Các thứ tự ưu tiên xác lập theo ma trận cơ hội đưcợ sử dụng làm dữ liệu đầu vào cho việc phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ + Ma trận nguy cơ rất giống với ma trận cơ hội chỉ khác có thêm cột nữa về mức độ tác động Cột này phản ánh các nguy cơ có thể làm cho hãng sụp đổ hoàn toàn, như nguy cơ phá sản
Trang 31Luận văn Thạc sĩ QTKD
Hiểm nghốo
Nguy kịch
Nghiờm trọng
( Nguồn : GarryD Smith – DannyR Arnold – BobyR Bizzell, “ chiến lược và sỏch chiến
lược kinh doanh” NXB lao động 2007)
Cột bổ xung trong hình trên (nguy cơ có tác động hiểm nghèo) còn tạo ra nhóm ưu tiên thứ tự Ngoài các nhóm ưu tiến thấp, trung bình, cao còn có nhóm ưu tiên khẩn cấp là những nhóm ưu tiên cần phải xem xét tức thời
Nguy cơ thuộc ô ưu tiên khẩn cấp thường được do lãnh đạo tối cao xử lý Các hãng ít khi có đủ thời gian để thu tập nhiều thông tin bổ sung về nguy cơ khẩn cấp vì thông thường phải có biện pháp tức thời nhằm tránh các nguy cơ đó ngay sau khi nhận ra chúng
Đối với các nguy cơ có thứ tự ưu tiên cao hãng còn có thời gian để thu thập các thông tin bổ sung Đối với nguy cơ ở mức độ ưu tiên thấp hơn thì các biện pháp phải thông qua nhất là các biện pháp do lãnh đạo cấp trên thông qua Các mức nguy cơ thấp thường chỉ cần theo dõi
1.3.3 Ma trận SWOT
Ma trận SWOT là một trong các bước hình thành chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp, nó không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình
Trang 32Luận văn Thạc sĩ QTKD
thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp Như vậy, phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt ( các cơ hội, nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp ( các điểm mạnh, điểm yếu) Ma trận SWOT là công cụ kết hợp các Điểm mạnh (Strengths-S), Điểm yếu (Weaknesses-W), Cơ hội (Opportunities-O) và Nguy cơ (Threat-T), để hình thành 4 loại chiến lược:
S/O: Sử dụng mặt mạnh nào để khai thác tốt nhất cơ hội từ bên ngoài?
S/T: Sử dụng mặt mạnh nào để đối phó với những nguy cơ từ bên ngoài?
W/O: Khắc phục những điểm yếu kém nào để tạo điều kiện tốt cho việc tận dụng cơ hội từ bên ngoài? Cần khai thác những cơ hội nào để lấp dần yếu kém hiện nay?
W/T: Khắc phục những yếu kém nào để giảm bớt nguy cơ hiện nay?
Các chiến lược S/T Tận dụng điểm mạnh để vượt qua nguy cơ
W: Những điểm yếu
1
2
Các chiến lược W/O Hạn chế điểm yếu để lợi dụng các cơ hội
Các chíên lược S/T Tối thiểu hoá điểm yếu và
Trang 33Luận văn Thạc sĩ QTKD
Hình 1.7: Ma trân BCG
(Nguồn: Garry D.smith và các cộng sự)
* Vùng I ( các tác giả của nhóm gọi là Question mark - Dấu hỏi): Các đơn vị có mức tăng trưởng cao, có thị phần thấp, thường đòi hỏi tiền để giữ vững và tăng thị phần
* Vùng II (Star - Ngôi sao): đơn vị kinh doanh chiến lược có tăng trưởng cao và thị phần cao Có khả năng tạo đủ nguòn thu để tự duy trì
* Vùng III (cash cow - Bò sữa): đơn vị kinh doanh chiến lược có mức tăng trưởng thấp, thị phần cao tạo ra số dư tiền để hỗ trợ các đơn vị khác
* Vùng IV (Dog - Chó con): Đơn vị có mức tăng trưởng thấp, thị phần thấp, đó thường là các bẫy tiến
1.3.5 Mô hình QSPM
Ma trận QSPM (Quantitative Strategic Planning matrix) nhằm đánh giá và xếp hạng các phương án chiến lược, để từ đó có căn cứ lựa chọn các chiến lược tôt nhất Ma trận này sử dụng thông tin đầu vào từ tất cả các ma trận được giới thiệu ở phần trên Để phát triển một ma trận QSPM, ta cần trải qua 6 bước:
II Star
I Qustion mark
IV Dog
III Cash coW
Thị phần so với nhóm chiếm lĩnh (x)
0,1x
Trang 34Luận văn Thạc sĩ QTKD
Bước 1: Liệt kê các cơ hội/ mối đe doạ quan trọng bên ngoài và các điểm mạnh/ điểm yếu bên trong công ty Ma trận nên bao gồm tối thiểu 10 yếu tố thành công quan trọng bên ngoài và 10 yếu tố thành công bên trong
Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công bên trong và bên ngoài
Bước 3: Liệt kê các phương án chiến lược mà doanh nghiệp nên xem xét thực hiện Tấp hợp các chiến lược thành nhóm riêng nếu có thể
Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn (AS: Attractive Score) của mỗi chiến lược
Ta chỉ so sánh những chiến lược trong cùng một nhóm với nhau Số điểm hấp dẫn
được phân như sau: 1 = hoàn toàn không hấp dẫn, 2 = ít hấp dẫn, 3= hấp dẫn Nếu yếu tố thành cong không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược thì không chấm
điểm (có thể loại bỏ hẳn nó ra khỏi ma trận)
Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn, là kết quả của việc nhân số điểm phân loại (bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4) trong mỗi hãng
Bước 6: Tính tổng cộng điểm hấp dẫn cho từng chiến lược Số điểm càng cao biểu thị chiến lược càng hấp dẫn
Trang 35
Luận văn Thạc sĩ QTKD
Tổng kết chương I
Chiến lược là những phương tiện để đạt tới những mục tiêu dài hạn Hoạch
định chiến lược là một quy trình có hệ thống nhằm xác định các chiến lược kinh doanh được sử dụng để tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Các bước cần thiết cho việc hoạch định chiến lược của doanh nghiệp bao gồm:
- Nghiên cứu môi trường hoạt động của doanh nghiệp bao gồm môi trường bên trong và bên ngoài
Môi trường bên ngoài: Gồm có môi trường vĩ mô và môi trường vi mô Nghiên cứu môi trường bên ngoài giúp xác định cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
Môi trường bên trong: Bao gồm các yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp Nghiên cứu môi trường bên trong giúp xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp
- Xác định mục tiêu doanh nghiệp cần đạt được trong dài hạn
- Xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu dài hạn Việc xây dựng chiến lược dựa trên việc phân tích môi trường và mục tiêu của doanh nghiệp với các công cụ hỗ trợ như ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT và một số phương pháp khác như phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra thăm
dò ý kiến khách hàng
Trang 36Luận văn Thạc sĩ QTKD
- Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển nhà ở Quảng Ninh là Công ty cổ phần
được chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 4417/QĐ-UB ngày 05/12/2003 của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
- Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Xây dựng và phát triển nhà ở Quảng Ninh
- Cụng ty cổ phần Xõy dựng và phỏt triển nhà ở Quảng Ninh tiền thõn là Cụng ty Xõy dựng I trực thuộc sở Xõy dựng Quảng Ninh Được thành lập ngày 18/12/1971 theo quyết định số 2055TC/UB của Ủy ban hành chớnh tỉnh Quảng Ninh
- Cụng ty xõy dựng I chớnh thức hoạt động từ ngày 01/01/1972 là đơn vị cú đầy đủ tư cỏch phỏp nhõn, cú con dấu và hoạch toỏn độc lập Nhiệm vụ chủ yếu là xõy dựng cỏc cụng trỡnh dõn dụng và cụng nghiệp theo kế hoạch của Ủy ban hành chớnh Tỉnh (chủ yếu là cỏc cụng trỡnh từ Hũn Gai đến Múng Cỏi)
- Ngày 03/8/1976: Cụng ty đổi tờn thành cụng ty xõy dựng nhà ở Quảng Ninh trực thuộc Ty xõy dựng Quảng Ninh (tại Quyết định số 486TC/UB ngày 03/8/1976 của UBND tỉnh Quảng Ninh ) nhiệm vụ chủ yếu là xõy dựng nhà ở nhất
là nhà ở phục vụ ngành cụng nghiệp than
Trang 37Luận văn Thạc sĩ QTKD
- Ngày 13/5/1991: Công ty được đổi tên thành công ty Xây dựng và phát triển nhà ở Quảng Ninh trực thuộc sở Xây dựng Quảng Ninh (tại Quyết định số 642QĐ/UB ngày 13/5/1991 của UBND tỉnh Quảng Ninh), Công ty được giao thêm nhiệm vụ tiếp nhận, tạo nguồn vốn xây dựng phát triển nhà ở, tổ chức san lấp mặt bằng thiết kế và xây dựng kinh doanh nhà ở và các công trình hạ tầng nhằm tạo việc làm ổn định đời sống cho công nhân viên chức
- Ngày 12/12/1996, UBND tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định số 3304QĐ/UB sát nhập Công ty Xây dựng Cẩm Phả vào Công ty Xây dựng và phát triển nhà ở Quảng Ninh
- Năm 2003, UBND Tỉnh Quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển công ty Xây dựng và phát triển nhà ở Quảng Ninh thành Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nhà ở Quảng Ninh (theo Quyết định số 4417/QĐ-UB ngày 05/12/2003)
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
- Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển nhà ở Quảng Ninh là một doanh nghiệp sản xuất có chức năng thi công xây dựng các công trình giao thông, Hạ tầng, công trình dân dụng và các công trình công nghiệp… đảm bảo đúng chất lượng và đạt tiêu chuẩn của ngành Xây dựng
- Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển nhà ở Quảng Ninh là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh thi công xây dựng các công trình giao thông, Hạ tầng, công trình dân dụng và các công trình công nghiệp… tại Quảng Ninh Với phương thức cung cấp "dịch vụ trọn gói" từ tư vấn, thiết kế cho đến sản xuất cọc bê tông đến xây dựng nhà xưởng và thi công các hạng mục
- Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển nhà ở Quảng Ninh đã thực hiện rất nhiều loại công trình khác nhau, như: Trường học, nhà xưởng, nhà văn phòng, nhà kho, các chung cư từ đơn giản đến phức tạp.Tên Công ty đã gắn liền với rất nhiều công trình lớn cả về quy mô lẫn giá trị Sự ghi nhận về chất lượng và mỹ thuật của các nhà đầu tư luôn giúp Công ty được mời dự thầu đầu tiên cho các công trình trong Tỉnh
Trang 38Luận văn Thạc sĩ QTKD
- Tập trung vào chất lượng để thỏa món cỏc yờu cầu của khỏch hàng, chớnh vỡ vậy cụng ty cổ phần Xõy dựng và phỏt triển nhà ở Quảng Ninh đó ỏp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiờu chuẩn ISO 9001: 2004 từ năm 2010 Chớnh vỡ vậy đó làm hài lũng tất cả cỏc Chủ đầu tư khú tớnh nhất như Ngành Than và Cỏc Ban quản
lý dự ỏn của Tỉnh cũng như cỏc Huyện trong Tỉnh
Theo giấy đăng ký kinh doanh số 22030000197 đăng ký lần đầu ngày 29
thàng 12 năm 2003 và thay đổi lần 4 ngày 01 tháng 9 năm 2008, hoạt động kinh doanh của Công ty là:
- Xõy dựng cỏc cụng trỡnh dõn dụng, cụng nghiệp, hạ tầng, giao thụng, thủy lợi, cấp thoỏt nước và xử lý mụi trường
- Lắp đặt trang thiết bị và hoàn thiện cụng trỡnh xõy dựng, xõy dựng cụng trỡnh đường dõy và trạm biến ỏp điện thế
- Kinh doanh phỏt triển khu đụ thị mới, kết cấu hạ tầng khu cụng nghiệp và kinh doanh bất động sản
- Sản xuất kinh doanh bờ tụng cụng nghiệp và vật liệu xõy dựng
-Tư vấn đầu tư thực hiện cỏc dự ỏn đầu tư xõy dựng, lập dự ỏn, giỏm sỏt thi cụng và quản lý dự ỏn
- Kinh doanh dịch vụ khỏch sạn, nhà hàng
- Xử lý nền múng bằng ộp cọc siờu tĩnh và khoan cọc nhồi
- Đầu tư và kinh doanh chợ theo hỡnh thức BOT
- Khai thỏc, chế biến, kinh doanh khoỏng sản
- Chế biến gỗ
- Đầu tư kinh doanh trường học
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty
2.1.3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý
Theo hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty thì:
Công ty là 1 đơn vị hạch toán kế toán kinh doanh độc lập, bộ máy quản lý của Công ty được sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới Công ty được tổ chức bộ
Trang 39Luận văn Thạc sĩ QTKD
máy quản lý theo 2 cấp quản lý theo 2 cấp: cấp Công ty và cấp xí nghiệp Công ty
có tổ chức bộ máy hoạt động gồm:
- 3 Xí nghiệp
+ Xí nghiệp Xây dựng số 11
+ Xí nghiệp Xây dựng và phát triển nhà ở Cẩm phả
+ Xí nghiệp Xây dựng và PTCSHT Miền Đông
Nhiệm vụ chính là xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Từ sau
đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI cả nước xoá bỏ chế độ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường Thực hiện đường lối của Đảng, thi đua phát huy nội lực Công ty đã tăng cường công tác quản lý với các biện pháp mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Công ty quản lý, chỉ đạo tập trung, thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước và quy chế sản xuất kinh doanh Hoàn thành nghĩa vụ và chức năng của doanh nghiệp trước Nhà nước
Ban lãnh đạo gồm có: Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát
01 Giám đốc và 02 phó giám đốc
+ Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, bao gồm
tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông uỷ quyền Đại hội đồng
cổ đông có toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty và có nhiệm vụ;
Thông qua điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty
Bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát
Các nhiệm vụ khác do điều lệ công ty quy định
Trang 40Luận văn Thạc sĩ QTKD
vô kiÓm to¸n
Phßng
kÕ to¸n thèng
kª
Phßng
kü thuËt
an toµn
Ban Qu¶n
lý dù
¸n
Phßng kinh
tÕ Tæng hîp