Liệt dây thần kinh VII ngoại biên là một bệnh gặp tương đối phổ biến trên lâm sàng chiếm 2.95% bệnh thần kinh, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 23100000 ngườinăm hay 16070 người trong suốt cuộc đời của họ và thường gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân thường do lạnh, nhiễm khuẩn, viêm tai, sang chấn sau mổ, tai biến mạch máu não, va chạm vỡ xương đá.1Về phương diện y học cổ truyền, liệt dây thần kinh VII ngoại biên được mô tả trong những bệnh danh: khẩu nhãn oa tà, trúng phong nuy chứng. Tuy bệnh không đe doạ đến mạng sống của bệnh nhân, nhưng gặp ảnh hưởng đến một số hoạt động hằng ngày như: nhai khó bên liệt, ăn uống bị đổ ra ngoài, mắt nhắm không kín…và điều quan trọng là mất thẩm mỹ khuôn mặt nên bệnh nhân thường đến khám bệnh rất sớm. Về biện pháp điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên y học hiện đại thường áp dụng các phương pháp: corticoid, vitamine, phẩu thuật…tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là giá thành cao, có nhiều tác dụng phụ như: ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận, xương, tăng huyết áp…vì vậy y học cổ truyền đã nghiên cứu các phương pháp điều trị không dùng thuốc trong quá trình điều trị để vừa hạ giá thành, vừa tránh được những tai biến do dùng thuốc. Y học cổ truyến có rất nhiều phương pháp để điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên như cứu, ôn châm, điện châm, laser châm, xoa bóp bấm huyệt…đặc biệt phương pháp điện châm hiện nay hầu như là chỉ định cần thiết cho điều trị bệnh này. Chính vì thế nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá tác dụng điều trị bằng điện châm ở bệnh nhân liệt dây thần kinh VII ngoại biên ”.