1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN TIỂU HỌC

13 504 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 92 KB

Nội dung

PGD Krông Buk-Trường TH Lê Lợi I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1.Lí do khách quan: Trong những nhiệm vụ của nhà trường Tiểu học hiện nay việc giáo dục đạo đức cho học sinh có ý nghĩa chiến lược quan trọng.Bởi lẽ”Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc hết sức quan trọng và cần thiết”(Hồ Chí Minh-về vấn đề giáo dục NXB giáo dục Hà Nội).Cùng với gia đình ,xã hội nhà trường có trách nhiệm phải,chăm lo giáo dục đạo đức cho học sinh như Bác Hồ dặn. Thực trạng hiện nay,nhiều học sinh được hỏi sẽ làm gì khi thấy bạn gặp khó khăn chọn cách “lảng tránh” với những câu trả lời như "Tham gia vào thêm rắc rối", "Em sẽ phớt lờ" Chọn cách “lảng tránh”, thái độ thờ ơ của các em trước bạo lực đặt ra một dấu hỏi lớn về lối sống của lớp trẻ mà mai đây sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Do cuộc sống hàng ngày,môi trường như gia đình ,bạn bè tạo tinh thần căng thẳng, áp lực dẫn đến bức xúc trong các mối quan hệ. Đối với thầy cô thì ăn nói trống không, ngỗ ngược, đối với bạn bè dù là chuyện nhỏ lại phóng thành to như để xả giận, lời qua tiếng lại, nhiều khi dẫn đến đánh chửi nhau.Có thể, với tuổi đời non nớt, cách lý giải trên chỉ là một khía cạnh nhỏ, chưa thể thỏa mãn được người lớn. Nhưng, một sự thật không thể phủ nhận là các em luôn mong muốn một cách nhìn nhận thông cảm, một cách ứng xử tâm lý từ phía thầy cô và gia đình. Theo nhận định của các chuyên gia tâm lý, ở lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng các em đang muốn khẳng định bản thân, nhưng có vài trường hợp cá biệt chọn cho mình một cách khá kỳ quặc để khẳng định cá tính như hành động “đại ca”, lời nói không phù hợp với lứa tuổi…Điều đó là do cách suy nghĩ lệch lạc, do nhận thức chưa đúng,nhưng chưa chắc các em đó đã phải là người xấu. Điều đó lý giải vì sao, một học sinh ngang tàng, có thể rất đáng sợ đối với nhiều người nhưng với một số em lại được cho là “bạn tốt”, là “chơi đẹp”. Càng những trường hợp như vậy, càng cần các thầy cô gần gũi, đối xử chân tình và sẵn sàng lắng nghe. Nhiều người tâm sự, nếu dạy chữ, dạy kiến thức là trí tuệ thì dạy lễ, dạy nghĩa lại cần đến cả trái tim, tâm hồn, tình cảm, dạy bằng cả nhân cách của chính mình, đồng thời phải tiến hành đồng bộ ở các cấp học, mọi lúc, mọi nơi. Ngoài việc giảng giải, giáo dục trong mỗi bài học, trong từng việc làm thì nhà trường, gia đình phải tạo được môi trường giao tiếp giúp các em mạnh dạn, tự tin bày tỏ suy nghĩ, tâm tư của mình; tạo được không khí bình đẳng, dân chủ, đầy tình thương và bao dung, một thái độ thân thiện, không áp đặt. 2.Lí do chủ quan: Thầy cô và cha mẹ hãy thật sự là người bạn lớn giúp các em dễ dàng chia sẻ, bộc bạch những tình cảm, suy nghĩ của mình, hướng các em đến những khuôn phép đạo đức để các em thấy được, hiểu được và làm được. Cuối cùng, chẳng có Sáng kiến kinh nghiệm-Trương Thị Thanh Trà 1 PGD Krông Buk-Trường TH Lê Lợi phép mầu nào ngoài ý chí và tình yêu thương giúp chúng ta có thể giữ gìn, phát huy chuẩn mực đạo đức muôn đời. Giáo dục đạo đức học sinh không chỉ là vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Trong cơ chế tổ chức giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh sắp xếp thứ tự theo chức năng, nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đứng ở vị trí đầu tiên. Giáo viên chủ nhiệm quan trọng vì họ chính là cầu nối giữa học sinh và các giáo viên khác, cầu nối giữa học sinh và nhà trường, giữa học sinh và gia đình.Trong ba bốn năm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm,bản thân tôi thấy rằng:Học sinh tiểu học nói chung rất ham chơi ,mặc dù bước đầu đã hình thành nhu cầu về nhận thức đặc biệt là tìm hiểu về những việc riêng lẽ,những hiện tượng riêng biệt.Ở lứa tuổi này các em còn nhận thức đơn giản ,cụ thể mang tính chất cảm tính hơn là lí trí.Các em dể xúc động và khó kìm hãm cảm xúc của bản thân .Vì thế tình cảm của các em rất mỏng manh,chưa bền vững ,chưa sâu sắc.Riêng đối với học sinh lớp 2(tôi đã chủ nhiệm trong 2 năm)vấn đề trên càng rõ nét hỏn. Giáo dục học sinh ở lứa tuổi này là công việc không đơn giản,đòi hỏi phải có nhiều công phu và nhiệm vụ quan trọng,phải có kế hoạch cụ thể,có tính kiên trì ,chịu khó và thêm lòng nhiệt tình yêu trẻ của mỗi giáo viên trong nhà trường.Ở lứa tuổi này là tuổi hoa,thiên nhiều về tình cảm.Nắm được những đặc điểm này là điều kiện cần thiết để giáo dục đạo đức cho các em.Chính vì thế ,tôi đã chọn đề tài nghiên cứu”Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 Trường TH Lê Lợi” II.MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Mục tiêu nhiệm vụ: Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân”Một trong những nguyên nhân khiến giáo dục đạo đức trong nhà trường thời gian qua chưa đạt hiệu quả là do ngành giáo dục chưa định rõ chuẩn giá trị đạt được và kèm theo đó là công nghệ giáo dục phù hợp. Chỉ khi làm rõ các chuẩn giá trị, thể hiện các giá trị đó qua các bài học, môn học và hành động như thế nào thì mới đạt hiệu quả giáo dục mong muốn. Hiệu quả đó thể hiện bằng hình thức cụ thể là trạng thái tình cảm của người học”. Trong thực tế ở trường học hiện nay,đạo đức của học sinh nói chung đang rống lên một hồi chuông cảnh báo cho xà hội,là một chuổi hệ lụy sau đó và nỗi đau nhức nhối không chỉ riêng ngành giáo dục mà là cả cộng đồng Chính vì thế ,để có một tương lai tươi sáng cho các em,có cách nhìn nhận đúng đắn cho cuộc sống ,việc giáo dục đạo đức phải bắt đầu ngay từ cấp tiểu học.Đối với học sinh tiểu học người giáo viên là thần tượng, là trí tuệ ,là lí tưởng của các em. Trong khá nhiều trường hợp ,điều thầy cô làm là chân lí luôn luôn đúng .Học sinh tiểu học tin vào lời dặn dò vào việc làm của giáo viên hơn cả những điều in trong sách ,còn hơn cả những lời bố mẹ .“Người làm giáo dục không biết chê chỉ cố gắng tìm hiểu hành vi con người và tìm cách giúp họ thay đổi nếu cần ’’ Sáng kiến kinh nghiệm-Trương Thị Thanh Trà 2 PGD Krông Buk-Trường TH Lê Lợi Ngoài ra ,muốn làm tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh ,người giáo viên cần phải quan tâm tìm hiểu các em. Trong quá trình dạy học ,ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh ,cần xem các em học hành ra sao, kết quả thế nào. Còn phải hết sức quan tâm tìm hiểu xem các em là người như thế nào : khỏe hay yếu: hiếu động hay ủ rũ; nhút nhát hay lanh lợi.Từ những ứng xử bên ngoài có thể biết được tính tình, thói quen, năng khiếu, mặc cảm Đó là nội tâm của đứa trẻ. Trên cơ sở quan sát nhận xét mà có biện pháp giáo dục phù hợp. Sự quan sát không chỉ thực hiện khi học sinh ngồi học trong lớp nghe giảng, làm bài, phát biểu…Vì học sinh chưa thể hiện hết tính cách của mình khi ngồi học được giáo viên giám sát. Chỉ có khi chơi tính tình các em được bộc lộ chân thật nhất : Có em thì hòa mình với bạn, có em hay lủi thủi một mình …Vì vậy ,giáo viên chủ nhiệm cần phải quan sát mọi lúc ,mội nơi để hiểu thêm về học sinh mình, có thể tìm cách gần gũi tạo nên tình cảm thân thiết để làm cơ sở giáo dục đạo đức. 2.Các phương pháp nghiên cứu: -Phương pháp đọc sách nghiên cứu tài liệu. -Phương pháp điều tra. -phương pháp tổng kết kinh nghiệm. -Phương pháp thống kê. III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Qua 4 năm làm công tác chủ nhiệm ,năm nào tôi cũng coi trọng việc giáo dục đạo đức cho học sinh,tìm hiểu sâu sắc về hoàn cảnh gia đình,tâm lí từng em và lập kế hoạch cụ thể đối với từng học sinh.Đặc biệt,tôi tập trung tìm hiểu kĩ những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn,những học sinh cá biệt…Từ đó lựa chọn hình thức phương pháp phù hợp giáo dục rèn luyện cho các em. Ví dụ :Em Hoàng Lan không thực hiện theo lời cô dặn.Em Trọng An hay gây gỗ đánh nhau trong giờ học cả giờ ra chơi. Có em luôn nói tục ,chửi bậy,có em lầm lì ít nói không hòa nhập với bạn bè;có em hiếu động dễ xúc cảm… Từ việc theo giõi nắm bắt tình hình cụ thể từng em,tôi đã lựa chọn những hình thức và biện pháp giáo dục thích hợp giúp các em tiến bộ cả về mặt học tập và rèn luyện đạo đức và các hoạt động khác. 1.Nội dung nghiên cứu và biện pháp thực hiện : 1.1 Hoàn cảnh gia đình: a.Gia đình khó khăn -đặc biệt (Dân tộc thiểu số) Nhiều học sinh gặp hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế như:đông anh em,thuộc dân tộc thiểu số.Làm ăn không khoa học dẫn đến nợ nần chồng chất, thiếu ăn triền miên.Từ đó dẫn đến các em trở thành lao đông “tính công”trong nhà.Vì vậy,thời gian học tập của các em không đảm bảo.Bên cạch đó,học sinh là dân tộc thiểu số nên gia đình ít quan tâm việc học hành và đạo đức của con cái,thêm vào đó ,bố mẹ không biết chữ hoặc học hành không đến nơi đến chốn chủ yếu là lớp 2/3 rồi bỏ học.Dẫn đến việc rèn luyện cho con cái học tập cũng Sáng kiến kinh nghiệm-Trương Thị Thanh Trà 3 PGD Krông Buk-Trường TH Lê Lợi như rèn luyện đạo đức khó khăn.Đối với những học sinh trong trường hợp này rất nhiều,tất cả phó mặc cho giáo viên và nhà trường.Nhưng thời gian thực tế mà các em được học tập và rèn luyện ở trường không nhiều ,mỗi buổi học khoảng 3 giờ còn lại là ở nhà.Nhưng ở nhà bố mẹ lại không quản lí ,con cái tự do lang thang tiếp xúc với vô vàn sự việc tốt có và xấu cũng rất nhiều. Đối với học sinh trong trường hợp này,tôi đã tìm gặp gia đình trao đổi thêm về tình hình và nhiệm vụ học tập của các em trong điều kện hiện nay,và tư vấn thêm về vai trò của bố mẹ trong việc học hành của con cái và bố mẹ cần làm những việc gì để giúp đỡ con trong học tập và rèn luyện.Ví dụ:Phải nhắc nhở con học bài -Phải nhắc con đến giờ đi học. -Phải kiểm tra vở học của con sau mổi buổi học. -Phải nhắc con soan sách vở ,đồ dùng đầy đủ trước khi đi học(căn cứ vào thời gian biểu) -Phải dành một chổ học yên tĩnh cho con. -Sắp xếp thời gian ngồi học bài cùng con kho ở nhà. -Phải có bàn học. -Nếu bố mẹ chỉ kiền thức được cho con,phải kiểm tra kết quả làm bài của con trước lúc rời bàn học. … Ở lớp,ngoài việc giáo viên giúp đỡ thêm về kiến thức cũng như rèn luyện thêm đạo đức còn phân công một số bạn kèm cặp bạn như : kiểm tra vở bài tập , giúp đỡ bạn rèn luyện một số kĩ năng tính toán và kĩ năng đọc …Bên cạnh đó tìm hiểu và phân công một số bạn gần nhà đến giúp đỡ thêm .Trong thời gian kiểm tra bài củ,giáo viên có thể kiểm tra một số kiến thức đơn giản hoặc một số kiến thức mà giáo viên đã giao riêng nhà. b. Gia đình bận làm kinh tế(khá giả) Những em này thường hay nghịch ngợm,bướng bỉnh,chưa thật thà hay nghỉ học, coi thường bạn bè,thích chơi trội ,hay ăn quà vặt trong trường .Vì những trường hợp này được bố mẹ nuông chiều ,cung cấp đầy đủ mọi thứ nếu con yêu cầu,.Bố mẹ thường coi con là trên hết,nên vô tình đã rèn luyện cho con mình nhìn nhận sự việc một cách sai lêch và phiếm diện .Cũng có gia đình vì bận làm ăn nên phó mặc con cái cho người làm hoặc người thân nên không kịp thời uốn nắn nếu con có hành vi sai lệch… Trong những trường hợp này ,sau khi điều tra biết tình hình cụ thể,tôi phải mời trực tiếp bố hoặc mẹ để trao đổi tìm hiểu thêm về quan điểm của gia đình như thế nào sau đó mới lựa chọn cáh hướng dẫn bố mẹ giáo dục con cái khi ở nhà. Khi ở trên lớp giáo viên tìm cách chỉ cho các em thấy được những suy nghĩ và hành động của các em là chưa chuẩn mực.Cách tối ưu nhất là giúp các em tự nhận ra suy nghĩ sai lệch của mình và tự giác sửa sai. Sáng kiến kinh nghiệm-Trương Thị Thanh Trà 4 PGD Krông Buk-Trường TH Lê Lợi c. Bố mẹ ốm đau,tàn tật. Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình bố mẹ ốm đau hay mồ côi,những em này thường chịu cảnh thiếu thốn tình cảm,kinh tế khó khăn.Một mình bố hoặc mẹ phải làm nhiều việc để nuôi cả nhà.Các em này thường có tâm trạng buồn hoặc ít chơi với các bạn,thường ít giao tiếp.Đặc biệt có một số em trong trường hợp này không chịu nhận sự giúp đỡ của mọi người,của bạn bè,không mở lòng với bạn bè,sống thu mình,tự ti dễ xúc cảm. Đối với trường này chúng ta cần tìm cách tiếp xúc và trao đổi ,nói chuyện cởi mở ,mục đích giúp em mở lòng hòa đồng ,chịu hòa nhập với bạn bè.Giúp em hiểu tự vượt lên khó khăn mới là người thành công.Bên cạnh đó ,giáo viên đến thăm gia đình em ,tìm cách giúp đỡ em hòa nhập với tập thể lớp như tham gia trò chơi trong giờ sinh hoạt đội hoặc hoạt động ngoại khóa,các trò chơi sắm vai trong các tiết học… để em nhanh nhẹn hoạt bát hơn,gần gũi với bạn bè hơn vàn lấy lại đượ sự hồn nhiên ngây thơ của mình.Từ đó em không còn là một ông cụ non của lớp nữa. Khi tình cảm thay đổi nó tác động ,chi phối đến mọi hoạt động khác của các em.Từ chổ hòa nhập ,vui chơi với các bạn em trở nên mạnh dạn hơn trong học tập,hay phát biểu bài và xung phông lên bảng làm bài tập .Bởi mỗi lần như thế,đều được cô giáo biểu dương.Từ một học sinh có đặc tính như vậy,em sẽ vươn lên trong học tập,cũng như trong đạo đức.Được như vậy,đối với giáo viên là đã thành công. Ngoài một số nhóm học sinh có tính cách cá biệt,còn tất cả học trong lớp giáo viên cũng phải điều tra và tìm hiểu cụ thể từng hoàn cảnh gia đình và lập kế hoạch cụ thể cho từng học sinh.có như thế việc giáo dục đạo cho các em mới có kết quả cao Ngoài ra còn phải quản lí chặt chẽ các giờ lên lớp, thường xuyên uốn nắn học sinh từ những hiện tượng nhỏ nhất. Uốn nắn từ thấp đến cao , từ đơn giản đến phức tạp ,dạy cho các em có ý thức tự giác vươn lên, tự khắc phục khó khăn ,biết nhận lỗi và sửa lỗi như: đối với sách vở phải giữ gìn cẩn thận ,đối với làm bài tập phải kiên trì ,chịu khó , không nản chí .Còn đối xử với bạn bè phải biết đồng cảm, phải chia sẻ niềm vui ,không tự ti, mặc cảm.Trong lớp phải đoàn kết ,giúp đỡ nhau tận tình … Mỗi khi trong tập thể lớp có một học sinh nào tiến bộ dù chỉ một phần rất nhỏ bất kì trong môn học nào ,giáo viên phải kịp thời động viên ,biểu dương, có thể khen thưởng như một tràng vỗ tay hay một quyển vở hay biểu dương trước lớp trong giờ sinh hoạt. Với mục tiêu “nhắc nhở phải đúng lúc đúng chỗ, động viên khen thưởng phải kịp thời” .Bên cạnh đó phải đề ra nội quy của lớp thật chặt chẽ ,tổ chức lớp “tự quản” và các nhóm phải có sự liên kết chặt chẽ … 1.2 Lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với bài học: Sau khi nắm bắt được hoàn cảnh và tâm lí từng học sinh cụ thể,tôi tiến Sáng kiến kinh nghiệm-Trương Thị Thanh Trà 5 PGD Krông Buk-Trường TH Lê Lợi hành lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu ,nhiệm vụ của mỗi bài.Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, do vậy người giáo viên phải có lựa chọn kết hợp giữa các phương pháp, cho phù hợp với đặc trưng của từng bài học. Mỗi phương pháp cần phải sử dụng đúng thời điểm của tiết dạy. Ví dụ: Khi dạy bài 2 "Biết nhận lỗi và sửa lỗi". Các phương pháp cần xác định là: Kể chuyện, nêu gương, thảo luận nhóm, động não, Tập luyện theo mẫu hành vi, đóng vai, tổ chức trò chơi. … 1.3 Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học: Noài việc nghiên cứu tâm lí,hoàn cảnh gia đình,phương pháp dạy học thì vấn để sử dụng đồ dùng dạy học cũng rất quan trọng khi dạy học. Đồ dùng dạy học có tầm quan trọng trong sự thành công của một tiết dạy. Vì vậy trước mỗi tiết dạy người giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho tiết dạy của mình. Mỗi khi thiết kế bài học giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung tính chất, hình thức của bài học để lựa chọn thiết bị dạy học cho phù hợp, dễ sử dụng. Hiện nay, trang thiết bị và đồ dùng dạy học rất phong phú không chỉ có tranh ảnh mà còn có cả đèn chiếu,nên giáo viên phải nhanh nhạy cập nhật thông tin trên mọi phương diện như một số tranh động qua internet để sử dụng trong đèn chiếu.Sử dụng đèn chiếu tuy tốn thời gian,cồng kềnh trong thao tác dạy học nhưng đổi lại hiệu quả tiết dạy rất cao. 1.4 Giáo viên cần tích cực bồi dưỡng chuyên môn, thực hiện đổi mới phương pháp dạy môn đạo đức. Cùng với việc trang bị về kiến thức cho học sinh thì việc cung cấp những chuẩn mực đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Vì vậy mỗi giáo viên cần có nhận thức đúng đắn về mục tiêu của môn học đạo đức và cách đánh giá học sinh. Nhận thức được điều đó, giáo viên cần tích cực tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện nghiêm túc đổi mới phương pháp dạy học và Sáng kiến kinh nghiệm-Trương Thị Thanh Trà 6 PGD Krông Buk-Trường TH Lê Lợi cần nắm chắc cách đánh giá học sinh theo hướng định tính song cần đặc biệt chú ý đánh giá một cách khách quan, công bằng, tránh hiện tượng đánh giá chung chung cào bằng, xem nhẹ. Vì học sinh tiểu học rất thích khen, nên giáo viên cần nắm bắt được tâm lý này của các em để kịp thời động viên, khích lệ học sinh học tập. Đối với nhà trường Ban giám hiệu cần dành quỹ thời gian cho môn học này, tổ chức họp chỉ đạo chuyên môn và nêu rõ tầm quan trọng của môn Đạo đức trong các môn họctiểu học. Bồi dưỡng chuyên môn về phương pháp dạy học đạo đức cho giáo viên, hướng dẫn giáo viên học cách đánh giá học sinh theo cách đánh giá mới, dựa vào các chứng cứ, đánh giá chính xác, thường xuyên. Tóm lại: Tất cả các biện pháp trên đều nhằm đạt tới một mục đích cuối cùng là: Sau khi học xong mỗi tiết đạo đức các em sẽ biết ứng xử tốt nhất các mối quan hệ với bản thân, gia đình, nhà trường và biết giữ gìn bảo vệ vệ sinh môi trường nơi công cộng. Các em nắm vững các chuẩn mực hành vi đạo đức; biết thực hành vận dụng hàng ngày để những hành vi đạo đức đó trở thành phẩm chất đạo đức tốt của người học sinh trong nhà trường, gia đình và xã hội. 3.Kết quả thực hiện: Qua hai năm áp dụng hình thức rèn luyện như trên đối với học sinh lớp hai nói riêng đã thu được kết quả như sau: NĂM HỌC LỚP TSHS HẠNH KIỂM HỌC LỰC Đ CĐ G K TB Y 2008-2009 2A 28 28 0 5 7 15 1 2009-2010 2C 29 29 0 8 9 12 0 4.Những kinh nghiệm của bản thân: Qua hai năm liên tục làm công tác chủ nhiệm lớp 2,tôi đã rút ra cho bản thân một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh như sau: +Giáo viên chủ nhiệm trước hết phải quan tâm sâu sát đến từng học sinh,yêu thương học sinh với một tình cảm chân thật.Như là một người mẹ “Mẹ và cô là hai mẹ hiền”,có như thế mới vượt qua được những khó khăn về mặt tâm lý cho nhiệm vụ giáo dục sau này. Sáng kiến kinh nghiệm-Trương Thị Thanh Trà 7 PGD Krông Buk-Trường TH Lê Lợi + Cung cấp cho học sinh đầy đủ về kiến thức đạo đức và nghĩa vụ bổn phận của học sinh phải thực hiện thông qua các tiết học trong nhà trường và ngoài xã hội. + Phải biến tri thức đạo đức thành tình cảm đạo đức đồng thời chú trọng học tập hành vi đạo đức và thói quen đạo đức thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.Bằng cách:Tìm cách tác độngvào tình cảm đạo đứcvà ý chí của học sinh.Tác động vào tình cảm sự học tập thái độ ,chuyển được tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức.Việc tổ chức cho học sinh tiếp xúc với người thực, việc thực ,với chính chủ thể bản thân của các hành vi sẽ tác động hơn nhieeufso với lí thuyết dài dòng,khô khan cứng nhắc về những điều phải làm và không được làm. + Tổ chức các hoạt động nhóm có chú ý đến năng lực phẩm chất của học sinh,như:. -Nhóm học tập. -Câu lạc bộ . -Đôi bạn cùng tiến. -Giúp nhau học tập. ….Từ đó sắp xếp cho phù hợp các nhóm đối tượng. + Tôn trọng sự tự quản của các em,để phát triển óc sáng tạo.Tổ chức tính cộng đồng trách nhiệm xây dựng nhóm tập thể .Trên cơ sở đó ,hình thành cho các em biết tự rèn luyện và tự giáo dục cho bản thân,xây dựng tính tự lập trong cuộc sống. + Trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở khối lớp này cần tìm ra những tình hướng cụ thể trong cuộc sống thực tế để các em lựa chọn phân tích,phê phán ,cổ vũ và cuối cùng giáo viên đưa ra kết luận cuối cùng .Cách làm này có sức khoan sâu,lắng đọng vào tâm hồn các em. + Xây dựng tinh thần đoàn kết,tương trợ,yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể lớp,tổ chức các nhóm học giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. + Giữ mối liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh và các tổ chức trong và ngoài nhà trường kịp thời quan tâm đến việc giáo dục học sinh.Tạo một môi trường học tập cho các em tốt nhất ,lành mạnh nhất để các em tin tưởng nhất. + Tuyên truyền động viên,tư vấn phụ huynh học sinh (đối với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt) tìm cách khắc phục khó khăn ,hạn chế tạo môi trường tốt nhất để các em rèn luyện. Bên cạnh đó người giáo viên không ngừng vươn lên ,học hỏi đống nghiệp ,rút kinh nghiệm qua các năm học hay từng tình huống đã xử lí.Tìm tòi học hỏi trên các phương tiện thông tin nhằm bồi dưỡng thêm kiến thức cơ bản ,kinh nghiệm nghề nghiệp tạo uy tín trong cơ quan và sự tin tưởng hoàn toàn tuyệt đối của toàn thể phụ huynh học sinh. III.PHẦN KẾT LUẬN Sáng kiến kinh nghiệm-Trương Thị Thanh Trà 8 PGD Krụng Buk-Trng TH Lờ Li 1. Vic giỏo dc o c i vi hc sinh lp 2 núi riờng v khi Tiu hc núi chung luụn l vn cn coi trng ,ũi hi chỳng ta- Nhng nh s phm nh k s tõm hnphi luụn cú s i mi v sỏng to trong giỏo dc nhm nõng cao cht lng v hiu qu giỏo dc. Để đáp ứng đợc mục tiêu của giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nớc đó là : "Đào tạo nguồn nhân lực, bồi dng nhân tài cho xã hội ". Do vậy công tác giáo dục đạo đức trong nhà trờng tiểu học là một yêu cầu hết sức cấp bách và cần thiết. Việc giáo dục đạo đức tốt sẽ góp phần tạo ra những con ngời có nhân cách phẩm chất đạo đức tốt và góp phần nâng cao chất lợng giáo dục các môn văn hoá. Công tác giáo dục đạo đức thông qua việc giảng dạy bộ môn đạo đức vf cỏc hot ng trong nhà trờng tiểu học núi chung v khi lp 2 núi riờng có vị trí hết sức quan trọng. Bởi thông qua bài học hình thành cho các em những phẩm chất tốt đẹp. Từ đó tạo cho các em có bản lĩnh đạo đức để ứng xử đúng trong các mối quan hệ trong và ngoài nhà trờng. Ngi giỏo viờn phải hiểu rõ và phải xác định cho mình một trách nhiệm lớn lao nặng nề và phải biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt các biện pháp giỏo dc. Riờng Trng TH Lờ Li, trong nhng nm tụi lm cụng tỏc ch nhim lp 2 cú c nhng kt qu ỏng mng ú l s n lc ca giỏo viờn v s phn u khụng mt mi ca ton th hc sinh ,ph huynh v s giỳp hp tỏc ca cỏc cp cỏc ngnh v ton xó hi Trờn õy l nhng vic lm v mt s iu ỳc rỳt c trong quỏ trỡnh dy hc v cụng tỏc ch nhim trng hc núi chung v khi lp 2 núi riờng ,tụi mun gii thiu vi quý v bn c v quý thy cụ giỏo gúp ý chõ thnh tụi hc hi thờm v ỳc rut kinh nghim lm tt hn cụng tỏc ging dy ca mỡnh.Xng ỏng vi nim tin ca hc sinh ,ph huynh ,bn bố. 2. í KIN XUT: a.Vi bn c:Mun cú kt qu cao trong vic s dng hỡnh thc trờn ngoi nhng mc tiờu chung ca bi dy giỏo viờn cn chỳ ý n nhng vn sau: Sỏng kin kinh nghim-Trng Th Thanh Tr 9 PGD Krông Buk-Trường TH Lê Lợi a. Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học,từ đó lựa chọn thiết kế hình thức phù cho phù hợp . b. Tổ chức ,và vận dụng sao cho mọi học sinh . c. Giáo viên cần khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất,sưu tầm các tình huống để các em biết vận dụng. 2.Với cấp trên: -Cần có định hướng cụ thể cho việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh mang tính bền vững và lâu dài. -Cần có chế tài riêng áp dụng cho những học sinh vi phạm đạo đức quá nhiều lần mà những hình thứcvà phương pháp người giáo viên không được thực hiện. -Giao trách nhiệm về kết quả học tập của học sinh cho giáo viên đứng lớp. Pơngđrang, ngày 14 tháng 10 năm 2010 Người trình bày TRƯƠNG THỊ THANH TRÀ Sáng kiến kinh nghiệm-Trương Thị Thanh Trà 10 . cho cuộc sống ,việc giáo dục đạo đức phải bắt đầu ngay từ cấp tiểu học. Đối với học sinh tiểu học người giáo viên là thần tượng, là trí tuệ ,là lí tưởng của. xem nhẹ. Vì học sinh tiểu học rất thích khen, nên giáo viên cần nắm bắt được tâm lý này của các em để kịp thời động viên, khích lệ học sinh học tập. Đối

Ngày đăng: 29/10/2013, 15:11

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w