I. Phần trắc nghiệm khách quan (7 điểm) Nước vận chuyển trong các tế bào sống là nhờ A. Sức hút nước tăng dần B. Thoát hơi nước C. Áp lực rễ. D. Liên kết hiđrô. [<br>] Sự khác nhau giữa bay hơi nước qua mặt thoáng và thoát hơi nước qua mặt lá là: A. Chụi sự điều chỉnh của khí khổng. B. Nước từ thể lỏng chuyển thành hơi. C. Chụi ảnh hưởng của nhiệt độ. D. Chụi ảnh hưởng của độ ẩm. [<br>] Vai trò nào có ý nghĩa quyết định với nhóm carotenoit? A. Truyền năng lượng cho diệp lục. B. Bảo vệ diệp lục. C. Tham gia quang phân li nước. D. Tham gia quang hợp. [<br>] Sự khác nhau giữa cây C 3 và cây C 4 là: A. Sản phẩm đầu tiên của quang hợp. B. Sản phẩm pha sáng. C. Sản phẩm pha tối. D. Sản phẩm photphoryl hóa. [<br>] Diệp lục không tham gia vào quá trình này: A. Tham gia khử CO 2 . B. Hấp thụ năng lượng ánh sáng. C. Vận chuyển năng lượng. D. Tham gia biến đổi năng lượng. [<br>] Vai trò nào của nitơ đối với quang hợp là quan trọng nhất? A. Tăng diện tích lá. B. Thành phần enzim. C. Tăng diệp lục. D. Quan điểm khác. [<br>] Khi so sánh cường độ hô hấp giữa các cơ quan, trường hợp nào là không đúng? A. Thân > Rễ. B. Hạt nảy mầm > Hạt khô. C. Hoa > Quả. D. Lá non > Lá già. [<br>] Hô hấp hiếu khí gây tác hại nhất là gì? A. Thiếu năng lượng. B. Thiếu sản phẩm trung gian. C. Tích lũy chất gây độc. D. Sinh trưởng mạnh hơn. [<br>] Biện pháp điều chỉnh thành phần khí trong bảo quản nhằm mục đích cơ bản là: A. Điều hòa hô hấp thích hợp. B. Điều hòa về chất lượng nông phẩm. C. Điều hòa về số lượng. D. Điều hòa hoạt động của vi sinh vật. [<br>] Nước và các ion khoáng trong cây được vận chuyển như thế nào? A. Qua mạch gỗ. B. Từ mạch gỗ sang mạch rây. C. Từ mạch rây sang mạch gỗ. D. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. [<br>] Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là: A. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. B. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. C. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. D. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. [<br>] Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào? A. Tiêu hóa nội bào —> Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào —> Tiêu hóa ngoại bào. B. Tiêu hóa ngoại bào —> Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào —> Tiêu hóa nội bào. C. Tiêu hóa nội bào —> Tiêu hóa ngoại bào —> Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào. D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào —> Tiêu hóa nội bào —> Tiêu hóa ngoại bào. [<br>] Hệ tuần hở có ở các động vật: A. Chân khớp, thân mềm. B. Giun tròn, cá, da gai. C. Ruột khoang, thân mềm, giun dẹp. D. Cá, giun tròn, thân mềm. [<br>] Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiểu đường là A. tuyến tụy không tiết ra isulin. B. tuyến tụy không tiết ra glucagôn C. tuyến tụy tiết nhiều isulin. D. tuyến tụy tiết nhiều glucagôn [<br>] Đặc điểm nào quyết định sự khuếch tán của các ion từ đất vào rễ? A. Sự chênh lệch nồng độ ion đất - rễ. B. Thoát hơi nước qua lá. C. Trao đổi chất của rễ. D. Nhu cầu ion của cây. [<br>] Kali có hiệu quả nhất với cây nào? A. Mía. B. Đậu tương. C. Cà chua. D. Cam, chanh. [<br>] Vai trò nào của Ca là có ý nghĩa nhất với cây? A. Cấu trúc thành tế bào. B. Điều chỉnh pH của tế bào. C. Đối kháng với các ion khác. D. Hoạt hóa các enzim. [<br>] Vi sinh vật nào có hiệu quả cố định đạm cao nhất? A. Rhizobium B.Clostridium C. Bradyrhizobium. D. Azotobacter. [<br>] Trong chế phẩm vi lượng cho cây họ Đậu, nên ưu tiên nguyên tố nào? A. Mo B. Zn C. Cu D. B [<br>] Trong ống tiêu hóa, thức ăn được biến đổi thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được chủ yếu là nhờ A. tiêu hóa hóa học. B. tiêu hóa ngoại bào. C. tiêu hóa nội hóa. D. tiêu hóa cơ học. [<br>] Ngăn tim nào của thú có thành cơ tim phát triển nhất? A. Tâm thất trái. B. Tâm thất phải. C. Tâm nhĩ trái. D. Tâm nhĩ phải. [<br>] Trong hệ tuần hoàn kín, tế bào của cơ thể tiếp nhận chất dinh dưỡng và trao đổi khí thông qua A. dịch mô B. mao mạch máu. C. khoang máu. D. huyết tương. [<br>] Tại sao người mắc bệnh xơ vữa thành mạch lại thường bị cao huyết áp? A. Có lực co bóp của tim mạnh nên bị cao huyết áp. B. Vì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém dễ gây thiếu máu nên thường bị cao huyết áp. C. Tạo ra sức cản của thành mạch đối với tốc độ dòng chảy của máu cao. D. Có nhịp tim nhanh nên bị cao huyết áp. [<br>] Trong tâm thất có sự pha trộn giữa máu giàu O 2 với máu giàu CO 2 nhiều nhất là ở động vật lớp A. Lưỡng cư. B. Bò sát C. Cá. D. Chim. [<br>] II. Phần tự luận (3 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): Ở một người có huyết áp 110/70, em hiểu điều đó như thế nào? Huyết áp là gì? Nguyên nhân tạo ra huyết áp? Vì sao càng xa tim, huyết áp trong hệ mạch lại càng nhỏ? Câu 2 (1,5 điểm): Cân bằng nội môi là gì? Ý nghĩa của cân bằng nội môi như thế nào? Cảm giác khát xảy ra khi nào? . tham gia vào quá trình này: A. Tham gia khử CO 2 . B. Hấp thụ năng lượng ánh sáng. C. Vận chuyển năng lượng. D. Tham gia biến đổi năng lượng. [<br>]. C. Điều hòa về số lượng. D. Điều hòa hoạt động của vi sinh vật. [<br>] Nước và các ion khoáng trong cây được vận chuyển như thế nào? A. Qua mạch