Giáo dục kỷ năng sống

7 389 2
Giáo dục kỷ năng sống

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD – ĐT HUYỆN PHÚ NINH TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỶ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HĐNGLL 1. Khái niệm về Kỹ năng sống: Kĩ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. 2. Nguồn gốc Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệm của cuộc sống và do giáo dục mà có. Không phải đợi đến lúc được học kỹ năng sống một con người mới có những kỹ năng sống đầu tiên. Chính cuộc đời, những trải nghiệm, va vấp, thành công và thất bại giúp con người có được bài học quý giá về kỹ năng sống. Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, con người sẽ rút ngắn thời gian học hỏi qua trải nghiệm, sẽ thành công hơn. 3. Vai trò : Kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động. Người trưởng thành cũng vẫn cần học kỹ năng sống. 4. Phân loại: Có nhiều cách phân loại kỹ năng sống. 4.1. Dựa vào môi trường sống: - Kỹ năng sống tại trường học - Kỹ năng sống tại gia đình - Kỹ năng sống tại nơi làm việc 4. 2. Dựa vào các lĩnh vực tâm lý: - Kỹ năng nhận thức: Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy tích cực, kỹ năng tư duy có phê phán… - Kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng từ chối, kỹ năng quyết đoán, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xây dựng và duy trì các mối qaun hệ liên cá nhân, kỹ năng vận động… - Kỹ năng quản lý bản thân: Kỹ năng chế ngự stress; kỹ năng làm chủ cảm xúc tình cảm; kỹ năng nâng cao nội lực kiểm soát… 5. Nội dung chương trình giáo dụcnăng sống ở bậc tiểu học: Trong các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em ( từ 6 -> 15 tuổi), người ta nhắc đến những nhóm kỹ năng sống sau đây: 5. 1. Kỹ năng sống cho học sinh: Nhóm kỹ năng nhận thức: • Nhận thức bản thân • Xây dựng kế hoạch • Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân • Khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu • Tư duy tích cực và tư duy sáng tạo Nhóm kỹ năng xã hội: • Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ • Kỹ năng giao tiếp không lời • Kỹ năng thuyết trình và nói được đám đông • Kỹ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi • Kỹ năng từ chối • Kỹ năng hợp tác • Kỹ năng làm việc nhóm • Kỹ năng vận động và gây ảnh hưởng • Kỹ năng ra quyết định Nhóm kỹ năng quản lý bản thân: • Kỹ năng làm chủ cảm xúc • Phòng chống stress • Vượt qua lo lắng, sợ hãi • Khắc phục sự tức giận • Quản lý thời gian • Nghỉ ngơi tích cực • Giải trí lành mạnh Nhóm kỹ năng xã hội: • Kỹ năng giao tiếp hiệu quả • Kỹ năng đồng cảm • Kỹ năng quan sát • Kỹ năng kiên định • Kỹ năng thuyết phục và gây ảnh hưởng • Kỹ năng làm việc nhóm • Kỹ năng lãnh đạo (làm thủ lĩnh) Nhóm kỹ năng giao tiếp • Xác định đối tượng giao tiếp • Xác định nội dung và hình thức giao tiếp • Sử dụng ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp Nhóm kỹ năng phòng chống bạo lực: • Phòng chống xâm hại thân thể • Phòng tránh xâm hại tình dục • Phòng chống bạo lực học đường • Phòng chống bạo lực gia đình • Tránh tác động xấu từ bạn bè • Kỹ năng duy trì mối quan hệ • Kỹ năng hoá giải mâu thuẫn Nhóm kỹ năng đời sống cá nhân & gia đình: • Phòng tránh tai nạn thương tích • Bảo vệ sức khoẻ • Vượt qua nghịch cảnh • Tình yêu chân chính và tình dục an toàn • Quản lý tiền bạc Nhóm kỹ năng nghề nghiệp: • Khám phá bản thân • Khám phá sở thích và hứng thú • Định hướng nghề nghiệp… 6. Giáo dục tích hợp , lồng ghép trong môn học: Chương trình giáo dục môn Đạo đứcGiáo dục công dân ở cấp tiểu học và THCS có một số nội dung trùng hợp với nội dung của môn giáo dục kỹ năng sống. Tuy nhiên, mục đích và phương pháp dạy các môn này không giống nhau hoàn toàn. Ví dụ: Trong chương trình môn Đạo đức lớp 1, tuần 19 có bài: “Lễ phép, vâng lời thầy cô giáo”. Trong chương trình dạy kỹ năng sống, không có khái niệm “vâng lời”, chỉ có khái niệm “lắng nghe”, “đồng cảm”, “chia sẻ”. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm, chứ không đặt mục đích “rèn nếp” hay “nghe lời”. Công dân toàn cầu là người biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình, biết phân tích đúng sai, quyết định có làm điều này hay điều khác và chịu trách nhiệm về điều đó, chứ không tạo ra lớp công dân chỉ biết “biết nghe lời”. Đây là sự khác biệt cơ bản của việc giáo dục kỹ năng sống với các môn học truyền thống như Đạo đứcGiáo dục công dân. 7.Định hướng môn học: Chương trình giáo dục kỹ năng sống chúng tôi đề xuất này là chương trình tích hợp, dựa trên cơ sở những đòi hỏi của cuộc sống, tiếp thu nội dung giáo dục kỹ năng sống của các chương trình nước ngoài, có tham khảo và lồng ghép một số nội dung của môn Đạo đứcGiáo dục công dân trong chương trình giáo dục Việt Nam. Nội dung Rèn luyện kĩ năng sống qua Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 1. Mục tiêu Sau khi hoàn thành nội dung 4, học viên: - Hiểu được vai trò của HĐGDNGLL trong việc giáo dục rèn luyện KNS. - Biết tổ chức HĐGDNGLL hướng vào giáo dục những KNS cơ bản cần thiết cho lứa tuổi học sinh THCS. - Biết cách tổ chức một HĐGDNGLL theo chủ đề. 2. Tài liệu, phương tiện - Chương trình HĐGD NGLL cấp THCS do Bộ GD&ĐT ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 - Sách “Một số vấn đề đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL THCS”, NXBGD, Hà Nội, 2008. - Sách “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS/THPT”. NXBGD, Hà Nội, 2007. - Sách “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn”. NXB Chính trị Quốc gia, 2006 - Sách giáo viên HĐGD NGLL các lớp 6, 7, 8, 9. - Giấy A0, giấy A4, bút dạ bảng, bút màu. - Máy chiếu Projector. 3. Mục đích của việc giáo dụcnăng sống - Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; phù hợp với 4 trụ cột của giáo dục theo quan niệm của UNESCO: (I) học để biết, (II) học để làm, (III) học để tồn tại và (IV) học để chung sống; - Giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động khôn lường (những tác động của tự nhiên và xã hội hiện đại) - Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội, phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực. - Góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh. Đặt vấn đề: + Động vật sống bằng gì ?: Động vật sống bằng bản năng từ sinh sinh ra, lớn lên và thích ứng với môi trường sống. Ví dụ: một số loài động vật: con nhím, con thằn lằn, con hổ… + Con người muốn tồn tại ngoài bản năng còn cần có kỹ năng sống. Từ việc ăn uống, các sinh hoạt hằng ngày. + Kĩ năng sống gắn với môi trường: * Ví dụ về phong cách uống rượu của mỗi miền (miền Bắc uống bát…, miền Trung uống ly…, miền Nam uống cốc (lai rai cả ngày)… * Phong cách sống của mỗi miền: Chính trị miền Bắc, làm miền Trung, chung chung Nam bộ. * Miền Bắc đãi đưa, miền Trung (do nắng và gió) chất phát, miền Nam thất thà ( chuyện mẹ chồng miền Bắc vào thăm con dâu miền Nam : hỏi mẹ có ăn cơm không con nấu; hay chuyện mời cơm của người miền Bắc…  Kỹ năng sống gắn với môi trường sống  người miền Bắc muốn vào sống miền Nam thì phải thay đổi cách sống theo người miền Nam… (từ nếp sống, phong tục, tập quán)  cuộc sống phải thích ứng  cần có kĩ năng sống (ví dụ: khi nói chuyện với người khác chúng ta cần giữ khoảng cách của từng đối tượng => làm vừa lòng người khác  đó chính là kĩ năng sống. 1. Giới hạn vấn đề: - Đối tượng: học sinh trường THCS - Phạm vi: các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (không bàn đến việc tích hợp vào các môn học) - Chú trọng thực tế, không nặng về lí luận. - Những vấn đề nêu ra theo hướng mở, không mang bất cứ tính áp đặt nào; có tính khả thi, tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể của nhà trường mà vận dụng. - Gắn với Phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. * Tầm quan trọng của kỹ năng sống: - Phát triển lòng tự trọng và tôn trọng đối với người khác, chấp nhận đặc tính riêng của mỗi cá thể. (cuộc sống là chấp nhận  để sống và để làm việc: biết nhận và biết cho) - Dạy cách cư xử phù hợp, có hiệu quả. - Phân tích được những ảnh hưởng của gia đình, xã hội, kinh tế và chính trị lên cách cư xử của con người với con người. - Phát triển lòng thông cảm, nhân ái giữa con người với con người. - Rèn luyện cáhc tự kiềm chế bản thân và năng lực ứng phó với trạng thái căng thẳng (Stress) Sử dụng video clip : “Biết sống vui” 4. Các hoạt động Hoạt động 1: Xác định rõ vai trò của HĐGDNGLL trong giáo dục rèn luyện KNS cho học sinh a. Mục tiêu Giúp học viên hiểu được HĐGD NGLL ở trường THCS có vai trò rất quan trọng là tạo môi trường thuận lợi, tạo điều kiện để học sinh trải nghiệm rèn luyện KNS. b. Cách tiến hành + Giáo viên yêu cầu các học viên suy nghĩ và trả lời câu hỏi: “HĐGD NGLL ở trường THCS có vai trò như thế nào để học sinh trải nghiệm rèn luyện KNS ?” + Học viên nêu thực trạng HĐGD NGLL thực hiện vai trò giáo dục KNS ở các trường THCS hiện nay và thảo luận về cách đổi mới để cải thiện tình hình này + Giáo viên bình luận, tổng hợp các ý kiến và kết luận . PHAN TÂY HỒ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỶ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HĐNGLL 1. Khái niệm về Kỹ năng sống: Kĩ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ. của việc giáo dục kỹ năng sống với các môn học truyền thống như Đạo đức và Giáo dục công dân. 7.Định hướng môn học: Chương trình giáo dục kỹ năng sống chúng

Ngày đăng: 29/10/2013, 09:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan