1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIAO NHIỆM vụ (TASK BASED LANGUAGE TEACHING) để NÂNG CAO kỹ NĂNG đọc HIỂU TRONG PHẦN 7 bài THI TOEIC CHO SINH VIÊN k68 tại TRƯỜNG đại học CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG vận tải

85 531 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 2,04 MB

Nội dung

Ngày nay, Tiếng Anh là thứ tiếng thông dụng được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Đó là ngôn ngữ của khoa học kỹ thuật, công nghệ, thương mại và thông tin trên toàn cầu. Tiếng Anh đã trở thành môn học bắt buộc trong hầu hết các trường học ở Việt Nam. Các tiêu chí đánh giá năng lực tiếng Anh của một người cũng đòi hỏi cao hơn. Trong bối cảnh hiện nay, các chứng chỉ IELTS, TOEFL hoặc TOEIC đang được sử dụng cho những người có nhu cầu tìm một công việc. TOEIC, cùng với các yêu cầu khác đối với người tìm việc, được ưa thích bởi hầu hết các công ty để đánh giá năng lực của nhân viên. Vì vậy, rất nhiều người đang cố gắng để đạt được thành công trong một bài thi TOEIC. Nắm bắt được tính phổ biến của chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEIC, bắt đầu từ năm 2016, trường Đại học Công nghệ GTVT (UTT) quyết định đưa TOEIC vào chương trình học tiếng Anh chính khóa, và áp dụng TOEIC làm chuẩn đầu ra giúp sinh viên trang bị một công cụ làm việc hiệu quả để hội nhập với nhu cầu xã hội. Nhà trường đã ban hành quyết định về chuẩn đầu ra cho sinh viên của trường. Theo đó, để tốt nghiệp, sinh viên ra trường phải đạt 450 điểm TOEIC trở lên. Mức điểm này được coi là một thử thách đối với sinh viên không chuyên ngữ của UTT. Vì khi học tiếng Anh ở các cấp dưới, sinh viên chủ yếu học về ngữ pháp và kỹ năng viết. Trong khi bài thi TOEIC yêu cầu các em tổng hợp nhiều kỹ năng như nghe, đọc, kỹ năng làm bài.Giáo trình học TOEIC trên lớp của sinh viên UTT là sách TOEICSTARTER. Đây là quyển sách dành cho trình độ bắt đầu, phù hợp với những sinh viên lần đầu làm quen với bài thi TOEIC. Sách được chia ra làm hai chương: chương ngữ pháp và chương bài tập theo cấu trúc đề thi TOEIC. Ưu điểm của sách là khái quát được hầu hết các đơn vị ngữ pháp cần thiết cho bài thi TOEIC, và cung cấp bài tập phù hợp với trình độ người học. Tuy nhiên, nhược điểm của sách là thiếu hoạt động thiết kế trên lớp, gây nhàm chán cho sinh viên. Để khắc phục được nhược điểm này, giảng viên cần tích cực thiết kế thêm hoạt động để thu hút được sinh viên học tập một cách hiệu quả hơn.Đọc là một trong hai kỹ năng được kiểm tra trong bài thi TOEIC. Thực tế cho thấy, sinh viên có thể cải thiện điểm TOEIC đáng kể nhờ tăng cường luyện tập kỹ năng đọc. Thông thường ở trên lớp, sinh viên sẽ được cho làm quen từ vựng, học cấu trúc câu trước khi đọc hiểu một bài đọc. Một tiết học đọc thường diễn ra tẻ nhạt và thiếu tương tác. Chính vì lẽ đó, một phương pháp dạy đọc mới đã ra đời: phương pháp giao nhiệm vụ (taskbased language teaching). Theo phương pháp này, người học sẽ được giao nhiệm vụ cụ thể để giải quyết một bài đọc hiểu. Thay vì ngồi đọc lặng lẽ, người học có thể được tương tác với bạn học hoặc giáo viên, vận dụng nhiều kỹ năng để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phương pháp này không chỉ giúp người học nhớ bài hơn mà còn tạo hứng thú cho họ, phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách toàn diện. Là giảng viên tiếng Anh tại UTT, nhóm tác giả nhận thấy việc dạy và học kỹ năng đọc hiểu chưa thực sự hiệu quả. Bằng chứng là điểm kỹ năng đọc của sinh viên trong kỳ thi cuối kỳ chưa cao. Trên thực tế, đa phần sinh viên có vốn kiến thức nền hạn chế, từ vựng ít, khó tập trung, kỹ năng đọc chưa tốt. Bên cạnh đó, sinh viên còn thiếu động lực và ít hứng thú với việc luyện tập kỹ năng đọc hiểu. Với những lý do trên, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài “sử dụng phương pháp giao nhiệm vụ (taskbased language teaching) để nâng cao kỹ năng đọc hiểu trong phần 7 bài thi TOEIC cho sinh viên k68 tại UTT”.

Ngày đăng: 16/01/2021, 21:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w