1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

THAM LUẬN CTCN 17

6 170 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT TRẦN BÌNH TRỌNG Trần Thanh Tùng GV Trường THPT Trần Bình Trọng Thực hiện công văn số 443/SGD&ĐT – GDTrH ngày 10/09/2010 của Sở giáo dục và đào tạo về việc chuẩn bị hội thảo công tác giáo viên chủ nhiệm, trường THPT Trần Bình Trọng đã có sự phân công cụ thể đến những giáo viên chủ nhiệm điển hình để viết báo cáo tham luận. Về phía BGH nhà trường, với vai trò là những người quản lý, đến với hội thảo hôm nay, chúng tôi cũng xin được trình bày tham luận với đề tài: Thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT Trần Bình Trọng. Hy vọng, báo cáo tham luận của chúng tôi cũng sẽ góp thêm tiếng nói hữu ích góp phần nâng cao năng lực công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trung học phổ thông. 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của công tác giáo viên chủ nhiệm 1.1.Cơ sở lý luận Mượn ý của Quản Trọng: “Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc, thập niên chi kế, mạc như thụ mộc, chung thân chi kế, mạc như thụ nhân”, có nghĩa là: "Kế sách cho 1 năm, lấy việc trồng lúa làm đầu; Kế sách cho 10 năm, lấy việc trồng cây làm đầu; Kế sách cho trăm năm, lấy việc trồng người làm đầu", Bác Hồ đã từng dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Nghĩa là, Người đã đặt cao vai trò trọng trách của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc phát triển của đất nước. Sự nghiệp trăm năm trồng người là sự nghiệp cả và thiêng liêng của người thầy giáo. Người thầy không chỉ dạy chữ mà dạy đạo cho các em học sinh. Chính vì thế, trong giáo dục vai trò của người giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp đặc biệt được coi trọng. Đánh giá về vai trò của người giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp, PGS.TS Đặng Quốc Bảo – Học viện quản lý GD từng nói: “GV chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là nhà quản lý không có dấu đỏ!”. Nhà báo Vũ Tuấn Phong (Báo giáo dục và thời đại) cho rằng: “GV chủ nhiệm trong trường phổ thông, là linh hồn của lớp học…là người lĩnh xướng của dàn nhạc”… Trong công tác quản lý giáo dục: người giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người thầy đồng thời là người cha, người mẹ, người anh, người chị trong một gia đình. Giáo viên chủ nhiệm là người thường xuyên gần gũi, bám sát phong trào học tập và rèn luyện hạnh kiểm của học sinh. Là người định hướng phương pháp học tập, định hướng nghề nghiệp và hướng dẫn các em nghiêm túc thực hiện qui chế, nền nếp của nhà trường để đào tạo học sinh trở thành những công dân có đầy đủ Trí-Đức-Thể - Mỹ. 1.2. Cơ sở thực tiễn Thời đại nào cũng thế, giáo dục luôn được xem là quốc sách hàng đầu, giáo dục đóng vai trò quan trọng trong công cuộc cải tạo và phát triển đất nước. Đặc biệt là trong xã hội hiện đại hôm nay, giáo dục luôn nhận được sự quan tâm của cộng đồng, xã hội; và giáo dục cũng được đặt ra nhiều trọng trách mới: nặng nề hơn, to lớn hơn trong tiến trình phát triển của dân tộc. Trước những yêu câu cấp thiết của xã hội, trong nhiều năm quá, giáo dục Việt Nam đã có những đổi mới bước đầu: về nội dung, kế hoạch, về phương pháp giảng dạy… chính những đổi mới tích cực ấy đã đưa giáo dục nước nhà tiến gần hơn với giáo dục hiện đại của thế giới. Thế nhưng, nhìn lại giáo dục Việt Nam trong bối cảnh xã hội hiện đại, trong sự chi phối của nền kinh tế thị trường chúng ta không khỏi giật mình trước sự xuống cấp về nhân cách của thế hệ trẻ học đường, một vấn đề bức xúc cho toàn xã hội. Thực trạng ấy không thể đỗ lỗi cho hoàn cảnh, không thể đỗ lỗi cho nền kinh tế thị trường mà đó là một phần lỗi rất lớn từ người giáo viên chủ nhiệm. Nguyên nhân chính là người giáo viên chủ nhiệm chưa làm tròn vai trò trách nhiệm của người chủ một lớp học và chỉ đạo mọi hoạt động trong lớp học của mình. Ý thức được điều này, trong nhiều năm qua Ban giám hiệu của trường THPT Trần Bình Trọng đã có nhiều cải tiến, có nhiều phương pháp mới trong việc chỉ đạo, qui hoạch đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Chính điều này đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như hoàn thiện nhân cách của học sinh trong nhà trường. 2. Thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông Trần Bình Trọng 2.1. Những thành quả đạt được trong công tác chủ nhiệm lớp của trường THPT Trần Bình Trọng những năm học qua: 2.1.1. Về phía Ban giám hiệu nhà trường: Trong những năm học qua, bên cạnh quản lý công tác chuyên môn, nhà trường đã đặc biệt chú trong đến công tác chủ nhiệm lớp. Từ đầu mỗi năm học, BGH nhà trường đã có những qui hoạch cụ thể về đội ngũ giáo viên chủ nhiệm: phân công những giáo viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tâm với công tác chủ nhiệm lớp trực tiếp quản lý những lớp học ít có sự tiến bộ; phân công những giáo viên chủ nhiệm giỏi hướng dẫn, tập sự cho những giáo viên trẻ còn non kinh nghiệm, giáo viên đang tập sự…Chính sự chuẩn bị chu đáo đó đã tạo ra sự cân bằng trong công tác chủ nhiệm, tạo nên một phong trào thi đua học tập sôi nổi giữa các lớp. Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng, phải có phương hướng nhiệm vụ của từng tháng, từng học kỳ và cả năm học. Phương hướng nhiệm vụ này là một trong những tiêu chí đánh giá công chức hàng năm. Cách làm này tạo cho GVCN có phương pháp quản lý lớp khoa học, tránh được sự tự phát và giáo viên phải có trách nhiệm và chịu trách nhiệm về công việc mình đã đề ra. Ban giám hiệu cũng đã thực hiện việc luân đổi giáo viên chủ nhiệm giữa các lớp trong những trường hợp cần thiết: khi nhận thấy giáo viên làm công tác chủ nhiệm lơ là, không nhiệt tình với công việc chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm không đủ năng lực quản lý, không có những biện pháp, cách thức nâng cao chất lượng học tập, phong trào thi đua… của lớp. Đối với những trường hợp này BGH hoặc là cắt công tác chủ nhiệm của giáo viên đó, hoặc bố trí chủ nhiệm những lớp có bề dày, thành tích trong phong trào thi đua. Và sắp xếp những giáo viên chủ nhiệm giỏi, có kinh nghiệm đến tiếp quản để nâng cao chất lượng của lớp học đó. Ban giám hiệu nhà trường cũng đã kịp thời khen thưởng để động viên khuyến khích những tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm đạt thành tích tốt trong phong trào thi đua của nhà trường. Hàng tuần, Ban nề nếp của nhà trường trao cờ thi đua cho lớp dẫn đầu phong trào thi đua. Những tập thể ba tuần liền dẫn đầu được khen thưởng, tuyên dương trước lễ chào cờ kèm theo hiện kim. Ban nề nếp nhà trường thường xuyên cập nhật vị trí thi đua của các lớp tại bảng theo dõi thi đua tại phòng Hội đồng. Việc làm này vừa mang tính cập nhật nhưng cũng vừa mang tính thông báo đến từng giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch, có những điều chỉnh về công tác quản nhiệm cho phù hợp với tình hình cụ thể của lớp mình. BGH chỉ đạo cho Đoàn thanh niên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tiến hành triển khai cho học sinh ký các bản cam kết: Không sử dụng các chất kích thích, ma túy, Không vi phạm an toàn giao thông, Không gian lận, quay cóp trong thi cử… để giúp cho các em học sinh trong toàn trường có trách nhiệm hơn với hành vi, ứng xử của mình trong cuộc sống. BGH nhà trường chỉ đạo cho Hội Khuyến học, Hội Chữ Thập Đỏ thường xuyên tiến hành các hoạt động từ thiện trong nhà trường: Phong trào nuôi lợn đất, Chữ ký Mạnh thường quân, Đêm văn nghệ tình thương… nhằm giáo dục tinh thần tương thần tương ái, giáo dục trách nhiệm của cá nhân trước cộng đồng, chống thái độ thờ ơ, vô cảm trước những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống… Ban giám hiệu đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với giáo viên chủ nhiệm, và xem đây là tiêu chí cần – đủ để bố trí giáo viên làm công tác chủ nhiệm: 1. Giáo viên chủ nhiệm: phải mẫu mực về đạo đức, tác phong, ứng xử; có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, hết lòng vì học sinh, thực sự là tấm gương sáng để học sinh noi theo. 2. Phải nắm vững nhiệm vụ, kế hoạch của nhà trường để chỉ đạo học sinh của lớp mình thực hiện theo yêu cầu, kế hoạch đề ra. Triển khai và thực hiện tốt các cuộc vận động của Đảng, Nhà nước, của Ngành như: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Hai không”; “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”… 3. GVCN phải nắm vững đặc điểm tâm lí, nhận thức của từng đối tượng học sinh để có nội dung, biện pháp giáo dục phù hợp. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp nhiệt tình có trách nhiệm, có uy tín với bạn bè, có khả năng điều hành, làm nòng cốt trong các hoạt động của lớp. Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò cố vấn, quan sát, giúp đỡ, uốn nắn các hoạt động của học sinh. 4. Giáo viên chủ nhiệm phải biết khơi gợi tiềm năng sáng tạo của các em trong việc đề xuất mọi hoạt động phù hợp với yêu cầu của lớp, của trường, từng tháng, học kỳ và cả năm học. 5. Phải giáo dục học sinh toàn diện: Từ tư tưởng, đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống… đến truyền đạt kiến thức cho các em. Trong đó, giáo dục tư tưởng là quan trọng vì các em có nhận thức đúng về trách nhiệm học tập, rèn luyện mới tự giác, có khả năng vượt khó, mang lại hiệu quả trong học tập và rèn luyện. 6. Phải chăm sóc học sinh như người cha, người mẹ thứ hai của các em. Phải giáo dục các em bằng tấm lòng, tình thương của người cha, người mẹ. Giáo viên chủ nhiệm phải vượt lên chính mình để hoàn thành nhiệm vụ khó khăn đó để học sinh luôn được chở che, được chăm sóc đầy đủ và yên tâm học tập. 7. Kết hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài trường để cùng giáo dục học sinh, đây là nguyên tắc trong giáo dục nhằm thực hiện tốt chức năng phối hợp, khép kín quá trình giáo dục về không gian, thời gian tác động đến học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. 8. Định hướng cho học sinh chọn nghề trong tương lai. Do điều kiện ở vùng khó khăn, các em và gia đình thiếu thông tin cần thiết về nghề nghiệp. Giáo viên chủ nhiệm là người biết rõ khả năng của các em, giáo viên chủ nhiệm cần tư vấn để các em chọn nghề phù hợp với khả năng của bản thân và nhu cầu của xã hội. 9. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm nắm vững tình hình của lớp về mọi mặt, báo cáo cho Ban giám hiệu biết theo định kỳ hoặc đột xuất những vấn đề cần thiết để nhà trường có hướng giải quyết kịp thời. Chịu trách nhiệm trước nhà trường về chất lượng giáo dục của lớp chủ nhiệm. Từ những việc làm đã nêu trên, trong những năm học qua, chất lượng học tập và rèn luyện hạnh kiểm của học sinh đã được nâng cao. Hằng năm, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp và phổ điểm thi đại học của học sinh nhà trường được xếp vào tốp V trong toàn tỉnh. Nhiều năm liền, nhà trường không có học sinh vi phạm pháp luật, đa số học sinh ngoan hiền lễ phép có chí cầu tiến và hăng say trong học tập. Đạt được những thành tích này chính là nhờ vào sự chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường đối với công tác quản lý học sinh và sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với Ban nề nếp và các đoàn thể trong nhà trường. 2.1.2. Về phía giáo viên chủ nhiệm lớp Hầu hết các giáo viên chủ nhiệm đã thay mặt nhà trường quản lý điều hành mọi công việc của lớp. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm cụ thể, giúp cho các em có nghị lực phấn đấu vươn lên đạt được mục đích ước mơ của mình. Nhiều GVCN đã thực sự trở thành người cha, người mẹ thứ hai của các em học sinh, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các em khi gặp những khó khắn, bất ổn trong học tập. GVCN đã kịp thời báo cáo kết quả học tập và rèn luyện hạnh kiểm của học sinh lên BGH. Đã làm tốt công tác tham mưu, đề xuất những phương pháp quản lý lớp hữu ích có thể nhân rộng trong nhà trường. GVCN đã tích cực bám sát lớp trong 15 phút sinh hoạt đầu giờ để kiểm tra nề nếp và việc chấp hành qui định của nhà trường. GVCN đã kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn xử lý những học sinh bỏ tiết. Cùng với ban nề nếp kịp thời ngăn chặn và giải quyết hiện tượng học sinh gây gỗ, xích mích nên nhà trường không xảy ra tình trạng học sinh đánh nhau. GVCN đã giữ được mối liên hệ mật thiết với gia đình để cùng giáo dục học sinh: lập danh bạ điện thoại để giữ mối liên lạc hai chiều: giáo viên chủ nhiệm - PHHS, gởi phiếu báo điểm hàng tháng về cho PHHS để cùng phối hợp giáo dục học sinh… Giáo viên đã tiến hành điều tra thông tin về hoàn cảnh gia đình của từng học sinh học sinh để có kế hoạch giúp đỡ và có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đặc điểm gia đình học sinh. GVCN đã kịp thời chấn chỉnh những học sinh vi pháp nề nếp của nhà trường: phê bình trước lớp, mời phụ huynh học sinh vi phạm đến trường để thông báo sai phạm của học sinh và phối hợp giáo dục học sinh. Từ những việc làm như thế, GVCN đã giúp các em học sinh tiến bộ rất nhiều trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm. GVCN các lớp đã thành lập Ban cán sự lớp: Lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể mĩ, tổ trưởng… có nhiệm vụ giám sát mọi mặt hoạt động học tập của thành viên trong lớp. Hàng tuần, ban cán sự lớp báo cáo tình hình của lớp cho giáo viên chủ nhiệm và đề xuất những biện pháp xử lý đối với những bạn học sinh thường xuyên vi phạm. Giờ sinh hoạt hàng tuần, GVCN dành dung lượng thời gian cần thiết để đối thoại trực tiếp với ban cán sự lớp, lắng nghe những ý kiến tâm tư nguyện vọng của học sinh từ đó có hướng giải quyết phù hợp nhất với tinh hình của lớp. Nhiều GVCN đã biết linh hoạt, mềm dẻo kết hợp nhiều biện pháp: xử lý kỷ luật răn đe, nói chuyện tình cảm, kể những câu chuyện mang ý nghĩa nhân sinh quan… giúp học sinh nhận ra được sai trái và sửa đổi. Nhiều GVCN đã không quản ngại đường sá xa xôi thường xuyên đến thăm hỏi, động viên những học sinh có hoàn cảnh khó khăn cố gắng vươn lên trong học tập. Có giáo viên chủ nhiệm đã tự nguyện đỡ đầu, giúp đỡ tiển bạc cho các em gia cảnh khó khă: cha mẹ bệnh tật, con thương binh liệt sĩ… Những nghĩa cử cao đẹp, mô phạm ấy đã gây không ít xúc động cho học sinh và có ý nghĩa giáo dục cao. 2.2. Những hạn chế trong công tác chủ nhiệm lớp của trường THPT Trần Bình Trọng những năm học qua: Trên thực tế, bức tranh toàn cảnh về công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông Trần Bình Trọng, bên cạnh những đóng góp tích cực, cũng nhận diện một số hạn chế như sau: 2.2.1. Về phía Ban giam hiệu nhà trường: Sự quan tâm của BGH đối với giáo viên chủ nhiệm giỏi chưa đúng mức: chủ yếu là tuyên dương, chế độ khen thưởng còn hạn chế; chưa có danh hiệu thi đua cho giáo viên chủ nhiệm giỏi. Chế độ chính sách đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm chưa tương xứng với vai trò và nhiệm vụ được giao nên giáo viên chưa toàn tâm toàn ý trong công tác. Qui hoạch giáo viên chủ nhiệm còn gặp nhiều khó khăn vì đội ngũ giáo viên nhà trường luôn có sự biến động hằng năm. Chưa tổ chức thường xuyên các buổi Hội thảo về công tác chủ nhiệm cho giáo viên trong toàn trường. 2.2.2. Về phía giáo viên chủ nhiệm lớp Nhận thức của GV về vai trò công tác chủ nhiệm có nơi, có lúc chưa toàn diện. Một số bộ phận GV được phân công nhiệm vụ GV chủ nhiệm còn hạn chế về năng lực tổ chức, điều hành lớp chủ nhiệm, thiếu nhiệt tình, lờ là trong công việc dẫn đến hiệu quả không cao. Sự phối hợp giữa GV trong và ngoài nhà trường còn lỏng lẻo, chưa thực sự hỗ trợ tích cực cho công tác chủ nhiệm lớp… Một số giáo viên chủ nhiệm trẻ thiếu kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, đặc biệt chưa linh hoạt và thiếu kiên quyết trong xử lý học sinh vi phạm. Một số giáo viên nữ thiếu bản lĩnh trước học sinh khi giải quyết sự việc: gặp những tình huống học sinh vi phạm ngoan cố hay cứng đầu, khó dạy bảo… giáo viên hoặc là thiếu bình tĩnh hoặc thường khóc trước học sinh. Một số GVCN chỉ đơn thuần làm công tác thống kê, hoặc kiểm điểm, đánh giá tình hình lớp chủ nhiệm theo tuần, tháng … trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Chưa biết tạo giờ sinh hoạt lớp thành một hoạt động tập thể để học sinh thể hiện năng lực, tính cách của mình… Một số giáo viên chủ nhiệm cứng nhắc trong quản lý lớp, chưa tạo được sự gần gũi để học sinh có thể giải bày, thổ lộ tình cảm, vướng mắc trong học tập. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC LÀM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG. 3.1. Nghiên cứu để bổ sung, điều chỉnh các chế độ chính sách đối với GV làm công tác chủ nhiệm lớp cũng như những quy định đối với công tác chủ nhiệm theo hướng: Tăng số tiết chủ nhiệm lớp cho GV. 3.2. Bộ giáo dục và đào tạo chỉ đạo cho các trường ĐHSP tăng thời lượng thực hành, thực tập về công tác chủ nhiệm cho các sinh viên khoa sư phạm. Vì nội dung công tác của GV chủ nhiệm được hướng dẫn trong một số ít học trình tại ĐHSP. Trong khi đó, SV ra trường đi công tác 1 năm tập sự, song thực tế rất hình thức, ít nhận được sự hướng dẫn sâu sắc mà GV tập sự phải tự học, tự làm là chính… 3.3. Tổ chức thi GV chủ nhiệm giỏi các cấp và có chế độ khen thưởng, tôn vinh GV chủ nhiệm giỏi tạo động lực nghề nghiệp cho giáo viên; Phát hành tài liệu tham khảo để giúp GV làm tốt công tác chủ nhiệm. 3.4. Sở giáo dục đào tạo cần có kế hoạch tổ chức thường xuyên các buổi Hội thảo về công tác chủ nhiệm để giáo viên chủ nhiệm giỏi báo cáo những kinh nghiệm, cũng như đưa ra những vướng mắc để bàn luận và tìm hướng giải quyết hiệu quả. 3.5. BGH nhà trường cần tăng cường chỉ đạo việc kiểm tra, giàm sát học sinh bỏ giờ, bỏ tiết, vi phạm nội qui, qui chế nhà trường, cần có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đúng mực và dứt khoát đối với học sinh vi phạm có hệ thống. bên cạnh đó cần tuyên dương, khen thưởng xứng đáng đúng người, đúng việc để cổ vũ tinh thần cho những cá nhân, tập thể có thành tích nhất định trong các phong trào. 3.6. Ban giám hiệu nhà trường cần có biện pháp tác động đến những gia đình, các hàng quán, các tụ điểm…gần trường không được chứa chấp học sinh trong thời gian học tập ở trường đến đánh bài, uống rượu, ăn quà vặt… 3.7. Ban giám hiệu nhà trường cần xây dựng những pa nô, áp phích, khẩu hiệu, các câu danh ngôn đặt xung quanh trường mang nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. 3.8. Mỗi thầy giáo, cô giáo phải là tấm gương sáng về tự học, đạo đức và sáng tạo… để học sinh noi theo; bằng lương tâm và trách nhiệm, bằng tình thương và lòng nhiệt huyết của mình truyền đạt kiến thức với phương pháp tốt nhất, chất lượng cao nhất. Trong công tác giảng dạy không chỉ có các giáo viên chủ nhiệm mới là người trực tiếp gần gũi, liên hệ với PHHS, mà các giáo viên bộ môn cũng phải có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ, để liện hệ chặt chẽ với phụ huynh kịp thời chỉ bảo và uốn nắn các em, khích lệ các em, động viên các em học tập và rèn luyện. Trên đây là bản báo cáo tham luận của chúng tôi xin được gởi đến toàn thể Hội nghị, Báo cáo tham luận là những đúc rút từ thực tiễn công tác quản lý giáo viên chủ nhiệm lớp do đó không tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế. Chúng tôi mong Hội nghị góp ý để bản tham luận của chúng tôi được hoàn thiện hơn và cũng để chúng tôi học tập những kinh nghiệm quí báu hơn trong công tác quản lý nhà trường về công tác chủ nhiệm. Kính chúc Hội nghị thành công tốt đẹp, chúc quí vị về tham dự Hội nghị sức khỏe. Cam Lâm, tháng 10 năm 2010 . báo cáo tham luận. Về phía BGH nhà trường, với vai trò là những người quản lý, đến với hội thảo hôm nay, chúng tôi cũng xin được trình bày tham luận với. tập và rèn luyện. Trên đây là bản báo cáo tham luận của chúng tôi xin được gởi đến toàn thể Hội nghị, Báo cáo tham luận là những đúc rút từ thực tiễn công

Ngày đăng: 28/10/2013, 23:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w