1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận án tiến sĩ năng suất sinh sản của lợn nái có 1 4 giống VCN MS15 và sức sản xuất thịt của một số tổ hợp lợn lai có 1 8 giống VCN MS15 ở tỉnh thừa thiên huế

122 85 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Bảng 3.5. Năng suất thân thịt của hai tổ hợp lợn lai DLPM và PLDM 68

  • MỞ ĐẦU

  • 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

  • 2.2. Mục tiêu cụ thể

  • CHƯƠNG 1

  • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

  • 1.1.1. Tính trạng số lượng

    • 1.1.1.1. Khái niệm tính trạng số lượng

    • 1.1.1.2. Đặc điểm di truyền học của tính trạng số lượng

  • 1.1.2. Lai giống

  • 1.1.2.1. Khái niệm về lai giống và ưu thế lai

  • 1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái

  • 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái

  • 1.2.2.1. Ảnh hưởng các yếu tố di truyền

    • Kiểu gen

    • Một số các gen ứng viên có liên quan đến năng suất sinh sản của lợn đã được tìm thấy như gen ESR (Estrogen Receptor), RBP4 (Retiol-Binding Protein 4) và RNF4 (Ring Finger Protein 4),…

    • Gen ESR đã được xác định là một gen chủ yếu liên quan đến số con sơ sinh ở giống lợn Meishan và Yorkshire. Ở lợn nái có kiểu gen AA dẫn đến tỷ lệ tử vong thai cao hơn so với lợn nái có gen BB (Rens và cs., 2000) [153]. Rothschild và cs (1994) [155] đã cho rằng, allen B có liên quan với sự gia tăng số đầu vú ở lợn lai Meishan. Isler và cs (1999) [116] cho biết, các kiểu gen ESR không liên quan đáng kể với khối lượng tử cung và thấy rằng lợn có gen AA phát triển chậm hơn so với lợn có gen BB.

  • 1.2.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh

  • Ảnh hưởng chế độ dinh dưỡng

  • Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản của lợn. Ở lợn, chế độ dinh dưỡng kém có thể ảnh hưởng đến tuổi thuần thục về tính, giảm sự rụng trứng, do đó lợn nái không thể thụ thai hoặc số con sơ sinh ít con, tỷ lệ chết cao. Do đó, trong thời kỳ mang thai, lợn nái có nhu cầu dinh dưỡng từng giai đoạn cụ chể để duy trì và phát triển của bào thai.

  • 1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT, CHẤT LƯỢNG THỊT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

  • 1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt

  • 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt

  • Bảng 1.1. Phân loại chất lượng thịt

    • Khả năng giữ nước của thịt

    • Màu sắc của thịt

    • Hàm lượng mỡ giắt

  • 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt và chất lượng thịt

    • 1.3.3.1. Ảnh hưởng của yếu tố di truyền

    • - Giống lợn

    • Các giống và các dòng lợn khác nhau thì năng suất và chất lượng thịt cũng khác nhau (Wood và cs., 2004) [196]. Các giống lợn nội có tăng khối lượng và sức sản xuất thấp hơn các giống lợn ngoại. Sự khác nhau được thể hiện bởi tổng số các sợi cơ, diện tích sợi cơ và thành phần sợi cơ. Các đặc tính này ảnh hưởng đến các tính trạng chất lượng thịt gồm pH, màu sắc, khả năng giữ nước, kết cấu và vân mỡ (Kim và cs., 2010) [123].

    • Giống lợn Yorkshire và giống Landrace Pháp được biết đến như là những giống có sự phát triển cơ bình thường, trong khi giống Pietrain được biết tới là giống có cơ bắp săn chắc nhưng tỷ lệ mỡ giắt thấp. Berg và cs (2003) [75] kết luận rằng, thịt của giống lợn Duroc có khả năng giữ nước, tỷ lệ mỡ giắt, pHu cao hơn và giá trị màu sắc ở cơ thăn thấp hơn so với thịt của giống Landrace và Yorkshire. Ren và cs (2008) [152] cho biết, các giống lợn bản địa Trung Quốc có tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn cao hơn và có sự khác biệt đáng kể so với các giống lợn hiện đại. Zhang và cs (2009) [205] cho biết, lợn Duroc có tổng số axít béo bão hòa (SFA) và axít béo không bão hòa đơn (MUFA) thấp hơn so với giống lợn Yorkshire, Hampshire, Spotted, Chester White, Poland China, Landrace. Giống lợn Lantang (Trung Quốc) có tổng số MUFA và tổng số axít béo không bão hòa đa (PUFA) cao hơn so với giống lợn Landrace (Yu và cs., 2013) [203]. Lê Phạm Đại và cs (2015) [16], đã khảo sát tỷ lệ mỡ giắt trên một số giống lợn thuần Việt Nam, thì giống Duroc có tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt cao nhất (2,98%), kế đến là Landrace,Yorkshire, Móng Cái (tương ứng 2,20%, 2,21% và 1,87%) và Pietrain có tỷ lệ mỡ giắt thấp nhất trong các giống khảo sát (1,48%). Sự khác biệt về chất lượng thịt giữa các giống có thể được giải thích bằng sự khác biệt về các đặc điểm của thịt, đặc biệt là sự khác biệt về tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn (Ngapo và Gariepy, 2008 [145]; Wood và cs., 1996 [194]).

    • Lai giống

    • Lai giống là giải pháp ít tốn kém, hiệu quả cao và nhanh nhất để cải thiện các tính trạng không mong muốn, nâng cao năng suất, chất lượng thịt và tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn. Trong các giống lợn hiện tại, giống Duroc không những có khả năng tốt về tăng trưởng, mà còn sở hữu những đặc tính rất tốt về chất lượng thịt. Channon và cs (2004) [86] cho biết, thịt lợn giống Duroc có độ mọng nước, tỷ lệ mỡ giắt cao hơn so với thịt lợn có 1/2 giống Duroc và không có giống Duroc. Đây chính là cơ sở để nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong chương trình lai tạo nhằm nâng cao tính trạng mỡ giắt. Choi và cs (2014) [88] cho biết, không có sự khác biệt về năng suất thịt của giống lợn thuần Duroc và giống lợn lai 3 giống Landrace × (Yorkshire × Duroc). Tuy nhiên, lợn lai Landrace × (Yorkshire × Duroc) có mất nước bảo quản, mất nước chế biến, tỷ lệ protein và hàm lượng UFA cao hơn giống lợn Duroc, trong khi đó tỷ lệ mỡ giắt và các đặc điểm cảm quan của giống lợn Duroc có điểm số cao hơn đáng kể so với giống lợn lai. Edwards và cs (2003) [96] cho biết, trên đối tượng con lai 2 giống từ lợn đực Duroc và lợn đực Pietrain với lợn nái Landrace cho thấy, con lai đực Duroc có chiều dài, khối lượng thịt xẻ, thịt mông, thịt vai vùng bụng cao hơn so với con lai của lợn đực Pietrain, nhưng con lai của lợn đực Pietrain có dày mỡ lưng thấp và diện tích mắt thịt cao hơn so với con lai của lợn đực Duroc.

    • Jiang và cs (2012) [118] cho biết, việc giảm tỷ lệ phần trăm của thành phần gen giống lợn bản địa của Trung Quốc trong hệ thống lai tạo lợn thương phẩm có thể cải thiện tính trạng năng suất và chất lượng thịt. Cesar và cs (2010) [85] đã chứng minh rằng, việc lai giống không gây ảnh hưởng tới giá trị màu sáng, các kết quả trước đây cũng chỉ ra rằng, việc lai tạo với giống lợn Trung Quốc không bị ảnh hưởng bởi màu sắc thịt. Tuy nhiên, thịt lợn có giống Trung Quốc có xu hướng sẫm màu hơn so với thịt lợn của các giống lợn hiện đại (Miao và cs., 2009 [142]; Jiang và cs., 2012 [118]).

    • Kiểu gen

    • Các tính trạng năng suất thịt và chất lượng thịt lợn bị chi phối bởi các gen như: Gen myogenin (MyoG) có vị trí trung tâm trong họ gen MyoD, liên quan đến sự thay đổi khối lượng cơ và tỷ lệ nạc, tốc độ tăng trưởng và dày mỡ lưng (Xue và Zhou, 2006) [199]. Đỗ Võ Anh Khoa (2012) [28] cho biết, đa hình di truyền gen MyoG ảnh hưởng đến tỷ lệ thịt xẻ, giá trị pH 60 giờ sau giết thịt và khoáng tổng số.

    • Gen Melanocortin - 4 Receptor (Mc4R) có liên quan đến dày mỡ lưng, tăng trưởng và lượng ăn vào (Kim và cs., 2006) [126], phân tích đa hình gen Mc4R của lợn cho thấy đa hình gen không chỉ có liên quan đến dày mỡ lưng và tăng khối lượng (Bruun và cs., 2006) [81] mà còn phát hiện ra đa hình gen Mc4R liên quan với tỷ lệ mỡ dắt và tỷ lệ nạc (Stachowiak và cs., 2005) [169].

    • Gen Heart facty acid biding protein (H-FABP) mã hóa protein H-FABP, một protein nhỏ nội bào liên kết với các axít béo để vận chuyển axít béo qua màng tế bào chất nhằm cung cấp năng lượng cho tế bào đến vị trí bên trong tế bào sử dụng axít béo. Edward (2009) [95] cho rằng, đa hình gen H-FABP liên quan đáng kể đến sự thay đổi di truyền của tỷ lệ mỡ giắt trong quần thể giống lợn Duroc, nhưng không chi phối dày mỡ lưng. Đồng thời, đối với quần thể giống Meishan và các con lai của chúng thì gen H-FABP có vai trò chính trong việc kiểm soát tỷ lệ mỡ giắt.

      • 1.3.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh

  • Bảng 1.2. Ảnh hưởng của khẩu phần thiếu protein/lysine lên tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn

    • Ảnh hưởng tuổi và khối lượng giết thịt

      • Ảnh hưởng yếu tố vận chuyển

  • 1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG LAI GIỐNG NÂNG CAO SỨC SẢN XUẤT CỦA LỢN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

  • 1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

    • 1.4.1.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng lai giống để nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái

    • 1.4.1.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng lai giống nâng cao năng suất, chất lượng thịt

    • Những thay đổi trong ngành công nghiệp thịt lợn đang diễn ra trên toàn thế giới. Hệ thống sản xuất chuyên sâu và tăng năng suất, tỷ lệ nạc đã làm giảm chất lượng thịt cảm quan. Nghiên cứu được thực hiện trong những năm gần đây đã chứng minh rằng chất lượng thịt cảm quan có liên quan đến tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn và các đặc điểm khác như khả năng giữ nước và pH thịt (Przybylski và cs., 2010) [150]. Tuy nhiên, sự gia tăng tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Để ngành công nghiệp thịt lợn thành công, có nghĩa là thỏa mãn kỳ vọng của người tiêu dùng. Các nghiên cứu gần đây đã tiến hành không những trên các chỉ tiêu năng suất mà còn các chỉ tiêu về chất lượng thịt.

    • Khả năng sinh trưởng của lợn lai

    • Giống Duroc được đánh giá là tăng trưởng nhanh và có tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn cao nhất, đồng thời độ mềm của thịt và tính ngon miệng cao hơn các giống khác. Do đó, tổ hợp lai 3 giống với đực Duroc để sản xuất lợn thương phẩm là khá phổ biến hiện nay nhờ khả năng sinh trưởng cao và chất lượng thịt tốt (Jin và cs., 2005) [119]. Zhang và cs (2018) [204] cho biết, lợn lai Duroc × (Landrace × Yorkshire) có tỷ lệ mỡ giắt cao hơn và pH45 thấp hơn so với lợn lai F1(Landrace × Yorkshire) và lợn Landrace, Yorkshire. Van Laack và cs (2001) [182], đã dùng đực 3 giống khác nhau là Duroc, Berkshire và Hampshire lai với nái lai F1(Landrace × Yorkshire) cho biết, tổ hợp lai thương phẩm từ đực Duroc sở hữu phẩm chất thịt tốt nhất là giải pháp nhanh nhất cải thiện được độ mềm và tính thơm ngon của thịt nhờ tăng cao tỷ lệ mỡ giắt. Choi và cs (2016) [89], khi so sánh thành phần axít béo trong cơ thăn của giống lợn lai Landrace × (Yorkshire × Duroc) và các giống lợn thuần Landrace, Yorkshire, Duroc. Kết quả, hàm lượng axít palmitic (C16:0) ở lợn Duroc cao hơn đáng kể so với các giống thuần và lợn lai. Ngược lại, hàm lượng axít eicosenoic (C20:1) ở lợn lai cao hơn. Tổng số SFA của lợn Duroc cao hơn so với các lợn lai và tỷ lệ USFA/SFA của lợn lai Landrace × (Yorkshire × Duroc) cao hơn so với lợn Duroc.

    • Giống lợn Pakchong 5 của Thái Lan là một dòng lợn tổng hợp có 62,5% giống Duroc và 37,5% giống Pietrain có mức tăng khối lượng cao (850,00 g/ngày), hệ số chuyển hóa thức ăn thấp đạt 2,50 kg, dày mỡ lưng thấp đạt 10 mm và có diện tích mắt thịt đạt 37,00 cm2. Lertpatarakomol và cs (2019) [133] cho biết, tổ hợp lai Pakchong 5 × (Yorkshire × Landrace) có dày mỡ lưng đạt 22,27 mm và diện tích mắt thịt đạt 53,62 cm2 cao hơn so với tổ hợp lai Duroc × (Yorkshire × Landrace) có giá trị tương ứng 18,84 mm và 47,21 cm2. Các chỉ tiêu chất lượng thịt như giá trị pH45, pH24, màu sắc, tỷ lệ mất nước và thành phần hóa học của hai tổ hợp lai tương đương nhau.

  • 1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

  • 1.5. GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG/DÒNG LỢN ĐỰC DUROC, PIETRAIN, PIC280 VÀ PIC399

  • 1.5.1. Lợn đực Duroc

  • 1.5.2. Lợn đực Pietrain

  • 2.1. ĐỐI TƯỢNG

  • Sơ đồ 2.2. Lai tạo lợn thương phẩm DLPM và PLDM

  • Sơ đồ 2.3. Lai tạo lợn thương phẩm PIC280LDM và PIC399LDM

  • 2.2. NỘI DUNG

  • 2.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN

    • - Địa điểm nghiên cứu:

    • + Năng suất sinh sản của lợn nái LPM được phối với tinh đực giống Duroc và LDM được phối với tinh đực giống Pietrain được triển khai tại Viện Công nghệ Sinh học - Đại học Huế.

  • 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 2.4.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục và năng suất sinh sản của lợn nái có 1/4 giống VCN-MS15

    • 2.4.1.1. Bố trí thí nghiệm 1

  • Bảng 2.1. Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của thức ăn nuôi lợn nái và lợn con

    • 2.4.1.2. Đánh giá đặc điểm sinh lý sinh dục, năng suất sinh sản của lợn nái có 1/4 giống VCN-MS15

    • - Các chỉ tiêu đánh giá đặc điểm sinh lý sinh dục: Tuổi động dục lần đầu (ngày), tuổi phối giống lần đầu (ngày); tuổi đẻ lứa đầu (ngày); khối lượng lúc động dục lần đầu (kg); khối lượng lúc phối giống lần đầu (kg).

    • - Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản: Số lợn con sơ sinh (con/ổ); số lợn con sơ sinh còn sống đến 24 giờ (con/ổ); số lợn con sống đến 21 ngày tuổi (con/ổ); số lợn con sống đến cai sữa (30 ngày tuổi) (con/ổ); tỷ lệ nuôi sống lợn con đến cai sữa (%); khối lượng lợn con sơ sinh (kg/con); khối lượng lợn con 21 ngày tuổi (kg/con); khối lượng lợn con cai sữa 30 ngày tuổi (kg/con); tỷ lệ hao mòn cơ thể lợn mẹ (%); thời gian động dục trở lại (ngày); thời gian mang thai (ngày); số lứa đẻ/nái/năm (lứa/nái/năm); khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm (kg); số lợn con cai sữa/nái/năm (con).

  • 2.4.2. Sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của hai tổ hợp lai DLPM và PLDM

  • Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2

    • Tổ hợp lai

    • DLPM

    • PLDM

      • Số lượng lợn nuôi thí nghiệm (con)

      • 16 (8 đực, 8 cái)

    • 16 (8 đực, 8 cái)

      • Thời gian nuôi thí nghiệm (60-160 ngày)

      • Phương thức nuôi và theo dõi

      • Số lượng lợn giết thịt (con)

  • Bảng 2.3. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn lợn nuôi thịt theo từng giai đoạn

  • 2.4.2.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng của hai tổ hợp lai DLPM và PLDM

  • 2.4.2.3. Đánh giá năng suất thân thịt và chất lượng thịt của hai tổ hợp lai DLPM và PLDM

    • Sau khi kết thúc thí nghiệm, 6 lợn thịt (3 đực, 3 cái)/tổ hợp lợn lai được đưa đến lò mổ của địa phương để giết thịt và đánh giá theo TCVN 3899-84 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2003) [5]. Lợn mổ khảo sát cho nhịn đói 24 giờ trước khi giết thịt, cho uống nước tự do. Tiến hành các thao tác giết thịt: chọc tiết, cạo lông, bỏ nội tạng, xẻ đôi thân thịt, đo các chiều đo trên thân thịt, pha lọc để tách riêng các phần nạc, mỡ, xương, da và đồng thời tiến hành lấy mẫu để xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt.

    • Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt bao gồm: Giá trị pH, độ dai/Lực cắt (N), tỷ lệ mất nước bảo quản (%), tỷ lệ mất nước chế biến (%) và màu sắc của thịt (L*, a*, b*) của cơ thăn ở vị trí xương sườn 10-14 được phân tích tại phòng thí nghiệm Di truyền - Giống vật nuôi, khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông lâm - Huế.

  • Bảng 2.4. Phân loại thịt theo giá trị pH của cơ thăn

  • Bảng 2.5. Phân loại thịt theo giá trị L* của cơ thăn

  • Bảng 2.6. Phân loại thịt theo tỷ lệ mất nước của cơ thăn sau 24 giờ bảo quản

    • + Thành phần axít béo có trong cơ thăn: Được xác định theo phương pháp của AOAC 996.06 [72], với thiết bị: Máy sắc ký khí (Agilent 7820A, Agilent Technologies, USA) sử dụng cột ái lực TR-FAME (60 m × 0,25 mm × 0,25 µm). Nhiệt độ lò được lập trình như sau: nhiệt độ của cột được đặt ở 80oC giữ trong 5 phút, sau đó tăng lên với tốc độ 15oC/phút đến 150oC và với tốc độ 3oC/phút đến 200oC giữ trong 3 phút. Sau đó tiếp tục tăng lên với tốc độ 10oC/phút đến 240oC giữ trong 5 phút. Khí nitơ được sử dụng làm khí mang với tốc độ lưu thông không thay đổi 1,7 mL/phút, lượng tiêm vào 1 µL. Nhiệt độ ở cổng phun vào 250oC, nhiệt độ đầu dò 260oC. Kết quả được biểu hiện là (%) so với tổng số axít béo.

  • 2.4.3. Sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của hai tổ hợp lai PIC280LDM và PIC399LDM

  • 2.4.3.1. Bố trí thí nghiệm 3

  • Bảng 2.7. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3

    • Tổ hợp lai

    • PIC399LDM

    • Số lượng lợn nuôi thí nghiệm (con)

    • 18 (9 đực, 9 cái)

    • Thời gian nuôi thí nghiệm (60-150 ngày)

    • Phương thức nuôi và theo dõi

    • Số lượng lợn giết thịt (con)

  • 2.4.3.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt cuả hai tổ hợp lai PIC280LDM và PIC399LDM

  • Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của hai tổ hợp lai PIC280LDM và PIC399LDM trong thí nghiệm 3 này tương tự như đã mô tả ở thí nghiệm 2 (Mục 2.4.2, trang 43-49).

  • 2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

  • CHƯƠNG 3

  • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

  • 3.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN CÁI LPM VÀ LDM

  • 3.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn cái LPM và LDM

  • Bảng 3.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn cái LPM và LDM (Mean ± SE)

  • 3.1.2. Năng suất sinh sản của lợn nái LPM và LDM

  • Bảng 3.2. Năng suất sinh sản của lợn nái LPM và LDM (Mean ± SE)

  • 3.2. SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA TỔ HỢP LỢN LAI DLPM VÀ PLDM

  • 3.2.1. Khối lượng và tăng khối lượng của hai tổ hợp lợn lai DLPM và PLDM qua các tháng nuôi

  • Kết quả được trình bày ở bảng 3.3.

  • Bảng 3.3. Khối lượng và tăng khối lượng của hai tổ hợp lợn lai DLPM và PLDM

  • qua các tháng nuôi (Mean ± SE)

  • 3.2.2. Lượng thức ăn ăn vào và hệ số chuyển hóa thức ăn của hai tổ hợp lợn lai DLPM và PLDM qua các tháng nuôi

  • Bảng 3.4. Lượng thức ăn ăn vào và hệ số chuyển hóa thức ăn của hai tổ hợp lợn lai DLPM và PLDM qua các tháng nuôi (Mean ± SE)

  • 3.2.3. Năng suất thân thịt của hai tổ hợp lợn lai DLPM và PLDM

  • Kết quả về năng suất thân thịt của hai tổ hợp lợn lai được trình bày ở bảng 3.5.

  • Bảng 3.5. Năng suất thân thịt của hai tổ hợp lợn lai DLPM và PLDM (Mean ± SE)

  • Dài thân thịt của hai tổ hợp lợn lai PLDM và DLPM là tương đương nhau dao động từ 84,67 - 87,50 cm. Kết quả nghiên cứu này tương đương với lợn lai có 1/2 giống VCN-MS15 của Lê Đức Thạo và cs (2015) [60], có dài thân thịt dao động từ 85,67 - 87,00 cm; tương đương lợn lai có 1/4 giống VCN-MS15 dao động từ 87,60 - 88,00 cm (Phùng Thăng Long và cs., 2015) [34]. Tuy nhiên, kết quả này thấp hơn so với lợn lai có 1/8 giống VCN-MS15 của Nguyễn Thi Hương (2018) [26], có dài thân thịt đạt 97,70 cm. Trên đối tượng lợn lai không có giống VCN-MS15 thì kết quả này, tương đương với lợn lai PIC280 × (Landrace × Yorkshire) có dài thân thịt đạt 90,00 cm và PIC399 × (Landrace × Yorkshire) đạt 87,60 cm (Lê Đình Phùng và cs., 2015) [49]. Lertpatarakomol và cs (2019) [133] cho biết, dài thân thịt ở lợn lai Pakchong 5 × (Yorkshire × Landrace) đạt 84,74 cm và lợn Duroc × (Yorkshire × Landrace) đạt 87,69 cm.

  • 3.2.4. Chất lượng thịt của hai tổ hợp lợn lai DLPM và PLDM

  • Bảng 3.6. Chất lượng kỹ thuật của hai tổ hợp lợn lai DLPM và PLDM (Mean ± SE)

  • Bảng 3.7. Thành phần hóa học có trong cơ thăn của hai tổ hợp lợn lai DLPM và PLDM (Mean ± SE)

  • Bảng 3.8. Thành phần axít béo có trong cơ thăn (% so với tổng số axít béo) của hai tổ hợp lợn lai DLPM và PLDM (Mean ± SE)

  • 3.3. SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA HAI TỔ HỢP LỢN LAI PIC280LDM VÀ PIC399LDM

  • 3.3.1. Khối lượng và tăng khối lượng của hai tổ hợp lợn lai PIC280LDM và PIC399LDM qua các tháng nuôi

  • Bảng 3.9. Khối lượng và tăng khối lượng của hai tổ hợp lợn lai PIC280LDM và PIC399LDM qua các tháng nuôi (Mean ± SE)

  • 3.3.2. Lượng thức ăn ăn vào và hệ số chuyển hóa thức ăn của hai tổ hợp lợn lai PIC280LDM và PIC399LDM qua các tháng nuôi

  • Bảng 3.10. Lượng thức ăn ăn vào và hệ số chuyển hóa thức ăn của hai tổ hợp lợn lai PIC280LDM và PIC399LDM qua các tháng nuôi (Mean ± SE)

  • 3.3.3. Năng suất thân thịt của hai tổ hợp lợn lai PIC280LDM và PIC399LDM

  • Bảng 3.11. Năng suất thân thịt của hai tổ hợp lợn lai PIC280LDM

  • và PIC399LDM (Mean ± SE)

  • 3.3.4. Chất lượng thịt của hai tổ hợp lợn lai PIC280LDM và PIC399LDM

  • Bảng 3.12. Chất lượng kỹ thuật của hai tổ hợp lợn lai PIC280LDM và PIC399LDM (Mean ± SE)

  • Bảng 3.13. Thành phần hóa học có trong cơ thăn của hai tổ hợp lợn lai PIC280LDM và PIC399LDM (Mean ± SE)

  • Bảng 3.14. Thành phần axít béo có trong cơ thăn (% so với tổng số axít béo) của hai tổ hợp lợn lai PIC280LDM và PIC399LDM (Mean ± SE)

  • CHƯƠNG 4

  • KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Hoàng Thị Mai, Nguyễn Xuân Bả, Lê Đức Thạo, Trần Ngọc Long, Hồ Lê Quỳnh Châu và Lê Đình Phùng (2020), Tăng khối lượng, tiêu tốn thức ăn và hiệu quả kinh tế của tổ hợp lợn lai GF399 × GF24 ở các khối lượng giết mổ khác nhau, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn Nuôi, 255, tr. 24-29.

  • Văn Ngọc Phong, Hoàng Thị Mai, Lê Đình Phùng và Nguyễn Xuân Bả (2018), Đặc điểm sinh lý và năng suất sinh sản của lợn nái PIC/GF24 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn Nuôi, 232, tr. 24-28.

    • Cesar A. S., Silveira A. C., Freitas P. F., Guimarães E. C., Batista D. F., Torido L. C., Meirelles F. V., Antunes R. C. (2010), Influence of Chinese breeds on pork quality of commercial pig lines, Genetics and Molecular Research, 9(2), pp. 727-733.

    • Iida R., Koketsu Y. (2016), Lower farrowing rate of female pigs associated with interactions between pre-or post-service climatic factors and production factors in humid subtropical and humid continental climate zones, Animal Reproduction, 13, pp. 63-68.

    • Kaić A., Škorput D., Luković Z. (2009), Carcass quality of crossbred pigs with Pietrain as a terminal sire, Italian Journal of Animal Science, 8 (3), pp. 252-254.

  • Kusec G., Baulain U., Henning., Köhler P., Kallweit E. (2005), Fattening, carcass and meat quality traits of hybrid pigs as influenced by MHS genotype and feeding systems. Archiv fur Tierzucht, 48(1), pp. 40-49.

    • Lertpatarakomol R., Chaosap C., Chaweewan K., Sitthigripong R and Limsupavanich R. (2019), Carcass characteristics and meat quality of purebred Pakchong 5 and crossbred pigs sired by Pakchong 5 or Duroc boar, Asian-Australasian Journal of Animal Sciences, 32(4), pp. 585-591.

  • Matoušek V., Kernerová N., Hyšplerová K., Jirotková D., Brzáková M. (2016), Carcass traits and meat quality of Prestice Black-Pied pig breed, Asian Australasian Journal of Animal Sciences, 29, pp. 1181-1187.

    • Miao Z. G., Wang L. J., Xu Z. R., Huang J. F., Wang Y. R. (2009). Developmental changes of carcass composition, meat quality and organs in the Jinhua pig and Landrace, Animal, 3(3), pp. 468-473.

    • Rybarczyk A., Pietruszka A., Jacyno E., Dvořák J. (2011), Carcass and meat quality traits of pig reciprocal crosses with a share of Pietrain breed, Czech Journal of Animal Science, 56, (2), pp. 47-52.

  • Soede N. M., Wetzels C. C. H., Zondag W., Koning M. A. I., Kemp B. (1995), Effect of time of insemination relative to ovulation, as determined by ultrasonography, on fertilization rate and accessory sperm count in sows, Journal of Reproduction and Fertility, 104, pp. 99-106.

  • Tydlitat D., Vinkler A., Czanderlova L. (2008), Influence of crude protein intake on the duration of delivery and litter size in sows. Acta Veterinaria Brno, 77, pp. 25-30.

  • DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN

Nội dung

Ngày đăng: 15/01/2021, 06:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w