Gaz-66
z TRƯỜNG SỸ QUAN KTQS KHOA Ô TÔ BÀI TIỂU LUẬN CẤU TẠO HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC LY HỢP GAZ 66 Họ và tên : Nguyễn Ngọc Anh Huỳnh Tuấn Anh Lớp : 19521- CN Ô TÔ GVHD : 3/ Th.S Mai Hồng Cẩm TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 10 NĂM 2013 TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 10 NĂM 2013 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE GAZ 66 Hình dáng ngoài Xe GAZ-66 Xe GAZ-66 là loại ô tô tải hạng trung do nhà máy Goriski ( Liên Xô cũ) sản xuất năm 1963. Khi thiết kế người ta chú ý nhiều đến việc đảm bảo chất lượng động lực học tốt, khả năng thông qua cao, tính ổn định chuyển động tốt, điều khiển nhẹ nhàng, đảm bảo độ tin cậy cao và thuận tiện cho việc bảo dưỡng, các thế hệ trước đó gồm: GAZ-51. GAZ-53. Do có nhiều ưu điểm nên xe GAZ-66 được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự. Xe GAZ-66 là xe hai cầu chủ động có công thức bánh xe 4x4, có tính năng thông qua cao, tải trọng 2T và kéo được rơ móc có tải trọng 2T, có tời nên xe GAZ-66 có thể hoạt động tốt trên các địa hình phức tạp, trong mọi điều khiện khí hậu thời tiết. Xe GAZ-66 có động cơ nằm trong cabin. Kiểu bố trí này đảm bảo hệ số sử dụng chiều dài xe lớn, tầm nhìn của lái xe thoáng, bố trí tải trọng tương đối đều cho các cầu. Tuy nhiên để bảo dưỡng động cơ thì phải bố trí cabin lật, ngoài ra cách âm và cách nhiệt cho lái xe không tốt. *Cụm động cơ: xe GAZ-66 sử dụng động cơ 3M3-66 là loại động cơ xăng 4 kỳ, 8 xy lanh bố trí chữ V, thứ tự công tác 1-5-4-2-6-3-7-8. Công suất lớn nhất của động cơ là 115 mã lực ở tốc độ vòng quay trục khuỷu 3200v/ph, có bộ giới hạn tốc độ tối đa. Mômen lớn nhất là 290 Nm ở tốc độ 2000÷2500 v/ph, tỷ số nén 6,7; thể tích công tác 4,25 lít, hành trình pitston 80mm, đường kính xilanh 92mm. Động cơ bao gồm các hệ thống và cơ cấu sau: - Hệ thống cung cấp nhiên liệu kiểu chế hòa khí, dung lượng của bình nhiên liệu là 210 lít. - Hệ thống đánh lửa kiểu bán dẫn tiếp điểm, khởi động bằng điện. - Hệ thống làm mát bằng phương pháp tuần hoàn cưỡng bức dòng nhờ bơm nước, có dung lượng là 23 lít và có van hằng nhiệt, có bộ phận đốt nóng để động cơ khởi động được ở nhiệt độ môi trường thấp. - Hệ thống bôi trơn kiểu không tuần hoàn, kết hợp bơm và vung té, có dung lượng 8 lít. - Cơ cấu phối khí dạng xupap treo. * Hệ thống truyền lực kiểu cơ khí có cấp gồm: - Ly hợp ma sát khô, 1 đĩa bị động, tạo lực ép bằng lò xo ép bố trí xung quanh, dẫn động điều khiển thủy lực. - Hộp số loại cơ khí 4 cấp, 3 trục dọc sử dụng đồng tốc ở số truyền 3 và 4 dẫn động điều khiển trực tiếp, khóa hãm chốt và con trượt, định vị bi và lò xo, khóa an toàn số lùi kiểu lò xo và cốc. - Hộp số phân phối kiểu cơ khí 2 cấp với tỷ số truyề thẳng i= 1, và số truyền thấp i=1,982, trục chủ động và trục ra cầu sau được đặt đồng tâm, cơ cấu bảo hiểm loại cốc và lò xo . - Truyền động các đăng kép loại nửa kín nửa hở. - Các cầu chủ động có truyền lực chính đơn hypôit , có vi sai cam hướng kính, bán trục giảm tải hoàn toàn. * Hệ thống lái: sử dụng hệ thống lái cơ khí có trợ lực thủy lực, có tỷ số truyền i= 20,5 gồm có: - Cơ cấu lái: loại cơ khí có trợ lực thủy lực. - Trợ lực lái: dạng thủy lực. - Bơm trợ lực lái: kiểu phiến gạt. * Hệ thống phanh gồm có phanh chân và phanh tay : - Phanh chân (phanh chính) gồm 4 cơ cấu phanh guốc đặt ở các bánh xe, có dẫn động thủy lực với trợ lực chân không. + Cầu trước: cơ cấu phanh loại chốt tựa khác phía và lực đẩy lên guốc bằng nhau. + Cầu sau: cơ cấu phanh loại chốt tựa cùng phía và lực đẩy lên guốc bằng nhau. - Phanh tay bố trí ở sau hộp số phân phối, cơ cấu phanh guốc, dẫn động cơ khí. * Phần vận hành có: - Bánh xe có đĩa vành rời lốp kiểu tôrôít, có kích thước: 1200x18mm, áp suất khí trong lốp là 0.5÷2.8kG/cm 2 . - Khung xe kiểu 2 dầm dọc, 5 dầm ngang. - Hệ thống treo phụ thuộc, có phần tử đàn hồi kiểu nhíp ( loại nhíp bán elip) đặt dọc xe và giảm chấn ống thủy lực tác dụng hai chiều. * Hệ thống điện thiết kế theo sơ đồ một đường dẫn, có điện áp 12V, hệ thống điện trên xe được bao kín. * Các thiết bị phụ: - Hộp trích công suất kiểu cơ khí. - Tời: kiểu tang trống đặt nằm ngang phía trước xe, giảm tốc trục vít-bánh vít. Tời có lực kéo lớn nhất là 3500N, chiều dài lớn nhất của dây tời là 50m, đường kính dây tời là 22mm. - Hệ thống điều chỉnh áp suất hơi lốp: kiểu trung tâm. Điều kiện làm việc của lái xe được cải thiện nhờ hệ thống thông gió, sưởi ấm, có thiết bị để thổi và lau mặt kính. Cabin lật ra phía trươc do vậy dễ dàng tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật động cơ, ly hợp và hộp số. Thùng xe có cửa lật ra phía sau, có bạt tháo được, và có 3 hàng ghế để chổ bộ đội ( mỗi hàng 7 người). • Thông số cơ bản: Chiều dài toàn bộ : 5.6m Chiều rộng : 2,3m Chiều cao toàn bộ : 2,44m Chiều dài cơ sở : 3,3m Khoảng sang gầm xe Trước : 315mm Sau : 315mm Khối lượng xe Tải trọng : 2000Kg Trọng lượng rơ móc : 2000Kg Trọng lượng xe không tải : 3470Kg Tải trọng toàn bộ : 5800Kg LY HỢP GAZ 66 I. CẤU TẠO : Ly hợp lắp trên ô tô gaz 66 là loại ly hợp ma sát thường đóng có một đĩa bị động, dẫn động điều khiển bằng thủy lực. Gồm có 3 phần: phần chủ động, phần bị động, phần dẫn động điều khiển. - Phần chủ động: bào gồm bánh đà, đĩa ép, vỏ ly hợp, các lò xo ép. - Phần bị động: bao gồm trục bị động và đĩa bị động. - Phần dẫn động điều khiển: đòn mở, bạc mở và lò xo hồi vị bạc mở. Hình 1: Ly hợp thủy lực phối hợp với ly hợp ma sát. 1- Bánh đà;2-Vỏ ly hợp; 3-Đĩa bị động; 4-Đĩa ép; 5-Cần tách; 6-Cốc chứa mỡ bôi trơn; 7- Đai ốc điều chỉnh; 8-Vòng bi mở; 9-Trục bị động; 10-Thân ly hợp; 11- Lò so ép;12-Nắp đậy. Ly hợp GAZ-66 là loại ly hợp ma sát khô một đĩa, thường đóng, tạo lực ép bằng lo xo ép bố trí xung quanh dẫn động điều khiển bằng thủy lực. * Ưu điểm: - Có kết cấu đơn giản. - Đảm bảo khả năng thoát nhiệt tốt. - Thuận tiện cho việc bảo dưỡng sửa chữa. - Giá thành không cao. - Độ tin cậy cao * Nhược điểm: - Trong quá trình làm việc lực ép sinh ra không đều làm cho đĩa ma sát mòn không đều. Để khắc phục điều này ta cần phải thường xuyên kiểm tra độ cứng của các lò xo và thay thế khi cần thiết. 1. Bánh đà: Bánh đà dùng để: - Cân bằng động cho động cơ. - Tích lũy mô men quán tính của động cơ. - Khởi động động cơ được dễ dàng. - Hấp thụ nhiệt trong quá trình ly hợp bi trượt rồi tỏa nhiệt ra môi trường không khí. 2. Vỏ ly hợp: Vỏ ly hợp được chế tạo bằng phương pháp dập, vỏ ly hợp được chế tạo bằng vật liệu thép. Trên vỏ ly hợp có gờ lồi dùng để dẫn hướng cho các lò xo ép.vỏ ly hợp được lắp cố định với bánh đà bằng 6 con bu lông. 3. Đĩa ép: Đĩa ép dùng để ép đĩa bị động vào sát bánh đà nhằm giúp truyền mô men từ vỏ ly hợp và đĩa ép sang đĩa bị động của ly hợp . Ngoài chuyển động quay cùng với bánh đà, đĩa ép còn phải có khả năng di chuyển dọc trục ly hợp khi đóng và mở ly hợp . Vì vậy phía ngoài của đĩa ép có các vấu lồi, các vấu này lắp lọt vào các ô hình chữ nhật của vỏ ly hợp. Hình 2: Đĩa ép 1- Cần tách; 2- Đĩa ép 4. Lò xo ép: Các lò xo ép được chế tạo bằng thép hợp kim, hoạt động theo nguyên lý kéo nén. Các lò xo ép được bố trí xung quanh đĩa ép. Mỗi lò xo ép có một đầu được lắp vào gờ lồi của vỏ ly hợp, đầu còn lại được lắp gờ lồi của đĩa ép qua đệm cách nhiệt, để tránh nhiệt độ từ đĩa ép truyền sang các lò xo ép làm biến đổi tính chất cơ lý của nó đảm bảo đủ lực nén của lò xo và hình dạng của chúng. 5. Đĩa ma sát : Cấu tạo của đĩa bị động này gồm 4 phần: xương đĩa, moay ơ đĩa, vành ma sát, bộ giảm chấn xoắn. Xương đĩa được chế tạo bằng thép mỏng có 6 rãnh hướng kính chia xương đĩa ra làm 6 phần rẻ quạt đều nhau. Ở mặt sau của xương đĩa trên mỗi phần rẻ quạt có lắp lò xo tấm gợn song, mỗi lò xo tấm gợn song được tán với xương đĩa bằng 2 đinh tấn và mỗi lò xo gia công 4 lỗ để lắp tấm ma sát của đĩa bị động. Moay ơ đĩa bị động dùng để truyền mô men xoắn từ đĩa bị động tới trục bị động của ly hợp. Mặt trụ trong của moay ơ có gia công rãnh then hoa để lắp ghép với trục then hoa của truc bị động. vành moay ơ được chế tạo liền với thân moay ơ, hai bề mặt thân moay ơ được gia công phẳng để tiếp xúc với vành ma sát của bộ giảm chấn xoắn. Trên vành moay ở cũng gia công 8 lỗ chữ nhật để lắp các lò xo giảm chấn xoắn và có bốn rãnh chữ U. Mỗi rãnh có một chốt đi qua và có khe hở theo phương tiếp tuyến về 2 phía đối với chốt. Như vậy khi xương đĩa và moay ơ xoay tương đối và chỉ xoay trong 1 giới hạn của khe hở chốt và vát hình chữ U. Vành ma sát cần đảm bảo các đặc tính sau của ly hợp : - Đảm bảo hệ số ma sát cần thiết và hệ số ma sát ít bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi nhiệt độ, tốc độ trượt và áp suất trên bề mặt. - Có khả năng chống mòn lớn ở nhiệt độ cao ( đến 300 0 C- 350 0 C) - Chiều dày 3-4 mm, vật liệu chế tạo pherađô nghiền nhỏ có thấm chất dính, sau đó ép lại. Hình 3: Đĩa ma sát 1- Vành ma sát; 2- xương đĩa; 3- Moay ơ; 4- Bộ giảm chấn. 6. Cần tách: Cần tách dung để tách cưỡng bức đĩa ép và giải phóng đĩa bị động ra khỏi bánh đà khi mở ly hợp. Đòn mở được kết cấu theo kiểu đòn bẩy: đầu ngoaih nối bản lề với đĩa ép qua ổ thanh lăn kim để giảm ma sát ở khớp nối này khi mở ly hợp; đầu trong tỳ vào bạc mở khi tác động mở ly hợp còn ở phần giữa của đòn mở nối bản lề với giá đòn mở. Giá này được lắp với vỏ ly hợp bằng bu lông. Khớp bản lề ở giữa đòn mở phải đảm bảo cho đầu trong của đòn mở có thể quay quanh bản lề này với tâm quay thay đổi để đầu ngoài của đòn mở chỉ có 1 chuyển động tịnh tiến dọc trục ly hợp khi mở và đóng ly hợp. II. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC: Hình 4: Sơ đồ nguyên lý ly hợp của lò xo ép bố trí xung quanh 1- Bánh đà; 2- Đĩa bị động; 3- Đĩa ép; 4- Bạc mở; 5- Vỏ ly hợp Trạng thái đóng : Đây là trạng thái làm việc thượng xuyên của ly hợp luôn đóng, khí người lái chưa tác dụng lên bàn đạp ly hợp một lục Q nào đó, tác dụng của các lò xo ép sẽ đẩy đĩa ép sát đĩa bị động vào bánh đà động cơ . Khi đó bánh đà, xoắn từ trục khủy động cơ, qua bánh đà, qua các bề mặt ma sát giữa đĩa bị động với bánh đà và đĩa ép truyền Trạng thái mở: người lái xe đạp lên bàn đạp ly hợp 1 lực thắng được sức căng của lò xo hồi vị .Lực nén của lò xo ép đĩa ma sát , lúc đó ly hợp mở ra và cắt động lực truyền từ động cơ tới đĩa ma sát , lúc này trục bị động của ly hợp không còn truyền mômen xoắn. Khi tác động lên bàn đạp thông qua hệ thống truyền lực thủy lực, tác động lên bạc mở làm bạc mở di chuyển dọc trục tác động lên đòn mở và mở ly hợp. III. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA LY HỢP: - Là loại ly hợp ma sát 1 đĩa bị động - Dẫn động điều khiển bằng hệ thống thủy lực - Hành trình toàn bộ của bàn đạp (mm): 195 - Hành trình tự do của bàn đạp (mm): 32 – 44 IV. CÁC HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC: Hư hỏng thường gặp Nguyên nhân Cách khắc phục Ly hợp bị trượt Tấm ma sát của đĩa bị động bị mòn. Điều chỉnh hành trình bàn đạp ly hợp hoặc thay mới. Khoảng hành trình tự do của bàn đạp ly hợp nhỏ do đó đĩa ép không ép hoàn toàn vào đĩa bị động. Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp. Cần kéo bị cong vênh. Uốn thẳng và bôi trơn cho các khớp nối. Đĩa ly hợp bị dính dầu. Tháo đĩa ly hợp dùng xăng rửa sạch các đĩa, còn các tấm đệm ma sát thì dùng bàn chải sắt hoặc giũa đánh sạch. Các lò xo ép bị yếu. Thay mới hoàn toàn. Nối động lực bộ ly hợp bị rung mạnh, không nối êm Có dầu mỡ dính vào tấm ma sát, đinh tán bị lỏng, đĩa bị động của ly hợp không di chuyển được trên rãnh then hoa của trục bị động. Lau sạch tấm ma sát, tán lại các đinh tán, tra dầu bôi trơn cho các rãnh then hoa trên trục bị động. Có chi tiết bị gãy, vỡ, nứt đĩa ép. Thay thế bằng chi tiết mới khác. Đĩa ma sát bị mài mòn không đều, bị cong vênh. Kiểm tra độ mòn và độ vênh của bề mặt đĩa ép. Mài phẳng đĩa ép nếu đĩa ép bị mài mòn ít, còn nếu bị cong vênh thì cần phải nắn lại bằng dụng cụ chuyên dùng. Ly hợp ngắt không hoàn toàn Khe hở giữa bạc mở và các đàu trong của cần đong mở ly hợp lớn. Khắc phục bằng cách điều chỉnh lại hành trình của bàn đạp của ly hợp điều chỉnh lại hành trình của bàn đạp ly hợp. Đĩa bị động bị cong vênh hoặc bị lệch. Nắn lại hoặc thay mới. Đĩa ép bị mòn, bịnh Hư hỏng này do các vênh, biến dạng, nứt vỡ. đầu trong của cần tách ly hợp không cùng nằm trên một mặt phẳng, trong trường hợp này cần phải điều chỉnh vị trí các cần tách ly hợp. Má đĩa ma sát đĩa ly hợp bị vỡ. Thay thế má ma sát. Moay ơ đĩa ma sát bị động của ly hợp dịch chuyển khó trên trục bị động là đĩa bị động không tạc hoàn toàn ra khỏi mặt bánh đà. Rửa sạch rãnh then hoa và phải bôi dầu mỡ. Ly hợp đóng đột ngột Khớp ngắt bị kẹt ở bạc dẫn hướng. Những đường rạn nứt nhỏ trên các đãi chủ động gây nên sau khi chúng bị quá nóng Phải thay mới những chi tiết bị hỏng. Ly hợp bị kêu Do rãnh then hoa của moay ơ và rãnh then hoa trên trục bị động của ly hợp mòn làm mối ghép lỏng. Thay mới cả hai chi tiết. Do các lò xo giảm chấn xoắn của đĩa bị động bị yếu hay gẫy. Phải thay mới. Do vòng bi mở bị mòn, hỏng. Kiểm tra để bổ sung mỡ bôi trơn hoặc thay mới. Ổ bi cầu gối trục bị động ly hợp ở lỗ đuôi trục bị mòn, hỏng. Thay mới ổ bi cầu này. Rung động ở bàn đạp ly hợp Đĩa ép hoặc đĩa ma sát bị cong vênh. Nắn lại hoặc thay thế. Bánh đà lắp không đúng vào chốt định vị. Tháo bánh đà ra và tiến hành kiểm tra lại các chốt định vị sau đó tiến hành lắp bánh đà vào. Vỏ ly hợp lệch tâm so với đường tâm bánh đà. Thao ly hợp ra và tiến hành cân chỉnh sau đó mới lắp vỏ ly hợp. Đĩa ma sát bị động của ly hợp chóng mòn Đĩa ép hoặc đĩa ma sát bị cong vênh. Cần phải nắn lại. Khoảng hành trình tự Cần phải chỉnh lại