ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN (TRỤ CỘT 3) TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM MỤC LỤC CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN VỐN BASEL II VÀ CÁC QUY ĐỊNH ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM 4 1.1 Giới thiệu chung về hệ thống tiêu chuẩn vốn basel ....................................... 4 1.2 Hệ thống tiêu chuẩn vốn basel II .................................................................... 6 1.3 Các quy định áp dụng basel trụ cột 3 tại Việt Nam ....................................... 8 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN (TRỤ CỘT 3) TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM .................................................................. 11 2.1 Thực trạng về mức độ đáp ứng các quy định về kỷ luật thị trường, minh bạch thông tin (trụ cột 3) trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam ............................ 11 2.2 Đánh giá thực trạng áp dụng lý thuyết trụ cột thứ ba của Basel của các NH tại Việt Nam ......................................................................................................... 22 2.2.1 Những thành quả đạt được .................................................................... 22 2.2.2 Những mặt còn tồn tại ........................................................................... 27 2.2.3 Nhận xét chung ..................................................................................... 29 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN (TRỤ CỘT 3) TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM ........................ 30 3.1 Khuyến khích tính chủ động, giám sát và minh bạch thông tin của hệ thống ngân hàng ............................................................................................................ 30 Đánh giá hệ thống NHTM Việt Nam 2013 3 3.2 Thực hiện bổ sung báo cáo vốn chủ sở hữu .................................................
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN Môn: Đánh giá hệ thống Ngân hàng Việt Nam
Trang 22
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN VỐN BASEL II VÀ CÁC QUY ĐỊNH
1.1 Giới thiệu chung về hệ thống tiêu chuẩn vốn basel 4
1.2 Hệ thống tiêu chuẩn vốn basel II 6
1.3 Các quy định áp dụng basel- trụ cột 3 tại Việt Nam 8
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN (TRỤ CỘT 3) TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 11
2.1 Thực trạng về mức độ đáp ứng các quy định về kỷ luật thị trường, minh bạch thông tin (trụ cột 3) trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam 11
2.2 Đánh giá thực trạng áp dụng lý thuyết trụ cột thứ ba của Basel của các NH tại Việt Nam 22
2.2.1 Những thành quả đạt được 22
2.2.2 Những mặt còn tồn tại 27
2.2.3 Nhận xét chung 29
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN (TRỤ CỘT 3) TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 30
3.1 Khuyến khích tính chủ động, giám sát và minh bạch thông tin của hệ thống ngân hàng 30
Trang 33
3.2 Thực hiện bổ sung báo cáo vốn chủ sở hữu 31 3.3 Quy định chặt chẽ và chi tiết về việc thực hiện các báo cáo tài chính 32 3.4 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý trong việc đánh giá mức độ an toàn của các TCTD 33 3.5 Xây dựng hệ thống thông tin 34 3.6 Phát triển đội ngũ giám sát ngân hàng 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 44
CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN VỐN BASEL II VÀ CÁC QUY ĐỊNH ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
1.1 Giới thiệu chung về hệ thống tiêu chuẩn vốn basel
Ủy ban Basel được thành lập vào năm 1974 bởi thống đốc Ngân hàng Trung Ương (NHTW) của nhóm 10 nước (G10) Thành viên của Ủy ban này bao gồm các nước : Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Ý
Các quốc gia được đại diện bởi NHTW hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng, vì không phải ở quốc gia nào NHTW cũng đồng thời cũng là cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng Ví dụ ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đồng thời phụ trách việc giám sát hoạt động hệ thống ngân hàng thương mai (NHTM)
Ủy ban basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan giám sát ngân hàng ở tất cả các nước Ủy ban Basel không có bất kỳ cơ quan nào và những kết luận của nó không có tính pháp lý Thay vào đó, Ủy ban này chỉ xây dựng
và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời, giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất với kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận vào các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên
Một mục tiêu quan trọng trong công việc của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản: (1) Không ngân hàng nước ngoài nào được thành lập mà thoát khỏi sự giám sát; (2) Việc giám sát phải tương xứng tại mỗi
Trang 55
quốc gia cũng như trên toàn hệ thống Để đạt được mục tiêu đề ra, năm 1988, Ủy ban
đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nó được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I
Basel I là điểm ngoặt quan trọng khi lần đầu tiên có sự nghiên cứu và đưa vào như một khung đo lường chung rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%
Với nổ lực liên tục của mình, những nguyên tắc giám sát của Ủy ban Basel ngày càng được phát triển rộng rãi và được nhiều nước trên thế giới đưa vào áp dụng như một nguyên tắc cốt lõi trong công tác giám sát Vào năm 1977, Ủy ban Basel đã phát triển một tập hợp “ Các nguyên tắc nồng cốt cho việc giám sát hoạt động ngân hàng hiệu quả” mà nó cung cấp một khuôn khổ cho hệ thống giám sát hiệu quả Lần lượt cùng với những thay đổi, sửa đổi, bổ sung sau này cho phù hợp với điều kiện thực tế,
có thể nói những nguyên tắc giám sát của Basel đã trở thành tiêu chuẩn giám sát rộng rãi trên toàn cầu Tiếp sau Basel I là một sự tiến bộ, một đại cải cách khi Basel II được phát triển từ những nghiên cứu khiếm khuyết của hệ thống Basel I Hiện nay, Hiệp ước mới nhất là Basel III đã được đề cập phát triển với cuộc khủng hoảng tài chính, chủ yếu tập trung vào các rủi ro tín dụng
Hiện nay, với trình độ cũng như là điều kiện thị trường vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn, Việt Nam vẫn còn đang trong quá trình thực hiện Basel II Vì thế, với đề tài này, nhóm chúng tôi xin được đánh giá hệ thống ngân hàng Việt Nam thông qua hệ thống tiêu chuẩn vốn Basel II
Trang 66
1.2 Hệ thống tiêu chuẩn vốn basel II
Mặc dù có rất nhiều điểm mới nhưng Hiệp ước Basel I với bản sửa đổi năm 1996 vẫn có khá nhiều điểm hạn chế Một trong những điểm hạn chế đó là Basel I đã không
đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp và với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro tác nghiệp
Chính vì vậy, từ năm 1999, Uỷ ban Basel đã nỗ lực đưa ra một Hiệp ước mới thay thế cho Basel I, và cho đến năm 2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn của Basel (Basel II)
đã chính thức được ban hành Với cách tiếp cận mới dựa trên 3 cột trụ chính, Basel II
đã buộc các ngân hàng quốc tế phải tuân thủ theo 3 nguyên tắc cơ bản:
Nguyên tắc thứ nhất: Các ngân hàng cần phải duy trì một lượng vốn đủ lớn để trang
trải cho các hoạt động chịu rủi ro của mình, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường
và rủi ro tác nghiệp (Cột trụ 1) Theo đó, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng
có sự sửa đổi lớn, thay đổi nhỏ với rủi ro thị trường nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro tác nghiệp
Nguyên tắc thứ hai: Các ngân hàng cần phải đánh giá một cách đúng đắn về những
loại rủi ro mà họ đang phải đối mặt và đảm bảo rằng những giám sát viên sẽ có thể đánh giá được tính đầy đủ của những biện pháp đánh giá này (Cột trụ 2) Với cột trụ này, Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát:
+ Các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn của họ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn
đó
Trang 77
+ Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá lại quy trình đánh giá về mức vốn nội bộ cũng như về các chiến lược của ngân hàng Họ cũng phải có khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu Theo đó, giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này
+ Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định
+ Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu
Nguyên tắc thứ ba: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích
đáng theo nguyên tắc thị trường (Cột trụ 3) Với cột trụ này, Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về
cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này
Trụ cột 3- Kỷ luật thị trường và tính minh bạch thông tin bổ sung cho các yêu cầu vốn tối thiểu (trụ cột 1) và quá trình kiểm tra giám sát (trụ cột 2) Ủy ban Basel khuyến khích nguyên tắc thị trường bằng việc phát triển một bộ các yêu cầu minh bạch, cho phép người tham gia thị trường đánh giá các thông tin chủ chốt, đánh giá độ rủi ro của các ngân hàng thương mại Kỉ luật thị trường có thể góp phần cho môi trường hoạt động ngân hàng an toàn và lành mạnh hơn, các tổ chức giám sát ngân hàng có thể yêu cầu các NHTM phải cung cấp thông tin cho thị trường Điều này giúp
Trang 88
cho các chủ thể liên quan giám sát hoạt động NHTM-một yếu tố cấu thành của hệ thống giám sát ngân hàng Kỷ luật thị trường cũng đã được Ông Lê Xuân Nghĩa – Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia trong khuyến nghị về tái cấu trúc hệ thống Giám sát tài chính nhắc đến Ông cho rằng “thế kiềng ba chân” (1 Quản trị doanh nghiệp tốt; 2 Cơ chế kỉ luật thị trường phát huy tác dụng đầy đủ; 3 Các cơ quan quản lý, giám sát thị trường tài chính hoạt động có hiệu quả) cần được phát triển cân bằng
Như vậy, với quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro
1.3 Các quy định áp dụng basel- trụ cột 3 tại Việt Nam
Như đã nói ở phần trên, hệ thống tiêu chuẩn vốn Basel chỉ đưa ra các tiêu chuẩn chung cho các ngân hàng trên thế giới, tuy nhiên việc thực thi các quy định là tùy thuộc vào từng quốc gia với các quy định riêng của mình dựa trên các tiêu chuẩn của Basel Hiện nay, tại Việt Nam, các tiêu chuẩn của Basel sẽ được áp dụng thông qua các quy định, thông tư do NHNN ban hành
NHNN đã ban hành Thông tư số 35/2011/TT-NHNN quy định việc công bố và cung cấp thông tin bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/04/2012 về công bố định kỳ các thông tin quan trọng về thực trạng hoạt động của ngành Ngân hàng
Theo như lý thuyết trụ cột thứ ba thì ta có thể nhận thấy các thông tin các NH cần công bố bao gồm: Rủi ro chứng khoán nắm giữ; tài trợ cho các khoản mục ngoại bảng; giải thích cách tính toán tỷ lệ vốn và chi tiết hóa các thành phần của vốn Số lần
Trang 99
tính vốn trong chu kỳ suy thoái tối thiểu sẽ tương đương với số lần tính vốn tối thiểu Điều kiện kinh tế tính toán vốn phải tương ứng điều kiện tính toán vốn tối thiểu Trong các giai đoạn chuyển tiếp phải công bố thông tin về vốn Quy mô và năng lực tài chính cuả toàn hệ thống được củng cố và tăng trưởng
- Về vấn đề vốn: NHNN yêu cầu các ngân hàng lớn tham gia mua cổ phần, tham
gia vào quản trị điều hành và cơ cấu lại các khoản mục đầu tư; mua lại hoặc hợp nhất, sáp nhập nếu cần NHNN cũng sẽ tham gia giám sát chặt chẽ quá trình này Theo Thống đốc NHNN, tái cấu trúc là việc làm tự nguyện của các ngân hàng nhỏ, yếu kém, nhưng nếu các ngân hàng không thể tự tái cấu trúc thì NHNN sẽ can thiệp và thậm chí tính đến việc hợp nhất hoặc sáp nhập Trên thực tế, các ngân hàng nhỏ đều
có một thực trạng chung là có vốn điều lệ dưới mức quy định tối thiểu (3000 tỷ đồng)
vì vậy các ngân hàng này không thể tự mình tái cấu trúc nếu không có sự giúp đỡ từ bên ngoài Vì vậy, NHNN cùng với các cơ quan giám sát và theo dõi của cơ quan quản lý để giúp các ngân hàng nhỏ tìm kiếm các đối tác nâng cao năng lực vốn, năng lực quản trị, đảm bảo thanh khoản và an toàn vốn
- Về vấn đề xử lý nợ xấu: NHNN đã ban hành các quyết định và văn bản sau:
+ Quyết định số 780/QÐ-NHNN ngày 23/04/2012 cho phép “các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ do TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ được giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại theo quy định trước khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ” + Văn bản số 2871/NHNN-TD yêu cầu 14 ngân hàng (G14) gồm: Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank, ACB, Eximbank, Sacombank, Techcombank, MB, MSB, VPBank, VIB, SeaBank và SHB chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp xử
Trang 1010
lý nợ theo các quy định hiện hành; thực hiện mua, bán nợ theo quy định tại Quyết định số 59/2006/QÐ-NHNN ngày 21/02/2006 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế mua, bán nợ của TCTD trong đó cho phép 14 ngân hàng mua bán nợ dưới dạng cho doanh nghiệp vay và nợ của các TCTD vay lẫn nhau
- Về thanh khoản: NHNN đã phối hợp với các ngân hàng mạnh để cung cấp
thanh khoản cho các ngân hàng yếu để giảm thiểu rủi ro thanh khoản của hệ thống Ðồng thời, NHNN đã cho các ngân hàng gia hạn nợ đối với doanh nghiệp và cho phép các ngân hàng trong nhóm “G14” mua bán nợ dưới dạng cho doanh nghiệp vay và nợ của các TCTD vay lẫn nhau
- Về quản trị ngân hàng: NHNN đã ban hành một số văn bản liên quan đến vấn
đề này, đặc biệt là các thông tư thay thế Thông tư 13 và Quyết định 493 Theo Ðề án
cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011-2015, thì cuối năm 2015, TCTD sẽ phải đạt mức vốn tự có đủ để bù đắp rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp theo quy
định của Basel II
Trang 1111
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN (TRỤ CỘT 3) TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
2.1 Thực trạng về mức độ đáp ứng các quy định về kỷ luật thị trường, minh bạch thông tin (trụ cột 3) trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
Ở Việt Nam, chỉ vài năm gần đây cùng với việc ra đời Basel II, và việc cam kết thực hiện giám sát ngân hàng theo hiệp ước Basel II năm 2004, chúng ta mới biết đến
kỷ luật thị trường, minh bạch thông tin như là một trong ba trụ cột của hiệp ước Basel
II Do vậy việc nghiên cứu kỷ luật thị trường ở khía cạnh định tính cũng như định lượng còn chưa được phát triển
Quan điểm của người dân về quy tắc Too big to fail ( Ngân hàng lớn không thể
đổ vỡ) ở Việt Nam vẫn đang tồn tại Vì sự ổn định của xã hội và cả nền kinh tế, Nhà nước sẽ không thể để cho các NHTM nhà nước sụp đổ Quan điểm này đã thấm sâu vào trong suy nghĩ của mọi người, vì vậy loại bảo hiểm tiền gửi hầu như không quan tâm đến các chỉ tiêu rủi ro của các NHTM nhà nước Còn đối với các NHTM cổ phần,
họ là các doanh nghiệp thực sự, họ hiểu rằng phải tự chịu trách nhiệm kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận của mình, và chỉ nhận được sự đảm bảo tín dụng và giúp đỡ từ nhà nước có giới hạn Đã có những NHTM cổ phần sụp đổ, đóng cửa hay sáp nhập, vì vậy người dân cũng cần phải quan tâm hơn đến các chỉ tiêu rủi ro Nhưng xét trên tổng thể
mà nói, kỷ luật thị trường của ngành ngân hàng Việt Nam trong một nền kinh tế toàn cầu là rất yếu, chưa thể xem đó là một bộ phận cấu thành trong hệ thống giám sát tài chính - Ngân hàng Việt Nam
Việc áp dụng lý thuyết trụ cột thứ ba của Basel tại Việt Nam được xem là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro đối với các NHTM Theo như lý thuyết về trụ cột thứ ba thì các NH cần phải công khai thông tin
Trang 1212
ra thị trường một cách minh bạch Hệ thống Basel đưa ra danh sách một loạt các yêu cầu buộc các NH phải công khai thông tin từ những thông tin về vốn đến mức độ nhạy cảm của NH với các rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, để các NH có thể hoạt động một cách minh bạch và hiệu quả hơn
Bảng 2.1 Bảng xếp hạng minh bạch của Việt Nam từ 2000-2010
Nguồn: Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI)
Chỉ số minh bạch thông tin của Việt Nam là khá thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực, đặc biệt hệ thống cung cấp thông tin trên hệ thống tài chính ngân hàng vẫn còn yếu Do đó, trong quá trình áp dụng Hiệp ước Basel thì việc thực hiện trụ cột 3 về minh bạch, công khai thông tin hoạt động ngân hàng để hỗ trợ tốt cho công tác đáp ứng hiệu quả trụ cột 1 và trụ cột 2 cần phải thực hiện song song
Những điểm chưa đáp ứng trong việc áp dụng trụ cột 3 Hiệp ước Basel
Thứ nhất, Chưa có chính sách công khai rõ ràng và quy trình đánh giá sự chính xác trong các báo cáo của ngân hàng Các thông tin ngân hàng đưa ra trong các báo cáo của mình khó có thể kiểm tra tính chính xác vì phương pháp và cơ sở hình thành thông tin không được cung cấp rõ ràng và cụ thể Một phần nguyên nhân là do các
Trang 1313
quy định về việc cung cấp thông tin chưa thực sự chi tiết, chặt chẽ Bên cạnh đó các quy định về tính toán các chỉ tiêu hoạt động ngân hàng chưa thống nhất và hiệu quả Trong các báo cáo tài chính hoặc bản cáo bạch của ngân hàng, tính minh bạch thông tin cung cấp cho cơ quan quản lý và nhà đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin Đối với một số thông tin quan trọng như tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu, đánh giá rủi ro kinh doanh thì phương pháp tính toán và giả định cũng như cơ sở đưa
ra thông tin của các ngân hàng chưa được trình bày rõ ràng Để hiểu rõ hơn ta đưa ra
ví dụ về số liệu nợ xấu, việc gia tăng nợ xấu cao gần đây nguyên nhân cũng do thiếu minh bạch trong việc công khai tỷ lệ nợ xấu
Thực tiễn hoạt động ngành ngân hàng những năm gần đây cho thấy sự giảm sút chất lượng tín dụng ngày một trầm trọng, khi chỉ trong 9 tháng đầu năm đã tăng tới 66% so với cuối năm 2011 Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống đến cuối tháng 9 là 8.82% trên tổng dư nợ và ước cả năm vào khoảng 8.5% - 10%
Nợ xấu (NPLs) là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 được quy định tại điều 6 (tiêu chí định lượng) hoặc điều 7(tiêu chí định tính) theo “Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 Tiêu chí định tính là tiêu chí được sử dụng ngay từ khi phê duyệt hồ sơ, còn gọi là bộ xếp hạng tín dụng nội bộ của các TCTD, tiêu chí định tính phát huy hiệu quả nhiều hơn, giúp cho TCTD có đầy đủ cơ sở để đánh giá tiềm lực và khả năng thanh toán nợ của khách hàng một cách chính xác và đầy đủ hơn Tuy nhiên, tại Việt Nam: Thứ nhất, chưa có một quy chuẩn chung về tiêu chí định tính, còn gọi là bộ xếp hạng tín dụng nội bộ của các TCTD; Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước vẫn còn quy định khá chung chung, không có các hướng dẫn rõ ràng
về việc áp dụng phương pháp định tính; Thứ ba, việc xây dựng một hệ thống đánh giá, xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với khách hàng không dễ thực hiện và đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức; và Thứ tư, việc phân loại nợ theo cả hai phương pháp
có thể đẩy lượng nợ xấu hiện nay lên mức cao hơn, dẫn đến các TCTD phải trích lập
Trang 14Chỉ có một số ít ngân hàng thực hiện theo phương pháp định tính hoặc kết hợp
cả hai phương pháp để đánh giá đầy đủ về quy mô nợ xấu cũng như chủ động hơn trong việc phân loại trích lập dự phòng danh mục BIDV là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc áp dụng phân loại nợ theo phương pháp định tính đạt được kết quả tốt, song việc công bố thông tin về phân loại nợ cụ thể của các ngân hàng như thể nào, tính chính xác của việc phân loại nợ vẫn còn mơ hồ
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ nợ xấu từ năm 2002 đến quý 2 năm 2012
Trang 1515
Việc các ngân hàng không minh bạch trong việc đưa ra phương pháp xác định
nợ xấu đã gây hậu quả nghiêm trọng đến hoạt động tin dụng tín dụng, điều này cho thấy có sự khác biệt về số liệu về tình hình thanh khoản, đánh giá rủi ro trong các báo cáo của ngân hàng Hậu quả là nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng mất thanh khoản và các vụ sáp nhập, hợp nhất đối với các ngân hàng yếu kém
Thứ hai, sự thiếu minh bạch trong cấu trúc vốn, đặc biệt là các NHTM nhà nước Theo trụ cột 1 về yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, thì vốn tự có được tính phía trên tử số, trụ cột 3 yêu cầu ngân hàng cần minh bạch về thành phần vốn được tính đến trong công thức vì sự thay đổi thành phần vốn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến mức độ
an toàn hoạt động của ngân hàng về mặt định tính
Hiện nay, hệ thống tài chính đang tồn tại cấu trúc cổ phần chồng chéo giữa các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân với các tổ chức tín dụng Ví dụ: Masan, HSBC Hàng không Việt Nam trực tiếp sở hữu lần lượt 19.7%, 19.6% và 2.8% cổ phần của Techcombank Công ty chứng khoán ACB và Thăng Long cũng sở hữu lần lượt 3.4%
và 2.6% cổ phần của Techcombank Vậy ACB và Ngân hàng Quân đội cũng là chủ sở hữu của Techcombank
Năm 2010, Vietcombank đã góp vốn vào 5 ngân hàng với tỷ lệ nắm giữ xấp xỉ hoặc trên mức cổ đông chi phối bao gồm: Eximbank (8,19%), Sài Gòn công thương (5,29%), Ngân hàng Quân đội (11%), Gia Định (3,83%) và Phương Đông (4,67%) Eximbank cũng đầu tư dài hạn vào 3 ngân hàng là Nhà Hà Nội (0,15%), Gia Định (0,87%), Sài Gòn Công thương (0,03%) Cũng trong năm 2010, tỷ lệ đầu tư dài hạn của Vietinbank vào 2 ngân hàng Sài Gòn Công Thương và Gia Định lần lượt là 11% và 0,69%; Trong năm 2011, ACB quyết định duy trì tỷ lệ cổ phần ở mức từ 5-11% trong 3 ngân hàng là Việt Á, Đại Á, và Kiên Long với tổng vốn đầu tư khoảng
170 tỷ đồng
Trang 1616
Cấu trúc này cho phép các công ty đảm bảo nguồn tài trợ từ các ngân hàng mà
họ sở hữu cổ phần thông qua việc cho các công ty con của họ để lách các quy định trong việc cho vay, công tác thẩm định và giám sát lỏng lẻo đối với các khoản vay này
là nguyên nhân của các khoản nợ xấu lớn Thực tế, trên thị trường có những ngân hàng cho vay nội bộ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ, đặc biệt khi phần lớn vốn này lại đầu tư vào các dự án bất động sản Do vậy, một khi kinh tế, bất động sản gặp khó khăn thì điều tất yếu nợ xấu sẽ tăng mạnh Tình trạng tương tự đối với các ngân hàng nhà nước khi phải cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước và kể cả chính phủ nhiều dự án kém hiệu quả cũng như doanh nghiệp ốm yếu vẫn được vay vốn Bên cạnh đó thì việc sử dụng nguồn vốn không được kiểm soát một cách chặt chẽ nên gây tham ô, lãng phí lớn nguồn vốn vay Hậu quả tất yếu là nhiều doanh nghiệp, dự án không đủ khả năng để trả nợ
Đặc biệt nguy hại nếu sở hữu chéo bị lạm dụng và biến tướng thành sự lũng loạn
để thiết kế bộ máy lãnh đạo DN và NH tham gia sở hữu chéo chỉ bao gồm những
“người trong cuộc” và họ có quyền, có cách chi phối, vô hiệu hóa các cơ chế kiểm soát nội bộ và kiểm toán bên ngoài, khiến hoạt động tài chính nội bộ bị méo mó nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ phá sản của DN và NH, đồng thời đe dọa đổ vỡ lớn cho hệ thống chung Khi bị lạm dụng có chủ đích với quy mô lớn và thường xuyên, sở hữu chéo tạo ra tình trạng tăng vốn ảo trong các ngân hàng, vô hiệu hóa các giới hạn
và nguyên tắc an toàn tín dụng theo quy định hiện hành, nguồn vốn và các dòng tiền của các ngân hàng không được đánh giá đúng và giám sát chặt chẽ, sự thâu tóm bất hợp pháp thậm chí biến ngân hàng thành công ty gia đình hay chỉ của một vài cá nhân.Các mối quan hệ sở hữu chéo càng phức tạp bao nhiêu thì hiểm họa rủi ro hệ thống càng tăng lên bấy nhiêu, đặc biệt khi chúng bị cộng hưởng bởi các khoản đầu tư chéo đều thua lỗ và thị trường trầm lắng ngoài dự đoán ban đầu Việc đầu tư chồng chéo giữa các ngân hàng hàm chứa những nguy cơ rủi ro cho toàn bộ hệ thống, cho thị trường vốn và cho cả nền kinh tế Bởi vì nguồn lực của các tổ chức tín dụng không
Trang 1717
được đánh giá đúng hay nói cách khác là nguồn vốn đầu tư vào các ngân hàng trở nên kém thực chất và tổng vốn thực của cả hệ thống ngân hàng là thấp hơn nhiều so với con số báo cáo Điều này có thể gây nên những sai lầm trong dự báo và đánh giá sai
“khả năng chịu đựng” của hệ thống ngân hàng trước những cú sốc
Hình 2.1 Mô hình cổ phần chéo
Nguồn : Structural Reform for Growth, Equity and National Sovereignty,
Harvard Kennedy school, 2012
Trang 1818
Thông tin về vốn chủ sở hữu cũng như vốn an toàn tối thiểu của ngân hàng không được công bố chi tiết và rõ ràng, khi có sự thay đổi sẽ tác động đến hoạt động, chức năng của ngân hàng thương mại thì nhà đầu tư và cơ quan quản lý khó có thể nhận biết và theo dõi
Ngoài ra, do những vấn đề về sở hữu chéo kéo theo cơ cấu quản lý tại các NHTM cũng trở nên phức tạp Sự thiếu rõ ràng và minh bạch trong mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị, Ban điều hành và Ban kiểm soát cũng chưa có được những cơ chế giải quyết triệt để
Thứ ba, thiếu thông tin về mô tả rủi ro hoạt động và chính sách quản trị đối với ngành kinh doanh, nhất là các ngân hàng hoạt động quốc tế
Rủi ro hoạt động bao gồm :
+ Rủi ro con người : rủi ro liên quan đến mức độ chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng
+ Rủi ro pháp lý : rủi ro từ sự không rõ ràng của các hoạt động pháp lý hoặc không rõ ràng trong việc áp dụng và hiểu các hợp đồng, luật hay quy chế
+ Rủi ro hệ thống : rủi ro có thể xảy ra như nhập dữ liệu sai, kiểm soát thay đổi kém, kiểm soát dự án kém, lỗi lập trình, lỗi dịch vụ, an ninh hệ thống, sự không phù hợp của hệ thống
+ Rủi ro bên ngoài : rủi ro xảy ra ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng
Tại Việt Nam, hầu như chưa có một vụ việc nào liên quan đến rủi ro hoạt động gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng mà đa số là các vụ việc đều nhỏ, ngân hàng hoàn toàn có thể bù đắp bằng lợi nhuận Nguyên nhân khá rõ ràng, đó là do hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn hạn chế, chủ yếu là cho vay, hoạt động trong nước là chính Tuy nhiên không vì thế mà các ngân hàng không quan tâm