BÀI THAM LUẬN “TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG BÀI THƠ CHIỀU TỐI CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ TỪ ẤY CỦA TỐ HỮU” Người viết: Đặng Nguyễn Phương Hồng Ngọc 1/Tư tưởng Hồ Chí Minh-Mục đích giảng dạy trong nhà trường Đối với bộ môn ngữ văn,việc lồng ghép tư tưởng HCM vào bài học,góp phần tích cực vào việc đào tạo một lớp người mới, đồng thời bồi đắp xây dựng những phẩm chất cần có về tâm hồn và trí tuệ cho HS.Qua bài học giúp các em hiểu được cái cao cả, ý đẹp của cuộc sống,những cái đẹp bình dị mà không ít cao cả: đó là lòng khoang dung và trắc ẩn,sự khiêm tốn và tự trọng,sự trung thực và ngay thẳng,sự giản dị và lễ độ.Tác phẩm văn học sẽ giúp các em hiểu được tình yêu cuộc sống,tình yêu giữa người với người,biết đấu tranh để bảovệ tổ quốc,biết hi sinh vì cộng đồng dân tộc… làm cho các em sống tốt đẹp hơn.Tác phẩm văn học sẽ là lời nhắn gởi trực tiếp hoặc gián tiếp,kín đáo hoặc công khai của nhà văn về cuộc sống. 2/Thực tế tiếp nhận của HS Tư tưởng HCM trong tác phẩm văn học gắn liền với thơ ca cách mạng. Đó là một nền thơ phát triển mạnh mẽ,phong phú nhưng thống nhất trong mục đích chung:vì độc lập tự do của tổ quốc,vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta tiến hành.Nhân dân ta đã trải qua quá trình dựng nước và giữ nước,thơ ca đã góp sức mạnh to lớn vào việc bồi dưỡng tâm hồn tình cảm con người,thơ là vũ khí chiến đấu sắc bén. Tư tửơng HCM trong văn học xuất phát từ những áng văn bất hủ của những anh hùng dân tộc:Lí Thường Kiệt,Nguyễn Trãi,Trần Thánh Tông,Hồ Chí Minh,Tố Hữu…khát vọng tự do cho bản thân,tự do cho dân tộc và tinh thần chiến đấu kiên cường để giành độc lập cho tổ quốc được thể hiện đậm nét trong bài “Chiều tối”(HCM),Từ ấy(Tố Hữu). -Đối với bài thơ Chiều tối(HCM),chúng ta giúp HS cảm nhận được sự rung động, thẩm mĩ cao đẹp,cảm nhận được 1 sắc thái nhân văn,ngời lên tinh thần lạc quan cách mạng.Vẻ dung dị, vẻ bình dị ấy phải chăng là kết quả của một thái độ coi sức mạnh đối địch không đủ tác động tới mình.Và chính cái đó đã làm cho Bác đạt tới cách sống kì diệu của một con người:vẫn tràn đầy tình yêu thương đồng loại,vẫn giao cảm với thiên nhiên,nhìn đàn “chim mỏi bay về rừng”, ngắm “chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”,vẫn nhạo cợt trước cuờng quyền,tỉnh táo truớc thế lực thù địch và vẫn giành cho nội tâm mình những giờ phút trầm ngâm hướng về tổ quốc,quê hương.Thật là kì diệu,bởi vì ngay ở nơi mất tự do nhất mà Bác vẫn là người tự do nhất. Gắn liền với tư tưởng HCM trong bài thơ Chiều tối,bài thơ Từ ấy của Tố Hữu cũng là một tác phẩm tràn đầy nhiệt huyết,yêu đời say mê lí tưởng sôi nổi vồ vập tiếp nhận ánh sáng cách mạng để trọn đời chiến đấu hiến dâng cho lí tưởng cao cả.Từ ấy vừa là hồi tưởng vừa là kỉ niệm,lại cũng là sự tiếp diễn không ngừng của cảm xúc, ý nguyện, ước mơ cao đẹp.Nó là một cái mốc đáng nhớ trên bước đường hoạt động cách mạng cũng như sự nghiệp sáng tác của người thanh niên chiến sĩ trẻ,nhà thơ cộng sản trẻ tuổi Tố Hữu. Cái lắng động của bài thơ là tình cảm ấm áp chân thành của sự hồi tưởng của một kỉ niệm đã trở thành cột mốc làm đổi thay cuộc đời con người,1 chiến sĩ một nghệ sĩ.Với “Từ ấy”, ta bắt gặp 1cảm quan nghệ thuật mới mẻ khi được ánh sáng cách mạng chiếu rọi.Cái tôi đầy sinh lực khi tiếp nhận lí tưởng được nhân lên nhiều lần,nhất là khi chủ thế trữ tình trở về cội nguồn nhân dân. Được ánh sáng của “Mặt trời chân lí” nhà thơ tự đến với nhân dân,tự san bằng khoảng cách để gắn bó với quần chúng cách mạng.Từ nhận thức đến hành động;từ tình cảm đến lí trí tuy có 1 chút gì còn ngỡ ngàng,gắng gượng nhưng thật cảm động bởi sự chân thành không lê gân gò ép!Bài thơ đẹp chính bởi nó đã phản ánh chân thực cái thời điểm đắm say trong buổi đầu đến với cách mạng của nhà thơ trẻ,cũng như những non nớt của anh trong bước đường tự rèn luyện để có thể gắn bó máu thịt với quần chúng cách mạng…Nhà thơ tự nhận mình là người thân thuộc trong đại gia đình nhân dân.Cái cảm động ở những lời thơ giản dị này chính là ở sự thân thiết và có trách nhiệm đến mức ân tình với tất cả,yêu quí với tất cả;gắn bó như 1 tế bào trong cơ thể sống tràn đầy sinh lực, là nhân dân.Phải chăng đó là thái độ trân trọng và tình cảm khiêm nhường của nhà thơ truớc quần chúng. Đó cũng chính là tình cảm,là sự tự nhận thức của nhà thơ về vai trò và sức mạnh của nhân dân của quần chúng cách mạng. 3/ Giáo dục học sinh qua bài dạy Hồ Chí Minh,Tố Hữu không phải là mình đồng da sắt,nhưng tinh thần thép gang ấy không kẻ thù nào bẻ gãy được.Với một khí phách ngang tàng,một nhiệt tình cháy bỏng,một phong thái ung dung của thi sĩ hay một khát vọng tự do,một nụ cười bông đùa ngạo nghễ,một cái nhình lạc quan yêu đời tha thiết…đã vượt lê trên mọi xiềng xích gông cùm,vượt lên trên chíng nhà tù Tửng Gíơi Thạch,vượt lên trên những “những băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời” để lòng tự nhủ dâng tất cả để tôn thờ chủ nghĩa cách mạng,tô thắm hai chữ “bất khuất”trong truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Đó là một nét đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Học sinh ngày nay phải ý thức được vai trò,nhiện vụ của một thanh niên đối với bản thân; một thành viên đối với gia đình; một công dân đối với xã hội,với tổ quốc,với quê hương.Và phải thể hiện trách nhiệm của mình đối với bản thân,với gia đình với quê hương và với cộng đồng xã hội. . BÀI THAM LUẬN “TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG BÀI THƠ CHIỀU TỐI CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ TỪ ẤY CỦA TỐ HỮU” Người viết: Đặng Nguyễn Phương Hồng Ngọc 1 /Tư tưởng. Gắn liền với tư tưởng HCM trong bài thơ Chiều tối,bài thơ Từ ấy của Tố Hữu cũng là một tác phẩm tràn đầy nhiệt huyết,yêu đời say mê lí tư ng sôi nổi vồ