1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN: Công tác Công đoàn

8 448 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 66,5 KB

Nội dung

BIỆN PHÁP VẬN ĐỘNGCB-GV-NV THỰC HIỆN TỐT NHIỆM VỤ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO. I. ĐẶT VẤN ĐỀ : hư tất cả chúng ta đều nhận thức được Công đoàn Việt Nam có hai tính chất cơ bản đó là : Tính chất giai cấp của giai cấp công nhân và tính chất quần chúng. Từ tính chất của mình hoạt động Công đoàn luôn thể hiện mục đích là xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và tiến bộ. Về nội dung hoạt động, công đoàn luôn đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của CNVC lao động vì hoạt động của Công đoàn là hoạt động của quần chúng, sức mạnh của Công đoàn là sức mạnh của quần chúng khi họ tự nguyện gia nhập và tự nguyện tham gia hoạt động bời lẽ Công đoàn không chỉ thu hút những người giác ngộ, tiên tiến, tích cực mà còn kết nạp vào hàng ngũ của mình cả những đối tượng chậm tiến, kém tích cực hoặc thiếu năng nổ. N Theo Lê Nin : Công đoàn trở thành “ Trường học giáo dục ” và không chỉ với chức năng giáo dục mà phải gắn liền giáo dục với hoạt động thực tiễn. Qua đó giúp cho cán bộ, đoàn viên nhận thức đúng đắn về lợi ích cá nhân luôn gắn liền với hiệu quả lao động, công tác của cơ quan, đơn vò trong đó không thể thiếu sự tích cực hoạt động của mỗi người. Trước đây và ngay cả bây giờ vẫn có người còn hiểu hoạt động Công đoàn chỉ là dựa vào sức mạnh của đội ngũ cán bộ, điều này hoàn toàn chưa đúng vì cán bộ chỉ chiếm một phần trong tổng số lực lượng. Bên cạnh đó, cũng có số đông nhận thức được sức mạnh của Công đoàn là dựa vào sức mạnh của số đông đoàn viên, nhưng nếu số đông đoàn viên này không hiểu gì về Công đoàn, đặc biệt nếu họ xem thường các hoạt động hay không thích tham gia hoạt động thì có lẽ chúng ta không thể nói đến vấn đề giáo dục để họ giác ngộ, tiến bộ và chắc chắn là không thể phát huy được sức mạnh của quần chúng như chúng ta đang đề cập đến. Thật vậy, vận động cán bộ đoàn viên tham gia phong trào và tích cực hoạt động là vấn đề vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết, bởi thông qua phong trào sẽ tác động tích cực đến việc hoàn thành nhiệm vụ, đònh mức, chỉ tiêu kế hoạch. Thông qua phong trào có thể phát huy hết khả năng và tinh thần trách nhiệm của mỗi người. Thông qua phong trào cũng đem đến cho mọi người niềm vui, sự năng động, sáng tạo góp phần hoàn thành nhanh hơn các công việc khi 1 được phân công. Làm thế nào để tất cả cán bộ, đoàn viên cùng tham gia phong trào và cùng tích cực hoạt động đó là vấn đề không thể nói suông bằng lý thuyết mà cần phải gắn liền với hoạt động thực tiễn. Từ thực tế chúng tôi có thể khẳng đònh khi tham gia hoạt động sẽ giúp họ tự nhận thức được lợi ích chỉ có được khi bản thân họ nổ lực, cố gắng làm tròn trách nhiệm, chấp hành kỷ luật, kỷ cương, hăng hái hoạt động, từ đó họ sẽ tự điều chỉnh chính bản thân mình để phù hợp với môi trường công tác, lao động. Thực hiện chức năng của mình, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của huyện nhà nhiều năm qua CĐGD huyện đã có các biện pháp vận động CB-GV-NV hoàn thành tốt nhiệm vụ thông qua việc tổ chức và vận động CB-GV-NV tham gia nhiều hoạt động phong trào. Dưới đây là những việc chúng tôi đã làm và có mang lại hiệu quả. II. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ : Huyện Cai lậy là một trong những huyện về đòa bàn tương đối rộng, điều kiện công tác giảng dạy của CB-GV một số nơi vẫn còn nhiều khó khăn. Toàn huyện có 28 xã với 1 thò trấn. Toàn ngành có 84 đơn vò cơ sở và 01 phòng giáo dục. Tổng số CB-GV-NV ba năm qua biến động ở con số trên dưới 2700, trong đó lược lượng nữ chiếm gần 60% so tổng số. * Về thuận lợi : - Tuy đòa bàn có rộng nhưng việc đi lại cũng dễ dàng và thông thoáng hơn trước đây. - Đội ngũ CB-GV trẻ, nhiệt tình, năng động. - Tỷ lệ gia nhập Công đoàn hàng năm luôn đạt 99,8 %. - Công đoàn cơ sở hoạt động đều, CB Công đoàn tích cực, tỷ lệ CĐCS đạt vững mạnh trong ba năm gần đây diễn biến tăng vững chắc từ 70 % lên 85 %. - Ban chấp hành CĐGD huyện hoạt động đều tay, cả 4 chương trình đều hoạt động mạnh. Đặc biệt hoạt động của chương trình 2, 3 luôn nhạy bén, sáng tạo đáp ứng kòp nhòp độ, nhu cầu công tác và cuộc sống của CB-GV-NV. * Những khó khăn : - Công việc soạn bài, giảng dạy nhất là ở các khối lớp thay sách chiếm khá nhiều thời gian, cũng vì thế nên CB-GV ít thời gian cho các hoạt động khác. 2 - Hiện tại hầu như số đông CB-GV đang tập trung lo toan việc học tập nâng cao năng lực, trình độ ít chú ý tham gia hoạt động. - Một ít CB-GV trong suy nghó của họ hoạt động Công đoàn và hoạt động của nhà trường là hai lónh vực hoàn toàn khác nhau. Họ xem chuyên môn giảng dạy là quan trọng, các hoạt động khác có cũng được không có cũng chẳng sao. - Một số ít nơi chưa quan tâm tạo điều kiện để CB-GV-NV tham gia hoạt động. III. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 1. Về nhận thức : - Cần quán triệt các hoạt động, các phong trào chỉ thiết thực và có hiệu quả khi có số đông CB-GV-NV tự nguyện, tự giác tham gia. - Các cuộc vận động, các phong trào đáp ứng đúng tâm tư, tình cảm, nguyện vọng mới được CB-GV-NV hưởng ứng một cách tích cực và nhiệt tình. - Tổ chức phong trào cần thích ứng với đặc trưng nghề nghiệp, nhòp sống, tính cần thiết của thời gian và giai đoạn tổ chức, đặc biệt là các phong trào được đề ra mang tính chất chỉ đạo chung từ trên xuống. 2. Công tác tổ chức, chỉ đạo : - Bàn bạc cùng lãnh đạo chuyên môn để có sự phối hợp nhòp nhàng trong xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. - Ấn đònh thời gian, nội dung công việc tổ chức, đối tượng tham gia thực hiện. Nên xây dựng kế hoạch ngay đầu năm học để người thực hiện chủ động. Tránh tổ chức đột xuất hoặc tổ chức không có kế hoạch. - Thành lập ban chỉ đạo, ban tổ chức, quan trọng hơn là người phụ trách các công việc chính như : Xây dựng nội dung, hình thức, xử lý các vấn đề trong suốt quá trình diễn biến phong trào. Bác Hồ có dạy rằng : “ Những người phụ trách dân vận cần phải óc nghó, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm chứ không phải chỉ nói suông, ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật sự nhúng tay vào việc … ” Chúng tôi thấy để tổ chức thành công và có hiệu quả, người phụ trách tổ chức phong trào cần ghi nhớ và vận dụng từng nội dung một trong câu nói trên của Bác. - Xây dựng mạn lưới cộng tác viên làm công tác tổ chức tại cơ sở, tại các cụm trường. Khuyến khích tổ chức sinh hoạt điểm và nhân rộng khi thấy cần thiết. - Phân công giao việc tổ chức cần cụ thể, rõ ràng, đúng năng lực, phù hợp sở trường. Quan trọng hơn đó là người phụ trách phong trào phải nhanh nhạy 3 trong việc xử lý thông tin. Hết sức quan tâm việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CB-GV-NV. Đồng thời cũng nên quan tâm thực hiện những quyền lợi thiết thực khi họ tham gia tốt. - Thông tin thường xuyên trong các phiên họp với Chủ tòch công đoàn cơ sở về kế hoạch tổ chức, cách tổ chức, đơn vò tổ chức tốt … để tạo không khí tập trung và cùng thi đua thực hiện tốt nhất. - Đổi mới hình thức tổ chức, cách tổ chức là việc làm không kém phần quan trọng. Hình thức tổ chức là biện pháp thu hút sự tập trung khi họ tham gia. Nhận thức được điểm này, chúng tôi đã xây dựng nội dung các lần tổ chức với cách làm đó là ứng dụng công nghệ thông tin cho công việc tuyên truyền và giới thiệu. Đặc biệt là cách giới thiệu đi kèm hình ảnh minh họa. Qua các lần tổ chức cho thấy với cách thức này hiệu quả mang lại thật tốt, nội dung đến với người tham luôn thiết thực và thuyết phục. 3. Biện pháp vận động tham gia : Để đạt được hiệu quả, chúng tôi quan tâm thực hiện các biện pháp sau : - Triển khai kế hoạch và nội dung tổ chức đến tận cơ sở, đến tận CB-GV- NV. Lúc phổ biến kế hoạch cần nêu rõ mục đích, ý nghóa tổ chức; Yêu cầu khi tham gia phong trào; Tính chất quan trọng của phong trào; Hình thức đánh giá khi không tham gia. Nếu phong trào có nhiều chặng thực hiện như từ cơ sở, cụm, huyện đến tỉnh … ban tổ chức cần có cách phân biệt để người tham gia thấy rõ lợi ích khi được tham gia, đặc biệt là các lần được tham gia ở các cấp lên cao. - Giúp CB-GV-NV xác đònh nội dung khi tham gia, quan trọng là phải xác đònh được nội dung trong tâm của phong trào. Hay nói cách khác bao giờ cũng vậy nếu phong trào đó là hội thi thì kiến thức luôn là phần trọng tâm. Tập trung cho kiến thức là điều phải làm và nên rèn luyện năng khiếu để có kết quả cao khi tham gia. - Đôn đốc, khuyến khích, nhắc nhở, kiểm tra công việc luyện tập cũng là một biện pháp quan trọng góp phần mang lại kết quả. Đó cũng là biện pháp động viên tinh thần để người tham gia phong trào an tâm, phấn khởi trong thực hiện nhiệm vụ, kiểm tr luyện tập cũng góp phần không nhỏ trong việc điều chỉnh những sai sót khi thực hiện. - Chọn thời gian tổ chức hợp lý, tránh tổ chức cùng một lúc nhiều phong trào. phân chia thời gian tổ chức từng cấp hợp lý. Cấp tổ chức trước cần bám trọng tâm cấp tổ chức kế tiếp. Cấp dưới phải lồng nội dung tổ chức của cấp trên vào nội dung của cấp mình. Có như thế mới động viên được người tham gia, 4 ngược lại người tham gia đạt kết quả tốt ở cấp sau cùng bao giờ cũng đã trãi qua kinh nghiệm của những lần tham gia trước đó. - Duy trì loại hình, nội dung, số lần tổ chức để phát huy tác dụng và hiệu quả phấn đấu của CB-GV-NV. Xây dựng tiêu chuẩn mỗi lần tổ chức có nâng lên một cách hợp lý để người tham gia nổ lực phấn đấu. Về vấn đề này thực tế tại huyện chúng tôi có khá nhiều phong trào được tổ chức nhiều lần và hiệu quả đó là ở người dự luôn cố gắng phấn đấu để được tham gia các lần kế tiếp. * Xin được minh họa một số loại hình của huyện đã tổ chức như sau : + Họp mặt tuyên dương gia đình nhà giáo văn hóa ( lần thứ tư ) : Lần này nếu so với các lần trước về tiêu chuẩn có nâng lên hơn cụ thể như cả hai thành viên của gia đình đều phải đạt danh hiệu thi đua được UBND tỉnh cấp bằng khen, thay vì ở lần thứ nhất chỉ cần đạt danh hiệu lao động giỏi là được. + Họp mặt tuyên dương nữ CB-GV tiêu biểu ( lần thứ ba ) : Tiêu chuẩn bình chọn của lần này là nữ CB-GV-NV đạt danh hiệu thi đua có bằng khen của UBND tỉnh trở lên. + Họp mặt tuyên dương cán bộ Công đoàn cơ sở giỏi ( lần thứ năm ) : Đến dự họp mặt lần này đối tượng là những CB được bình chọn là giỏi trong công tác, đơn vò hoặc công việc của bản thân phụ trách phải đạt mạnh ( tốt ). + Câu lạc bộ kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4 ( lần thứ tư ) : Nội dung sinh hoạt có phần yêu cầu cán bộ công đoàn quan tâm đến tình hình kinh tế, chính trò, xã hội. Những thành tựu, những thách thức để cùng góp phần dựng xây quê hương đất nước. Về hình thức mục đích là tạo niềm vui, cảm giác thoải mái, giao lưu trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ. + Hội thi tìm hiểu về Công đoàn : Đã tổ chức nhiều lần, nhiều năm liên tục ( Hàng năm do CĐGD huyện, LĐLĐ huyện, CĐGD tỉnh tổ chức ). Và còn các hoạt động khác như hội thao, văn nghệ, giao lưu kết nghóa … Có thể nói các lần tổ chức như thế luôn được sự quan tâm, sự hưởng ứng của đông đảo CB-GV-NV. - Tuyên dương, khen thưởng cho cá nhân hoặc tập thể qua các lần sinh hoạt là biện pháp động viên về tinh thần có tác động rất tích cực để họ phấn đấu duy trì, giữ vững thành tích. Về vấn đề này ban tổ chức phải hết sức quan tâm trong vấn đề duyệt xét đúng tiêu chuẩn, công khai cụ thể minh bạch. - Giới thiệu và nhân điển hình cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc. Tùy nội dung của các lần tổ chức mà chúng tôi có cách giới thiệu như : Đối thoại trực tiếp, giới thiệu qua phim ảnh, giới thiệu qua gương người tốt việc tốt ( phỏng vấn, bảng tin của báo, đài… ) 5 - Thường xuyên cung cấp cho đơn vò cơ sở các loại tài liệu có liên quan việc làm, đời sống, chế độ chính sách, những quy đònh chung đối với cán bộ công chức, các thông tin, báo chí … Khuyến khích đơn vò triển khai phổ biến đến CB-GV-NV nắm bắt kòp thời. Đây là biện pháp tuyên truyền nhằm giúp họ cũng cố mặt kiến thức. Bởi có vững kiến thức thì khi tham gia các phong trào nhất là các lần hội thi tâm lý sẽ ít lo lắng và thành công sẽ mang lại nhiều hơn. - Khuyến khích, động viên CB-GV-NV tham gia bằng cách cộng thêm điểm về danh hiệu thi đua. Việc làm này có tác dụng tốt, nhưng ban tổ chức cần chú ý khi thực hiện công việc này tránh tạo sự chênh lệch xa khi quy đònh điểm số cộng thêm cho các danh hiệu. - Cần trung thực, công bằng, dân chủ, công khai khi đánh giá kết quả tham gia của tập thể hoặc cá nhân. Có như thế mới khuyến khích tính tích cực, động viên tinh thần tham gia và người tham gia sẽ càng quý trọng hơn về thành quả qua quá trình thực hiện. Hết sức tránh thiên vò tình cảm trong khen thưởng như tạo sự hài hòa là đơn vò nào cũng được phần thưởng để gọi là động viên dù quá trình tham gia chưa có thành tích. Thực tế ở huyện chúng tôi khi tổ chức bất kỳ phong trào nào ban tổ chức không ngại việc công bố kết quả ( điểm số ). Bởi đa số đều đồng tình đây là cách công khai giúp cá nhân, đơn vò hiểu khả năng, biết so sánh mình và những người khác, đón nhận kết quả do chính mình tạo được. - Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm là việc cần phải làm và nên làm đúng mức. Tránh sợ mất thời gian mà chỉ nhận xét qua loa. Hay do ban tổ chức không chặt chẽ nên chỉ có thể nói một cách chung chung. Qua nhiều lần tổ chức chúng tôi có thể khẳng đònh người tham gia phong trào sẽ tiến bộ khi biết vận dụng và bổ sung cho mình những điều từ ban tổ chức góp ý trao đổi. Chính vì thế nên bao giờ cũng vậy khi tổ chức chúng tôi đều xem trọng khâu này và luôn dành một lượng thời gian thích hợp để thực hiện phần góp ý xây dựng. - Đổi mới hình thức tổ chức là công việc quan trọng hầu như ai ở vai trò tổ chức đều cũng mong muốn là phải làm được bởi hình thức quyết đònh các đối tượng thích hay không thích tham gia. Hình thức phù hợp sẽ làm cho phong trào hấp dẫn hơn. Với công việc này khi tổ chức chúng tôi có chú ý về hình thức nhưng chúng tôi cũng luôn nhận thức nội dung và hình thức cần đan xen hòa quyện vào nhau thì phong trào mới có kết quả tốt. - Giao lưu học hỏi cách tổ chức ở các đơn vò huyện bạn cũng là một biện pháp hay luôn được chúng tôi quan tâm. Kết quả chúng tôi có được đó cũng do biết đúc rút những kinh nghiệm hay của các huyện thay vào chỗ khiếm khuyết của mình. Tại huyện nhà chúng tôi cũng luôn khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ sở học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. 6 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC KHI THỰC HIỆN : Với thực trạng như đã nêu ở phần đầu, nhiều năm qua chúng tôi đã điều chỉnh cách làm bằng các biện pháp cơ bản như trên. Kết quả mang lại đó là : * Hoạt động của CĐGD huyện nói chung và của các đơn vò cơ sở nói riêng luôn được sự quan tâm và tích cực tham gia của hầu hết CB-GV-NV, họ tham gia với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao. * Các hoạt động nói chung từ huyện đến cơ sở và ngược lại đã đi vào nề nếp, có khí thế sôi nổi và đạt được chất lượng. * CB-GV-NV thực hiện tốt quy chế, quy đònh, nhiệm vụ, nghóa vụ. Hạn chế thấp đến không còn CB-GV-NV vi phạm chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. * Về lónh vực tinh thần : Thông qua hoạt động Công đoàn có tạo được ở CB-GV-NV nói chung bầu không khí vui tươi, phấn khởi, năng động, hăng hái khi thực hiện nhiệm vụ. * Với các phong trào do cấp trên có chủ trương tổ chức ( các lần hội thi CĐGD tỉnh ) mỗi kỳ tham gia đều đạt được kết quả khả quang. * Hiện nay CB-GV-NV luôn mong muốn CĐGD tổ chức nhiều hoạt động và muốn mình là đối tượng thường xuyên được chọn tham gia. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Để tổ chức được các phong trào thu hút đông đảo CB-GV-NV tham gia và mang lại kết quả tốt đẹp như chúng tôi vừa trình bày, các vấn đề sau đây không thể thiếu trong quá trình tổ chức : - Nội dung phong trào phải thiết thực, phù hợp với tính chất, điều kiện và đặc điểm của ngành nghề. - Có sự phối, kết hợp giữa Công đoàn và Chuyên môn trong tổ chức cũng như chỉ đạo thực hiện ở tất cả các cấp. - Triển khai kế hoạch đến tận cơ sở, đến tận đoàn viên. Quan tâm hổ trợ cơ sở các biện pháp tổ chức thực hiện. - Khi đánh giá quá trình tổ chức cũng như kết quả thực hiện cần trung thực, công bằng, dân chủ và công khai. Tuyên dương, khen thưởng đúng người, đúng việc, kòp lúc kòp thời. - Xác đònh trọng tâm, trọng điểm của phong trào. Luôn đổi mới và đa dạng về hình thức tổ chức. 7 - Người tổ chức phong trào phải luôn vận dụng lời dạy của Bác : “ .cần phải óc nghó, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm chứ không phải chỉ nói suông, ngồi viết mệnh lệnh … ”. VI. KẾT LUẬN : Hoạt động phong trào có thể nói là không khó lắm, thế nhưng để tổ chức phong trào được đông đảo CB-GV-NV tham gia là việc làm không đơn giản chút nào. Phong trào chính là hình thức và là biện pháp để tập hợp, thu hút CB- GV-NV tham gia hoạt động. Công đoàn tổ chức tốt các phong trào cũng có nghóa là đang làm tốt chức năng giáo dục vận động, đồng thời cũng thực hiện tốt phương pháp hoạt động của mình đó là thuyết phục được quần chúng tham gia. Nội dung phong trào lại càng hết sức quan trọng bởi nội dung của phong trào góp phần nâng cao nhận thức, làm chuyển biến tư tưởng, giúp mọi người tiến bộ. Từ thực tiễn chúng tôi có thể khẳng đònh tổ chức tốt các phong trào sẽ khơi dậy được tiềm năng sẳn có, khơi dậy lòng nhiệt tình trong mỗi cá nhân, mỗi tập thể cùng tập trung thực hiện nhiệm vụ, tạo động lực trong công tác góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ khi được phân công. Tính chất của phong trào bao gồm nhiều mặt tích cực như vừa nêu, để thực hiện tốt vai trò, chức năng của Công đoàn trong việc vận động CB-GV-NV chúng tôi thấy cần thiết phải tổ chức nhiều hoạt động phong trào thu hút nhiều người tham gia. Qua phong trào sẽ giúp mọi người tự điều chỉnh chính bản thân mình, hạn chế phần khiếm khuyết tăng thêm mặt ưu điểm, giúp nhận thức nhanh và hoàn thành tốt nhiệm vụ. 8 . thức được sức mạnh của Công đoàn là dựa vào sức mạnh của số đông đoàn viên, nhưng nếu số đông đoàn viên này không hiểu gì về Công đoàn, đặc biệt nếu họ. nhiệt tình, năng động. - Tỷ lệ gia nhập Công đoàn hàng năm luôn đạt 99,8 %. - Công đoàn cơ sở hoạt động đều, CB Công đoàn tích cực, tỷ lệ CĐCS đạt vững mạnh

Ngày đăng: 28/10/2013, 19:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w