1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại các trường trung học phổ thông huyện an dương thành phố hải phòng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay

157 32 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 192,81 KB

Nội dung

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT và vai trò của HĐGDNGLL đối với sự phát triển nhân cách học sinh.. 1.3.1 Yêu cầu đổi mới giáo dục THPT và hoạt động giáo dục ngoài giờ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA SƯPHẠM

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN AN DƯƠNG - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI M ỚI GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2008

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯPHẠM

2

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

HUYỆN AN DƯƠNG - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI M ỚI GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

MÃ SỐ: 601405

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THỊ TUYẾT OANH

HÀ NỘI - 2008

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo của Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội đồng khoa học, Phòng đào tạo và nghiên cứu khoa học chuyên ngành Quản

lý giáo dục của trường, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy ở lớp Cao học quản lý giáo dục khóa 6.

Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, các Phòng ban thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, cha mẹ học sinh các trường THPT huyện An Dương - Hải Phòng đã tạo điều kiện cho tác giả được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó

Trần Thị Tuyết Oanh, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành luận văn này.

Trang 4

Vô cùng biết ơn sự giúp đỡ của bạn bè tri kỷ,

sự yêu thương của gia đình, sự sẻ chia khó khăn của đồng nghiệp song hành cùng tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Do điều kiện về thời gian và khả năng của bản thân có hạn, mặc dù đã cố gắng rất nhiều song luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quí báu.

Xin chân thành cảm ơn!

Ngày 10 tháng 12 năm 2008

Tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa

Trang 5

HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

Trang 6

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

5 Giả thuyết khoa học

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

7 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

8 Phương pháp nghiên cứu

9 Cấu trúc luận văn

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN L ỚP TRONG TRƯỜ N G TRUNG

HỌC PHÒ THÔNG.

1.1 T ổng quan nghiên cứu

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Quản lý

1.2.2 Quản lý giáo dục

1.2.3 Quản lý nhà trường

1.2.4 Hoạt động giáo dục

1.2.5 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

1.3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT và vai trò

của HĐGDNGLL đối với sự phát triển nhân cách học sinh

1.3.1 Yêu cầu đổi mới giáo dục THPT và hoạt động giáo dục ngoài giờ

lên lớp ở trường THPT

1.3.2 HĐGDNGLL với sự phát triển nhân cách của học sinh THPT

1.4 Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT

1.4.1 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường

1113131415161618182632323645

Trang 7

HĐGDNGLL ở trường THPT

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO

DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TẠI CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN 52

AN DƯƠNG - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.1 Khái quát giáo dục huyện An Dương, thành phố Hải Phòng 522.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội huyện An Dương, thành phố Hải Phòng 522.1.2 Phát triển giáo dục huyện An Dương, thành phố Hải Phòng 522.1.3 Đặc điểm các trường THPT huyện An Dương, thành phố Hải

Phòng

2.2 Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, quản lý hoạt

động này ở một số trường huyện An Dương, thành phố Hải 57

CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HĐGDNGLL ĐÁP ỨNG

YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC THPT HIỆN NAY Ở CÁC 81

TRƯỜNG THPT HUYỆN AN DƯƠNG - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo đáp ứng mục tiêu giáo dục THPT 81

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đặc trưng loại hình hoạt 82

động này và phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh THPT

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo sự tác động và huy động các chủ thể cùng 83

tham gia hoạt động

3.2 Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục THPT hiện nay ở các trường THPT huyện An Dương, 83thành phố Hải Phòng

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên trong trường và các

lực lượng giáo dục ngoài nhà trường về vai trò của HĐGDNGLL 83

Trang 8

3.2.2 Bồi dưỡng năng lực cho các lực lượng tham gia quản lý và tổ %

chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

3.2.3 Phát huy vai trò chủ thể học sinh trong quá trình tham gia ()n

3.2.4 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, làm tốt công tác xã hội hóa 94

giáo dục, xây dựng các điều kiện cho HĐGDNGLL

3.2.5 Đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức Q7

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ đã trở thành lực lượngsản xuất trực tiếp, do vậy đầu tư cho con người, gia tăng giá trị con người vềđạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ để con người tham gia vào cuộc sống xã hội, thúcđẩy xã hội phát triển là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia

Điều 2 của Luật giáo dục đã xác định “Mục tiêu giáo dục đào tạo conngười Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ

và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân, đápứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 về đổi mới chương trình giáo dụcphổ thông ghi rõ: “Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổthông là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáokhoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ,đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình

độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới”

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận cấu thành tronghoạt động giáo dục- dạy học Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực sự làmột bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông Hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữanhà trường và xã hội, thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhàtrường có điều kiện phát huy vai trò của mình đối với cuộc sống

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đóng góp một phần quan trọngtrong việc hình thành nên nhân cách học sinh, trực tiếp rèn luyện nhân cách,

Trang 10

sâu năng lực nhận thức các bộ môn văn hoá khoa học.

Hiện nay trong trường THPT, công tác quản lý hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp hiệu quả chưa cao do nhận thức của các cán bộ quản lý, giáoviên, cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể về vai trò của hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh cònhạn chế Công tác kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá,đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục này còn hạn chế, nhân lực dànhcho hoạt động này thiếu nên hiệu quả của hoạt động giáo dục này chưa đạtđược chất lượng như mong muốn

Là một phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp, tôi nhận thấy đây là công việc rất quan trọng và thú vị, thấy mình cầnphải nghiên cứu sâu hơn nữa vấn đề này để thiết thực góp phần nâng cao hiệuquả công việc của mình

Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài:

“Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại các trường Trung học phổ thông huyện An Dương thành phố Hải Phòng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THPT trong giai đoạn hiện nay”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp, thực trạng quản lý hoạt động này ở các trường THPT Huyện AnDương, thành phố Hải Phòng từ đó xác định các biện pháp quản lý nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, góp phần đáp ứngcác yêu cầu đổi mới giáo dục THPT hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trườngTHPT

Trang 11

3.2 Đổi tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trườngTHPT huyện An Dương, thành phố Hải Phòng theo yêu cầu đổi mới giáo dụcTHPT

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Xác định cơ sở lý luận của các biện pháp quản lý hoạt động giáo

dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT

4.2 Khảo sát và phân tích thực trạng của quản lý hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp tại các trường THPT Huyện An Dương, thành phố HảiPhòng

4.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp theo

yêu

cầu đổi mới giáo dục THPT hiện nay của các trường THPT huyện An Dương,thành phố Hải Phòng

5 Giả thuyết khoa học

Xác định rõ và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý đã đề xuấttrong đề tài này sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường THPThuyện An Dương, Hải Phòng đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục THPThiện nay

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1 về nội dung : Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp quản lý

hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Ban giám hiệu trường THPT nhằmđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay

6.2 về địa bàn

Đề tài được triển khai tại 4 trường THPT của huyện An Dương, thành

Trang 12

1 0

7 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

7.1 Hệ thống lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

7.2 Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

tại các trường THPT huyện An Dương, thành phố Hải Phòng từ đó đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp, có tính khả thi, giúp cho Ban giám hiệu các trường THPT vận dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả.

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng các phương pháp

như

phân tích, tổng hợp, hệ thống, khái quát các khái niệm công cụ và khung lýthuyết cho các vấn đề nghiên cứu

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

8.2.1 Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động giáo dục ngoài giờ

lên lớp đang được thực hiện tại các trường THPT và các hoạt động quản lýhoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của các trường được nghiên cứu

8.2.2 Phương pháp điều tra: Sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông

tin về thực trạng của công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớptrong các trường được nghiên cứu Phương pháp này còn được sử dụng đểtrưng cầu ý kiến về tính khả thi và tầm quan trọng của biện pháp quản lýđược

đề xuất

8.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm quản

lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của các trường trung học phổ thông

8.2.4 Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia về

những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý giáo dục trong bối cảnh đổi mới giáo

Trang 13

dục hiện nay.

8.2.5 Phương pháp thống kê toán học: Được sử dụng để xử lý các kết

quả nghiên cứu do các phương pháp trên thu thập được

Trang 14

1 2

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề xuất, tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn dự kiến đuợc trình bày trong 3 chuơng

Chương 1: Cơ sở lý luận của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp

Chương 2: Thực trạng của công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài

giờ lên lớp tại các trường THPT huyện An Dương, thành phố Hải Phòng

Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp

theo yêu cầu đổi mới giáo dục THPT ở các trường THPT huyện An Dương,thành phố Hải Phòng

Trang 15

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.

1.1 Tổng quan nghiên cứu.

Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh khácnhau của HĐGDNGLL nhu vai trò, biện pháp quản lý, hình thức tổ chức,trong nhà truờng và ngoài nhà truờng ở các bậc học khác nhau nhu giáo dụcmầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục THCS, giáo dục THPT, giáo dục đạihọc

Phạm Hoàng Gia trong bài nghiên cứu: “Về hoạt động giờ học của họcsinh lớp 6” [11] đã dùng phiếu mẫu điều tra, nêu 30 loại công việc, gồm 57dạng hoạt động cụ thể, phân thành các nhóm:

+ Hoạt động học tập;

+ Hoạt động vui chơi giải trí;

+ Hoạt động xã hội;

+ Hoạt động năng khiếu cá nhân

Theo tác giả thì các hoạt động mà các em tham gia nhiều nhất là hoạtđộng ngoài giờ của học sinh tập trung nhiều vào công việc dịch vụ gia đình, ít

có thời gian tự học, giải trí và tham gia vào các hoạt động khác

Trong công trình nghiên cứu “Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp chohọc sinh lớp 6” của tác giả Phạm Hoàng Gia đã cho thấy bằng cách tác độngtới cha mẹ học sinh, các lực luợng giáo dục về định huớng giá trị và coi trọnghơn nữa kết quả học tập thì trong quá trình tổ chức hoạt động học tập, nếulồng ghép đuợc ý nghĩa tập thể, nhân cách của học sinh cũng đuợc phát triển

Tác giả Nguyễn Văn Thiềm trong bài: “Mấy biện pháp giáo dục họcsinh ngoài giờ lên lớp theo địa bàn dân cu” [30] đề cập đến vấn đề chất luợnggiáo dục học sinh ở truờng giảm sút, nguyên nhân do việc giáo dục học sinhngoài giờ lên lớp bị buông lỏng; sự phối hợp các lực luợng giáo dục bị coi

Trang 16

1 4

đã tổng kết ở trường phổ thông cơ sở Gia Đông - Hà Bắc cho thấy

phối hợp các lực lượng giáo dục ở địa bàn dân cư mà chất lượng giáo dục,

chất lượng học tập của học sinh được nâng lên.

Tác giả Đinh Xuân Huy với nghiên cứu: “Các biện pháp quản lýHĐGDNGLL của người hiệu trưởng trong trường phổ thông dân tộc nội trútỉnh Lai Châu” [18] đã khẳng định vai trò quan trọng của việc tổ chứcHĐGDNGLL đối với việc nâng cao chất lượng của trường phổ thông dân tộcnội trú, đồng thời xây dựng được các biện pháp quản lý HĐGDNGLL củangười hiệu trưởng trong trường phổ thông dân tộc nội trú như: bồi dưỡngnhận thức, năng lực cho đội ngũ giáo viên; cải tiến công tác quản lý, hướngdẫn HĐGDNGLL; phối hợp các lực lượng tham gia sẽ là các tác động tíchcực để thúc đẩy HĐGDNGLL trong trường phổ thông dân tộc nội trú pháttriển, nhằm xây dựng hình thành ở học sinh những năng lực, phẩm chất tốtnhất của người cán bộ dân tộc trong tương lai

Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, lần đầu tiên HĐGDNGLL đượcchính thức đưa vào trong chương trình giáo dục của nhà trường phổ thông vớiyêu cầu thực hiện bắt buộc thống nhất toàn quốc, có sự chỉ đạo từ Bộ Giáodục và Đào tạo tới các trường Để triển khai chương trình và sách giáo viên,HĐGDNGLL ở trường phổ thông, một loạt tác giả, các nhà nghiên cứu đã đềcập tới nhiều lĩnh vực khác nhau của HĐGDNGLL

Tác giả Hà Nhật Thăng trong cuốn: “Thực hành tổ chức hoạt động giáodục” [29] cũng đã đề cập đến sự cần thiết mục tiêu, nội dung, một số nguyêntắc tổ chức hoạt động giáo dục, hệ thống kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục

và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp

Trong sách “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” Hà Nhật Thăng(Tổng chủ biên kiêm chủ biên) - Sách giáo viên từ lớp 6, 7, 8, 9 [25, 26, 27,28] cũng đã nêu lên mục tiêu, nội dung chương trình hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp, phương tiện, trang thiết bị cho việc tổ chức HĐGDN GLL,đánh giá kết quả tổ chức HĐGDNGLL của học sinh, đồng thời hướng dẫn

Trang 17

thực hiện cụ thể các chủ điểm giáo dục.

Trang 18

1 6

Như vậy, đã có rất nhiều tác giả đề cập tới vấn đề HĐGDNGLL, songcòn ít tác giả đề cập đến vấn đề quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT nhằmđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THPT hiện nay

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Quản lý

Khái niệm quản lý đã hình thành từ rất lâu và cùng với sự phát triển củatri thức nhân loại cũng như nhu cầu của thực tiễn nó được xây dựng và pháttriển ngày càng hoàn thiện hơn Mọi hoạt động của xã hội đều cần tới quản lý.Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật trong việc điều khiển một hệthống xã hội cả ở tầm vĩ mô và vi mô Hoạt động quản lý là hoạt động cầnthiết phải thực hiện khi những con người kết hợp với nhau trong các nhóm,các tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung

Khái niệm quản lý là một khái niệm rộng, được định nghĩa theo nhiềucách khác nhau trên cơ sở các cách tiếp cận khác nhau

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc và TS Nguyễn Quốc Chí thì Quản

lý là: “tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quảnlý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho

tổ chức vận hành và đạt được mục đích tổ chức” [6, tr.19]

Theo GS Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý là tác động có mục đích, có kếhoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung làkhách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu đã dự kiến” [23, tr.1]

Mặc dù khái niệm quản lý được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau,song tựu chung lại có thể hiểu như sau:

- Quản lý là thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình hoạt động xãhội Hoạt động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho tổ chức tồn tại, vậnhành và phát triển

- Quản lý là sự tác động liên tục có định hướng, có chủ định của chủthể quản lý lên khách thể quản lý trong một tổ chức thông qua quá trình lập kếhoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điềukiện biến động của môi trường

Trang 19

1.2.2 Quản lý giáo dục

Cũng như mọi hoạt động khác của xã hội loài người, hoạt động giáodục cũng được quản lý ngay từ khi các tổ chức giáo dục đầu tiên được hìnhthành Khoa học quản lý giáo dục trở thành một bộ phận chuyên biệt của quản

lý nói chung nhưng là một khoa học tương đối độc lập vì tính đặc thù của nềngiáo dục quốc dân

TS Nguyễn Quốc Chí - TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lýgiáo dục là hoạt động có ý thức bằng cách vận dụng các quy luật khách quancủa các cấp quản lý giáo dục tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục nhằmlàm cho hệ thống đạt được mục tiêu của nó” [7]

- Theo GS Nguyễn Ngọc Quang, “Quản lý giáo dục là hệ thống có mụcđích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vậnhành theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thể hiện tính chất của nhà trườngXHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ;đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [2 3,tr.35]

Hệ thống giáo dục là một hệ thống mở, luôn vận động và phát triểntheo quy luật chung và chịu sự quy định của điều kiện kinh tế - xã hội Cácđịnh nghĩa trên cũng cho thấy quản lý giáo dục luôn luôn phải đổi mới, đảmbảo tính năng động, khả năng tự điều chỉnh, thích ứng của giáo dục đối với sựvận động và phát triển chung

Tuỳ theo việc xác định đối tượng quản lý giáo dục mà quản lý giáo dục

có nhiều cấp độ khác nhau ở tầm vĩ mô và tầm vi mô

- Cấp độ vĩ mô: “Quản lý giáo dục” là thực hiện việc quản lý trong lĩnhvực giáo dục Ngày nay lĩnh vực giáo dục mở rộng hơn nhiều so với trước, dochỗ mở rộng đối tượng giáo dục từ thế hệ trẻ sang người lớn và toàn bộ xãhội

- Cấp vi mô: quản lý giáo dục là quản lý nhà trường và các cơ sở giáo

Trang 20

1 8

1.2.3 Quản lý nhà trường

Vấn đề cơ bản của quản lý giáo dục là quản lý nhà truờng vì nhà truờng

là cơ sở giáo dục, nơi thực hiện mục tiêu giáo dục Khi nghiên cứu về nộidung khái niệm quản lý giáo dục thì khái niệm truờng học đuợc hiểu là tổchức cơ sở mang tính nhà nuớc- xã hội trực tiếp làm công tác giáo dục - đàotạo thế hệ trẻ cho tuơng lai của đất nuớc

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý nhà truờng là tập hợp

những tác động tối uu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh vàcán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do Nhà nuớc đầu tu, lực lượng

xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có, hướng vào việc đẩymạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế

hệ trẻ Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trườngtiến lên trạng thái mới” [23, tr.43]

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là lao động củacác cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, học sinh

và các lực lượng giáo dục khác cũng như phát huy tối đa các nguồn lực giáodục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường” [37,tr.205]

Tóm lại: Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảngtrong phạm vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theonguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối vớingành giáo dục với thế hệ trẻ và với từng học sinh

Quản lý nhà trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sở nhữngqui luật chung của quản lý, đồng thời cũng có nét đặc thù riêng của nó Quản

lý nhà trường khác với các loại quản lý xã hội khác, được qui định bởi bảnchất sư phạm của người giáo viên, bản chất của quá trình dạy học, giáo dụctrong đó mọi thành viên của nhà trường vừa là đối tượng quản lý vừa là chủthể hoạt động cho bản thân mình Sản phẩm tạo ra của nhà trường là nhâncách của người học được hình thành trong quá trình học tập, tu dưỡng và rènluyện theo yêu cầu xã hội và được xã hội thừa nhận

Trang 21

Quản lý nhà trường là phải quản lý toàn diện nhằm hoàn thiện và pháttriển nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả Thànhcông hay thất bại của nhiệm vụ đổi mới nâng cao hiệu quả giáo dục ngườiquản lý phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của nhà trường, phải chútrọng tới việc cải tiến công tác quản lý giáo dục để quản lý có hiệu quả cáchoạt động giáo dục trong nhà trường.

1.2.4 Hoạt động giáo dục

Hoạt động là phương thức tồn tại tích cực của con người với môitrường sống của mình Trong và bằng hoạt động, con người thiết lập, vậnhành mối quan hệ của mình với thế giới đồ vật và với người khác Hoạt độnggiúp “con người sáng tạo ra lịch sử và trong quá trình đó sáng tạo ra chínhbản thân mình” (Mác)

Hoạt động được xác định là cơ chế, là con đường để hình thành và pháttriển nhân cách, trong đó hoạt động giáo dục giữ vai trò chủ đạo

Hoạt động giáo dục là hoạt động do người lớn tổ chức theo kế hoạch,chương trình, điều hành và chịu trách nhiệm Điều này có nghĩa các chủ thểcủa hoạt động giáo dục phải chịu trách nhiệm về hoạt động giáo dục Đó làcác nhà giáo dục, giáo viên và các chủ thể có liên quan khác nhau như: cha

mẹ, học sinh, các tổ chức giáo dục xã hội và các cơ sở giáo dục Hoạt độnggiáo dục là sự vận hành các yếu tố của giáo dục đã được nhận thức và kiểmsoát Hoạt động giáo dục cơ bản của xã hội được thực hiện bởi nhà trường vàtrong nhà trường

1.2.5 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

HĐGDNGLL là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các bộmôn văn hoá HĐGDNGLL ở trường THPT có mục tiêu giúp học sinh nângcao hiểu biết các giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá trịtốt đẹp của nhân loại, củng cố, mở rộng kiến thức đã học trên lớp ; củng cố

Trang 22

2 0

thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ

bản thân, biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống.

Theo giáo sư Đặng Vũ Hoạt, “HĐGDNGLL là việc tổ chức giáo dụcthông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học kĩ thuật, lao độngcông ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân văn, văn hoá nghệ thuật, thẩm mĩ,thể dục thể thao, vui chơi giải trí để giúp các em hình thành và phát triểnnhân cách” [15, 16]

“HĐGDNGLL bao gồm các hoạt động ngoại khoá về văn học, thể dụcthể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng họcsinh có năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giáo dục vă nhoá, các hoạt động giáo dục môi trường, các hoạt động lao động công ích, cáchoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện phù hợp với đặc điểm sinh lí lứa tuổihọc sinh (Điều 24 của Điều lệ trường THPT) [5]

Như vậy, HĐGDNGLL là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học củamôn học trên lớp, là sự tiếp nối bổ sung hoạt động trên lớp, là con đường gắn

lí luận với thực tiễn nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng mục tiêu xã hội

Xuất phát từ vị trí, ý nghĩa của HĐGDNGLL nên trong đổi mới giáodục hiện nay HĐGDNGLL là một chương trình bắt buộc, là một bộ phậntrong quy trình giáo dục toàn diện học sinh, trong chính khoá chứ không phảingoại khoá

Để có sự phân biệt giữa HĐGDNGLL và hoạt động ngoại khoá cầnthiết phải có sự nhận diện về hoạt động ngoại khoá:

Một trong những đặc điểm cơ bản của quá trình giáo dục là học sinh có

xu hướng vượt ra khỏi phạm vi tri thức do chương trình quy định Do nhữngtri thức trong hoạt động nội khoá không thoả mãn nhu cầu nhận thức của họcsinh vì thế các hoạt động ngoại khoá minh hoạ thêm cho bài nhằm tạo điều

Trang 23

kiện cho mỗi học sinh có thể tự mở rộng, đào sâu tri thức, phát triển hứng thú

Trang 24

2 2

và năng lực cho riêng mình Hoạt động ngoại khoá thường tổ chức

hình thức để học sinh liên hệ với tập thể và cá nhân trong học tập, rèn luyện

tác phong lối sống và ý thức chấp hành pháp luật.

Ở trường phổ thông nhiều năm nay vẫn có hoạt động ngoại khoá, coinhư một hoạt động phụ (dạy học là chính), việc thực hiện hoạt động ngoạikhoá là tuỳ ý mỗi trường, mỗi nơi, không xác định thật rõ và thực hiện thốn gnhất toàn quốc Việc thực hiện hoạt động ngoại khoá chưa được đánh giá nhưmột tiêu chí, đánh giá quá trình rèn luyện toàn diện nhân cách học sinh

1.3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với sự phát triển nhân cách học sinh

1.3.1 Yêu cầu đổi mới giáo dục trung học phổ thông và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông

1.3.1.1 Yêu cầu đổi mới giáo dục THPT

Cả nhân loại đã bước sang một thời đại mới, thời đại của cách mạngkhoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, thời đại của sự bùng nổ thông tin

và nền văn minh trí tuệ, một xã hội học tập và nền kinh tế tri thức, thời đạicủa nền kinh tế hội nhập, cạnh tranh hết sức gay gắt dựa trên sức mạnh của trithức Thời đại mới mở ra nhiều cơ hội lớn nhưng đồng thời cũng không ítthách thức đối với các nước, đặc biệt là các nước nghèo như Việt Nam

Chúng ta đều biết rằng đã từ lâu các nước công nghiệp rất coi trọng

“phát huy yếu tố con người”, “phát triển nguồn nhân lực” là yếu tố cơ bản cho

sự phát triển nhanh và bền vững trên mọi lĩnh vực Con người không chỉ làtác nhân hay yếu tố của phát triển kinh tế xã hội như trước đây nữa mà còn làmục tiêu, động lực của sự phát triển

Giáo dục Việt Nam phải có được những chuyển biến mạnh mẽ, nhữngđổi mới cơ bản nhằm phát huy những truyền thống tốt đẹp của nền giáo dụcViệt Nam, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, phải tạo nên

Trang 25

nguồn nhân lực đó là những con người phát triển toàn diện, phục vụ công

Trang 26

2 4

nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Những con người có trình độ

Để đáp ứng mục tiêu đó, giáo dục Việt Nam phải đổi mới.

Một số định hướng mới của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiệnnay liên quan đến HĐGDNGLL là:

- Giáo dục tập trung phát triển, khai thác nguồn nhân lực của mỗi conngười nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục 3 thành tố chủ yếu (trí lực, tâm lực,thể lực) của mỗi con người phải được khai thác triệt để, trong đó vai trò “nộilực”, của “tâm lực” là yếu tố quan trọng Để phát triển tâm lực thì việc đổimới các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, gắn hoạt động dạy học, hoạtđộng giáo dục với thực tiễn cuộc sống là hết sức cần thiết

- Đổi mới phải tạo cơ hội phát huy tối đa vai trò chủ thể giáo dục(người học)

- Khai thác tối đa tiềm năng xã hội, xây dựng môi trường giáo dục xãhội lành mạnh

- Đổi mới tổng thể, toàn diện, đồng bộ các yếu tố (dạy học, giáo dục).Với định hướng đổi mới của giáo dục Việt Nam, HĐGDNGLL phảiđược đổi mới, được quan tâm đầu tư thích đáng, có như vậy HĐGDNGLLmới phát huy tác dụng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục các trườngTHPT, đáp ứng yêu cầu thời đại

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục Việt Nam phù hợp với xu thếgiáo dục thế giới, giáo dục THPT phải đổi mới toàn diện, đổi mới mục tiêu,nội dung, cách đánh giá

Đổi mới mục tiêu

Mục tiêu của giáo dục phổ thông trong “Luật giáo dục” ghi rõ: “Mục

Trang 27

tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức,

Trang 28

2 6

trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành

(Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội).

HĐGDNGLL là một trong những con đường thực hiện mục tiêu giáodục Để đáp ứng mục tiêu đổi mới THPT, HĐGDNGLL phải có chương trình,nội dung phù hợp với yêu cầu đổi mới và trở thành hoạt động bắt buộc đối vớicác trường THPT

Đổi mới về nội dung: Nội dung giáo dục THPT được đổi mới theo

hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tiếp cận với thế giới, với khu vực; đồng thờiđáp ứng yêu cầu, nhu cầu nguồn nhân lực theo hướng giảm tải, nâng cao nănglực tư duy, kinh nghiệm thực hành, thực tiễn, kiến thức khoa học xã hội vànhân văn, hình thành các kỹ năng sống đáp ứng với yêu cầu của xã hội

Nội dung phong phú đó không thể chuyển tải trong khung chật hẹp củacác giờ dạy văn hoá trên lớp mà được chuyển tải qua các HĐGDNGLL đadạng, phong phú Giáo dục kỹ năng sống là một nội dung hết sức cần thiếttrong việc tạo ra sản phẩm con người của bậc THPT trong giai đoạn hiện nay

Kể từ khi đất nước đổi mới với sự thay đổi cơ bản là chuyển nền kinh

tế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng XHCN, xã hội đã

Trang 29

có biết bao biến chuyển, cả tích cực và không tránh khỏi những mặt trái Thế

hệ trẻ có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng phải đối mặt với nhiều tháchthức của cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá Nếu không được giáo dục

kỹ năng sống, các em sẽ vấp phải nhiều khó khăn, trở ngại, đôi khi khó vượt

Trang 30

2 8

qua những cám dỗ, cạm bẫy nguy hiểm và khó thích ứng với đòi

Đổi mới về cách đánh giá chất lượng giáo dục

Chất luợng giáo dục phổ thông là sản phẩm của giáo dục phổ thông,phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông

Nhìn nhận, đánh giá chất luợng giáo dục và làm thế nào để giáo dụcphát triển một cách đột phá, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH làvấn đề hết sức cần thiết Chất luợng giáo dục THPT của chúng ta đã đạt đuợcthành tích trên các mặt: học sinh đạt thành tích cao trong các cuộc thiOlympic quốc tế, đặc biệt với các môn ít thực hành, chất luợng đại trà cũngđuợc nâng lên Song số học sinh đạt điểm sàn thi đại học còn thấp khoảngtrên 10%, cách học còn nặng về thi cử, thụ động áp đặt, học lệch thiên về mônthi đại học, chua chú trọng rèn luyện bản thân, kỹ năng thực hành, ngoại ngữyếu, định huớng nghề còn nặng học để làm thầy, chua quan tâm đến học để cónghề, kiến thức xã hội nhân văn, kỹ năng sống còn hạn chế chua đáp ứng yêucầu xã hội

Hiện nay khi đánh giá về chất luợng giáo dục phổ thông xã hội cònthiên về chất luợng văn hoá, chua chú ý chất luợng đạo đức và kỹ năng

Chất luợng giáo dục phổ thông hiện nay còn thấp so với yêu cầu côngnghiệp hoá - hiện đại hoá, trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gaygắt, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội Thực tiễn cũng xuất hiện một bộ phậnhọc sinh giỏi các môn văn hoá những lại rất khó khăn khi hoà nhập, chungsống, hạn chế bộc lộ năng lực bản thân nhu vậy sản phẩm giáo dục chuađáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay

Trang 31

Cách đánh giá chất lượng giáo dục đúng đắn, đầy đủ là chất lượng giáodục đáp ứng mục tiêu giáo dục Như vậy, sản phẩm giáo dục con người phảiđược đánh giá trên các mặt chất lượng kiến thức (văn hoá), chất lượng kỹnăng (kỹ năng sống), chất lượng thái độ (đạo đức) Hình thức đánh giá đượcđổi mới như: đổi mới thi cử, đổi mới xếp loại hạnh kiểm Việc đổi mới cáchđánh giá chất lượng giáo dục sẽ làm cho HĐGDNGLL càng có vị trí quantrọng trong việc tạo nên sản phẩm đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay.

1.3.1.2 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT

Các hoạt động giáo dục trong nhà trường được phân loại thành 2 bộphận chủ yếu:

- Các hoạt động giáo dục trong hệ thống các môn học và các lĩnh vựchọc tập khác nhau

- Các hoạt động giáo dục ngoài các môn học và lĩnh vực học tập, có thể

kể đến các hoạt động giáo dục trong nhà trường như: hoạt động giáo dục thểchất, trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, dân số - môi trường và hoạt động giáo dục tưtưởng - chính trị - pháp luật những hoạt động này được thực hiện trong vàngoài các môn học và chịu sự chi phối chính của nhà trường và giáo viên

Hoạt động cơ bản của học sinh có những đặc điểm chung của lứa tuổinhưng cũng mang những khác biệt cá nhân đáng kể, vì lẽ đó, việc tổ chứchoạt động cho học sinh vừa phải căn cứ vào cái chung, vừa phải quan tâmthoả đáng đến cái riêng của mỗi học sinh Hoạt động giáo dục được tổ chức

có định hướng về mặt giá trị nhằm tạo ra những môi trường thuận lợi cho hoạtđộng và giao tiếp của người học Để hoạt động giáo dục có hiệu quả, việc tổchức các hoạt động giáo dục trong nhà trường phải chú ý những vấn đề cơbản sau:

- Cơ cấu các hoạt động giáo dục trong nhà trường cần được xác địnhtheo mục tiêu giáo dục, mà trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầuphát triển con người nhưng không thể đi quá xa so với những hoạt động cơ

Trang 32

3 0

- Các hoạt động giáo dục tạo môi trường cho hoạt động của học sinh vàchính những hoạt động của học sinh quyết định sự phát triển nhân cách củamỗi cá nhân Vì thế các hoạt động giáo dục phải dựa vào hoạt động của họcsinh, mặt khác hoạt động của học sinh phải được định hướng bởi các hoạtđộng giáo dục Hoạt động giáo dục và hoạt động của học sinh không thể thaythế cho nhau được Do vậy tất cả các hoạt động giáo dục với các hình thứckhác nhau trong và ngoài nhà trường cần phải hoạch định sao cho phát huy tốtnhất những hoạt động cơ bản của học sinh, tập trung ưu tiên và đẩy mạnhnhững hoạt động này (có sự quan tâm thoả đáng đến những hoạt động không

cơ bản của cá nhân học sinh)

- Các hoạt động giáo dục thường nhằm vào những mặt giáo dục tươngứng, vì thế, trong nhà trường có bao nhiêu mặt giáo dục thì sẽ có bấy nhiêuhoạt động giáo dục Tuy nhiên, các hoạt động giáo dục này đều dựa trên nềntảng dạy học, có hoạt động giáo dục thì tất yếu phải có dạy học Nói cáchkhác, nền tảng của những hoạt động giáo dục là dạy học, dù các hoạt độnggiáo dục này được tổ chức ngoài các môn học

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục cơ bảnđược thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phầnthực thi quá trình đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cầu đa dạngcủa đời sống xã hội

* Mục tiêu của HĐGDNGLL ở trường THPT

Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thunhững giá trị tốt đẹp của nhân loại; củng cố, mở rộng kiến thức đã học trênlớp; có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, có ýthức lựa chọn nghề nghiệp

Củng cố vững chắc các kĩ năng cơ bản đã được rèn luyện từ THCS đểtrên cơ sở đó tiếp tục hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu như: nănglực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt độngchính trị xã hội, năng lực tổ chức quản lý

Trang 33

Có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu tráchnhiệm về hành vi của bản thân, đấu tranh tích cực với biểu hiện sai trái củabản thân để tự hoàn thiện mình và của người khác, biết cảm thụ và đánh giácái đẹp trong cuộc sống.

Như vậy, HĐGDNGLL có ý nghĩa tích cực trong việc phát triển toàndiện nhân cách học sinh, đáp ứng yêu cầu xã hội, góp phần phát huy vai tròcủa giáo dục trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

* Nguyên tắc cơ bản của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Phải đảm bảo tính mục đích, tính tổ chức, tính kế hoạch.HĐGDNGLL phải có mục đích rõ ràng, người cán bộ quản lý phải đề ra đượcmục đích, yêu cầu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trong cả năm,từng kì, từng tháng Mọi hoạt động nên có kế hoạch từ nhỏ đến lớn, tránh tuỳtiện Kế hoạch này được đặt ra tuỳ theo mục tiêu cấp học, lớp học để tổ chứcchỉ đạo, xác định nội dung, xây dựng loại hình, lựa chọn phương thức, xácđịnh qui mô và phương tiện hoạt động;

- Đảm bảo tính tự nguyện tự quản;

- Đảm bảo tính tập thể;

- Đảm bảo tính đa dạng phong phú;

- Đảm bảo tính hiệu quả Trong mỗi hoạt động đều có nguyên tắc riêng

để đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả tốt HĐGDNGLL là hoạt động giáodục phong phú đa dạng, mang tính mục đích, tính tổ chức, tính kế hoạch, tính

tự nguyện, tự giác, tính tập thể cao Người cán bộ quản lý cần phải chú ý tớicác nguyên tắc cơ bản này để đạt hiệu quả giáo dục Hiệu quả ấy có thể nhìnthấy trước mắt, nhưng có thể mang lại lợi ích cho tương lai, góp phần vào sựnghiệp trồng người

* Nội dung và hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường trung học phổ thông:

Chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hệ thống cấutrúc mang tính chất đồng tâm của chương trình cả cấp học Vì vậy, về cơ bản

Trang 34

3 2

các chủ đề hoạt động Mỗi chủ đề hoạt động phản ánh một nội

giáo dục ngoài giờ lên lớp lớp 10, 11, 12.

Ngoài các chủ đề hoạt động theo tháng như đã nói ở trên còn có cáchoạt động giáo dục khác được tiến hành chung cho các khối lớp như: HĐGDmôi trường, HĐGD phòng chống HIV, ma tuý và các tệ nạn xã hội, hoạt độnggiáo dục an toàn giao thông

* Phương thức tổ chức HĐGDNGLL

Phương thức tổ chức HĐGDNGLL phải phù hợp với trình độ, nhu cầu,nguyện vọng của học sinh nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động sángtạo của các em Học sinh phải thực sự giữ vai trò chủ thể của hoạt động với sựgiúp đỡ định hướng của các thầy giáo, cô giáo

Tổ chức HĐGDNGLL phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhàtrường, của địa phương, đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn đặt ra Vìvậy phương thức tổ chức các hoạt động phải rất linh hoạt, cần thay đổi và

Trang 35

điều chỉnh nội dung, hình thức hoạt động sao cho thích ứng được với họcsinh, với giáo viên và với điều kiện cho phép.

Phải khai thác và phát huy được tiềm năng của gia đình, các lực lượng

xã hội, các tổ chức đoàn thể tham gia vào việc tổ chức các hoạt động cho họcsinh Đây là quan điểm có tính nguyên tắc, tạo tiền đề cho việc tìm tòi, xâydựng các biện pháp khai thác và phối hợp các lực lượng xã hội để tổ chứcHĐGDNGLL đạt hiệu quả cao

Trang 36

3 4

1.3.2 HĐGDNGLL với sự phát triển nhân cách của học sinh trung học phổ thông

ì.3.2.1 Một số đặc điểm tâm sinh lí cơ bản của học sinh THPT

* Đặc điểm sinh lí

Tuổi học sinh THPT là giai đoạn đã trưởng thành về mặt thể lực, nhưng

sự phát triển cơ thể còn chưa vững chắc, các em bắt đầu thời kỳ phát triểntương đối êm ả về mặt sinh lí; sự phát triển của hệ thần kinh có những thayđổi quan trọng

Nhìn chung lứa tuổi các em đã phát triển cân đối, khoẻ và đẹp, đa sốcác em có thể đạt được những khả năng phát triển về cơ thể như người lớn, đó

là yếu tố cơ bản giúp học sinh THPT có thể tham gia các hoạt động phongphú, đa dạng, phức tạp của chương trình HĐGDNGLL ở trường trung họcphổ thông

* Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ

Ở học sinh THPT tính chủ định trong nhận thức được phát triển, tri giác

có mục đích đã đạt tới mức cao, quan sát trở nên có mục đích, hệ thống vàtoàn diện hơn, tuy nhiên nếu thiếu sự chỉ đạo của giáo viên thì quan sát củacác em cũng khó đạt hiệu quả cao Vì vậy giáo viên cần quan tâm hướng quansát của các em vào những nhiệm vụ nhất định, không vội kết luận khi chưatích luỹ đủ các sự kiện Cũng ở lứa tuổi này các em đã có khả năng tư duy lýluận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo Tư duy của các em chặtchẽ hơn, có căn cứ và nhất quan hơn, tính phê phán cũng phát triển

Có thể nói nhận thức của học sinh THPT chuyển dần từ nhận thức cảmtính sang nhận thức lí tính, nhờ tư duy trừu tượng dựa trên kiến thức các khoahọc và vốn sống thực tế của các em đã tăng dần

Hứng thú học tập của các em gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp,

ý thức học tập đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ định trong các quá trình nhậnthức và năng lực điều khiển bản thân, điều đó giúp các em có thể tham giaHĐGDNGLL với vai trò chủ thể tổ chức HĐGDNGLL

Trang 37

* Sự phát triển tự ý thức

Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhâncách của học sinh THPT, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý củacác em Học sinh THPT có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm

lí của mình: quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lí, phẩm chất nhân cách vànăng lực riêng, xuất hiện ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng, tình cảm nghĩa vụ

đó là những giá trị nổi trội và bền vững Các em có khả năng đánh giá về mặtmạnh, mặt yếu của bản thân mình và những nguời xung quanh, có những biệnpháp kiểm tra đánh giá sự tự ý thức bản thân nhu: viết nhật kí, tự kiểm điểmtrong tâm tuởng, biết đối chiếu với các thần tuợng, các yêu cầu của xã hội,nhận thức vị trí của mình trong xã hội, hiện tại và tuơng lai

Đa số học sinh đến hết học kì I lớp 10 đã định huớng đuợc khối thi củamình Nói chung các em đã biết đánh giá nhân cách trong tổng thể nhungthuờng đánh giá nguời khác khắt khe hơn đối với bản thân mình, sự đánh giácòn thiếu tính biện chứng đôi khi mâu thuẫn nhau Các em có khả năng tự ýthức, thuờng đòi hỏi nguời khác nhiều hơn sự cố gắng của bản thân

Sự tự ý thức còn thể hiện thích tham gia các hoạt động mà mình yêuthích, song chua xuất phát từ động cơ vì mục đích xã hội, hay lợi ích cộngđồng mà đa số nhất thời do bản thân hay do theo bạn bè Nhu cầu giao tiếphoạt động của lứa tuổi này rất lớn, các em không thể “ngồi yên”, bởi vậy mộtmôi truờng tốt, hoạt động phù hợp với sở thích, với năng lực học sinh có địnhhuớng của gia đình và xã hội sẽ giúp các em tự khẳng định mình

HĐGDNGLL là môi truờng để học sinh đuợc hoạt động phù hợp vớilứa tuổi theo định huớng giáo dục

* Sự phát triển tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan

Học sinh THPT là lứa tuổi quyết định sự hình thành nhân sinh quan,thế giới quan về xã hội, tự nhiên, các nguyên tắc và quy tắc cu xử Chỉ số đầu

Trang 38

3 6

với những vấn đề thuộc nguyên tắc chung nhất của vũ trụ, những

tổ chức HĐGDNGLL

Đời sống tình cảm của các em rất phong phú, điều đó đuợc thể hiện rõnhất trong tình bạn, có yêu cầu cao đối với bạn, một số phẩm chất tốt của tìnhbạn đuợc hình thành: sự vị tha, chân thật, tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ, hiểubiết lẫn nhau Các em có khả năng đồng cảm, tình bạn mang tính xúc cảmcao, thuờng lí tuởng hoá tình bạn, nguyên nhân kết bạn cũng rất phong phú,nhóm bạn đã mở rộng có cả nam và nữ và ở một số em đã xuất hiện sự lôicuốn đầu tiên khá mạnh mẽ, xuất hiện nhu cầu chân chính về tình yêu với tìnhcảm sâu sắc

Để giáo dục học sinh THPT có hiệu quả, nhà giáo dục cần chú ý xâydựng mối quan hệ tốt đẹp với các em, đó là mối quan hệ bình đẳng, tôn trọnglẫn nhau, cần tin tuởng, tạo điều kiện để các em phát huy tính tích cực, chủđộng sáng tạo, độc lập, nâng cao tinh thần trách nhiệm với bản thân

HĐGDNGLL là môi truờng để học sinh THPT nảy nở các tình cảm tốtđẹp và nâng cao tinh thần trách nhiệm với bản thân, bạn bè và xã hội

Tóm lại, sự phát triển nhân cách của học sinh THPT là một giai đoạnrất quan trọng, giai đoạn chuyển đổi từ trẻ em lên nguời lớn Đây là lứa tuổiđầu thanh niên với những đặc điểm tâm lí đặc thù khác với tuổi thiếu niên,

Trang 39

các em đã đạt tới sự truởng thành về thể lực và sự phát triển nhân cách.

Trang 40

3 8

Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT là điều kiện thuận lợi cho việc

tổ chức HĐGDNGLL hiệu quả Các lực luợng giáo dục phải biết phát huy cácyếu tố tích cực, khắc phục những hạn chế trong sự phát triển tâm sinh lí lứatuổi này để lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức thích hợp, phát huy đuợctính tích cực chủ động của các em trong HĐGDNGLL

1.3.2.2 Vai trò của HĐGDNGLL với sự phát triển nhân cách của học sinh

* HĐGDNGLL tạo điều kiện thuận lợi, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục

Tự giáo dục là phuơng thức tự khẳng định, đuợc hình thành thông quahoạt động mà cá nhân phát huy tối đa vai trò chủ thể Tự giáo dục bắt đầu từviệc xây dựng các mục tiêu lý tuởng cho tuơng lai, tiếp đó là tìm các biệnpháp và quyết tâm thực hiện mục tiêu đã xác định, thuờng xuyên tự kiểm tracác kết quả và phuơng thức thực hiện, tìm các giải pháp sáng tạo mới, xácđịnh quyết tâm mới, để tiếp tục hoàn thiện bản thân

HĐGDNGLL là điều kiện, là môi truờng để học sinh phát huy tính tíchcực chủ động sáng tạo của bản thân Trong HĐGDNGLL vai trò chủ thể cóđiều kiện đuợc phát huy, học sinh đuợc giao việc, đuợc chủ động hoàn thànhtheo mục tiêu hoạt động HĐGDNGLL tạo cơ hội để giáo dục tự giáo dục Tựgiáo dục có vai trò to lớn trong quá trình phát triển nhân cách của mỗi cánhân Tự giáo dục làm cho chủ thể chủ động đón nhận các yếu tố tích cực cólợi cho sự phát triển nhân cách, giảm thiểu tác động xấu của các yếu tố bênngoài, tự giáo dục khẳng định vị thế của mỗi cá nhân

* HĐGDNGLL bổ trợ cho hoạt động dạy trên lớp giúp học sinh mở rộng kiến thức

Qua HĐGDNGLL học sinh đuợc củng cố, bổ sung, mở rộng kiến thức,cập nhật các thông tin, các thành tựu khoa học, tạo hứng thú học tập, hiểu biếtsâu sắc thêm lịch sử đất nuớc, nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống

Ngày đăng: 13/01/2021, 10:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w