Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 43 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
43
Dung lượng
277,5 KB
Nội dung
Mở đầu Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã mang lại cho con người ngày càng nhiều những công cụ, phươngtiện mới trong mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có cả quá trình dạy học. Việc sử dụng những công cụ, phươngtiện khoa học kỹ thuật mới không những chỉ giúp cho con người có thêm nhiều khả năng trong việc cải tạo và chinh phục thế giới mà còn giúp cho con người hiểu sâu sắc hơn về bản chất của thế giới. Nói chung, trong quá trình dạy học, các phươngtiện kỹ thuật giảm nhẹ công việc của giáo viên và giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được các phươngtiện thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với khoa học kỹ thuật nói chung và bộ môn nói riêng. Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của học sinh tăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe - thấy - làm được (Những gì họ nghe được không bằng những gì họ nhìn thấy và những gì họ nhìn thấy thì không bằng những gì họ tự tay làm.), nên khi đưa những phươngtiện khoa học kỹ thuật vào quá trình dạy học, giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của học sinh và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo của học sinh. Tuy vậy, không phải bao giờ và bất cứ đâu phươngtiện kỹ thuật cũng có tác dụng tích cực đến hoạt động nhận thức của học sinh. Nhiều khi, nếu được sử dụng không đúng với những yêu cầu sư phạm cụ thể, phươngtiện kỹ thuật lại có tác dụng theo chiều tiêu cực, làm cho học sinh hoang mang, hiệu quả tiếp thu kém . Vì thế, khi sử dụng phương tiện, người giáo viên phải nắm vững ưu nhược điểm và các khả năng cũng như yêu cầu của phươngtiện để từ đó có được hiệu quả dạyhọc như mình mong muốn. Nhằm góp phần hữu ích trong công tác đào tạo người sinh viên sư phạm trở thành những người giáo viên có đầy đủ năng lực để giảng dạy và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh trong tương lai, tập bài giảng này trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến các phươngtiệndạyhọc cũng như những yêu cầu và cách thức sử dụng các phươngtiệndạyhọc đó trong thực tiễndạy học. Chương 1: Các loại phươngtiệndạyhọc và phạm vi sử dụng Định nghĩa phươngtiệndạyhọcPhươngtiệndạy học, theo Nguyễn Ngọc Quang, "bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình dạyhọc để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo" [3] Vai trò của phươngtiệndạyhọc Khi nghiên cứu về giáo dục học chúng ta đã biết một kết luận quan trọng, đó là: "Tính trực quan là tính chất có tính qui luật của quá trình nhận thức khoa học". Do đó, khi dạy các môn học, đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên, cần chú ý đến hai vấn đề chủ yếu sau: + Học sinh tri giác trực tiếp các đối tượng. Con đường nhận thức này được thể hiện dưới dạng học sinh quan sát các đối tượng nghiên cứu ở trong các giờ học hay khi đi tham quan. + Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tri giác không phải bản thân đối tượng nghiên cứu mà tri giác những hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ phản ảnh một bộ phận nào đó của đối tượng. Trong khi tri giác những biểu tượng có sơ đồ hóa hoặc hình ảnh của đối tượng và hiện tượng, quá trình cần nghiên cứu, học sinh có thể tìm hiểu được bản chất của các quá trình và hiện tượng đã thực sự xáy ra. Những tính chất và hiểu biết về đối tượng được học sinh tri giác không chỉ bằng thị giác mà còn có thề bằng xúc giác, thính giác và trong một số trường hợp ngay cả khứu giác cũng được sử dụng. Trên cơ sở phân tích trên ta thấy rằng phươngtiệndạyhọc có ý nghĩa to lớn đối với quá trình dạy học. a) Giúp học sinh dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn. Phươngtiệndạyhọc tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng. Phươngtiệndạyhọc giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp. b) Phươngtiệndạyhọc giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học. c) Phươngtiệndạyhọc còn giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cậy .) d) Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giúp giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của các em được thuận lợi và có hiệu suất cao. 2 Tóm lại, phươngtiệndạyhọc góp phần nâng cao hiệu suất lao động của thầy và trò. Phân loại phươngtiệndạyhọc Có thể phân loại các phươngtiệndạyhọc theo một vài cách khác nhau tùy theo quan điểm sử dụng. 3.1 Dựa vào cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức năng của phương tiện. Phươngtiệndạyhọc có thể được phân làm hai phần: phần cứng và phần mềm. Phần cứng bao gồm các phươngtiện được cấu tạo trên cơ sở các nguyên lý thiết kế về cơ, điện, điện tử . theo yêu cầu biểu diễn nội dung bài giảng. Các phươngtiện này có thể là: các máy chiếu (phim, ảnh, xi nê), radio, ti vi, máy dạy học, máy tính điện tử, máy phát thanh và truyền hình . Phần cứng là kết quả tác động của sự phát triển của khoa học kỹ thuật (KHKT) trong nhiều thế kỷ. Khi sử dụng phần cứng, người giáo viên đã cơ giới hóa và điện tử hóa quá trình dạy học, mở rộng không gian lớp học và phạm vi kiến thức truyền đạt. Phần mềm là những phươngtiện trong đó sử dụng các nguyên lý sư phạm, tâm lý, KHKT để xây dựng nên cho học sinh một khối lượng kiến thức hay cải thiện hành vi ứng xử cho học sinh. Phần mềm bao gồm: chương trình môn học, báo chí, sách vở, tạp chí, tài liệu giáo khoa . 3.2 Dựa vào mục đích sử dụng có thể phân loại các phươngtiệndạyhọc thành hai loại: phươngtiện dùng trực tiếp để dạyhọc và phươngtiện dùng để hỗ trợ, điều khiển quá trình dạy học. * Phươngtiện dùng trực tiếp để dạyhọc bao gồm những máy móc, thiết bị và dụng cụ được giáo viên sử dụng trong giờ dạy để trình bày kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Đó có thể là: + Máy chiếu (truyền xạ, phản xạ), máy chiếu phim dương bản, máy chiếu phim, máy ghi âm, máy quay đĩa, máy thu hình, máy dạy học, máy tính điện tử, máy quay phim . + Các tài liệu in (sách giáo khoa, sách chuyên môn, các tài liệu chép tay, sổ tay tra cứu, sách bài tập, chương trình môn học .) + Các phươngtiện mang tin thính giác, thị giác và hỗn hợp (băng ghi âm, đĩa ghi âm, các chương trình phát thanh, tranh vẽ, biểu bảng, bản đồ, đồ thị, ảnh, phim dương bản, phim cuộn, buổi truyền hình .) + Các vật mẫu, mô hình, tranh lắp ghép, phươngtiện và vật liệu thí nghiệm, máy luyện tập, các phươngtiện sản xuất . * Phươngtiện hỗ trợ và điều khiển quá trình dạyhọc là những phươngtiện được sử dụng để tạo ra một môi trường học tập thuận lợi, có hiệu quả và liên tục. Phươngtiện hỗ trợ bao gồm các loại bảng viết, các giá di động hoặc cố định, bàn thí nghiệm, thiết bị điều khiển âm thanh, ánh sáng . 3 Phươngtiện điều khiển bao gồm các loại sổ sách, tài liệu ghi chép về tiến trình học tập, về thành tích học tập của học sinh. 3.3 Dựa vào cấu tạo của phươngtiện có thể phân các loại phươngtiệndạyhọc thành hai loại: các phươngtiệndạyhọc truyền thống và các phươngtiện nghe nhìn hiện đại. Các phươngtiệndạyhọc cụ thể và phạm vi sử dụng: 4.1 Các phươngtiệndạyhọc hai chiều: 4.1.1 Hình vẽ trên bảng Hình vẽ trên bảng có thể được vẽ một cách tổng quát hoặc theo chi tiết. Hình vẽ trên bảng có thể được thực hiện theo từng giai đoạn nhằm dẫn dắt sự tiếp thu liên tục của học sinh. Hình vẽ trên bảng có thể là hình hai chiều hoặc hình ba chiều. Hình vẽ trên bảng có thể được dùng trong các công việc: nghiên cứu tài liệu mới, làm việc độc lập và kiểm tra. Việc quan sát và thảo luận trên hình vẽ có thể kéo dài tùy ý. Giáo viên có thể dùng hình vẽ trên bảng để kiểm tra kiến thức của học sinh, làm rõ hơn các vấn đề cần truyền đạt, tăng mức độ giao tiếp giữa thầy và trò. Hình vẽ trên bảng chỉ được thực hiện khi có giáo viên vì nó không có khả năng truyền đạt tất cả các tính chất của đối tượng nghiên cứu, của các hiện tượng và quá trình xảy ra. Trong quá trình giảng bài, giáo viên có thể bổ sung các chi tiết để minh họa các vấn đề được nêu. Hình vẽ trên bảng cần được xuất hiện trong thời gian dạyhọc khi cần minh họa các vấn đề được giáo viên thuyết giảng bằng lời, vì vậy việc vẽ sẵn các hình vẽ trước giờ học làm cho hiệu quả sử dụng của nó kém đi rất nhiều. Ưu điểm của hình vẽ trên bảng là nó truyền đạt tốt nhất các lượng tin qua hình phẳng. Do đó hình vẽ trên bảng cần được sử dụng thích hợp để thể hiện các sơ đồ của máy móc, cơ cấu, sơ đồ mặt bằng, đồ thị, biểu mẫu . Hình vẽ trên bảng được dùng rộng rãi trong thực tế sư phạm nhờ tính hiệu quả và đơn giản, có thể dùng để dạy lý thuyết và thực hành. Yêu cầu: Hình vẽ trên bảng phải rõ ràng, đơn giản để học sinh có thể vẽ vào lớp theo kịp với quá trình giảng bài của giáo viên và trong một vài trường hợp đặc biệt có thể giao cho một học sinh nào đó tiến hành. Hình vẽ trên bảng không được có quá nhiều chi tiết và phải được bố trí sao cho giáo viên có chỗ để ghi thêm hoặc vẽ thêm các vấn đề cần làm rõ. 4.1.2 Tranh, ảnh dạyhọc Tranh, ảnh dạyhọc bao gồm những tranh ảnh về máy móc, các bảng biểu ghi định nghĩa, công thức, đồ thị ., các bảng tổng kết, so sánh . Tranh, ảnh dạyhọc truyền đạt thông tin bằng hình ảnh, sơ đồ . Tùy theo nội dung của từng tranh, ảnh dạy học, giáo viên có thể treo khi giảng bài hoặc treo cố định ở một vị trí thích hợp trong lớp học. Học sinh có thể sử dụng tranh, ảnh dạyhọc bất kỳ lúc nào. Kích thước của tranh dạyhọc thường không lớn quá khổ A0 (1189 x 841mm 2 ), vì thế không nên đưa vào tranh quá nhiều chi tiết vụn vặt hoặc thứ yếu làm phân tán chú ý của học sinh. 4 Tranh ảnh có thể dùng để tra cứu, hướng dẫn công nghệ và các tài liệu viết khác. Nhờ có tranh dạyhọc (làm thành bộ và có thuyết minh tỉ mỉ cho từng tranh) có thể tổ chức cho học sinh tự học các vấn đề lý thuyết và thực hành ngoài giờ lên lớp. Tranh ảnh dạyhọc giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp (thời gian vẽ hình), nhờ đó giáo viên có thể truyền đạt nhanh hơn hoặc khi cần có thể bỏ qua lượng thông tin không cần thiết cho việc dạy và học. Tranh, ảnh dạyhọc tạo điều kiện cho việc tổ chức thảo luận tập thể ở lớp, cho phép cả lớp trao đổi nội dung bài học dưới dạng tình huống nêu vấn đề. Nhờ có tranh, ảnh dạyhọc giáo viên có thể truyền đạt lượng tin về những đối tượng hoặc quá trình khó quan sát trực tiếp. Tranh, ảnh dạyhọc có thể dễ dàng sử dụng phối hợp với những phươngtiệndạyhọc khác. Khi làm tranh ảnh dạyhọc cần chú ý đến các yêu cầu: + Lựa chọn nội dung tài liệu: tranh ảnh dạyhọc có thể có nhiều đường nét phức tạp, chứa nhiều nội dung có liên hệ mật thiết với nhau. Không làm thành tranh ảnh dạyhọc khi có thể dùng hình vẽ trên bảng. + Lựa chọn màu sắc: Phải lựa chọn màu sắc cho phù hợp với nội dung và cấu trúc của các bộ phận trong tranh, làm nổi bật các quan hệ bằng các màu tương phản . 4.1.3 Phươngtiệndạyhọc sản xuất bằng kỹ thuật in: Phươngtiệndạyhọc sản xuất bằng kỹ thuật in có rất nhiều loại: các phiếu ghi, thuật toán, mẫu trắc nghiệm, phiếu hướng dẫn, phiếu công nghệ, chương trình môn học, sách giáo khoa . a. Phiếu ghi: Phiếu ghi là các phiếu trên đó đã in sẵn các bài học rút gọn, bản vẽ, sơ đồ, các bài tập mà học sinh cần giải quyết. Phiếu ghi thực hiện hai chức năng. Thứ nhất, phiếu ghi giúp cho học sinh tự học để nắm những kỹ năng, kỹ xảo khác nhau. Các bài tập trên phiếu ghi cũng có thể sắp xếp theo độ khó khác nhau để phân biệt khả năng của học sinh. Thứ hai, phiếu ghi có thể được dùng để kiểm tra kiến thức của toàn lớp. Phiếu ghi tạo điều kiện cho học sinh tiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức đã biết với kiến thức mới, mối liên hệ giữa các môn học và áp dụng được cho mọi hình thức hoạt động trong và ngoài lớp. b. Thuật toán (algorithms) Thuật toán là một bản hướng dẫn chi tiết các bước phải tuân theo để giải quyết một nhiệm vụ học tập nhất định. Đó có thể là các bước để giải một dạng bài tập, các bước vận hành một máy móc, thiết bị . Thuật toán có thể giúp cho học sinh tự giải bài tập ở nhà. Nếu có kèm theo bài giải mẫu thì quá trình nắm thuật toán của học sinh sẽ nhanh hơn. 5 Thuật toán hướng chú ý của học sinh theo con đường tối ưu, đề phòng những sai sót và các thử nghiệm thừa. Việc áp dụng thuật toán trong quá trình dạyhọc tạo khả năng thực hiện được việc truyền thụ một khối lượng kiến thực lớn và đạt được mức độ chính xác cao trong cùng một lúc. Muốn nắm vững thuật toán, học sinh phải áp dụng thuật toán liên tục c. Bài trắc nghiệm: Bài trắc nghiệm có thể được sử dụng thường xuyên hoặc định kỳ. Ưu điểm của bài trắc nghiệm so với bài kiểm tra viết thông thường là ở chỗ bài trắc nghiệm có thể kiểm tra cùng một lúc nhiều nội dung khác nhau với thời gian ngắn. Thông qua bài trắc nghiệm giáo viên có thể không những chỉ nắm được khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh mà còn biết được những sai sót mà học sinh thường mắc phải trong quá trình giải bài tập. Sử dụng bài trắc nghiệm trong dạy học, người giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian chấm bài, trả bài, đồng thời phát hiện nhanh những lỗ hổng kiến thức của học sinh. Do đó, giáo viên có thể cho học sinh làm nhiều bài trắc nghiệm hơn so với những hình thức kiểm tra khác. Tuy vậy, việc viết ra bộ câu hỏi cho phù hợp với các yêu cầu trong bài trắc nghiệm không phải là một vấn đề đơn giản. Giáo viên phải đầu tư nhiều công sức và tích lũy nhiều kinh nghiệm mới có thể soạn ra được những bộ câu hỏi hoàn toàn khách quan và phù hợp với mục đích, nội dung chương trình học của học sinh. Nhờ sử dụng bài trắc nghiệm, giáo viên có thể thu được cùng lúc nhiều thông tin phản hồi từ phía học sinh, dễ dàng nắm được kết quả tiếp thu của học sinh trong các giờ học. Các bài trắc nghiệm cũng có thể dùng cho học sinh trong dạyhọc chương trình hóa hoặc môdun hóa. Việc soạn các bài trắc nghiệm có thể dựa vào: + Các ký hiệu cơ bản hoặc các quy ước . của chủ đề trong bài học. + Các câu phát biểu để học sinh khẳng định đúng, sai + Trình tự các bước thực hiện trong một qui trình nào đó (để học sinh sắp xếp lại thứ tự đúng) + Các câu hỏi có nhiều câu trả lời (multichoice) để học sinh chọn câu trả lời đúng nhất d. Phiếu hướng dẫn và phiếu công nghệ: Phiếu hướng dẫn là các phiếu có nội dung chỉ dẫn cho học sinh trong quá trình làm thí nghiệm hoặc trong giờ học sản xuất để học sinh có thể tự nghiên cứu. Nhờ có phiếu hướng dẫn học sinh có thể tự giải bài tập mà không cần sự giúp đỡ của người khác. Phiếu công nghệ là các phiếu hướng dẫn học sinh thực hiện một qui trình công nghệ trong học tập hay sản xuất. Phiếu công nghệ tạo cơ sở cho hoạt động định hướng của học 6 sinh, góp phần áp dụng một cách sáng tạo các kiến thức đã học trong quá trình sản xuất và tự đánh giá một cách khách quan chất lượng công việc thực hiện. Việc sử dụng phiếu công nghệ trong quá trình sản xuất giúp cho học sinh khả năng nắm công nghệ hợp lý, nhanh và tốt hơn. Học sinh được chuẩn bị để làm quen với các tài liệu được sử dụng trong các nhà máy, làm cho học sinh mau chóng nâng cao tay nghề và dần dần tăng năng suất lao động. Trong quá trình làm việc theo phiếu hướng dẫn hay phiếu công nghệ, học sinh thể hiện dần năng lực cá nhân và giáo viên mau chóng đánh giá được trình độ học sinh để có biện pháp giúp đỡ. Như vậy phiếu hướng dẫn và phiếu công nghệ là những phươngtiệndạyhọc có tính sư phạm cao, tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực cá nhân, thể hiện mức độ tiếp thu bài giảng, giúp giáo viên quản lý chất lượng và đánh giá học sinh nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian và công sức của giáo viên trên lớp. Khi hướng dẫn chung cho toàn lớp thì có thể dùng phiếu hướng dẫn in trên giấy transparency hay slide. e. Chương trình luyện tập Chương trình luyện tập, dùng trong dạyhọc chương trình hóa, bao gồm tài liệu học tập và phương pháp học tập. Về cơ bản, chương trình luyện tập có thể được coi như là phươngtiện tổ chức việc tự học của học sinh. Chương trình luyện tập có thể giúp học sinh nắm kiến thức một cách chủ động và tích cực ngay tại lớp. Chức năng sư phạm chính của chương trình luyện tập là hình thành thói quen tự học, làm việc độc lập, tạo cho học sinh khả năng thực hiện việc tự kiểm tra một cách thường xuyên, trên cơ sở đó học sinh tự điều chỉnh việc học tập của mình. Việc áp dụng chương trình luyện tập cho phép rút ngắn thời gian diễn giải tài liệu, tăng lượng làm việc độc lập của học sinh một cách thích hợp, loại bỏ những động tác thừa không liên quan trực tiếp đến hoạt động nhận thức đối tượng (việc chép lại đầu bài tập, vẽ lại các hình .) Sử dụng chương trình luyện tập ở nhà có tác dụng rất lớn đối với học sinh ngay cả trong trường hợp vì một lý do nào đó học sinh vắng mặt trong bài học trên lớp. Việc lập ra những chương trình luyện tập không phải là vấn đề đơn giản. Thực tế xác nhận rằng việc lập chương trình luyện tập không kém phần phức tạp so với việc viết sách giáo khoa và muốn lập được chương trình luyện tập người giáo viên phải có kinh nghiệm lâu năm. Chương trình luyện tập có tác dụng giáo dục lớn đối với học sinh. Nó ghép học sinh vào khuôn khổ, phát triển lòng yêu lao động, tính cẩn thận, sự tập trung tư tưởng, tài ứng phó, hình thành tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao và niềm tin vào khả năng của mình. 7 f. Sách giáo khoa, tuyển tập các bài tập, sách tra cứu và sách khoa học phổ thông Lượng tin trong những phươngtiệndạyhọc này được truyền đạt qua các bài khóa, hình vẽ, đồ thị . Các loại phươngtiện này có nhiều điểm giống nhau, có thể truyền đạt được các lượng tin bất kỳ nào từ các hiện tượng bên ngoài đến các diễn biến phức tạp bên trong các quá trình và các qui trình sản xuất. Sách giáo khoa: ở hệ giáo dục tại trường, sách giáo khoa được xem như là phươngtiện phục vụ cho công việc tự học của học sinh để nắm kiến thức ngoài thời gian lên lớp. ở hệ thống giáo dục hàm thụ, sách giáo khoa là cơ sở cung cấp toàn bộ kiến thức. Học sinh dùng sách giáo khoa để nắm kiến thức lý thuyết, làm các bài tập theo các bài mẫu và có thể nghiên cứu các vấn đề khoa học được áp dụng trong thực tế. Sách giáo khoa phải đạt được yêu cầu quan trọng là dễ hiểu và rõ ràng. Giáo viên có thể sử dụng sách giáo khoa ttrong quá trình giảng bài. Nhờ máy chiếu phản quang, giáo viên có thể chiếu các hình vẽ, đồ thị, hoặc bài khóa trong sách lên màn ảnh. Sách giáo khoa đặc biệt cần thiết khi ra bài tập làm ở nhà, khi cần định hướng chú ý của học sinh vào những khía cạnh cơ bản của các hiện tượng và đối tượng học tập. Tuyển tập các bài tập Phươngtiện này được học sinh sử dụng trong quá trình thực hiện các bài tập thực tế ở lớp cũng như ở nhà. Giáo viên có thể dùng tuyển tập bài tập để lập các phiếu ghi, ra bài tập cho từng cá nhân, kiểm tra và giao việc cho học sinh tự làm. Trong tuyển tập thường có những bài giải mẫu giúp học sinh có thể tự làm các bài tập tương tự khác. Dùng tuyển tập này học sinh được làm quen với cách tra cứu tài liệu, giúp họ tự giải quyết các nhiệm vụ công nghệ nhất định trong quá trình thực hiện các công nghệ sản xuất. Tài liệu khoa học phổ thông Tài liệu khoa học phổ thông đóng vai trò rất lớn trong việc tích lũy kiến thức khoa học ngoài giờ học của học sinh. Học sinh sử dụng các tài liệu này để chuẩn bị các đề cương báo cáo, hội thảo khoa học kỹ thuật . Tài liệu khoa học kỹ thuật có nét đặc trưng là tính dễ hiểu và sự hấp dẫn. Nó truyền lượng tin về các hiện tượng khoa học kỹ thuật phức tạp bằng cách diễn giải dễ hiểu, phù hợp với trình độ hiểu biết của học sinh, giúp học sinh làm quen với các môn khoa học kỹ thuật mà họ sẽ học và mở rộng tầm nhìn của mình. 4.2 Các phươngtiệndạyhọc ba chiều: Dạng phươngtiệndạyhọc này bao gồm những vật thật, máy luyện tập, mô hình và các vật đúc. 8 4.2.1 Vật thật Vật thật được dùng trong quá trình dạyhọc là những máy móc, thiết bị, bộ phận, chi tiết máy . có thể sử dụng trong thực tế sản xuất. Tính chất đặc trưng của loại phươngtiện này là tính xác thực và nguyên bản. Chúng có thể được sử dụng trên lớp với danh nghĩa là phươngtiện chung hoặc cá biệt tùy theo công dụng của chúng. Phươngtiện này bao gồm các thiết bị thí nghiệm, trang thiết bị của xưởng trường, mẫu các chi tiết máy, bộ sưu tập khoáng sản, bộ mẫu thực - động vật . Trong quá trình dạyhọc lý thuyết các vật thật chỉ có thể được dùng khi không thể dùng phươngtiện nào khác. Những vật thật có kích thước và khối lượng lớn nếu không cần thiết thì không dùng được với danh nghĩa nguồn tin cho việc dạyhọc trên lớp. Trong trường hợp này thì tốt nhất là nên dùng hình thức tham quan. Với danh nghĩa là nguồn tin, khi giảng dạy ở lớp không nên dùng những vật thật có kích thước quá nhỏ. Nhưng khi tiến hành các công việc thí nghiệm hoặc trong quá trình dạy sản xuất thì có thể sử dụng bất kỳ loài vật thật nào, không phụ thuộc vào khối lượng và kích thước của chúng. Trong trường hợp này, chúng được coi là các phươngtiện để hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Vật thật, nếu được sử dụng như phươngtiện cung cấp thông tin, giúp cho học sinh dễ dàng chuyển tiếp từ hình ảnh cụ thể đến tư duy trừu tượng. Vật thật có thể được quan sát bao lâu tùy ý và từ những góc nhìn khác nhau. Học sinh sẽ có khái niệm đúng đắn về hình dáng, màu sắc và kích thước của vật. Trong mọi trường hợp sử dụng làm việc với vật thật, học sinh phải được sự hướng dẫn của giáo viên hoặc làm việc với phiếu ghi hoặc phiếu công nghệ. Các vật thật được bổ cắt là các phươngtiện được sử dụng khá rộng rãi. Các phươngtiện loại này không những chỉ được chế tạo từ những máy móc, thiết bị cũ mà ngay cả từ máy móc thiết bị mới, hiện đại. Mục đích của việc bổ cắt là làm cho học sinh có thể quan sát được các chi tiết bên trong máy trong kết cấu và hoạt động thực tế. Việc tháo lắp các vật thật trong thực tế giúp cho học sinh khả năng tìm hiểu cấu tạo của chúng và kết cấu giữa các chi tiết. Dạyhọc bằng vật thật có giá trị ở chỗ nó giúp cho việc đào tạo cho học sinh bước vào công việc sản xuất thực tế dễ dàng và làm việc sớm thành thạo. 4.2.2 Mô hình, makét, vật đúc Mô hình là phươngtiệndạyhọc hình khối (3 chiều) phản ánh tính chất, cấu tạo cơ bản của vật thật. Mô hình thường được thay đổi về tỷ lệ so với vật thật. Giá trị sư phạm của mô hình là ở chỗ nó có khả năng truyền đạt lượng tin về sự phân bố và tác động qua lại giữa các bộ phận trong mô hình. Mô hình cần phải phản ánh được những đặc điểm cơ bản của vật thật mà nó thay thế. Một số mô hình phẳng làm bằng vật liệu trong suốt có thể được sử dụng như phươngtiện dùng để chiếu lên màn ảnh. 9 Mô hình thường được sử dụng với danh nghĩa là nguồn thông tin để diễn giải tài liệu và kiểm tra kiến thức. Mô hình không thể dùng để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Trong thực tế quá trình giảng dạy, sử dụng mô hình cũng có hiệu quả tương đương với sử dụng vật thật. Tuy nhiên vì chế tạo mô hình thường rất phức tạp và đắt tiền nên người ta chỉ sử dụng mô hình trong trường hợp không có phươngtiện nào khác để thay thế. Maket khác với mô hình ở chỗ nó không thể truyền thông tin về sự hoạt động của đối tượng nghiên cứu và được chế tạo trước khi có vật thật. Maket chỉ phản ánh cấu trúc bên ngoài của vật thật mà không thể thể hiện nội dung bên trong của nó, do đó về lượng tin thì maket nghèo nàn hơn mô hình nhiều. Về mặt thông tin thì vật đúc khuôn không khác với maket. Nhờ có vật đúc khuôn ta có thể truyền đạt lượng tin về thế giới động vật, về các bộ phận của cơ thể người, về các chi tiết máy . Các phươngtiện thuộc loại này chỉ được sử dụng khi không thể dùng trực tiếp vật thật trong quá trình dạy học. 4.2.3 Máy luyện tập Máy luyện tập là những phươngtiện để hình thành những kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp ban đầu theo chương trình đã được ấn định trước. Máy luyện tập tạo cho học sinh khả năng điều hành chế độ làm việc bình thường của máy, quán sát và điều chỉnh các quá trình đôi khi gặp trong điều kiện sản xuất và sự nguy hiểm có thể xảy ra đối với con người. Làm việc trên máy luyện tập gắn liền với những cơ sở kiến thức lý thuyết chuyên môn và góp phần củng cố kiến thức, phát triển tư duy logic và nâng cao hoạt động giao cảm. Thực tế đã chứng minh rằng những học sinh đã được đào tạo trên máy luyện tập thao tác mau thành thục và có tốc độ làm việc nhanh hơn. Việc áp dụng máy luyện tập trong quá trình dạyhọc cho phép tạo điều kiện tiếp cận sản xuất và thuận lợi trong việc đào tạo học sinh làm việc trên các thiết bị công nghiệp. Máy luyện tập còn cho phép ghi lại nững sai sót của học sinh, nhờ vậy giáo viên có thể quan sát, theo dõi nhiều học sinh cùng một lúc. Ngoài ra, những thiết bị báo lỗi còn giúp cho học sinh tự điều chỉnh các thao tác nhằm đạt được kỹ năng kỹ xảo cao và giáo viên có thể uốn nắn kịp thời những thao tác không đúng của học sinh. Tuy nhiên cần chú ý rằng máy luyện tập không phải là thiết bị vạn năng. Hiệu quả của nó chỉ đạt được khi nào những hoạt động cụ thể nhằm điều khiển máy móc và các thiết bị được mô hình hóa. Máy luyện tập rất cần thiết cho việc đào tạo các nghề đòi hỏi phải thao tác nhiều thời gian trên máy, chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu cao và máy móc thiết bị đắt, quí hiếm hoặc quá trình điều khiển sử dụng máy dễ gây nguy hiểm cho học sinh. 4.3 Các phươngtiện nghe nhìn Các phươngtiện nghe nhìn được đánh giá là các phươngtiệndạyhọc có hiệu quả cao. Sử dụng phươngtiện nghe nhìn trong giờ học tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu bài học 10 [...]... trắc học Thể hiện ở sự phù hợp của các phươngtiệndạyhọc với tiêu chuẩn tâm sinh lý của giáo viên và học sinh, gây được sự hứng thú cho học sinh và thích ứng với công việc sư phạm của thầy và trò Cụ thể là: + Phươngtiệndạyhọc dùng để biểu diễn trước học sinh phải được nhìn rõ ở khoảng cách 8m Các phươngtiệndạyhọc dùng cho cá nhân học sinh không được chiếm nhiều chỗ trên bàn học + Phươngtiện dạy. .. bản + Phươngtiệndạyhọc phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu năng động của học sinh + Các phươngtiệndạyhọc hợp thành một bộ phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục và hình thức trong đó mỗi cái phải có vai trò và chỗ đứng riêng Phương tiệndạyhọc phải thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạyhọc hiện đại và các hình thái tổ chức dạy học. .. cầu đối với các loại phương tiệndạyhọc Trong công việc giảng dạy giáo viên không những chỉ lắp ráp, sử dụng các phương tiệndạyhọc có sẵn mà đôi khi cũng cần phải tự làm lấy các phươngtiện phục vụ cho nhu cầu giảng dạy của mình Do đó, người giáo viên cần phải nắm được các yêu cầu chung và riêng của từng loại phươngtiệndạyhọc Để đánh giá chất lượng của các loại phương tiệndạyhọc ta thường dựa... khoa học sư phạm, tính nhân trắc học, tính thẩm mỹ, tính khoa học kỹ thuật và tính kinh tế 1 Các yêu cầu chung đối với các phương tiệndạyhọc a) Tính khoa học sư phạm Tính khoa học sư phạm là một chỉ tiêu chính về chất lương phươngtiệndạyhọc Chỉ tiêu này đặc trưng cho sự liên hệ giữa mục tiêu đào tạo và giáo dục, nội dung phương pháp dạyhọc với cấu tạo và nội dung của phươngtiện Tính khoa học. .. và học sinh Trang bị tốt cho các lớp học là một việc làm có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả học tập Muốn nâng cao hiệu quả dạyhọc cần phải trang bị tốt cả về phươngtiện dùng trực tiếp để dạyhọc lẫn phươngtiện hỗ trợ, điều khiển cho quá trình dạyhọc Nếu chỉ chú trọng đến một loại thì sẽ khập khiễng và đôi khi sẽ dẫn đến kết quả xấu Vì vậy, muốn sử dụng có hiệu quả các phươngtiệndạy học. .. nghệ thuật + Phươngtiệndạyhọc phải làm cho thầy trò thích thú khi sử dụng, kích thích tình yêu nghề, làm cho học sinh nâng cao cảm thụ chân, thiện, mỹ d) Tính khoa học kỹ thuật Các phươngtiệndạyhọc phải có cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển, chắc chắn, có khối lượng và kích thước phù hợp, công nghệ chế tạo hợp lý và phải áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật mới + Phươngtiệndạyhọc phải được... tuổi thọ và độ vững chắc + Phươngtiệndạyhọc phải được áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất nếu có thể + Phươngtiệndạyhọc phải có kết cấu thuận lợi cho việc chuyên chở và bảo quản e) Tính kinh tế Tính kinh tế là một chỉ tiêu quan trong khi lập luận chứng chế tạo mới hay đưa vào sử dụng các thiết bị dạyhọc mẫu + Nội dung và đặc tính kết cấu của phươngtiệndạyhọc phải được tính toán... của học sinh (hình ảnh, âm thanh, hình ảnh động ) Phươngtiện nghe nhìn có thể được giáo viên sử dụng ở lớp như là một công cụ minh họa làm sáng tỏ nội dung bài họcPhươngtiện nghe nhìn cũng có thể được học sinh sử dụng để tự học (truyền hình dạy học, băng từ, chương trình vi tính ) Phươngtiện nghe nhìn ngày càng được sử dụng rộng rãi trong dạyhọc nhờ chúng có những chức năng quan trọng sau: a) Phương. .. + Phim dạyhọc phải đạt được trình độ của phim nghệ thuật, còn chất lượng ảnh phải theo tiêu chuẩn của ngành điện ảnh + Phim dạyhọc chỉ được dùng khi vấn đề cần trình bày không quá 3-5 phút + Phim dạyhọc là một phươngtiện có hiệu quả cao nhưng đắt tiền, do đó chỉ dùng phim khi không thể thay thế bằng các phươngtiện khác rẻ tiền hơn c2 Truyền hình dạyhọc Các yêu cầu đối với băng hình dạyhọc cũng... Hình thức tư liệu trong phim dạyhọc phải đa dạng (kể chuyện, trình bày bài giảng, kịch, công nghệ và du lịch ) 29 + Khi làm phim phải kết hợp với vật thật, vật mẫu, phươngtiệndạyhọc khác nhau Việc sử dụng kết hợp các phươngtiệndạyhọc sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất + Tài liệu dạyhọc trong phim phải được trình bày theo một trình tự chặt chẽ và theo nhịp độ tiếp thu của học sinh + Phải có sự phù hợp . phương tiện dạy học đó trong thực tiễn dạy học. Chương 1: Các loại phương tiện dạy học và phạm vi sử dụng Định nghĩa phương tiện dạy học Phương tiện dạy. phương tiện dạy học thành hai loại: phương tiện dùng trực tiếp để dạy học và phương tiện dùng để hỗ trợ, điều khiển quá trình dạy học. * Phương tiện dùng