1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

THÁI THƯỢNG HOÀNG Ở VIỆT NAM

2 537 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

THÁI THƯỢNG HOÀNG VIỆT NAM Thái thượng hoàng, hay thái thượng hoàng đế, gọi tắt là thượng hoàng, là ngôi vị mang nghĩa là "vua bề trên" trong triều đình phong kiến. Danh hiệu này chỉ được dùng từ khi nhường ngôi cho đến khi qua đời; sau khi qua đời thì dùng miếu hiệu, thụy hiệu. Khái quát Thông thường, thái thượng hoàng là một hoàng đế đã nhường ngôi cho con trai, cháu trai, hoặc em trai; tuy lui về làm thái thượng hoàng nhưng vẫn giữ quyền lực tối cao, như các vua nhà Trần, Mạc Thái Tổ, Hồ Quý Ly Việt Nam, các vua nhà Tống, Thanh Cao Tông Trung Quốc. Cũng có trường hợp do buộc phải làm thái thượng hoàng, chỉ còn danh vị chứ không còn quyền lực như Đường Huyền Tông Lý Long Cơ (Trung Quốc) hay vua Lê Dụ Tông bị chúa Trịnh Cương ép phải nhường ngôi, Lê Ý Tông bị Trịnh Doanh ép nhường ngôi cho Lê Hiển Tông (Việt Nam). Các vua Đường Cao Tổ Lý Uyên và Đường Duệ Tông Lý Đán tự mình rút lui, giao toàn bộ triều chính cho các con là Đường Thái Tông và Đường Huyền Tông khi các vua mới có thực lực mạnh để cai trị. Trong lịch sử Việt Nam, nhà Trần là triều đại có truyền thống các hoàng đế nhường ngôi khi con trai đã trưởng thành để về làm thái thượng hoàng. Nhà Hồ cũng theo nếp này và đời vua đầu tiên là Hồ Quý Ly thực hiện việc truyền ngôi lên làm thái thượng hoàng, nhưng triều đại không tồn tại lâu nên không kéo dài được nếp truyền nối. Những trường hợp đặc biệt Do thời Lê trung hưng vừa có vua lại vừa có chúa, đã có một giai đoạn những năm 1740, trong triều đình vừa có vua Lê Hiển Tông vừa có thượng hoàng Lê Ý Tông; đồng thời vừa có chúa Trịnh Doanh vừa có thái thượng vương Trịnh Giang. Cũng có trường hợp đặc biệt khi một người chưa bao giờ làm hoàng đế nhưng vì có con trai làm hoàng đế nên cũng được tôn là thái thượng hoàng như Lưu Thái công, cha của Hán Cao Tổ Lưu Bang [1] (Trung Quốc) hay Trần Thừa cha của Thái tông Trần Cảnh [2] (Việt Nam). Thông thường người truyền ngôi cho vua mới trở thành thượng hoàng, nhưng có một trường hợp vua Kim Ai Tông (Hoàn Nhan Thủ Tự) trong hoàn cảnh nguy cấp sắp bị quân Mông Cổ tấn công đến thành trì cuối cùng là Thái châu, biết không cứu vãn được tình thế, đã nhường ngôi cho con là Kim Mạt Đế (Hoàn Nhan Thừa Lân) rồi tự sát vì không muốn bị quân Mông bắt [3] . Tại Việt Nam, trong hoàn cảnh nhà Mạc suy tàn, Mạc Mậu Hợp truyền ngôi cho Mạc Toàn rồi tự mình làm tướng cầm quân mà không xưng thượng hoàng [4] . Khi con làm vua mà cha còn sống thì cha được tôn làm thượng hoàng. Nhưng có một trường hợp cuối đời nhà Thanh, hoàng thân Ái Tân Giác La Tái Thuần (em vua Quang Tự) là cha Tuyên Thống đế Phổ Nghi nhưng đóng vai trò nhiếp chính cho vua nhỏ chứ không làm thái thượng hoàng [5] . Thái thượng hoàng của Việt Nam Tượng vua Trần Thái Tông Ảnh: vinhanonline.com Triều đại Thái thượng hoàng Thời gian ngôi Ghi chú Nhà Lý Sùng Hiền hầu 1129- 1130 Cha của Lý Thần Tông, không rõ tên. Một trong hai Thái thượng hoàng chưa từng làm vua nhưng có con làm vua nên được tôn là thượng hoàng. Nhà Lý Lý Huệ Tông 1224- 1226 Bị Trần Thủ Độ ép nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng lên làm thượng hoàng và đi tu chùa Chân Giáo. Nhà Trần Trần Thái Tổ 1225- 1234 Cha của Trần Thái Tông - vua đầu tiên nhà Trần. Một trong hai Thái thượng hoàng chưa từng làm vua nhưng được tôn làm thượng hoàng do có con làm vua. Nhà Trần Trần Thái Tông 1259- 1277 Thượng hoàng thời Trần Thánh Tông. Nhà Trần Trần Thánh Tông 1278- 1293 Thượng hoàng thời Trần Nhân Tông. Nhà Trần Trần Nhân Tông 1294- 1308 Thượng hoàng thời Trần Anh Tông. Nhà Trần Trần Anh Tông 1308- 1320 Thượng hoàng thời Trần Minh Tông. Nhà Trần Trần Minh Tông 1329- 1357 Thượng hoàng thời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông. Thượng hoàng nắm quyền lâu nhất (29 năm). Nhà Trần Trần Nghệ Tông 1372- 1394 Thượng hoàng thời Trần Duệ Tông, Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông. Thượng hoàng cao tuổi nhất (52 tuổi) và thọ nhất (74 tuổi). Nhà Trần Trần Thuận Tông 1398- 1399 Thượng hoàng thời Trần Thiếu Đế. Thượng hoàng yểu nhất (22 tuổi). Nhà Hồ Hồ Quý Ly 1401- 1407 Thượng hoàng thời Hồ Hán Thương. Nhà Hậu Trần Giản Định Đế 1409 Thượng hoàng thời Trùng Quang Đế. Thượng hoàng nắm quyền ngắn nhất (4 tháng). Nhà Mạc Mạc Thái Tổ 1530- 1541 Thượng hoàng thời Mạc Thái Tông và Mạc Hiến Tông. Nhà Hậu Lê Lê Thần Tông 1643- 1649 Thượng hoàng thời Lê Chân Tông Duy Hưu, sau khi con mất sớm lại làm vua lần thứ hai. Việc này do chúa Trịnhsắp đặt. Nhà Hậu Lê Lê Hy Tông 1705- 1716 Thượng hoàng thời Lê Dụ Tông. Nhà Hậu Lê Lê Dụ Tông 1729- 1731 Thượng hoàng thời Hôn Đức Công Lê Duy Phường. Nhà Hậu Lê Lê Ý Tông 1740- 1758 Thượng hoàng thời Lê Hiển Tông. Thượng hoàng trẻ nhất (22 tuổi). Xem chi tiết tại http://vi.wikipedia.org . THÁI THƯỢNG HOÀNG Ở VIỆT NAM Thái thượng hoàng, hay thái thượng hoàng đế, gọi tắt là thượng hoàng, là ngôi vị mang nghĩa là. không làm thái thượng hoàng [5] . Thái thượng hoàng của Việt Nam Tượng vua Trần Thái Tông Ảnh: vinhanonline.com Triều đại Thái thượng hoàng Thời gian ở ngôi

Ngày đăng: 28/10/2013, 04:11

Xem thêm: THÁI THƯỢNG HOÀNG Ở VIỆT NAM

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w