1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI SINH 10 V2T

7 758 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 370,5 KB

Nội dung

Trường: THPT Võ Trường Toản Lớp: 10A2 Họ tên: Quách Thanh Thiên CU NG ÔN T P THI HKI SINH 10ĐỀ Ơ Ậ PH N LÍ THUY TẦ Ế BÀI 5: PRÔTÊIN 1. Cấu Trúc Của Prôtêin - Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là các Axit amin (có 20 loại Axit amin). - Cấu tạo Axit amin - Prôtêin đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trật tự các Axit amin và các bậc cấu trúc. 1. Cấu trúc bậc 1 - Các Axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit để tạo thành chuỗi pôlipeptit dạng thẳng. - Cấu trúc bậc 1 chính là trình tự sắp xếp đặc thù của Axit amin trong chuỗi pôlipeptit. 2. Cấu trúc bậc 2 - Chuỗi pôlipeptit bậc 1 xoắn α hoặc gấp nếp β. 3. Cấu trúc bậc 3 - Từ cấu trúc bậc 2, chuỗi pôlipeptit xoắn lại tạo cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng. 4. Cấu trúc bậc 4 - Một prôtêin do nhiều chuỗi pôlipeptit liên kết lại.  Thế nào là prôtêin biến tính và khi nào bị biến tính? - Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi (nhiệt độ cao, pH thay đổi,…), cấu trúc không gian ba chiều bị phá hủy  prôtêin biến tính  mất chức năng. 2. Chức Năng Của Prôtêin - Cấu tạo nên tế bào và cơ thể. - Dự trữ Axit amin. - Vận chuyển các chất. - Bảo vệ cơ thể (Các kháng thể). - Thu nhận thông tin. - Xúc tác các phản ứng hóa sinh. BÀI 6: AXIT NUCLÊIC 1. Axit Đêôxiribônuclêic (AND) (C 5 H 10 O 4 ) 1. Cấu Trúc Của ADN - AND cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit. a. Nuclêôtit - Cấu tạo gồm 3 thành phần: + Đường pentôzơ (5 cacbon) + Nhóm photphat 1 + Một trong 4 loại bazơ nitơ(A, T, G, X) - Tên của nuclêôtit được gọi theo tên bazơ nitơ. - Có 4 loại nuclêôtit: A, T, G, X. b. Chuỗi Pôlinuclêôtit - Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste để tạo thành chuỗi pôlinuclêôtit. c. Phân tử AND - Một phân tử AND gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit xoắn lại, song song và ngược chiều. - Các nuclêôtit giữa hai chuỗi liên kết với nhau bằng liên kết hiđro theo nguyên tắc bổ sung: A = T: 2 liên kết hiđrô G X: 3 liên kết hiđrô  Ở tế bào nhân sơ, AND dạng vòng.  Ở tế bào nhân thực, AND dạng thẳng.  Gen: là một đoạn AND mã hóa một sản phẩm nhất định, là một prôtêin hoặc một ARN. 2. Chức Năng ADN - AND mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. 2. Axit Ribônuclêic (ARN) (C 5 H 10 O 5 ) 1. Cấu Trúc Của ARN - Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit. - Có 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X. - Gốm một chuỗi pôlinuclêôtit. - Có 3 loại ARN. 2. Cấu Trúc – Chức Năng ARN mARN (ARN thông tin) tARN(ARN vận chuyển) rARN (ARN ribôxôm) Cấu tạo Mạch thẳng. 3 thùy: + Một thùy mang bộ 3 đối mã. + Một vị trí gắn với Axit amin. + Một số vị trí có liên kết hiđrô tạo xoắn kép. Nhiều vùng, các nuclêôtit liên kết nhau tạo ra vùng xoắn kép cục bộ. Chức năng - Truyền đạt thông tin từ ADN đến ribôxôm. - Làm khuôn tổng hợp prôtêin. - Vận chuyển Axit amin tới ribôxôm. - Cấu tạo nên ribôxôm. BÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ 2 1. Đặc Điểm Chung Của Tế Bào Nhân Sơ - Nhân chưa có màng bao bọc. - Kích thước rất nhỏ: 1-5µm = 1/10 kích thước tế bào nhân thực. - Tế bào chất không có hệ thống nội màng. - Không có các bào quan có màng bao bọc. - Sinh trưởng và sinh sản nhanh. 2. Cấu Tạo Tế Bào Nhân Sơ 1. Thành Tế Bào, Màng Sinh Chất, Lông Và Roi a. Thành tế bào - Cấu tạo từ peptiđôglian.  Vai trò: - Quy định hình dạng tế bào. - Căn cứ vào thuốc nhuộm màu Gram và peptiđôglian phân vi khuẩn làm 2 nhóm: + Vi khuẩn Gram + + Vi khuẩn Gram –  Một số vi khuẩn ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy bảo vệ vi khuẩn b. Màng Sinh Chất - Cấu tạo từ 2 lớp photpholipit và prôtêin. c. Lông (nhung mao) - Giúp vi khuẩn bám vào bề mặt tế bào. d. Roi (tiên mao) - Giúp vi khuẩn di chuyển. 2. Tế Bào Chất - Nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân. - Gồm 2 thành phần chính: + Bào tương + Ribôxôm - Ngoài ra một số vi khuẩn có hạt dự trữ. 3. Vùng Nhân - Chưa có màng bao bọc. - Chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng. - Một số vi khuẩn có nhiều AND dạng vòng nhỏ khác gọi là plasmit. BÀI 8-10: TẾ BÀO NHÂN THỰC 1. Đặc Điểm Chung Của Tế Bào Nhân Sơ 3 - Nhân có màng bao bọc. - Kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ. - Có các bào quan có màng bao bọc và các bào quan không có màng bao bọc. - Tế bào chất có hệ thống nội màng. 2. Các Bào Quan 1. Nhân Tế Bào a. Cấu Trúc - Hình cầu. - Kích thước đường kính 5µm. - Cấu tạo: + Có 2 lớp màng bao bọc, trên màng có nhiều lỗ nhỏ + Dịch nhân chứa chất nhiễm sắc gồm AND và prôtêion + Nhân con b. Chức Năng - Chứa thông tin di truyền là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. 2. Ribôxôm - Là bào quan không có màng bao bọc. - Cấu tạo gồm rARN và prôtêin. - Chức năng: tổng hợp prôtêin. 3. Lưới Nội Chất - Cấu tạo là hệ thống màng bên trong tế bào tạo hệ thống ống và xoan dẹp thông nhau gồm: Lưới nội chất hạt Lưới nội chất trơn Cấu tạo - Có đính các hạt ribôxôm - Nối màng nhân với lưới nội chất trơn - Đính các loại enzim Chức năng - Tổng hợp prôtêin - Tham gia quá trình tổng hợp lipit - Chuyển hóa đường - Phân giải các chất độc hại với cơ thể 4. Bộ Máy Gôngi - Là chồng túi màng dẹp, xếp cạnh nhau nhưng tách biệt nhau. - Chức năng: lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào. 5. Khung Xương Tế Bào - Cấu trúc: hệ thống vi ống, vi sợi, sợi trung gian. - Chức năng: + Là giá đỡ cơ học + Giúp tế bào động vật có hình dạng xác định + Là nơi neo đậu các bào quan + Giúp tế bào di chuyển 6. Màng Sinh Chất (màng tế bào) a. Cấu Trúc - Gồm 2 thành phần chính: photpholipit và protêin. - Cấu trúc theo mô hình khảm-động  hai lớp photpholipit liên kết nhau bằng tương tác kị nước yếu  các phân tử photpholipit di chuyển dễ dàng  màng có tính chất “động”. - Prôtêin có 3 loại: 4 Prôtêin xuyên màng Prôtêin bám màng Colestron + Prôtêin bám màng + Prôtêin xuyên màng + Glicôprôtêin  Prôtêin xen vào lớp photpholipit  màng “khảm”. Ngoài ra còn có colesteron, cacbonhyđrat. b. Chức năng - Trao đổi chất với môi trường có vi khuẩn. - Màng sinh chất có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. - Màng sinh chất có các dấu chuẩn là glicôprôtêin giúp tế bào nhận biết nhau và nhận biết tế bào lạ. 7. Thành Tế Bào - Cấu trúc: xenlulozơ (tế bào thực vật), kitin (nấm). - Chức năng: quy định hình dạng tế bào và bảo vệ tế bào. 8. Chất Nền Ngoại Bào - Cấu trúc: sợi glicôprôtêin + chất vô cơ và hữu cơ. - Chức năng: + Liên kết các tế bào  tạo mô + Giúp tế bào thu nhận thông tin BÀI 11: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT 1. Vận Chuyển Thụ Động 1. Khái niệm - Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất dựa theo nguyên lí khuếch tán (từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp) và không tiêu tốn năng lượng. 2. Các Cách Khuếch Tán - Khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit, các chất không phân cực hoặc có kích thước nhỏ như CO 2 , O 2 . - Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng: các chất phân cực, ion, chất có kích thước lớn. - Nước đi qua màng sinh chất nhờ kênh prôtêin đặc biệt (aquaporin). 3. Các Loại Môi Trường - Môi trường ưu trương: nồng độ chất tan bên ngoài môi trường lớn hơn nồng độ chất tan trong tế bào (Ngoài > Trong) - Môi trường đẳng trương: nồng độ chất tan trong tế bào bằng nồng độ chất tan ngoài môi trường (Ngoài = Trong) - Môi trường nhược trương: nồng độ chất tan bên ngoài môi trường nhỏ hơn nồng độ chất tan trong tế bào (Ngoài < Trong) 5 Glicôprôtêin 2. Vận Chuyển Chủ Động 1. Khái Niệm - Vận chuyển chủ động là vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và cần tiêu tốn năng lượng. 2. Cơ Chế Vận Chuyển Tích Cực - Prôtêin vận chuyển + ATP  Prôtêin biến đổi cấu hình  Prôtêin liên kết với các chất cần vận chuyển  Vận chuyển các chất qua màng. 3. Nhập Bào Và Xuất Bào 1. Nhập Bào - Là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh chất + Thực bào: chất lấy vào là chất rắn + Ẩm bào: chất lấy vào là chất lỏng 2. Xuất Bào - Là phương thức đưa các chất ra khỏi tế bào theo cách ngược với nhập bào PH N CÂU H I & BÀI T PẦ Ỏ Ậ 1. Tại sao chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau? - Mỗi loại thực phẩm chỉ có 1 hoặc 1 số loại prôtêin,mà cơ thể thì cần nhiều loại acid amin khác nhau(trong cơ thể người có khoảng 20 loại acid amin  cần các prôtêin khác nhau mới cung cấp đủ acid amin cho cơ thể)  cần ăn prôtêin từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. - Phân tử protein được cấu tạo từ các acid amin, có 20 acid amin khác nhau trong đó cơ thể chúng ta có thể tổng hợp được 1 số acid amin, các acid amin được gọi là các acid amin thay thế.1 số acid amin mà cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được, các acid amin đó gọi là các acid amin không thay thế, ví dụ như lyzine(trong sữa giành cho trẻ em thường bổ sung lyzine). Vì vậy chúng ta nên ăn nhiều protein từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau, đặc biệt là thực phẩm có nguốn gốc từ thực vật vì thực vật có khả năng tự tổng hợp được tất cả các loại acid amin. 2. Tại sao cũng chỉ có 4 loại nuclêôtit nhưng các sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích thước khác nhau? - Tuy phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit, nhưng do thành phần và trình tự phân bố các nuclêôtit trên phân tử ADN khác nhau mà từ 4 loại nuclêôtit đó có thể tạo nên vô số phân tử ADN khác nhau. Các phân tử ADN đó lại điều khiển sự tổng hợp nên các prôtêin khác nhau quy định các tính trạng rất đa dạng nhưng đặc thù ở các loài sinh vật khác nhau 3. Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho tế bào nhân sơ? - Tế bào nhỏ thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào (màng sinh chất) trên thể tích của tế bào sẽ lớn. Kí hiệu S/V (S là diện tích bề mặt tế bào, V là thể tích tế bào). Tỉ lệ này lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào cùng hình dạng nhưng kích thước lớn hơn. - Ngoài ra, kích thước tế bào nhỏ thì sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi kia trong tế bào cũng diễn ra nhanh hơn dẫn đến tế bào sinh trưởng nhanh và phân chia nhanh. 6 4. Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân tế bào của một loài ếch A, sau đó lấy nhân của tế bào sinh dưỡng của loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm. Ông nhận được các con ếch con từ các tế bào đã được chuyển nhẫn Hãy cho biết các con ếch này có đặc điểm của loài nào? Thí nghiệm này có thể chứng minh điều gì về nhân tế bào? - Kết quả cho thấy con ếch này mang đặc điểm của loài B. Qua thí nghiệm chuyển nhân, chứng tỏ nhân chính là nơi chứa thông tin di truyền của tế bào 5. Tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết các cơ quan “lạ” và đào thải các cơ quan lạ đó? - Vì nhờ có các dấu chuẩn glicôpôtein đặc trưng cho từng loài tế bào, nhờ vậy các tế bào của cùng 1 cơ thể có thể nhận bít nhau và nhận biết các tế bào lạ. 6. Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau? - Khi vâ ̉ y nươ ́ c va ̀ o rau, do nô ̀ ng đô ̣ ca ́ c châ ́ t tan trong tê ́ ba ̀ o rau cao hơn nô ̀ ng đô ̣ ca ́ c châ ́ t tan bên ngoa ̀ i (hay no ́ i ca ́ ch kha ́ c la ̀ thê ́ nươ ́ c trong tê ́ ba ̀ o rau thâ ́ p hơn bên ngoa ̀ i) nên nươ ́ c se ̃ thâ ̉ m thâ ́ u va ̀ o ca ́ c tê ́ ba ̀ o rau  Ca ́ c tê ́ ba ̀ o rau no nươ ́ c nên rau tươi lâu ----------------------------------- GOOD LUCK IN YOUR EXAM!!! 7 . Trường: THPT Võ Trường Toản Lớp: 10A2 Họ tên: Quách Thanh Thiên CU NG ÔN T P THI HKI SINH 10 Ề Ơ Ậ PH N LÍ THUY TẦ Ế BÀI 5: PRÔTÊIN 1. Cấu. 1-5µm = 1 /10 kích thước tế bào nhân thực. - Tế bào chất không có hệ thống nội màng. - Không có các bào quan có màng bao bọc. - Sinh trưởng và sinh sản nhanh.

Ngày đăng: 28/10/2013, 01:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

+ Giúp tế bào động vật có hình dạng xác định + Là nơi neo đậu các bào quan - ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI SINH 10 V2T
i úp tế bào động vật có hình dạng xác định + Là nơi neo đậu các bào quan (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w