CĐ trò chơi toán 3

18 276 0
CĐ trò chơi toán 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm Trường tiểu học Phạm Phú Thứ I- TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ TRÒ CHƠI GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT BẢNG NHÂN CHIA. ll- ĐẶT VẤN ĐỀ - Chương trình toán lớp 3 là một bộ phận của chương trình toán Tiểu học và là sự tiếp tục của chương trình toán lớp 2. Chương trình này kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy toán Lớp 3 ở nước ta. Thực hiện đổi mới về cấu trúc, nội dung để giúp học sinh tăng cường thực hành và ứng dụng kiến thức mới học thuộc bảng nhân chia của chương trình toán Tiểu học, là nền tảng để các em làm được tính, giải được toán ở các lớp sau này. Cùng với lứa tuổi dễ nhớ, mau quên việc học thuộc và nhớ các bảng nhân chia là vấn đề không dễ dàng gì đối với các em. Ở một tiết học chưa đủ mà giáo viên còn phải ôn tập cho học sinh ở tất cả các tiết học luyện tập, các em đã học thuộc bảng nhân tại lớp nhưng hôm sau lại quên hoặc muốn nhớ một phép tính các em phải đọc nhẩm cả bảng nhân - điều này rất tốn thời gian. - Qua nghiên cứu thực trạng của lớp, mặc dù phép nhân chính là phép cộng nhiều số hạng bằng nhau rồi được lập thành bảng, các em hiểu bài rồi học thuộc nhưng các em lại mau quên. - Lí do chọn đề tài : Việc học sinh không nhớ bảng nhân chia làm cho chất lượng bài tập của các em không cao, khiến tôi trăn trở tìm nguyên nhân và nhiều biện pháp khắc phục. Vì vậy tôi áp dụng hình thức “Trò chơi để giúp các em học tốt bảng nhân, chia trong chương trình lớp 3” - Giới hạn đề tài : Đề tài chỉ nghiên cứu một số trò chơi giúp các em học tốt bảng nhân chia chứ không đi sâu vào nghiên cứu phép nhân và phép chía ở toán lớp 3.Nên khi trình bày trò chơi có thể các phép tính không được trình bày chặt chẽ và logic. III- CƠ SỞ LÍ LUẬN Ng ười thực hiện: Lê Thị Huyền Anh Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm Trường tiểu học Phạm Phú Thứ Đối với học sinh tiểu học, chơi cũng là nhu cầu không thể thiếu được. Vì vậy việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học toán là hết sức cần thiết và có ích góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Trò chơi học tập là hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi ,giải trí nhưng có nội dung gắn với bài học, hoạt động học tập của học sinh . Trò chơi học tập có tác dụng giúp học sinh : Thay đổi động hình ,chống mệt mỏi; Tăng cường khả năng thực hành ,vận dụng các kiến thức đã học ;Phát triển hứng thú , tập thói quen tập trung , tính độc lập ,ham hiểu biết và khả năng suy luận . Khi chơi trẻ tưởng tượng , suy ngẫm , thử nghiệm ,lập luận để đạt kết quả mà lại không nghĩ là mình đang học .Sự “khô khan” của giờ học toán do đó sẽ được giảm nhẹ , quá trình học tập diễn ra một cách tự nhiên hơn , hấp dẫn hơn . IV- CƠ SỞ THỰC TIỄN : - Ở lứa tuổi Tiểu học cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển hay nói cụ thể là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện, vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt nhất là hoạt động quá mạnh và ở môi trường thiếu dưỡng khí. - Học sinh Tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng không tập trung cao độ. Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập và phải thường xuyên được luyện tập. - Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh. - Trẻ hiếu động , ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới, song các em chóng chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ . để củng cố khắc sâu kiến thức. -Thực trạng chủ yếu ở học sinh lớp 3B tôi chủ nhiệm tình hình học vẹt bảng nhân chia còn quá cao . V- NỘI DUNG: Từ thực trạng trên của lớp, tôi bắt tay vào nghiên cứu tìm tòi và vận dụng nhiều hình thức trò chơi để giúp các em học tốt bảng nhân, chia trong chương Ng ười thực hiện: Lê Thị Huyền Anh Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm Trường tiểu học Phạm Phú Thứ trình toán Lớp 3, không chỉ áp dụng ở tiết học đó mà còn áp dụng nhiều ở tiết luyện tập khác, sau bài học rồi ở những tiết ôn tập giữa học kì, cuối học kì . cụ thể như sau: 1. Trò chơi”tìm bạn” : Trò chơi này nhằm rèn luyện cho các em kĩ năng tiếp nhận vấn đề một cách nhanh nhẹn rồi đưa ra quyết định lựa chọn đúng. a) Chuẩn bị: -Giáo viên chuẩn bị một số thẻ từ (Kèm phụ lục 1) b)Cách chơi: -Chọn 12 học sinh bất kì, mỗi em cầm một thẻ từ có mang các số hoặc các phép tính. Bốn học sinh mang thẻ số lên trước, 8 em còn lại cầm thẻ và nhẩm xem kết quả của tích là bao nhiêu. Nghe hiệu lệnh các em sẽ chạy lên đứng sau các bạn có kết quả giống mình. +Ví dụ cụ thể như sau: -Sau khi hướng dẫn cách chơi giáo viên gọi học sinh mang thẻ từ số 20,18,24,10 lên bảng. -Nghe hiệu lệnh các em mang thẻ từ còn lại chạy lên tìm vị trí thích hợp của mình 220 ->Nhận xét tuyên dương * Với phép chia ta cũng làm tương tự như phép nhân . Ng ười thực hiện: Lê Thị Huyền Anh Trang 3 20 18 24 10 4x5 2x9 8x3 5x2 2x10 6x3 6x4 10x1 Sáng kiến kinh nghiệm Trường tiểu học Phạm Phú Thứ - Lưu ý khi chơi trò chơi này, không phải tất cả học sinh được chơi mà chỉ một số ít vì thế giáo viên nên chọn tất cả mọi đối tượng học sinh cùng chơi ,điều này tạo hứng thú học tập cho các em ,nhất là với học sinh trung bình và yếu . 2.Trò chơi”vi tính”: Ở trò chơi này đòi hỏi cả lớp đều hoạt động .Việc thuộc và nhớ bảng nhân dễ dàng hơn một bảng chia nên giáo viên thường hướng dẫn học sinh cách suy bảng chia từ bảng nhân . Với trò chơi vi tính áp dụng tốt với những tiết ôn tập bảng chia vì các phép chia trong bảng đều không quá 10. Điều đó các em thể hiện trên ngón tay của mình (trên màn hình vi tính ) a) Chuẩn bị : Đôi tay b)Cách chơi: +Giáo viên nói : Vi tính ,vi tính . +Học sinh trả lời : Nhấp nháy, nhấp nháy . +Giáo viên nói : Bấm máy , bấm máy . +Học sinh trả lời : Số mấy, số mấy . +Giáo viên nói : 24 : 4 +Học sinh đưa 6 ngón tay . ->Giáo viên sẽ kiểm tra học sinh được thể hiện bằng các ngón tay , nhắc nhở những em làm sai ,những em chậm . Tương tự nhiều lần với tất cả các bảng chia 2,3,4,5,6, .giáo viên đọ cho học sinh không theo thứ tự bảng chia nào cả . 3.Trò chơi”ai nhanh nhất”: Trò chơi này kích thích sự nhanh nhẹn của học sinh ,óc phán đoán nhanh đưa ra quyết định đúng . a)Chuẩn bị : - Học sinh: Phấn , bảng con , khăn lau bảng . -Giáo viên : 1 bảng phụ , 1 thư ký ghi kết quả ở bảng phụ . b)Cách chơi: Giáo viên đọc một tích hay một thương , học sinh ghi nhanh kết quả của thương hay tích đó vào bảng con . Em nào ghi xong đưa bảng cô sẽ chọn 5 bạn nhanh nhất để làm người thắng cuộc sau 5 lần chơi ,ai là người thắng nhiều nhất Ng ười thực hiện: Lê Thị Huyền Anh Trang 4 Sáng kiến kinh nghiệm Trường tiểu học Phạm Phú Thứ sẽ đạt được danh hiệu “Người nhanh nhất ”. Ví dụ : + Lần 1 : Giáo viên đọc 27: 3 , học sinh viết 9 Năm học sinh Viễn,Tiến ,Vy ,Thư ,Lộc được chọn . + Lần 2 : Giáo viên đọc 5 x 8 ,học sinh viết 40 Năm học sinh Vy, Huy,Thành Hòa , Minh được chọn. + Lần 3 :Giáo viên đọc 6 x 4 , học sinh viết 24 Năm học sinh Linh ,Quyền,Hằng ,Vy , Ngọc được chọn . + Lần 4 :Giáo viên đọc 36 : 4 ,học sinh viết 9 Năm học sinh Hằng, Trúc ,Vy ,Tiến ,Thư được chọn . + Lần 5 : Giáo viên đọc 35 :5 ,học sinh viết 7 Năm học sinh Hòa ,Nhi ,Trúc ,Vy , Quyền được chọn . ->Sau 5 lần chơi ,thư ký quay bảng phụ ghi kết quả ( kèm phụ lục 2 ) - Giáo viên : Bạn nào đạt danh hiệu : “Người nhanh nhất ” . - Học sinh : Bạn Vy -> Nhận xét tuyên dương . 4.Trò chơi”ghép hoa ”: Ở trò chơi này học sinh sẽ hoạt động theo nhóm ,mỗi nhóm 5 em .Các em sẽ hợp tác nhau để hoàn thành sản phẩm của mình . a) Chuẩn bị : - 3 bộ , mỗi bộ có 5 cánh hoa có viết các tích và thương , nhị hoa có ghi các số 8,9,7 ( kèm phụ lục 3 ) b) Cách chơi : - Giáo viên sẽ đính 3 nhị hoa lên bảng . -Nghe hiệu lệnh , các học sinh trong nhóm lần lượt lên đính các cánh hoa vào nhị sao cho bông hoa đúng loại của mình . Ví dụ : - Ba nhóm thực hiện cụ thể như sau : * Nhóm 1 Tạo bông hoa có nhị bằng 8 : Ng ười thực hiện: Lê Thị Huyền Anh Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm Trường tiểu học Phạm Phú Thứ * Nhóm 2 : Tạo bông hoa có nhị bằng 9 : Ng ười thực hiện: Lê Thị Huyền Anh Trang 6 8 32:4 8x1 40:5 2x424:3 9 45:5 27:336:4 18:2 3x3 Sáng kiến kinh nghiệm Trường tiểu học Phạm Phú Thứ * Nhóm 3 Tạo bông hoa có nhị bằng 7 Nhận xét đánh giá đúng sai và đánh giá cả tính thẩm mĩ của học sinh . 5.Trò chơi”điền số nhanh nhất ”: a) Chuẩn bị : Bảng phụ , bút viết bảng (Kèm phụ lục 4 ) b) Cách chơi : Mỗi nhóm 5 học sinh , chia 2 nhóm . - Giáo viên treo bảng phụ ,các em sẽ tiếp sức điền vào ô trống những số cần thiết sao cho nhanh và đúng . - Sau khi nghe hiệu lệnh các em sẽ điền tiếp sức . - Ví dụ : x x 2 = 18 : 5 = 5 40 : = 10 Ng ười thực hiện: Lê Thị Huyền Anh Trang 7 9 25 4 7 35:5 63 :914: 2 7x1 42:6 Sáng kiến kinh nghiệm Trường tiểu học Phạm Phú Thứ 6 x = 24 27 : 3 = -> Nhận xét tuyên dương . VI - Kết quả thực hiện : Qua 5 trò chơi ở các dạng khác nhau mà tôi đã áp dụng cụ thể trong lớp , sự tiến bộ của học sinh có nhiều điểm nổi bậc . Các em không còn đọc nhẩm lại cả bảng nhân chia khi được hỏi đến mà đã trả lời được , chất lương bài tập mà học sinh làm tính , giải toán có áp dụng bảng nhân chia đã tăng lên , cụ thể qua từng thời điểm như sau : Thời điểm TSHS Số học sinh nhớ Số học sinh quên SL TL SL TL Đầu năm 34 10 29.4% 24 70.6% HKI 34 20 58.8% 14 41.2 % HKII 34 31 91.2% 3 8.8% VII-Kết luận Qua thực tế tiết dạy ,áp dụng một số trò chơi để giúp học sinh lớp 3 học tốt bảng nhân chia đã có kết quả : từ 70.6% nay còn 8.8% số học sinh quên bài . Việc áp dụng nhiều trò chơi trong học toán giúp các em tìm nhanh những điều mà các em đã chứa trong ngăn kéo kiến thức của mình . Chúng ta cần lựa chọn những trò chơi phù họp với bài dạy . Với điều kiện cơ sở vật chất của lớp , với sự hợp tác chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh thì hiệu quả trò chơi mới cao . Trên đây là đề tài mới ,tôi đã áp dụng có hiệu quả ở lớp 3B .Rất mong được sự góp ý của các thầy cô để đề tài đạt kết quả cao hơn . VIII- Đề nghị : Để tổ chức tốt trò chơi chúng ta cần : Ng ười thực hiện: Lê Thị Huyền Anh Trang 8 9 4 Sáng kiến kinh nghiệm Trường tiểu học Phạm Phú Thứ - Đối với giáo viên : + Khi soạn giáo án cần có phần chuẩn bị thật chu đáo . + Lúc triển khai trò chơi phải nêu rõ tên trò chơi ,cách chơi và thời gian tham gia trò chơi đó . Điện Phương , ngày 20 tháng 3 năm 2010 Người thực hiện Lê Thị Huyền Anh Ng ười thực hiện: Lê Thị Huyền Anh Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm Trường tiểu học Phạm Phú Thứ IX – Phụ lục Ng ười thực hiện: Lê Thị Huyền Anh Trang 10 [...]... nghiệm Trường tiểu học Phạm Phú Thứ Phụ lục 1 Thẻ từ ở trò chơi “ Tìm bạn ” Phụ lục 2 Bảng ghi kết quả ở trò chơi “ Ai nhanh nhất ” Họ và tên 1 Người thực hiện: Lê Thị Huyền Anh Số lần chơi 2 3 4 5 Trang11 Sáng kiến kinh nghiệm Trường tiểu học Phạm Phú Thứ Phụ lục 3 Hoa ở trò chơi “ ghép hoa” 9 8 7 3x3 40:5 14:2 45:5 24 :3 42 :6 36 :4 32 :4 7x1 27 :3 8x1 35 :5 Người thực hiện: Lê Thị Huyền Anh Trang12 Sáng... kinh nghiệm Trường tiểu học Phạm Phú Thứ 18 :2 2x4 63 : 9 Phụ lục 4 Bảng phụ lục trò chơi : “Điền số nhanh nhất ” X 2 = 18 : 5 = 5 10 40 : = 6 x = 27 : 3 Người thực hiện: Lê Thị Huyền Anh 24 = Trang 13 Sáng kiến kinh nghiệm Trường tiểu học Phạm Phú Thứ X-TÀI LIỆU THAM KHẢO 1-Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Ngô Trần Ái –Sách Toán 3 , Toán giáo viên 3 –Nhà xuất bản giáo dục –năm 2004 2-Chủ tịch HĐQT kiêm... xuất bản giáo dục –năm 2004 2-Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Ngô Trần Ái –Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở TH –Nhà xuất bản giáo dục – năm 2009 3- Đỗ Tiến Đạt ,Trần Ngọc Lan, Phạm Thanh Tâm -100 trò chơi học toán – Nhà xuất bản giáo dục – năm 2002 Người thực hiện: Lê Thị Huyền Anh Trang14 Sáng kiến kinh nghiệm Trường tiểu học Phạm Phú Thứ XI-PHIẾU ĐÁNH GIÁ ,XẾP LOẠI SKKN :... Xếp loại : 3. HĐKH Phòng : Người thực hiện: Lê Thị Huyền Anh Trang15 Sáng kiến kinh nghiệm Trường tiểu học Phạm Phú Thứ ... sở thực tiễn Trang 2 V.Nộị dung Trang 2-8 VI.Kết quả thực hiện Trang 8 VII.Kết luận .Trang8 VIII.Đề nghị Trang 8,9 IX.Phần phụ lục Trang 10- 13 X.Tài liệu tham khảo Trang 14 XI.Phiếu đánh giá ,xếp loại SKKN Trang 15 Người thực hiện: Lê Thị Huyền Anh Trang17 Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Lê Thị Huyền Anh Trường tiểu học . Thứ Phụ lục 3 Hoa ở trò chơi “ ghép hoa” Ng ười thực hiện: Lê Thị Huyền Anh Trang 12 9 78 3x3 40:5 14:2 45:5 24 :3 42 :6 36 :4 32 :4 7x1 27 :3 8x1 35 :5 Sáng. đáo . + Lúc triển khai trò chơi phải nêu rõ tên trò chơi ,cách chơi và thời gian tham gia trò chơi đó . Điện Phương , ngày 20 tháng 3 năm 2010 Người thực

Ngày đăng: 28/10/2013, 00:11

Hình ảnh liên quan

20,18,24,10 lên bảng. - CĐ trò chơi toán 3

20.

18,24,10 lên bảng Xem tại trang 3 của tài liệu.
a)Chuẩn bị: Bảng phụ , bút viết bảng (Kèm phụ lục ) b) Cách chơi : Mỗi nhóm 5 học sinh , chia 2 nhóm  - CĐ trò chơi toán 3

a.

Chuẩn bị: Bảng phụ , bút viết bảng (Kèm phụ lục ) b) Cách chơi : Mỗi nhóm 5 học sinh , chia 2 nhóm Xem tại trang 7 của tài liệu.
- Giáo viên treo bảng phụ ,các em sẽ tiếp sức điền vào ô trống những số cần thiết sao cho nhanh và đúng . - CĐ trò chơi toán 3

i.

áo viên treo bảng phụ ,các em sẽ tiếp sức điền vào ô trống những số cần thiết sao cho nhanh và đúng Xem tại trang 7 của tài liệu.
Bảng ghi kết quả ở trò chơi “ Ai nhanh nhất” Họ và tên                     Số lần chơi  - CĐ trò chơi toán 3

Bảng ghi.

kết quả ở trò chơi “ Ai nhanh nhất” Họ và tên Số lần chơi Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng phụ lục trò chơi: “Điền số nhanh nhất”                                                           X     2      =     18 - CĐ trò chơi toán 3

Bảng ph.

ụ lục trò chơi: “Điền số nhanh nhất” X 2 = 18 Xem tại trang 13 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan