1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO VỀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH CAO BẰNG

10 509 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

BÁO CÁO VỀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH CAO BẰNG

MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………. 2 BÁO CÁO VỀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH CAO BẰNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 1.1 Địa lý ………………………………………………………………………… 2 1.2 Các đơn vị hành chính ……………………………………………………… 2 1.3 Dân số và các dân tộc thiểu số ……………………………………………… 2 2. NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN 2.1 Địa hình …………………………………………………………………… . 3 2.2 Khí hậu ……………………………………………………………………… 4 2.3 Thổ nhưỡng ………………………………………………………………… . 5 2.4 Sông ngòi …………………………………………………………………… 6 2.5 Du lịch ……………………………………………………………………… . 7 2.6 Tài nguyên thiên nhiên ……………………………………………………… 7 2.7 Môi trường ……………………………………………………………………. 8 TỔNG KẾT BÁO CÁO Thế mạnh …………………………………………………………………………. 9 Hạn chế …………………………………………………………………………… 9 Các giải pháp …………………………………………………………………… . 10 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Vị trí địa lý 1.1 Địa lý ao Bằngtỉnh biên giới, nằm ở vùng đông bắc Việt Nam. Hai mặt bắc và đông bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài trên 322 km. Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. C Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.707,86 km vuông, là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600 m đến 1.300 m so với mực nước biển. Trên 90% diện tích toàn tỉnh là rừng và núi. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm. 1.2 Các đơn vị hành chính Cao Bằng có 13 huyện, thị xã với 189 xã, phường, thị trấn. Thị xã Cao Bằng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh. Các huyện bao gồm: Hòa An, Quảng Uyên, Phục Hòa, Trà Lĩnh, Thạch An, Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Trùng Khánh, Hạ Lang, Thông Nông, Hà Quảng. 1.3 Dân số và thành phần dân tộc Thành phần các dân tộc thiểu số của tỉnh gồm : Tày (chiếm41,0 %), Nùng (31,1 %), H'Mông (10,1 %),Dao (10,1 %), Kinh (5,8 %), Sán Chay (1,4 %) .Có 11 dân tộc có dân số trên 50 người Dân số toàn tỉnh là 507.183 người (theo điều tra dân số ngày 01/10/2009). Dân số trung bình năm 2009 là 510.884 người. Chính những ưu đãi do thiên nhiên ban tặng nên Cao Bằng là nơi có nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội vì vậy đang được Đảng và Nhà Nước quan tâm và đầu đưa Cao Bằng từ một tỉnh miền núi nghèo lên một tỉnh có kinh tế mạnh. 2. Nguồn lực về tự nhiên 2.1 Địa hình Tỉnh Cao Bằng có địa hình khá phức tạp, được thể hiện trên 3 miền địa hình chủ yếu: Miền địa hình Karsto : Chiếm hầu hết diện tích các huyện miền đông của tỉnh (Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Hoà, Hà Quảng, Thông Nông). Địa hình miền này rất phức tạp, gồm các hệ thống dãy núi đá vôi phân cách mãnh liệt với các đỉnh nhọn dạng tai mèo, gồ ghề lởm chởm cao thấp khác nhau, hang hốc tự nhiên nhiều. Các dãy núi đá vôi có phương kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam. Xen kẽ các dãy núi là thung lũng hẹp với nhiều hình, nhiều vẻ khác nhau. Miền địa hình núi cao: Chủ yếu phân bố ở các huyện miền tây của tỉnh (Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thạch An) và một phần diện tích phía nam huyện Hoà An. Miền địa hình núi cao có hai hệ thống núi quan trọng là hệ thống núi cao Bảo Lạc – Nguyên Bình và Ngân Sơn – Thạch An. Hệ thống núi cao Bảo Lạc - Nguyên Bình gồm nhiều dãy núi cao kéo dài từ phía tây nam huyện Bảo Lạc qua phần diện tích phía tây nam huyện Nguyên Bình, với các đỉnh cao tiêu biểu là Phja Dạ (1.980 m so với mực nước biển), Phja Đén (1.428 m) và Phja Oắc (1.931 m). Hệ thống núi cao Ngân Sơn - Thạch Angồm các hệ thống núi xếp theo dãy, kéo dài từ phía bắc - tây bắc huyện Ngân Sơn (Bắc Cạn) qua thị trấn Ngân Sơn, Bằng Khẩu, qua phần diện tích phía tây - tây bắc huyện Thạch An rồi vượt sang phía tây - tây nam tỉnh Lạng Sơn, với các đỉnh cao tiêu biểu là Pù Tang Lam (1.639 m so với mặt nước biển) và Khau Pàu (1.188m). Miền địa hình núi thấp thung lũng: Xen kẽ giữa các hệ thống núi cao là các vùng núi thấp, thung lũng với nhiều kích thước và hình thái khác nhau. Các thung lũng lớn có Hoà An, Nguyên Bình, Thạch An, thung lũng sông Bắc Vọng. Trong đó, thung lũng Hoà An được coi như vựa lúa của tỉnh, nằm trùng với phần phía bắc của lòng máng Cao Lạng. Trong khu vực thung lũng này có các mỏ khoáng sản (sắt, phốt-pho-rít) tập trung với trữ lượng và chất lượng rất cao, dễ tìm kiếm và khai thác. Ngoài ra, các thung lũng khác cũng chứa nhiều khoáng sản quý. Nhờ có địa hình đa dạng như vậy mà Cao Bằng là nơi có tiềm lực để phát triển một số ngành mũi nhọn như du lịch,khai thác khoáng sản,chăn nuôi…Một số điểm du lịch như Thác Bản Giốc (Trùng Khánh), Hang Pác Bó (Hà Quảng) , Hồ Thăng Hen ( Trà Lĩnh )… Về khoáng sản : Thiếc (TĩnhTúc),Vàng,Măng-Gan, Quặng , .Trồng trọt : Chè ĐắngMía,ThuốcLá… 2.2 Khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Có tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới. Đặc điểm này đã tạo cho Cao Bằng những lợi thế để hình thành các vùng sản xuất cây, còn phong phú đa dạng, trong đó có những cây đặc sản như dẻ hạt, hồng không hạt, đậu tương có hàm lượng đạm cao, thuốc lá, chè đắng… mà nhiều nơi khác không có điều kiện phát triển.Cao Bằng có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa : Bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9 hằng năm, khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa đông nam, một phần nhỏ của gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc. Nhiệt độ trung bình vào mùa mưa là 20 - 240C, nhiệt độ cao nhất lên đến 40 - 420C vào các tháng 6, 7, 8. Trong mùa mưa, lượng mưa trung bình vào khoảng 200 - 250 mm, cao nhất lên đến 800 - 850 mm. Mùa khô : Bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa này khí hậu chuyển từ mát mẻ (nửa đầu mùa khô) sang giá lạnh (nửa cuối mùa khô), hay có sương mù, có vùng còn xuất hiện sương muối. Gió mùa đông bắc thường xuyên thổi đến gây khô và rét. Nhiệt độ trung bình mùa khô vào khoảng 8 - 150C, nhiệt độ thấp nhất xuống đến 3 - 50C. Vào mùa khô, lượng mưa trung bình chỉ khoảng 20 - 40 mm, thấp nhất là 10 - 20 mm. Nhờ có lượng mưa cao và địa hình thuận lợi đã giúp cho việc tế tiêu ở một số huyện thuân lợi, đã đưa nhà máy thủy điện Suối Củn đi vào hoạt động …nhưng chính vì vậy cũng khiến Cao Bằngtỉnh xảy ra nhiều vụ xạt lở đất nghiêm trọng,lũ lụt và các vụ tai nạn trên các Đèo do sương mù dày đặc 2.3 Thổ nhưỡng Đất đai của Cao Bằng được chia làm 3 nhóm đất chính với 24 loại đất khác nhau. Nhóm đất núi : Do địa hình dốc, rừng bị tàn phá nhiều nên tầng dày cấp III (<50 cm) chiếm 41,83%, diện tích tầng dày cấp I (>120 cm) chiếm 25,5%, diện tích tầng dày, trung bình (50 - 120 cm) chiếm 32,81%. Diện tích sử dụng cho nông nghiệp của nhóm này chỉ chiếm khoảng 5,95% so với cả nhóm.Nhóm này phân bố ở độ cao >= 900m, đặc trưng cho địa hình núi, có quá trình pheralit yếu, quá trình tích luỹ mùn mạnh hơn. Trong nhóm đất này có 5 loại đá mẹ chính.Đặc điểm nổi bật của nhóm đất này là thường ở địa hình dốc, diện tích có độ dốc cấp VI (>250) chiếm 90,51%, diện tích có độ dốc cấp V chiếm 0,21%, cấp IV chiếm 1,96%, cấp III chiếm 0,31%. Nhóm đất đồi : Đặc điểm của loại đất này là phát triển trên vùng đồi, núi thấp hoặc địa hình lượn sóng. Đất có quá trình tích luỹ Fe, Al (sắt, nhôm) có màu đỏ hoặc vàng. Mức tích luỹ này tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình và lớp phủ thực vật. Địa hình phần lớn bị chia cắt mạnh, sườn dốc.Đất có độ dốc cấp VI chiếm 80% diện tích cả nhóm; độ dốc cấp V chiếm 11,56%; độ dốc cấp III và cấp II chỉ chiếm 3,88%.Tầng dày cấp I (>120 cm) chiếm 41,2% so với cả nhóm. Tầng dày cấp II (50 - 120 cm) chiếm 31,5% so với cả nhóm. Tầng dày cấp III (< 50 cm) chiếm 27,3% so với cả nhóm.Đất đỏ vàng Cao Bằng chủ yếu phát triển trên các loại đá mẹ: macma, siêu kiềm, macma kiềm chiếm diện tích lớn: 47,39%; sau đó là nhóm đất phát triển trên đá biến chất (phơrit, gnai, mica) chiếm 31,23%.Vì vậy xét về mặt tổng thể, đất đai Cao Bằng có nhiều mặt ưu thế: Đa số đất có tầng dày. Nhưng do địa hình bị chia cắt mạnh nên đất có sườn dốc lớn. Điều đó làm hạn chế đến sử dụng đất trong nông nghiệp. Nhóm đất bằng - thung lũng hẹp : Đồi núi Cao Bằng thấp dần từ bắc xuống nam và chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Địa thế hiểm trở, mức độ chia cắt mạnh, núi đá vôi chạy vòng cung dọc biên giới Việt - Trung, từ Bảo lạc đến Thạch An. Cao Bằng không có cánh đồng rộng mà chỉ có thung lũng nhỏ nằm xen kẽ những vùng núi hoặc lòng máng ven các con sông tạo thành những dải phù sa nhỏ bé. Diện tích nhóm đất này chiếm khoảng 4,67% so với tổng diện tích điều tra. Trong đó bao gồm nhóm đất phù sa (Phù sa được bồi và phù sa không được bồi, phù sa bị glây, phù sa có sản phẩm pheralit Nhóm này nhìn chung có thành phần cơ giới nhẹ. Nhóm đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (F1) đa số có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng.Do địa hình dốc, bậc thang, tầng mặt bị rửa trôi sét nên đất có nhẹ đi đôi chút, nhưng tầng sâu thành phần cơ giới thường từ trung bình đến nặng. Đất thung lũng dốc tụ đa số có thành phần cơ giới trung bình, tầng tích tụ thành phần cơ giới nặng hơn.Đất tích cácbonnat ở các thung lũng đá vôi hoặc ở địa hình trũng bị ảnh hưởng mạch nước chứa cacbonnat, đất thường có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng,càng xuống dưới càng nặng hơn. Đặc điểm thành phần cơ giới có lớp đáy từ trung bình đến nặng là một ưu điểm lớn của quá trình canh tác ở Cao Bằng, đất có nền vững chắc tạo điều kiện cho quá trình giữ nước và phân bón cho cây trồng. 2.4 Sông ngòi Với một đặc điểm tự nhiên đồi núi phong phú, đa dạng, chiếm hơn 90% diện tích của tỉnh, nên mạng lưới sông, suối, hồ tự nhiên khá nhiều, song phân bố không đều. Hệ thống các con sông chảy theo hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và Bắc – Nam. Lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa, mùa mưa thì dòng chảy lớn, mùa cạn thì dòng chảy thấp. Gồm 3 hệ thống sông chính là: Bằng Giang, Quây Sơn, Sông Gâm, Bắc Vọng. Hệ thống các con sông của Tỉnh Cao Bằng đều nhỏ, nhiều thác ghềnh, khả năng phát triển giao thông đường thủy hạn chế, song có khả năng phát triển thủy điện, là nguồn tài nguyên cung cấp nước sinh hoạt, cho sản xuất nông nghiệp rất dồi dào.Hệ thống các con suối có hàng ngàn con, là phụ lưu của các hệ thống sông của tỉnh, phân bố dày đặc, là tài nguyên quý giá trong đời sống sản xuất của đồng bào các dân tộc ở các vùng thượng lưu, rẻo cao, biên giơi. Tuy nhiên dòng chảy nhỏ thấp, mùa khô có nhiều con suối bị cạn kiệt, mùa mưa lũ thì nước đổ về sối sả gây tác hại cho sản xuất và đời sống nhân dân. Chế độ thủy văn thất thường này luôn là sự quan tâm thường trực của các cấp, các ngành và nhân dân tỉnh Cao Bằng. 2.5 Du lịch Cao Bằng có núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ, nguyên sinh. Khu vực thác Bản Giốc là một thắng cảnh đẹp. Thác nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn, thuộc xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh. Động Ngườm Ngao (hang hổ), thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh là thế giới của nhũ đá thiên nhiên gồm hàng nghìn hình khối khác nhau, có cái như đụn gạo, đụn vàng, đụn bạc,hình voi, rồng, hổ báo, mây trời, cây cối, hoa lá, chim muông v.v. Ngoài ra phải kể đến hồ núi Thang Hen ở huyện Trà Lĩnh. ( Thác Bản Giốc ) Cao Bằng là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, là nơi cội nguồn của cách mạng Việt Nam. Tiêu biểu như khu di tích lịch sử cách mạng Pác Bó, thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân về nước, sống và làm việc, lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập cho dân tộc từ năm 1941 đến 1945. Khu di tích Kim Đồng được xây dựng gồm có mộ anh Kim Đồng và tượng đài khang trang tại chân Rặng núi đá cao đồ sộ, tượng đài anh Kim Đồng với bộ quần áo nùng và tay nâng cao con chim bồ câu đưa thư, trước tượng đài có 14 bậc đá và 14 cây lát vươn cao xanh ngắt. Nơi đây có một khoảng sân rộng, hàng năm thiếu niên và Nhi đồng của tỉnh Cao Bằng, cả nước thường tụ hội tại đây cắm trại, vui chơi ca hát. Khu di tích lịch sử Rừng Trần Hưng Đạo, nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam 2.6 Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên khoáng sản: Cao Bằngnguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú, thuận lợi cho các ngành công nghiệp phát triển, đi đầu là ngành khai thác và chế biến khoáng sản.Cao Bằng có 142 mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản khác nhau. Trong đó quặng sắt có trữ lượng 50 – 60 triệu tấn, mangan có 6 – 7 triệu tấn, bauxit (nhôm) khoảng 200 triệu tấn, ngoài ra còn có vàng, thiếc, vonfram, chì, kẽm, uran, antimon và các loại nguyên vật liệu phục vụ cho các ngành phân bón, gốm, sứ, vật liệu xây dựng… Tài nguyên rừng: Cao Bằng có 291.340,22 ha rừng và đất rừng với độ che phủ trên 60%,có nhiều chủng loại cây quý hiếm của rừng nhiệt đới như: ngũ gia bì gai, mã đầu linh, đinh, lát, nghiến, re hương, đẳng sâm…; và 58 loài động vật rừng, trong đó có 44 loài động vật quý hiếm, nhiều loài đã có tên trong sách đỏ Việt Nam: vượn đen, hổ, gấu, nai, sơn dương, hương xạ, gà lôi, trĩ đỏ, kỳ đà… Khoanh nuôi và bảo vệ là chủ yếu, trồng rừng mới ở khu vực đầu nguồn, vùng phòng hộ xung yếu, vùng gần đường giao thông. Sử dụng hiệu quả diện tích đất trống đồi trọc, hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật trong dân, kết hợp trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi. Tập trung trồng trúc dọc quốc lộ 34 thuộc huyện Nguyên Bình và Bảo Lạc, trồng cây thông lấy nhựa dọc quốc lộ số 3. Thực hiện tốt chương trình trồng rừng quốc gia tập trung tại các huyện như: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình. Ngoài những nguồn lực về tự nhiên rất đa dạng thì lãnh đạo và toàn thể nhân dân của tỉnh cũng đang rất quan tâm đến vấn đề môi trường tỉnh đã và đang đề ra những giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường 2.7 Môi trường Đa số diện tích Cao Bằng được che phủ bởi rừng vì thế không khí khá trong sạch ở các vùng nông thôn, các khu dân cư và ở trung tâm thị xã. Tuy nhiên do sản lượng quặng lớn cùng với sự khai thác bừa bãi và quản lý không nghiêm ngặt, các tuyến đường chính của Cao Bằng có mức độ ô nhiễm bụi cao. Nguồn nước sông đang bị ô nhiễm khá nặng do ý thức vứt rác bữa bãi của người dân cùng với ngành công nghiệp khai khoáng và khai thác cát đã làm cho các dòng sông ở đây bị ô nhiễm thu hẹp dòng chảy, hệ sinh thái bị ảnh hưởng. Đặc biệt ở các khu vực chợ và khu dân cư, nước sông có hiện tượng bốc mùi hôi thối. Các phương tiện giao thông trong tỉnh chủ yếu là xe máy, phương tiện ít làm cho mức tiêu thụ nhiên liệu không cao, Cao Bằng không bị ô nhiểm bởi các khí thải nhà kính và nhiều khí độc khác. Tuy nhiên, so với các địa phương khác của Việt Nam, Cao Bằng là một trong những tỉnh có khí hậu trong lành và ít ô nhiễm nhất Chính nhờ những ưu đãi từ thiên ban cho mà tỉnh Cao Bằng đã có được những thế mạnh để phát triển kinh tế của địa phương nhưng cùng với những thế mạnh đó tỉnh cũng đang gặp phải rất nhiều những khó khăn trong quá trình phát triển do đặc thù là một tỉnh miền núi trình độ dân trí chưa cao TỔNG KẾT BÁO CÁO Thế mạnh của Cao Bằng + Tận dụng lợi thế tiềm năng đất đai, khí hậu, khoáng sản để hình thành, phát triển các vùng chuyên canh tập trung, những khu công nghiệp để chế biến sâu khoáng sản. + Hệ thống sông ngòi nhiều thuận lợi phát triển việc tế tiêu , các nhà máy thủy điện công suất nhỏ + Có vị trí địa lí đặc biệt, mạng lưới giao thông vận tải được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong tỉnh và xây dựng nền kinh tế mở. + Có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng đa dạng hoá cơ cấu kinh tế, với những thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển du lịch + Diện tích rộng, có nhiều loại đất, khí hậu với một mùa đông lạnh thích hợp với việc phát triển các cây công nghiệp ưa lạnh nhất là chè, cây dược liệu, rau quả ôn đới, cận nhiệt. Hạn chế của Cao Bằng + Rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông. + Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản chưa cân xứng với thế mạnh của vùng + Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đạt kế hoạch và thấp so với tiềm năng + Chất lượng tăng trưởng còn thấp + Quy mô sản xuất, kinh doanh còn nhỏ + Kết cấu hạ tầng đã được cải thiện nhưng còn thiếu và yếu, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, tâm lý trông chờ ỷ lại vào chính sách Nhà nước của một bộ phận nhân dân vẫn còn tồn tại + Một số vấn đề xã hội bức xúc như: buôn bán, nghiện hút ma túy, tái trồng cây thuốc phiện, mê tín dị đoan, truyền đạo trái phép, di dân tự do . còn diễn biến phức tạp. + Tiến độ một số công trình, dự án chậm, một số dự án hồ sơ thủ tục chưa đầy đủ, việc thanh toán, hoàn ứng chậm + Trình độ dân trí thấp, đời sống của người dân vẫn chưa cao Các giải pháp + Tập trung hỗ trợ phát triển chăn nuôi, sản xuất thông qua việc áp dụng khoa học - kỹ thuật, chủ động nước tưới để thâm canh năng suất cây trồng và vật nuôi nhằm bảo đảm an ninh lương thực cấp hộ gia đình + Tập trung vào việc khai thác các thế mạnh của địa phương như phát triển khai thác khoáng sản, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái, làng nghề truyền thống + Tập trung xây dựng năng lực chuyên môn và quản lý cho đội ngũ cán bộ cơ sở; tiến tới giảm dần việc hỗ trợ trực tiếp cho người dân, động viên khích lệ người dân tự vươn lên, khắc phục dần tâm lý trông chờ ỷ lại + Thực hiện các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, lập các dự án ưu tiên đầu tư, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện xúc tiến đầu tư. Tăng cường giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, các nhà thầu đẩy mạnh sản xuất,kinh doanh, nhất là về thủ tục hành chính và nguồn vốn. Đẩy mạnh xúc tiếnthương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích tiêu thụ và sử dụng hàng hóa sản xuất tại địa phương + Tạo điều kiện cho các học sinh sinh viên tham gia vào xây dựng quê hương sau khi ra trường + Tập trung khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hợp lí tránh lãng phí + Tuyên truyền cho người dân tự ý thức về việc phải bắt tay vào phát triển kinh tế của địa phương + Tạo điều kiện về cơ sở vật chất , hỗ trợ để các con em vùng dân tộc thiểu số có điều kiện được đi học + Ngoài ra, cần tuyên truyền cho tất cả mọi người sống trong tỉnh chung tay vào việc bảo vệ môi trường địa phương . MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………. 2 BÁO CÁO VỀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH CAO BẰNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 1.1 Địa lý …………………………………………………………………………. ban tặng nên Cao Bằng là nơi có nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội vì vậy đang được Đảng và Nhà Nước quan tâm và đầu tư đưa Cao Bằng từ một tỉnh miền

Ngày đăng: 27/10/2013, 22:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tỉnh Cao Bằng có địa hình khá phức tạp, được thể hiện trên 3 miền địa hình chủ yếu: - BÁO CÁO VỀ  NGUỒN LỰC  PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH CAO BẰNG
nh Cao Bằng có địa hình khá phức tạp, được thể hiện trên 3 miền địa hình chủ yếu: (Trang 3)
Miền địa hình núi thấp thung lũng: Xen kẽ giữa các hệ thống núi cao là các vùng núi thấp, thung lũng với nhiều kích thước và hình thái khác nhau - BÁO CÁO VỀ  NGUỒN LỰC  PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH CAO BẰNG
i ền địa hình núi thấp thung lũng: Xen kẽ giữa các hệ thống núi cao là các vùng núi thấp, thung lũng với nhiều kích thước và hình thái khác nhau (Trang 4)
Nhờ có lượng mưa cao và địa hình thuận lợi đã giúp cho việc tế tiêu ở một số huyện thuân lợi, đã đưa nhà máy thủy điện Suối Củn đi vào hoạt động …nhưng chính vì vậy cũng khiến  Cao Bằng là tỉnh xảy ra nhiều vụ xạt lở đất nghiêm trọng,lũ lụt và các vụ tai  - BÁO CÁO VỀ  NGUỒN LỰC  PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH CAO BẰNG
h ờ có lượng mưa cao và địa hình thuận lợi đã giúp cho việc tế tiêu ở một số huyện thuân lợi, đã đưa nhà máy thủy điện Suối Củn đi vào hoạt động …nhưng chính vì vậy cũng khiến Cao Bằng là tỉnh xảy ra nhiều vụ xạt lở đất nghiêm trọng,lũ lụt và các vụ tai (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w